(Tiểu luận) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định sử dụng tik tok của người cóđộ tuổi từ 15 25

22 0 0
(Tiểu luận) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định sử dụng tik tok của người cóđộ tuổi từ 15 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LHP: 22C1STA50800513

Các thành viên trong nhóm:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA TOÁN – THỐNG KÊ

BÀI DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANHGVHD: Nguyễn Văn Trãi NHÓM TK15

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TIK TOK CỦA NGƯỜI CÓ

ĐỘ TUỔI TỪ 15-25.LHP: 22C1STA50800513

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHSỬ DỤNG TIK TOK CỦA NGƯỜI CÓ ĐỘ TUỔI TỪ 15-25.

Trang 2

Họ và tên:Mã số sinh viên:

Nguyễn Hoàng Thanh Phi 31221026470

Trang 3

1 Tóm tắt

Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ trong việc sử dụng mạng xã hội dưới sự tác động của đại dịch Covid-19 Vì thế, các trang mạng xã hội ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của người trẻ (độ tuổi từ 16 đến 25) Và để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao đó, các trang mạng xã hội phải không ngừng phát triển, thực hiện những sáng kiến mới mẻ, táo bạo, cùng cung cấp cho người dùng một kho tàng tri thức, giải trí đủ lớn, như thế mới có thể thỏa mãn được cơn khát tinh thần của người dùng Mặc dù là một mạng xã hội “sinh sau đẻ muộn”, nhưng TikTok đã làm khá tốt vai trò của mình và dẫn đầu về tốc độ phát triển mạng xã hội hiện nay.

TikTok nổi lên như một hiện tượng với những video ngắn chỉ từ 15 giây đến 1 phút, cho phép người dùng có thể thỏa sức sáng tạo nhiều nội dung khác nhau Trên nền tảng TikTok những người sáng tạo nội dung có thể dựa vào những video mình đã tạo để tăng thêm nguồn thu nhập cho bản thân; mặt khác những người xem thể học tập, tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà không cần phải dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu

Và câu hỏi, chúng em muốn đặt ra rằng: Liệu người trẻ (độ tuổi từ 16 đến 25) căn cứ vào những yếu tố, khía cạnh nào mà quyết định tham gia vào mạng xã hội TikTok? Có phải là vì lý do học tập, vì yếu tố giải trí hay bởi khía cạnh kiếm thêm thu nhập?

Và dự án chúng em thực hiện dưới đây là nhằm để trả lời cho những thắc mắc

trên: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG TIKTOK CỦA NGƯỜI TRẺ (ĐỘ TUỔI TỪ 16-25) Từ đó, giúp

mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về mạng xã hội TikTok và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho riêng mình khi quyết định bước chân vào một thế giới ảo đầy sáng tạo như thế

2 Giới thiệu về dự án nghiên cứu thống kê2.1 Phát biểu vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Số giờ sử dụng điện thoại trong một ngày.- Số giờ sử dụng TikTok trong một ngày.- Mức độ yêu thích ứng dụng TikTok.- Mức độ hữu ích của TikTok.

- Mức độ đáng tin cậy của những thông tin trên TikTok.- Mức độ thu hút của các khía cạnh giải trí:

o Những video ngắn, hài hước, vui nhộn o Chủ đề, nội dung phong phú, đa dạng o Bắt kịp xu hướng.

o Thỏa sức mua sắm trên TikTok shop.

- Mức độ thu hút của các khía cạnh học tập (chia sẻ kiến thức, tiếp thu thông

tin):

Trang 4

o Nguồn tài liệu đáng tin cậy, dồi dào (Learn On TikTok) o Nhiều thông tin mới mẻ, sáng tạo, hữu ích.

o Nhận được nhiều kinh nghiệm từ người đi trước.

- Mức độ thu hút của các khía cạnh kiếm thêm thu nhập:

o Bán sản phẩm trên TikTok Shop o Nhận tiền quảng cáo, đơn đặt hàng o Làm KOLs, KOC.

o Nhận tiền quyên góp qua Livestream.

- Theo bạn, trẻ em có nên sử dụng TikTok sớm không?

[TikTok Shop: một sàn thương mại điện tử mới được tích hợp trên ứng dụng TikTok] [Learn On TikTok: một hastag nổi tiếng, vùng nội dung học tập những kiến thức mới lạ]

[KOLs; KOC: những nghề mới, gồm những người có tác động lớn đến thị trường, họ nhận tiền từ các nhãn hàng để quảng cáo sản phẩm của các nhãn hàng đó]

2.1.2 Vấn đề nghiên cứu.

- Dự án này nghiên cứu những khía cạnh ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng

TikTok của người trẻ (độ tuổi từ 16 đến 25).

2.2 Mục tiêu đề tài

- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố như: học tập, giải trí, kiếm thêm thu

nhập của các bạn trẻ trong việc quyết định sử dụng mạng xã hội TikTok Từ đó đánh giá xem yếu tố nào gây ảnh hưởng nhiều nhất, ít nhất và đưa ra một vài đề nghị cho các bạn trẻ có nên tham gia vào mạng xã hội TikTok hay không.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu- Phạm vi về thời gian:

o Thời gian diễn ra khảo sát kéo dài hơn 1 ngày (ngày 21/12/2022).

- Đối tượng khảo sát:

o Chủ yếu là các bạn sinh viên thuộc Đại học UEH và một số bạn học sinh, sinh viên trường khác.

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng

3.1 Nguồn số liệu nghiên cứu

- Bài nghiên cứu lấy số liệu dựa trên việc thực hiện khảo sát bằng Google biểu

mẫu được gửi đến các bạn học sinh, sinh viên thông qua các nhóm học tập lớn nhỏ trên Facebook.

3.2 Phương pháp chọn mẫu- Cỡ mẫu: 100 người.

- Hình thức thu thập số liệu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

4 Trình bày kết quả và thảo luận4.1 Độ tuổi đối tượng tham gia khảo sát

Chúng em đã thực hiện khảo sát ở các độ tuổi từ 15 đến 20 trong đó chiếm phần lớn là 18 tuổi với 67% và 33% còn lại phân đều vào các độ tuổi khác Có sự khác biệt lớn vậy là bởi các thành viên làm dự án đều đang là sinh viên năm nhất - 18 tuổi nên khi thực hiện khảo sát thường khảo sát bạn bè cùng trang lứa và các bạn ở độ tuổi này thường sử dụng mạng xã hội nhiều nhất vì vậy đây cũng là đối tượng phù hợp nhất để thực hiện khảo sát để giúp kết quả khảo sát đúng với thực tiễn.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện phần trăm độ tuổi đối tượng tham gia khảosát

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

4.2 Quy mô khảo sát

Nhóm chúng em đã cố gắng thực hiện khảo sát trải rộng trên các trường ở khu vực miền Nam Trong đó chiếm nhiều nhất là sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM với 46% và 54% thuộc về các bạn đang theo học ở các trường THPT và Đại học khác như KHXH Nhân văn, Đại học Sư phạm Kĩ thuật, Đại học Bách khoa, Đại học Mở, vì thời gian thực hiện chỉ trong 4 ngày nên phần lớn các bạn tham gia khảo sát là bạn bè cùng học trong ngành nên sinh viên UEH chiếm đa số.

Trang 6

Hình 2: Biểu đồ thể hiện phần trăm quy mô đối tượng tham giakhảo sát

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

4.3 Thời gian sử dụng TikTok và điện thoại trong một ngày của đối tượngkhảo sát

4.3.1 Thời gian sử dụng TikTok trong một ngày của đối tượng khảo sát

Bảng 1: Số giờ sử dụng Tiktok trong một ngày của đối tượng khảo sát

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

- Từ bảng trên, chúng ta thấy số giờ các bạn sử dụng ứng dụng TikTok (Mode) là

1 giờ với 32 phần tử 54

UEHKHÁC

Trang 7

- Không gian mẫu: 100

- Từ dữ liệu bảng trên, ta tính được:

4.3.2 Thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày của đối tượng khảo sát

Bảng 2: Số giờ sử dụng điện thoại trong một ngày của đối tượng khảo sát

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

- Từ bảng trên, chúng ta thấy số giờ các bạn sử dụng ứng dụng điện thoại

(Mode) là 5 giờ với 29 phần tử.

- Không gian mẫu: 100

- Từ dữ liệu bảng trên, ta tính được:

Số giờ sử dụng điện thoại trung bình: 5,7 giờ

Trang 8

4.3.3 Mối liên hệ giữa số giờ sử dụng điện thoại với số thời gian sử dụng TikTok

Hình 3: Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa số giờ sử dụng điện thoại với số thờigian sử dụng TikTok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Bảng 3: Mối liên hệ giữa số giờ sử dụng điện thoại với số thời gian sử dụng

Trang 9

- Ta nhận thấy không có mối liên hệ giữa số giờ sử dụng điện thoại với số thời

gian sử dụng TikTok Nguyên nhân:

o TikTok chỉ là phương tiện không được xem như một công cụ nên không được sử dụng thường xuyên.

o Có nhiều mạng xã hội cạnh tranh khác.

o Hiện tượng mạng tiêu cực, nội dung bẩn ngày càng nổi lên nhiều.

- Đối với bảng chéo, ta cũng nhận thấy rằng thời gian sử dụng điện thoại không

liên hệ với thời gian sử dụng ứng dụng TikTok Người tham gia khảo sát đa phần sử dụng 1-2h mỗi ngày để sử dụng Tiktok Đối với các bạn có thời gian sử dụng điện thoại ít từ 1-5h một ngày sẽ dùng từ 1/2 đến 2/3 thời gian để lướt TikTok Tuy nhiên đối với các bạn có số giờ sử dụng điện thoại lớn hơn cũng không tăng thời gian sử dụng ứng dụng này

4.4 Mức độ yêu thích TikTok

Trang 10

Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của đối tượng khảo sát đối với TikTok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Bảng thể hiện mức độ yêu thích của đối tượng khảo sát đối với TikTok

M C Đ 1Ứ Ộ M C Đ 2Ứ Ộ M C Đ 3Ứ Ộ M C Đ 4Ứ Ộ M C Ứ ĐỘ 5 T NGỔ

- Nhìn chung, các bạn tham gia khảo sát đánh giá mức độ yêu thích đối với ứng

dụng TikTok từ mức trung bình đến cao Chiếm tỉ lệ cao nhất là mức độ 3 (trung bình/ trung lập) với 38% thứ hai là mức độ 4 (khá yêu thích) với 33% Thấp nhất là mức độ 1 (không thích/ không sử dụng) với 2% Biểu đồ có phần lệch phải, cho thấy những người tham gia khảo sát có sự quan tâm nhất định và cũng có những đánh giá khá cao dàng cho ứng dụng này.

- Chi tiết hơn ta có thể thấy mức độ yêu thích ứng dụng TikTok của bạn nữ là

cao hơn bạn nam Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:

o Số lượng bạn nữ tham gia khảo sát nhiều hơn (gấp gần 3 lần) so với bạn nam.

o Các xu hướng (thường là xu hướng về nhảy), quay video hay các nội dung (trang điểm, du lịch ) trên ứng dụng TikTok thường có nội dung phù hợp với nữ giới hơn nam giới.

Trang 11

4.5 Mức độ hữu ích của ứng dụng TikTok

Hình 5: Bi u đồồ th hi n m c đ h u ích c a TikTok đồối v i đồối tể ể ệ ứ ộ ữ ủ ớ ượ ng kh o sátả Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

- Nhìn chung, mức độ hữu ích của TikTok đối với các bạn tham gia khảo sát là ở

mức độ trung bình Nhiều nhất là mức độ 3 với 48% Tuy nhiên, trong tổng số 100 bạn sinh viên tham gia khảo sát chỉ có 1 bạn đánh giá ứng dụng là vô bổ và 8 bạn đánh giá ứng này là ít hữu ích, tổng số này chưa chiếm đến 10% các bạn đã tham gia bài khảo sát Điều này cho ta thấy, các bạn sử dụng ứng dụng đều có mục đích cụ thể và ứng dụng đã có thể đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của người sử dụng và ứng dụng giải trí này không phải một ứng dụng hoàn toàn vô bổ như trong suy nghĩ của nhiều người trước đây.

Trang 12

Mức độ đáng tin cậy của thông tin trên ứng dụng TikTok

Hình 6: Biểu đồ thể hiện mức độ đáng tin cậy của thông tin trên ứng dụng

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy, các bạn tham gia khảo sát đánh giá mức độ đáng tin cậy trên TikTok nhiều nhất ở mức độ 3 vói 43%, đứng thứ 2 là mức độ độ 2 với 23% và thấp nhất là mức độ 1 với 1% Ta có thể kết luận rằng các nội dung, thông tin trên TikTok dường như chỉ mang tính tham khảo, mọi người sử dụng TikTok với mục đích giải trí hơn là công cụ cập nhật hay bổ sung kiến thức Điều này có thể dễ dàng nhận ra khi trên mạng cũng có rất nhiều các bài báo, tin tức nói về vấn đề thông tin sai sự thật, thông tin bẩn tràn lan trên TikTok Thậm chí ở nhiều nước như Mỹ không khuyến khích trẻ em sử dụng ứng dụng này nếu không biết chắt lọc thông tin

Trang 13

Mức độ 5: Rất đáng tin

4.7 Việc sử dụng TikTok của trẻ em

Bảng 4: Bảng kết quả khảo sát về việc sử dụng TikTok của trẻ em

Tần số Tần suất Tần suât phần trăm

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

- Kết quả khảo sát cho thấy, những người không đồng tình cho trẻ em sử dụng

TikTok sớm chiếm đa số với 82% và 12% đồng tình cho trẻ em sử dụng TikTok từ sớm Nguyên nhân:

o Đầu tiên, do TikTok không có tiêu chuẩn cộng đồng dẫn đến việc trẻ em có thể tiếp xúc các nội dung, hình ảnh phản cảm tràn lan cùng với sự bất chấp đạo đức, bất chấp dư luận của một số người sáng tạo nội dung đã tạo ra những nội dung độc hại.

o Về phía trẻ em, do chưa đủ khả năng để chọn lọc thông tin cộng với sự hiếu kì muốn khám phá tất cả mọi thứ cho nên dễ học theo những thói hư tật xấu.

o Và các bạn tham gia khảo sát cho rằng, thay vì với thời gian lướt TikTok trẻ em có thể sử dụng thời gian ấy để tham gia các hoạt động ngoại khóa, buổi học phát triển kĩ năng mềm Đồng thời cũng giảm bớt thời gian sử dụng điện thoại của trẻ nhỏ

4.8 Khía cạnh giải trí từ TikTok

Bảng 5: Bảng kết quả khảo sát về mức độ thu hút của các khía cạnh giải trí củaTikTok

Trang 14

Thỏa sức mua sắm trên TikTok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ thu hút của những video ngắn, hài hước, vuinhộn trên ứng dụng TikTok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm - Về lý do thu hút của những video ngắn, hài hước, vui nhộn: Phần đông sinh viên cho rằng khá thu hút (45%), rất thu hút (24%) Qua đó, ta thấy những video ngắn hài hước của TikTok thu hút các bạn sinh viên vì trong thời gian ngắn mà lại truyền tải được sự vui nhộn và có tính giải trí cao.

Trang 15

Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức độ thu hút của chủ đề, nội dung đa dạng, phongphú trên ứng dụng TikTok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm - Về lý do thu hút của chủ đề, nội dung đa dạng, phong phú: Phần đông sinh viên cho rằng khá thu hút (54%) và rất thu hút (21%) Qua đó, ta thấy sự đa dạng về chủ đề, nội dung của các video TikTok thu hút phần lớn sinh viên Điều này cũng chính là 1 trong những nền tảng cơ bản để TikTok phát triển đa dạng hơn

Hình 9: Biểu đồ thể hiện mức độ thu hút về việc bắt kịp xu hướng của ứng dụng

Trang 16

- Về lý do bắt kịp xu hướng: Phần đông sinh viên cho rằng thu hút và rất thu hút ( chiếm 73%) Qua đó, ta có thể nhận ra các bạn sinh viên hiện nay đều cho rằng TikTok là một trang mạng xã hội bắt kịp xu hướng, giúp người dùng nhanh chóng cập nhật tin tức Hơn thế nữa, có rất nhiều xu hướng được tạo ra từ chính những người dùng TikTok, từ đó, tính sáng tạo của người dùng càng được khuyến khích.

Hình 10: Biểu đồ thể hiện mức độ thu hút về việc thỏa sức mua sắm trên ứngdụng TikTok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm - Về lý do thỏa sức mua sắm trên cửa TikTok: Đa số sinh viên ở trung lập (36%) Qua đó, ta có thể thấy rằng đa số các bạn không đánh giá quá cao về việc mua sắm trên TikTok Phần lớn vì hiện nay, có rất nhiều trang mua sắm online lớn, lâu đời và có danh tiếng nên rất khó để cửa hàng TikTokcó thể cạnh tranh được

4.9 Khía cạnh học tập từ TikTok

Bảng 5: Bảng kết quả khảo sát về mức độ thu hút của các khía cạnh học tập từ TikTok

Trang 17

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ thu hút về nguồn tài liệu trên ứng dụng TikTok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

- Đối với lí do nguồn tài liệu đáng tin cậy, dồi dào: đa số sinh viên đánh giá trung lập và khá thu hút (lần lượt là 39% và 31%) Qua đó ta có thể thấy rằng, trang mạng xã hội TikTok cũng là một nguồn tài nguyên khá tin cậy để tiếp nhận thêm kiến thức ngoài những kiểu truyền thống như qua sách vở, báo đài.

Hình 8: Biểu đồ thể hiện mức độ thu hút về thông tin mới mẻ, sáng tạo, hữu ích

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Khồng thu hútÍt thu hútBình thườngKhá thu hútRấốt thu hút

Trang 18

- Đối với lí do nhiều thông tin mới mẻ, sáng tạo, hữu ích: 50% sinh viên đánh giá khá thu hút và 17% sinh viên đánh giá rất thu hút và rất ít sinh viên đánh giá không thu hút và ít thu hút (lần lượt là 2% và 5%) Qua đó, ta có thể thấy rằng phần đông sinh viên cho rằng thông qua trang mạng xã hội TikTok, họ có thể tiếp thu được nhiều kiến thức mới mà có thể trước đây họ chưa từng biết, từ đó giúp ích thêm cho việc học tập, mở rộng vốn hiểu biết của bản thân

Hình 9: Biểu đồ thể hiện mức độ thu hút về việc nhận được kinh nghiệm từ ngườiđi trước

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm - Đối với lí do nhận được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước: phần đông sinh viên cho rằng khá thu hút (41%) và theo sau là 28% sinh viên ở trung lập Qua đó ta có thể thấy rằng sinh viên cho rằng TikTok là một nơi khá lý tưởng để những nhà sáng tạo nội dung chia sẻ những kiến thức cũng như trải nghiệm của bản thân về nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống Từ đó, sinh viên có thể rút kinh nghiệm cũng như học tập được những điều thú vị, bổ ích.

4.10Khía cạnh tạo thu nhập từ TikTok

Bảng 5: Bảng kết quả khảo sát về việc tạo thu nhập từ TikTok

Nhận đơn hàng

quảng cáo Cửa hàng Tik Tok

Nguồn: số liệu khảo sát của nhóm

Không thu hútÍt thu hútBình thườngKhá thu hútRất thu hút

Ngày đăng: 11/04/2024, 09:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan