(Tiểu luận) đề tài kế hoạch xây dựng và kinh doanhcửa hàng cà phê hòa tan

36 0 0
(Tiểu luận) đề tài kế hoạch xây dựng và kinh doanhcửa hàng cà phê hòa tan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan thị trườngThị trường cà phê Việt Nam là một thị trường sôi động, xét riêng về thị trường cà phê hòa tan, nó cũng là một thị trường rất tiềm năng với sự gia tăng xu hướng sử dụn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MARKETING

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ BÁN LẺ ĐỀ TÀI:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ KINH DOANHCỬA HÀNG CÀ PHÊ HÒA TAN

Trang 2

Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân và lòng biết ơn đến thầy Thạc sĩ Lê Thanh Hải, người đã dạy môn Quản trị bán lẻ trong suốt thời gian qua Thầy Hải không chỉ là một người giảng dạy xuất sắc mà còn là một người thầy tận tâm và đầy kiến thức về lĩnh vực quản trị bán lẻ.

Trong suốt khoảng thời gian em được học môn Quản trị bán lẻ dưới sự hướng dẫn của thầy Hải, em đã học được rất nhiều kiến thức quý báu và nhận thức sâu hơn về sự phức tạp của ngành công nghiệp bán lẻ Thầy Hải đã truyền đạt kiến thức một cách rất rõ ràng, thú vị và cụ thể, giúp chúng em hiểu rõ hơn về các khía cạnh của quản trị bán lẻ, từ việc quản lý cửa hàng, lựa chọn vị trí, tới chiến lược sản phẩm và quản lý nhân sự.

Thầy Hải cũng đã tạo điều kiện cho chúng em thảo luận, đặt câu hỏi và chia sẻ quan điểm cá nhân, từ đó giúp chúng em phát triển khả năng tư duy, nắm bắt các xu hướng thị trường và đặt ra các câu hỏi quan trọng Thầy Hải luôn sẵn sàng hỗ trợ chúng em trong quá trình học tập và luôn thúc đẩy sự phát triển của chúng em trong lĩnh vực quản trị bán lẻ.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Thạc sĩ Lê Thanh Hải vì tất cả những kiến thức quý báu, sự hỗ trợ và lòng nhiệt tình của thầy Sự tận tâm và sự dạy dỗ của thầy sẽ luôn là nguồn động viên lớn để em tiếp tục nỗ lực và phát triển trong lĩnh vực quản trị

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

Hình ảnh

Ảnh 1 Số liệu tổng hợp của Starbucks về xu hướng sử dụng cà phê tại quán (OOH) và cà phê hòa tan tại nhà (In Home) 4 Ảnh 2 Tuyến đường Điện Biên Phủ được lựa chọn 11 Ảnh 3 Các nhóm chiến lược tăng trưởng áp dụng vào từng trường hợp cụ thể (nguồn: Coachthungo.com) 13

Bảng 1 Bảng thị phần doanh thu cà phê từ năm 2019 - 2022 (nguồn: Euromonitor International from official statistics, trade associations, trade press, company research, store checks, trade interviews, trade sources) 3 Bảng 2 Tiêu chí địa điểm kinh doanh 12 Bảng 3 Bảng kế hoạch IMC cho Café Rốp Rẻng 21 Biểu đồ 3 Báo cáo tổng doanh thu thị trường cà phê Việt Nam tính bằng đơn vị triệu USD (nguồn: Statista) 5

Trang 4

MỤC LỤC

[TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ BÁN LẺ]

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 2

CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CỬA HÀNG BÁN LẺ 9

2.1 Thông tin cửa hàng 9

2.1.1 Tên cửa hàng 9

2.1.2 Giới thiệu cửa hàng 9

2.1.3 Loại sản phẩm/dịch vụ kinh doanh 9

2.1.4 Mô hình kinh doanh 9

2.2 Kế hoạch xây dựng 9

2.2.1 Địa điểm bán lẻ 9

2.2.2 Chiến lược kinh doanh 12

2.2.3 Chiến lược marketing 14

2.2.4 Kế hoạch truyền thông tích hợp trong bán lẻ 18

2.2.5 Quản trị danh mục và giá bán 21

2.2.6 Quản lý lực lượng bán hàng dự kiến của Café Rốp Rẻng 23

2.2.7 Chăm sóc khách hàng 24

CHƯƠNG 3 TỔNG KẾT 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1.1 Tổng quan thị trường

Thị trường cà phê Việt Nam là một thị trường sôi động, xét riêng về thị trường cà phê hòa tan, nó cũng là một thị trường rất tiềm năng với sự gia tăng xu hướng sử dụng cà phê của người tiêu dùng hậu Covid-19 Trích dẫn từ báo cáo của Mordor Intelligence, quy mô thị trường cà phê hoà tan ở năm 2023 đạt ở con số 471.61 triệu USD, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8.13% thì quy mô thị trường cà phê hòa tan tại Việt Nam có xu hướng tiếp tục tăng đến 706.06 triệu USD.

Biểu đồ 1 Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam năm 2023 và dự kiến đến năm 2028 (nguồn: aglobal.vn).

Trang 6

Thị trường tiêu dùng cà phê hòa tan trong nước đã chứng kiến nhiều thành công đáng chú ý Ngoài các thương hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng trong nước như Trung Nguyên, G7, Vinacafe Biên Hòa, và PhinDeli, thị trường còn đón nhận sự xuất hiện của nhiều chuỗi cửa hàng cà phê lớn Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands, The Coffee House, để chỉ một vài tên, đã trở thành cái tên quen thuộc đối với người tiêu dùng Trích dẫn từ Euromonitor, vào năm 2022, thì số lượng chuỗi cửa hàng cà phê trong nước cũng đã tăng dần bởi các hãng lớn Như vậy, có thể nói thị trường cà phê và cà phê hòa tan Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và luôn có xu hướng tốt trong những năm sau.

Biểu đồ 2 Số lượng chuỗi cửa hàng cà phê của các hãng tại thị trường nội địa (nguồn: Euromonitor).

Với số liệu thị phần tính theo doanh thu cà phê của các hãng nổi tiếng, xét riêng về cà phê hòa toa thì có thể thấy một tín hiệu rằng các hãng cà phê hòa tan Nescafé, Vinacafé, Trung Nguyên và cả G7 chiếm top 4 trong thị phần doanh thu Điều này cho thấy rõ một tín hiệu tốt cho xu hướng sử dụng cà phê hòa tan của người tiêu dùng sau giai đoạn bình thường mới và đang phát triển

Trang 7

Bảng 1 Bảng thị phần doanh thu cà phê từ năm 2019 - 2022 (nguồn: Euromonitor International fromofficial statistics, trade associations, trade press, company research, store checks, trade interviews, trade

Ảnh 1 Số liệu tổng hợp của Starbucks về xu hướng sử dụng cà phê tại quán (OOH) và cà phê hòa tan tại nhà (In Home).

Trong mục báo cáo kết hợp của Starbucks được tổng hợp từ dữ liệu đã tính toán bởi Neilsen & Kantar Panel và Beverage Panel Kantar vào năm 2022, người tiêu dùng coffee tại quán (Out-of-home hoặc OOH) chiếm giá trị khoảng 84 nghìn tỉ VND, với xu hướng cà phê tại nhà thì chiếm giá trị khoảng 10 nghìn tỉ VND Tuy nó chỉ chênh lệch không lớn nhưng đây cũng là một tín hiệu tốt cho xu hướng tiêu dùng tại nhà cũng như là xu hướng tiêu dùng cà phê hòa tan.

Một báo cáo doanh thu đáng tin cậy khác từ Statista mà ta có thể kể đến về thị trường cà phê hòa tan tại Việt Nam tính đến năm 2023, doanh thu thị trường cà phê hòa tan trên Việt Nam từ năm 2018 - 2023 có xu hướng tăng dần đều, cụ thể là từ 205.5 triệu USD vào năm 2018 cho đến 279.9 triệu USD vào năm 2023, kế đó vào năm 2024 và năm 2025 ở mức độ dự đoán của các chuyên gia dự báo thị trường tại Statista thì nó tiếp tục có xu hướng tăng hơn nữa Điều này cho thấy việc sử dụng cà phê hòa tan tại Việt Nam đang có mức độ tiêu thụ đáng kể.

Trang 8

1.2 Phân khúc thị trường

1.2.1 Nhân khẩu học (Demographic)

1.2.1.1 Độ tuổi từ 18 – 24: Đối tượng tuổi này thường thuộc nhóm tính cách năng động, tò mò và thích trải nghiệm nên thường xuyên sử dụng các gói cà phê hòa tan để đa dạng hóa trải nghiệm Ngoài ra, thời gian học tập và làm việc chiếm đại đa số thời gian nên không có thời gian sử dụng cà phê để giao du, tán gẫu với bạn bè hoặc phục vụ cho mục đích di chuyển đến quán Vì vậy, gói cà phê hòa tan có thể đáp ứng được tính di động, thời gian nhanh, có thể hiện bản sắc cá nhân họ và có thể đem bất kì đâu để pha và sử dụng cũng là một giải pháp được ưa chuộng bởi đối tượng tuổi này Việc ghé tại các cửa hàng bán lẻ loại sản phẩm hòa tan cũng được họ lựa chọn và đánh giá bởi nhiều tiêu chí, trong đó tối giản, hoài niệm là hai tiêu chí hàng đầu,

1.2.1.2 Độ tuổi từ 25 – 32: Những người thuộc nhóm tuổi này thuộc nhóm Gen Y, đã có công việc, chưa hoặc có gia đình nên mức độ chi tiêu được đòi hỏi cao và suy xét một cách rất duy lý tại điểm cận biên Vì vậy, một gói cà phê hòa tan có thể hỗ trợ cho họ tiết kiệm được chi tiêu trong thời gian khi sử dụng, không cần chi quá nhiều thời gian và tiền bạc để đi ra quán cà phê tán gẫu và làm việc Với họ, một gói cà phê hòa tan có thể giúp họ tiết kiệm mà

Trang 9

vẫn có được một ly cà phê để làm “phụ kiện” khi làm việc Họ bằng lòng chi tiền khi cửa hàng bán lẻ đó là cửa hàng tin cậy, có đạo đức kinh doanh và buôn bán những sản phẩm chất lượng, rõ ràng.

1.2.1.3 Độ tuổi từ 32 trở lên: Họ thường có xu hướng đi ra ngoài quán để gặp gỡ đối tác, bạn bè để bàn bạc, tán gẫu và giải trí nên nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan ở lứa tuổi này là không cao

1.2.2 Địa lí (Geographic): Đối với các khách hàng sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,… thì họ có mức độ thu nhập và chi tiêu đủ để đáp ứng mua các gói cà phê hòa tan để sử dụng trong một thời gian dài.

1.2.3 Tâm lý (Psychographic)

1.2.3.1 An toàn: Nhóm khách hàng thuộc loại tâm lý này có xu hướng muốn sử dụng những lựa chọn an toàn, đã từng sử dụng qua mà không muốn trải nghiệm những cái vô cùng mới mẻ vì sợ không được hài lòng cũng như không đặc biệt ưa thích một thức uống nào.

1.2.3.2 Sáng tạo và khám phá: Khách hàng trong phân khúc này thích thử nghiệm và khám phá các loại cà phê mới Họ thường không hạn chế bản thân bởi loại cà phê cụ thể và muốn trải nghiệm nhiều hương vị và phong cách khác nhau Các loại cửa hàng bán lẻ cũng được bày trí và vận hành với những phương hướng sáng tạo cũng có thể thu hút họ.

1.2.3.3 Hiệu năng và tự tôn: Những người tìm kiếm cà phê để tăng cường hiệu năng và tập trung trong công việc hoặc học tập Họ đánh giá cao cà phê như một công cụ để nâng cao khả năng làm việc và sự tự tin.

1.2.3.4 Ưu tiên sử dụng nhanh chóng: Có những người tiêu dùng chấp nhận sự tiện lợi và đánh giá cao thời gian Họ muốn cà phê hòa tan nhanh chóng và dễ dàng chuẩn bị mà không cần quá nhiều công đoạn pha chế Họ không quá quan trọng hình thức cửa hàng.

1.2.4 Hành vi (Behavioral)

1.2.4.1 Tiêu dùng thường xuyên: Những người trong phân khúc này thường xuyên tiêu dùng cà phê hòa tan, có thể là hàng ngày hoặc hàng tuần Họ có thể là những người yêu thích cà phê và sử dụng nó làm một phần quan trọng trong

Trang 10

cuộc sống hàng ngày Các cửa hàng có mức độ tin cậy, chất lượng và chiếm được tình cảm người tiêu dùng thông qua cách trang trí và chất lượng dịch vụ được đánh giá cao.

1.2.4.2 Tiêu dùng theo mùa: Khách hàng trong phân khúc này tiêu dùng cà phê hòa tan theo mùa hoặc dịp đặc biệt, chẳng hạn như vào mùa đông hoặc trong các sự kiện lễ hội Họ có thể sử dụng cà phê để tạo ra cảm giác ấm áp hoặc trong các dịp đặc biệt Ngoài ra, các dịp chiêu thị (promotion) như các dịp của cửa hàng giảm giá, các chương trình ưu đãi khác cũng có khả năng thu hút họ để mua sản phẩm.

1.2.4.3 Tiêu dùng khi di chuyển ngoài trời: Có những người sử dụng cà phê hòa tan trong các hoạt động ngoại trời như đi dã ngoại, cắm trại, hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao Họ thường đánh giá cao tính tiện lợi của cà phê hòa tan trong các hoàn cảnh này, về cửa hàng bán lẻ thì được đánh giá cao về mức độ tiện lợi.

1.2.4.4 Tiêu dùng khi làm việc: Có những người sử dụng cà phê hòa tan để tăng cường hiệu năng và năng lượng trong công việc hoặc hoạt động thể dục Họ thường tiêu dùng cà phê trước hoặc sau khi tham gia vào các hoạt động năng động, các loại cửa hàng bán lẻ hầu như không có tiêu chí nào để đánh giá trong mắt họ ngoài chất lượng sản phẩm mà cửa hàng mang lại vì họ ưu tiên có sản phẩm thỏa mãn với cá nhân

1.2.4.5 Tiêu dùng tự do: Những khách hàng thuộc nhóm đối tượng này không có quá nhiều nhu cầu cho việc sử dụng cà phê tại nhà, họ chỉ sử dụng khi cảm thấy thích, tiện lợi cho họ hoặc mua theo cảm xúc, không phụ thuộc mạnh mẽ vào các dự tính, sự ràng buộc của thời gian và kế hoạch Họ có xu hướng đồng hành ngắn hạn với thương hiệu và không có kế hoạch quay lại để mua, như vậy thì các cửa hàng hầu như không có tiêu chí nào được họ đánh giá là quan trọng để lựa chọn.

1.3 Thị trường mục tiêu

1.3.1 Nhân khẩu học (Demographic) - Độ tuổi: từ 18 – 25 tuổi.

- Giới tính: không giới hạn Nam, Nữ - Thu nhập/Trợ cấp: từ 3 triệu trở lên/tháng.

Trang 11

- Trình độ học vấn: từ Đại học.

- Nghề nghiệp: sinh viên, nhân viên văn phòng,…

1.3.2 Địa lí (Geographic): sinh sống tại các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…)

1.3.3 Tâm lý (Psychographic)

- Muốn những hoạt động mình tham gia thật ý nghĩa, mang đến những trải nghiệm trọn vẹn cùng cùng những gói cà phê hòa tan.

- Đánh giá cao đạo đức kinh doanh và cách trang trí hoài niệm, tối giản cũng như cách bày biện hợp mắt.

- Không đặc biệt ưa thích một thức uống nào nhưng thường ưu tiên lựa chọn an toàn từ các cửa hàng đáng tin cậy, quen thuộc với họ.

- Đánh giá cao sự tiện lợi từ các cửa hàng với khâu giao dịch nhanh chóng, bày biện hợp mắt và dễ dàng lựa chọn.

1.3.4 Hành vi (Behavioral)

- Thường mua vào các dịp giảm giá tại cửa hàng vào lễ, Tết, Black Friday hoặc các dịp ưu đãi riêng của cửa hàng.

- Xem đồ uống như một người bạn đồng hành, một “topping” giúp trải nghiệm của họ thêm trọn vẹn Vì vậy, các cửa hàng đầu tư về chất lượng tốt trong khâu dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng mục tiêu trên cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn.

- Sử dụng các gói cà phê để thuận tiện di chuyển, tỉnh táo để học tập và làm việc.

- Thường giao dịch tại các cửa hàng quen thuộc và xem như một người đồng hành trên hành trình khám phá thói quen sử dụng cà phê hòa tan.

Trang 12

[PHẠM NGUYỄN ĐĂNG KHOA] – [215080857]CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNGCỬA HÀNG BÁN LẺ CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CỬA HÀNG BÁN LẺ

2.1 Thông tin cửa hàng

2.1.1 Tên cửa hàng: Café Rốp Rẻng.

2.1.2 Giới thiệu cửa hàng: Cửa hàng Café Rốp Rẻng mang một cái tên quen thuộc với giới trẻ khi nói với nhau về độ nhanh nhẹn và mau chóng Café Rốp Rẻng tập hợp nhiều dòng cà phê hòa tan chất lượng trong nước như G7, Trung Nguyên, Vinacafé, Nescafé và cả một dòng mới ra mắt của Starbucks là Starbucks® at home nhằm phục vụ cho những người trẻ đang bận rộn với đời sống, công việc và học tập nhưng cần những gói cà phê hòa tan nhằm có được ly cà phê nhanh chóng, thuận tiện di chuyển để đi họp, làm việc, học tập mà không cần phải đi ra đến quán Ý nghĩa của cái tên Rốp Rẻng cũng xuất phát từ những câu nói quen thuộc của người trẻ hiện đại hay nói chuyện với nhau về sự nhanh chóng, vì vậy mà với tên như thế, cửa hàng cũng hướng đến vị trí sẽ là một nơi quen thuộc và gần gũi với khách hàng.

2.1.3 Loại sản phẩm/dịch vụ kinh doanh: Các dòng cà phê hòa tan từ các hãng G7, Trung Nguyên, Vinacafé và Starbucks® at home.

2.1.4 Mô hình kinh doanh: Nhà bán lẻ (Retailer) 2.2 Kế hoạch xây dựng

2.2.1 Địa điểm bán lẻ

2.2.1.1 Tầm quan trọng của địa điểm bán lẻ

Việc quyết định một địa điểm để bán lẻ sao cho phù hợp với hành trình của người tiêu dùng nhằm thúc đẩy được lượt chú ý và lượt mua của khách hàng là yếu tố rất quan trọng Địa điểm kinh doanh bán lẻ được xem xét có những điểm quan trọng sau:

- Là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đến quyết định của người tiêu dùng và sản phẩm thường ngày.

- Là công cụ quan trọng để xây dựng lợi thế cạnh tranh của nhà bán lẻ - Liên quan đến nhiều yếu tố quá trình bán lẻ như lượng khách hàng, sức

mua, cơ sở hạ tầng, an ninh, dịch vụ hỗ trợ, không khí mua và yếu tố khác 2.2.1.2 Quy trình lựa chọn

12

Trang 13

[PHẠM NGUYỄN ĐĂNG KHOA] – [215080857]CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNGCỬA HÀNG BÁN LẺ

Phân tích dữ liệu khu vực: Tại TP.HCM, Quận Bình Thạnh được đánh giá là nơi tập trung nhiều trường Đại học và nhiều tòa nhà văn phòng, cụ thể là tại ba khu vực – Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu đô thị Sài Gòn Pearl và khu vực đường Điện Biên Phủ – và mỗi khu vực có các thế mạnh khác nhau Ở khu vực Sài Gòn Pearl, đây là khu vực phát triển thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và công ty vì cơ sở hạ tầng tốt, ở Xô Viết Nghệ Tĩnh thì lại nằm ở phía Đông Bình Thạnh nhưng thường xuyên xảy ra hiện trạng kẹt xe và lưu thông khó khăn

Lựa chọn khu vực, phân tích dữ liệu trong khu vực đã chọn và lựa chọn địa điểm: Với tính chất của sản phẩm cũng như đối tượng hướng đến, trên tuyến đường Điện Biên Phủ tập trung ba trường Đại học với các sinh viên có khả năng đáp ứng các mức giá cũng như tập trung nhiều dân cư, chung cư đang sinh sống, đường Điện Biên Phủ là đường lưu thông nối dài nên khó xảy ra tình trạng kẹt xe trong các khung giờ cao điểm, điều này tạo điều kiện cho khách hàng khi đến mua và về thì sẽ không bị kẹt xe và khó khăn lưu thông tại cửa hàng làm tắc nghẽn các khách đến sau, đồng thời vị trí mặt tiền tại khu vực đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng bởi lượng nhân viên văn phòng, sinh viên lưu thông rất đông.

Phân tích dữ liệu cạnh tranh tại các vị trí sẵn có tại khu vực: Trên tuyến đường Điện Biên Phủ tập trung nhiều các cửa hàng tiện lợi khác cũng như cửa hàng cà phê tại quán, tuy nhiên thì các vị trí thường khó tìm kiếm và khó lưu thông bởi các yếu tố khách quan như lượng người đi trên đường đi ở phía trong, lượng xe lưu thông ra vào các hẻm và khó quay đầu nếu như không nhìn thấy biển hiệu Vì vậy, việc lựa chọn một vị trí cách khá xa hai tuyến đường Bạch Đằng cũng như Đinh Bộ Lĩnh tạo được điều kiện để khách hàng tìm kiếm, có thể chạy xe chậm lại để quan sát kĩ càng để ghé vào một cách tiện lợi.

13

Trang 14

[PHẠM NGUYỄN ĐĂNG KHOA] – [215080857]CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNGCỬA HÀNG BÁN LẺ

Ả n h

2 Tuyến đường Điện Biên Phủ được lựa chọn.

Lựa chọn vị trí: Trên tuyến đường Điện Biên Phủ, cửa hàng dự kiến sẽ được đặt tại mặt tiền của đường, tại địa chỉ số 93 đường Điện Phủ, phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM sẽ có giá thuê 80 triệu/tháng với diện tích 220 m 2 2.2.1.3 Bảng tiêu chí địa điểm

BẢNG TIÊU CHÍ VỀ ĐỊA ĐIỂM

Khoảng cách tới những nơi có nhiều khách hàng 8

14

Trang 15

[PHẠM NGUYỄN ĐĂNG KHOA] – [215080857]CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNGCỬA HÀNG BÁN LẺ

Bảng 2 Tiêu chí địa điểm kinh doanh 2.2.2 Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là tập hợp các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu; nói cách khác, đó là một bản phác thảo dài hạn về đích đến của một tổ chức, bao gồm các quyết định chiến lược, chiến thuật mà doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.

Cửa hàng Café Rốp Rẻng là một cửa hàng mới mở và chưa có chỗ đứng nhất định trên thị trường Một số chiến lược kinh doanh phù hợp để cửa hàng có thể thâm nhập, mở rộng và phát triển được gợi ý như sau:

- Nhóm chiến lược tăng trưởng: cửa hàng chọn chiến lược thâm nhập thị trường đế tiến hành bởi vì sản phẩm mà cửa hàng kinh doanh là hiện có trên thị trường, nhưng thị trường nhắm đến là những đối tượng hiện có và chưa phải là hoàn toàn mới mẻ Cho nên chiến lược thâm nhập thị trường trong nhóm chiến lược này được lựa chọn để làm chiến lược kinh doanh.

15

Trang 16

[PHẠM NGUYỄN ĐĂNG KHOA] – [215080857]CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNGCỬA HÀNG BÁN LẺ

- Nhóm chiến lược cạnh tranh: Vì cửa hàng Café Rốp Rẻng là cửa hàng mới trên thị trường có quy mô nhỏ, được phân đoạn và có đối tượng mục tiêu nên chiến lược mà cửa hàng sẽ áp dụng là Khác biệt hóa và Tập trung Chiến lược khác biệt hóa tạo ra điểm mạnh riêng biệt cho Café Rốp Rẻng, giúp nó nổi bật giữa đám đông Cửa hàng sẽ tạo ra các sản phẩm cà phê hòa tan độc đáo và đa dạng để thỏa mãn sở thích và nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như cách trang trí hoài niệm và tối giản Sự tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và giá trị gia tăng cho khách hàng sẽ là điểm đặc biệt của cửa hàng Tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể cũng là một phần quan trọng của chiến lược, quan trọng hơn nữa là đối tượng khách hàng trung thành của cửa hàng Cửa hàng sẽ dành sự chú ý đặc biệt để hiểu rõ nhu cầu và sở thích của đối tượng khách hàng này, và sẽ điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng chính

Ảnh 3 Các nhóm chiến lược tăng trưởng áp dụng vào từng trường hợp cụ thể (nguồn: Coachthungo.com).

Trang 17

[PHẠM NGUYỄN ĐĂNG KHOA] – [215080857]CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNGCỬA HÀNG BÁN LẺ

xác những gì họ tìm kiếm Điều này giúp tối ưu hóa sự tương tác và hài lòng của khách hàng mục tiêu Với chiến lược này, Café Rốp Rẻng hy vọng có thể tạo ra một thương hiệu độc đáo và thú vị trong thị trường cà phê hòa tan và thu hút một đối tượng khách hàng trung thành.

2.2.3 Chiến lược marketing

2.2.3.1 Khái quát: Chiến lược marketing là những nguyên tắc khái quát, miêu tả mang tính định hướng, chỉ dẫn cách thức như việc lựa chọn thị trường nào, phục vụ thị trường nào, làm thế nào để tồn tại/chiến thắng và đạt mục tiêu marketing Các mục tiêu đó nên tuân theo quy tắc SMART (Specific, Measurable, Achievable, Realistic và Time-bound) để đạt được hiệu quả cao nhất

2.2.3.2 Chiến lược thị trường mục tiêu

Ở bước phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, cửa hàng đã xác định thị trường mục tiêu với những thông tin như sau

Nhân khẩu học Độ tuổi: từ 18 – 25 tuổi.

Giới tính: không giới hạn Nam, Nữ.

Thu nhập/Trợ cấp: từ 3 triệu trở lên/tháng.

Tâm lý Muốn những hoạt động mình tham gia thật ý nghĩa, mang đến những trải nghiệm trọn vẹn cùng cùng những gói cà phê hòa tan Đánh giá cao đạo đức kinh doanh và cách

17

Trang 18

[PHẠM NGUYỄN ĐĂNG KHOA] – [215080857]CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH XÂY DỰNGCỬA HÀNG BÁN LẺ

trang trí hoài niệm, tối giản cũng như cách bày biện hợp mắt.

Không đặc biệt ưa thích một thức uống nào nhưng thường ưu tiên lựa chọn an toàn từ các cửa hàng đáng tin cậy, quen thuộc với họ.

Đánh giá cao sự tiện lợi từ các cửa hàng với khâu giao dịch nhanh chóng, bày biện hợp mắt và dễ dàng lựa chọn.

Hành vi Thường mua vào các dịp giảm giá tại cửa hàng vào lễ, Tết, Black Friday hoặc các dịp ưu đãi riêng của cửa hàng.

Xem đồ uống như một người bạn đồng hành, một “topping” giúp trải nghiệm của họ thêm trọn vẹn Vì vậy, các cửa hàng đầu tư về chất lượng tốt trong khâu dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng mục tiêu trên cũng sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Sử dụng các gói cà phê để thuận tiện di chuyển, tỉnh táo để học tập và làm việc Thường giao dịch tại các cửa hàng quen thuộc và xem như một người đồng hành trên hành trình khám phá thói quen sử dụng cà phê hòa tan.

2.2.3.3 Chiến lược định vị thương hiệu

18

Ngày đăng: 11/04/2024, 09:00