tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.Câu 2: A, B, C và D cùng thỏa thuận thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn X để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
🙟🙝🕮🙟🙝 BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ 1
ĐỀ TÀI 2: HÃY TRÌNH BÀY THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ CHỈ RA ĐIỂM KHÁC BIỆT SO VỚI THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH PHÂN
TÍCH BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Bài thảo luận này, ngoài sự nỗ lực của từng thành viên trong nhóm, chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Phương Đông đã tận tình, quan tâm, hướng dẫn nhóm em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài, đã giảng dạy, cung cấp cho chúng em những kiến thức, nội dung để phục
vụ cho bài thảo luận Những nhận xét, góp ý của thầy là những ý kiến quý báu giúp Nhóm 6 chúng em hoàn thành bài thảo luận này Chúng em xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài thảo luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài thảo luận được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Thầy cùng các bạn nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc
Hà Nội, Ngày 30 tháng 10 năm 2023
Nhóm 6
Câu 1: Hãy trình bày thủ tục giải thể doanh nghiệp và chỉ ra điểm khác biệt so với thủ
Trang 3tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Câu 2:
A, B, C và D cùng thỏa thuận thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn X để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ vui chơi giải trí với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng Công ty X được phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 10/01/2021 Theo Điều lệ công ty được các thành viên thỏa thuận thông qua thì A góp 2 tỷ đồng, B, C, D mỗi người góp 1 tỷ đồng Cũng theo điều lệ thì
A làm Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên B làm phó giám đốc công ty, C là kế toán trưởng Các nội dung khác của Điều lệ tương tự như Luật doanh nghiệp 2020
1 Đầu năm 2021, A với tư cách là Chủ tịch hội đồng thành viên đã quyết định triệu tập Hội đồng thành viên công ty vào ngày 10/03/2021, họp vào ngày 20/03/2021 để thông qua báo cáo tài chính năm, Phương án phân chia lợi nhuận 2021 và kế hoạch kinh doanh năm 2021 Giấy mời họp đã được gửi đến tất cả các thành viên trong công
ty Do bất đồng trong điều hành công ty với A, nên B đã không tham dự cuộc họp Hội đồng thành viên D bận đi công tác xa nên đã gọi điện thoại báo vắng mặt, và qua đó
ủy quyền cho A bỏ phiếu cho mình Ngày 20/03/2021, A và C đã tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên và đã bỏ phiếu thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công
ty, kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2021
2 Sau cuộc họp Hội đồng thành viên, B đã gửi văn bản tới các thành viên khác trong công ty, phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2021 vừa được thông qua Quan hệ giữa B và các thành viên khác trở nên căng thẳng Trước tình hình này, A lại gửi đơn triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên vào ngày 10/04/2021 với mục đích nhằm giải quyết một số vấn đề phát sinh trong công ty, giấy triệu tập này A không gửi cho B, vì cho rằng có gửi thì B cũng không tham dự
3 Tại cuộc họp của Hội đồng thành viên, A, C, D đã biểu quyết thông qua việc khai trừ B ra khỏi công ty và giảm số vốn điều lệ tương ứng với phần vốn góp của B, và hoàn trả phần vốn này cho B Quyết định này cùng với Biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 10/04/2021 đã được gửi cho B và gửi lên phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K Phòng ĐKKD căn cứ vào biên bản cuộc họp 3 thành viên công ty X để cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 người trước đây xuống còn 3 người, và giảm vốn điều lệ của công ty còn 4 tỷ đồng
5 Nhận được quyết định này, B làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân thành phố K yêu cầu bác bỏ cuộc họp của Hội đồng thành viên vì không hợp pháp; kiện công ty vì đã khai trừ B, kiện Phòng ĐKKD vì đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi cho công
ty X
Hãy giải quyết vụ việc trên.
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - TRÌNH BÀY THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ CHỈ RA ĐIỂM KHÁC BIỆT SO VỚI THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 7
1.1 Thủ tục giải thể doanh nghiệp 7
1.1.1 Khái quát về giải thể doanh nghiệp 7
1.1.2 Thủ tục giải thể doanh nghiệp 9
1.2 Điểm khác biệt giữa thủ tục giải thể doanh nghiệp so với thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành 13
CHƯƠNG 2 : BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 15
2.1 Sự kiện 1 : Cuộc họp hội đồng thành viên lần thứ nhất (20/3/2021) 15
2.1.1 Quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên của A 15
2.1.2 Tính hợp pháp của B tại cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất (20/03/2021) 15
2.1.3 Công tác ủy quyền trong cuộc họp hội đồng thành viên lần 1 15
2.1.4 Tính hợp pháp của cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất (20/03/2021) 16
2.2 Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ 2 (10/4/2021) 17
2.2.1 Tính hợp pháp của hành vi A không gửi giấy triệu tập cuộc họp Hội đồng 17
thành viên cho B (10/04/2021) 17
2.2.2 Tính hợp pháp của cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai (10/04/2021) 17
2.2.3 Tính hợp pháp của Quyết định khai trừ của Hội đồng thành viên với B 17
2.2.4 Tính hợp pháp của Quyết định của Phòng ĐKKD 18
2.3 Giải quyết sự kiện 3 18
2.4 Kết luận 18
LỜI KẾT 18
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế Luật kinh tế có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, từ sản xuất và tiêu dùng cho đến giao dịch và phân phối
Trong bối cảnh các doanh nghiệp tại Việt Nam có những phát triển mạnh mẽ, luật doanh nghiệp ra đời tại Việt Nam đã đưa ra hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực, chủ động sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế Quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu mạnh mẽ về sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật
về kinh tế Qua quá trình áp dụng và thực tiễn, luật doanh nghiệp dần được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu thành lập, hoạt động của các tổ chức kinh doanh tại Việt Nam
Trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện Đây chính là yếu
tố quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thì cũng có một số doanh nghiệp do tác động bởi các yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường,năng lực nội tại yếu kém khiến doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển, khi đó thua lỗ tất yếu sẽ xảy ra và khiến doanh nghiệp phải quyết định giải thể hoặc phá sản để rút lui khỏi thị trường
Nhóm 6 chúng em xin phép được trình bày về thủ tục giải thể doanh nghiệp và chỉ ra điểm khác biệt so với thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành và giải quyết bài tập tình huống để có thể trao đổi, giải đáp những câu hỏi xung quanh các vấn đề thuộc về bộ môn luật kinh tế
Do hạn chế về thời gian và trình độ chuyên môn, bài thảo luận không tránh khỏi những sai sót không mong muốn Vì vậy chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài thảo luận có thể hoàn thiện hơn
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - TRÌNH BÀY THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ CHỈ RA ĐIỂM KHÁC BIỆT SO VỚI THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1.1 Thủ tục giải thể doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát về giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là một cách thức chấm dứt sự hoạt động và tồn tại của một doanh nghiệp hay một pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện giải thể và trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
Theo Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong 4 trường hợp sau đây:
a Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản
lý thuế có quy định khác
Cụ thể tại Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với
Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
Trang 7e Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật
Dựa vào điều khoản trên, có thể thấy việc giải thể doanh nghiệp sẽ diễn ra trong hai trường hợp:
* Giải thể tự nguyện:
Giải thể tự nguyện là kết quả của các quyết định kinh doanh, nghĩa là khi (các) chủ sở hữu thấy rằng việc tồn tại của doanh nghiệp là không còn cần thiết, hoặc doanh nghiệp đã không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả các mục tiêu kinh doanh
mà (các) chủ sở hữu đặt ra hoặc mong đợi Theo điểm a, b khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp giải thể tự nguyện khi kết thúc thời hạn hoạt động
mà không gia hạn hoặc theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp Thời điểm giải thể doanh nghiệp có thể do (các) chủ sở hữu định trước bằng cách quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp trong Điều lệ và hết thời hạn đó
mà không gia hạn hoặc có thể không được phép gia hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đối với trường hợp giải thể bằng quyết định của (các) chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động, đó phải là quyết định của chính chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp một chủ) và cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của các chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp có từ hai chủ sở hữu trở lên) theo trình tự, thủ tục mà pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp đó quy định
* Giải thể bắt buộc:
Trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể đó là trường hợp doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện để tiếp tục hoạt động hay vi phạm các quy định của pháp luật Cụ thể, theo điểm c, d khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác Đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp
Điều kiện giải thể doanh nghiệp, theo khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp
2020 quy định: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản
nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp
→ Như vậy, trước khi có thể chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bằng thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải hoàn tất việc thanh toán các khoản nợ với các chủ nợ, thanh lý
Trang 8tất cả các hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết và còn hiệu lực đến trước ngày việc giải thể hoàn tất
1.1.2 Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý: Điều 208, 209 Luật doanh nghiệp 2020
Để chính thức giải thể doanh nghiệp dù do ý chí của chủ doanh nghiệp hay
do cơ quan thẩm quyền thì doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, đây là một thủ tục hành chính , được tiến hành tại các cơ quan hành chính Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục này qua hai hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp
1.1.2.1 Thủ tục giải thể trong trường hợp giải thể tự nguyện (điểm a, b, c Khoản 1 Điều 208)
Bước 1 Theo khoản 1 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020:
Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b Lý do giải thể;
c Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
d Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
e Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
Bước 2 Theo khoản 2 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020: : Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
Bước 3: Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh
doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cơ quan thuế, người lao động
Theo khoản 3 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020
Sau khi nghị quyết, quyết định được thông qua, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Thủ tục thông báo giải thể doanh nghiệp gồm các giấy tờ sau:
+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
Trang 9+ Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công
ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp + Phương án giải quyết nợ (nếu có)
Nếu doanh nghiệp vẫn còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan Phương án giải quyết nợ gồm: + Tên, địa chỉ của chủ nợ;
+ Số nợ;
+ Thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó;
+ Cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tải các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể và gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế
Bước 4: Theo khoản 5 của Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020
Doanh nghiệp thực hiện thanh toán các nghĩa vụ tài sản, khoản nợ theo thứ
tự ưu tiên:
a Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b Nợ thuế;
c Các khoản nợ khác;
Sau khi thanh toán hết tất cả các nghĩa vụ, nếu vẫn còn dư, phần này sẽ được chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công
ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần; (Khoản 6 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020).
Bước 5: Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể
doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
(Khoản 7 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Căn cứ vào Điều 210 Luật doanh nghiệp 2020
Trang 10Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:
a Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
b Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có)
Tính xác thực của hồ sơ do Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp không chính xác, giả mạo
- Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho Cơ quan thuế Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp
- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng
ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên (Khoản 8 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020)
1.1.2.2 Thủ tục giải thể trong trường hợp giải thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án (bắt buộc) (điểm d Khoản 1 Điều 209).
Căn cứ vào Điều 209 Luật doanh nghiệp 2020