1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lập kế hoạch lao động, tiền lương của công ty than hạ long tkv năm 2020

141 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập kế hoạch lao động, tiền lương của công ty than hạ long tkv năm 2020
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh mỏ
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

Chương 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THAN HẠ LONG 5

1.1 Giới thiệu chung về Công ty than Hạ Long 6

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 6

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty 7

1.2 Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất 8

1.2.1 Điều kiện địa chất - tự nhiên 8

1.2.2 Công nghệ sản xuất 10

1.2.3 Trang bị kỹ thuật 12

1.3 Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất 14

1.3.1 Tình hình phân công lao động - xã hội trong sản xuất 14

1.3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động 15

1.3.3 Tình hình xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch 20

1.3.4 Tình hình sử dụng lao động trong Công ty 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22

Chương 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN HẠ LONG - TKV NĂM 2019 23

2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hạ Long

2.3.2 Phân tích năng lực sản xuất và trình độ tận dụng năng lực sản xuất 55

2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương 64

2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty 64

2.4.2 Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương 71

2.5 Phân tích giá thành sản phẩm 73

2.5.1 Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí 73

2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành 75

2.5.3 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành 75

2.5.4 Phân tích các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm 77

2.6 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 78

2.6.1 Phân tích chung tình hình tài chính doanh nghiệp 78

2.6.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh 90

Trang 2

2.6.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 93

2.6.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 105

Chương 3: LẬP KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG NĂM 2020 CỦA CÔNG TY THAN HẠ LONG – TKV 106

3.1 Căn cứ lựa chọn chuyên đề 107

3.1.1 Sự cần thiết lựa chọn chuyên đề 107

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 107

3.2 Cơ sở lý thuyết về kế hoạch lao động - tiền lương 108

3.2.1 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch lao động - tiền lương 108

3.2.2 Quy trình xây dựng kế hoạch lao động - tiền lương 111

3.3 Lập kế hoạch lao động và tiền lương của Công ty năm 2020 113

3.3.2 Lập kế hoạch thời gian lao động 113

3.3.2 Lập kế hoạch số lượng lao động 114

3.3.2 Lập kế hoạch tiền lương 123

3.4 Đánh giá kế hoạch lao động tiền lương của Công ty năm 2020 123

3.5 Các biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch lao động và tiền lương năm 2020 của Công ty Than Hạ Long - TKV 130

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong những qua, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tiến bộ đáng kể về tăng trưởng GDP và giảm nghèo, đó là nhờ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện địa hoá sử dụng năng lượng rất lớn và nhu cầu tiếp tục tăng nhanh, trong đó, tiêu thụ than trong nước tăng mạnh Đứng trước thách thức cần phải cung cấp đủ năng lượng cho nền kinh tế, ngành than đặt ra mục tiêu phát triển của ngành là: Phát triển nhanh, mạnh ngành than nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu có hiệu quả Duy trì tỷ trọng hợp lý của than trong cân bằng năng lượng của Việt Nam Điều này đặt ra với từng thành viên trong tập đoàn TKV phải nỗ lực phấn đấu từng bước nâng cao sản lượng khai thác, giảm giá thành chi phí và quản lý Luôn luôn hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức và mô hình quản lý Để phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý.

Công ty Than Hạ Long - TKV là một đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, là một công ty chủ yếu là khai thác hầm lò, hàng năm Công ty đã khai thác hàng triệu tấn than, cơ sở vật chất máy móc thiết bị từng bước được đầu tư mới và đạt được sản lượng khai thác tương đối cao Trong các năm tiếp theo, để duy trì, củng cố, phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty cần nghiên cứu, phân tích đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng nhiệm vụ nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài với mục đích là sản xuất kinh doanh có lãi, sản lượng tăng và giá thành hạ.

Sau thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban, phân xưởng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đến nay tác giả đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp

với đề tài: "Lập kế hoạch lao động, tiền lương của Công ty Than Hạ Long - TKV

năm 2020".

đồ án tốt nghiệp với nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công

Tác giả đề nghị được bảo vệ kết quả nghiên cứu này trước Hội đồng chấm thi tốt nghiệp ngành Quản trị Doanh nghiệp - Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Trang 4

Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Công ty Than Hạ Long - TKV, sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Lê Văn Chiến để tác giả hoàn thành bản đồ án này

Do kinh nghiệm và hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bản đồ án không tránh khỏi những khuyết điểm Tác giả kính mong sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn để đồ án được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Nguyễn Anh Tuấn

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 4

Trang 5

Chương 1

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINHDOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY THAN HẠ LONG

Trang 6

1.1 Giới thiệu chung về Công ty than Hạ Long

* Thông tin chung của Công ty

- Tên Công ty: Công ty Than Hạ Long - TKV

- Địa chỉ: Tổ 65, khu Diêm Thủy, phường Cẩm Đông, Cẩm Phả, Quảng Ninh - Điện thoại:02333.968.198

- Số tài khoản: 0141000000136 Ngân hàng Ngoại thương - QN - MST: 5700100256-062

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Than Hạ Long - TKV tiền thân là Liên hiệp than Quảng Ninh được thành lập ngày 08 tháng 01 năm 1988 theo Quyết định số: 07QĐ/UB ngày 08 tháng 01 năm 1988 của UBND tỉnh Quảng Ninh Khi mới thành lập Công ty có có 2 đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập: Xí nghiệp than Cẩm Phả, Mỏ than Suối Lại

Ngày 02 tháng 4 năm 1988, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 179-TCCB để thành lập thêm đơn vị trực thuộc mới của công ty: Mỏ than Hà Ráng.

Ngày 15 tháng 9 năm 1988, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 567 QĐ/UB để thành lập thêm đơn vị trực thuộc mới của công ty: Cảng Sa Tô Đến 20 tháng 4 năm 1991, Cảng Sa Tô đổi tên thành Xí nghiệp chế biến và kinh doanh than theo Quyết định số: 512-QĐ/UB.

Ngày 26 tháng 9 năm 1992, Liên hiệp than Quảng Ninh đổi tên thành Công ty than Quảng Ninh theo quyết định số: 2265 QĐ/UB.

Ngày 17-12-1992 UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số: 2852-QĐ/UB V/v thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty than Quảng Ninh với chức năng, nhiệm vụ của Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động SXKD theo luật Công ty Trong Công ty có 4 đơn vị trực thuộc, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Công ty là: Xí nghiệp than Cẩm phả, Mỏ than Suối Lại, Mỏ than Hà Ráng, Xí nghiệp chế biến và kinh doanh than.

Công ty tiếp tục thành lập các mỏ mới mở rộng sản xuất như: Ngày 04 tháng 3 năm 1994 thành lập Mỏ than Khe Tam theo quyết định số:399 QĐ/UB của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; ngày 20 tháng 6 năm 1995 thành lập xí nghiệp than Bình Minh theo quyết định số: 1295 QĐ/UB của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Theo chủ trương sắp xếp tổ chức và lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ngày 4 tháng 11 năm 1994 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký Quyết định số: 2186 QĐ/UB thành lập Công ty than Quảng Ninh, gồm 10 đơn vị, trong đó có 5 xí nghiệp trước đây trực thuộc các huyện, thị xã trong tỉnh.

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 6

Trang 7

Từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, Công ty than Quảng Ninh thuộc sự quản lý, điều hành SXKD của Tổng Công ty than Việt Nam, tại thời điểm này công ty có chính thức 7 đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp than Cẩm Phả, Mỏ than Suối Lại, Mỏ than Hà Ráng, Xí nghiệp Chế biến và kinh doanh than, Mỏ than Khe Tam, Xí nghiệp than Hoành Bồ, Xí nghiệp than Đông Triều.

Ngày 20 tháng 7 năm 1996 UBND công ty được chuyển giao về Tổng công ty than Việt Nam theo quyết định số: 1721 QĐ/UB và hoạt động một đơn vị sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độ lập, hoạt động theo Điều lệ Công ty được Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam phê duyệt theo Quyết định số: 593TVN/ TCCB ngày 26 tháng 2 năm 1997.

Sau nhiều thay đổi do thành lập và sát nhập, đến thời điểm năm 2001, công ty than Quảng Ninh có 9 đơn vị trực thuộc đó là: Mỏ than Suối Lại, Mỏ than Thành Công, Mỏ than Núi Khánh, Mỏ than Hà Ráng, Mỏ Tấy Bắc Đá Mài, Mỏ than Khe Tam, XN than Bình Minh, XN than Hoành bồ, XN dịch vụ và kinh doanh than.

Năm 2008, theo chủ trương của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về việc quy hoạch lại các vùng tài nguyên Một số đơn vị thuộc Công ty than Hạ Long đã chuyển sang các Công ty khác và công ty cũng tiếp nhận các đơn vị mới, như vậy Công ty Than Hạ Long - TKV hiện nay có 4 Xí nghiệp là: Xí nghiệp than Hà Ráng, Xí nghiệp than Khe Tam, Xí nghiệp than Cẩm Thành, Xí nghiệp than Tân Lập.

Đến năm 2017 thực hiện công tác tái cơ cấu của Chính phủ Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đã bỏ hệ thống công ty hai cấp về một cấp, vì vậy 4 xí nghiệp trực thuộc công ty trở thành 4 công trường khai thác

Đến cuối năm 2017, công trường Kha Tam đã đóng cửa mỏ nên hiện nay Công ty Than Hạ Long - TKV hiện nay còn 3 công trường khai thác: công trường Hà Ráng, công trường Cẩm Thành và công trường Tân Lập.

Qua 28 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, đạt được những thành tích to lớn về mọi mặt là nhờ có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ Công ty, sự phối hợp của Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị, xã hội Công ty qua các thời kỳ.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty* Chức năng của Công ty than Hạ Long

Công ty than Hạ Long là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Công ty có đầy đủ chức năng quyền hạn của một doanh nghiệp hạch toán độc lập theo quy định của Nhà nước Chức năng chủ yếu của công ty bao gồm:

- Tổ chức sản xuất và chế biến sản phẩm than các loại.

- Quản lý tất cả các mặt kinh tế, xã hội, an ninh trong phạm vi công ty quản lý.

Trang 8

- Giao dịch đối ngoại với các doanh nghiệp, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức trong cả nước khi cần thiết.

- Kinh doanh và sản xuất các sản phẩm khác ngoài than như xây lắp, vận tải.

* Nhiệm vụ chính của công ty là:

- Sản xuất than các loại để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

- Bảo toàn được vốn của Nhà nước đã giao và đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trích nộp đối với Nhà nước và cấp trên - Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên

- Phối hợp với các ngành chức năng quản lý Nhà nước đóng trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị trong khu vực.

* Ngành nghề kinh doanh của công ty:

- Sản xuất, chế biến và kinh doanh than

- Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng - Sản xuất vật liệu xây dựng

- Xuất khẩu than, nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng hàng hoá cho nghành than, vận tải thuỷ bộ.

- Xây dựng lưới điện 35KV trở xuống - Quản lý khai thác cảng lẻ.

1.2 Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất

1.2.1 Điều kiện địa chất - tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Công ty than Hạ Long có trụ sở chính tại phường Cẩm Đông TP Cẩm Phả -tỉnh Quảng Ninh nằm giữa bể than Quảng Ninh

Công ty có vị trí khai thác không tập trung, nằm rải rác tại nhiều nới: Khu Hà Ráng thuộc phường Quang Hanh; khu Cẩm Thành thuộc phường Dương Huy, khu Tân Lập Mông Dương

1.2.1.2 Địa hình

Khu vực khai thác của Công ty có địa hình núi cao loại thấp đến loại trung bình, phần lớn có độ cao từ 50m đến 150m, phía Nam và phía Tây khu mỏ núi có độ cao từ 200 đến 250 m Địa hình phân cắt bởi mạng sông suối dầy đặc Về mùa mưa rất khó khăn cho việc giao thông đi lại và vận chuyển thiết bị, vật tư, khai thác Vào những năm 1990 rừng phát triển khá phong phú và đa dạng, từ sau 1990 việc khai thác than với nhiều quy mô và hình thức khai thác rừng bị khai thác bừa bãi, hầu hết những diện tích rừng hiện có trong khu mỏ là rừng tái sinh và rừng trồng keo, bạch đàn của dân cư và của Công ty Với đặc điểm địa hình như vậy, đã gây rất nhiều khó khăn cho việc khai thác và mở vỉa của Công ty.

1.2.1.3 Khí hậu, giao thông vận tải và dân cư

a, Khí hậu

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 8

Trang 9

Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 thường hay gây lũ rất khó khăn cho việc vận tải và đi lại cũng như sinh hoạt, khó khăn cho việc thoát nước trong lò nhất là các đường lò giếng sâu Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Mùa này rất thuận lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt cũng như môi trường Nhiệt độ trung bình hàng năm là 190C vào các tháng 10, 11, 12 đến tháng 1 năm sau thường có gió mùa Đông bắc, vào các ngày rét đậm có ngày nhiệt độ xuống tới 00c khí hậu khu mỏ không ổn định do vậy ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, sinh hoạt vào mùa mưa khó khăn cho việc khai thác và thăm dò

b, Giao thông

Vào khu mỏ có đường trục nối liền quốc lộ 18A là đường quốc lộ 18B, chạy qua rìa bắc của khu mỏ, có sông Diễn Vọng chạy từ khu mỏ ra vịnh Quốc bê (Hồng Gai) về phía đông nam khu mỏ có đường tàu Tuynel xuyên núi nối liền với hệ thống đường sắt chạy từ Km6 Cẩm phả đi Cửa ông Với mạng lưới giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc cung ứng vật tư thiết bị và tiêu thụ sản phẩm Khu mỏ cách xa cảng tiêu thụ 13km, do vậy chi phí vận chuyển cao, đặc biệt vận chuyển tiêu thụ của Công ty toàn bộ bằng ôtô.

c Dân cư

Thuộc phạm vi khu mỏ rất hiếm người bản xứ, hầu hết các gia đình nhà dân ở đây là công nhân Địa chất mỏ nghỉ hưu sống định cư chủ yếu tập trung ở phần trung tâm Ngã Hai

1.2.1.4 Hệ thống than vỉa

Hệ thống các vỉa than nằm trong khu mỏ Ngã hai của Công ty than Hạ Long được xếp vào loại vỉa dầy trung bình Độ dốc vỉa: dốc thoải và nghiêng Nhìn chung về độ dốc và chiều dầy vỉa than thay đổi phức tạp Độ tro trung bình là 16,25% Hàm lượng phốt pho và lưu huỳnh không đáng Còn chất lượng than tương đối tốt đồng đều Hệ thống các vỉa than chủ yếu của Công ty được thống kê trong bảng 1-1

Bảng thống kê đặc điểm địa chất các vỉa than

Trang 10

9V81,85,31535 Antraxít 1,512

1.2.1.5 Chất lượng than

Chất lượng than các khu mỏ của Công ty phần lớn là tương đối tốt Toàn khu mỏ của Công ty đã được thăm dò tỷ mỷ lấy mẫu để xác định chất lượng than Qua các mẫu phân tích chất lượng than không thay đổi nhiều

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 10

Trang 11

Bảng chỉ tiêu chất lượng than

Than trong khu mỏ có màu sám thép, có ánh bám kim loại, màu sắc của than phần dưới đáy tương đối nhạt gần đỉnh đậm hơn, độ cứng của than từ 1 đến 3, tỷ trọng của than từ 1,5 đến 1,6 T/m3, tạp chất khoáng vật chủ yếu là quặng Pirítlimonít thạch anh Silíc, khoáng vật đất sét trong than rất ít, khí mê tan (CH4) chiếm từ 0,1 đến 0,8%, hàm lượng khí Hyđrô (H2) thấp Khu mỏ của Công ty được xếp vào loại I về khí và bụi nổ.

Thành phần hoá học của than trong khu mỏ của Công ty than Hạ Long được

Than của Công ty than Hạ Long - TKV được hình thành từ 2 nguồn khai thác: Khai thác than lộ thiên và khai thác than hầm lò Dây chuyền khai thác của Công ty được thể hiện trong hình 1-1.

* Công nghệ khai thác than hầm lò

- Khai thác bằng khoan nổ mìn, chống lò bằng cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực di động, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn phần.

- Than nổ mìn ra tự trượt trên máng trượt, qua lò song song bằng máng cào xuống lò vận chuyển, xuống phỗng rót than xuống goòng, dùng tàu điện kéo ra ngoài mặt bằng, vào quang lật rót xuống bunke, xuống hệ thống băng tải vào nhà sàng trung tâm để tuyển cám và các loại cục riêng

Việc bố trí máng hứng than ở ngay chân lò chợ và màng cào để vận chuyển than ở các khâu tiếp theo đã giảm được hao phí không cần thiết, tiết kiệm được thời gian để từng bước cơ giới hoá công tác khai thác than ở lò chợ Việc bố trí máy móc khai thác, vận chuyển trực tiếp thay cho sức lao động thủ công là rất hợp lý.

* Công nghệ khai thác than lộ thiên

Trang 12

Trong khai thác than lộ thiên, gồm có 2 phần đó là dây chuyền bóc đất đá và dây chuyền khai thác than.

- Dây chuyền bóc đất đá:

Khoan  Nổ mìn  Bốc xúc  Vận tải  Bãi thải - Dây chuyền khai thác than:

Xúc Than Vận tải Than nguyên khai  Kho mỏ (Phân xưởng sàng tuyển 1) than nguyên khai qua sàng  Công ty Tuyển than Cửa Ông

Than thành phẩm  Công ty Kho vận Cẩm Phả

Than bã sàng Các phân xưởng sàng tuyển  Công ty kho vận Cẩm Phả

Khai thác than lộ thiên Khai thác than hầm lò

1 Dây chuyền đất

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 12

2 Dây chuyền than

Hình 1-1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất than

Trang 13

Công nghệ khai thác của Công ty được bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện và địa hình của mỏ.

+ Khâu khoan: Là khâu đầu tiên của dây chuyền công nghệ khai thác than ở mỏ, phục vụ cho công tác nổ mìn, phá đất đá Thiết bị khoan của Công ty là máy khoan đập KZ-20 và các loại máy khoan chân tầng, máy khoan khí ép, máy khoan điện cầm tay để phá đá quá cỡ.

+ Khâu nổ mìn: được tổ chức kết hợp với khâu khoan thành một khâu hợp nhất, khâu này có nhiệm vụ sử dụng các lỗ khoan đã khoan, nạp mìn và làm nổ để phá vỡ đất đá nguyên thuỷ, làm đất đá tơi vụn, có kích thước phù với khả năng bốc xúc của máy xúc tạo điều kiện cho máy xúc làm việc có năng suất và hiệu quả cao hơn.

+ Khâu xúc: là khâu có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ công nghệ và kết quả sản xuất của Công ty Nhiệm vụ của khâu này là bốc xúc đất đá đã nổ mìn lên ô tô Benlaz, Scania vận chuyển đất đá ra bãi thải và vận chuyển than nguyên khai bằng ô tô trung xa đến kho mỏ để sàng tuyển trước khi đi tiêu thụ tại Công ty tuyển than Cửa ông và Công ty kho vận Cẩm Phả.

Để đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục, Công ty đã sử dụng hai loại máy xúc kà máy xúc EKG – 5A và máy xúc thuỷ lực.

Máy xúc than là loại máy xúc thuỷ lực: Hitachi, KOMASU, máy xúc đất đá là EKG-5A, máy xúc thuỷ lực và xe gạt để gạt phụ trợ.

+ Khâu vận tải: Khâu này cũng rất quan trọng, Công ty sử dụng các loại ô tô Benlaz 540, SCANIA để vận chuyển đất đá từ nơi khai thác ra bãi thải Ô tô Kpaz, Daewoo vận chuyển than nguyên khai từ vỉa đi đến kho mỏ để sàng tuyển Than nguyên khai được sàng tuyển tại Phân xưởng sàng tuyển 1 trước khi đi vận chuyển ra Máng ga để tiêu thụ cho Công ty tuyển than Cửa ông còn lại than loại 2 được vận chuyển ra 2 phân xưởng ngoài khu vực km6 đó là Phân xưởng sàng tuyển 2 và Phân xưởng sàng tuyển 3 để tuyển rửa ra các loại than thành phẩm khác để bán cho Công ty kho vận Cẩm Phả.

1.2.3 Trang bị kỹ thuật

Trong những năm vừa qua Công ty luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng, cơ cấu trang thiết bị kỹ thuật để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Với hai loại hình công nghệ sản xuất như trên Công ty đã trang bị thiết bị sản xuất được thống kê tại bảng 1-4.

Qua bảng 1-4 cho thấy, toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của Công ty đã đảm bảo phục vụ và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất Tuy nhiên, một số máy

Trang 14

móc thiết bị đã cũ, lạc hậu nên không đáp ứng được nhu cầu khai thác ngày càng tăng của Công ty.

Mặt khác, do được mua sắm với thiết kế ở mức sản lượng khai thác trước

đây thấp nên đến nay do đã áp dụng công nghệ khai thác mới với sản lượng khai thác tăng cao, vì vậy một số thiết bị tuy mới sử dụng nhưng cũng không đáp ứng được năng suất ngày càng cao của mỏ do đó còn gây ảnh hưởng chung đến quá trình sản xuất của Công ty

Vì vậy, Công ty cần phải đầu tư thay thế hoặc nâng cấp trên cơ sở kế hoạch sản lượng khai thác trong các năm tới để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao

Bảng thống kê tài sản chủ yếu của Công ty than Hạ Long

Trang 15

TTTên thiết bịMã hiệu

1.3 Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất

1.3.1 Tình hình phân công lao động - xã hội trong sản xuất

1.3.1.1 Tình hình tập trung hóa

Trang 16

Công ty thanHạ Long – TKV là Công ty vừa khai thác hầm lò, vừa khai thác lộ thiên Tuy nhiên hiện nay Công ty chủ yếu tập trung vào khai thác hầm lò Than hầm lò có trữ lượng lớn, khai thác ít bị ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Với dây truyền công nghệ khai thác hầm lò tiên tiến Công ty luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản lượng do tập đoàn đề ra Công ty luôn đầu tư, tổ chức máy móc thiết bị mang tính tập trung hóa cao.

1.3.1.2 Trình độ chuyên môn hóa

Công ty than Hạ Long – TKV là một doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất và tự hạch toán độc lập trong cơ chế thị trường, vậy Công ty đã có sự chuyên môn hóa từ nội bộ phòng ban, phân xưởng đến các tổ, đội sản xuất.

Sản phẩm sản xuất chủ yếu là than khai thác, chế biến, tiêu thụ than phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu và tiêu thụ dùng nội địa như: Than cục 1a, 1b, 2a, 2b, 3a, 4a, 4b, cục 5 Than cám : cám 3a, 3b, 3c, 4a, 4b, 5, 6a, 6b, cám 7.

Các bộ phận sản xuất được tập trung hóa theo dây chuyền sản xuất, từng lĩnh vực, từng công việc lên đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay.

1.3.1.3 Trình độ hợp tác hóa

Vì mục đích không ngừng phát triển, Công ty cũng thiết lập cho mình những mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đơn vị trong cũng như ngoài ngành: Công ty vật tư, vận tải, nhà máy tuyển than Cửa Ông, công ty bảo hiểm, ngân hàng; bên cạnh đó, các bộ phận trong Công ty cũng có sự hợp tác hóa cao.

1.3.2 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động

1.3.2.1 Bộ máy quản lý

Công ty than Hạ Long - TKV hiện đang áp dụng hình thức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng Hình thức này là phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp hiện nay

Giám đốc trực tiếp điều tiết quá trình sản xuất của doanh nghiệp thông qua các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tư vấnG, giúp việc cho Giám đốc trong việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh.

Hình thức tổ chức của Công ty than Hạ Long theo mô hình trực tuyến chức năng và được tổ chức qua hình 1-5.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám đốc trực tiếp điều tiết quá trình sản xuất của doanh nghiệp thông qua các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tư vấn, giúp việc cho Giám đốc trong việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh.

* Ban giám đốc:

Giám đốc công ty: do hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm; là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Tập đoàn

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 16

Trang 17

và pháp luật trong mọi hoạt động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là người trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức bộ máy của công ty, trực tiếp phụ trách một số mặt công tác quan trọng chủ chốt, một số phòng ban, quản đốc phân xưởng.

Trang 18

Hình 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty than Hạ Long - TKV

Trang 19

- Các phó Giám đốc: Gồm các phó Giám đốc do Tập đoàn bổ nhiệm Mỗi

PGĐ làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty dựa theo chức năng nhiệm vụ được phân công phụ trách

* Các phòng ban:

- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch Tập đoàn giao xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB, công tác xây dựng giá thành, khoán chi phí, đơn giá dự toán công trình, ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng.

- Phòng Tổ chức lao động: tham mưu cho Giám đốc quản lý, tổ chức, sắp xếp lao động, làm công tác tuyển dụng, đào tạo; tính toán và quản lý phân phối quỹ tiền lương, tính toán và xây dựng định mức lao động và tiền lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán các chế độ và chính sách xã hội cho người lao động.

- Phòng Kế toán, tài chính - thống kê: cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của công ty đạt hiệu quả cao; làm công tác báo cáo tài chính quý, năm, hạch toán kế toán, tổng hợp tài chính tín dụng; thanh quyết toán tài chính quý, năm, làm lương và cấp phát lương cho người lao động.

- Phòng vật tư: mua sắm, cung cấp, vật tư cho các bộ phận sản xuất.

- Phòng tiêu thụ: làm công tác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, chuẩn bị chân hàng, phụ trách công tác bán hàng của công ty.

- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kỹ thuật, quản lý kỹ thuật, xây dựng các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, lập các biện pháp thi công, giám sát, nghiệm thu khối lượng các công trình thi công; làm công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Phòng cơ điện: có nhiệm vụ quản lý các thiết bị cơ điện, lập kế hoạch sửa chữa lớn, tham gia đấu thầu mua sắm thiết bị và thanh lý taì sản, làm công tác định mức kỹ thuật xe máy.

- Phòng an toàn: làm công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, phê duyệt các phương án an toàn, giám sát về mặt an toàn trong sản xuất và thi công công trình; lập kế hoạch an toàn, bảo hộ lao động.

- Phòng đầu tư XDCB: lập và dự toán các công trình xây dựng cơ bản, thanh quyết toán các công trình, lập kế hoạch vay vốn đầu tư XDCB.

- Phòng Trắc địa - Địa chất: có nhiệm vụ tổng hợp, tính toán các khối lượng thực hiện than, đất đá của công ty, lập các bản đồ trữ lượng khai thác.

- Phòng điều hành sản xuất: làm công tác điều độ sản xuất, kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm, điều hành chỉ huy sản xuất, điều độ tác nghiệp tuần, tháng.

Trang 20

- Phòng thanh tra bảo vệ: làm công tác an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản trong công ty, làm công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ về công tác quản lý tài chính, phân phối thu nhập trong công ty.

- Trạm y tế: Chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Phòng thanh tra pháp chế: Thực hiện các công tác kiểm toán nội bộ trong công ty, từ đó tư vấn cho ban giám đốc để hoàn thiện các công tác tài chính, kế toán công ty; theo đúng các chế độ pháp luật hiện hành của Nhà nước.

- Văn phòng Giám đốc: tổng hợp công tác hành chính, văn thư lưu trữ, công văn giấy tờ, lập kế hoạch phê duyệt cấp phát văn phòng phẩm.

* Các công trường trực thuộc sản xuất: thực hiện công tác sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch của Ban giám đốc công ty.

Với tổ chức quản lý như trên cơ cấu quản lý của công ty là tương đối phù hợp với trình độ, cơ cấu phổ biến hiện nay với ngành than Các phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể, chịu sự giám sát trực tiếp từ ban lãnh đạo đồng thời có nhiệm vụ và quyền hạn tham mưu, giúp đỡ ban lãnh đạo trong lĩnh vực xây dựng và thực thi các chỉ tiêu mệnh lệnh đưa ra.

1.3.2.2 Tình hình tổ chức bộ phận sản xuất

Tổ chức sản xuất cấp phân xưởng như sau:

a Mối quan hệ quyền hạn giữa các bộ phận trong bộ phận sản xuất

Các phân xưởng được chia thành các tổ đội sản xuất chuyên môn phụ trách một công việc nhất định, đồng thời chịu sự chỉ huy và nhận nhiệm vụ từ phòng điều khiển sản xuất của Công ty Các tổ đội được chia thành các kíp sản xuất hoạt động luân phiên trong các ca sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục nhịp nhàng phó quản đốc và quản đốc phân xưởng báo cáo phòng điều khiển sản xuất hoặc trực tiếp giám đốc công ty tùy theo từng trường hợp và công việc cụ thể Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào các thông tin của phòng điều khiển sản xuất, các phòng ban chức năng do Quản đốc phân xưởng trực tiếp báo cáo hoặc sau khi trực tiếp kiểm tra sẽ đưa ra các quyết định để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

b Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ phận sản xuất chính

Khối sản xuất nằm dưới sự chỉ huy của trung tâm chỉ huy sản xuất, trung tâm có nhiệm vụ điều hành sản xuất, kiểm tra giám sát các bộ phận sản xuất của Công ty triển khai lệnh sản xuất, điều động các xe, máy phục vụ cho mọi hoạt động trong mỏ Khối sản xuất gồm các công trường, phân xưởng, đội xe

- Quản đốc: có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát các tổ đội sản xuất, báo cáo công việc hoàn thành cho phòng điều khiển sản xuất hoặc trực tiếp Giám đốc.

- Phó quản đốc: là người giúp việc cho quản đốc, khi vắng Quản đốc sẽ thực hiện nhiệm vụ như quản đốc.

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 20

Trang 21

- Các tổ đội sản xuất: thực hiện nhiệm vụ của mình theo nhật lệnh của Quản đốc phân xưởng và thực hiện chế độ báo cáo kết quả trong ca với Phó Quản đốc và Quản đốc phân xưởng thông qua sổ nhật lệnh.

Hình 1-3: Sơ đồ tổ chức sản xuất cấp phân xưởng

Hiện nay, Công ty làm việc theo hai chế độ:

+ Khối hành chính và phân xưởng Sàng tuyển làm việc theo giờ hành chính, tuần làm việc 5-6 ngày, ngày làm việc 08 giờ.

Sáng: 7h30  12h00’ Chiều: 13h  16h30’

+ Khối sản xuất: Làm việc 3ca/ngày, 8h/ca đảo ca nghịch, trong tuần bố trí nghỉ luân phiên vào các ngày trong tuần, 1 tuần đảo ca 1 lần.

Hình 1-4: Sơ đồ đảo ca ở các bộ phận sản xuất chính

1.3.3 Tình hình xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch

1.3.5.1 Trình tự, phương pháp, căn cứ lập các loại kế hoạch

Trang 22

Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Than Hạ Long được căn cứ vào các chỉ tiêu pháp lệnh của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam giao và nhu cầu của thị trường mà Công ty ký kết được trong kỳ kế hoạch Dựa vào năng lực sản xuất hiện có của các đơn vị trong Công ty và cơ chế quản lý chi phí mà Công ty lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp

Khi lập kế hoạch phó Giám đốc kỹ thuật và các phòng ban có liên quan báo cáo trữ lượng tài nguyên khai thác và khả năng đáp ứng của Công ty, để tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sau đó trình Giám đốc duyệt Khi được duyệt chính thức thì Công ty căn cứ vào đó để cân đối kế hoạch tài chính, tiền lương, vật tư, lao động Các kế hoạch này được báo cáo để Tổng Công ty duyệt.

1.3.5.2 Tình hình chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được các đơn vị báo cáo theo định kỳ để Công ty có biện pháp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với biến động của sản xuất của Công ty Đây chính là sự linh hoạt của khâu lập kế hoạch, nhằm phát huy tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay, Công ty áp dụng qui chế giao nhiệm vụ sản xuất và khoán chi phí sản xuất kinh doanh cho các đơn vị sản xuất trong Công ty Cơ chế này góp phần thúc đẩy công tác tổ chức sản xuất và hạch toán chi phí cho từng công trường, phân xưởng góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.3.5.3 Phương hướng xây dựng kế hoạch

Trong những năm qua, Công ty luôn chú trọng nâng cao sản lượng và chất lượng than nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, phấn đấu tăng doanh thu, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động Ngoài những hợp đồng thường xuyên, ổn định, Công ty luôn tìm kiếm thị trường, khách hàng mới để hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Công tác lập kế hoạch luôn mang tính tiên tiến, năm sau cao hơn năm trước Và luôn được đổi mới sao cho có sự phối hợp thống nhất giữa công tác lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong Công ty.

1.3.4 Tình hình sử dụng lao động trong Công ty

Thống kê số lượng lao động Công ty ngày 31/12/2019

Qua bảng số liệu cho thấy:

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 22

Trang 23

Tại thời điểm 31/12/2020, tổng số lao động của Công ty là: 3.871 người, so với năm 2018 đã tăng 66 người tương ứng tăng 1,73% Trong đó:

- Lao động sản xuất chính là: 2.588 người chiếm khoảng 66,86% tổng số lao động của Công ty, so với năm 2018, số lao động sản xuất chính của Công ty đã tăng 63 người, tương ứng tăng 2,50%.

- Lao động phục vụ và phụ trợ là: 854 người, tăng 6 người, tương ứng tăng 0,71% so với năm 2018.

- Lao gián tiếp là: 429 người, giảm 3 người, tương ứng giảm 0,69% so với năm 2018.

Trang 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu tình hình tổ chức chung của Công ty than Hạ Long –TKV cho thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- Sự tăng trưởng chung của ngành cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và năng cao thu nhập cho người lao động.

- Công ty than Hạ Long –TKV có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú dồi dào, chất lượng than tốt ổn định, điều kiện tự nhiên và điều kiện địa chất thuận lợi cho quá trình khai thác và sản xuất kinh doanh than.

- Công tác quản lý và điều hành của Ban lãnh đạo Công ty tương đối tốt, hệ thống quản lý có khoa học, hầu hết cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề, trưởng thành cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm.

- Máy móc thiết bị ngày được cải tiến Ngoài ra còn có sự hợp tác giúp đỡ của các cơ quan tư vấn, nghiên cứu lĩnh vực khai thác mỏ trong ngành.

* Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên Công ty than Hạ Long –TKV còn gặp không ít những khó khăn làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Máy móc đã được nâng cao nhưng chưa thật sự hiệu quả trong khi khai thác ngày càng xuống sâu, việc bố trí máy móc sẽ khó khăn, không kịp thời đáp ứng sẽ gây cản trở cho việc khai thác và tiêu thụ.

- Bên cạnh đó, diện khai thác của dự án Khe Chàm 2-4 vừa thực hiện đào lò, vừa tiến hành khai thác cũng ảnh hưởng nhiều đến sản lượng than khai thác của Công ty Hơn nữa, điều kiện địa chất của khu vực Khe Chàm 2-4 không ổn định, vỉa kẹp nhiều đá cũng gây khó khăn cho công tác khai thác của Công ty.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng không ít đến doanh thu và chi phí của Công ty do giá cả vật tư, thiết bị, tăng cao.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong năm qua nhưng Công ty đã có tổ chức sản xuất hợp lý và sự cố gắng của tất cả cán bộ công nhân viên nên đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao Do vậy để đánh giá xem xét và tìm hiểu được đầy đủ hơn, chi tiết hơn, tìm ra được những phương hướng giải quyết những khó khăn còn tồn tại cần tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Hạ Long –TKV trong chương 2.

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 24

Trang 25

Chương 2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦACÔNG TY THAN HẠ LONG - TKV NĂM 2019

Trang 26

2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Hạ Long- TKV năm 2019

- Tổng sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2019 là: 1.770.058 tấn, so với kế hoạch năm 2019 tăng 58 tấn, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,003% Và so với thực hiện năm 2018 thì sản lượng than nguyên khai cũng tăng 3.472 tấn, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,20%

Lượng than nguyên khai sản xuất năm 2019 của Công ty tăng so với năm 2018 là do lượng than khai thác lộ thiên của Công ty trong năm 2019 đã tăng so với năm 2018, cụ thể: Sản lượng lộ thiên của Công ty năm 2019 đã tăng 29.115 tấn, tương ứng tăng 26,39% so với năm 2018 nên dù sản lượng than khai thác hầm lò của Công ty có giảm 25.643 tấn, tức giảm 1,55% so với năm 2018 thì tổng lượng than nguyên khai sản xuất năm 2019 của Công ty vẫn tăng so với năm 2018

- Sản lượng than sạch thực tế sản xuất trong năm 2018 đạt 1.472.687 tấn, năm 2019 đạt 1.124.598 tấn Như vậy so với thực hiện năm 2018, sản lượng than sạch thực tế sản xuất trong năm 2019 đã giảm 348.089 tấn, tương ứng giảm 23,64% Tuy nhiên, sản lượng than sạch thực tế sản xuất trong năm 2019 lại tăng so với kế hoạch năm 2019 là 7.598 tấn, tương ứng tăng 0,68%

- Tổng sản lượng than tiêu thụ của Công ty Than Hạ Long - TKV trong năm 2019 là 1.677.682 tấn, so với thực hiện năm 2018 đã giảm 173.887 tấn, tức giảm 9,39% Tương tự, tổng sản lượng than tiêu thụ của Công ty cũng giảm so với kế hoạch xây dựng năm 2019 là: 39.318 tấn, tương ứng giảm 2,29%

Lượng than tiêu thụ giảm cho thấy tình hình tiêu thụ than trong nước và đặc biệt xuất khẩu than ra nước ngoài của toàn ngành vẫn chưa có nhiều khởi sắc.

- Tổng doanh thu trong năm 2019 đạt 2.413.097 triệu đồng, tăng 126.384 triệu đồng so với thực hiện 2018, ứng với tỷ lệ tăng 5,53%, so với kế hoạch cũng tăng 63.097 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 2,68%

Trong đó: Doanh thu than năm 2019 đạt 2.331.611 triệu đồng, tăng 31.611 triệu đồng so với kế hoạch, ứng với tỷ lệ tăng 1,37%; so với thực hiện 2018 tăng 113.908 triệu đồng, tương ứng tăng 5,14%

Nguyên nhân dẫn đến tổng doanh thu than của công ty năm 2019 tăng so thực hiện năm 2018 là do giá bán than bình quân năm 2019 lớn hơn nhiều so với năm 2018, cụ thể giá bán than bình quân năm 2019 là 1.389.781 đồng/tấn, tăng 192.038 đồng/tấn hay tăng 16,03% so với năm 2018.

- Trong năm 2019, số lượng lao động của Công ty là 3.871 người, tăng so với năm 2018 là 66 người tương ứng với mức tăng là 1,73% Số lao động năm 2019 lại giảm so với kế hoạch đề ra của công ty trong năm 2019 là 185 người, tương ứng giảm 4,56% Số lao động của Công ty không đạt được kế hoạch đã đề ra là do việc tuyển dụng lao động trực tiếp của Công ty gặp nhiều khó khăn do đặc thù công việc của ngành khai thác than khá nặng nhọc

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 26

Trang 27

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CÔNG TY THAN HẠ LONG NĂM 2019

2 Sản lượng than sạch sản xuất Tấn 1.472.687 1.117.000 1.124.598 -348.089 -23,64 7.598 0,68 3 Sản lượng than tiêu thụ Tấn 1.851.569 1.717.000 1.677.682 -173.887 -9,39 -39.318 -2,29

10 Tiền lương bình quân đồng/người 13.419.886 13.551.241 13.753.789 333.903 2,49 202.548 1,49 11 Năng suất lao động BQ

Trang 28

17 Giá trị gia tăng Tr.đồng 1.249.017 1.266.740 1.264.716 15.699,37 1,26 (2.023,28) (0,16)

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 28

Trang 29

- Năm 2019, tổng quỹ lương của Công ty là: 638.891 triệu đồng, so với thực hiện năm 2018 tổng quỹ lương của công ty đã tăng 26.139 triệu đồng, tương ứng tăng 4,27% Còn so với kế hoạch năm 2019, tổng quỹ lương của công ty lại giảm 20.675 triệu đồng, tương ứng giảm so với kế hoạch là 3,13%.

- Tiền lương bình quân của Công ty năm 2019 đều tăng so với kế hoạch năm 2019 và thực hiện năm 2018, cụ thể: năm 2019 tiền lương bình quân của Công ty đạt mức: 13.753.789 đồng/người-tháng, tăng 202.548 đồng, tương ứng tăng 1,49% so với kế hoạch và cũng tăng 333.903 đồng, tức tăng 2,49% so với năm 2018.

- Năng suất lao động bình quân tính theo giá trị năm 2019 của Công ty Than Hạ Long là 51,95 trđ/người-tháng, cao hơn năm 2018 là: 1,87 trđ/người-tháng Nguyên nhân làm cho năng suất lao động bình quân tính theo giá trị năm 2019 của Công ty tăng là do trong năm 2019 tốc độ tăng doanh thu than năm 2019 cao hơn tốc độ tăng tốc độ tăng số lượng lao động của Công ty

Ngược lại với năng suất lao động bình quân tính theo giá trị, năng suất lao động bình quân tính theo hiện vật năm 2019 của Công ty Than Hạ Long lại giảm so với thực hiện năm 2018 và chỉ đạt mức: 38,11 tấn/người-tháng, giảm so với năm 2018 là 0,58 tấn/người-tháng, tương ứng giảm 1,51%

- Do diện khai thác ngày càng xuống sâu, định mức về lao động, tiền lương, vật tư, thiết bị, tăng nhiều, vì vậy giá thành sản xuất than nguyên khai năm 2019 của Công ty đã tăng so với năm 2018, cụ thể: Giá thành sản xuất 1 tấn than nguyên khai năm 2019 là 1.181.991 đồng/tấn, tăng so với năm 2018 là 145.953 đồng/tấn tương ứng tăng 14,09% Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra đầu năm 2019, giá thành sản xuất 1 tấn than nguyên khai lại giảm 10.798 đồng/tấn, tương ứng giảm 0,91%.

- Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019 là: 28.774 triệu đồng, so với kế hoạch đã xây dựng đầu năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng 5.774 triệu đồng, tương ứng tăng 25,10% Tương tự như vậy, so với thực hiện năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019 cũng tăng 2.768 triệu đồng hay tăng 10,64% Nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng so với năm 2018 là do giá bán than bình quân đã được điều chỉnh tăng mạnh so với năm 2018.

- Vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2019 là: 3.040.289 triệu đồng, tăng so với năm 2018 là: 435.708 triệu đồng, tương ứng tăng 16,73% Vốn kinh doanh bình quân của Công ty tăng là Công ty đã và đang mở rộng quy mô kinh doanh của mình bằng việc đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cho khu dự án Khe Chàm 2-4.

- Do sản lượng khai thác và lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ nhưng do sản lượng than tiêu thụ giảm mạnh đã làm cho khoản thuế GTGT phải nộp của Công ty giảm mạnh và do đó các khoản nộp Ngân sách Nhà nước của Công ty cũng giảm 43.322

Trang 30

triệu đồng, tức giảm 12,18% so với năm 2018, nhưng so với kế hoạch đặt ra lại tăng 12.266 triệu đồng, tương ứng tăng 4,09%.

- - Bên cạnh đó, chỉ tiêu giá trị gia tăng của Công ty năm 2019 tăng nhẹ so với năm 2018, cụ thể: Giá trị gia tăng của Công ty năm 2019 là: 1.264.716 triệu đồng, tăng 15.699,37 triệu đồng hay tăng 1,26% so với năm 2018 nhưng lại giảm 2.023,28 triệu đồng hay giảm 0,16% so với kế hoạch năm 2019.

Qua phân tích đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy: Trong năm 2019, dù sản lượng than tiêu thụ có giảm nhưng do giá bán than tăng mạnh nên doanh thu than tăng kéo theo chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng so với năm 2018 Tuy nhiên, các phân tích trên chỉ mang tính khái quát, để có kết luận chính xác hơn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta tiếp tục phân tích các vấn đề tiếp theo.

2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm

2.2.1.1 Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng

Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng sẽ phản ánh chính xác hơn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp được biểu hiện bằng tiền phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng về kinh doanh của công ty trong một thời kỳ (thường là một năm).

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu giá trị sản lượng của công ty trong năm 2019 được thể hiện trong bảng 2-2 Qua bảng số liệu bảng 2.2 cho thấy:

- Tổng doanh thu của Công ty năm 2019 đạt 2.413.097 triệu đồng, tăng 126.384 triệu đồng, tức tăng 5,53% so với thực hiện năm 2018 Nguyên nhân làm cho tổng doanh thu tăng so với năm 2018 là do cả doanh thu than và doanh thu khác cùng tăng so với năm 2018, cụ thể:

+ Doanh thu than trong năm 2019 là 2.331.611 triệu đồng, tăng so với kế hoạch 1,37%, còn so với thực hiện năm 2018 thì doanh thu than cũng tăng 113.908 triệu đồng, tương ứng tăng 5,14%

+ Doanh thu khác của công ty năm 2019 là: 81.486 triệu đồng, tăng 12.477 triệu đồng, tương ứng tăng 18,08% so với năm 2018 Cả hai loại doanh thu Công ty cùng tăng đã làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng nhiều so với năm 2018.

Để phân tích sự biến động của doanh thu than là do nhân tố nào tác động, ảnh hướng lớn như nào ta sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.

- Doanh thu tiêu thụ than được tính theo công thức:

DTT = Q × P ; Triệu đồng (2-1) Trong đó: DTT: Doanh thu than tiêu thụ

Q : Sản lượng than tiêu thụ; tấn

P : Giá bán bình quân 1 tấn than; đồng/tấn

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 30

Trang 31

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG

5Giá trị gia tăngTr.đ1.249.0171.266.7401.264.71615.699,37

Trang 32

- Doanh thu than của năm 2018 và kỳ phân tích 2019 như sau: DTT18 = Q18 × P18 = 1.851.569 × 1.197.743 = 2.217.703 triệu đồng DTT19 = Q19 × P19 = 1.677.682 × 1.389.781 = 2.331.611 triệu đồng ∆ DTT= DTT19– DTT18 = 2.331.611 - 2.217.703 = 113.908 triệu đồng

- Lượng tiêu thụ than giảm làm doanh thu than thay đổi giảm (khi không có sự ảnh hưởng của giá bán)

 DTTQ = Q × P0 =(1.677.682-1.851.569) × 1.197.743 = -208.272 triệu đồng - Giá bán bình quân tăng làm doanh thu than thay đổi một lượng là:

 DTTP = Q1 ×P = 1.677.682 × (1.389.781 - 1.197.743) = 322.179 triệu đồng - Ảnh hưởng của 2 nhân tố sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân làm cho doanh thu than tăng:

 DTT =  DTTQ +  DTTP = -208.272 + 322.179 = 113.908 triệu đồng

Do sản phẩm của công ty là than các loại, trước khi tiêu thụ đã được kiểm định chất lượng nghiêm túc nên doanh thu thuần cũng bằng tổng doanh thu

Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2019 tăng mạnh chủ yếu là do doanh thu than của công ty tăng mạnh so với năm 2018, cụ thể: Lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng 5.774 triệu đồng, tương ứng tăng 25,10% so với kế hoạch đã xây dựng đầu năm 2019 Tương tự như vậy, so với thực hiện năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019 cũng tăng 2.768 triệu đồng hay tăng 10,64%

Giá trị gia tăng của Công ty năm 2019 là: 1.025.584 triệu đồng, tăng 183.090 triệu đồng, tương ứng tăng 21,73% so với năm 2018 Giá trị gia tăng của Công ty năm 2019 lớn hơn năm 2018 là do khoản mục thuế và tiền lương trong năm 2019 tăng mạnh so với năm 2018 Chỉ tiêu này tăng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

Như vậy, có thể nhận xét năm 2019, Công ty sản xuất kinh doanh tốt và hiệu quả hơn năm 2018 Tuy nhiên, đó mới là chỉ tiêu về giá trị, để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty chính xác hơn cần phân tích đến các chỉ tiêu hiện vật.

2.2.1.2 Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo nguồn sản lượng (phươngpháp khai thác)

Hiện nay, Công ty Than Hạ Long - TK tiến hành khai thác than theo 2 công nghệ: hầm lò và lộ thiên nhưng chủ yếu vẫn là khai thác theo công nghệ hầm lò

Để phân tích khối lượng sản xuất theo nguồn sản lượng ta căn cứ vào bảng 2-3 Qua số liệu trong bảng 2-3 cho thấy:

Tổng sản lượng than nguyên khai khai thác của công ty năm 2019 là: 1.770.058 tấn, so với năm 2018, tăng 58 tấn, tức tăng 0,003% và so với kế hoạch năm 2019 đặt ra và cũng tăng 3.472 tấn, tức tăng 0,20% so với thực hiện năm 2018 Sản lượng than nguyên khai khai thác được ở nguồn của Công ty như bảng sau:

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 32

Trang 33

PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT THEO NGUỒN SẢN LƯỢNG

1 Than NK khai thác hầm lò 1.620.887 91,75 1.650.000 93,2 1.629.310 92,05 8.423 0,52 -20.690 -1,25

Trang 34

- Trong năm 2018, sản lượng than khai thác lộ thiên của công ty là 110.320 tấn, chiếm tỷ trọng 6,24% tổng sản lượng than nguyên khai khai thác của Công ty Sang năm 2019, sản lượng than khai thác lộ thiên của công ty là 139.435 tấn, chiếm tỷ trọng 7,88% Như vậy, so với năm 2018, sản lượng than khai thác lộ thiên của công ty đã tăng 29.115 tấn, tương ứng tăng 26,39%.

- Trong năm 2018, sản lượng than khai thác hầm lò của công ty là 1.656.266 tấn, chiếm tỷ trọng 93,76% tổng sản lượng khai thác cả năm., trong đó: Sản lượng than khai thác thu được trong quá trình đào lò XDCB năm 2018 là: 35.379 tấn, chiếm tỷ trọng 2,00%.

Đến năm 2019, sản lượng than nguyên khai khai thác hầm lò ở nguồn của Công ty như sau: Sản lượng than khai thác hầm lò của công ty năm 2019 là: 1.630.623 tấn, chiếm tỷ trọng 92,12% tổng sản lượng khai thác cả năm, trong đó: Sản lượng than khai thác thu được trong quá trình đào lò XDCB là: 1.313 tấn, chiếm tỷ trọng 0,07%.

Tóm lại, dù sản lượng than hầm lò năm 2019 của Công ty có giảm so với năm 2018 nhưng do sản lượng than khai thác lộ thiên tăng mạnh nên sản lượng than nguyên khai Công ty sản xuất được trong năm 2019 vẫn tăng nhẹ so với năm 2018 và kế hoạch năm 2019 đã đề ra

2.2.1.3 Phân tích tình hình sản xuất theo chủng loại mặt hàng

Để phân tích tình hình sản xuất theo chủng loại mặt hàng của Công ty Than Hạ

Long căn cứ vào các số liệu được thống kê trong bảng 2-4 Từ số liệu bảng 2-4 cho thấy:

Tổng sản lượng than sạch Công ty Than Hạ Long sản xuất năm 2018 là: 1.472.687 tấn, còn năm 2019 là: 1.124.598 tấn, giảm 348.089 tấn, tương ứng giảm 23,64% so với năm 2018 Chủng loại than sản xuất tại Công ty tương đối đa dạng và phong phú nhưng có thể chia thành 2 nhóm chủ yếu: Than cục và than cám, trong đó than cám chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số than sạch sản xuất của công ty, cụ thể:

- Năm 2018, sản lượng than cám Công ty sản xuất là: 1.453.761 tấn, tương ứng với tỷ trọng 98,71% còn than cục là: 18.926 tấn, tương ứng với tỷ trọng than cục là 1,29%

- Đến năm 2019, sản lượng và tỷ trọng giữa than cám và than cục đã có sự thay đổi nhất định, cụ thể: Than cám là 1.109.991 tấn, tương ứng với tỷ trọng 98,70% còn than cục là: 14.607 tấn, tương ứng với tỷ trọng than cục là 1,30%

Như vậy, trong năm 2019, tỷ trọng than cục trong tổng sản lượng than sạch sản xuất của Công ty tăng lên là một thuận lợi giúp cho Công ty có thể bán than với giá cao và mang lại lợi nhuận lớn cho mình.

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 34

Trang 35

PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT THEO MẶT HÀNG Chủng loại than phong phú, chất lượng than tương đối cao nhưng tỷ trọng than cám quá lớn cũng là một bất lợi làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần hoàn thiện hơn nữa công nghệ khai thác như khoan nổ và xúc bốc, vận chuyển, áp dụng các cải tiến trong sản xuất để hạn chế sản xuất các loại mặt hàng có giá trị thấp.

2.2.1.4 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo đơn vị sản xuất

Trong năm 2019, Công ty than Hạ Long - TKV chỉ có 3 khu vực khai thác chủ yếu là: Khu Hà Ráng, khu Tân Lập và khu vực Khe Chàm 2-4 Tuy nhiên, trong năm 2019, khu Khe Chàm 2-4 Công ty vẫn vừa thực hiện công tác xây dựng cơ bản vừa đưa vào khai thác nhiều diện nên khu vực này đã có sản lượng than thu được từ cả quá trình đào lò XDCB lẫn quá trình sản xuất

Do địa hình khai thác phức tạp, lại phân bố ở nhiều nơi nên Công ty đã bố trí thành lập nhiều phân xưởng để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và quản lý máy móc thiết bị, lao động.

Sản lượng sản phẩm sản xuất của các khu vực được thống kê trong bảng 2-5

Trang 36

PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT THEO ĐƠN VỊ

Trang 37

Qua bảng 2-5 cho thấy:

- Tổng sản lượng than nguyên khai khai thác của công ty năm 2019 là: 1.770.058 tấn, so với năm 2018, tăng 3.472 tấn, tức tăng 0,20% và so với kế hoạch đặt ra năm 2019 thì cũng tăng 58 tấn, tức vượt kế hoạch 0,003%.

Sản lượng khai thác của từng khu vực cụ thể như sau:

- Năm 2019, khu vực có sản lượng khai thác cao nhất là Tân Lập với sản lượng 701.561 tấn, chiếm 39,63% tổng sản lượng khai thác trong toàn Công ty, giảm so với năm 2018 là 142.839 tấn, tương đương giảm 16,92%.

- Tiếp theo là khu vực Hà Ráng, sản lượng khai thác trong năm 2019 của khu vực này là: 468.167 tấn, chiếm tỷ trọng 26,45% tổng sản lượng than khai thác toàn công ty, nhưng cũng giảm so với năm 2018 là 94.655 tấn, tương đương giảm 16,82%

- Khu vực Khe Chàm 2-4 với sản lượng khai thác trong năm 2019 là: 460.895 tấn, chiếm tỷ trọng 26,04% tổng sản lượng khai thác của toàn mỏ và tăng so với năm 2018 là: 268.618 tấn hay tăng 139,70% Sở dĩ lượng than khai thác từ khu vực Khe Chàm 2-4 tăng mạnh so với năm 2018 là do trong năm 2019 có nhiều phân xưởng từ các công trường Cẩm Thành, Hà Ráng của Công ty đã chuyển diện sang khu vực này để tiến hành sản xuất.

- Trong năm 2019, sản lượng khai thác của khu vực Cẩm Thành bằng 0 tấn do Công ty đã tiến hành và hoàn tất thủ tục đóng cửa mỏ của khai trường này

- Sản lượng than lộ thiên của Công ty trong năm 2019 là: 139.435 tấn, tăng 29.115 tấn hay tăng 26,39% so với năm 2018, nghĩa là công ty đã tiếp tục tiến hành mở rộng thêm quy mô khai thác lộ thiên trong năm này.

Nhìn chung, công tác lập kế hoạch khai thác của Công ty tương đối tốt Tuy nhiên, những năm tới Công ty vẫn cần có các biện pháp thích hợp hơn để mở rộng sản xuất, duy trì sản xuất than liên tục trong năm, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào lò để nâng cao sản lượng sản xuất hơn nữa Các khu vực khai thác và các công trường phân xưởng cần phải cố gắng hơn nữa để không ngừng tăng năng suất, tăng sản lượng.

2.2.1.5 Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất sản phẩm

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty không chỉ quan tâm đến kết quả của quá trình sản xuất mà còn quan tâm đến tính nhịp nhàng của quá trình này Quá trình sản xuất được coi là nhịp nhàng nếu nó đảm bảo được thường xuyên nhiệm vụ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Số liệu phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất sản phẩm được trình bày trong bảng 2-6:

Trang 38

PHÂN TÍCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦACÔNG TY THAN HẠ LONG THEO CÁC THÁNG CỦA NĂM 2019

n0 : Số tháng trong năm mà DN hoàn thành và vượt mức kế hoạch i = 1 - k: Số tháng không hoàn thành kế hoạch.

mi : Tỷ lệ % những tháng không hoàn thành kế hoạch, % n : Số tháng trong năm.

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 38

Trang 39

Áp dụng công thức 2-3 ta có hệ số nhịp nhàng của quá trình sản xuất sản phẩm năm 2019 của công ty là:

Hệ số nhịp nhàng của quá trình sản xuất của Công ty năm 2019 là cao, bằng 0,9977 thể hiện sự nhịp nhàng trong quá trình lập kế hoạch và sản xuất Lãnh đạo Công ty đã làm tốt công tác chỉ đạo lập kế hoạch và cải tiến tính nhịp nhàng của sản xuất với kế hoạch sản xuất trong năm.

Ngoài ra ta có thể làm rõ hơn mức độ nhịp nhàng của quá trình sản xuất bằng biểu đồ phân tích tính nhịp nhàng Qua đó ta thấy hầu hết các tháng trong năm thực hiện sản xuất vượt mức kế hoạch (10tháng), số tháng không hoàn thành kế hoạch chỉ có 2 tháng (tháng 6, tháng 7) là tháng mưa nhiều nên quá trình khai thác của Công ty bị ảnh hưởng lớn vào thời tiết, vì vậy sản lượng sản xuất của Công ty giảm

Trang 40

2.2.1.6 Phân tích chất lượng sản phẩm

Một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của Công ty là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay

Nhưng chất lượng than chủ yếu được quyết định bởi yếu tố tự nhiên Công ty chỉ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ khai thác hợp lý, đúng kỹ thuật, giám sát kiểm tra việc thực hiện quy trình chất lượng sản phẩm ở tất cả các khâu, tiến hành pha trộn than phù hợp với những yêu cầu của thị trường

Với thị hiếu tiêu dùng hiện nay hàng hoá bán ra phải có chất lượng cao do đó Doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, có nghĩa là giữ uy tín, duy trì và cạnh tranh trên thị trường đảm bảo cho sản xuất phát triển, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao doanh lợi thường dùng các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng

Qua bảng 2-7 cho thấy:

+ Độ tro thực tế của các loại sản phẩm của công ty đa số thấp hơn so với kế hoạch.

+ Hàm lượng lưu huỳnh trong than của Công ty nằm trong giới hạn cho phép + Hàm lượng chất bốc cao hơn kế hoạch

+ Độ ẩm trong than cũng luôn được giữ ở mức cho phép

Tóm lại, sản phẩm than của Công ty Than Hạ Long được đánh giá là một trong những loại than tốt nhất, đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước

Để đạt được những thành tích đó Công ty đã có những việc làm tích cực góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm:

- Cải tiến kỹ thuật hạn chế lượng đất đá lẫn trong than, lựa chọn công nghệ xúc bốc, vận tải phù hợp để tránh vỡ vụn.

- Đầu tư dây chuyền sàng tuyển.

- Áp dụng quy trình quản trị chất lượng đồng bộ.

Sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn Lớp: QTKD Mỏ- K61 40

Ngày đăng: 10/04/2024, 13:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w