TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT- FPT SOFTWARE
Tình hình hoạt động
Năm 2023, FPT ghi nhận doanh thu 52.618 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.203 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,6% và 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 101% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra tại Đại hội đồng Cổ đông.
Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 6.470 tỷ đồng, tăng trưởng 21,8% so với năm trước.
Khối công nghệ thông tin tiếp tục giữ vai trò chủ chốt Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản.
1.3 Định hướng chiến lược
Tập trung thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia, tăng cường đầu tư vào thị trường mới nổi như Đông Nam Á, Ấn Độ
Phát triển giải pháp, dịch vụ số như chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, phát triển sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường,
Nâng cao năng lực cạnh tranh: đầu tư nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác với đối tác chiến lược.
Phát triển nguồn nhân lực: đào tạo và phát triển năng lực cho nhân viên, thu hút nhân tài, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.4 Thị trường phần mềm tại Nhật Bản
1.4.1 Tổng quan về thị trường phần mềm tại Nhật Bản
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, với năng suất và kĩ thuật tiên tiến.
Nhật Bản là một thị trường có khả năng tiêu dùng lớn, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.
Tập trung vào các giải pháp phần mềm doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều vào các giải pháp phần mềm doanh nghiệp quản lý quan hệ khách hàng và quản lý chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sự cạnh tranh gay gắt: Thị trường phần mềm Nhật Bản có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp trong nước và quốc tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Nhật Bản có các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho từng loại sản phẩm và dịch vụ
Tiêu chuẩn về an toàn: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về an toàn cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về vệ sinh: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về vệ sinh cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về môi trường: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về môi trường cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ Số liệu công bố 15/2 cho thấy GDP Nhật Bản tăng 1,9% trong năm 2023, lên 4.200 tỷ USD Tuy nhiên, con số này lại thấp hơn Đức, với 4.500 tỷ USD, khiến Nhật Bản mất ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
GDP quý IV/2023 của Nhật Bản cũng giảm 0,1% so với quý trước đó Đây là quý thứ hai liên tiếp quốc gia này tăng trưởng âm
GDP Nhật Bản đi xuống chủ yếu do đồng yên mất giá mạnh so với USD Đồng tiền này đã mất giá gần 20% trông hai năm qua so với đô la Mỹ.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Nhật Bản đã tăng lên 3,3% vào tháng 10 năm 2023 từ mức 3,0% của tháng trước, đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7 Tỷ lệ lạm phát cơ bản tăng lên 2,9% từ mức thấp nhất trong 13 tháng là 2,8% của tháng 9, thấp hơn dự báo tăng 3% nhưng nằm ngoài mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản trong tháng thứ 19
Ngày 26/12, truyền thông Nhật Bản thông báo số người thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 11/2023 đã tăng 1,1% so với một tháng trước đó lên 1,77 triệu người (số liệu đã điều chỉnh theo mùa), trong đó có 760.000 người tự nguyện nghỉ việc (giảm 1,3% so với tháng trước) và 440.000 người bị sa thải (tăng 18,9%).
Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và khu vực ASEAN đã được duy trì và phát triển tốt Đặc biệt, trong thời gian gần đây, mối quan hệ giữa hai bên phát triển rất mạnh mẽ với sự gia tăng dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, sự tăng trưởng vượt trội về giá trị thương mại giữa hai bên nhờ việc ký kết nhiều hiệp định thương mại Việc tăng cường mạnh mẽ các hoạt động kinh tế trong khu vực ASEAN một phần giúp Nhật Bản cân bằng được ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực, mặt khác giúp nước này lan tỏa được sức mạnh mềm của mình
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 21 tháng
9 năm 1973 Kể từ đó, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng,…
Việt Nam và Nhật Bản có nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực kinh tế do hai nền kinh tế có sự bổ sung lẫn nhau Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và là một trong những nước đi đầu về ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế số, xã hội số.
Trong khi đó, Việt Nam sở hữu nền kinh tế có độ mở cao, đang duy trì tốc độ phát triển nhanh, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp Hai nền kinh tế có tính bổ sung cao và có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng.
1.4.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho nghành hàng dịch vụ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Nhật Bản có các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho từng loại sản phẩm và dịch vụ
Tiêu chuẩn về an toàn: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về an toàn cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về vệ sinh: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về vệ sinh cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về môi trường: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về môi trường cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ.
1.4.5 Một số thuận lợi và khó khăn của thị trường Nhật Bản
Nhu cầu cao: Nhật Bản là một thị trường công nghệ thông tin lớn thứ 3 thế giới, với dân số già hóa và nhu cầu cao về tự động hóa, số hóa các quy trình, Chính phủ Nhật Bản đang đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ thông tin và khuyến khích đổi mới công nghệ.
Thị trường phần mềm tại Nhật Bản
1.4.1 Tổng quan về thị trường phần mềm tại Nhật Bản
Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, với năng suất và kĩ thuật tiên tiến.
Nhật Bản là một thị trường có khả năng tiêu dùng lớn, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.
Tập trung vào các giải pháp phần mềm doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều vào các giải pháp phần mềm doanh nghiệp quản lý quan hệ khách hàng và quản lý chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sự cạnh tranh gay gắt: Thị trường phần mềm Nhật Bản có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp trong nước và quốc tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Nhật Bản có các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho từng loại sản phẩm và dịch vụ
Tiêu chuẩn về an toàn: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về an toàn cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về vệ sinh: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về vệ sinh cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về môi trường: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về môi trường cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ Số liệu công bố 15/2 cho thấy GDP Nhật Bản tăng 1,9% trong năm 2023, lên 4.200 tỷ USD Tuy nhiên, con số này lại thấp hơn Đức, với 4.500 tỷ USD, khiến Nhật Bản mất ngôi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
GDP quý IV/2023 của Nhật Bản cũng giảm 0,1% so với quý trước đó Đây là quý thứ hai liên tiếp quốc gia này tăng trưởng âm
GDP Nhật Bản đi xuống chủ yếu do đồng yên mất giá mạnh so với USD Đồng tiền này đã mất giá gần 20% trông hai năm qua so với đô la Mỹ.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Nhật Bản đã tăng lên 3,3% vào tháng 10 năm 2023 từ mức 3,0% của tháng trước, đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7 Tỷ lệ lạm phát cơ bản tăng lên 2,9% từ mức thấp nhất trong 13 tháng là 2,8% của tháng 9, thấp hơn dự báo tăng 3% nhưng nằm ngoài mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản trong tháng thứ 19
Ngày 26/12, truyền thông Nhật Bản thông báo số người thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 11/2023 đã tăng 1,1% so với một tháng trước đó lên 1,77 triệu người (số liệu đã điều chỉnh theo mùa), trong đó có 760.000 người tự nguyện nghỉ việc (giảm 1,3% so với tháng trước) và 440.000 người bị sa thải (tăng 18,9%).
Quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và khu vực ASEAN đã được duy trì và phát triển tốt Đặc biệt, trong thời gian gần đây, mối quan hệ giữa hai bên phát triển rất mạnh mẽ với sự gia tăng dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN, sự tăng trưởng vượt trội về giá trị thương mại giữa hai bên nhờ việc ký kết nhiều hiệp định thương mại Việc tăng cường mạnh mẽ các hoạt động kinh tế trong khu vực ASEAN một phần giúp Nhật Bản cân bằng được ảnh hưởng với Trung Quốc tại khu vực, mặt khác giúp nước này lan tỏa được sức mạnh mềm của mình
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào ngày 21 tháng
9 năm 1973 Kể từ đó, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng,…
Việt Nam và Nhật Bản có nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực kinh tế do hai nền kinh tế có sự bổ sung lẫn nhau Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và là một trong những nước đi đầu về ứng dụng khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế số, xã hội số.
Trong khi đó, Việt Nam sở hữu nền kinh tế có độ mở cao, đang duy trì tốc độ phát triển nhanh, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp Hai nền kinh tế có tính bổ sung cao và có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng.
1.4.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho nghành hàng dịch vụ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Nhật Bản có các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho từng loại sản phẩm và dịch vụ
Tiêu chuẩn về an toàn: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về an toàn cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về vệ sinh: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về vệ sinh cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ
Tiêu chuẩn về môi trường: Nhật Bản có các tiêu chuẩn về môi trường cho tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ.
1.4.5 Một số thuận lợi và khó khăn của thị trường Nhật Bản
Nhu cầu cao: Nhật Bản là một thị trường công nghệ thông tin lớn thứ 3 thế giới, với dân số già hóa và nhu cầu cao về tự động hóa, số hóa các quy trình, Chính phủ Nhật Bản đang đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ thông tin và khuyến khích đổi mới công nghệ.
Năng lực thanh toán cao: Nhật Bản là một quốc gia giàu có với thu nhập bình quân đầu người cao, người dân sẵn sàng chi trả cho các phần mềm chất lượng cao, các doanh nghiệp Nhật Bản có văn hóa đầu tư vào công nghệ và phần mềm để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Môi trường kinh doanh thuận lợi: Nhật Bản có hệ thống luật pháp và chính sách minh bạch, ổn định, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm, Chính phủ Nhật Bản có nhiều chương trình hỗ trợ và ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin.
CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ CỦA FPT SOFTWARE TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Môi trường Marketing quốc tế
FPT Software, một tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ ở Việt Nam, đã mở rộng hoạt động sang thị trường Nhật Bản với mục tiêu tận dụng tiềm năng và cơ hội phát triển trong ngành công nghiệp phần mềm của đất nước này Hiện tại, FPT Software đang trải qua một giai đoạn tích cực tại Nhật Bản, thể hiện qua sự tăng cường đầu tư vào năng lực và mở rộng mạng lưới đối tác.
FPT Software là công ty IT Việt Nam đầu tiên đầu tư thành công vào thị trường Nhật Bản, và FPT Japan là công ty Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản Năm 2021, FPT Software đã đạt mức doanh thu 632 triệu USD, trong đó mức đóng góp của FPT Japan ở vào mức 38% doanh thu của toàn FPT Software Hiện tại, số lượng văn phòng tại Nhật Bản là 13 cùng với đó là số nhân viên lên đến 2.000.
Trên thực tế, khách hàng Nhật Bản là những người khó tính nhất trên thế giới, người Nhật lại ngại giao tiếp bằng tiếng Anh Nhưng, bằng sự kiên trì nỗ lực học hỏi không ngừng, nhân viên của FPT Japan từng bước chinh phục ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản Đến nay, tất cả nhân viên tại FPT Japan có trình độ tiếng Nhật N2 trở lên.
Năm 2011, khi Nhật Bản phải hứng chịu thảm hoạ kép động đất, sóng thần, rất nhiều người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản đã rời khỏi, nhưng FPT Japan coi trọng tinh thần nỗ lực vượt khó, đồng hành cùng với khách hàng trong những giai đoạn khó khăn đã ngay lập tức có những hoạt động trợ giúp nhân viên và khách hàng tại Nhật Bản.Nhờ đó nhân viên của FPT tại Nhật Bản vững tin, kiên trì và nỗ lực bám trụ.
Thị trường phần mềm tại Nhật Bản đang có sự tăng trưởng vững chắc, với nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp công nghệ thông tin Theo thông tin từ Japan Electronics and Information Technology Industries Association (JEITA), thị trường phần mềm và dịch vụ liên quan tại Nhật Bản đã đạt mức doanh thu khoảng 17,7 tỷ USD vào năm 2023, tăng khoảng 3,2% so với năm trước Điều này mở ra cơ hội lớn cho FPT Software trong việc cung cấp các giải pháp và dịch vụ phần mềm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
NEC là một tập đoàn công nghệ lớn nhất tại Nhật Bản, với một lịch sử dài và uy tín mạnh mẽ trong ngành công nghiệp CNTT Với một mạng lưới hoạt động rộng khắp các lĩnh vực như CNTT, viễn thông, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác, NEC có lợi thế về thị trường nội địa và mối quan hệ với khách hàng Họ cung cấp một loạt các dịch vụ CNTT đa dạng, bao gồm phát triển phần mềm, tư vấn CNTT, tích hợp hệ thống, và đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của FPT Software trong các dự án lớn của chính phủ Nhật Bản.
NTT DATA là một trong những công ty dịch vụ CNTT lớn thứ 5 trên thế giới, có trụ sở tại Nhật Bản Với một mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn cầu và hơn 100.000 nhân viên, NTT DATA cung cấp một loạt các dịch vụ CNTT, từ phát triển phần mềm đến tư vấn CNTT và tích hợp hệ thống Họ tập trung vào các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, viễn thông và sản xuất, và là một đối thủ cạnh tranh nặng ký của FPT Software tại Nhật Bản.
Fujitsu là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia tại Nhật Bản, hoạt động rộng khắp các lĩnh vực như CNTT, viễn thông và điện tử Với thị trường nội địa mạnh mẽ và mối quan hệ với khách hàng tốt, Fujitsu cung cấp một loạt các dịch vụ CNTT đa dạng và đang trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của FPT Software trong lĩnh vực sản xuất và bán dẫn.
Hitachi là tập đoàn công nghệ đa quốc gia Nhật Bản, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như CNTT, năng lượng, cơ sở hạ tầng, Hitachi có lợi thế về thị trường nội địa, mối quan hệ với khách hàng và thương hiệu mạnh Doanh nghiệp cung cấp đa dạng dịch vụ CNTT, bao gồm phát triển phần mềm, tư vấn CNTT, tích hợp hệ thống, etc., và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của FPT Software trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng.
FPT Software tại Nhật Bản thường cung cấp phần mềm cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài chính, bảo hiểm, y tế đến sản xuất và dịch vụ công nghệ thông tin Các sản phẩm và dịch vụ của FPT Software được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng và thị trường.
Tài chính và Bảo hiểm: FPT Software cung cấp các giải pháp phần mềm tài chính và bảo hiểm giúp các tổ chức tài chính và bảo hiểm tối ưu hóa quy trình kinh doanh, quản lý rủi ro và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Y tế: Trong lĩnh vực y tế, FPT Software thường cung cấp các giải pháp phần mềm để quản lý hồ sơ bệnh nhân, quản lý thuốc, quản lý lịch hẹn, và cải thiện hiệu suất của các cơ sở y tế.
Sản xuất: FPT Software có thể cung cấp các giải pháp phần mềm để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý chất lượng sản phẩm, và nâng cao hiệu suất của nhà máy và nhà máy sản xuất.
Dịch vụ công nghệ thông tin: Trong lĩnh vực này, FPT Software thường cung cấp các giải pháp phần mềm để tối ưu hóa hệ thống và quy trình công nghệ thông tin của các doanh nghiệp, bao gồm phát triển ứng dụng di động, tích hợp hệ thống, và quản lý dữ liệu. Để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ này tại Nhật Bản, FPT Software thường tiếp cận khách hàng thông qua các cuộc họp trực tiếp, sự kiện ngành, và thông qua mối quan hệ đối tác Họ cũng có thể sử dụng các kênh trực tuyến, như trang web và các nền tảng truyền thông xã hội, để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời, FPT Software cũng tập trung vào việc tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình để phù hợp với nhu cầu cụ thể của thị trường Nhật Bản và khách hàng tại đây.
FPT Software đã ghi nhận nhiều thành công đáng kể trong việc triển khai các dự án quan trọng tại thị trường Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài chính, sản xuất và nhân sự Dưới đây là một phân tích chi tiết về các dự án tiêu biểu:
Hệ thống quản lý tài chính cho ngân hàng Sumitomo Mitsui
Chiến lược phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị trong thị trường
2.2.1 Chiến lược phân khúc thị trường
2.2.1.1 Phân khúc theo quy mô doanh nghiệp
- Doanh nghiệp lớn Đối với các tập đoàn lớn, FPT Software chú trọng vào việc cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm và tư vấn giải pháp công nghệ đa dạng, chất lượng và có tính ứng dụng cao FPT Software không chỉ đáp ứng được nhu cầu cao về công nghệ và phần mềm mà còn tạo ra các giải pháp tùy chỉnh và hiệu quả với quy mô lớn Bằng cách này, FPT
Software đóng vai trò là một đối tác đáng tin cậy giúp các doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản nâng cao hiệu suất và cạnh tranh.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, FPT Software cung cấp các giải pháp linh hoạt và phù hợp với nhu cầu cũng như ngân sách của họ Đặc biệt, FPT Software chú trọng vào việc hỗ trợ DNNVV trong quá trình chuyển đổi số Bằng cách này, FPT Software không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ công nghệ mà còn là một đối tác chiến lược giúp DNNVV tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng trưởng.
FPT Software cũng tập trung vào việc hỗ trợ các công ty khởi nghiệp ở Nhật Bản. Đối với những doanh nghiệp mới nổi này, FPT Software không chỉ cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm và tư vấn giải pháp công nghệ mà còn đóng vai trò là một bộ não kỹ thuật, giúp họ phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo và cạnh tranh trên thị trường Đồng thời, FPT Software cũng hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong việc kết nối với các nhà đầu tư tiềm năng, giúp họ có được nguồn vốn và tài trợ cần thiết để phát triển.
Như vậy, thông qua việc áp dụng chiến lược phân khúc thị trường này, FPT Software không chỉ tạo ra các giải pháp và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng mà còn tạo ra mối quan hệ đối tác chiến lược với họ, từ đó đảm bảo rằng họ luôn có sự hỗ trợ và phục vụ tốt nhất từ FPT Software
2.2.1.2 Phân khúc theo lĩnh vực
Dịch vụ tài chính: FPT Software tập trung vào các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác tại Nhật Bản Nhu cầu của các khách hàng này là tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo mật dữ liệu và chống rửa tiền, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành, đồng thời phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu này, FPT Software cung cấp các giải pháp như hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ Một số khách hàng tiêu biểu của FPT Software trong lĩnh vực này là Sumitomo Mitsui Financial Group, Mizuho Financial Group và Resona Holdings.
Viễn thông: FPT Software hướng đến các nhà mạng viễn thông tại Nhật Bản, hỗ trợ họ phát triển và triển khai các dịch vụ 5G và IoT, chuyển đổi sang nền tảng mạng ảo (NFV) và điện toán đám mây (SDN), đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành và tối ưu hóa mạng lưới.
FPT Software cung cấp các giải pháp như hệ thống quản lý mạng lưới, hệ thống hỗ trợ khách hàng (BSS), hệ thống thanh toán và dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ Các khách hàng tiêu biểu của FPT Software trong lĩnh vực này bao gồm NTT DATA, KDDI Corporation và SoftBank Corp.
Sản xuất: FPT Software tập trung vào các nhà máy và xí nghiệp tại Nhật Bản, hỗ trợ họ tự động hóa quy trình sản xuất, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao năng suất, đồng thời phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
FPT Software cung cấp các giải pháp như hệ thống quản lý sản xuất (MES), hệ thống tự động hóa quy trình robot (RPA), hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM) và dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ Một số khách hàng tiêu biểu của FPT Software trong lĩnh vực này là Toyota Motor Corporation, Panasonic Corporation và Sony Corporation.
Bán lẻ: FPT Software hướng đến các nhà bán lẻ tại Nhật Bản, hỗ trợ họ phát triển hệ thống thương mại điện tử, quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao trải nghiệm khách hàng FPT Software cung cấp các giải pháp như hệ thống thương mại điện tử, hệ thống quản lý kho hàng (WMS), hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ Các khách hàng tiêu biểu của FPT Software trong lĩnh vực này bao gồm Rakuten, Inc., Aeon Co., Ltd và Seven & I Holdings Co., Ltd.
Năng lượng: FPT Software cung cấp các giải pháp như hệ thống quản lý tài sản năng lượng (EAM), hệ thống giám sát và điều khiển (SCADA), hệ thống phân tích dữ liệu và dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ Các khách hàng tiêu biểu của FPT Software trong lĩnh vực này bao gồm Tokyo Electric Power Company Holdings, Inc., Chubu Electric Power Company, Inc và Kansai Electric Power Company, Inc.
Dịch vụ công: FPT Software hướng đến chính phủ Nhật Bản và các cơ quan trực thuộc, hỗ trợ họ chuyển đổi số chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn FPT Software cung cấp các giải pháp như hệ thống quản lý văn bản, hệ thống cổng thông tin điện tử, hệ thống thanh toán trực tuyến và dịch vụ tư vấn giải pháp công nghệ.
2.2.1.3 Phân khúc theo vị trí địa lý
FPT Software đã chọn các địa điểm văn phòng tại các thành phố lớn và khu vực kinh tế phát triển của Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Yokohama, và các địa phương khác. Điều này giúp công ty tiếp cận các tài nguyên nhân lực và hợp tác với các đối tác địa phương một cách thuận lợi.
Các văn phòng của FPT Software tại Nhật Bản thường đặt ở các khu vực gần các trường đại học hàng đầu, nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao và có kỹ năng công nghệ thông tin tốt Điều này giúp công ty thu hút và tuyển dụng được nhân tài địa phương có khả năng phát triển và làm việc hiệu quả trong môi trường làm việc quốc tế.
Vị trí địa lý của các văn phòng FPT Software tại Nhật Bản cũng giúp công ty tiếp cận được các khách hàng tiềm năng một cách thuận lợi Các thành phố lớn như Tokyo và Osaka là trung tâm của nhiều ngành công nghiệp quan trọng, từ công nghệ thông tin đến ô tô và y tế, và có nhu cầu cao về các giải pháp công nghệ thông tin chất lượng.
Chiến lược thâm nhập thị trường
2.3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường của FPT Software
Nhu cầu thị trường: Thị trường CNTT của Nhật Bản là một trong những thị trường lớn và phát triển nhất thế giới, với nhu cầu về dịch vụ CNTT ngày càng gia tăng do sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi số Hơn nữa, với nền tảng công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp Nhật Bản có sẵn lòng đầu tư vào các giải pháp CNTT tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ.
Năng lực cạnh tranh của FPT Software: FPT Software sở hữu một lịch sử kinh nghiệm dài hạn trong lĩnh vực CNTT và đã triển khai nhiều dự án cho các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới Đội ngũ nhân viên của họ có trình độ cao và am hiểu văn hóa Nhật Bản, đồng thời công ty cũng có khả năng nghiên cứu và phát triển các giải pháp tiên tiến, cũng như đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thị trường Nhật Bản.
Môi trường cạnh tranh: Thị trường CNTT Nhật Bản có mức độ cạnh tranh cao từ cả các công ty trong nước và quốc tế Trong khi các công ty Nhật Bản có lợi thế về thị trường nội địa và mối quan hệ với khách hàng, các công ty nước ngoài như FPT Software lại có lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, tạo nên một môi trường cạnh tranh đa dạng và khó khăn.
Chính sách và quy định: Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích chuyển đổi số và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài như FPT Software Tuy nhiên, vẫn còn một số rào cản như ngôn ngữ và văn hóa cần phải vượt qua.
Rủi ro: Có nhiều rủi ro tiềm ẩn như biến động tỷ giá hối đoái và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Hơn nữa, khác biệt văn hóa cũng có thể tạo ra những khó khăn trong việc hợp tác và giao tiếp.
Cơ hội: Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ hội trong thị trường này, từ nhu cầu tăng trưởng về dịch vụ CNTT đến chuyển đổi số mạnh mẽ của chính phủ Nhật Bản FPT Software có thể tận dụng những lợi thế của mình như kinh nghiệm, năng lực và giá cả để cạnh tranh và thu hút sự chú ý từ phía khách hàng và đối tác. Để thành công trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản, FPT Software cần thực hiện một loạt các bước quan trọng Đầu tiên, họ cần phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng về thị trường này để hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm cụ thể của thị trường, từ đó xác định được phân khúc thị trường mục tiêu phù hợp Tiếp theo, FPT Software cần phát triển các giải pháp CNTT đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu cụ thể của thị trường Nhật Bản, đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng.
Ngoài ra, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên môn là một yếu tố quan trọng. Đội ngũ này cần được đào tạo và trang bị kiến thức về văn hóa và thị trường Nhật Bản để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường kinh doanh địa phương Đồng thời, tạo mối quan hệ hợp tác với các đối tác địa phương cũng là một bước quan trọng, giúp tận dụng mạng lưới và tài nguyên địa phương.
Cuối cùng, FPT Software cần phải có một chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả Chiến lược này tập trung vào việc tạo dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ, cũng như xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững Chỉ khi thực hiện đầy đủ các bước trên, FPT Software mới có thể đạt được thành công trong thị trường Nhật Bản.
2.3.2 Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của FPT Software
FPT Software là một trong những công ty tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, đã chứng tỏ sức mạnh của mình trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Nhật Bản Với doanh thu năm 2023 đạt 2.466 tỷ đồng, trong đó thị trường Nhật Bản chiếm hơn 50%, FPT Software đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong ngành công nghiệp phần mềm toàn cầu.
Mục tiêu của FPT Software là trở thành một trong những công ty phần mềm tỷ đô trong vòng 5 năm tới, và thị trường Nhật Bản được xác định là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược đạt được mục tiêu này.
Với hơn 20 năm hoạt động trên thị trường Nhật Bản, FPT Software đã gặt hái nhiều thành công đáng kể Doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 20% trong 5 năm qua, chứng tỏ sự ổn định và phát triển bền vững trên thị trường này Đồng thời, FPT Software cũng đã mở rộng thị phần của mình, trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Việc ký kết các hợp đồng với nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản như NEC, NTT Data, Fujitsu, Panasonic, đã chứng minh sự uy tín và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ mà FPT Software cung cấp Đây là bước đi quan trọng giúp công ty mở rộng hơn nữa tầm ảnh hưởng và thị trường tiềm năng tại Nhật Bản.
FPT Software đã áp dụng nhiều chiến lược hiệu quả để thâm nhập thị trường Nhật Bản, bao gồm:
Tập trung vào thị trường Nhật Bản với đội ngũ nhân viên chuyên biệt dành riêng cho thị trường này, hiện có hơn 1.800 nhân viên, chiếm 25% tổng số nhân viên của FPT Software.
Tập trung vào các lĩnh vực mà FPT Software có thế mạnh như:
Phát triển phần mềm: đóng góp 45% doanh thu năm 2023.
Giải pháp chuyển đổi số: đóng góp 30% doanh thu năm 2023.
Dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing): đóng góp 25% doanh thu năm 2023.
Chiến lược địa phương hóa
Thành lập công ty con tại Nhật Bản (FPT Software Japan) vào năm 2005 để hiểu rõ hơn về thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Tuyển dụng nhân viên bản địa có khả năng giao tiếp tiếng Nhật tốt, hiện hơn 80% nhân viên tại FPT Software Japan là người Nhật.
Cung cấp dịch vụ và sản phẩm được địa phương hóa theo nhu cầu của khách hàng Nhật Bản, ví dụ như:
Phát triển phần mềm theo quy trình và tiêu chuẩn của Nhật Bản.
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng bằng tiếng Nhật.
Hợp tác với các đối tác Nhật Bản để mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng tiềm năng FPT Software đã hợp tác với hơn 100 đối tác Nhật Bản, bao gồm các tập đoàn lớn như NEC, NTT Data, Fujitsu, Panasonic,
Tham gia các hiệp hội và tổ chức ngành nghề tại Nhật Bản để tăng cường kết nối và hợp tác, ví dụ như Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Nhật Bản (JISA).
Chiến lược xây dựng thương hiệu
Tham gia các hội chợ và triển lãm công nghệ tại Nhật Bản để quảng bá thương hiệu và sản phẩm, ví dụ như:
Triển lãm CEATEC Japan: FPT Software tham gia thường xuyên từ năm 2015.
Hội chợ IT Japan: FPT Software tham gia thường xuyên từ năm 2017.
Chiến lược Marketing – mix của FPT Software tại thị trường Nhật Bản
Về chiến lược sản phẩm, FPT Software tập trung vào các giải pháp số tại Nhật Bản cho các lĩnh vực: Chuyển đổi số, dịch vụ Cloud, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và an ninh mạng.
Về lĩnh vực chuyển đổi số, FPT Software đã triển khai các giải pháp chuyển đổi cho Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) FPT Software đã sử dụng hệ thống tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) để có thể xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại như nhập dữ liệu, kiểm tra tài liệu, v.v Thông qua đó giúp nâng cao hiệu quả động, từ những yếu tố được cải tiến như tăng tốc độ xử lý công việc, giảm thiếu sai sót trong các khâu và tiết kiệm các chi phí liên quan.
Logo Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group
Ví dụ, FPT Software đã xây dựng hệ thống RPA giúp tự động hóa quy trình xử lý các hồ sơ vay vốn, giúp SMFG giảm thời gian xử lý từ 3 ngày xuống còn 1 ngày Bên cạnh đó, với hệ thống AI có khả năng phân tích dữ liệu giao dịnh để phát hiện gian lận, nó đã giúp SMFG ngăn chặn được hơn 100 triệu USD tiền gian lận mỗi năm.
Logo Tập đoàn NTT DATA
Về lĩnh vực Nền tảng điện toán đám mây, FPT Software đã cung cấp dịch vụ Cloud cho Tập đoàn NTT DATA Qua dịch vụ này, FPT Software đã giúp NTT DATA nâng cao khả năng mở rộng quy mô hệ thống để có thể đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, đồng thời tăng cường tính linh hoạt trong việc triển khai các ứng dụng mới Bên cạnh đó, nhờ vào dịch vụ này, NTT DATA đã có thể tăng cường bảo mật bằng các hệ thống an ninh mạng tiên tiến để bảo vệ dữ liệu, đảm bảo chỉ những người được phép mới có thể truy cập dữ liệu, thêm vào đó, Cloud còn giúp giảm chi phí vận hành khi NTT DATA chỉ cần chi trả cho các tài nguyên sử dụng thực tế, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo trì cơ sở hạ tầng.
Ví dụ, NTT DATA đã sử dụng dịch vụ Cloud để triển khai hệ thống CRM mới, giúp tăng khả năng mở rộng và đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng Đồng thời, FPT Software cung cấp dịch vụ bảo mật Cloud cho NTT DATA, giúp tập đoàn này bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), FPT Software đã phát triển các giải pháp AI giúpTập đoàn Panasonic tự động hóa quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm Qua sự trợ giúp này, Panasonic đã có thể năng cao năng suất sản xuất sản phẩm khi hệ thống AI có thể tự động kiểm tra sản phẩm với tốc độ và độ chính xác cao hơn hẳn nhân công là con người.
Bên cạnh đó, với trí tuệ siêu việt, hệ thống AI của FPT Software có thể giảm thiểu sai sót trong quá trình kiểm tra sản phẩm, giúp phát hiện các sản phẩm lỗi mà con người có thể bỏ qua, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng.
Trụ sở Panasonic tại Nhật
Ví dụ, hệ thống AI của FPT Software, giờ đây Panasonic có thể kiểm tra chất lượng của 10.000 sản phẩm mỗi giờ, cao hơn gấp 10 lần so với con người Đồng thời, hệ thống AI giúp Panasonic giảm thiểu tỷ lệ lỗi sản phẩm xuống còn 0,1%.
Về lĩnh vực Internet vạn vật (IoT), FPT Software đã hợp tác với Tập đoàn KDDI để phát triển giải pháp IoT cho các nhà máy thông minh của họ Nhờ vào các giải pháp này từ FPT Software, KDDI đã nâng cao hiệu quả sản xuất khi có thể thu thập dữ liệu từ các thiết bị trong nhà máy để theo dõi và giám sát quá trình sản xuất, từ đó phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình sản xuất Bên cạnh đó, hệ thống IoT đã giúp KDDI theo dõi và kiểm soát việc sử dụng năng lượng trong nhà máy, từ đây giúp giảm thiểu hoặc lãng phí năng lượng.
Ví dụ, hệ thống IoT của FPT Software đã giúp KDDI tăng hiệu quả sản xuất lên 10% Bên cạnh đó, hệ thống này còn giúp KDDI giảm thiểu chi phí năng lượng 5%.
Về lĩnh vực an ninh trên nền tảng Internet, FPT Software đã cung cấp giải pháp an ninh mạng cho Tập đoàn Sony Pictures Entertainment qua các dự án khác nhau như: Dự án xử lý sự cố an ninh mạng (2021), Dự án đánh giá an ninh mạng (2022) và Dự án Đào tạo an ninh mạng (2023).
Trụ sở Sony Pictures Entertainment tại Nhật
Với dự án xử lý sự cố an ninh mạng vào năm 2021, với mục tiêu hỗ trợ SonyPictures Entertainment điều tra và xử lý một vụ tấn công mạng nghiêm trọng, FPTSoftware đã cung cấp một đội ngũ chuyên gia an ninh mạng giàu kinh nghiệm giúp xác định phạm vi và tác động của vụ tấn công, thu thập bằng chứng kỹ thuật số để hỗ trợ việc truy tố và phục hồi các hệ thống bị ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ tấn công trong tương lai Qua đó, nhờ sự hỗ trợ của FPT Software,Sony Pictures Entertainment đã có thể khôi phục hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và nâng cao khả năng phòng chống, ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng trong tương lai.
Với dự án đánh giá an ninh mạng vào năm 2022, với mục tiêu đánh giá toàn diện tình trạng an ninh mạng của Sony Pictures Entertainment và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện, FPT Software đã thực hiện các hoạt động đánh giá bao gồm: Phân tích lỗ hổng bảo mật, đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát an ninh mạng hiện có và xác định các mối đe dọa tiềm ẩn và đưa ra các khuyến nghị để giảm thiểu rủi ro Dự án này đã giúp Sony Pictures Entertainment nắm rõ tình trạng an ninh mạng của mình, xác định các điểm yếu và nâng cao khả năng phòng chống sau này.
Với dự án đào tạo an ninh mạng vào năm 2023, nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên Sony Pictures Entertainment về các mối đe dọa an ninh mạng và cách thức bảo vệ dữ liệu của tổ chức, FPT Software đã cung cấp các chương trình đào tạo chuyên biệt cho các nhóm nhân viên khác nhau, bao gồm: Đào tạo nhận thức an ninh mạng cơ bản, đào tạo chuyên sâu về các chủ đề an ninh mạng cụ thể cho các nhóm nhân viên có nguy cơ cao và tổ chức các buổi tập huấn về cách thức xử lý các sự cố an ninh mạng Qua các chương trình đào tạo này, FPT Software đã giúp Sony Pictures Entertainment nâng cao nhận thức của nhân viên về các mối đe dọa an ninh mạng, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các sự cố an ninh mạng do lỗi của con người, từ đó tạo ra một văn hóa an ninh mạng mạnh mẽ trong tổ chức.
Ngoài ra, FPT Software còn cung cấp cho Sony Pictures Entertainment các giải pháp an ninh mạng khác như: Hệ thống phòng chống xâm nhập (Intrusion Prevention System - IPS), Hệ thống phát hiện xâm nhập (Intrusion Detection System - IDS), Hệ thống quản lý mật khẩu (Password Management System) và Hệ thống mã hóa dữ liệu (Data Encryption System).
CÁC HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC
Chiến lược giá
Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa đề cao chất lượng hơn giá cả, khiến việc cạnh tranh bằng giá rẻ trở nên khó khăn Bên cạnh đó, FPT Software phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh từ các công ty Nhật Bản và quốc tế có lợi thế về chi phí sản xuất và thương hiệu, cùng với đó chi phí lao động tại Việt Nam đang tăng, khiến lợi thế giá rẻ của FPT Software dần thu hẹp Chính vì thế FPT Software cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa quy trình hoạt động để giảm chi phí sản xuất và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng để thu hút khách hàng.
Về mặt nhận thức thương hiệu, FPT Software là thương hiệu tương đối mới tại thị trường Nhật Bản, chưa được nhiều khách hàng biết đến, chính vì thế, việc định giá thấp có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ của FPT Software, từ đó gây khó khăn trong việc xây dựng niềm tin với khách hàng khi cạnh tranh bằng giá.
Vì vậy, FPT Software nên cân nhắc hợp tác với các thương hiệu uy tín tại Nhật Bản để nâng cao vị thế thương hiệu.
Về mặt biến động tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái Yên Nhật/USD biến động mạnh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của FPT Software, từ đó gây khó khăn trong việc dự đoán và quản lý rủi ro do biến động tỷ giá Để có thể quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái này, FPT Software nên sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro như hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn, cũng như đa dạng hóa doanh thu bằng cách cung cấp dịch vụ cho các khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau.
Từ sự biến động tỷ giá hối đoái, việc cạnh tranh về giá có thể dẫn đến việc giảm lợi nhuận của FPT Software, từ đó gây khó khăn trong việc cân bằng giữa giá cả và chất lượng dịch vụ, tăng áp lực phải giảm chi phí để duy trì lợi nhuận Chính vì thế, để đảm bảo được lợi nhuận, FPT Software cần theo dõi sát sao chi phí hoạt động và tìm kiếm các biện pháp tiết kiệm chi phí, đồng thời cung cấp các dịch vụ cao cấp với mức giá cao hơn để tăng lợi nhuận.
Chiến lược phân phối
Về kênh phân phối, FPT Software hiện nay chủ yếu tập trung vào kênh phân phối trực tiếp và hợp tác với các đối tác lớn, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng ở các phân khúc thị trường khác nhau, và các mạng lưới đại lý của FPT Software tại Nhật Bản còn hạn chế, khiến việc tiếp cận khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau gặp nhiều khó khăn Cũng như, Việc phụ thuộc vào các đối tác phân phối có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của FPT Software Chính vì thế, FPT Software nên chọn lọc các đối tác phân phối có kinh nghiệm và mạng lưới rộng khắp để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời tăng cường đầu tư vào website, cổng thông tin điện tử và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng trực tuyến Hỗ trợ các đại lý về đào tạo, marketing và bán hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Về vấn đề văn hóa, do lối sống, thói quen tiêu dùng và cách thức kinh doanh ở Nhật Bản khác biệt so với Việt Nam, FPT Software cần có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa Nhật Bản để điều chỉnh chiến lược phân phối phù hợp Bên cạnh đó, về mặt ngôn ngữ, khó khăn trong giao tiếp và ngôn ngữ có thể cản trở việc FPT Software tiếp cận và thuyết phục khách hàng Nhật Bản Để khắc phục những điều này, FPT Software nên thuê nhân viên người Nhật để hỗ trợ trong việc giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, cũng như phát triển website, tài liệu sản phẩm và dịch vụ bằng tiếng Nhật để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đồng thời, giúp nhân viên hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán và cách thức kinh doanh của Nhật Bản để giao tiếp và thuyết phục khách hàng hiệu quả.
Về chi phí phân phối, chi phí cho việc thiết lập và vận hành hệ thống phân phối, chi phí marketing và quảng bá sản phẩm tại Nhật Bản khá cao, chính vì thế việc đầu tư vào thị trường mới tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm và lợi thế cạnh tranh, là một trở ngại lớn với FPT Software Chính vì vậy, FPT Software cần tìm kiếm các giải pháp phân phối hiệu quả và tiết kiệm chi phí, phân tích thị trường và cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng Nhật Bản.
Ví dụ, FPT Software đã hợp tác với NTT DATA, một công ty IT lớn của NhậtBản, để phân phối các giải pháp phần mềm của FPT Software tại thị trường Nhật Bản, đã thành lập chi nhánh tại Tokyo để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đã tổ chức nhiều hội thảo và chương trình đào tạo để giới thiệu các giải pháp phần mềm của FPT Software cho khách hàng Nhật Bản.
Chiến lược truyền thông
Trước hết, FPT Software vẫn còn là một thương hiệu tương đối mới tại Nhật Bản,chưa được nhiều người biết đến như các đối thủ cạnh tranh lớn trong nước và việc xây dựng nhận thức thương hiệu chưa được thực hiện mạnh mẽ, thiếu các chiến dịch truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng Chính vì thế, họ nên hợp tác với các influencers Nhật Bản để giới thiệu thương hiệu và sản phẩm, qua đó tăng cường quảng cáo trên các kênh truyền thông truyền thống và mạng xã hội Bên cạnh đó, FPT Software nên phát triển blog, website tiếng Nhật cung cấp thông tin hữu ích về ngành công nghệ và giải pháp của FPT Software, tạo video giới thiệu công ty, sản phẩm và dịch vụ bằng tiếng Nhật, chia sẻ các câu chuyện thành công của khách hàng Nhật Bản trên website và mạng xã hội.
Thứ hai, một số chiến dịch truyền thông của FPT Software chưa phù hợp với văn hóa và thói quen của người Nhật, dẫn đến hiệu quả thấp Việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh trong các ấn phẩm quảng cáo chưa được chú trọng, có thể gây hiểu lầm hoặc khó hiểu cho người đọc Vì vậy, FPT Software cần tuyển dụng nhân viên người Nhật có kinh nghiệm marketing để hỗ trợ xây dựng chiến lược phù hợp với văn hóa địa phương, đồng thời tạo môi trường làm việc đa văn hóa để khuyến khích giao lưu học hỏi giữa nhân viên Việt Nam và Nhật Bản Cụ thể hơn, họ cần phân tích hành vi và sở thích của khách hàng Nhật Bản để xây dựng chiến lược phù hợp, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để học hỏi kinh nghiệm và định vị thương hiệu hiệu quả.
Tiếp đến, FPT Software hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các kênh truyền thông truyền thống như quảng cáo báo chí, website, và hội thảo và việc sử dụng các kênh truyền thông mới như mạng xã hội, influencer marketing, hay video marketing chưa được khai thác hiệu quả Chính vì như thế, họ nên tăng cường sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn để tiếp cận khách hàng tiềm năng, thử nghiệm các kênh truyền thông mới như influencer marketing, video marketing, tham gia các cộng đồng trực tuyến liên quan đến ngành công nghệ và dịch vụ phần mềm.
Sau cùng, so với các đối thủ cạnh tranh lớn, FPT Software có nguồn lực tài chính và nhân lực hạn chế hơn cho các hoạt động truyền thông Việc thiếu nhân viên có chuyên môn về marketing Nhật Bản cũng là một hạn chế lớn Để khắc phục nhược điểm này,FPT Software cần gợp tác với các công ty marketing Nhật Bản để triển khai các chiến dịch hiệu quả, hợp tác với các influencer Nhật Bản để quảng bá thương hiệu và sản phẩm.Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ miễn phí như Google Analytics, Facebook Insights để theo dõi hiệu quả chiến dịch, sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng.