CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO TRONG GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 .... Khi máy tính ra đời, thuyết dạy học với sự trợ giúp của máy tính CAI C
Lý do chọn sáng kiến
Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology - ICT) trong những năm gần đây đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi rất lớn đời sống kinh tế xã hội của toàn thế giới, trong đó có giáo dục Theo nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 21/5/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn 2006-2020 chỉ rõ: “Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo ba tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet”
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, đã từ lâu khái niệm dạy học (giảng dạy) luôn gắn liền với thầy cô giáo, lớp học, phấn trắng bảng đen Khi máy tính ra đời, thuyết dạy học với sự trợ giúp của máy tính CAI (Computer– assisted instruction) cũng theo đó mà xuất hiện đã giúp người học làm quen với các thiết bị như máy tính, đài thu phát, máy chiếu, màn chiếu, Cùng với sự bùng nổ của các ứng dụng từ công cụ Web 2.0, việc dạy và học theo quan điểm của thuyết kiến tạo và tri nhận, có nhiều công cụ, giáo cụ và phương pháp học tập cũng như giảng dạy tiên tiến dựa trên nền tảng trực tuyến đã ra đời như Google app, Twitter, Skype, Dropbox, Moodle hay Edmodo, Mỗi ứng dụng đều có những ưu điểm riêng, giảng viên có thể dựa vào đặc thù về cơ sở vật chất, mặt bằng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giảng viên, kĩ năng làm việc với mạng máy tính của sinh viên cũng như yêu cầu, định hướng giảng dạy của đơn vị để lựa chọn công cụ hỗ trợ thích hợp Mạng xã hội học tập Edmodo do Nic Borg và Jeff O’Hara đồng sáng lập năm 2008, hiện đang hỗ trợ hơn 100 triệu người dùng và là một trong những trang web hỗ trợ học tập tốt nhất Ra đời muộn hơn Skype, Dropbox hay Moodle, Edmodo ngoài việc thừa hưởng các tính năng đã có như chia sẻ tài nguyên không giới hạn, tạo nhóm,
6 còn sở hữu các ưu điểm nổi trội đó là việc gắn kết giảng viên và sinh viên với các hoạt động trong và ngoài lớp học; kết nối giảng viên, sinh viên, phụ huynh, nhà quản lý, cá nhân hóa việc học của sinh viên và việc đánh giá, theo dõi tiến độ học tập của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều Giao diện Edmodo hỗ trợ
10 ngôn ngữ khác nhau trong đó có cả tiếng Việt Ứng dụng điện thoại, phần mềm này cũng được tải nhiều trên hệ điều hành iOS và Android, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học ở mọi nơi, mọi lúc Với các ưu điểm nổi trội, Edmodo được coi là mạng xã hội dành riêng cho giáo dục
Từ thực tiễn học tập và giảng dạy môn Sinh học, chúng tôi mong muốn được nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn về các PPDH hiện đại, tích cực để từ đó tìm ra được những PPDH tốt nhất, hiệu quả nhất giúp ích trong việc giảng dạy của GV và học tập của HS Trong thời điểm hiện tại, việc ứng dụng các mạng xã hội trong giảng dạy còn chưa phổ biến với quan điểm dạy học trong trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Sáng kiến khoa học được thực hiện với mong muốn đem đến một cái nhìn cụ thể hơn về việc kết hợp mạng xã hội trong giảng dạy cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống, giúp giáo viên tiếp cận và ứng dụng CNTT trong giảng dạy qua đó giúp HS tích cực hơn trong việc học tập
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Ứng dụng mạng xã hội học tập Edmodo trong giảng dạy phần Sinh thái học, sinh học 12 trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội” làm sáng kiến khoa học cấp Khoa năm 2021.
Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng mạng xã hội Edmodo trong giảng dạy phần Sinh thái học, sinh học 12 nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh phổ thông, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tự học thông qua môi trường đa phương tiện sinh động, hấp dẫn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến sử dụng công nghệ trong dạy học và nhất là sử dụng các mạng xã hội trong dạy học
- Đặc điểm của phần sinh thái học, sinh học 12
- Những tác dụng tích cực của việc dạy học quang mạng xã hội Edmodo giúp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh THPT.
Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Xác định địa bàn nghiên cứu và địa điểm chọn mẫu
- Tiến hành sàng lọc và thu thập số liệu từ học sinh về việc sử dụng công nghệ thông tin vào các bài học
- Xử lý kết quả khảo sát và viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Những đóng góp của sáng kiến
- Kết quả nghiên cứu của sáng kiến góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng mạng xã hội học tập Edmodo trong giảng dạy phần sinh thái học, sinh học 12
- Việc ứng dụng mạng xã hội Edmodo giúp giáo viên tiếp cận và ứng dụng CNTT trong giảng dạy qua đó giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn trong học tập.
Kết cấu của sáng kiến
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, sáng kiến gồm có 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng mạng xã hội học tập Edmodo trong giảng dạy phần sinh thái học, sinh học 12
Chương 2: Ứng dụng mạng xã hội Edmodo vào giảng dạy phần sinh thái học, sinh học lớp 12 trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO TRONG GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12
Một số khái niệm
Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định
Có nhiều định nghĩa khác nhau về PPDH, mỗi định nghĩa nhấn mạnh một vài khía cạnh và phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoa học và các nhà sư phạm về bản chất của khái niệm Một số định nghĩa về PPDH:
- PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung học vấn (I Ia Lecne, 1981)
- PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Iu K Babanxki,
- PPDH là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt mục đích dạy học Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của HS và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo (I.D Dverev, 1980)
Tóm lại có thể hiểu PPDH là các con đường, là cách thức vận động của nội dung dạy học phù hợp với quy luật phát triển tâm lí, sinh lí và trình độ nhận thức của người học, là các biện pháp tổ chức hợp tác giữa thầy và trò nhằm giúp cho trò chiếm lĩnh được nội dung dạy học một cách vững chắc Trong PPDH, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh, còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học
CNDH theo chữ Latin được ghép từ technic (công cụ và vật liệu) và logic (cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề) Thuật ngữ CNDH được áp dụng vào quá trình dạy học bao gồn các cách tổ chức các hoạt động để đạt được các mục tiêu giáo dục cũng như các vật liệu và thiết bị được sử dụng trong quá trình giáo dục
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về CNDH trong giới không chuyên Tuy nhiên, các chuyên gia về lĩnh vực này thường quan niệm CNDH là một quá trình tích hợp phức tạp trong đó các vấn đề liên quan với mọi khía cạnh của việc học được khái niệm hóa, phân tích, xây dựng và quyết định thông qua sự tương tác giữa con người, kỹ thuật, ý tưởng và các nguồn lực giữa một khung cảnh của tổ chức nào đó [ , tr.124]
Đặc điểm và các tính năng của Edmodo
Edmodo là công cụ dạy học theo mô hình mạng xã hội, không chỉ phân phối thông tin của giáo viên hay bảng điểm Giáo viên có thể chia sẻ file, link, bài học, điểm số cũng như các thông báo, cập nhật, trò chuyện với học sinh như trên Facebook wall, khảo sát học sinh, quản lí lớp học bằng lịch Học sinh có thể liên hệ người chỉ dẫn trực tiếp, nhắn cho các bạn học khác, tương tác với không gian thảo luận công khai và thậm chí là có thể truy cập Edmodo từ điện thoại di động thông qua trang web được tối ưu hóa cho di động để xem bài giảng
Edmodo có giao diện và các tính năng chia sẻ gần như Facebook nhưng Edmodo lại an toàn hơn rất nhiều với các chế độ bảo mật riêng tư và được thiết kế dành riêng cho việc học tập Vì thế có thể thoải mái thảo luận chia sẻ kiến thức và các nội dung bài học, tuy nhiên tất cả các hoạt động này nều nằm dưới sự giám sát của giáo viên HS chỉ có thể gửi tin nhắn riêng tư đến thầy cô để được tư vấn chứ không được “nói chuyện riêng” với các bạn khác Đây là một điểm cộng của Edmodo so với Facebook, nó giữ cho luồng thông tin chia sẻ được tập trung và bám sát nội dung bài giảng chứ không bị lan man mất kiểm
Tạo quizzes/ bài tập online
Công cụ Quiz hỗ trợ tốt dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, trả lời ngắn; đồng thời có tính năng tự động tính điểm Điểm đáng chú ý là trong Edmodo, giáo viên có thể thiết lập điểm số tương ứng với mức độ khó của câu hỏi Căn cứ vào trình tự và mục đích đánh giá chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh, giáo viên có thể linh hoạt thiết kế hệ thống câu hỏi cho phù hợp theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao Ngoài ra, tại ứng dụng Edmodo người dùng cũng có thể tạo và hoàn thành bài luận (Assignment) Sinh viên sau khi hoàn thành có thể đính kèm vào file bài tập gốc để giáo viên chấm điểm
Tổ chức lớp học online
Trong những tình huống bất đắc dĩ không thể dạy học tại lớp, thầy cô và học sinh có thể tham gia lớp học online Tại đây, giáo viên vẫn có thể theo dõi tình hình học tập của học sinh thông qua camera cũng như tương tác thông qua micro/ nhóm chat
Chia sẻ và quản lý tài liệu miễn phí
Trường hợp giáo viên biết một nguồn kiến thức hay và muốn chia sẻ cho học sinh, sinh viên thì chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản Edmodo luôn sẵn sàng hỗ trợ tài nguyên dưới dạng văn bản/ hình ảnh/ đường link,…mà không cần phải mất bất kỳ món phí nào Khi giảng viên gửi bài viết mới đến lớp học, hệ thống sẽ có thông báo mới đến sinh viên tại chức năng Notification trong trang Edmodo của người học Giảng viên cũng có thể cài đặt tùy chọn để thông báo về bài viết mới được gửi tới sinh viên qua tài khoản email mà sinh viên đăng ký.
Kết nối cộng đồng bằng
12 Ứng dụng Edmodo hỗ trợ các nhóm, cộng đồng,…để dễ dàng trao đổi và chia sẻ thông tin trên một mạng xã hội học tập Tại đây, học sinh, sinh viên có thể thoải mái bày tỏ những ý kiến của mình về bài giảng, điều này có thể giúp cho những học sinh vốn dĩ e dè, nhút nhát được tương tác nhiều hơn
Cập nhật điểm số kịp thời, chính xác
Ngoài việc hỗ trợ cho học sinh và giáo viên, Edmodo còn cung cấp thêm tính năng cập nhật điểm số nhằm giúp những phụ huynh theo dõi được quá trình học tập của con em mình Những điểm kiểm tra trên lớp sẽ luôn được cập nhật liên tục sau khi giáo viên đã nhập điểm lên hệ thống
1.2.3 Ưu nhược điểm Ưu điểm:
- Có thể linh động về thời gian và không gian
- Hiệu quả tương tác cao
- Hệ thống tự động đánh giá
- Truy cập bất cứ nơi đâu chỉ cần kết nối mạng
- Giao diện trình bày gọn gàng, dễ sử dụng
- Không thể phục hồi những thông tin bị mất về một học sinh
- Không thể xoá các tài khoản mà bạn đã tạo ra cho mình, nếu muốn xoá thì cần phải gửi yêu cầu về hệ thống
- Những tin nhắn, văn bản thông báo bị hạn chế.
Thực tiễn sử dụng mạng xã hội Edmodo trong dạy học sinh học 12 trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Bộ môn Sinh học thuộc tổ Bổ túc văn hóa, Khoa Văn hóa cơ bản, được thực hiện giảng dạy ở 2 cấp học THCS và THPT theo chương trình giáo dục phổ thông, hệ giáo dục thường xuyên Đội ngũ giảng viên của Khoa được đào tạo chính quy, bài bản về nghiệp vụ sư phạm, tận tụy, yêu nghề, có năng lực
13 chuyên môn tốt, nhiệt tình trách nhiệm với học sinh HS khối PTTH của Khoa là học viên theo học hệ trung cấp các chuyên ngành về nghệ thuật như thanh nhạc, âm nhạc, múa, nhạc cụ dân tộc…Ngoài thời gian học tập, HS phổ thông cũng thực hiện các nhiệm vụ thực hành biểu diễn do đó thời gian tham gia đào tạo các môn phổ thông đôi khi bị ngắt quãng khiến quá trình dạy và học, quá trình tiếp thu nhận thức, quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS gặp nhiều khó khăn
Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu, mạng xã hội học tập Edmodo hiện đang được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy trong các trường đại học Nhưng tại trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội việc ứng dụng mạng xã hội vào giảng dạy còn hạn chế đặc biệt là mạng xã hội học tập Edmodo Đặc biệt phần sinh thái học, sinh học 12 thì hầu như chưa được ứng dụng mạng xã hội này do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ.
Hướng dẫn sử dụng Edmodo
Bước 1: Tạo tài khoản để đăng nhập
Khi chưa có tài khoản của Edmodo, có thể thực hiện như sau:
Vào trang web https://www.edmodo.com sẽ xuất hiện màn hình sau:
Sau đó trên giao diện của Edmodo có mục Create your account – tạo tài
14 khoản miễn phí GV tạo tài khoản với tư cách GV kích chuột vào I’m a Teacher;
HS tạo tài khoản bằng cách kích vào I’m a Student Ngoài ra phụ huynh HS cũng có thể tạo tài khoản bằng cách kích vào I’m a Parent
Nếu đã có tài khoản Edmodo, kích vào Login để đăng nhập (nhập địa chỉ email và mật khẩu tương ứng)
Bước 2: Điền địa chỉ Email và pass cho tài khoản, sau đó chọn vào
Hình 1.2: Tạo tài khoản Edmodo cho GV
Hình 1.3: Tạo tài khoản Edmodo cho HS
Hình 1.4: Tạo tài khoản Edmodo cho phụ huynh
Bước 3: Xuất hiện màn hình, chọn Next step
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin và chọn Next step
Bước 5: Lúc này đã có thể tạo một group cho lớp của bạn
Hình 1.5: Giao diện Edmodo sau khi hoàn thiện tài khoản đăng nhập
Sau khi hoàn thiện các bước tạo tài khoản Edmodo GV có thể tạo lớp học bằng cách kích chuột vào Create a Class
Các chức năng chính trong Edmodo
✔ Cách tạo hồ sơ giáo viên
- Assignment: giao nhiệm vụ/bài tập
- Câu hỏi Quiz: Giúp tạo các câu hỏi Đúng/Sai; nhiều lựa chọn; câu trả lời ngắn và điền vào ô trống Vào Quiz
- Click vào mục Create a Class: tạo lớp Điền tên lớp và các thông tin khác, sau đó Create để tạo lớp
Class Management: quản lý lớp
Join a Class: gia nhập vào lớp (mỗi lớp có 1 mã Class Code riêng)
Nhập mã Class Code để gia nhập vào một lớp trên Edmodo
✔ Poll: thăm dò ý kiến/khảo sát
✔ Library: Thư viện - Giáo viên và học sinh có thể kết nối tới Google Drive
✔ Progress: GV sử dụng Badges để khuyến khích HS, ghi nhận sự tiến bộ, nỗ lực, cam kết của HS bằng các danh hiệu có sẵn hoặc tự tạo thêm VD: HS của tuần, HS tích cực…
Chương 1 đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho sáng kiến và thực trạng ứng dụng mạng xã hội học Edmodo trong giảng dạy phần sinh thái học, sinh học 12 trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Cơ sở lý luận của sáng kiến đã đi vào giải thích một số khái niệm cơ bản liên quan đến sáng kiến cũng như các tính năng nổi bật phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập của mạng xã hội học tập Edmodo Tuy vậy nhưng thực tế tại trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội chưa ứng dụng nhiều mạng xã hội vào công tác giảng dạy đặc biệt là mạng xã hội học tập Edmodo này.
ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI EDMODO VÀO GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC LỚP 12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
Khái quát nội dung chương trình phần sinh thái học lớp 12
Nội dung chính của phần Sinh thái học ở lớp 12 tập trung vào các vấn đề sau: 2.1.1 Sinh thái học cá thể (cá thể và môi trường)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cá thể sinh vật và môi trường sống, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động, cấu tạo cơ thể với môi trường để có thể tồn tại và phát triển, đó là hình thành các đặc điểm thích nghi Đặc biệt, nghiên cứu các qui luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
2.1.2 Sinh thái học quần thể
- Nghiên cứu qui luật hình thành và phát triển của quần thể thông qua mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và giữa quần thể và môi trường sống trong những điều kiện cụ thể, từ đó hình thành các dặc trưng cơ bản của quần thể mà không thể có ở mỗi cá thể
2.1.3 Sinh thái học quần xã
- Nghiên cứu qui luật hình thành và phát triển quần xã thông qua mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và giữa quần xã và môi trường sống, từ đó hình thành các đặc trưng của quần xã và trạng thái cân bằng tương đối của quần xã, qui luật phát triển của quần xã
2.1.4 Sinh thái học hệ sinh thái - sinh quyển
- Nghiên cứu một hệ thống hoàn chỉnh, bền vững và tương đối ổn định bao gồm quần xã và sinh cảnh của nó gọi là hệ sinh thái, trong đó chứa đầy đủ nguồn sống để duy trì quần xã
- Nghiên cứu sinh quyển như là một hệ sinh thái lớn nhất bao gồm nhiều hệ sinh thái nhỏ hơn
- Nghiên cứu những ứng dụng của sinh thái học trong bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên
Thiết kế bài giảng mẫu có ứng dụng mạng xã hội Edmodo
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
MỞ ĐẦU Trong chương trình sinh học 9 chúng ta đã nghiên cứu về các loại môi trường sống Từ những nội dung và câu hỏi gợi ý tìm hiểu cô đã cung cấp trên Edmodo, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn môi trường và các nhân tố sinh thái là gì cùng với sự tích nghi của sinh vật trong môi trường sống đó ra sao?
I Môi trường sống và các nhân tố sinh thái:
1 Khái niệm và phân loại môi trường:
Môi trường sống cuả sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật
2 Các nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái vô sinh:(nhân tố vật lí và hóa học) khí hậu, thổ nhưỡng, nước và địa hình
- Nhân tố hữu sinh:vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người
II Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
- KN: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất
- Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt
20 động sống của sinh vật
Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài
-Ổ sinh thái gồm: ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung
-Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thong qua những dấu hiệu về hình thái của chúng
-Nơi ở: là nơi cư trú của một loài
III.Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
KẾT LUẬN Nhắc lại nội dung bài học, các loại môi trường và nhân tố sinh thái
HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học, làm bài tập trắc nghiệm trên Edmodo để củng cố các kiến thức trong bài học
- Giúp học sinh nắm được khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái
- Giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống
- Rèn luyện cho học sinh năng lực khoa học, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phản biện
- Phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái có trong môi trường
- Lấy được những ví dụ và phân tích để chứng minh cho sự tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật, làm cơ sở cho việc khái quát các quy luật sinh thái cơ bản ở bài sau
II NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
I Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1 Khái niệm và phân loại môi trường
2 Các nhân tố sinh thái
II Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
III Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống: Trả lời trắc nghiệm
I Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
II Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
Trong đó: Lên lớp 1 tiết (45 phút)
IV TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức đan xen hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân nhằm phát huy tối đa năng lực của người học
Kết hợp linh hoạt phương pháp đàm thoại, thuyết trình, trực quan minh hoạ, giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm
Tiếp nhận vấn đề, nghiên cứu vấn đề, vận dụng kiến thức để thảo luận bài tập theo nhóm và thuyết trình kết quả làm việc của nhóm
VI VẬT CHẤT BẢO ĐẢM
Bài giảng, kế hoạch bài giảng, sách giáo khoa, máy chiếu, máy tính, phiếu hướng dẫn và phiếu học tập theo nhóm
Bút, vở ghi, sách giáo khoa
Phần II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
Kiểm tra sĩ số, nêu vấn đề bài học và cùng học sinh giải quyết vấn đề, từ đó hình thành kiến thức mới
II TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Trước khi lên lớp Trong giờ lên lớp
- GV: đăng lên Note với nội dung dẫn dắt vào bài học, đưa các tệp bài giảng (word, ppt), chia sẻ link tài liệu lên Group trên Edmodo về nội dung bài học
“Môi trường sống và các nhân tố sinh thái”
- HS: xem các tệp bài giảng trước ở nhà, đọc các tài liệu GV chia sẻ trên Edmodo
- GV: Đưa ra nhiệm vụ về bài học và yêu cầu HS phải hoàn thiện bài tập đúng thời hạn (Sử dụng tính năng Assignment trên Edmodo) Nhiệm vụ là những kiến thức trọng tâm của bài học mà HS cần phải nắm được
“1 Môi trường là gì? Thế nào là nhân tố sinh thái?
Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái?
2 Thế nào là giới hạn sinh thái và ổ sinh thái?”
- HS: hoàn thiện nhiệm vụ được giao theo thời hạn và nộp bài cho GV trên Edmodo
- GV: Củng cố kiến thức bài học cho HS bằng cách sử dụng câu hỏi Quiz trên Edmodo GV tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học “Môi trường sống và các nhân tố sinh thái”
VD: Câu 1 Có các loại môi trường phổ biến là?
- GV: yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái bằng sơ đồ tư duy
- HS: tóm tắt bằng sơ đồ tư duy tùy theo sáng tạo của mình
- GV: nhận xét về bài tập của HS làm trên Edmodo, giảng giải thêm những phần HS chưa hiểu rõ
- HS: lắng nghe, trao đổi
- GV: chữa bộ câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học trong câu hỏi Quiz, giải đáp những thắc mắc của HS
- HS: lắng nghe, trao đổi và thảo luận để hiểu bài hơn
A môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật
B môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong
C môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài
D môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn
Câu 2: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
B hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
C vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
D hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
Câu 3 Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?
A phát triển thuận lợi nhất
B có sức sống trung bình
C có sức sống giảm dần
Câu 4: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt
Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A Nhóm nhân tố vô sinh
B Nhóm nhân tố hữu sinh
C Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh
D Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh Câu 5: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
C Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
D Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
- HS: làm bài tập trắc nghiệm trên Edmodo để củng cố các kiến thức trong bài học
- GV: hướng dẫn HS tự học bằng cách đăng ghi chú
Note nêu yêu cầu đọc link GV chia sẻ trên Edmodo
- HS: tự học theo sự hướng dẫn của GV
- GV: tương tác, chia sẻ với HS thông qua forum, chat…GV có thể đánh giá HS thông qua nhiệm vụ và bộ câu hỏi Quiz, ý thức tự giác…bằng cách tặng các danh hiệu
III KẾT THÚC BÀI GIẢNG (2’)
Củng cố bài học và dặn học sinh chuẩn bị nội dung kiến thức của tiết sau
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể
MỞ ĐẦU Kích thước của quần thể luôn dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa do tác động của nhiều nhân tố Hay nói một cách khác số lượng cá thể của quần thể luôn luôn có sự biến động Vậy biến động như thế nào, nguyên nhân,…chúng ta cùng nghiên cứu bài mới
I BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
1 Khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể
2 Các hình thức biến động số lượng cá thể: a Biến động theo chu kỳ:
* Khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường
- Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo ở rừng Canada
- Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu phương Bắc
- Cá cơm ở vùng biển Peru có chu kỳ biến động là 7 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt
- Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa b Biến động số lượng không theo chu kỳ:
* Khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quàn thể không theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên
- Miền Bắc: số lượng bò sát và Ếch, Nhái giảm vào những năm có giá rét (nhiệt độ < 8 0 C)
- Miền Bắc và Miền Trung: số lượng bò sát, chim, thỏ giảm mạnh sau những trận lũ lụt
II NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG
CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
1 Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể: a Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh (khí hậu, thổ nhưỡng…)
- Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể
- Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của các cá thể Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp
- Khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất b Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh (cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt)
- Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ quần thể