1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý thuyết tài chính tiền tệ chủ đề hoạt động và quản trị của công ty bảo hiểm, quỹ hữu trí

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Chủ đề: Hoạt động và quản trị của công ty bảo hiểm, quỹ hữu trí

Trang 2

MỤC LỤC

A Công ty bảo hiểm 3

I Khái niệm, chức năng 3

1 Khái niệm: 3

2 Vai trò: 6

3 Thặng dư và các khoản dự trữ 7

4 Doanh thu và lợi nhuận 8

5 Chính sách điều hành tác động lên các quyết định đầu tư của công ty bảo hiểm 9

II Hợp đồng bảo hiểm và phí bảo hiểm 10

1 Hợp đồng bảo hiểm 10

2 Phí bảo hiểm 11

III Rủi ro 11

1 Khái quát về rủi ro 11

a Định nghĩa: 11

b Mức độ rủi ro: 11

c Phân loại rủi ro 12

2 Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức 12

2 Đặc điểm của quỹ hưu trí 17

II Cách thức hoạt động của quỹ hưu trí 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí là hai ngành công nghiệp quan trọng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản cá nhân và tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp Cả hai đều phục vụ mục tiêu quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro tài chính và đảm bảo sự ổn định trong tương lai Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cả hai cũng đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức riêng biệt.

Công ty bảo hiểm chủ yếu hoạt động bằng cách thu tiền từ khách hàng và cam kết bồi thường cho họ trong trường hợp xảy ra sự kiện mà họ đã bảo hiểm Điều này bao gồm nhiều loại bảo hiểm, từ bảo hiểm xe hơi đến bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ Chúng tôi sẽ xem xét cách mà các công ty bảo hiểm đánh giá rủi ro, định giá bảo hiểm, và quản lý danh mục đầu tư của họ để đảm bảo khả năng thanh toán các yêu cầu bồi thường.

Ngược lại, quỹ hưu trí hoạt động bằng cách thu tiền từ những người tham gia và đầu tư số tiền đó để tạo ra thu nhập hưu trí trong tương lai Chúng tôi sẽ xem xét cách quỹ hưu trí quản lý danh mục đầu tư của họ, tạo ra các kế hoạch tiết kiệm hưu trí và đảm bảo tính ổn định của thu nhập cho người tham gia sau khi họ nghỉ hưu.

Bên cạnh những cơ hội và lợi ích mà công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí mang lại, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu các rủi ro tiềm ẩn và cách họ đối phó với chúng Những thách thức này có thể bao gồm biến động trong thị trường tài chính, biến đổi trong quy định và luật pháp, cũng như sự biến đổi trong mô hình kinh doanh và cách thức công ty quản lý rủi ro.

Chúng tôi hi vọng rằng thông qua việc tìm hiểu chi tiết về hoạt động và rủi ro của công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí, bạn sẽ có cái nhìn sâu rộng hơn về những yếu tố quan trọng đằng sau những dịch vụ này và cách chúng ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người Bài tiểu luận này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan và hiểu biết sâu sắc về hai ngành này, giúp tạo ra một cơ sở hiểu biết mạnh mẽ để đánh giá và quản lý rủi ro tài chính trong tương lai.

Trang 4

A Công ty bảo hiểmI.Khái niệm, chức năng

1 Khái niệm:

Công ty bảo hiểm (insurance company) là trung gian tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài chính bằng cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm với nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi với khoản phí hay giá cả nhất định Trong quá trình bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro được quy định trong hợp đồng bảo hiểm Điều kiện để nhận được bồi thường là người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm Công ty bảo hiểm huy động vốn bằng cách bán các chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và thu được tiền từ khách hàng Số tiền thu được từ việc bán chứng chỉ bảo hiểm này sẽ được sử dụng để hỗ trợ công ty hoạt động và chi trả các yêu cầu bồi thường từ khách hàng.

Theo điều 73, Nghị định 73/2016/NĐ-CP, lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm làkhoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm.Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm lợi nhuận hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt độngkhác.

Sử dụng vốn thu được đầu tư trên thị trường tài chính Điều này có thể bao gồm đầu tư vào các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, bất động sản, và các tài

sản tài chính khác (quy định tại Điều 98 Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm) Mục tiêu của

việc đầu tư này là để tăng lợi nhuận và tạo ra lợi ích tài chính cho công ty bảo hiểm.

❖ Phân loại bảo hiểm:

+ Căn cứ vào ý chí của các bên, bảo hiểm gồm hai loại: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.

+ Căn cứ vào mục tiêu của hành động bảo hiểm, bảo hiểm gồm có hai loại: bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi thương mại.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

+ Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm gồm: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

- Bảo hiểm nhân thọ:

+ Bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng cam kết giữa công ty bảo hiểm và người tham gia với các điều khoản đã được thỏa thuận Phát hành chủ yếu cho tính mạng của chủ sở hữu Công ty cam kết chi trả một hay nhiều lần cho người hưởng quyền lợi sản phẩm Nội dung trong hợp đồng đều được sự đồng ý của cả hai bên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người mua lẫn doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Khi mua một chính sách bảo hiểm nhân thọ, người được bảo hiểm thường đóng một khoản tiền phí định kỳ cho công ty bảo hiểm Theo đó, trong trường hợp không may, người mua bảo hiểm qua đời, công ty sẽ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng một khoản tiền bồi thường tùy theo điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm + Bảo hiểm nhân thọ thường mang lại một lợi ích tài chính cho người

được bảo hiểm và gia đình, giúp giảm thiểu rủi ro tài chính trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn Nó cũng có thể được sử dụng như một công cụ tiết kiệm hoặc đầu tư để tích lũy giá trị tiền tương lai + Các loại hình bảo hiểm nhân thọ phổ biến:

● Bảo hiểm trọn đời ● Bảo hiểm tử kỳ ● Bảo hiểm sinh kỳ ● Bảo hiểm trả tiền định kỳ ● Bảo hiểm hỗn hợp.

- Bảo hiểm phi nhân thọ:

+ Bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm bảo hiểm dành cho con người và tài sản Bảo hiểm khỏi các rủi ro không liên quan đến việc sống hay chết, tức là không liên quan đến sự tử vong Thay vì bồi thường trong trường hợp tử vong, bảo hiểm phi nhân thọ thường cung cấp tiền bồi thường khi

Trang 6

xảy ra các biến cố như tai nạn, bệnh tật, mất khả năng làm việc, hay các sự kiện không mong muốn khác.

+ Người tham gia đóng phí một lần duy nhất Công ty bảo hiểm sẽ cam kết chi trả, bồi thường cho người mua bảo hiểm nếu có những rủi ro xảy ra gây tổn thất về vật chất, cơ thể, tai nạn con người Trong trường hợp đối tượng được bảo hiểm không gặp bất kỳ rủi ro nào thì sau khi kết thúc hợp đồng, người tham gia sẽ không được nhận số tiền đã đóng + Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ phổ biến:

● Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người ● Bảo hiểm cháy, nổ.

● Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính ● Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại ❖ So sánh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ:

- Điểm giống:

+ Là bảo hiểm tự nguyện, giúp người tham gia giảm bớt khó khăn khi xảy ra các rủi ro khó lường trước.

+ Có đối tượng được bảo hiểm, người thụ hưởng, phạm vi bảo vệ được quy định rõ ràng trên hợp đồng.

- Điểm khác:

nhiệm dân sự

hiểm trước rủi ro về tính mạng

- Tiết kiệm - Đầu tư sinh lời

Bảo vệ đối tượng được bảo hiểm trước rủi ro khác

Trang 7

Yếu tố ảnh hưởng - Tuổi tác (tuổi càng cao thì

- Xác suất rủi ro - Số tiền bảo hiểm - Chế độ bảo hiểm.

kiện khách quan được thỏa

- Người được bảo hiểm - Hoặc bất kỳ ai được đề cập trong hợp đồng.

- Là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự cố

2 Vai trò:

- Ổn định tài chính cho các tổ chức, cá nhân khi gặp rủi ro: Đối với các doanh nghiệp, vai trò của bảo hiểm đó là giúp doanh nghiệp tránh khỏi các sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo đảm về sự an toàn và ổn định về mặt tài chính Trên thực tế, việc các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho doanh nghiệp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm giúp cho các tổ chức bảo toàn được nguồn vốn, tài sản; đối với các cá nhân và gia đình có thể khắc phục được các khó khăn về tài chính và tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ về cả tinh thần và vật chất.

- Chuyển gánh nặng rủi ro: Công ty bảo hiểm giúp chuyển gánh nặng rủi ro từ cá nhân hoặc doanh nghiệp đến công ty bảo hiểm Bằng cách đó, công ty bảo hiểm giúp bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp khỏi những mất mát tài chính

Trang 8

không mong muốn do các sự cố xảy ra, như tai nạn, thảm họa tự nhiên hoặc bệnh tật.

- Khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế: Công ty bảo hiểm thu thập các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và sử dụng chúng để đầu tư Nhờ vào các khoản đầu tư này, công ty bảo hiểm có khả năng tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển kinh tế và tạo ra việc làm.

- Ổn định ngân sách nhà nước: Nhờ có các doanh nghiệp bảo hiểm mà ngân sách Nhà nước chi cho các khoản như trợ cấp tai nạn, trợ cấp thiên tai, cũng giảm đáng kể Không những thế, ngân sách nhà nước còn tăng thêm nhờ vào những khoản như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, của các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Tạo lòng tin và ổn định trong thị trường: Công ty bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lòng tin và ổn định trong thị trường tài chính và kinh tế Bằng cách cung cấp bảo hiểm và đảm bảo việc chi trả bồi thường, công ty bảo hiểm giúp người dân và doanh nghiệp có lòng tin và an tâm hơn trong việc đầu tư, kinh doanh và lập kế hoạch tài chính.

3 Thặng dư và các khoản dự trữ

Thặng dư của công ty bảo hiểm là khoản chênh lệch giữa tài sản và nghĩa vụ của công ty Các nghiệp vụ kế toán dành cho các tài sản và nghĩa vụ được thực hiện bởi các quy định pháp lý dành cho các công ty bảo hiểm, do đó thặng dư này còn được gọi là

thặng dư pháp quy Để xác định thặng dư pháp quy ta cần phải xác định giá trị của các

tài sản và các nghĩa vụ và đặc biệt là giá trị các nghĩa vụ vì nó khá phức tạp khi phải chi trả ở những thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản trên là không chắc chắn và phụ thuộc vào sự kiện có xảy ra hay không Vì vậy, để thể hiện chính xác và phù hợp các nghĩa vụ không chắc chắn trên trong báo cáo tài chính, công ty bảo hiểm

phải thực hiện một tài khoản dự trữ được gọi tắt là dự trữ Dự trữ không phải là khoản

tiền mặt mà công ty bảo hiểm để dành riêng ra mà chỉ đơn giản là một dạng tài khoản Có nhiều dạng tài khoản dự trữ trong công ty bảo hiểm với các mục tiêu tương ứng.

Trang 9

Thặng dư pháp quy đóng vai trò rất quan trọng vì các cấp điều hành quản lý xem đây như là quy mô tổng số quỹ cuối cùng của công ty mà dựa trên cơ sở này, công ty dùng chi trả cho người được bảo hiểm Sự tăng trưởng của các khoản thặng dư của công ty bảo hiểm này sẽ xác định có bao nhiêu doanh nghiệp và dạng hoạt động kinh doanh nào có thể bảo hiểm rủi ro Hiện nay, khả năng của một công ty bảo hiểm nhận các rủi ro liên quan với các hợp đồng bảo hiểm được xác định đánh giá bằng tỉ số sau:

Khả năng nhận rủi ro = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑝ℎí 𝑡ℎ𝑢 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚𝑇ℎặ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑝ℎá𝑝 𝑞𝑢𝑦

Thông thường thì tỉ lệ này là 2:1 hay 3:1 Nghĩ là 2$ hay 3$ thu phí hàng năm được hỗ trợ bảo hiểm bởi 1$ thặng dư pháp quy.

4 Doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu của công ty bảo hiểm được huy động từ 2 nguồn là thu phí bảo hiểm và thu nhập đầu tư

+ Từ thu phí bảo hiểm: Là số tiền thu được thông qua hoạt động bán hợp đồng bảo hiểm của công ty Không phải tất cả các khoản phí thu được trong năm báo cáo là thu nhập tính cho năm đó mà chỉ tính những khoản thu nhập nhận được trong năm tài chính đó, không lấy giá trị của hợp đồng bảo hiểm hay những khoản thu nhập mà trong tương lai chắc chắn có nhưng không thuộc năm tài chính đó để tính vào thu nhập của năm đó Ví dụ, tháng 11 năm nay ông A ký ngân phiếu 1.200$ cho công ty bảo hiểm B để trả phí bảo hiểm ô tô cho 12 tháng tới Giả sử rằng năm kết toán của công ty kết thúc vào ngày 31/12 thì lúc này công ty chỉ có khoản phí bảo hiểm là 200$ cho tháng 11 và tháng 12.

+ Thu nhập đầu tư: Thông thường các công ty bảo hiểm sẽ dùng một phần số tiền thu được từ phí bảo hiểm để cất giữ phòng trường hợp thanh toán hợp đồng hoặc chi trả bảo hiểm Số tiền còn lại sẽ được dùng để đầu tư thu lời Lợi nhuận của công ty bảo hiểm sẽ được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí Vì vậy ta cần xác định các khoản chi phí này Có 2 dạng chi phí là:

Trang 10

+ Chi phí bù vào khoản bổ sung cho dũ trữ

+ Chi phí liên quan đến các hoạt đồng bán hợp đồng bảo hiểm

Nếu hoạt động thu về lợi nhuận thì phần lợi nhuận này sẽ không được chia cho các chủ sở hữu công ty như một dạng cổ tức mà phải nhập vào thặng dư pháp quy Còn nếu thua lỗ thì thì thặng dư pháp quy sẽ giảm đúng bằng số tiền bị thua lỗ.

Tổng lợi nhuận hay thua lỗ của công ty bảo hiểm được chia làm hai phần: + Thu nhập đầu tư là thu nhập từ danh mục các tài sản đầu tư

+ Thu nhập bảo hiểm là khoản chênh lệch giữa phí thu được và các chi phí phân phối nghĩa vụ.

5 Chính sách điều hành tác động lên các quyết định đầu tư của công ty bảohiểm.

Đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm được điều hành chủ yếu bởi cấp chính quyền trung ương hay các các cơ quan chuyên ngành trung ương để đảm bảo tính an toàn và tin cậy của ngành hoạt động này trong nước và trong khu vực.

Để đảm bảo thực hiện các chính sách điều hành, các công ty bảo hiểm phải được các cơ quan chức năng trung ương (hay tương đương) cấp giấy phép Các công ty bảo hiểm hàng năm phải cung cấp cụ thể các báo cáo trong đó bao gồm các báo cáo tài sản, nghĩa vụ và thặng dư của công ty Các nhà điều hành sẽ xem xét cẩn thận các khoản thặng dư của công ty là tiêu chuẩn xếp hạng bởi vì đây là một trong những chỉ số xác định quy mô doanh nghiệp mà công ty có thể nhận bảo hiểm Báo cáo hàng năm phải thực hiện tương ứng với các nguyên tắc kế toán cơ bản hiện hành trong nước.

Có 3 lĩnh vực chính tác động lên quyết định đầu tư của các công ty bảo hiểm - Các yêu cầu vốn rủi ro.

- Phương pháp đánh giá tài sản cho các mục tiêu báo cáo - Các xu hướng đầu tư.

Các nhà điều hành theo dõi, kiểm soát tình hình tài chính của các công ty bảo hiểm Đánh giá tình hình tài chính của công ty liên quan đến vốn của công ty trong đó có quy mô nguồn vốn được xác định qua phí thu được Vốn có ý nghĩa rõ ràng và đặc trưng trong ngành bảo hiểm: vốn bảo hiểm là thặng dư pháp quy cộng với các giá trị điều chỉnh đặc trưng theo pháp quy và được gọi là vốn điều hành.

Trang 11

Trong tất cả các yếu tố rủi ro tính đến trong quá trình xác định các yêu cầu vốn rủi ro, rủi ro tài sản là yếu tố liên quan trực tiếp đến quyết định quản trị danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm.

Các yếu tố vốn sẽ tác động lên quyết định của nhà quản trị danh mục bằng hai cách: - Các công ty bảo hiểm với thặng dư pháp quy tiếp sẽ phải giới hạn khả năng đối

phó của họ với các tài sản với rủi ro tín dụng cao.

- Quyết định phân bổ quỹ vốn cho từng thứ hạng tài sản đặc trưng sẽ phụ thuộc không những vào thu nhập tiềm năng từ việc đầu tư vào dạng tài sản này mà còn phụ thuộc vào yêu cầu vốn rủi ro.

Chính sách hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động, tính chất nghĩa vụ và xác suất xảy ra các rủi ro mà công ty nhận bảo hiểm.

II.Hợp đồng bảo hiểm và phí bảo hiểm1 Hợp đồng bảo hiểm

Là hợp đồng có bảo đảm pháp luật trong đó người giữ hợp đồng hay người được bảo hiểm đóng các khoản phí nhất định để các công ty bảo hiểm chi trả một khoản tiền bảo đảm trong trường hợp rủi ro cụ thể trong tương lai Hoặc hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng giao kết về các quyền lợi và trách nhiệm giữa công ty và Chủ hợp đồng cũng như các thành viên được bảo hiểm tham gia sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ nhóm Hợp đồng bảo hiểm bao gồm nhưng không hạn chế các văn bản sau: Giấy chứng nhận bảo hiểm, Điều khoản bảo hiểm, danh sách các thành viên được bảo hiểm, các giấy tờ và phụ lục khác có liên quan.

Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm đứng ra chịu rủi ro một phần hay toàn bộ đối với những sự kiện rủi ro không định trước được Tuy nhiên, bên cạnh việc đứng ra chịu rủi ro đó thì các công ty bảo hiểm cũng rất quan tâm đến những điều kiện cụ thể của cá nhân, tổ chức sử dụng bảo hiểm; đánh giá những rủi ro có thể xảy ra cũng như xác suất của các rủi

Trang 12

ro để từ đó để có thể ký những hợp đồng có lợi cho mình cũng như người sử dụng bảo hiểm.

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản Bằng chứng giao kết hợp đồng là giấy chứng nhận hay đơn bảo hiểm.

2 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là các khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm Tương tự như những hợp đồng khác, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị huỷ bỏ khi người được bảo hiểm không đóng phí, đóng phí không đủ, hoặc không đúng thời hạn.

III.Rủi ro

1 Khái quát về rủi roa Định nghĩa:

Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó Nhìn chung, rủi ro là nguyên nhân khách quan và không lường trước được ở bốn khía cạnh thể hiện trong định nghĩa trên.

Ví dụ: Việt Nam thường hay có bão vào mùa hè tại miền Bắc và miền Trung nhưng không lường trước được một cách cụ thể nơi và thời gian xảy ra bão, cường độ của nó và thiệt hại do nó gây ra Cho nên bão là một rủi ro Như vậy, những gì con người cố ý gây ra cho chính mình, những gì lường trước được về không gian và thời gian xảy ra không phải là rủi ro.

b Mức độ rủi ro:

Sẽ không đúng nếu cho rằng tất cả mọi rủi ro đều có khả năng phát sinh như nhau và gây tác hại như nhau.

● Để đánh giá một rủi ro, người ta dùng 2 tiêu thức:

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w