Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
BÀI THẢO LUẬN
BỘ MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN
Đề tài: Chứng minh sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt Vận dụng đến việc học tập của bản thân sau khi tốt nghiệp ra nhập thị trường sức lao động thuận lợi.
Nhóm: 4
Lớp học phần: 2238RLCP1211
Giảng viên: Hoàng Thị Vân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Khái niệm hàng hoá 5
1.2 Khái niệm sức lao động 5
1.3 Điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá 5
1.4 Thuộc tính của hàng hoá sức lao động 5
1.4.1 Giá trị 5
1.4.2 Giá trị sử dụng 6
Chương 2: SỰ ĐẶC BIỆT CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 7
2.1 Hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử 7
2.1.1 Hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần 7
2.1.2 Hàng hóa sức lao động mang yếu tố lịch sử 7
2.2 Hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt 8
Chương 3: VẬN DỤNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SAU KHI TỐT NGHIỆP RA NHẬP THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 9
3.1 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam 9
3.1.1 Thực trạng thị trường lao động 9
3.1.1.1 Trước dịch Covid 9
3.1.1.2 Trong mùa dịch Covid 19 11
3.1.1.3 Lao động – việc làm 2022 và giai đoạn tới 12
3.1.2 Vị trí của sinh viên 15
3.1.2.1 Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên 15
3.1.2.2 Ưu điểm của sinh viên 15
3.1.2.3 Nhược điểm của sinh viên 15
3.2 Vận dụng đến việc học tập của bản thân sau khi tốt nghiệp ra nhập thị trường sức lao động 16
3.2.1 Kiến thức chuyên môn 16
3.2.2 Kỹ năng mềm 18
3.2.3 Thái độ 20
3.2.4 Kinh nghiệm 22
3.2.5 Sức khỏe 23
Trang 3KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn lực con người luôn là vấn đề quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt đất nước muốn giàu mạnh thì phải dựa vào bản thân, sức lao động sáng tạo của con người
Trong hoạt động sản xuất vật chất thì yếu tố “sức lao động” phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản xuất
xã hội Quá trình vận động và phát triển sản xuất xã hội còn đòi sức lao động ngày càng có chất lượng cao hơn Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đang dần dần chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường khắp
cả nước đã từng bước được hình thành và phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp
so với các nước Một trong số những thị trường được hình thành đó là thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta hầu nhưkhông hề thừa nhận thị trường sức lao động Thế nhưng trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu Vào ngày 23/6/1994, nhà nước ta đã ban hành Bộ Luật Lao Động, tiếp sau đó là một loạt các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ LuậtLao động đã có những động thái tích cực đến việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho thị trường này
Bên cạnh đó, hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động mới, trong đó có khoảng trên 200 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp, cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội nhưng vẫn xảy ra tình trạng “vừa thiếu vừa thừa” nguồn lao động “Thừa” ở đây là do nguồn lao động quá lớn trong điều kiện các ngành sản xuất chưa thể tạo ra đủ việc làm Đồng thời “thiếu” là do lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu còn quá ít Như vậy ta càng thấy được mức độ quan trọng trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng của sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường Lý luận về hàng hóa sức lao động, Chủ nghĩa Mác -Lênin đã có những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng Trên cơ sở đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt,
từ đó vận dụng đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi”
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm hàng hoá
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
1.2 Khái niệm sức lao động
C Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
1.3 Điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá
Có hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Thứ nhất: Người lao động được tự do về thân thể
Thứ hai: Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hoá để bán, cho nên họ phải bán sức lao động
1.4 Thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Hàng hoá sức lao động có hai thuộc tính gồm: giá trị hàng hoá sức lao động và giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động
1.4.1 Giá trị
Giá trị hàng hoá sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất ra sức lao động quyết định
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định
Do vậy, thời gian lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy Diễn đạt theo cách khác, giá trị của hàng hoá sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu
tố tinh thần và lịch sử Điều đó thể hiện ở chỗ, nhu cầu của công nhân không chỉ có
Trang 6nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành…) Những nhu cầu đó cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào cũng giống nhau Hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt vì nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đặt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, điều kiện địa lý, khí hậu và điều kiện hình thành giai cấp công nhân.Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định Do
đó, có thể xác định giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất và tinh thần)
để tái sản xuất ra sức lao động
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động
Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của anh ta Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hoá sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên
Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt mang yếu tố tinh thần và lịch
sử Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hoá thông thường nào có được, đó là khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn Đây chính là chìa khoá chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư nêu trên do hao phí sức lao động mà có
Trang 7Chương 2: SỰ ĐẶC BIỆT CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
2.1 Hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử
Các yếu tố cấu tạo nên giá trị của hàng hóa sức lao động là (An và nnk., 2021):
Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
Phí tổn đào tạo người lao động
Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi con của người lao động
2.1.1 Hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần
Những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động không chỉ dừnglại ở vật chất, nó còn bao gồm cả những nhu cầu về tinh thần để có thể duy trì cuộcsống của người lao động ở trạng thái bình thường Nhu cầu về tinh thần ở đây có thể lànhu cầu vui chơi, giải trí (hát hò, chơi trò chơi, …); nhu cầu quan tâm, yêu thương;nhu cầu giải tỏa tâm lý (áp lực, căng thẳng); … Như đã biết, sức lao động là năng lựccủa con người, muốn tái sản xuất sức lao động ấy thì người lao động phải tiêu hao mộtlượng tư liệu sinh hoạt nhất định Vì người lao động ngoài sự thỏa mãn về nhu cầu vậtchất (ăn, uống, ngủ, bài tiết, …) vẫn cần sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần Nhu cầu tinhthần không phải ở người lao động không phải lúc nào cũng giống nhau, và không phải
ở đâu cũng vậy, về cả khối lượng lẫn cơ cấu của các tư liệu sinh hoạt
Ví dụ:
TH1: Anh A là 1 công nhân Sau 1 buổi làm việc ở công trường, anh A đi uống 1 cốcbia với đồng nghiệp Như vậy, anh A đã đáp ứng được cả nhu cầu vật chất (uống) vànhu cầu tinh thần (giải tỏa sự căng thẳng ở nơi làm việc) Nhờ đó, sức lao động củaanh A đã được tái sản xuất, chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo
TH2: Anh A là 1 công nhân Sau 1 ngày làm việc ở công trường, anh A về nhà Ngàyhôm sau, anh A vẫn tiếp tục làm việc, rồi về nhà và tiếp tục vòng lặp như thế Anh Akhông được đáp ứng nhu cầu tinh thần, mọi áp lực từ công việc hàng ngày cứ tích tụdần, dẫn đến sự tái sản xuất sức lao động của anh A không hiệu quả => giá trị sức laođộng của anh A giảm
Do đó, có thể nói, hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần
2.1.2 Hàng hóa sức lao động mang yếu tố lịch sử
Hàng hóa sức lao động có yếu tố lịch sử do tư liệu sinh hoạt cần thiết của ngườilao động không ngừng phát triển theo thời gian
Trang 8Ví dụ: Người lao động thời chiến ngày xưa chỉ cần ăn no, mặc ấm, có chỗ ngủ là đủ.Nhưng người lao động ngày nay không phải đối mặt với những khó khăn như thờitrước, họ có nhu cầu cao hơn: ăn ngon, mặc đẹp, có tiền tích lũy, …
Những nhu cầu này khác nhau, nó tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từngnước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài
ra còn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hìnhthành giai cấp công nhân (Nguyễn Tuyết Anh, 2021)
2.2 Hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt
Hàng hóa sức lao động ngoài việc chứa đựng yếu tố tinh thần và lịch sử, thì nó cònkhác với hàng hóa thông thường ở chỗ:
Người lao động bán quyền sử dụng, không bán quyền sở hữu: sức lao động gắnliền với cơ thể sinh học của con người, tồn tại như năng lực của con người Vìvậy, nhà tư bản không thể sở hữu sức lao động của người làm, mà chỉ có thểmua và sử dụng sức lao động của họ để tạo ra giá trị thặng dư
Người lao động bán sức lao động có thời hạn, không bán vĩnh viễn: sức laođộng của người làm rồi cũng sẽ mòn đi khi người làm có tuổi, già yếu Vì vậy,
họ bán sức lao động có thời hạn, không thể bán vĩnh viễn
Ví dụ: Các nhóm nhạc K-Pop thường sẽ kí hợp đồng biểu diễn trong vòng 7 năm kể từkhi ra mắt, hết hạn hợp đồng, các thành viên trong nhóm có thể chọn gia hạn tiếp hoặckết thúc hợp đồng
Người lao động càng lao động nhiều thì họ tích lũy càng nhiều kinh nghiệm, kĩnăng, tay nghề cũng được nâng cao, năng suất lao động cũng tăng lên Chính vìthế trong quá trình nhà tư bản sử dụng hàng hóa sức lao động, loại hàng hóa nàykhông những bảo tồn giá trị của nó mà còn có khả năng tạo ra một lượng giá trịmới lớn hơn giá trị bản thân nó Hay nói một cách dễ hiểu, khi hàng hoá sức laođộng được sử dụng càng nhiều, giá trị của nó sẽ càng cao thay vì hao hụt, mấtdần giá trị như những hàng hoá thông thường
Ví dụ: Nghề trồng lúa là 1 nghề có lịch sử lâu đời tại Việt Nam Ngày xưa, khi trồnglúa, con người phải sử dụng cái cày, cuốc, và dùng liềm, hoặc chính tay họ để thuhoạch lúa Để nâng cao năng suất trồng lúa, con người đã tạo ra những nông cụ, máymóc, các loại thuốc hóa học bằng việc áp dụng các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại Nhờvậy, việc trồng lúa đã dễ dàng hơn ngày trước, họ không cần sử dụng quá nhiều nhâncông, thời gian và công sức của người nông dân cũng được giảm bớt, bên cạnh đó,
Trang 9chất lượng hạt lúa cũng như năng suất trồng, thu hoạch tăng lên đáng kể Hiện tại, ViệtNam là một trong số những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Chương 3: VẬN DỤNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN SAU KHI TỐT NGHIỆP RA NHẬP THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
3.1 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
3.1.1 Thực trạng thị trường lao động
3.1.1.1 Trước dịch Covid
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế
Năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những vấn
đề đặt ra Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEANLao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động – việc làm đã được các cấp, các ngành quan tâm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội Tuy nhiên, chất lượng lao động hạn chế đang ngày càng gây nên những áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Do vậy, việc làm rõ thực trạng và những vấn
đề còn tồn tại của lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết.Thực trạng lực lượng lao động tại Việt Nam
Trang 10Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94% Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn
nữ với trên 50% lao động là nam giới Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, những mâu thuẫn giữa sinh đẻ vàlàm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp
Hiện nay, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền Trung(trên 21%) và Đồng bằng sông Cửu Long Đây là các khu vực có diện tích đất rộng, tập trung nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực này Những khu vực chiếm tỷ lệ thấp, là những khu vực có diện tích đất hẹp, nhiều đồi núi,
ít khu đô thị và khu công nghiệp nên không thu hút nhiều lao động đến đây
Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có
sự chênh lệch lớn Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu
Trang 11vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70% Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động nông thôn trong tìm kiếm việc làm Tính đến năm 2017, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam là hơn 72,04 triệu người (chiếm khoảng 75% tổng dân số cả nước), trong đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 75,5%, với 54,4 triệu người So với năm 2010 (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 75%), lực lượng lao động tính đến năm
2017 tăng cả về tỷ lệ và số lượng tuyệt đối
3.1.1.2 Trong mùa dịch Covid 19
Năm 2020, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong kiểm soát dịch Covid-19, với tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân thuộc nhóm thấp nhất thế giới Mặc dùvậy, thị trường lao động vẫn chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm, cả nước có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Trong đó, 69,2% bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam tính trong cả năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với năm 2019 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ người lao động được đánh giá là kịp thời và chưa có tiền lệ Ngay trong tháng 4 năm 2020, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được ban hành.Sang tới năm 2021, nhất là từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021, thị trường lao động lại rơi vào trạng thái biến động khó lường Chỉ tính riêng quý II/2021, cả nước có 557 nghìn lao động bị mất việc; 4,1 triệu người phải tạm dừngsản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập
Chính phủ một lần nữa ban hành thêm các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch qua Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới thị trường lao động - việc làm vẫn thể đo đếm được
Trang 123.1.1.3 Lao động – việc làm 2022 và giai đoạn tới
Theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021 - 2022, mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuốiquý I/2022
Thứ nhất, khi thị trường lao động sôi nổi trở lại, khả năng kết nối cung - cầu laođộng của thị trường sẽ tiếp tục là vấn đề nhức nhối cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cả người lao động Thông tin thị trường lao động hiện nay vẫn chỉ được thu thập và phổ biến cục bộ theo địa phương, chưa có sự liên thông, đồng bộ và thống nhất trên toàn quốc Cơ sở dữ liệu quốc gia lao động - việc làm hiện nay chưa được triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu lao động còn rất hạn chế Điều này gây khó khăn không chỉ cho người lao động và doanh nghiệp, mà còn cho chính hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, vốn dĩ có trách nhiệm nặng nề trong việc tư vấn, giới thiệu và kết nối việc làm với người lao động trong phạm vi cả nước
Khi dịch bệnh được kiểm soát qua miễn dịch cộng đồng, một hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin và các chiến lược kết nối thông tin lao động - việc làm liên tỉnh thành phải sẵn sàng để nhanh chóng phân bổ nguồn lao động, hỗ trợ, thúcđẩy sự phục hồi của thị trường, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh Thứ hai, khi đại dịch diễn biến phức tạp và các doanh nghiệp buộc phải sa thải hoặc để người lao động tạm dừng việc, một lượng lớn những người lao động này đã di chuyển ra khỏi khu vực thành thị, khu công nghiệp, khu chế xuất do sức ép về chi phí sinh hoạt, cũng như nhằm tránh các khu vực có đông dân cư với nguy cơ lây nhiễm bệnh cao Câu chuyện hơn 10 nghìn lao động ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương lũ lượt về quê Nghệ An, Hà Tĩnh trong những ngày gần đây là một thí dụ điển hình Sự kiện này cùng với tâm lý e ngại, không sẵn sàng quay trở lại nơi làm việc ngay sau khi dịch được kiểm soát sẽ kéo theo nguy cơ thiếu hụt lao động ở thành thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất khi phục hồi sản xuất
Đối với những người lao động phải di chuyển để tìm việc, động lực lớn nhất để
họ quay trở lại nơi làm việc là khả năng tìm được công việc bằng/ hoặc tốt hơn công việc cũ trong môi trường an toàn
Song song với những động thái quyết liệt về kiểm soát dịch bệnh, nhanh chóng đưa cuộc sống ở các vùng bị ảnh hưởng trở lại bình thường sớm nhất, ngay từ bây giờ,
Trang 13Chính phủ cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ người lao động quay lại nơi làm việc, bao gồm không chỉ nỗ lực kết nối cung - cầu lao động như đã nêu ở trên, mà còn là việc kiến tạo các động lực về cơ hội, hỗ trợ tài chính hoặc ít nhất là hỗ trợ chi phí di chuyển, ổn định cuộc sống tại các địa bàn có nhu cầu lao động lớn, cũng như một số các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn về biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp, giúp tạotâm lý yên tâm quay trở lại làm việc cho người lao động
Cùng với đó là những chính sách, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp, các nhà máy chế biến, cơ sở sản xuất áp dụng các biện pháp cần thiết để tái sử dụng lạinhững lao động đã bị dừng/nghỉ việc do dịch bệnh thông qua các ưu đãi về thuế, hỗ trợtiếp cận nguồn vốn vay để phục hồi sản xuất kinh doanh
Thứ ba, khi dịch bệnh kéo dài, một bộ phận người lao động, do áp lực về tài chính hoặc từ những dự định trước đó, đã thực hiện chuyển hướng sang một số việc làm tự do đang khá phổ biến như buôn bán trực tuyến, kinh doanh nhỏ lẻ, sản xuất hàng thủ công, hoặc theo đuổi mô hình kinh tế hộ gia đình
Cụ thể, trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19, số lượng lao động tựsản tự tiêu tăng cao nhất, ở mức 4,2 triệu người Và trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước đã có 67.083 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới - cao nhất tính theo giai đoạn
6 tháng đầu năm từ trước đến nay
Ảnh hưởng của xu thế nêu trên tới thị trường lao động và nền kinh tế còn chưa thực sự rõ ràng, khi xu hướng tiêu dùng và mua sắm trực tuyến có thể sẽ thay đổi đáng
kể khi các biện pháp giãn cách được dỡ bỏ
Để có cơ sở phân tích, đánh giá và kiến nghị chính sách cụ thể, vai trò của côngtác thu thập dữ liệu, phân tích dự báo theo ngành nghề, địa bàn, lứa tuổi đang trở nên
rõ rệt và cần thiết hơn bao giờ hết Đây cũng là một khía cạnh Chính phủ cần quan tâmhơn trong giai đoạn này, khi hiện nay chưa có một cơ quan nhà nước nào được đầu tư thỏa đáng để thực hiện công tác phân tích dự báo định kỳ thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những xu thế mới trong thị trường lao động
Thứ tư, ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể tác động không đồng đều đến các nhóm lao động khác nhau Cụ thể, lao động có trình độ tay nghề ở mức thấp, chưa qua đào tạo, lao động trên 35 tuổi làm các công việc gia công, lắp ráp đòi hỏi độ chính xác cao là những đối tượng dễ bị tổn thương khi dịch bệnh bùng phát do nguy cơ mất việc cao Theo đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình trạng lao động “có tuổi”, tức là ngoài 35 tuổi, bị sa thải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được