Mục đích nghiên cứu đề tài Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó, liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Văn Mạnh
Trang 2Hà nội, 2023
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU 3
II SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT 8
III THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 11
1 TỈ LỆ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CAO CỦA V IỆT N AM VẪN Ở MỨC THẤP 11
2 H ƠN 28,2 TRIỆU NGƯỜI BỊ THẤT NGHIỆP GIẢM THU NHẬP SAU , C OVID-19 12
3 T Ỷ LỆ THIẾU VIỆC LÀM Ở KHU VỰC THÀNH THỊ CAO HƠN KHU VỰC NÔNG THÔN 13
4 Đ IỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 14
IV LIÊN HỆ BẢN THAN 15
V KẾT LUẬN 18
Trang 4Lời nói đầu
1 Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động sản xuất vật chất thì yếu tố “sức lao động” phản ánh khả năng laođộng của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản xuất xã hội.Quá trình vận động và phát triển sản xuất xã hội còn đòi sức lao động ngày càng có chất lượng cao hơn Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đang dần dần chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường khắp cả nước đã từng bước được hình thành và phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp so với các nước Một trong số những thị trường được hình thành đó là thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta hầu như không hề thừa nhận thị trường sức lao động Thế nhưng trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu.Vào ngày 23/6/1994, nhà nước ta đã ban hành Bộ Luật Lao Động, tiếp sau đó là một loạt các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động đã có những thể độngtích cực đến việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho thị trưởng này “Sức lao động” được coi là một “hàng hóa đặc biệt”, tiền lương được coi là mức giả của sức lao động và được quyết định bởi sự thỏa thuận giữa hai bên
Hiện nay, thị trường lao động đang có sự phát triển không đồng đều, dẫn tới sự chênh lệch về tỷ suất cung - cầu trong thị trường ở mỗi ngành nghề và mỗi vùng khác nhau Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2.28%, còn tỷ lệ thiếu việc làm là 2.95% Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta đang có xu hướng tăng Điều này đồng nghĩa với hiện nay trong thị trường lao động, cung đang lớn hơn cầu
Mặt khác, hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động mới, trong
đó có khoảng trên 200 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp, cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội nhưng các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệpnước ngoài vẫn kêu ca “khan hiếm nguồn lực” dẫn đến tình trạng “vừa thiếu vừa thừa” nguồn lao động Nguyên nhân của tình trạng này là do sự mất cân đối về cung - cầu lao động Nguồn lao động quá lớn trong điều kiện các ngành sản xuất chưa thể tạo ra đủ việc làm Thêm nữa, người lao động chưa qua đào tạo hoặc tay nghề thấp quá nhiều, trong khi
số người lao động có trình độ, chuyên môn lại quá ít Điều này càng chứng minh, sinh viên cần có trách nhiệm hơn trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lê nin về hàng hóa sức lao động cùng với thực trạng thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện thị trường sức lao động không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, là một vấn đề cấp thiết, vì thế nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, từ đó liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công.”
Trang 52 Mục đích nghiên cứu đề tài
Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt từ đó, liên hệ đến việc học tập của bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công.
3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu lý thuyết, điều kiện và thuộc tính về hàng hóa
- Tìm hiểu lý thuyết về sức lao động, thuộc tính sức lao động, phân biệt sức lao động và lao động
- Tìm hiểu sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa, điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của thị trường lao động Việt Nam hiện nay
- Liên hệ thực tế với sinh viên về việc học và gia nhập vào Thị trường lao động sau khi tốt nghiệp
4 Kết cấu của đề tài
Nhằm đáp ứng mục đích, mục tiêu nghiên cứu và các yêu cầu trên, đề tài nghiên cứu gồm
5 phần chính:
Phần I: Cơ sở lý thuyết
Phần II: Sức lao động là hàng hóa đặc biệt
Phần II: Thực trạng lao động Việt Nam
Phần IV: Liên hệ bản than
Phần V: Kết luận
Trang 6I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Hàng hóa
1.1Khái niệm hàng hóa:
Theo quan điểm của C.Mác: “Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán”.
Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được:
- Đưa ra trao đổi
- Mua bán trên thị trường
Nghĩa là, có thể có sản phẩm của lao động song không là hàng hóa khi sản phẩm đó không được đem ra trao đổi hoặc không nhằm mục đích sản xuất để trao đổi Hàng hoá
có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất
- Khi tiêu dùng phải thông qua mua bán
1.3.Thuộc tính của hàng hóa
Dù khác nhau về hình thái tồn tại, song mọi thứ hàng hoá đều có hai thuộc tính là giá trị
sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng:
- Khái niệm: Là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất
- Đặc trưng của giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy định Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng tiên tiến, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú các giá trị sử dụng của hàng hoá khác nhau
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Cho nên, nếu là người sản xuất, tất yếu phải chú ý chăm lo giá trị sử dụng của hàng hóa
do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua
Giá trị:
Giá trị trao đổi: Là mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau
- Khái niệm giá trị: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí
để sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy
Trang 7chính trị… 99% (90)
4
Các dạng bài tập Kinh tế chính trị…Kinh tế
Trang 8Hao phí lao động đó được xã hội chấp nhận (người mua chấp nhận) => hao phí lao động
xã hội
Chỉ có hao phí lao động của lao động sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị
- Đặc trưng của giá trị:
+ Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa = giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa
+ Giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử
+ Giá trị là nội dung cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:
- Thống nhất: Cùng tồn tại trong một hàng hóa, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm đó không là hàng hóa
- Mâu thuẫn:
+ Người sản xuất hàng hóa chỉ quan tâm (cuối cùng) tới giá trị
+ Người tiêu dùng chỉ quan tâm (cuối cùng) đến giá trị sử dụng
+ Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng
+ Biểu hiện của mâu thuẫn - thể hiện rõ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, người bán hủy sản phẩm đi vì nó không được trả giá trị mặc dù nó có công dụng
Như vậy, hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị Đó là sựthống nhất giữa hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa
→ Đây là khái niệm đầy đủ về bản chất, thuộc tính của hàng hóa
Kết luận: Nắm được thuộc tính và bản chất của hàng hóa đòi hỏi mỗi người có trách
nhiệm tham gia sản xuất ra nhiều hàng hóa, với giá trị sử dụng cao hơn, giá trị và giá cả ngày càng thấp hơn đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân
2 Sức lao động
2.1 Sức lao động là gì
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và năng lực tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
2.2 Phân biệt sức lao động và lao động
Khác với Sức lao động, Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác
động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người
2.3 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính là Giá trị và Giá trị sử dụng
Giá trị:
Kinh tếchính trị… 100% (10)Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức ch…Kinh tế
chính trị… 100% (8)
3
Trang 9- Giá trị của hàng hóa - sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
- Quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
+ Một là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
+ Hai là phí tổn đào tạo người lao động
+ Ba là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi con người lao động
- Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử
→ Đây chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Chínhđặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản
Trang 10II SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT
1 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất Nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô nên anh ta không có quyền bán sức lao động của mình Người thợ thủ công tự do được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống Như vậy, sức lao động để trở thành hàng hóa cần phải có những điều kiện nhất định
Điều kiện để sức lao động trở thành một loại hàng hóa:
+ Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình để có thể bán quyền sử dụng sức lao động của mình như một hàng hóa trong một thời gian nhất định Vậy người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sứclao động của mình, thì mới đem bán sức lao động được Trong các xã hội nô
lệ phong kiến, người nô lệ và nông nô không thể bán sức lao động được vì bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô hay chúa phong kiến Do đó, việc biến sức lao động thành hàng hóa đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ nô lệ và nông nô
+ Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinhhoạt Khi đó họ thành người vô sản Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bánsức lao động
Hai điều kiện trên buộc phải tồn tại đồng thời sức lao động mới trở thành hàng hóa Nếu không có một trong hai điều kiện bắt buộc kia, sức lao động chung quy chỉ là sức lao động
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải phát triểntới một mức độ nhất định
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện củahàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản
Ví dụ: Tình trạng rất phổ biến hiện nay chính là một người nắm giữ TLSX như nhà xưởng cho thuê thì họ vẫn có thể đi làm cho một công ty nào đó, như vậy người này vẫn gọi là bán sức lao động vì họ làm việc và tạo thặng dư cho người khác và sức lao động này vẫn là hàng hóa
Trang 112 Sức lao động là hàng hóa đặc biệt
Thị trường lao động là thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Các dịch
vụ lao động được mua bán trao đổi dựa trên số lượng lao động, thời gian và mức tiền công/tiền lương Để từ đó tạo đà và thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách trọn vẹn Trong đó, hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt Chúng có những đặc thù riêng và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
Giống như bất kỳ loại hàng hoá nào trên thị trường, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng Ở mỗi thuộc tính này, hàng hoá sức lao động đều tồn tại những yếu tố khác biệt, quyết định hàng hoá sức lao động trở thành loại hàng hoá đặc biệt:
Giá trị hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường
Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành, ) Nhu cầu đó, cả
về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời
kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp công nhân
Nhưng, đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định Do đó, có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp thành: một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết
để duy trì sức lao động của bản thân người công nhân; hai là, phí tổn học việc của công nhân; ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân.Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cầnthiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của anh ta
Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau Một mặt là sự tăng nhu cầu trung bình xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, do đó làmtăng giá trị sức lao động Mặt khác là sự tăng năng suất lao động xã hội, do đó làm giảm giá trị sức lao động Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác, sự khác biệt của công nhân về trình độ lànhnghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc và tinh thần của họ