Đề tài quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới

26 1 0
Đề tài quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồng tính luyến ái, còn gọi tắt là đồng tính, là khái niệm chỉ sự hấp dẫn tình dục, yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong một hoàn cảnh tạm thời h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

HỌ VÀ TÊNMÃ SỐ SINH VIÊN

Trang 3

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: NỘI DUNG 1

1 Định nghĩa về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giới 1

2 Tổng quan về kết hôn đồng giới tại Việt Nam: 2

2.1 Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam: 2

2.2 Theo quan điểm xã hội: 3

2.3 Nhu cầu kết hôn đồng giới: 4

3 Tổng quan về kết hôn đồng giới trên thế giới 5

4 Quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới 8

4.1 Đối với sinh viên Việt Nam 8

4.2 Đối với sinh viên các nước khác 11

5 Những nhận thức đúng đắn về việc kết hôn đồng giới 13

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Tỷ lệ người biết cộng đồng LGBT……… 9 Hình 2: Tỷ lệ quan điểm về kết hôn đồng giới……….9 Hình 3:Tỷ lệ về quan điểm kết hôn đồng giới đe doạ văn hoá truyền thống, đi ngược với chuẩn mực xã hội………9 Hình 4: Tỷ lệ quan điểm hôn nhân đồng giới làm suy giảm dân số………….9 Hình 5: Tỷ lệ quan điểm hôn nhân đồng giới khó hoà hợp dễ đổ vỡ……….10 Hình 6: Tỷ lệ quan điểm Việt Nam có nên hợp pháp hôn nhân đồng giới không……… 10 Hình 7: Tỷ lệ quan điểm người đồng giới kết hôn với nhau vẫn có thể đem lại giá trị, lợi ích cho cộng đồng và xã hội……… 10 Hình 8: Tỷ lệ quan điểm cho rằng phụ huynh phản đối con họ quen/ kết hôn với người đồng giới có đang vi phạm quyền “ được mưu cầu hạnh phúc”…10 Hình 9: Kết quả khảo sát ý kiến của giới trẻ một số nước về HNĐG

( Nguồn: Báo VietCatholic News)……… 13

Trang 5

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Đề tài về tiểu luận "Quan điểm sinh viên về hôn nhân đồng giới" là một chủ đề thú vị và cần thiết trong thời đại hiện nay Hôn nhân đồng giới là một lĩnh vực đang trở nên ngày càng quan trọng và được thảo luận rộng rãi trên toàn cầu.

Lí do mình chọn đề tài này có thể bắt nguồn từ việc quan tâm đến quyền lợi và cuộc sống của cộng đồng LGBT trong xã hội Hôn nhân đồng giới không chỉ đáp ứng nhu cầu tình yêu và tình dục của các cá nhân trong cộng đồng này, mà còn góp phần vào việc thúc đẩy sự đa dạng và sự công bằng trong xã hội.

Phương pháp nghiên cứu cho tiểu luận này có thể bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau, như sách báo, nghiên cứu trước đây và các bài viết chuyên gia Bên cạnh đó, cũng có thể tiến hành phỏng vấn hoặc đặt câu hỏi cho sinh viên để hiểu rõ hơn về quan điểm của họ về hôn nhân đồng giới.

Mối quan tâm hiện nay:

Bởi lẽ, việc “Kết hôn đồng giới” và cộng đồng LGBT vẫn còn xa lạ với rất nhiều người dân Việt nam, đặc biệt là các thế hệ trước 9X tuy vấn đề này được phổ cập rất nhiều trên các trang mạng thông tin và ở những khu vực thành thị, nhưng nó lại chưa thể phổ cập được tới những vùng ngoại ô Thậm chí LGBT đối với một số vùng miền quê là một loại “bệnh” mà họ chưa thể chấp nhận xuất hiện trong cuộc sống của họ.

Mục tiêu của tiểu luận này là khám phá và hiểu rõ hơn về quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới, từ đó cung cấp thông tin cần thiết để tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội Bằng cách nghiên cứu và phân tích quan điểm này, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp và đề xuất xây dựng một xã hội công bằng và chấp nhận sự đa dạng.

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Định nghĩa về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng giớiĐồng tính luyến ái là gì?

Trang 6

Đồng tính luyến ái, còn gọi tắt là đồng tính, là khái niệm chỉ sự hấp dẫn tình dục, yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong một hoàn cảnh tạm thời hoặc lâu dài.

Ngoài những người đồng tính bẩm sinh, còn có những người quan hệ đồng tính nhưng không phải do bẩm sinh mà là do ảnh hưởng từ môi trường sống (sự nuôi dạy của gia đình, văn hóa xã hội, bạn bè, sách truyện, phim ảnh)

Hôn nhân cùng giới là gì?

Hôn nhân cùng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người cùng giới tính hợp pháp Tính đến năm 2023, hôn nhân cùng giới đã được hợp pháp hóa và công nhận ở 34 quốc gia có tổng dân số 1 tỷ người (17% dân số thế giới), quốc gia hợp pháp hóa gần đây nhất là ở Estonia.

LGBT là gì?

LGBT hoặc LGBT+ là một từ viết tắt từ chữ đầu, thay thế cho cho Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái), Transgender (chuyển giới) và Queer (có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt, hoặc không nhận định mình theo bất kỳ nhãn nào) hoặc Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân) Dấu cộng đại điện cho sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng như: N là Non-binary (phi nhị nguyên giới), I Intersex (liên giới tính), A Asexual (vô tính luyến ái)

2 Tổng quan về kết hôn đồng giới tại Việt Nam:2.1 Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam:

Trước đây ở Việt Nam, có những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính Đồng thời Hay theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001 NĐ-CP (đã hết hiệu lực), việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng.

Tuy nhiên, đến Nghị định 8 2/2020 NĐ-CP hiện đang có hiệu lực, những người đồng giới kết hôn với nhau không còn bị phạt Quy định này nhằm đồng bộ việc không thừa nhận mà không còn cấm tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Theo đó, từ ngày 19/6/2014, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia định, quy định về việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính được nêu tại khoản 2 Điều 8 Luật này như sau: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Không chỉ vậy, khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình giải

Trang 7

thích: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Như vậy, so với quy định trước đây, hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ không thừa nhận mối quan hệ hôn nhân này Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Khi đó, hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng cấp dưỡng thừa kế, tài sản chung vợ chồng

2.2 Theo quan điểm xã hội:

Tính đến hiện tại năm 2023 vẫn luôn tồn tại rất nhiều quan điểm về việc kết hôn đồng giới, bao gồm cả các ý kiến đồng tình và các ý kiến trái chiều.

Quan điểm ủng hộ:

- Thứ nhất: xét ở góc độ con người, người đồng tính cũng có quyền được kết hôn, quyền được nhu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người Vì lẽ đó, quyền nhân thân này của họ phải được thừa nhận và bảo vệ.

- Thứ hai: vì đồng tính không phải là bệnh nên người đồng tính hoàn toàn có quyền lựa chọn việc xác lập quan hệ hôn nhân theo ý chí của mình Việc pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân của họ sẽ giúp cho xã hội giảm bớt cách nhìn định kiến đối với người đồng tính.

- Thứ ba, cần phải công nhận hôn nhân đồng tính bởi vì định kiến xã hội mà nhiều người đồng tính phải sống trong vỏ bọc, thực chất là họ phải xác lập cuộc hôn nhân không tình yêu nhằm che đậy giới tính thật của mình Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân người đồng tỉnh mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của những người liên quan.

- Thứ tư, việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tinh dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng Phần lớn người đồng tính đều phải tìm kiếm bạn tình một cách lén lút, tùy tiện để giải quyết nhu cầu bức xúc của bản thân Quan hệ tùy tiện, không chung thủy là nguy cơ lây truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đồng tính cũng như gia đình và xã hội.

Trang 8

- Thứ năm, không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính ngày càng làm cho sự kỳ thị phân biệt đối xử với người đồng tính thêm sâu sắc Vì người đồng tính luôn phải tìm cách che giấu khuynh hướng tình dục, khó tiếp cận được các dịch vụ y tế để hưởng tới đời sống tình dục an toàn.

Quan điểm không ủng hộ:

Không ủng hộ việc cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính Quan điểm này chủ yếu dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam

- Thứ nhất, những người theo quan điểm này cho rằng bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh thì trong xã hội còn có nhiều người do ảnh hưởng của a dua, đua đòi họ muốn theo trào lưu, muốn sống thử với cảm giác mới dẫn đến tình trạng sống như vợ chồng của các cặp đôi đồng tỉnh, ngày càng phổ biến ở khắp các vùng miền Vì vậy để đảm bảo trật tự xã hội, giữ gìn truyền thống gia đình pháp luật không cho phép kết hôn giữa những người đồng giới

- Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình 2014 mới có hiệu lực quy định kết hôn được xác định giữa một bên là nam và một bên là nữ vì mục đích kết hôn nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực hiện chức năng quan trọng là sinh đẻ và duy trì nòi giống, đây cũng là tuân theo quy luật tự nhiên, gìn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Vậy các trường hợp kết hôn đồng tính không đảm bảo được các chức năng này

- Thứ ba, quyền kết hôn là của mỗi cá nhân nhưng không chỉ đơn thuần như vậy vì hạnh phúc của mỗi cá nhân không tách rời hạnh phúc của các thành viên trong gia đình Nền trong chừng mực nhất định lợi ích của cả nhân trong gia đình phải cân bằng cùng lợi ích của gia đình và xã hội, vì lẽ đó quyền tự do kết hôn luôn giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật.

- Thứ tư, pháp luật cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà không cấm họ chung sống với nhau Do vậy người đồng tính vẫn có thể chung sống như vợ chồng mà không bị ngăn cấm hay cản trở họ vẫn có quyền được mong cầu hạnh phúc

Kết luận: Như vậy, mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lý Không thể phủ nhận rằng số người

đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế nếu ngăn cảm họ thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tinh luyến ái không phải là tệ nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn

Trang 9

2.3 Nhu cầu kết hôn đồng giới:

Ở Việt Nam hiện chưa có một cuộc nghiên cứu chính thức nào về giới tính mà đặc biệt là thống kê những người đồng tính nam và đồng tỉnh nữ Theo một thống kê chưa chính thức từ tổ chức phi chính phủ CARE tóc tỉnh đến năm 2012 thì Việt Nam có khoảng từ 50.000 – 125.000 người đồng tính Hiện nay là năm 2023 thì những con số này đã tăng lên rất nhiều, một phần là do xã hội đã cởi mở và ít kỳ thị: hơn nên những người đồng tính công khai ngày càng nhiều hơn Số lượng các cặp đối công khai hôn nhân đồng tính của mình ngày càng tăng Nước ta cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn về cuộc sống hôn nhân giữa họ bởi họ thực sự yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, là những người có ích cho xã hội.

Thời gian qua tại Việt Nam, nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới là có thật được thể hiện qua một số điểm sau đây:

- Khá nhiều ý kiến mong muốn thừa nhận quan hệ đồng giới Theo khảo sát của Vnexpress trong tháng 8/2013, có 1.388/1.732 người (chiếm 80.14%) đề nghị thừa nhận và có 1.732 người (chiếm 19.86%) không đồng ý thừa nhận.

- Một số cặp đôi đã tổ chức lễ cưới đồng tính như: Đồng tính nữ (tháng 12/2010 Hà Nội), đồng tỉnh nam (6/2011 TP Hồ Chí Minh), đồng tính nữ (2012 Cà Mau) đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang), đồng tính nữ (tháng 7/2012, Bình Dương) Dĩ nhiên, việc tổ chức này chỉ có ý nghĩa tinh thần, như một thông báo về sự công khai xu hướng tỉnh dục và lựa chọn bạn đời và không có ý nghĩa về mặt pháp lý Trong đó, đám cưới đồng tính tại Kiên Giang đã bị Ủy ban nhân dân Phường xử phạt hành chính Thực tế, hành vi xử phạt này là không đúng vì bản thân cặp đôi này không đăng ký kết hôn nên không vi phạm quy định của pháp luật HN&GĐ Điều này cho thấy có sự tùy tiện trong hoạt động thi hành pháp luật tại Việt Nam hiện nay - Trong cuộc điều tra về đồng tinh nữ năm 2012 có 92% người được hỏi (mẫu nghiên cứu trên 2.401 người) muốn pháp luật cho phép kết hôn cùng giới Trong điều tra trong tu năm 2012 do Trung tâm ICS thực hiện với hơn hai nghìn NĐT nam và đồng tinh nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới 25% muốn được sống chung có đăng ký và 4% muốn được sống chung không đăng ký Trong nghiên cứu đồng tính nữ, nếu pháp luật cho phép 77% cho rằng họ muốn kết hôn, 3% không muốn 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong muốn của mình Về nhu cầu sinh con, 70% NĐT nữ muốn có con 13% không muốn và 17% không rõ.

Trang 10

3 Tổng quan về kết hôn đồng giới trên thế giới

Công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, nhân quyền và quyền công dân, cũng như vấn đề tôn giáo ở nhiều quốc gia và trên thế giới Những tranh cãi tiếp tục diễn ra rằng hai người đồng giỏi có nên được kết hôn được công nhận một mối quan hệ khác (kết hợp dân sự) hoặc từ chối công nhận những quyển đo Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người LGBT, cũng là những người đóng thuế cho chính phủ được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi Những lợi ích hoặc tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính là chủ để tranh luận của nhiều tổ chức khoa học Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo nghi thức tôn giáo Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép hai người cùng giới kết hôn hoặc thực hiện hôn lễ cũng giới, ví dụ như Phật giáo ở Đài Loan, Úc, Nhà thờ ở Thụy Điển Giáo hội Presbyterian, Do Thái giáo bảo thủ, Giáo hội Thống Nhất Canada.

Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là kết hợp dân sự, quy định quyền lợi và bổn phận của họ như Đan Mạch từ năm 1989, Na Uy năm 1993 Năm 2020, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có 29 quốc gia vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giỏi Ngược lại, Có hơn 80 quốc gia vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái Số quốc gia vùng lãnh thổ còn lại có chính sách trung dung, không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính.

Kết quả khảo sát ý kiến của giới trẻ ở một số nước khác trên thế giới về hôn nhân đồng giới theo Trung tâm nghiên cứu PEW của Hoa Kỳ Phần lớn giới trẻ trên thế giới hiện nay có thiên hướng ủng hộ về vấn đề đồng tỉnh Nhóm tuổi 18-29 tuổi ở khắp các nước đa số ủng hộ về vấn đề này hơn ở các nhóm khác Thực trạng vấn đề này được ủng hộ nhiều hơn ở các nước phương Tây với hơn 50% ở các nhóm tuổi Cụ thể, nếu các nước phương Tây như Canada (87%), Pháp (81%) Tây Ban Nha (90%), thì so với các nước phương Đông thì con số này khi chân lệch ví dụ như Indonesia (4%) Malaysia (7%) Con số này cũng là điều dễ hiểu vì ở các nước phương Đông quan niệm về phong tục tập quán thưởng khắt khe hơn so với các nước phương Tây Hiện nay trên thế giới có 04 xu hướng tiếp cận đối với vấn đề hôn nhân đồng giới sau đây:

- Hoàn toàn công nhận:

Trang 11

Nội dung: Ở những nước này người đồng giới được hưởng quyền và lợi ích như mọi công dân khác trong xã hội, và điều đó tất nhiên là bao gồm cả vấn đề về hôn nhân gia đình Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001 Sau đó liên tiếp các quốc gia khác như Bỉ, Tây Ban Nha, Canada Nam Phi Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina, Đan Mạch, một số tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire), Mexico, Slovenia, Luxembourg và danh sách này ngày càng đang kéo dài thêm.

- Kết hôn dân sự:

Nội dung: là việc công nhân không hoàn toàn, một hình thức tương tự như hôn nhân, áp dụng riêng cho các cặp đôi cùng giới Các cặp đôi này đăng ký với cơ quan nhà nước để hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng các quyền nghĩa vụ tương tự như hôn nhân của các cặp khác giới.

Bắt đầu ở Đan Mạch năm 1989 (sau này Đan mạch đã theo hướng hoàn toàn công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2012) Tiếp sau đó là một số quốc gia và vùng lãnh thổ đến hiện nay vẫn áp dụng là Thụy Sĩ, Malta, Liechtenstein Jersey, Hungary Gibraltar, Andorra, Cộng hòa Séc

- Đối tác trong nhà:

Nội dung: không cấm và không công nhận Điển hình cho xu hướng này đó là tại Việt Nam Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính; từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 (ngày Luật này có hiệu lực) Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (khoản 2 Điều 8) Trên nguyên tắc công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm thì những người cùng giới tinh vẫn có thể kết hôn Tuy nhiên khi có tranh chấp rắc rối mâu thuẫn xảy ra thì luật nước ta vẫn chưa có cơ chế, điều luật thực thi, giải quyết vấn đề trên Như thế, về đại thể mà nói thì hôn nhân đồng giới vẫn chưa được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

- Cấm:

Ngoài những quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hay theo hướng kết hợp dân sự đối với hôn nhân đồng giới thì hiện nay, tại một số quốc gia vẫn có một số nước là "địa ngục" đối với người đồng giới Một số ví dụ như:

Uganda: quan hệ đồng tính luyến ái là tội danh hình sự với mức án tù chung thần Tòa án hiến pháp của nước này tuyên bố sẽ tiến đến phạt tử hình đối với những người đồng tính.

Trang 12

Các Tiểu trong quốc Ả Rập Thống nhất (UAE): người đồng tính thường bị phạt tiền hoặc bị bỏ tù và mặc dù hiếm gặp nhưng hình thức tử hình cũng có khi được áp dụng.

Nigeria: được coi là một trong những nước kỳ thị người đồng tỉnh nhất trên thế giới Tại đây thành viên của cộng đồng LGBT có thể bị bỏ tù nếu bị phát hiện.

Jamaica: thường được coi là địa ngục trần gian đổi với cộng đồng LGBT nước này được biết đến với con số đáng báo động những vụ tấn công và những bài phát biểu mang tính kỷ thị thường xuyên xảy ra nơi công cộng.

Nga: những loại hình quan hệ tình dục phi truyền thống đều bị cấm Những ai vì phạm luật này đều có thể bị phạt tù hoặc trục xuất.

4 Quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới4.1 Đối với sinh viên Việt Nam

4.1a Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hôn nhân đồng giới

Để phục vụ cho bài tiểu luận, nhóm chúng em đã tiến hành khảo sát với số lượng gần 100 người từ trong độ tuổi khoảng từ 16 đến 22 Dưới đây là kết quả khảo sát

Hình 1: Tỷ lệ người biết cộng đồng LGBTHình 2: Tỷ lệ quan điểm về kết hôn đồng giới

Trang 13

Hình 3:Tỷ lệ về quan điểm kết hôn đồng giới đedoạ văn hoá truyền thống, đi ngược với chuẩn

mực xã hộiHình 4: Tỷ lệ quan điểm hôn nhân đồng giớilàm suy giảm dân số

Hình 5: Tỷ lệ quan điểm hôn nhân đồng giới khóhoà hợp dễ đổ vỡ

Hình 6: Tỷ lệ quan điểm Việt Nam có nên hợppháp hôn nhân đồng giới không

Hình 7: Tỷ lệ quan điểm người đồng giới kết hônvới nhau vẫn có thể đem lại giá trị, lợi ích cho

Hình 8: Tỷ lệ quan điểm cho rằng phụ huynhphản đối con họ quen/ kết hôn với người đồng

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan