1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài giao tiếp thời đại số ở genz

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao tiếp thời đại số ở GenZ
Tác giả Lớp K23413A
Người hướng dẫn Cô Phạm Hoàng Uyên, Thầy Trần Việt Thắng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Nhập môn ngành toán kinh tế
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Nhanh, tiện lợi, có thể trau chuốt câu từ hay là “thu hồi tin nhắn” khi giao tiếp thông qua các trang mạng đã đem lại một hệ quả khó lường khi kỹ năng giao tiếp thực tế của các bạn trẻ đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Khoa Toán kinh tế

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN HỌC: Nhập môn ngành toán kinh tế

ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP THỜI ĐẠI SỐ Ở GENZ

Giảng viên: Cô Phạm Hoàng Uyên

Thầy Trần Việt Thắng

Lớp học phần: 231BMM401201

Thực hiện: Lớp K23413A

1

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN I : MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích 2.2 Nhiệm vụ

3 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II : NỘI DUNG 1 Khái niệm

1.1 Khái niệm Genz

1.2 Khái niệm giao tiếp

2 Nguyên tắc giao tiếp………

2.1 Nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp………

2.2 Nguyên tắc cơ bản khi truyền đạt thông tin………

3 Mối liên hệ giữa kĩ thuật số với đời sống giới trẻ………

4 Thực trạng giao tiếp của Gen Z………

4.1 Gen Z khi giao tiếp trực tuyến………

4.2 Gen Z khi giao tiếp ngoài đời thực………

4.3 Biểu hiện của giao tiếp kém………

5 Nguyên nhân Gen Z chuộng giao tiếp trực tuyến………

6 Hậu quả khi Gen Z lạm dụng giao tiếp trực tuyến………

7 Giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp………

PHẦN III : KẾT LUẬN

PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

Trang 3

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giao tiếp đóng vai trò thiết yếu và gắn liền với mọi hoạt động sống của con người Nó là cơ sở để hợp tác và bày tỏ quan điểm, từ đó thống nhất được mục tiêu chung Chỉ có giao tiếp, con người mới có thể phát triển, trau dồi tri thức, mở mang tầm hiểu biết và hoàn thiện bản thân Tuy nhiên, ngày nay, khi

mà thế giới đang ngày càng bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, tự động hóa Tưởng chừng đó là những công cụ hữu ích để kết nối con người với nhau mặc cho những rào cản về ngôn ngữ, địa lý nhưng ngược lại

nó lại là nguyên nhân gây ra vấn đề ngại giao tiếp trong thế hệ trẻ hiện nay Ngại giao tiếp là một trong những vấn đề hết sức đáng lo ngại của người trẻ ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập, đặc biệt là thế hệ sinh viên mới ra trường Việc ngày càng phát triển công nghệ thông tin chính là “con dao hai lưỡi” đang dần giết chết kỹ năng giao tiếp thực tế của các bạn trẻ Họ có thể năng nổ, hoạt ngôn thoải mái nói chuyện qua các dòng tin nhắn, nhưng khi đặt điện thoại xuống, lời tâm sự của họ cũng dường như cũng “kẹt” lại ở trong chiếc điện thoại Đó là thực trạng nghiêm trọng của giới trẻ hiện nay Nhanh, tiện lợi, có thể trau chuốt câu từ hay là “thu hồi tin nhắn” khi giao tiếp thông qua các trang mạng đã đem lại một hệ quả khó lường khi kỹ năng giao tiếp thực tế của các bạn trẻ đang giảm dần, dẫn đến hệ lụy là các bạn sinh viên không có những kinh nghiệm giao tiếp thực tế, rụt rè trong các cuộc hội thoại, không thể thể hiện hết quan điểm cá nhân Có rất nhiều sinh viên ra trường hiện nay tốt nghiệp với

3

Trang 4

những tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc nhưng những kỹ năng cơ bản như giao tiếp lại bằng không Vì vậy, cần phải giải quyết triệt để vấn đề này để có thể đào tạo những lớp trẻ tài giỏi về nhiều khía cạnh chứ không chỉ về mặt kiến thức học thuật

Việc giao tiếp giỏi mang lại rất nhiều lợi ích Sự phát triển trong nhiều môi trường khác nhau chỉ dành chỗ cho những ai có phong thái tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt Trong môi trường doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm quan trọng đối với tất cả mọi người, từ người lãnh đạo đến nhân viên lâu năm hay là nhân viên mới Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, khi các kênh giao tiếp ngày càng đa dạng, nhu cầu kết nối và tương tác giữa các ban lãnh đạo với nhân viên, giữa các đồng nghiệp, với khách hàng ngày càng cao thì việc có khả năng giao tiếp hiệu quả chính là “chìa khóa” để dẫn đến thành công Muốn có một tương lai sáng, một công việc tốt, một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả thì bản thân mỗi sinh viên, mỗi bạn trẻ đều phải tích cực cải thiện kỹ năng mềm thiết yếu này Dám nghĩ, dám làm, dám phát biểu, dám đưa ra ý kiến quan điểm cá nhân, tự tin nêu lên quan điểm của mình, bình tĩnh khi ở trong đám đông Từ đó, biến để mạng xã hội trở thành công cụ hỗ trợ con người chứ không phải công cụ điều khiển con người, cải thiện khả năng giao tiếp trực tiếp, cải thiện mối quan hệ giữa người với người Đó chính là lý do chúng em chọn đề tài này

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích của đề tài

- Nhận thức, nắm rõ tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong thời đại số

- Xây dựng, củng cố và duy trì các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội

4

Trang 5

- Xây dựng, củng cố và duy trì các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội.

- Giao tiếp và truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả, từ đó phối hợp với nhau để đạt được mục tiêu chung

- Giải quyết được các vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn

- Mở ra nhiều cơ hội giao, học hỏi là cơ sở để phát triển và hoàn thiện bản thân

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Giải thích rõ các khái niệm liên quan

- Trình bày thực trạng kỹ năng giao tiếp của Gen Z trong thời đại số

- Xác định, phân tích những yếu tố trong thời đại số tác động đến Gen Z

- Từ kết quả phân tích, đưa ra những giải pháp khắc phục và cách thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tìm hiểu, tổng hợp những bài nghiên cứu, thu thập thông tin từ các trang mạng, các đề tài nghiên cứu liên quan, sau đó phân tích và lựa chọn thông tin phù hợp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện khảo sát trực tuyến, điều tra thực tế, xác nhận được thực trạng và nguyên nhân sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay, từ đó đề ra giải pháp

- Phương pháp nghiên cứu định tính: chọn đối tượng lấy dữ liệu (thông qua một vài cá nhân hoặc một nhóm nhỏ) nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu, sau đó phân loại và kết nối các đối tượng

5

Trang 6

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Khái niệm

1.1 Khái niệm Gen Z

- Gen Z là sự tiếp nối của Gen Y (1981-1996) và được mệnh danh là những công dân của thời đại số hóa Họ được tiếp xúc với công nghệ từ khi còn bé và lớn lên trong kỷ nguyên Internet, vì vầy hầu hết cuộc sống các bạn trẻ gắn liền với mạng

xã hội

1.2. Khái niệm giao tiếp

- Giao tiếp là quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông tin, từ đó thiết lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người với nhau, hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác

2 Nguyên tắc giao tiếp

2.1 Nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp

Nhằm đảm bảo cho mọi hành vi và hoạt động của con người khi giao tiếp đạt được hiệu quả cao nhất, nguyên tắc khi giao tiếp gồm:

- Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp

- Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp

- Nguyên tắc đồng cảm/thấu cảm trong giao tiếp

2.2 Nguyên tắc cơ bản khi truyền đạt thông tin

- Nguyên tắc ABC:

• A: Accuracy (chính xác)

• B: Brevity (ngắn gọn)

• C: Clarity (rõ ràng)

6

Trang 7

- Nguyên tắc 5C:

• Clear (rõ ràng)

• Complete (hoàn chỉnh)

• Concise (ngắn gọn, súc tích)

• Correct (chính xác)

• Courteous (lịch sự)

3 Mối liên hệ giữa kĩ thuật số với đời sống giới trẻ

- Kỹ thuật số là một phần không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ hiện nay Các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của họ, từ việc học tập, giải trí, kết nối xã hội đến phát triển bản thân

- Mối liên hệ giữa kỹ thuật số và đời sống giới trẻ hiện nay có thể được thể hiện qua các khía cạnh sau:

+ Giáo dục

+ Giải trí

+ Kết nối xã hội

+ Phát triển bản thân

+ Nâng cao hiệu quả học tập

+ Tạo cơ hội việc làm

+ Các ứng dụng thanh toán trực tuyến

4. Thực trạng giao tiếp của Gen Z

4.1 Gen Z khi giao tiếp trực tuyến

Hiện nay, với sự phát triển ngày một lớn mạnh của công nghệ cùng với các trang mạng xã hội, việc giao tiếp trực tuyến đang dần chiếm vị trí ưu thế trong đại đa số các bạn trẻ Không thể phủ nhận rằng mạng xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giao tiếp của thế hệ thanh thiếu niên; từ các công ty, cơ quan đến các cấp bậc đại học đều sử dụng phương thức giao tiếp trực

7

Trang 8

tuyến để truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi Tuy nhiên, chính

sự tiến bộ đó đang dần kéo theo một số hệ lụy không lường trước: tình trạng hành

xử kém văn minh như nói tục, chửi thề, “ anh hùng bàn phím”, quảng bá nhiều thể loại văn hóa phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục Giới trẻ ngày càng lạm dụng mạng xã hội, lười giao tiếp trực tiếp dẫn đến ngại giao tiếp, sợ hãi khi đứng trước đám đông ở Gen Z

4.2 Gen Z khi giao tiếp ngoài đời thực

Song song với việc giao tiếp trực tuyến thì giao tiếp ngoài đời thực vẫn giữ một giá trị cốt lõi, là nền tảng để mở rộng các mối quan hệ, giao lưu, học hỏi Nhờ năng động và linh hoạt khi giao tiếp, Gen Z có thể mở rộng các mối quan hệ cá nhân và gặt hái được nhiều thành công nhất định Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một bộ phận Gen Z còn yếu trong kĩ năng giao tiếp:

+ Kĩ năng giao tiếp kém vì thiếu phản xạ linh hoạt khi đã quen “chờ nghĩ ra câu từ hợp lí”

+ Khoảng cách thế hệ trong gia đình khi con cái có suy nghĩ và cách diễn đạt khác với bố mẹ, ông bà

+Thiếu kiên nhẫn và mất tập trung trong quá trình giao tiếp: chẳng hạn khi nghe giảng, dẫn đến việc không lắng nghe kĩ cầng, không có sự sâu sắc trong việc tạo ra mối liên kết bền chặt với người khác

+Sự lệ thuộc vào công nghệ( mạng xã hội): Do quá chú tâm vào việc giao tiếp trực tuyến, nên làm giảm đi khả năng giao tiếp trực tiếp vì dựa dẫm quá mức vào các phương tiện, công cụ truyền thông

+Khoảng cách xã hội: Khi mà sự chênh lệch tuổi tác cũng như có sự biến đổi trong tư duy giao tiếp khác xa so với những người lớn tuổi, khiến họ bị tự ti, không tự tin trong việc giao tiếp trực tiếp

Biểu hiện của giao tiếp kém

- Chỉ tập trung vào người nói

8

Trang 9

- Thụ động, luôn im lặng trước mọi người, ngại giao tiếp với người lạ

- Không biết cách từ chối

- Luôn lảng tránh, thường dùng tin nhắn

- Thiếu tự tin, sợ sự phán xét của người khác

- Thói quen đổ lỗi, không biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể

5 Nguyên nhân Gen Z chuộng giao tiếp trực tuyến

- Thời đại thay đổi theo hướng chuyển đổi số, sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời đại 4.0

- Đại dịch Covid 19 bùng phát đã phần nào ảnh hưởng tới xu hướng sử dụng Internet và mạng xã hội, tác động đến giao tiếp đời thường và công việc của Gen Z , lúc này con người chỉ giao tiếp được trên online

→ Con người sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn, có cơ hội tiếp xúc với mạng xã hội sớm hơn Do môi trường sống xung quanh ai ai cũng đối mặt với màn hình điện thoại mà tần suất nhiều hơn cơm bữa Từ đó tạo thói quen dần con người trở nên thích thú, ưa chuộng giao tiếp trên mạng Có các bé nhỏ mới độ tuổi mầm non mà đã bắt đầu tiếp xúc với thiết bị điện tử như điện thoại, tivi,

- Tính tiện lợi và linh hoạt : Việc giao tiếp qua các ứng dụng MXH thuận tiện, nhanh chóng hơn ngoài đời thực Cho phép Gen Z kết nối và gặp gỡ với người khác mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có mạng internet Từ đó dễ hòa nhập vào môi trường mới

9

Trang 10

Ảnh: LinkedIn

- Đa dạng và toàn cầu hóa: Giao tiếp trực tuyến cho phép chúng ta kết nối với người từ các quốc gia , văn hóa khác nhau Có thể trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ và quan điểm khác nhau một cách dễ dàng

Ảnh: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

- Tính cá nhân hóa: Thông qua giao tiếp trực tuyến, Gen Z có thể điều chỉnh thông tin mình muốn chia sẻ, thoải mái giãi bày cảm xúc mà không phải lo bị người khác đánh giá

- Dễ dàng chia sẻ cảm xúc, bộc lộ tính cách, tìm sự đồng cảm

Cảm thấy tự tin khi không cần đối mặt trực tiếp với đối phương Khi nói, ngoài nội dung thì còn cần phải để ý giọng điệu, cảm xúc…

để mọi người không hiểu sai ý mình Còn khi viết, chỉ cần chuẩn bị nội dung sao

10

Trang 11

cho phù hợp, dễ hiểu và câu từ có thể được trau chuốt nhất có thể Việc soạn tin nhắn cũng được “bonus” thêm thời gian suy nghĩ câu trả lời sao cho ưng ý nhất, thấu đáo nhất thay vì nói chuyện đối diện thì phải phản xạ tức thời có câu trả lời ngay (Dẫn chứng: Kết quả cuộc khảo sát của công ty Adobe (Mỹ) với 1.000 người cho thấy 83% người thuộc thế hệ Z cho rằng họ cảm thấy thoải mái khi thể hiện cảm xúc thông qua những biểu tượng trong các nền tảng tin nhắn hơn là một cuộc điện thoại hay giao tiếp trực tiếp )

+ Dễ dàng chia sẻ cảm xúc, bộc lộ tính cách, tìm sự đồng cảm: Có những người thiếu thốn sự quan tâm từ gia đình, mọi người xung quanh, trong cuộc sống hàng ngày mất đi sự công nhận, dần thu mình lại và họ chỉ có thể dùng mạng xã hội làm chỗ dựa tinh thần, chỉ cảm thấy được công nhận và được đối xử bình đẳng khi giao tiếp với các người bạn trên mạng xã hội

+ Nơi thể hiện bản thân: Giao tiếp trực tuyến cho phép Gen Z xây dựng và chỉnh sửa hình ảnh cá nhân, viết blog cá nhân, tạo nội dung và chia sẻ thông tin theo cách riêng của họ Điều này cho phép người ta có thể thể hiện bản thân một cách sáng tạo và tạo dấu ấn cá nhân trên mạng xã hội hay còn gọi là xây dựng thương hiệu cá nhân (Một số nhân vật GenZ tiêu biểu : Jenny Huỳnh, Meichan…) + Dễ tiếp cận thông tin: Gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại kỹ thuật số,

vì vậy, giao tiếp trực tuyến là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ Qua giao tiếp trực tuyến, họ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, tin tức, giải trí, kiến thức, cải thiện kĩ năng,

+ Nhiều bạn trẻ thông qua mạng xã hội đã tìm thấy niềm đam mê, chân lí, gặp được những người bạn thực sự, tái hòa nhập cộng đồng và thoát ra những rào cản tâm lí, tham gia nhiều phong trào, giúp đỡ mọi người

6 Hậu quả khi Gen Z lạm dụng giao tiếp trực tuyến

11

Trang 12

- Các bạn Gen Z có xu hướng e ngại tiếp xúc bên ngoài Theo kết quả cuộc khảo sát của công ty Adobe (Mỹ), nhiều bạn trẻ Gen Z (những người sinh từ cuối những năm 1990 đến năm 2010) có xu hướng giao tiếp trực tuyến hơn Theo khảo sát, với 1.000 người cho thấy 83% người thuộc thế hệ Z cho rằng

họ cảm thấy thoải mái khi thể hiện cảm xúc qua tin nhắn Cứ 5 người thế hệ

Z thì có 1 người cho rằng thể hiện bản thân trực tuyến dễ dàng hơn so với ngoại tuyến Điều này cho thấy Gen Z ngày càng thiếu kỹ năng phi ngôn ngữ ( cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm trên khuôn mặt, giọng điệu) và phụ thuộc vào công nghệ

- Việc giao tiếp qua mạng xã hội có thể tác động xấu đến các kỹ năng giao tiếp của thế hệ gen Z trong một số cách sau:

+ Kỹ năng giao tiếp trực tiếp yếu hơn: Gen Z thường tốn nhiều thời gian trên mạng

xã hội, điều này có thể làm cho họ có ít cơ hội được thực hành và phát triển kỹ năng giao tiếp trực tiếp Họ có thể cảm thấy bất tự tin hoặc thiếu kinh nghiệm khi đối mặt với các cuộc gặp gỡ trực tiếp với người khác

+ Hiểu biết hạn chế về ngôn ngữ cơ thể: trong giao tiếp trực tiếp, ngôn ngữ cơ thể như khuôn mặt, giọng điệu và cử chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp và đọc tâm trạng của người khác Gen Z có thể thiếu kinh nghiệm trong việc nhận diện và sử dụng hiệu quả các yếu tố này trong giao tiếp

+ Khả năng tập trung giảm: Mạng xã hội thường chứa nhiều thông tin ngắn gọn và phản ứng nhanh, điều này có thể làm giảm khả năng tập trung của gen Z khi họ cố

12

Trang 13

gắng tham gia vào cuộc trò chuyện trực tuyến Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng họ tham gia vào cuộc trò chuyện dài hơn và sâu sắc hơn

+ Khó khăn trong giải quyết xung đột: Mạng xã hội thường không thể hiện đầy đủ các khía cạnh của giao tiếp và Gen Z có thể không có kinh nghiệm trong việc giải quyết xung đột một cách hiệu quả khi giải quyết xung đột trực tuyến Điều này có thể dẫn đến tăng cường xung đột và căng thẳng trong mối quan hệ

+ Thiếu kĩ năng dùng ngôn từ: Việc sử dụng viết tắt, biểu tượng cảm xúc và ngôn ngữ trực tuyến có thể làm cho Gen Z có thể mất đi kĩ năng viết và giao tiếp một cách chính xác trong môi trường trực tuyến và ngoại trực tiếp

+ Tác động đến khả năng diễn đạt khi giao tiếp bên ngoài đời thực: Việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên làm giảm cơ hội tương tác, giao tiếp với người khác, trực tiếp làm mài mòn các kỹ năng giao tiếp trực tiếp như kỹ năng lắng nghe, diễn đạt, tương tác trong một cuộc trò chuyện Nhiều bạn trẻ cảm thấy rất lúng túng khi giao tiếp ngoài đời thực, thậm chí đôi khi “á khẩu” Họ dần dần bị tách biệt ra khỏi môi trường làm việc của mình

[ ]Do tính chất công việc, trong một ngày phải nói chuyện với nhiều người, tuy nhiên lúc tư vấn cho khách hàng qua điện thoại thì rất tự tin nhưng khi gặp mặt trực tiếp thì lại e dè Đó là chia sẻ của Huỳnh Thanh Cúc (21 tuổi), làm nhân viên SEO cho một Công ty tư vấn dịch vụ bất động sản ở P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức (TP.HCM) Cúc kể: "Tư vấn qua điện thoại mình nói năng rất lưu loát nhưng không hiểu sao mỗi lần dẫn khách đi xem nhà là lại e dè, không nói chuyện được

13

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w