BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNGPHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC---QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐCHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀQUÁ TRÌNH C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNGPHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀQUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG ĐẾN 2030TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNGPHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀQUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG ĐẾN 2030TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
Trang 43.1 Cơ sở hình thành lựa chọn chiến lược 14
3.2 Thực thi các chiến lược cụ thể 15
3.3 Đánh giá 17
CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA BETU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 19
4.1 Thực trạng và kết quả thực hiện chuyển đổi số tại BETU 19
4.2 Giải pháp thực hiện sắp tới 20
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Phụ lục 1: Thông báo tuyển dụng nhân sự năm 2022 của BETU 24
Phụ lục 2: Công văn về việc đăng ký đào tạo cho Đề án 89 năm 2023 26
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BETU Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương VLG Tập đoàn Văn Lang
KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục
CDIO Conceive – Design – Implement – Operate (hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành)
MOU Memorandum of Understanding (thỏa thuận giữa haihoặc nhiều bên không có cam kết pháp lý) KPI Key Performance Indicator (các chỉ số đo lường hiệuquả, hiệu suất công việc) UBND Ủy Ban Nhân Dân
CHXHCNVN Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam CBCNV Cán bô … Công nhân viên
GS, PGS Giáo sư, Phó Giáo sư
LĐPT Lao đô …ng phổ thông
TSHN&TT Tuyển sinh Hướng nghiệp và Truyền thông TT&TVHN Truyền thông và Tư vấn hướng nghiệp P KT&BĐCLGD Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của BETU Bảng 2.1 Ma trận SWOT kết hợp các yếu tố.
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá đối với mọi tổ chức, vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực để thực hiện chiến lược phát triển của tổ chức đó Trước những thay đổi lớn dưới sự tác động trong thời đại hội nhập quốc tế, thời đại của kỷ nguyên số, thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một tổ chức muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi tổ chức đó phải xây dựng và thực hiện các chiến lược phù hợp mà tất yếu và then chốt nhất là nguồn nhân lực Trong lĩnh vực giáo dục đại học, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục đại học buộc phải thực hiện nền giáo dục 4.0 và đội ngũ trực tiếp chia sẻ nền giáo dục này đến người học là giảng viên, vì vậy, vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề rất cần thiết và cấp bách cho các cơ sở giáo dục đại học trong đó có Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuâ …t Bình Dương.
Với kiến thức được truyền đạt từ Giảng viên TS Lưu Hoàng Giang trong học phần “Quản trị chiến lược và chuyển đổi số” và thông qua thực hiện bài tiểu luận
“Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và quá trình chuyển đổi số tại Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương đến 2030” sẽ giúp tác giả hiểu rõ hơn về sự
phát triển nhân lực của Nhà trường nơi mình đang công tác, đồng thời củng cố, nâng tầm kiến thức và kinh nghiệm quản trị trong tương lai.
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸTHUẬT BÌNH DƯƠNG
1.1 Quá trình hình thành
- 09/2010 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuâ …t Bình Dương được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương.
- Từ tháng 12/2021, BETU chính thức trở thành thành viên trong Tập đoàn Giáo dục Văn Lang.
- Tên tiếng Anh: Binh Duong Economics and Technology University (BETU).
- Địa chỉ: Số 333, Đường Thuận Giao 16, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương.
- Người đại diện pháp luật: Bà NGUYỄN THỊ THU HÀ – Hiệu trưởng.
1.2 Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi
Tầm nhìn (Vision): Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Bình Dương (BETU)
phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành, theo định hướng ứng dụng nằm trong tốp 3 của tỉnh Bình Dương.
Sứ mệnh (Mission): BETU là cơ sở giáo dục cung cấp nguồn nhân lực trình
độ đại học, sau đại học có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh với chi phí phù hợp nhất.
Giá trị cốt lõi (Core Values):
B etter Quality (Chất lượng tốt): BETU xây dựng uy tín, học hiệu của mình
bằng cách luôn hoàn thiện, nâng cao Chất lượng đào tạo của Nhà trường.
E ffective Education (Giáo dục hay): BETU cam kết luôn đổi mới, áp dụng
các phương pháp giáo dục hiệu quả trong hoạt động giáo dục.
T ruthful Action (Hành động trung thực): BETU cam kết sự trung thực trong
suy nghĩ và hành động của toàn thể thành viên BETU.
U niversal Service (Dịch vụ đại chúng): BETU hướng tới việc cung cấp các
dịch vụ giáo dục cho đông đảo người học với triết lý học tập suốt đời với giá cả phù hợp nhất.
1
Trang 81.3 Lĩnh vực hoạt động
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường hoạt động theo Luật giáo dục đại học và theo Quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường.
Trong hơn 25 năm hình thành và phát triển BETU đã phát triển đa dạng các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục Dưới đây là các sản phẩm dịch vụ chính của BETU:
Đào tạo trình độ thạc sĩ: 03 ngành Đào tạo trình độ đại học: 16 ngành.
Đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng – An ninh Đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản.
1.4 Cơ cấu tổ chức:
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của BETU
Hội đồng trường: Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch
hàng năm, Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính,… của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương Đứng đầu Hội đồng trường là Chủ tịch TS
2
Trang 9Nguyễn Cao Trí, người đặt định hướng đổi mới giáo dục, đổi mới sáng tạo về công nghệ.
Ban giám hiệu: Thực hiện Lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của nhà trường
Chỉ đạo trực tiếp trên các lĩnh vực: Công tác chính trị tư tưởng; bảo vệ chính trị nội bộ; định hướng chiến lược phát triển trường; quy hoạch tổng thể; tổ chức cán bộ; hành chính; thi đua khen thưởng, kỷ luật; truyền thông, báo chí; kế hoạch; tài chính; đầu tư cơ sở vật chất;…Đứng đầu Ban giám hiệu là Hiệu trưởng TS Nguyễn Thị Thu Hà – Thành viên Hội đồng trường – có trách nhiệm phụ trách chung, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước Hội đồng trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương về các hoạt động của Nhà trường.
Các Phòng, Khoa, Trung tâm: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định
của Nhà trường và trực tiếp từ Ban giám hiệu.
1.5 Kết quả hoạt động
BETU thực hiện sứ mệnh đào tạo theo định hướng ứng dụng, đã cung ứng số lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành trên cả nước.
Năm 2010, Trường đã trở thành trường đại học theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 21/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trên cơ sở nâng cấp Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương, với tổng kinh phí đầu tư là 60 tỷ đồng, cùng với độ ngũ giảng viên là 343 người trong đó có: 14 Giáo sư, Phó giáo sư; 46 Tiến sĩ; 137 Thạc sĩ và 202 cử nhân đại học Trong khoảng thời gian này, Nhà trường đã có 10.699 học sinh – sinh viên tốt nghiệp.
Từ tháng 12/2021, BETU chính thức gia nhập Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (VLG), đây là cột mốc quan trọng mở ra nhiều cơ hội cho người học và nâng tầm phát triển toàn diện của Nhà trường.
Bên cạnh đó, BETU không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng, Nhà trường được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo Quyết định số 156/QĐ-KĐCLGD ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học - cao đẳng Việt Nam Tiếp đó, vào tháng 11/2022, Nhà
3
Trang 10trường tiếp tục đạt kiểm định chất lượng chương trình 02 ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh và Kế toán.
Năm 2022, BETU tiếp tục có những bước chuyển mình nhằm thích ứng với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, Nhà trường mở mới 08 ngành đào tạo bậc đại học nâng tổng số ngành đào tạo lên 16 chương trình bậc đại học và 03 chương trình bậc thạc sĩ.
Vào tháng 7/2022, BETU ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Trường Đại học Văn Lang (VLU) Theo đó, nhiều chính sách liên kết, hỗ trợ tối đa cho người học, đặc biệt cho sinh viên BETU như: công nhận tín chỉ với các học phần tương đương của chương trình đào tạo; cho phép sinh viên đăng ký tham gia các học phần trong chương trình giữa hai bên; thực hiện các chương trình trao đổi sinh viên, xây dựng mô hình đồng hướng dẫn người học trong các đề tài, luận văn, luận án tốt nghiệp; đặc biệt sinh viên BETU được học tại VLU nhưng không phát sinh thêm học phí.
Đáng chú ý, nhà trường đã ký kết MOU với hàng chục doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như Khu công nghiệp và các Trường Đại học Deajeon; Công ty TNHH Minh Long I; các khu công nghiệp: VSIP, Việt Hương, Korea Association of Auto Technicians,…
Công tác phát triển nguồn nhân lực cũng được Nhà Trường chú trọng đầu tư Tính đến tháng 6/2023, cụ thể như sau:
Về số lượng:
+ Giảng viên cơ hữu: 204, CBCNV: 83; + Trong đó giới tính Nữ : 123, Nam: 164;
Trang 11Với thành tích đạt được trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, năm 2010, Nhà trường đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III và nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra, Nhà trường cũng đã được xã hội đánh giá cao, uy tín về đào tạo được khẳng định qua việc được Thương hiệu Việt bình chọn, tặng cúp vàng 3 lần và 2 năm liên tục (2008, 2009) được bình chọn vào Top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Năm 2018, BETU vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCNVN trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
5
Trang 12CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾNNGUỒN NHÂN LỰC TẠI BETU
1.Môi trường vĩ mô2.1.1 Chính trị - Pháp luâ †t
Nước ta có môi trường chính trị ổn định, tình hình an ninh trâ …t tự được đảm bảo là một yếu tố tác động tích cực đến hoạt động của các cơ sở giáo dục, trong đó có BETU Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu do đó đã hoàn thiê …n hê … thống pháp luâ …t về giáo dục như Luâ …t giáo dục 2019, các nghị định, thông tư, quy chế quy định về tiêu chuẩn giảng viên, tiêu chuẩn cơ sở vâ …t chất trong giảng dạy, tại các cơ sở giáo dục, đă …c biê …t là giáo dục đại học Mă …c dù những tiêu chuẩn đối với nhân viên, giảng viên làm viê …c tại cơ sở giáo dục được quy định tương đối cao nhưng Chính phủ, Bô … Giáo dục & Đào tạo cũng có nhiều chính sách ưu đãi thuâ …n lợi trong công tác phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục đại học Đây chính là cơ hô …i để BETU kết hợp với những điểm mạnh vốn có để phát triển nguồn nhân lực của Nhà Trường Ngoài ra, các chính sách mở rộng hội nhập quốc tế về giáo dục của Chính phủ khiến cho lực lượng lao động có trình độ cao là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc hoặc những người Việt Nam ra nước ngoài nâng cao trình độ trở về cũng sẽ là nguồn lao động dồi dào cho các cơ sở giáo dục đại học như BETU thu hút, tuyển dụng gia tăng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
2.1.2 Kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn và bất định, kinh tế Việt Nam năm 2022 đã đạt mức tăng trưởng vượt trội ngay sau giai đoạn tăng trưởng suy giảm sâu do đại dịch COVID-19 Lạm phát và kinh tế vĩ mô về cơ bản là ổn định Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD GDP Việt Nam năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022
Đối với năm 2023, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới được công bố, dự báo năm 2023 nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị hạn chế do suy thoái toàn cầu, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt và tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga
6
Trang 13- Ukraine Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp cân bằng những yếu tố bất lợi này và nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2023 và 6,8% vào năm 2024.
Còn tại tỉnh Bình Dương, năm 2022 các chỉ tiêu về kinh tế đều tăng cao, như: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 16,8%; thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI đạt 3,1 tỷ USD tăng 48,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tăng 12,9%, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vẫn đạt 35,7 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2021, xuất siêu 9,1 tỷ USD, GRDP bình quân đầu người đạt 166 triệu đồng/năm Năm 2023, Bình Dương đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,5-8,7%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 15%; kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; kim ngạch nhập khẩu tăng 16% so với cùng kỳ năm 2022.
Dù còn nhiều khó khăn, song nhìn chung kinh tế cả nước cũng như kinh tế tại Bình Dương năm 2022 đều có các chỉ số tăng trưởng cao và dự báo năm 2023 và các năm tiếp theo vẫn sẽ duy trì đà tăng trưởng cao Kinh tế phát triển đòi hỏi trình đô … của lực lượng lao đô …ng trong nền kinh tế đó cũng ngày càng phải được nâng cao Điều này dẫn đến đòi hỏi nguồn nhân lực trong công tác giảng dạy, đào tạo trong các cơ sở giáo dục, đă …c biê …t là giáo dục đại học cũng ngày càng phải có trình đô … cao Yếu tố này tạo ra thách thức không hề nhỏ đối với các cơ sở giáo dục đại học nói chung và trong đó có BETU.
2.1.3 Nhân khẩu
Theo https://danso.org/viet-nam/ (Truy câp ngày 30/7/2023), trong năm 2023, … dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 745.096 người và đạt 100.059.299 người vào đầu
Trang 14Tại Bình Dương, tính đến năm 2021 tổng dân số của tỉnh hiện đã lên đến 2.678.000 người Đây là một lượng dân số ấn tượng giúp tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ Mă …c dù không có thống kê cụ thể dân số theo đô … tuổi nhưng cũng như trên cả nước, Bình Dương cũng có phần lớn chủ yếu là dân số trẻ nằm trong đô … tuổi lao đô …ng Lực lượng này đông đảo và cũng đang ở đô … tuổi dễ dàng tiếp thu được những kiến thức mới để nâng cao trình đô … của mình Do đó là điều kiê …n thuâ …n lợi để BETU tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng chiến lược phát triển của Nhà Trường.
2.1.4 Văn hóa – Xã hội
Tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, mức thu nhâ …p tăng lên, đời sống văn hóa – xã hô …i của người dân ngày càng được nâng cao,… nhu cầu học tâ …p, nâng cao kiến thức của người dân cũng tăng lên tạo điều kiê …n cho các cơ sở giáo dục phát triển Từ đó các cơ sở giáo dục sẽ có nhu cầu mở rô …ng quy mô nguồn nhân lực của mình.
Ngoài ra, trong văn hóa của người Viê …t Nam ta luôn xem trọng nghề giáo dục, người thầy, người cô luôn được người học và người thân của họ yêu kính khi ở trong nhà trường cũng như khi ở ngoài Đây cũng là yếu tố tích cực giúp cho cơ sở giáo dục thu hút lực lượng lao đô …ng tham gia vào công tác giảng dạy, đào tạo.
2.1.5 Công nghệ
Công nghệ - kỹ thuật Việt Nam đang phát phát triển và dần bắt kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay Trong lĩnh vực giáo dục công nghệ đã và đang đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho giảng viên, nhân viên tại các trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.
Hệ thống internet kết nối và dữ liệu khổng lồ giúp giảng viên, nhân viên tiếp cận được nhiều tài liệu trong và ngoài nước, phục vụ tốt việc xây dựng bài giảng Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học giáo dục đã tìm kiếm và xây dựng trên 200 phần mềm dạy học hiện đại như dạy học online, e-learning, đây là một kho phần mềm tiện ích giúp giảng viên tìm hiểu, vận dụng và linh hoạt sử dụng trong giảng dạy để tạo ra hiệu quả giáo dục tốt nhất.
8
Trang 15Công nghệ phát triển tạo thuận lợi cho công việc trong giáo dục song đòi hỏi nhân lực hoạt động trong giáo dục cũng phải thường xuyên được cập nhật, nâng cao kỹ năng công nghệ của mình để theo kịp và đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học trong đó bao gồm cả BETU.
2.1.6 Tự nhiên
Địa điểm của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là tại Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nơi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi vì nằm ở vị trí đầu của khu vực miền Đông Nam Bộ giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) Hệ thống hạ tầng giao thông đang được các cấp quản lý nhà nước của khu vực đầu tư phát triển như nâng cấp mở rộng quốc lộ 13, xây dựng các tuyến đường vành đai kết nối TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,… Đây là điều kiện thuận lợi giúp BETU thu hút tuyển dụng nguồn giảng viên, nhân viên có trình độ cao từ TP HCM, Đồng Nai về làm việc Tuy nhiên, mật độ giao thông lớn, một số đoạn đường còn thường xảy ra ngập lụt trong mùa mưa lại là một cản trở làm hạn chế sự thu hút nhân lực đến BETU làm việc BETU cần có chính sách hỗ trợ như có phương tiện đưa đón hoặc phụ cấp phương tiện,… để giảm bớt tác động tiêu cực này.
Ngoài ra, xung quanh Nhà Trường, các cơ sở dịch vụ hỗ trợ cho người học, giảng viên, nhân viên như: chỗ ở trọ, ăn uống, nghỉ ngơi, văn phòng phẩm, in ấn,…còn hạn chế cũng là yếu tố bất lợi cho thu hút nhân lực của Nhà Trường.
2.1.7 Kết luận:
Từ các yếu tố của môi trường vĩ mô kể trên đưa đến cho BETU những cơ hội chủ yếu và Thách thức chủ yếu sau:
Cơ hội chủ yếu:
+ Chính sách ưu tiên dành cho phát triển giáo dục của Chính phủ + Văn hóa xem trọng nghề nghiệp giáo dục của người dân, xã hội + Công nghệ phát triển tạo thuận lợi cho nghề nghiệp giáo dục.
+ Số lượng đông đảo nhân lực có trình độ trong lực lượng lao động tại khu vực.
Thách thức chủ yếu:
+ Các tiêu chuẩn ngày càng cao về trình độ đối với giảng viên.
9
Trang 16+ Hạ tầng giao thông khu vực vẫn còn khó khăn cho người lao động tại BETU.
+ Các dịch vụ hỗ trợ xung quanh Nhà Trường còn hạn chế.
2.Môi trường ngành
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 07 cơ sở giáo dục đại học bao gồm cả BETU và có nhiều trường Cao đẳng cũng có hình thức hợp tác với một số trường đại học ngoài khu vực để làm cơ sở đào tạo liên kết Thêm nữa Bình Dương cũng rất gần TP HCM, nơi có nhiều cơ sở giáo dục đại học lớn và danh tiếng Các trường đại học trong khu vực, ngoài cạnh tranh thu hút nguồn học viên, sinh viên thì bên cạnh đó cũng thu hút cạnh tranh về nguồn cán bộ, giảng viên, nhân viên đến làm việc, giảng dạy Tại Bình Dương, trừ Đại học Thủ Dầu Một là trường công lập nên được nhiều ưu đãi thì các trường đại học khác như Đại học Bình Dương, Đại học Việt Đức, Đại học Quốc tế Miền Đông là những cơ sở cạnh tranh trực tiếp nhất với BETU cả về nguồn sinh viên lẫn nguồn nhân lực.
Đối với thị trường nhân lực ngành giáo dục thì trong những năm qua nền kinh tế đất nước phát triển, trình độ của lực lượng lao động ngày càng cao Hơn nữa, tỉnh Bình Dương cũng có nhiều chính sách thu hút lao động từ nhiều tỉnh thành khác đến làm việc, điều này làm tăng quy mô của thị trường lao động đồng thời cũng tăng quy mô thị trường nhân lực cho ngành giáo dục Yếu tố này thuận lợi giúp BETU dễ dàng thu hút, tuyển dụng được nguồn nhân lực đang cần để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Việc phát triển nguồn nhân lực tại BETU không chỉ là thu hút, tuyển dụng phát triển nhân lực mới mà còn quan tâm, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực hiện hữu Vì nguồn nhân lực hiện hữu cũng là lực lượng lao động có trình độ cao, đã có quá trình gắn bó công tác tại Nhà Trường, ít nhiều đã tích lũy được vốn kinh nghiệm trong vị trí công việc của mình nếu không có những chính sách về lương, chính sách hỗ trợ phát
10
Trang 17triển nâng cao trình độ, chính sách ưu đãi khác, thì lực lượng hiện hữu này có thể sẽ rời đi đến nơi có chính sách tốt hơn Do đó Nhà Trường cần phải có chính sách cân bằng, vừa ưu đãi cho nguồn nhân lực mới tuyển, đồng thời vừa hỗ trợ khuyến khích nhân lực cũ được đào tạo, nghiên cứu nâng cao trình độ như hỗ trợ học phí đào tạo nâng cao, tổ chức khóa bồi dưỡng các kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ,…
Kinh tế phát triển, nhu cầu lao động ở tất cả các ngành nghề đều tăng cao, do vậy các doanh nghiệp luôn có chính sách lương thưởng cao và chế độ đãi ngộ tốt sẽ là yếu tố cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực đối với cơ sở giáo dục đại học Ngoài ra, nguồn nhân lực hiện hữu trong các trường đại học là người lao động có kiến thức, trình độ cao nên hoàn toàn có thể chuyển ra làm việc ở những vị trí được coi trọng và có ưu đãi lớn ở các doanh nghiệp Điều này tạo áp lực cho BETU trong chính sách giữ chân nhân lực hiện tại cũng như thu hút nhân lực mới.
5.Đối thủ tiềm năng trong ngành giáo d甃⌀c
Đối với lĩnh vực giáo dục cần phải có các điều kiện nhất định đáp ứng được những tiêu chuẩn cao theo quy định của Nhà nước nên không dễ để xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong ngắn hạn Tuy nhiên về dài hạn, với chính sách khuyến khích phát triển giáo dục, hoàn toàn có thể có cơ sở giáo dục đại học mới xuất hiện ở khu vực Bình Dương Thêm vào đó các trường Cao đẳng trong khu vực ở tương lai hoàn toàn có thể được nâng cấp phát triển thành các trường đại học hoặc các trường này hợp tác trở thành các đơn vị liên kết đào tạo đại học với các trường đại học danh tiếng khác.
Không như các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng dài hạn, các yếu tố vi mô (ngành) có ảnh hưởng ngắn hạn, trực tiếp hơn đến chiến lược phát triển nhân lực của BETU Các yếu tố này tạo ra các cơ hội chủ yếu và thách thức sau:
Cơ hội chủ yếu:
+ Số lượng nhân lực trình độ cao tăng.
+ Chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương.
11