Với những chính sách do nhà Lê đưa ra thì nền nông nghiệp , thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng , còn riêng ngoại thương thì bị chính sách “ Trọng nông ức th
Trang 1I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
1 Kinh tế
Sau khi đánh đuổi quân Minh , Nhà Lê sơ bắt tay vào việc xây dựng lại nền kinh tế bị tàn phá nặng nề Với những chính sách do nhà Lê đưa ra thì nền nông nghiệp , thủ công nghiệp được phục hồi và phát triển một cách nhanh chóng , còn riêng ngoại thương thì bị chính sách “ Trọng nông ức thương” kìm hãm sự phát triển
● Nông nghiệp :
- Chính sách phát triển nông nghiệp :
+ cho 25 vạn lính về quê làm ruộng và kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng
+ chia ruộng đất theo phép quân điền ; đặt các cơ quan chuyên phụ trách nông nghiệp như khuyến nông sứ , Hà đê sứ , Đồn điền sứ
+ Ban lệnh cấm giết trâu bò , cấm điều phu vào lúc gặt cấy
- Lập đồn điền :
- Di dân và khai hoang :
~ Ruộng thông cáo là ruộng bỏ hoang ở các làng xã được triều đình cho phép cày cấy đó và truyền cho con cháu nhưng không được biến thành ruộng từ hữu
~ Ruộng chiếm xạ cũng là ruộng khẩn hoang nộp thuế , làm được trên diện tích bao nhiêu thì được hưởng lợi sau khi nộp thuế và có thể xin làm ruộng tư
- Chế độ ruộng đất :Ruộng đất thời Lê Sơ chia hai loại chính là ruộng công
và ruộng tư
+ Ruộng công : được gọi là quan điền , chia ra làm hai chế độ là lộc điền và quân điền
+ Ruộng tư : chủ yếu nằm trong tay các quý tộc , quan lại và địa chủ chiếm hữu Một bộ phận nhỏ khác thì nằm trong tay nông dân có ruộng tự canh tác
- Trị thủy và làm thủy lợi :
Đắp đê và trị thủy luôn là vấn đề quan trong trong sản xuất nông nghiệp , các đời vua Lê đều rất chú trọng đến vấn đề này Tiêu biểu là con đê Hồng Đức dài gần 25km được đắp để chống nước mặn ; Ra sắc lệnh trong luật Hông Đức về sửa đắp đê điều và đường sá ; đặt ra chức quan Hà Đê để trong coi đê điều
Trang 2- Thủ công nghiệp : Phát triển với những nghề thủ công truyền thống , có nhiêu làng nghề thủ công chuyên nghiệp , nổi tiếng ra đời
Thủ công nghiệp gồm có hai hình thức đó là : thủ công nghiệp nhân dân và cục bách công
Thủ công nghiệp nhân dân : Khi nông nhàn người nông dân thường làm những công việc như dệt vải , đan lát , làm nón
Cục bách công : Là hình thức tổ chức sản xuất thủ công nghiệp của triều đình sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cung vua
Các nghề thủ công nghiệp nổi tiếng :
+ nghề gốm : ở Chu Đậu huyện Thanh Lâm , phủ Nam Sách , trấn Hải Dương
và làng Bát Tràng
+ Nghề dệt : phân bố tại kinh thành Thăng Long với các phường dệt nổi tiếng như Thụy Chương , Nghi Tàm Tại Hải Dương có 3 ấp nổi tiếng là Mao Điền ,
Hộ Am và ấp Bất Bế
+ Nghề sơn : dùng cho việc trang trí ở hầu hết đền thờ dinh thự ở đồng bằng Bắc bộ , nghề này xuất phát từ làng Bình Vọng , huyện Thường Tín , Hà Nội + Nghề chạm khắc đá : Nổi tiếng nhất chính là làng Kính Chủ thuộc phủ Kinh Môn ( Hải Dương ) và hầu hết đàn ông trong làng này thì đều biết nghề chạm đá + Nghề in mộc bản : nghề này nổi tiếng nhất là hai làng Hồng Lục và Liễu Tràng ( phủ Hạ Hồng , Hải Dương ) , bên cạnh đó còn có sự du nhập kỹ thuật của Trung Quốc
● Thương mại :
- Nội thương :
+ Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn và sầm uất với ưu thế là thuận tiện giao thông cả đường bộ lẫn đương thủy
+ Trục giao thông chính trong nước là sông Nhĩ Hà ( sông Hồng ) kết hợp với
hệ thống sông Tô Lịch – Kim Ngưu nhiều thế kỉ về trước vẫn luôn ăn thông với sông Nhĩ Hà có tác dụng làm hệ thống giao thông đường thủy trong buôn bán ngoại thương trở nên thuận lợi
+ Lập chợ buôn bán ở các địa phương :Ở các địa phương, mỗi xã có một chợ hoặc một vài xã lân cận có một chợ chung Chợ họp hàng ngày hoặc theo những ngày nhất định trong tháng gọi là ngày phiên chợ Các ngày chợ phiên của các
Trang 3làng khác nhau thì phải khác nhau để tránh việc tranh chấp ăn chặn mối hàng của các lái buôn
- Ngoại thương :
+ Nhà Lê sơ theo chính sách “ Trong nông ức thương” Một phần lý do dẫn đến việc thực hiện chính sách này là do nhu cầu tự vệ để ngăn ngừa do thám của nước ngoài để bảo vệ lãnh thổ dọc các cửa ải biên giới duyên hải , triều đình lập các cơ quan kiểm soát rất chặt chẽ Những nhà buôn ngoại quốc đến buôn bán phải thực hiện theo quy định
+ Hệ quả của việc thực hiện chính sách “ Trọng nông ức thương” :việc kiểm soát chặt chẽ ở các cửa ải biên giới của triều đình dẫn đến việc mua bán lén lút diễn ra phổ biến chủ yếu là các quan lại lấy cớ đi sứ để mua hàng hóa về bán lấy lời và nhiều thương nhân người Hoa buôn bán lén lút với người dân Việt qua biên giới
Chính sách khắt khe của triều đình kiến cho ngoại thương phát triển rất kém , kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa , làm chậm quá trình tách rời thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và sự phát triển của các đô thị trở nên khó khăn
● Chính trị :
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước , Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và khôi phục lại quốc Hiệu Đại Việt Cho xây dựng lại thiết chế mang đặc trưng của nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu , quản trị nhà nước hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống quan liêu Trong thời Lê sơ thì tư tưởng Nho giáo chiếm vị trí chủ đạo và được đẩy lên độc tôn Nho giáo Nho giáo đã có những đóng góp
vô cùng to lớn , đặc biệt là để lại dấu ấn về mặt chính trị
- Chính quyền :
Mô hình nhà nước :Trong mô hình nhà nước quân chủ quan liêu thì người đứng đầu bộ máy nhà nước là vua , nhà vua nắm trong tay mọi quyền hành bao gồm :quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp
bộ máy chính quyền được tổ chức thành hai hệ thống là tổ chức chính quyền ở trung ương và tổ chức chính quyền ở địa phương
+ ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ ( gồm Lại , Hộ ,
Lễ , Binh , Hình , Công) , đứng đầu mỗi bộ có quan thượng thư , bên cạnh có bộ Hàn Lâm , Quốc sử viện , Ngự sử đài Bỏ chức tướng quốc , đại tổng quản , hành khiển
Trang 4- chức năng của lục bộ :
Bộ Lại : Nắm giữ việc bổ dụng thuyên chuyển các quan văn , kỷ lục công tranh , thăng thưởng vật phẩm trật và quan hàm
Bộ Hộ : Trông coi kinh điền , thuế khóa , giá cả , tiền tệ , hàng hóa …
Bộ Lễ : Phụ trách về triều hội , tế lễ , khanh hạ , việc tuần du của vua , bang giao , phủ dụ các nước nhỏ , giáo dục và khoa cử …
Bộ Binh: coi việc tuyển mộ binh lính , huấn luyện binh sĩ , thuyên bố võ quan , điều quân , lập đồn , tra xét công tội , lập số quân bạ
Bộ Hình : Phụ trách về pháp luật , hình án , xét xử các trọng tội , phúc thẩm nghi án , chế độ lao tù
Bộ Công : trông coi việc kiến thiết , xây dựng công sở , thành trì , lâu dài , cầu cống tàu thuyền , công xưởng thủ công
- Ở địa phương : Cả nước được chia ra làm 13 đạo thừa thiên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ) , Hiến ty ( xử án ) , Thừa ty ( hành chính ) ; dưới các ty là phủ , châu , huyện , xã
● Quân đội :
Tổ chức theo chế độ “ ngụ binh ư nông” ( “ Ngụ binh ư nông” chính là việc gửi quân vào nông nghiệp , cho binh lính lao động , sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định -> nhằm mục đích đảm bảo lực lượng tham gia sản xuất trong thời bình nhưng khi có chiến tranh hay bất cứ khi nào triều đình cần đều có thể đáp ứng ngay Bên cạnh đó còn thể hiện được quan điểm nông binh bất phân ( không phân biệt quân đội và nhân dân ) , tình quân dân thắm thiết
Gồm 2 bộ phận chính là quân ở triều đình và quân ở địa phương ; Bao gồm bộ binh , thủy binh , tượng binh , kỵ binh ; Được trang bị đầy đủ vũ khí
Thời Lê Sơ không có quân đội của các vương hầu , quý tộc mà vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội và nghiêm cấm các quan thành lập quân đội riêng
● Luật pháp :
Thời Lê Sơ nổi tiếng với bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật – đây được coi là bộ luật thành văn của nước ta
Nội dung của luật hồng đức :
Trang 5+ bảo vệ vua , hoang tộc , quan lại , giai cấp thống trị … bảo vệ chủ quyên quốc gia Trong bộ luật đó có điểm nổi bật là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và khuyến khích phát triển kinh tế
II: TÔN GIÁO
1 Nho giáo
Vương triều lê sơ có hệ tư tưởng độc tôn là Nho Giáo, không chọn Phật giáo
vì nó không phải học thuyết để trị quốc, và còn tồn tại quá nhiều bất cập
Thời Lê là một giai đoạn lịch sử có diễn biến phức tạp về cả chính trị xã hội và
hệ tư tưởng Qua các nguồn sử liệu, chúng ta nhận thấy rằng, trong thời kỳ nhà
Lê cực thịnh (1428-1527), Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống
của vương triều và phổ cập trong đại bộ phận dân cư làng xã Tài liệu lịch
sử đã ghi nhận Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm Ngay từ thời Bắc thuộc, những hoạt động mang màu sắc Nho giáo như việc mở các trường học dạy kinh điển Nho giáo, tiến hành các nghi thức cúng tế thần linh đã xuất hiện Nhưng có lẽ mãi đến thời Lê, Nho giáo mới thực sự xác lập một cách vững
chắc và có ảnh hưởng một cách toàn diện đến xã hội Đại Việt.
Thời kì này Nho giáo đã trở thành yếu tố chủ đạo trong đời sống tư tưởng của người Việt, với các quan niệm về nhân, lễ, nghĩa, tín, trung, hiểu nó giữ vị trí độc tôn về mặt tư tưởng, và từ một hệ tư tưởng đã trở thành một tôn giáo Tuy nhiên, Nho giáo khi truyền bá sang nước ta cũng đã ít nhiều biến đổi cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm phát triển của xã hội thời bấy giờ Thiết lập và vận hành bộ máy chính quyền ở một nước mà tinh thần yêu nước, ý thức độc lập từ lâu đã thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân và là nguồn sức mạnh của dân tộc, nhà Lê trong thời kỳ hưng thịnh, vừa chịu chi phối của hệ ý thức ấy vừa tôn trọng phong tục, tập quán truyền thống Như vậy, trong lúc sử dụng Nho giáo
làm chuẩn mực để xây dựng xã hội, làm công cụ để trị nước, nhà Lê đã gắn
bó quyền lợi giai cấp của mình với lợi ích của dân tộc.
Vào nửa đầu TK XV, từ khi bắt đầu thiết lập nhà nước trung ương tập quyền,
các vua Lê đã chú trọng đến việc xây dựng hệ thống pháp luật trên nền của
hệ tư tưởng Nho giáo Qua một số bộ luật, các điều giáo huấn và một số hương
ước hiện còn lưu giữ được, chúng ta nhận thấy rất rõ nhiều điều luật, điển chế mang đậm nét tư tưởng của Nho giáo như Quốc triều hình luật chúng ta thấy rất
rõ việc nhà nước đề ra những điều lệ cụ thể nhằm thể chế hóa lễ để cai trị, giáo
Trang 6hóa dân chúng và trừng phạt những hành vi làm ảnh hưởng đến lễ nghi ấy trong đời sống xã hội theo tư tưởng của Nho giáo
Lê sơ sử dụng Nho giáo thời kì nhà Tống (Tống Nho): có triết luận "Tam kiệt Nho Gia": Chu Hy Trình Hạo Trình Di -> đưa ra lý luận về lý và khí: là hệ thống tư tưởng duy tâm bảo thủ, biện luận cho quyền lực của nhà vua, đưa ra một loạt lễ nghi để chi phối xã -> là học thuyết để quản trị đất nước
2 Phật giáo
Sau thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Lý – Trần, Phật giáo thời Lê sơ không còn giữ vai trò quốc giáo, mà từng bước đi vào giai đoạn phát triển mới Thời kỳ này, tuy Phật giáo từ bỏ vũ đài chính trị, cộng thêm phải gánh chịu hậu quả tàn phá nặng nề trong chính sách tiêu diệt văn hóa Đại Việt của giặc Minh, nhưng không vì thế mà mất dấu trên đất nước ta Ngược lại, Phật giáo vẫn đứng vững trong lòng quần chúng nhân dân
Thời Lê Thánh Tông (1460-1497) là đỉnh cao phát triển của Nho giáo Vì thế, Phật giáo ít được mọi người chú ý và đề cập đến trong thời Lê Thánh Tông Điển hình như Lê Thánh Tông là một người sinh ra ở chùa, nhưng vì thuận theo thời thế, Ông lập hội Tao Đàn gồm 28 người, mà chính Ông lại là Tao Đàn nguyên soái
Năm 1429, Lê Thái Tổ ra lệnh cho các nhà sư, ai thông thạo kinh điển và đủ phẩm hạnh thì đến trình diện để thi kiểm tra cho tiếp tục để tu hành, ai không thi
đỗ thì bắt hoàn tục Bằng biện pháp này, nhà Lê đã hạn chế được người không
có học, lợi dụng cửa Phật để hành nghề cúng bái Bên cạnh đó nhà Lê hạn chế
tổ chức thi cử, một số lễ giáo, xây dựng chùa chiền…
Tuy ảnh hưởng đối với chính quyền cai trị của Phật giáo không còn lớn như thời
Lý - Trần nhưng về đời sống tâm linh thì vua, quan vẫn hướng theo đạo Phật, tìm đến cửa chùa niệm cầu, mong được Phật độ trì Các quan đại thần nhà Lê như Lê Văn Linh, Lê Ngân rất sùng đạo Phật Đặc biệt, Lê Hiến Tông là ông vua khá chuộng đạo Phật và nghiên cứu khá sâu về đạo Phật Tại khoa thi Đình năm 1502, ông đã ra đề thi về Phật giáo khiến những người dự thi đều bỡ ngỡ Trong đề thi, ông đã ra hơn 100 câu hỏi rất cụ thể về các kiến thức Phật học Đạo sĩ Lê Ích Mộc làm bài đối bàn về đạo Phật xuất sắc đã đỗ Trạng nguyên khoa này
Trạng Lường Lương Thế Vinh, nhà toán học thời Lê sơ cũng là người am hiểu
về Phật giáo Ông đã viết cuốn sách có tính chất giáo khoa về Phật giáo là Thiền môn khoa giáo và viết lời tựa cho sách Nam tông tự pháp đồ của thiền sư
Trang 7Thường Chiếu thời nhà Lý Có ý kiến trong giới nghiên cứu cho rằng vì là nhà Nho lại đi viết sách về Phật giáo nên Lương Thế Vinh không được thờ trong Văn Miếu
Nhìn chung vai trò Phật giáo thời hậu Lê đã bị giảm sút so với trước Phật giáo không trực tiếp tham gia vào việc triều chính như trước mà chủ yếu ảnh hưởng trong đời sống dân chúng
Trong đời sống chính trị, Nho giáo ngự trị nhưng trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân, Phật giáo vẫn đóng vai trò chủ đạo, cùng các tôn giáo tâm linh và tín ngưỡng dân gian Do nhân dân xây cất thêm rất nhiều chùa nên năm 1461, Lê Thánh Tông ra lệnh cho các lộ, phủ không được tự tiện xây chùa nhằm hạn chế bớt ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội
3 Đạo giáo
Cũng như đạo Phật, dù bị triều đình hạn chế khá chặt chẽ nhưng Đạo giáo vẫn phát triển trong đời sống tư tưởng của nhân dân
Cũng như với các tăng ni, Lê Thái Tổ đã làm sát hạch với các đạo sĩ năm 1429
để loại bỏ bớt những người không thực sự có kiến thức về Đạo giáo Năm 1461,
Lê Thánh Tông, đồng thời với lệnh cấm tự tiện xây chùa đã ra lệnh cấm tự tiện
mở đạo quán Dù các vua từ Thái Tổ đến Thánh Tông đề ra những biện pháp hạn chế hoạt động Đạo giáo nhưng trên thực tế ngay cả trong cung đình, Đạo giáo vẫn tồn tại và chi phối các nghi lễ cung đình
Đạo giáo thời Lê sơ chủ yếu là Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù thủy Đạo giáo phù thủy kết hợp với tín ngưỡng dân gian, thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân với nội dung niệm chú, đặt bùa yểm, trừ bỏ tà ma, chữa bệnh cứu người Đạo giáo thần tiên hấp dẫn giới Nho sĩ bởi tinh thần siêu thoát, phiêu
du và tạo cảm hứng sáng tác thơ văn
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Đạo giáo thường song hành với Phật giáo
và thường mượn nghi lễ của Phật giáo để thâm nhập lòng người
Sang đầu thế kỷ 16, thời các vua Lê từ Hiến Tông đến Chiêu Tông, Đạo giáo cùng Phật giáo ngày càng phát triển mạnh không chỉ trong dân gian mà ngay cả trong cung đình Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516 mang màu sắc Đạo giáo khá rõ: Trần Cảo mặc áo đen, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, lôi cuốn được hàng vạn người tham gia
Trang 8III: VĂN HỌC
- Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú:
+ Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, với hàng loạt tập thơ, văn nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…
+ Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng Có những tác phẩm nổi tiếng như: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
IV: KIẾN TRÚC
kiến trúc cung điện là khái niệm chung để nói đến các loại hình kiến trúc do triều đình xây dựng Nó được thiết kế xây dựng chủ yếu ở bên trong các kinh thành hay bên ngoài kinh thành, ở những nơi thuộc về hoặc do triều đình trực tiếp quản lý, xây dựng Theo đó, đây là những công trình kiến trúc rất đặc biệt,
nó vừa thể hiện quyền lực tối cao của hoàng đế, vừa phô diễn đẳng cấp, sự uy nghiêm và đáp ứng sự hưởng thụ của cuộc sống tinh thần, cuộc sống vật chất của nhà vua và triều đình Những công trình kiến trúc đó thường được xây dựng rất công phu và nghệ thuật trang trí của nó mang đậm dấu ấn và hơi thở của thời đại, phản ánh trình độ khoa học, công nghệ cùng những sắc thái văn hóa riêng biệt hay tương đồng giữa các nền văn hóa trong lịch sử
Thành Thăng Long thời kỳ đầu nhà Lê vẫn là thành Thăng Long thời Lý, Trần Tuy nhiên, do chiến tranh nên nhiều cung, lầu gác bị hư hỏng hoặc bị tàn phá khiến nhà Lê phải mất nhiều năm xây dựng lại Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục năm 1474, vua Lê Thánh Tông cho sửa thành, đắp lại những chỗ tường thành hư hỏng, năm 1477 đắp vòng thành bên ngoài (tức thành Đại La)
Năm 1516, Hoàng thành được mở rộng thêm về phía Đông, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía Đông đến phía Tây Bắc chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp Hoàng Thành, dưới làm cửa cống ” Điện Kính Thiên được xây từ năm 1428 nhưng đến năm 1467 làm thêm hai lan can bằng đá chạm rồng Trước điện Kính Thiên có điện Thị Triều -nơi các quan vào chầu vua So với thời Lý, Trần thì Cung thành, Hoàng thành
và Thị thành thời Lê đều rộng hơn
Trang 9Từ triều Lý đến triều Trần, an ninh kinh đô Thăng Long vô cùng nghiêm cẩn nhưng đến triều Lê có nhiều quy định hơn Nhà Lê lấy hai viên quan võ cao cấp sung chức Chánh phó Đề lĩnh, chuyên trách việc canh phòng giám sát trong toàn kinh thành Từ năm 1435 đặt ra lệ cấp giấy “lộ dẫn” Phàm quân và dân ở các lộ muốn vào kinh đô có việc công, buôn bán hay nha thuộc ở kinh đô có việc đi các lộ đều phải do quan trên phát giấy chứng nhận Ban đêm, các cổng thành đều đóng, ai muốn ra vào phải có thẻ “hành quân phù” lính canh mới mở cửa cho đi
Năm 1510, vua Lê Tương Dực đặt chức Đề lãnh ở 4 cửa thành Sử cũ chép:
“Đặt chức Chưởng Đề lãnh, Đồng Đề lãnh và Phó Đề lãnh đều dùng chức quan trong hàng võ hàm tòng nhất, nhị phẩm để quản lãnh việc quân ở 4 cửa thành Phàm những việc tuần phòng, nã bắt kẻ gian, tra hỏi kiện tụng và các việc ngăn cấm hỏa tai, việc cầu cống đường sá đều do viên Đề lãnh đảm nhiệm”
Ngay từ thời kỳ đầu nhà Lê, trên mặt và ngoài cửa thành, triều đình cho đặt điếm cắt quân canh phòng ngày đêm Mỗi phường lại lập đội canh tuần làm nhiệm vụ điều tra trong phạm vi từng phường Việc bảo vệ Hoàng thành và Cung thành được nhà Lê tổ chức vô cùng nghiêm ngặt, phải có sắc chỉ của vua mới được ra vào cửa cấm của hai vòng thành Kẻ nào lén mang gươm hoặc bất
cứ đồ gì bằng sắt, đồng vào khu cung cấm đều bị xử tội chết Lệ tướng sĩ hộ vệ các quan vào chầu vua cũng được quy định chặt chẽ, mọi người phải chờ ở cổng Đoan Môn, khi có trống mới được vào Cung thành
Nhà Lê cũng quy hoạch lại kinh thành, từ 61 phường thời Lý, Trần rút lại còn
36 phường Theo Dư địa chí Nguyễn Trãi viết năm 1435: “Thượng kinh là kinh
đô có một phủ, hai huyện Phủ là Phụng Thiên, hai huyện là Vĩnh Xương và Quảng Đức Mỗi huyện có 18 phường” Phường là đơn vị hành chính cơ sở tương đương như xã ở nông thôn Như vậy, Thăng Long là tên gọi có tính biểu trưng, còn cụ thể về kinh đô, hành chính là một phủ có tên Phụng Thiên Tuy nhiên, 36 phường đời Lê tên gọi là gì, vị trí địa lý so với thời nay ra sao cần phải tìm hiểu thêm, nhưng 36 phường này có thể chia ra 3 loại, gồm các phường: Nông nghiệp, sản xuất thủ công và buôn bán
Các phường làm nghề nông hầu như không biến động, thậm chí còn giữ nguyên tên gọi và địa lý cho đến hôm nay Phía Bắc có các phường: Yên Hoa (nay là Yên Phụ), Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Hồ, Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) Phía Tây có Xã Đàn, Thịnh Quang, Nhược Công (nay là Thành Công) Phía Nam có Kim Liên, Đông Tác, Quan Trạm Trong khi đó, các phường sản xuất thủ công
Trang 10và buôn bán xen kẽ với nhau, tập trung chủ yếu ở phía Đông thành, nằm hai bên
bờ sông Tô Lịch, và bờ sông Hồng Có phường chủ yếu buôn bán là Giang Khẩu (sau đổi thành Hà Khẩu) ở cửa sông Tô Lịch chảy ra sông Hồng (nay là Hàng Buồm và Nguyễn Siêu) Vì là cửa sông nên việc buôn bán ở đây nhộn nhịp
Các phường sản xuất thủ công gồm hai loại, một loại ở khu riêng biệt như vùng Bưởi với Bái Ân, Trích Sài chuyên dệt lụa, gấm, lĩnh Hồ Khẩu, Yên Thái chuyên làm giấy, Võng Thị trồng hoa và nấu rượu Cũng trong Dư địa chí, nửa đầu thế kỷ XV, kinh đô Thăng Long đã có các phường sản xuất thủ công nằm lẫn với các phường chuyên buôn bán
Các cơ sở sản xuất thủ công bao giờ cũng có cửa hàng bán sản phẩm nên từ thời
Lê, Thăng Long đã manh nha xuất hiện các phố (nghĩa là cửa hàng) mang tên
“Hàng” sau này
loại hình kiến trúc
bộ mái của công trình được lợp bằng loại ngói ống, có diềm là ngói câu đầu trích thủy và bộ khung của công trình là hệ đấu củng Đây là hệ đấu củng thuộc loại "liên đấu củng", tức là hệ đấu củng được thể hiện theo phương nằm ngang với mật độ cao và đấu củng không chỉ được bố trí ở trên đầu các cột mà còn được bố trí ở vị trí giữa các cột hay giữa các gian Đồng thời, đây là loại "củng xuyên", là loại củng được kết hợp với đấu củng ngang đặt trên đầu cột chuyển góc để vừa hỗ trợ cho mái vươn rộng ra vừa hỗ trợ cho cột góc chịu lực Các tổ hợp đấu củng đặt ở nhiều vị trí trong bộ khung nhà và vươn ra bốn phía Tại vị trí các góc mái, các tay củng được triển khai một cách bài bản về cả 3 hướng: góc hiên, mặt ngang và mặt đầu hồi của kiến trúc
kiến trúc đấu củng thời Lê đều được sơn son màu đỏ và vẽ hoa văn bằng màu vàng thật Điều này phản ánh rằng, kiến trúc cung điện thời Lê sơ vốn từng được thiết kế công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ với nhiều màu sắc lộng lẫy, sang trọng, mang vẻ đẹp tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở châu Á thời bấy giờ
Hình ảnh này cũng giúp người xem cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp độc đáo và đặc sắc của kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ cùng với những nét tương đồng và sự khác biệt đặc sắc của kiến trúc cung điện Việt Nam trong lịch
sử kiến trúc cung điện cổ ở châu Á
Công trình lam kinh