Chương 4 là nội dung trọng tâm của đề tài, chương này mô tả toàn bộ quá trình hoạch toán vốn bằng tiền và các khoản thu chi sự nghiệp ở đơn vị, đồng thời kết hợp với việc phân tích để đư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THU CHI
SỰ NGHIỆP Ở CÔNG VIÊN VĂN HÓA LÁNG LE
NGUYỄN PHAN HỒNG NHẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế , trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THU CHI SỰ NGHIỆP Ở CÔNG VIÊN VĂN HÓA LÁNG LE” do Nguyễn Phan Hồng Nhật, sinh viên khóa 32, ngành kế toán, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ………
TÔN THẤT ĐÀO
Người hướng dẫn
Ký tên , ngày …tháng…năm 2010
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Trang 3
Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công viên văn hóa Láng Le đã điều kiện tốt để em có thể tiếp xúc với công tác kế toán tại đơn vị
Kính chúc thầy cô sức khỏe và công tác tốt
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đơn vị thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc Chúc đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh
Sinh viên thực tập
Nguyễn Phan Hồng Nhật
Trang 4
đề tài gồm 5 chương Chương 1chủ yếu nêu ra những lý do để thực hiện đề tài Chương 2 chủ yếu giới thiệu tổng quan về đơn vị và tình hình tổ chức công tác kế toán tại đơn vị Chương 3 nêu ra những nội dung làm kiến thức phục vụ cho đề tài đang thực hiện Chương 4 là nội dung trọng tâm của đề tài, chương này mô tả toàn bộ quá trình hoạch toán vốn bằng tiền và các khoản thu chi sự nghiệp ở đơn vị, đồng thời kết hợp với việc phân tích để đưa ra những nhận định của bản thân về công tác hoạch toán vốn bằng tiền và các khoản thu chi sự nghiệp Chương 5 chủ yếu đưa ra những kết luận và kiến nghị của bản thân nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các hình viii
Danh mục mục lục ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc của luận văn 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Sơ lược về đơn vị 3
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 3
2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động 4
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lí đơn vị 5
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy đơn vị 5
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 5
2.5 Tổ chức kế toán tại đơn vị 6
2.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 6
2.5.2 Chức năng của từng bộ phận 7
2.5.3 Công tác tổ chức của từng bộ phận 8
2.5.4 Trình tự ghi sổ và phương pháp đối chiếu 8
2.6 Hệ thống sổ kế toán 9
2.7 Báo cáo kế toán 10
2.8 Những thuận lợi và khó khăn 10
2.9 Phương hướng hoạt động sắp đến 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Nội dung 12
Trang 63.1.1 Nội dung, nguyên tắc và nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền và
các khoản thu chi sự nghiệp 12
3.1.1.1.Kế toán vốn bằng tiền 12
3.1.1.2 Kế toáncác khoản thu sự nghiệp 13
3.1.1.3.Kế toán các khoản chi sự nghiệp 14
3.1.2 Kế toán vốn bằng tiền 15
3.1.2.1 Hạch toán tiền mặt 15
3.2.1.2 Hạch toán tiền gửi Ngân hàng, Kho Bạc 16
3.1.3 Kế toán các khoản thu sự nghiệp 18
3.1.4 Kế toán các khoản chi sự nghiệp 20
3.1.4.1 Hạch toán chi sản xuất, kinh doanh 20
3.1.4.2 Hạch toán chi hoạt động 21
3.1.4.3 Hạch toán chi dự án 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Kế toán vốn bằng tiền 26
4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 26
4.1.2 Kế toán tiền gửi Kho bạc 28
4.2 Kế toán các khoản thu sự nghiệp 29
4.3 Kế toán các khoản chi sự nghiệp 34
4.3.1 Kế toán chi thanh toán cá nhân 35
4.3.1.1 Thanh toán tiền công, tiền lương theo hợp đồng 35
4.3.1.2 Thanh toán tiền lao động thuê ngoài 44
4.3.2 Kế toán chi chuyên môn nghiệp vụ 47
4.3.3 Kế toán chi mua sắm sữa chữa 47
4.3.4 Kế toán chi thường xuyên 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Đơn Vị 5
Hình 2.3 Sơ Đồ Hạch Toán theo Hình Thức Nhật Ký- Sổ Cái 9
Hình 3.3 Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Chi Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh 20
Hình 4.1 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Tiền Mặt tại Đơn Vị 27
Hình 4.2 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Tiền Gửi Kho Bạc 28
Hình 4.3 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Bán Vé Vào Cổng 31
Hình 4.4 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Ghi Nhận Doanh Thu và Nộp Tiền vào Tài
Hình 4.7 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Hạch Toán Lương theo Hợp Đồng 42 Hình 4.8 Sơ đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Hạch Toán Lương Thuê Ngoài 45
Hình 4.9 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Chi Chuyên Môn Nghiệp Vụ, Mua Sắm Sửa
Hình 4.10 Sơ Đồ Hạch Toán Các Khoản Chi tại Đơn Vị 51
Trang 9DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bộ Chứng Từ Doanh Thu Bán Vé
Phụ lục 2 Bộ Chứng Từ Thanh Toán Lương Theo Hợp Đồng
Phụ lục 3 Bộ Chứng Từ Thanh Toán Lương Lao Động Thuê Ngoài
Phụ lục 4 Bộ Chứng Từ Chi Thường Xuyên
Phụ lục 5 Bộ Chứng Từ Chi Chuyên Môn Nghiệp Vụ
Phụ lục 6 Bộ Chứng Từ Chi Mua Sắm, Sửa Chữa
Phụ lục 7 Sổ Cái Tài Khoản
Phụ lục 8 Bảng Xác Nhận Số Dư Tài Khoản Tại KBNN, Bảng Dự Toán Kinh Phí Năm 2010, Bảng Kê Chứng Từ Chi Tháng 02/2010
Trang 10Cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý của các đơn vị hành chính sự nghiệp ngày càng được nâng cao Trong đó việc theo dõi vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thu chi luôn được xem trọng vì nguồn vốn là yếu tố then chốt quyết định sự thành lập, phát triển và tồn tại của một đơn vị Nó chi phối mọi kế hoạch và phương hướng phát triển trong tương lai Bên cạnh đó hoạt động thu chi của đơn vị cũng quan trọng không kém nhờ có hoạt động này mà đơn vị có thể sử dụng vốn hiệu quả, đánh giá thành quả hoạt động của đơn vị và kế hoạch chi tiêu hợp lý
Xuất phát từ vấn đề trên nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thu chi ở các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, kết hợp với kiến thức tích lũy ở trường và thời gian thực tập tiếp xúc thực tế công tác kế toán
tại đơn vị, tôi quyết định chọn đề tài : “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thu chi
sự nghiệp ở Công viên Văn hóa Láng Le “ làm chuyên đề báo cáo đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thu chi sự nghiệp ở Công viên văn hóa Láng Le nhằm :
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hoạch toán nguồn vốn và các khoản thu
Trang 11- Ngoài ra, đây cũng là cơ hội gắn kết kiến thức đã được học với thực tiễn nhằm củng cố kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phạm vi không gian: Tại Công viên văn hóa Láng Le
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/04/2010 đến ngày 01/06/2010
1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số lý thuyết cơ bản và phương pháp nghiên cứu áp dụng cho việc nghiên cứu thực tế
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả công tác hoạch toán vốn bằng tiền và các khoản thu chi sự nghiệp
ở đơn vị từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu, đưa ra một số ưu khuyết điểm, từ đó rút
ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị
Trang 12CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về đơn vị
Tên đơn vị : Công viên văn hóa Láng Le
Địa chỉ : Ấp 1, Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh MST : 0302466710 ( Đơn vị có MST nhưng không nộp thuế )
Mã ĐVQHNS : 1010081
Đơn vị chủ quản : Phòng Tài Chính- Kế Hoạch huyện Bình Chánh
Loại hình hoạt động : Hành chính sự nghiệp có thu
Số tài khoản: Tại Kho Bạc nhà nước
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn, là đầu mối giao thông quốc
tế, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nói chung, huyện Bình Chánh nói riêng, các cơ quan chuyên môn đã có qui hoạch xã định rõ để
Trang 13Để dân cư trong khu vực và các vùng lân cận khác có điều kiện hưởng thụ nhu cầu văn hóa vui chơi giải trí, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, khu vui chơi giải trí là rất cần thiết
Do đó ngày 30/8/1995 Ủy Ban Nhân Huyện Bình Chánh căn cứ vào công văn
số 560/TCCQ ra quyết định thành lập Ban Quản Lý Khu Văn Hóa Láng Le
Ngày 05/11/2001 căn cứ theo công văn số 676/TCCQ Ban Tổ Chức Chính Quyền Thành Phố ra quyết định đổi tên Ban Quản Lý Khu Văn Hóa Láng Le thành Công Viên Văn Hóa Láng Le
Vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách 15 năm hình thành và phát triển Công viên văn hóa Láng Le đã làm tròn nhiệm vụ là khu vui chơi, giải trí văn hóa lành mạnh cho dân cư trong và ngoài khu vực Đơn vị đang từng bước đổi mới và phát triển theo
xu hướng hiện nay
2.3 Vị trí, chức năng và nguyên tắc hoạt động :
Vị trí
Công viên văn hóa Láng Le tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân trực thuộc địa bàn huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 27 km về phía Tây, thuộc khu dân cư đang phát triển
- Bắc giáp khu dân cư tỉnh lộ 10
- Nam giáp khu dân cư Vĩnh Lộc đang quy hoạch
- Đông tiếp giáp khu dân cư trục đường Lê Đình Chi
- Tây giáp dãy nhà dân trên đường Mai Bá Hương
Chức năng
- Tổ chức quản lí toàn bộ diện tích đất đai, công trình cơ sở hạ tầng hiện có trong các khu vực : Khu văn hóa, Bát Bửu Phật Đài, Khu giải trí, Du lịch nhà vườn
- Tổ chức an ninh trật tự trong toàn khu vực
- Quản lý khai thác và phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ vui chơi, giải trí phục vụ du khách, khách hành hương
- Được sử dụng đất trong khu quy hoạch để kêu gọi tổ chức cá nhân hợp tác đầu
tư công trình văn hóa, dịch vụ phục vụ du khách
- Được tổ chức thu vé vào cổng khu tham quan, du lịch để đầu tư bảo dưỡng cơ
sở hạ tầng và giải quyết quản lí phí
Trang 14- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ nhằm nâng cao năng lực trình độ, thực hiện đầy đủ các chế độ đảm bảo đời sống
cán bộ công nhân viên
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lí đơn vị :
2.4.1 Sơ đồ tổ chức của đơn vị
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Đơn Vị
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban
Giám đốc
- Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị
- Quyết định chính về phương thức quản lý và sử dụng các nguồn vốn
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC
Trang 15Kế Toán
- Cân đối kế hoạch thu chi, đảm bảo nguồn vốn hoạt động của đơn vị
- Thực hiện thống nhất công tác kế toán của đơn vị
- Nộp doanh thu bán vé cho Kho bạc Nhà nước và nhận vé từ cơ quan thuế
- Ghi nhận và kiểm kê số vé bán được trong ngày
- Lập báo cáo quyết toán, báo báo tài chính từng quý và dự toán thu chi hàng năm
Kế hoạch
- Công tác tổ chức cán bộ
- Công tác quản lý lao động tiền lương và các chế độ chính sách cho người lao động
- Công tác kỷ luật, bảo hộ lao động
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Tổ chức
- Sắp xếp thời gian biểu tổ chức các cuộc họp, hội nghị tại đơn vị
- Phụ trách trang trí sân khấu tiệc cưới
- Quản lí, theo dõi, chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên 2.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
2.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Đơn Vị
Trang 162.5.2 Chức năng của từng bộ phận
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán tiền gởi kho bạc
Phụ trách việc lập chứng từ nộp và rút tiền gửi kho bạc, lập UNC thông qua xác nhận của Kho Bạc để thanh toán tiền lương phụ cấp cho CBNV qua ATM, chuyển khoản nộp các khoản trích theo lương cho cơ quan Bảo Hiểm, lưu trữ chứng
từ ngân hàng Hàng tháng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi với Kho Bạc
Kế toán thanh toán
Phụ trách việc phát hành phiếu thu, phiếu chi, kiểm tra chứng từ gốc, đảm bảo thu chi chính xác hợp lệ, lập báo cáo quỹ tiền mặt, lưu trữ toàn bộ chứng từ thu chi tiền mặt
Kế toán tiền lương
Căn cứ vào quỹ lương cơ bản của đơn vị trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ lập quyết toán thu chi BHXH, thuyết minh báo cáo quyết toán phần thu nhập của
CBCNV
Kế toán chi phí
Phụ trách và kiểm tra việc hạch toán chi phí đơn vị chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí toàn đơn vị, thực hiện phân bổ chi phí theo khoản mục chi phí, cung cấp và đối chiếu chi phí đã hạch toán với số lượng chi phí
Kế toán XDCB
Theo dõi và ghi nhận công trình kiến trúc được thi công tại đơn vị, hoạch toán hao mòn tài sản cố định cho tài sản đồng thời ghi nhận chi phí bảo hành cần phải trả cho đơn vị thi công công trình
Kế toán quỹ
Kiểm tra và trực tiếp nhận tiền ký gửi tổ chức tiệc cưới và hội trại, ghi biên nhận cho người nộp tiền, kiểm tra và chi theo phiếu chi, yêu cầu người nhận tiền ký
Trang 172.5.3 Công tác tổ chức bộ máy kế toán
+ Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ 19/2005/QĐ-BTC ngày 30/03/2005 + Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày: 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán : VND
+ Phương pháp kế toán TSCĐ: theo nguyên giá + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng + Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật kí – sổ cái
+ Phần mềm kế toán sử dụng : IMAS 5.0
2.5.4 Trình tự ghi sổ và phương pháp đối chiếu
Tất cả các chứng từ phát sinh đều được tập trung tại phòng kế toán để nhập vào máy và lưu giữ Cuối tháng tiến hành đối chiếu giữa các phần hành, nếu có phát sinh chênh lệch thì dùng chứng từ gốc làm cơ sở xác minh
Các bộ phận sử dụng chứng từ được nhập liệu thông qua các chương trình cài đặt sẵn
Nguyên tắc kiểm tra, đối chiếu :
Tổng số tiền Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh của cột phát sinh = Nợ của tất cả các = Có của tất cả các
ở phần nhật kí tài khoản tài khoản
Tổng số dư Nợ = Tổng số dư Có
của các tài khoản của các tài khoản
Trang 18Hình 2.3 Sơ Đồ Hạch Toán theo Hình Thức Nhật Kí – Sổ Cái
Ghi hằng ngày hay định kỳ
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
2.6 Hệ thống sổ kế toán
Quy định của Nhà Nước về sổ kế toán
Áp dụng theo hệ thống biểu mẫu chứng từ do Bộ Tài Chính ban hành theo QĐ 19/2005/QĐ-BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính
Chứng từ kế toán
chứng từ kế toán cùng loại
Sổ, thẻ, kế toán chi tiết
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 19- Sổ tiền gửi ngân hàng
2.7 Báo cáo kế toán
Đơn vị sử dụng các báo cáo kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính bao gồm các loại sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Đề nghị quyết toán
- Nhật kí – sổ cái
- Bảng đối chiếu Kho Bạc
- Bảng tăng giảm TSCĐ
- Bảng báo cáo tài chính
2.8 Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị
- Do công viên thành lập sớm và là địa điểm lễ Phật linh thiêng nên luôn đảm bảo được doanh thu ổn định
- Diện tích công viên rộng lớn thoáng mát và quang cảnh đẹp đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tăng doanh thu cho công viên
- Công viên sử dụng phần hành kế toán hiện hành nên giảm được một số lượng lớn công việc cho công tác kế toán
- Giá vé vào cổng trị giá thấp nên thu hút được nhiều khách tham quan trong
và ngoài nước
Trang 20 Khó khăn
- Vị trí công viên không thuận lợi do nằm cách quốc lộ khá xa
- Các công trình vui chơi ở công viên sử dụng lâu , đơn điệu về các loại hình giải trí
- Sự ra đời của nhiều khu vui chơi giải trí có qui mô lớn trong khu vực
2.9 Phương hướng phát triển trong tương lai
- Đa dạng hóa các loại hình giải trí tại đơn vị
- Đầu tư xây dựng những công trình vui chơi mới và tu sư những công trình đã xuống cấp
- Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao
Trang 21CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các loại tiền ở đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm:
+ Tiền mặt (kể cả tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ); vàng bạc, kim khí quý,
đá quý; các loại chứng chỉ có giá
+ Tiền gửi ở Ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước
+ Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoài việc theo dõi về mặt giá trị còn phải được quản lí chi tiết về mặt số lượng, chất lượng, quy cách theo đơn vị đo lường thống nhất của nhà nước Việt Nam Các loại ngoại tệ phải được quản lí chi tiết theo nguyên tệ
Trang 22Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
+ Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình biến động
của các loại tiền Việt Nam tại đơn vị như: tiền mặt ( kể cả tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ ).Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, các loại chứng từ có giá Tiền gửi ngân hàng hoặc tiền gửi kho bạc
+ Kiểm tra và giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lí tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc, quản lí ngoại tệ ,vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, các loại chứng chỉ có giá và các quy định theo chế độ quản lí lưu thông tiền tệ hiện hành
3.1.1.2 Kế toán các khoản thu sự nghiệp
+ Các khoản thu sự nghiệp: sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, sự nghiệp kinh tế ( viện phí, học phí, thủy lợi phí, giống cây trồng, thuốc trừ sâu, thu về hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, thu về thông tin quảng cáo của cơ quan báo chí , phát thanh, truyền hình )
+ Các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: sản xuất gia công, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ công cộng
+ Các khoản thu khác như: thu lãi tiền gửi, lãi mua kỳ phiếu, trái phiếu, thu về nhượng bán, thanh lý vật tư , tài sản cố định
Trang 233.1.1.3 Kế toán các khoản chi sự nghiệp
Nội dung
Trong đơn vị HCSN, các khoản chi bao gồm các khoản chi của các hoạt động trong đơn vị như: chi cho hoạt động chuyên môn và bộ quản lí của các đơn vị; chi phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài; chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ; chi phí thanh lí, nhượng bán vật tư, tài sản cố định …
Nguyên tắc hạch toán các khoản chi
+ Phải tổ chức hạch toán chi tiết từng loại chi phù hợp với thời gian cấp kinh phí, theo từng nguồn kinh phí được cấp và từng nội dung chi theo quy định của mục lục Ngân sách đối với kinh phí Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách); hoặc theo từng khoản mục chi đối với chương trình, dự án, đề tài; hoặc theo từng khoản mục chi phí đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …
+ Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hạch toán với việc lập dự toán về nội dung chi, phương pháp tính toán
+ Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng năm (năm trước, năm nay, năm sau) + Các đơn vị cấp trên ngoài việc phải theo dõi tập hợp các khoản chi của đơn
vị mình còn phải tổng hợp chi trong toàn ngành
Nhiệm vụ kế toán
+ Phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ và rõ ràng các khoản chi của đơn vị như các khoản chi của các hoạt động sự nghiệp, chi thực hiện chương trình, dự án đề tài; chi phí sản xuất kinh doanh; chi phí thanh lí, nhượng bán tài sản cố định
+ Qua phản ánh để giám đốc, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức
và dự án chi đảm bảo nâng cao hiệu quả của các khoản chi, tránh lãng phí Trên cơ sở
Trang 24phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lí và tiết kiệm dự toán chi phí
3.1.2 Kế toán vốn bằng tiền
3.1.2.1 Hạch toán tiền mặt
Để hạch toán tiền mặt kế toán sử dụng tài khoản 111 - “Tiền mặt”.Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị, bao gồm tiền Việt Nam ( kể cả ngân phiếu ), ngoại tệ và các chứng chỉ có giá
Tài khoản sử dụng 111-” Tiền mặt”
Bên Nợ
Các khoản tiền mặt tăng do :
- Nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và các chứng chỉ có giá
- Số thừa quỹ phát hiện thừa khi kiểm kê
- Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh lại ngoại tệ ( trường hợp tỷ giá tăng ) Bên Có
Các khoản tiền mặt giảm do:
- Xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ,vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và các chứng chỉ có giá
- Số thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ ( trường hợp tỷ giá ngoại
tệ giảm )
Trang 25331
(3)
1 Rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc về nhập quỹ tiền mặt
2 Thu sự nghiệp, phí, lệ phí và các khoản khác bằng tiền mặt
3 Các khoản phải trả
4 Nộp tiền mặt vào ngân hàng, kho bạc
5 Chi tiền mặt cho các khoản chi phí
3.1.2.2 Hạch toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Để hạch toán tiền gửi ngân hàng, kho bạc, kế toán sử dụng tài khoản 112-“Tiền gửi Ngân hàng , kho bạc” Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tất cả các loại tiền của đơn vị gửi tại Ngân hàng, Kho bạc ( bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)
Tài khoản sử dụng 112 “ Tiền gửi ngân hàng , kho bạc”
Bên Nợ
- Các loại tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý gửi vào ngân hàng, kho bạc
Trang 26- Giá trị ngoại tệ tăng khi đánh giá lại ngoại tệ ( trường hợp tỷ giá ngoại
tệ tăng)
Bên Có
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rút
từ tiền gửi ngân hàng, kho bạc
- Giá trị ngoại tệ giảm khi đánh giá lại ngoại tệ ( trường hợp tỷ giá ngoại
tệ giảm)
Số dư bên nợ
-Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn gửi ở Ngân hàng, Kho bạc
Tài khoản 112 “ Tiền gửi ngân hàng” có 3 tài khoản cấp 2
Tài khoản 1121 “Tiền Việt Nam”
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền Việt Nam của đơn
vị gửi tại Ngân hàng, Kho bạc
Tài khoản 1122 ” Tiền ngoại tệ”
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị các loại ngoại tệ đang gửi tại Ngân hàng, Kho bạc
Tài khoản 1123 “ Vàng bạc , đá quý”
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị vàng bạc, kim loại quý,đá quý của đơn vị gửi tại Ngân hàng
Hình 3.2 Sơ Đồ Hạch Toán Tiền Gửi Ngân Hàng, Kho Bạc
111 112 111
511 661
Trang 271 Nộp tiền mặt vào kho bạc
2 Thu các khoản sự nghiệp, phí, lệ phí và các khoản thu khác
3.Rút tiền gửi kho bạc về nhập qũy tiền mặt
4 Chi phí bằng tiền gửi kho bạc
3.1.3 Kế toán các khoản thu sự nghiệp
Tài khoản sử dụng 511 - “ Các khoản thu”
Bên Nợ :
+ Ở đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ :
- Trị giá vật tư, sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ
- Chi phí bán hàng và chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Chi phí các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hoàn thành đã hoàn thành trong kì
- Số thuế doanh thu phải nộp nhà nước
- Chênh lệch thu lớn hơn chi kết chuyển sang tài khoản chênh lệch thu, chi chưa
xử lí
+ Ở đơn vị có hoạt động sự nghiệp hoặc thu phí, lệ phí
- Chi phí trực tiếp của từng hoạt động theo chế độ tài chính quy định (nếu có)
- Số thu phải nộp Ngân sách nhà nước
- Số thu được phép bổ sung nguồn kinh phí hoặc các quỹ theo qui định của chế
độ tài chính
- Số thu phải nộp cấp trên ( nếu có )
- Kết chuyển số thu sự nghiệp và thu khác nhau khi trừ chi phí (nếu có) sang tài khoản 421-“Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”
+ Đối với hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Các khoản chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ ( kết chuyển từ tài khoản chi phí sản xuất, kinh doanh)
- Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn sang tài khoản có liên quan
Bên Có
+ Ở đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Doanh thu về bán vật tư , sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ
- Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu về tiêu thụ vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sang tài khoản chênh lệch thu, chi chưa xử lí
Trang 28+ Ở đơn vị có hoạt động sự nghiệp hoặc thu phí, lệ phí ;
- Các khoản thu sự nghiệp, thu về phí, lệ phí
- Các khoản thu về lãi tiền gửi, lãi tín phiếu , trái phiếu
+ Đối với hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
- Các khoản thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Về nguyên tắc, cuối mỗi kỳ kế toán phải tính toán chênh lệch thu, chi của từng hoạt động về kết chuyển, do đó tài khoản này không có số dư Tuy nhiên, trong một số trường hợp tài khoản này có thể có số dư bên Có
Số dư bên Có
- Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa kết chuyển
Hoặc ngược lại có thể có số dư bên Nợ
Số dư bên Nợ
- Phản ánh chênh lệch chi lớn hơn thu, chưa kết chuyển
Tài khoản 511-“ Các khoản thu” có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 5111 - Thu phí và lệ phí
Phản ánh các khoản thu về phí, lệ phí, hội phí và việc sử dụng số thu đó
Phí, lệ phí là những khoản thu do Nhà nước quy định mà các khoản thu này gắn liền với các chức năng hoạt động của đơn vị như: lệ phí công chứng, lệ phí hộ chiếu ,
lệ phí cầu, đường, lệ phí cấp giấy phép, thu các khoản tiền phạt
- Tài khoản 5112 - Thu sự nghiệp
Phản ánh các khoản thu sự nghiệp phát sinh ở các đơn vị sự nghiệp có thu
Thu sự nghiệp là những khoản thu do hoạt động sự nghiệp của đơn vị trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, kinh tế
Các khoản thu sự nghiệp phải được quản lí và sử dụng theo đúng quy định của chế độ quản ký tài chính hiện hành của Nhà Nước
- Tài khoản 5118 - Các khoản thu khác
Phản ánh các khoản thu về hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thu về thanh
Trang 293.1.4 Kế toán các khoản chi sự nghiệp
3.1.4.1 Hạch toán chi hoạt động sản xuất , kinh doanh
Tài khoản sử dụng 631 - “Chi hoạt động sản xuất , kinh doanh”
- Các chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh
- Các chi phí hoạt động khác ( chi phí thanh lý , nhượng bán TSCĐ )
Bên Có
- Các khoản thu được phép ghi giảm chi phí theo quy định của chế độ tài chính
- Giá trị sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhập kho hoặc cung cấp chuyển giao cho người mua
Hình 3.3 Sơ Đồ Hạch Toán Chi Sản Xuất, Kinh Doanh
Trang 301.Xuất vật liệu, công cụ sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ
2.Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất , kinh doanh
3.Tiền lương , BHXH, BHYT, BHTN của công nhân viên
4.Chi phí bằng tiền của các hoạt động khác phát sinh
3.1.4.2 Hạch toán chi hoạt động
Tài khoản sử dụng 661 - ” Chi hoạt động”
- Chi hoạt động phát sinh tại đơn vị
- Tổng hợp chi hoạt động của các đơn vị trực thuộc
Bên Có
- Các khoản được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi không được duyệt y
- Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt
Số dư bên Nợ
-Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y
Tài khoản 661 - "Chi hoạt động “ có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 6611 - Năm trước
Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán
-Tài khản 6612 - Năm nay
Trang 31Phản ánh các tài khoản chi cho năm sau Tài khoản này chỉ sử dụng ở những đợn
vị được cấp phát kinh phí trước cho năm sau Đến cuối ngày 31-12, số chi ở tài khoản này được chuyển sang tài khoản 6612-” Năm nay’’
Hình 3.4 Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Chi Hoạt Động
1.Tiền lương phải trả cho CBNV
2.Trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi HCSN
3.Chi phí điện, nước, dịch vụ thuê ngoài
4.Chi phí bằng tiền cho hoạt động sự nghiệp
Trang 325.Khi TSCĐ mua hoàn thành đưa vào sử dụng đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
6 Khi báo cáo quyết toán chi của cấp trên được duyệt
7.Kết chuyển số chi vào nguồn kinh phí quyết toán chi hoạt động được duyệt
8.Cuối năm, nếu quyết toán chưa duyệt chuyển chi hoạt động năm nay sang năm trước
3.1.4.3 Hạch toán chi dự án
Tài khoản sử dụng 662 - “Chi hoạt động”
- Chi phí thực tế cho việc quản lý, thực hiện chương trình, dự án ,đề tài
- Tổng hợp chi chương trình, dự án, đề tài phát sinh ở đơn vị trực thuộc
+ Tài khoản 6621 - “Chi quản lý dự án”
Phản ánh các khoản chi về quản lý chương trình, dự án, đề tài
+ Tài khoản 6622 - “Chi thực hiện dự án”
Phản ánh các khoản chi để thực hiện chương trình, dự án, đề tài
Trong các tài khoản cấp 2 có thể mở thêm các tài khoản cấp 3: “ Năm trước’’,
“Năm nay” ,”Năm sau”
Trang 331.Xuất vật liệu, dụng cụ sử dụng cho chương trình, dự án, đề tài
2.Chi phí phát sinh cho chương trình dự án bằng tiền mặt
3.Tiền lương và các khoản trích theo lương của người tham gia thực hiện chương
trình, dự án
4.Dịch vụ mua ngoài phục vụ cho chương trình, dự án
5.Tổng hợp số chi cho chương trình, dự án ở các đơn vị cấp dưới
6 Cuối năm nếu quyết toán chưa được duyệt chuyển số chi chương trình dự án thành
số chi năm trước
Trang 347 Báo cáo quyết toán chi dự án, đề tài của đơn vị được cấp trên duyệt
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp kiểm tra
Trang 35CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong đơn vị được biểu diễn dưới hình thức tiền tệ Vốn bằng tiền tại đơn vị bao gồm: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi Kho bạc nhà nước
4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ
Trang 36Hình 4.1 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Tiền Mặt tại Đơn Vị :
Nghiệp vụ thực tế phát sinh tại đơn vị
(1) Căn cứ vào phiếu thu số 01/2BV ngày 03/02/2010 ( phụ lục 1) kế toán ghi nhận doanh thu bán vé tháng 02/2010 số tiền 15.000.000 như sau :
Nợ TK 1111 15.000.000
Có TK 5118 15.000.000 (1) Căn cứ vào phiếu chi số 13/1 ngày 22/02/2010 ( phụ lục 3) kế toán ghi nhận như sau :
Trang 37+ Chứng từ giao dịch của Ngân hàng
+ Ủy nhiệm chi
+ Bảng xác nhận số dư tiền gửi Kho Bạc
Sổ sách kế toán sử dụng
+ Sổ quỹ tiền gửi Kho Bạc
+ Sổ cái TK 112
Hình 4.2 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Tiền Gửi Kho Bạc tại Đơn Vị
Nghiệp vụ thực tế phát sinh tại đơn vị
Căn cứ vào “ Ủy nhiệm chi” số 02/2UNC ngày 05/02/2010 ( phụ lục 2) kế toán ghi nhận như sau :
Ủy nhiệm chi
Sổ quỹ tiền gửi
Sổ cái TK 112
Nhật kí – sổ cái
Trang 384.2 Kế toán các khoản thu sự nghiệp :
Do đặc tính là đơn vị sự nghiệp hành chính sự nghiệp có thu chịu sự quản lí nhà nước và không sử dụng nguồn kinh phí nhà nước nên nguồn kinh phí duy trì hoạt động của đơn vị chủ yếu dựa vào nguồn thu bán vé vào cổng, nguồn vốn này thông qua Kho bạc quản lí với số TK : 945.031.600.002
Hàng tháng kế toán lập “ Giấy rút tiền mặt” để rút tiền về chi các khoản chi phí phát sinh tại đơn vị
Hạch toán các khoản thu sử dụng tài khoản 5118 – “ Các khoản thu khác” Tài khoản này dùng để phản ánh tất cả các khoản thu theo chế độ qui định và được phép của nhà nước phát sinh ở đơn vị và tình hình xử lí các khoản thu đó
Các tài khoản có liên quan
TK 111 : Tiền mặt
TK 112 : Tiền gửi Ngân hàng, Kho Bạc
TK 461 : Nguồn kinh phí sự nghiệp
Trang 39 Nghiệp vụ thực tế phát sinh tại đơn vị
Căn cứ vào phiếu thu số 01/2BV ngày 03/02/2110 ( phụ lục 1) Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1121 15.000.000
Có TK 1111 15.000.000 Căn cứ vào “ Giấy rút tiền mặt” ngày 24/02/2010 ( phụ lục 1 ) kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 111 142.000.000
Có TK 1121 142.000.000
Qui trình lưu chuyển chứng từ
Khách hàng mua vé vào cổng từ nhân viên bán vé sau đó đưa vé cho nhân viên soát vé kiểm soát
Cuối ngày kế toán dựa vào số nemro ( dãy số gồm 5 chữ số được đánh theo thứ tự trên mỗi vé vào cổng) ghi nhận vào Bảng kiểm kê vé bán hằng ngày Cuối tháng nhân viên bán vé nộp doanh thu bán vé cho thủ quỹ Thủ quỹ lập 1 phiếu thu viết tay sau đó phiếu thu này được chuyển qua phòng kế toán
Kế toán kiểm tra phiếu thu viết tay, đối chiếu với số Nemro trên Bảng kiểm
kê vé bán hàng ngày, nhập số liệu vào phần mềm và lập phiếu thu Phiếu thu này gồm
Trang 402 liên Liên 1 kế toán lưu cùng với Phiếu thu viết tay, liên 2 kế toán nộp cho Kho bạc cùng với doanh thu tiền bán vé vào cổng
Cuối tháng, kế toán kiểm kê cùi vé đã mua và số cùi vé còn lại để ghi nhận
số cùi vé đã bán được báo cáo với cơ quan thuế Bình Chánh
Hình 4.3 Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Bán Vé Vào Cổng
Nhân viên bán vé Nhân viên soát vé Kế toán