1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội...4II, Các nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật...51.Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘIKHOA LUẬT

-BÀI TẬP HỌC KÌ

MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích các nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩnmực pháp luật Cho ví dụ cụ thể về tội trộm cắp tài sản

Họ và tên sinh viên:

Ngày, tháng, năm sinh: Mã sinh viên:

Mã lớp: 2519 Ngành: Luật

HÀ NỘI - Tháng 11/2021

Trang 2

1 Các loại khái niệm 2

2 Phân loại các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 3

3 Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội 4

II, Các nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 5

1.Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật 5

2.Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ lôgic và sử dụng các phán đoán phi logic 5

3.Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật đã lạchậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành 6

4.Từ quan niệm sai lệch dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 6

5.Các khuyết tật về tâm – sinh lí dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 6

6.Mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 7

III, Ví dụ minh hoạ cụ thể về tội trộm cắp tài sản 7

1.Học Sinh Vào Tù Do Giật Mũ Nữ Sinh 7

2.Tạm giữ 3 “con nghiện” gây ra 10 vụ trộm cắp tài sản (Mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật) 8

C Kết Luận 9

D Danh sách danh mục tham khảo 9

I, Các tài liệu được sử dụng: 9

II, Các điều luật được viện dẫn (yêu cầu ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật) 9

Trang 3

A, Lời nói đầu

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra và được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm điều chỉnh hành vi của cá nhân và các mối quan hệ xã hội Xã hội mà chúng ta đang sống, thực chất cũng tuân theo một quỹ đạo nhất định như các hành tinh trong giải ngân hà Với em, pháp luật chính là quỹ đạo đó, điều khiển dòng chảy và quỹ đạo trong vũ trụ loài người, hướng con người đến với ánh sáng chói loà của chân – thiện – mỹ Tuy nhiên, không phải hành tinh nào cũng xoay đúng quỹ đạo Và hiện tượng đi lệch khỏi quỹ đạo ấy, chệch ra ngoài những quy định nghiêm minh của pháp luật ấy được gọi là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội Vậy nguyên nhân của sự “lệch chuẩn” này là do đâu, liệu có tác nhân nào thúc đẩy chủ thể văng ra khỏi “quỹ đạo” đó không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin phép được trình bày phần tìm hiểu của mình với đề tài: “Phân tích các nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật Cho ví dụ cụ thể về tội trộm cắp tài sản (viện dẫn 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật)” Do chưa có kinh nghiệm làm bài tập lớn, vốn hiểu biết lại chưa được sâu rộng nên bài làm khó có thể tránh khỏi những sai sót Em mong sẽ nhận được sự chỉnh sửa, góp ý của thầy cô để giúp bản thân ngày một tiến bộ hơn và chất lượng bài làm cũng ngày một được cải thiện ạ! Em xin chân thành cảm ơn ạ

B Nội Dung

I Khái niệm1 Các loại khái niệm

a Khái niệm chuẩn mực pháp luật

Là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.

b Khái niệm sai lệch

Hành vi sai lệch không thể được quan niệm như một cái gì tuyệt đối hay phổ biến và phải được coi như biến đổi về mặt xã hội tuỳ thuộc vào những gì mà một xã hội đặc

2

Trang 4

thù hay một nhóm xã hội ở một thời điểm đặc thù Để đem đến một hình dung rõ nét và cụ thể hơn cho phần khái niệm này, em xin được đưa ra hai ví dụ cho những quan điểm mà mọi người cho là “lệch chuẩn” trong xã hội Việt Nam thời kì chưa có nhiều đổi mới:

- Hành vi “ăn cơm trước kẻng” ở những đôi vợ chồng chưa cưới Trong xã hội cũ của Việt Nam, đây là một hành động đáng xấu hổ, nhục nhã và đáng bị lên án, bài trừ.

- Tình yêu giữa những người đồng giới Tình yêu ấy đã từng bị cả thế giới, cả xã hội coi là hành vi “lệch lạc”, “bệnh tật” và “sai trái”

Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế và văn hoá quốc tế đang được du nhập mạnh mẽ, quan điểm của con người đã có phần tiến bộ hơn rất nhiều Và hai ví dụ kể trên gần như không còn bị coi là hành vi “lệch chuẩn” với xã hội nữa

c Khái niệm sai lệch chuẩn mực pháp luật

Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật.

Hành vi được coi là sai lệch nếu trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ Chủ thể của hành vi sai lệch phải có lỗi, hình thức lỗi có thể là vô ý hoặc cố ý Theo quan điểm xã hội học pháp luật, hành vi trái phép luật và hành vi gây ra thiệt hại cho xã hội do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện vẫn được xem là hành vi sai lệch

2 Phân loại các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

a, Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại

- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật tích cực: là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện tại hoặc không còn được nhà nước và xã hội thừa nhận - Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật tiêu cực: là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành, có nội dung tính chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, cộng đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

Trang 5

b, Căn cứ vào thái độ tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch chuẩnmực pháp luật

- Hành vi sai lệch pháp luật chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp

hoặc gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù chuân mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ, phù hợp.

- Hành vi sai lệch pháp luật thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phá

vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật.

c, Căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí

- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động – tiêu cực: là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

- Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật thụ động – tích cực: là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.

3 Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội

- Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động đang kìm hãm phát triển của các cá nhân và xã hội Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng.

- Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang lại nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phát triển, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

4

Trang 6

II, Các nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

1 Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật

- Do các cá nhân, nhóm xã hội thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về chuẩn mực pháp luật, thiếu kinh nghiệm thực tế.

- Ví dụ: Một người phụ nữ trung niên vào làn đường cấm do không thông hiểu các biển báo giao thông

2 Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ lôgic và sử dụng các phán đoán phi logic

- Do thói quen suy diễn sai lầm, sử dụng các phán đoán thiếu căn cứ logic nên một số cá nhân bị nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội khác vào pháp luật

- Ví dụ: Vụ án chồng sử dụng xẻng đánh chết đồng nghiệp của vợ do ghen tuông Mới đây ngày 28/10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai chiều nay (28/10) đang tạm giữ hình sự đối tượng Hoàng Văn Bắc (SN 1993, ngụ tại Đồng Nai) để điều tra về hành vi giết người Khoảng 18h20 ngày 27/10, Bắc đi xe máy đến nhà xưởng số 5 của Công ty J.B để đổi xe cho chị Y (vợ Bắc) Tại đây, Bắc thấy chị Y đang ngồi nói chuyện với anh P.Đ.D.A (SN 1992), ngụ tại

Đồng Nai) nên nghĩ rằng vợ mình có quan hệ tình cảm với anh này (biểu hiệnrõ rệt nhất của sự suy diễn không căn cứ, phi logic) Bực tức, Bắc đi lấy một

cây xẻng tại nhà xưởng đến đánh liên tiếp vào đầu anh A khiến nạn nhân gục tại chỗ Phát hiện vụ việc, một số công nhân khác đến can ngăn nhưng nạn nhân đã tử vong, với tình trạng phần đầu và mặt không còn nguyên vẹn Công an TP Long Khánh sau đó đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Đồng Nai khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng Công an cũng tiến hành bắt giữ Bắc để điều tra về hành vi giết người Với tính chất đặc biệt nghiêm trọng và man rợ của vụ án, Bắc sẽ phải đối mặt với mức án phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, được quy định rõ tại Điều 123

Bộ luật Hình sự năm 2015 (1)

Trang 7

3 Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành

- Với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của điều kiện lịch sử – xã hội qua các thời kỳ thì có những chuẩn mực pháp luật đã trở nên lỗi thời, lạc hậu Nếu không biết cập nhật, và nhận thức rõ ràng thì sẽ vi phạm chuẩn mực pháp luật hiện hành trong xã hội

- Ví dụ:

Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 nghiêm cấm người dân tàng trữ, kinh doanh, sử dụng pháo bông, pháo nổ cầm tay Ngay sau thời điểm nghị định bắt đầu có hiệu lực, mọi hành vi liên quan đến pháo đốt, pháo nổ cầm tay đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật

Tương tự với nghị định sau về việc quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy: Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ đánh dấu việc bắt đầu quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc một cách toàn diện đối với người đi xe máy trên mọi tuyến đường giao thông ở Việt Nam Sau đó, trong Luật Giao thông Đường bộ được Quốc hội thông qua năm 2008 (thay thế Luật năm 2001) có hiệu lực từ 1/7/2009, Điều 30 đã quy định "người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách" và Điều 31 cũng quy định tương tự đối với xe đạp máy.

4 Từ quan niệm sai lệch dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

- Có nhiều cá nhân, nhóm xã hội làm theo các quan niệm sai lệch không còn phù hợp với những giá trị, ý nghĩa thực tiễn của xã hội.

- Ví dụ: Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và là nhân tố trực tiếp dẫn đến nhiều vụ án thương tâm như sinh con gái là chôn sống, nạo hút thai, giết chết cả mẹ lẫn con vì không sinh được con trai nối dõi tông đường,

-5 Các khuyết tật về tâm – sinh lí dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

- Có những cá nhân do dị tật bẩm sinh hoặc các tại nạn mắc phải khiến họ phải mang trên mình những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lý

6

Trang 8

- Ví dụ: Một người mắc chứng tâm thần phát bệnh và hành hung trọng thương một người đi đường (Về căn bản thì đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật do chủ thể không có năng lực hành vi, nhưng vẫn bị coi là lệch chuẩn mực pháp luật)

6 Mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

- Cá nhân thực hiện một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật này tới việc thực mộthành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật khác theo mối liên hệ nhân – quả mà chủ thể có thể không biết, hoặc biết nhưng vẫn thực hiện.

- Ví dụ: Hành vi đánh bạc là một hành vi lệch chuẩn mực và vi phạm pháp luật Kẻ nghiện bài bạc khi túng quẫn thường sẽ đi cướp của, thâm chí là giết người để lấy tiền nướng vào thú vui đỏ đen

III, Ví dụ minh hoạ cụ thể về tội trộm cắp tài sản 1 Học Sinh Vào Tù Do Giật Mũ Nữ Sinh

- Ví dụ sau đây minh hoạ cho tác hại của việc thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật dẫn đến hậu quả đánh mất cả tương lai

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Tiên Lãng, khoảng 6h ngày 23/9/2013, Vũ Văn Thành (SN 1995) và Nguyễn Bá Thịnh (SN 1997) rủ Vũ Thanh Hùng (SN 1996) và Vũ Văn Lộc (SN 1996) cùng địa bàn huyện Tiên Lãng rủ nhau đi cướp giật mũ, nón lá của các nữ sinh chỉ với mục đích ban đầu là nghịch ngợm, trêu đùa (Trong đó, 2 em Lộc và Hùng là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường).

Ngày 27/9/2013, 4 đối tượng nói trên (Thành, Thịnh, Hùng, Lộc) đến Công an huyện Tiên Lãng đầu thú và giao nộp 1 mũ vải, 1 nón lá là tài sản mà Thành cùng đồng bọn cướp giật cùng 1 xe mô tô BKS 16N-09446 là phương tiện gây án Tại phiên tòa, người bào chữa chỉ định của trung tâm trợ giúp pháp lý Hải Phòng khẩn khoản đề nghị tòa xem xét các yếu tố giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo Tuy nhiên tòa đã bác bỏ đề nghị khẩn trọng của người bào chữa, lẫn những kêu van của gia đình cũng như nhiều lá đơn xin xem xét giảm nhẹ hình phạt của người bị hại, chính quyền và nhà trường, bạn bè của 4 bị cáo Hội đồng xét xử xét thấy cần áp dụng hình phạt tù giam đối với cả 4 bị cáo Theo

Trang 9

đó, tòa án huyện Tiên Lãng đã tuyên phạt 4 bị cáo đồng phạm tội “Cướp giật tài sản” với mức án phạt tổng cộng 94 tháng tù giam

Sau đó, vụ án này tiếp tục được đưa ra xét xử lần hai với những thay đổi cụ thể như sau:

- Đối với Thịnh và Lộc, cần áp dụng thêm Điều 54 Bộ Luật Hình sự để miễn hình phạt cho các bị cáo; đối với Hùng, do ngày 10.6.2014 bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Lãng khởi tố về hành vi "cố ý gây thương tích" đã thực hiện trước đó (23.6.2012), nên cần xử phạt tù giam nhưng cũng chỉ xử bằng thời hạn đã tạm giam đối với bị cáo

- Riêng đối với bị cáo Thành, khi phạm tội đã thành niên, lại là người khởi xướng, chuẩn bị phương tiện, rủ rê các bị cáo khác (chưa thành niên) phạm tội; là người trực tiếp thực hiện tội phạm và cùng bị khởi tố với Hùng về hành vi "cố ý gây thương tích" nên cũng cần xử phạt Thành hình phạt tù nhưng áp dụng Điều 47 Bộ Luật Hình sự xử phạt bị cáo Thành dưới mức thấp nhất của khung hình phạt

Tại thời điểm xảy ra vụ việc, cả 4 đều đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, đều không có kiến thức pháp luật và cũng không nhận thức được hành vi của mình sẽ có thể phải đối mặt với bản án tù giam cho tội trạng “cướp giật tài sản” Mục đích ban đầu của các đối tượng chỉ là nghịch ngợm, chọc ghẹo và trêu đùa các bạn nữ (đã có sự xác minh của bị hại) Tuy nhiên, do chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật đã dẫn đến cái kết tăm tối và chua chát 6 gia đình có người “bị hại” lẫn người” bị tội” đều rơi vào tâm trạng đau đớn, day dứt Phiên tòa khép lại, 4 gia đình có con phạm tội bỏ đồng áng, ruộng nương mang đơn đi gõ cửa cơ quan chức năng và báo chí chỉ để thỏa mãn một thắc mắc "vì sao cháu nó chỉ

trêu gái cho vui cũng …bị đi tù” (2)

2 Tạm giữ 3 “con nghiện” gây ra 10 vụ trộm cắp tài sản (Mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật)

- Khoảng 21h ngày 13-5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp bị giữ khẩn cấp đối với Nguyễn Trạch Quy (1997), Nguyễn Hoài Năm (2003, cùng trú tại xóm Điện Yên, xã Long Thành, Yên Thành) và Lô Đức Lập (1999, trú tại xóm Cầu Tám, xã Tà Ca, huyện Kỳ Sơn)

8

Trang 10

- Đấu trang với các đối tượng, cơ quan điều tra làm rõ 10 vụ trộm cắp tài sản do nhóm đối tượng này thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2021, trên địa bàn huyện Yên Thành và một số địa phương khác Tổng giá trị tài sản bọn chúng trộm được ước tính hơn 150 triệu đồng Số tiền bán tài sản trộm cắp, bọn chúng chia nhau tiêu xài cá nhân, ma tuý sử dụng, chơi game,

đánh bạc (3)

C Kết Luận

Vậy là trong dung lượng bài làm yêu cầu, em đã trình bày cụ thể các nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, kèm theo ví dụ minh hoạ để phân tích cho mỗi một nguyên nhân sai lệch Đi kèm theo đó là 2 vụ án có thực được viện dẫn vào cho tội danh “Trộm cắp tài sản” Từ phần trình bày trên, ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố, nhiều tác nhân (cả chủ quan và khách quan) dẫn đến sự “lệch chuẩn” khỏi quỹ đạo đã được đề cập ở phần mở đầu Đây vốn là một đề tài nóng bỏng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh xã hội, em sẽ tiếp tục dành thêm nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển đề tài này hơn, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống và giảm thiểu hành vi phạm tội cho nước ta Hi vọng những thiếu sót, những điều cần khắc phục từ bài làm của em sẽ được giảng viên góp ý, để em có cơ hội cải thiện điểm yếu và nâng cao vốn hiểu biết của bản thân Em xin chân thành cảm ơn ạ!

D Danh sách danh mục tham khảo

I, Các tài liệu được sử dụng:

1 Giáo án giảng dạy XHHPL Th.S Nguyễn Thị Yến 2 Giáo trình XHHPL TS Phan Thị Luyện, Hà Nội, 2018 3 Vụ án dùng xẻng đánh ghen ở Đồng Nai (1): Báo thanh niên

II, Các điều luật được viện dẫn (yêu cầu ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật)

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w