Đây là cách nhìn văn hoá như một khách thể độc lập với con người.Trong khi đó mặt thực tiễn của văn hoá lại phản ánh sự chi phối của các yếu tố văn hoá đối với hành vi ứng xử của chủ thể
Trang 1BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
(Mặt tinh thần của văn hóa Việt Nam)
Có thể nghiên cứu văn hoá theo hai mặt cơ bản là mặt tinh thần và mặt thực tiễn Điều này khác với văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất.
Văn hoá vật chất dùng để chỉ các sản phẩm do con người tạo ra hoặc được con người sử dụng để thoả mãn các nhu cầu của họ Đây là cách nhìn văn hoá như một khách thể độc lập với con người.
Trong khi đó mặt thực tiễn của văn hoá lại phản ánh sự chi phối của các yếu tố văn hoá đối với hành vi ứng xử của chủ thể với thế giới xung quanh, mà những hành vi đó có thể nắm bắt được bằng con đường trực quan hay kinh nghiệm Bởi vậy, mặt thực tiễn của văn hoá bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần.
Văn hoá tinh thần là khái niệm dùng để chỉ hệ thống các giá trị tồn tại dưới các ý niệm văn hoá Trong khi đó, mặt tinh thần của văn hoá không chỉ bao gồm các ý niệm mà còn cả những hành vi biểu đạt ý niệm ấy Những hành vi biểu đạt này có thể nắm được phần nào bằng trực quan hay kinh nghiệm Ví dụ như có thể quan sát trực tiếp việc hành lễ, lên đồng mặc dù những hành vi này được xếp vào lĩnh vực tinh thần của văn hoá
Việc nghiên cứu này dựa trên hành vi chủ thể của văn hoá.
I/ ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG
1 Khái niệm tín ngưỡng
Thuật ngữ này được sử dụng với nhiều nghĩa:
- Những hình thức sơ khai của tôn giáo.
- Những trạng thái tâm lý đặc biệt của con người; bao gồm sự tôn thờ, thành kính và sợ hãi đối với những đối tượng đã được thần thánh hoá.
Trang 2- Hoạt động mang sắc thái tâm linh của cá nhân và cộng đồng (bao gồm cả tôn giáo).
Phân biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo:
- Tôn giáo có phạm vi ảnh hưởng lớn, tín ngưỡng mang tính địa phương.
- Tôn giáo có người sáng lập, có giáo lý, giới luật, tầng lớp tăng lữ và cộng đồng tín đồ nên nó là hiện tượng xã hội mang tính tổ chức cao, hướng đến đời sống tâm linh siêu việt Tín ngưỡng thường gắn với đời sống trần tục một cách chặt chẽ thông qua tiềm thức cá nhân.
2 Một số tín ngưỡng cơ bản của người Việta, Tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều; thực: nảy nở)
- Là hình thức tín ngưỡng tôn thờ sự giao hợp, sinh nở có ở nhiều nơi trên thế giới.
- Tín ngưỡng này gắn với nhu cầu thiết yếu của con người: để duy trì cuộc sống, cần mùa màng tươi tốt; để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi.
Các hình thức của tín ngưỡng phồn thực:
+ Thờ sinh thực khí (sinh: đẻ; thực: nảy nở, khí: công cụ): là hình thức
đơn giản phổ biến ở nền văn hoá nông nghiệp Ví dụ: tượng đá hình nam nữ ở Văn điển, Sapa, nhà mồ Tây Nguyên Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh có phong tục thờ cúng nõ nường (nõ: cái nêm, nường: mo nang) Hội làng Đồng Kỵ có tục rước sinh thực khí bằng gỗ sau đó đốt thành tro rắc ra ruộng.
+ Thờ hành vi giao phối Ví dụ: nắp thạp đồng ở làng Đào Thịnh (Yên
Bái 500 TCN) xung quanh hình mặt trời là 4 đôi nam nữ đang giao phối, thân thạp khắc những con thuyền nối đuôi nhau khiến cho 2 con rồng - cá sấu gắn ở mũi và lái của chúng chạm nhau trong tư thế giao hoan Hay chày và cối
b, Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: xuất phát từ công việc sản xuất nông
nghiệp, con người phải phụ thuộc vào các yếu tố của tự nhiên Chất âm tính của văn hoá nông nghiệp dẫn đến kết quả trong quan hệ xã hội là lối sống tôn
Trang 3trọng phụ nữ và trong tín ngưỡng là các nữ thần chiếm ưu thế Cái mà họ hướng tới là sự phồn thựcnên nữ thần được thờ là các Bà, Mẹ Từ đó, dẫn đến tục thờ Mẫu Các hình thức của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
- Tín ngưỡng thờ Mẫu: được kết hợp với Đạo giáo thành một hệ thống
mang tính thứ lớp và được lưu hành trong dân gian Tín ngưỡng này cho phép hình dung về vũ trụ quan của người Việt - một không gian mang thứ tự của các Thánh Mẫu:
+Thánh Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Cửu Trùng; Cửu Thiên Huyền Nữ; ở Huế là Thiên Mụ, Thiên Yana): cai quản Trời - mặc màu đỏ.
+ Thánh Mẫu Thoải (Thu cung Thánh mẫu): cai quản Thuỷ phủ - mặcỷ màu trắng.
+ Thánh Mẫu Thượng Ngàn (Lâm cung Thánh mẫu): cai quản núi rừng, cây cối - mặc màu lam.
Gọi là Tam toà Thánh Mẫu Sau này, người Việt bổ sung thêm một vị là Thánh Mẫu Nhân phủ - cai quản con người - mặc đồ vàng - gọi là Tứ Phủ.
Dưới 4 vị Thánh Mẫu là 5 ông quan thừa hành: từ quan lớn Đệ Nhất đến Đệ Ngũ Bốn ông đầu là phái viên tương ứng với tứ toà Thánh Mẫu, riêng ông Đệ Ngũ gọi là quan Tuần Tranh (vị long vương cai quản sông nước).
Thấp hơn là 4 Thánh Bà Sau đó đến 10 ông Hoàng.
Kế tiếp là 12 cô (tiên) các thị nữ của Thánh Mẫu bao gồm cô Cả, cô Hai, cô Ba (Bơ) Ngang hàng là 4 cậu Quận phục vụ Thánh Mẫu.
Tầng thấp hơn là Quan Ngũ Hổ Cuối cùng là Ông Lốt (rắn).
Nơi thờ cúng các vị này là Phủ, Đền, Điện; riêng ông Lốt thờ tại Miếu Tín ngưỡng này là hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể Gắn bó với nó là hệ thống các huyền thoại, truyện thơ nôm, bài văn chầu, hát chầu văn, hát bóng, hầu bóng và lên đồng Trong đó hầu bóng và lên đồng được xem là biểu tượng đặc thù của tín ngưỡng này.
Trang 4- Thờ động vật và thực vật: Việt Nam là vùng sông nước cho nên Chim,
Rắn, Cá Sấu là những loài động vật được sùng bái hàng đầu (Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng) Thiên hướng nghệ thuật đẩy những con vật này lên mức biểu trưng: Tiên, Rồng (con Rồng cháu Tiên); trong đó tiên được trừu tượng hoá từ giống chim, Rồng được trừu tượng từ giống bò sát là rắn và cá sấu.
Thực vật thì tôn sùng cây Lúa, sau đó là cây cau, cây đa, cây dâu, quả bầu
c, Tín ngưỡng sùng bái con người : trong con người có phần thể xác và phần
tinh thần, trong đó phần tinh thần mang tính trừu tượng nên người xưa đã thần thánh hoá thành linh hồn, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng Các hình thức của tín ngưỡng thờ con người, được chia làm 3 cấp: trong gia đình, trong làng xã và trong nước.
- Tín ngưỡng thờ tổ tiên: cơ sở của tín ngưỡng này là
+ Niềm tin vào người đã khuất luôn có mối liên hệ vô hình đối với người đang sống (vẫn đi lại để thăm nom, phù hộ cho con cháu).
+ Ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt Ở Việt Nam, tín ngưỡng này được coi gần như tôn giáo Người Việt quan tâm đến ngày chết hơn ngày sinh (khác phương Tây) vì người ta coi đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở gian giữa, các ngày cúng được tiến hành thường xuyên, đồ cúng đầy đủ (trần sao âm vậy), đồ thờ là đồ gia bảo.
- Thờ Thổ Công: một dạng của mẹ đất, là vị thần trông coi gia cư, định
đoạt phúc hoạ cho một gia đình (Táo quân: 3 ông đầu rau; trong đó Chồng mới là Thổ Công trông lo công việc trong bếp, chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, vợ là Thổ Kì trông coi việc chợ búa).
- Thờ Thành Hoàng: danh từ này được người Trung quốc sử dụng vào
khoảng thế kỷ thứ 6 chỉ vị thần làm chủ một thành lũy Khi được khúc xạ vào Việt Nam, dùng để chỉ vị thần che chở, định đoạt phúc họa cho làng xóm Với
Trang 5chức năng đó, Thành Hoàng của người Việt có thể là những người có công khai phá, mở đất hình thành nên làng, người có công với đất nước mang lại danh tiếng cho làng, người đã chết nhưng linh thiêng Thời nhà Lê, Thành Hoàng được triều đình sắc phong.
- Thờ Vua Tổ: Vua Hùng với ngày giỗ là 10/3.
Ngoài ra còn thờ Tứ bất tử (4 người không chết): Tản Viên và Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cộng đồng cư dân nông nghiệp, ứng phó với tự nhiên (chống lụt) và xã hội (chống giặc ngoại xâm) Sự phối hợp đó đã dựng nên Đất Nước Có đất nước, con người cần có một cuộc sống phồn vinh về vật chất và hạnh phúc về tinh thần, biểu hiện cho hai ước mơ này là Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu Hạnh Hai ước vọng này đã tạo nên Con Người (Bà Chúa Liễu Hạnh còn gọi là Thánh Mẫu cai quản Nhân phủ).
II/ ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO
1 Vị trí của tôn giáo trong đời sống con người
Chức năng của tôn giáo là bù đắp: đó là sự bù đắp cho cái duy lý bằng cái phi duy lý, cho cái tầm thường bằng cái siêu việt
2 Các hình thức tôn giáoa, Phật giáo ở Việt Nam
- Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam - Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam + Gắn với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
+ Từng là cơ sở cho khối Đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Có tính tổng hợp (tổng hợp giữa các tông phái với nhau) + Có tính dung chấp cao: hoà nhập với tín ngưỡng bản địa + Thiên về xu hướng nhập thế.
+ Là phương tiện để thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và tính vị tha.
b, Nho giáo ở Việt Nam
Trang 6- Sự du nhập của Nho giáo - Đặc thù của Nho giáo ở Việt Nam
+ Nho giáo bị khúc xạ qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước: khác nhau trong quan niệm về nước, về các khái niệm cơ bản.
+ Bị khúc xạ qua tâm lý làng xã: Nho giáo luôn được quan niệm là của tầng lớp cai trị; học để ra làm quan, ít chú trọng về nhân sinh quan ; các nhà Nho không tách thành tầng lớp độc lập "tiến vi quan, thoái vi sư".
c, Đạo giáo ở Việt Nam
- Sự du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam.
- Sự biến thể của Đạo giáo ở Việt Nam: được hoà với tín ngưỡng bản địa Bên cạnh việc thờ cúng Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái thượng Lão quân, ở Việt Nam còn thờ Đức Thánh Trần, Bà Chúa Liễu ; được hoà với Nho giáo.
III/ TRIẾT LÝ
Triết lý Âm - Dương, thuyết Ngũ Hành và hệ thống lịch âm thể hiện thế giới quan của người Việt Mặc dù đây là yếu tố ngoại sinh, song người Việt đã vận dụng sáng tạo các triết lý ấy trong việc lý giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội nên nó đã trở thành yếu tố nội sinh trong văn hoá người Việt.
1 Triết lý Âm - Dương: ra đời vào thời kỳ Ân - Thương, có nhiều truyền
thuyết về tác giả của thuyết này Theo Huyền thoại là do vua Phục Hy và Vũ vương Nghiên cứu thuyết âm - dương một cách có hệ thống nhất vẫn là trong Kinh Dịch Khi truyền bá vào Việt Nam, kết hợp với quan niệm về các hiện tượng âm dương đối ngẫu như Trời - đất, mẹ - cha của nền nông nghiệp làm lúa nước Người ta đã phát hiện ra các quy luật cơ bản của triết lý này:
- Quy luật về thành tố: không có cái gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn
dương, trong âm có dương, trong dương có âm Vì vậy muốn xác định được âm dương của một vật phải đặt trong quan hệ xác định (Ví dụ: nữ so với nam là âm nhưng về tính cách có thể là dương hoặc nước so với đất về độ cứng là âm nhưng về tính động là dương).
Trang 7- Quy luật về quan hệ: âm dương luôn gắn bó chuyển hoá cho nhau: âm
cực sinh dương, dương cực sinh âm (Ví dụ cây mọc từ đất - âm nhú lên lá xanh - vàng - đỏ (dương) - trở về đất - âm).
Triết lý này thể hiện trong tư duy lưỡng phân lưỡng hợp bộc lộ đậm nét qua khuynh hướng cặp đôi ở khắp nơi Ví dụ: vật Tổ của người Việt là Tiên -Rồng; mọi thứ đều thường đi đôi từng cặp: Đất - nước, mẹ - cha, sấp - ngửa, vuông - tròn
Triết lý Âm - Dương còn thể hiện trong những quan niệm: họa - phúc, hay - dở Chính nhờ đó mà có triết lý sống quân bình: cố gắng không làm mất lòng ai, Triết lý sống quân bình này tạo ra ở người Việt khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh (lối sống linh hoạt) Người Việt Nam là dân tộc sống bằng tương lai (tinh thần lạc quan).
Triết lý Âm - Dương được phát triển theo 2 hướng: ngũ hành và bát quái Một hướng gọi Âm - Dương là lưỡng nghi rất thích ứng với người phương Bắc (Họ rất thích sử dụng những con số 4 (tứ hải, tứ mã, tứ đức ); 6 (lục nghệ, lục vị ); 8 (bát hiền, bát tiên, bát vị ).
Hướng thứ 2 tạo nên mô hình vũ trụ với những số lẻ: tam tài, ngũ hành Đây là nét đặc thù của người Việt, họ rất thích số lẻ nhưng cũng sợ số lẻ Ví dụ: 3 mặt 1 lời, 3 chìm 7 nổi 9 lênh đênh, 5 cha 3 mẹ; mùng 5, 14, 23
Tam tài là bộ 3: Trời - Đất - Người (Sơn tinh, Thuỷ tinh, Mỵ nương; Táo quân; trên trống đồng: chim, hươu, người ).
2 Thuyết Ngũ Hành
Thuyết Ngũ Hành gắn liền với triết lý Âm - Dương và được thể hiện dưới dạng thể tính Từ 2 bộ ba: thuỷ, hoả, thổ và mộc, kim, thổ được 2 cặp âm dương là thuỷ - hoả và mộc - kim, còn thổ ở giữa.
Cơ sở của thuyết Ngũ Hành là Hà đồ: trong đó gồm 5 nhóm được cấu thành từ 10 con số, trong đó đặc biệt kính nể con số 5 vì nó ở vị trí trung tâm Mỗi nhóm con số ứng với các phương vị như sau:
- 1 - 6: phương bắc - hành thuỷ.
Trang 8- 2 - 7: phương nam - hành hoả - 3 - 8 phương đông - hành mộc - 4 - 9: phương tây - hành kim - 5 - 10: trung ương - hành thổ.
Đây là mô hình không gian vũ trụ của cư dân nông nghiệp, vì trong nông nghiệp không gì quan trọng bằng đất cho nên hành thổ nằm ở vị trí trung tâm cai quản 4 phương (vị trí của số tham thiên lưỡng địa) Sau đất đến nước nên hành thuỷ ứng với số 1 của Hà đồ Theo thứ tự là: Thuỷ Hoả Mộc -Kim - Thổ theo quan hệ tương sinh, tương khắc.
Ứng dụng của Ngũ Hành rất linh động, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể nhưng đáng chú ý nhất là bộ vật biểu: thuỷ - rùa, hoả - chim, mộc - rồng, kim - hổ, thổ - người tương ứng là màu biểu nên người cai quản muôn loài mà đứng đầu là vua nên vua mặc áo màu vàng.
Trong truyền thống văn hoá dân gian Ngũ Hành được ứng dụng rất rộng rãi: bùa ngũ sắc bằng bức tranh ngũ hổ; không phải 4 phương 8 hướng mà là 9 phương Trời 10 phương đất, 6 ngọn núi ở Non Nước gọi là Ngũ Hành sơn Trong Ngũ Hành, ngoài trung ương thì phương đông và phương nam được coi trọng hơn phương tây và phương bắc Nam Tào (thần coi sự sống) -Bắc Đẩu (thần coi sự chết) hoặc màu đỏ (Nam) là màu của niềm vui; màu xanh (Đông) là màu của sự sống; màu trắng (Tây) là màu của chết chóc; màu đen (Bắc) là màu tang thứ 2
3 Lịch Âm - Dương và hệ can chi
Có 3 loại lịch cơ bản: lịch thuần âm, lịch thuần dương và lịch âm dương Lịch thuần dương phát sinh từ văn hoá Aicập (3000 năm TCN) Theo chu kỳ mặt trời, 1 năm có 365,25 ngày Lịch thuần âm phát sinh ở vùng văn hoá Lưỡng hà tính theo chu kỳ của vòng quay mặt trăng, mỗi chu kỳ là 29,5 ngày nên 1 năm có 354 ngày (còn dùng nhiều ở các quốc gia Hồi giáo) Khoảng 3 năm sẽ nhanh hơn lịch dương 1 tháng, 36 năm sẽ nhanh hơn 1 năm.
Trang 9Lịch của Trung Quốc và Việt Nam dùng là lịch âm dương, được xây dựng như sau:
- Định các ngày trong tháng theo chu kỳ mặt trăng (lấy Thái âm làm chủ tháng - Nguyệt lệnh) bằng cách xác định các ngày sóc (bắt đầu, ngày đầu tháng), vọng (ngày giữa tháng trăng tròn) [mùng 1 và 15].
- Định các tháng trong năm theo mặt Trời (lấy Thái Dương chủ ngày giờ - nhật chủ) bằng cách xác định các các ngày tiết (thời tiết) mà trước hết là hai tiết đông chí và hạ chí (ngày lạnh và nóng nhất); rồi thêm xuân phân và thu phân (ngày giữa xuân và giữa thu) được tứ thời Rồi thêm 4 ngày khởi đầu cho 4 mùa (lập xuân, hạ, thu, đông) được bát tiết; phân chia tiếp được 24 tiết, mỗi tháng có 2 tiết.
- Định năm dựa trên thuyết ngũ hành: lấy chu kỳ độ dài của một chu kỳ biến đổi ngũ hành làm năm (khởi từ tiết khí từ lập xuân - khí Mộc được tính là đầu một năm cho đến tiết đông chí - Khí Thuỷ là hết một năm).
Âm dương và ngũ hành hoá từng năm theo hệ can chi tạo thành một chu kỳ 60 năm (lục thập hoa giáp).
- Hệ can xây dựng trên 5 hành x âm dương = 10 (Thiên can - nên gốc là khí dương) [mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ] gồm: Giáp (dương mộc), ất (âm mộc), Bính (dương hoả), Đinh (âm hoả), Mậu (dương thổ), Kỷ (âm thổ), Canh (dương kim), Tâm (âm kim), Nhâm (dương thuỷ), Quý (âm thuỷ)
- Hệ chi gồm 12 đơn vị, gồm 6 cặp âm dương do ngũ hành sinh ra, trong đó [Thuỷ (tý, hợi), Hoả (tỵ, ngọ), Mộc (dần, mão), Kim (thân, dậu) và dương Thổ (thìn, tuất), âm Thổ (sửu, mùi)] lấy khí âm làm chủ nên gọi là Thập nhị chi hay địa chi, tên mỗi chi ứng với mỗi con vật, dùng để chỉ 12 giờ trong 1 ngày, bắt đầu từ nửa đêm (Tý) Các con giáp đó như sau: tý (dương thuỷ), sửu (âm thổ), dần (dương mộc), mão (âm mộc), thìn (dương thổ), tỵ (âm hoả), ngọ (dương hoả), mùi (âm thổ), thân (dương kim), dậu (âm kim), tuất (dương thổ), hợi.
Trang 10- Kết hợp thiên can với địa chi tạo thành một chuỗi các năm với chu kỳ 60 năm quay lại một lần (gọi là 1 hội).
- Với quy tắc âm dương giao hoà, mỗi năm đều là kết quả của sự kết hợp thiên can với địa chi để tạo thành nhân, hay còn gọi là hành của năm Đây chính là bản chất của thuyết Tam tài, dùng để xác định mọi sự kiện diễn ra trong thế giới bao gồm cả tự nhiên và xã hội.
IV VĂN HOÁ GIAO TIẾP VÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
1 Văn hoá giao tiếp của người Việt
Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, vì vậy, giao tiếp là một trong những hình thái biểu hiện của văn hoá cá nhân và cộng đồng rõ nét nhất Qua đó thể hiện bản chất của con người Nhờ có giao tiếp mà ngôn ngữ được hình thành từ trạng thái tự nhiên (tiếng nói có âm tiết) đến trạng thái nhân tạo (chữ viết) Ngôn ngữ vừa là kết quả vừa đẩy mạnh quá trình giao tiếp Vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá qua ngôn ngữ đã trở thành một chuyên ngành riêng biệt trong văn hoá học.
Những đặc trưng trong văn hoá giao tiếp của người Việt:
- Về thái độ trong giao tiếp : vừa cởi mở vừa rụt rè Đặc trưng này bắt
nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, sống phụ thuộc lẫn nhau nên cần coi trọng các mối quan hệ cộng đồng, giữ gìn mối quan hệ tốt với các thành viên trong cộng đồng Việc thích giao tiếp thể hiện ở 2 điểm: Về chủ thể, người Việt thích thăm viếng nhau, đây là hành vi biểu hiện tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt mối quan hệ; Về đối tượng giao tiếp, người Việt có tính hiếu khách Ngược lại, người Việt lại rất rụt rè.
Hai thái độ trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt nam là tính cộng đồng và tính tự trị: Khi ở trong cộng đồng quen thuộc, tính cộng đồng ngự trị, họ sẽ thoải mái theo những qui tắc có sẵn; còn khi ở ngoài cộng đồng, tính tự trị phát huy tác dụng, họ không xác định đựoc vị thế của mình, vì vậy trở nên lúng túng.