Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như internet và các mạng máy tính.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TIỂU LUẬN
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã học phần : INE3104 11
Sinh viên : Vũ Thị Thanh Duyên
Mã sinh viên : 2100164
HÀ NỘI, 2023
Trang 2Mục lục
Phần 1: Trình bày tổng quan Thương mại điện tử (bối cảnh trên thế giới và Việt
Nam) 4
1 Đặc điểm, đặc trưng, phân loại thương mại điện tử 4
1.1 Khái niệm thương mại điện tử 4
1.2 Đặc trưng thương mại điện tử 4
1.3 Phân loại ngành thương mại điện tử 5
2 Bối cảnh của ngành thương mại điện tử 5
2.1 Bối cảnh trên thế giới 5
2.2 Bối cảnh ngành thương mại điện tử ở Việt Nam 8
Phần 2: Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối doanh nghiệp .10
1 Khái niệm Website 10
2 Vai trò của Website đối với doanh nghiệp 10
2.1.Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp 10
2.2 Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng 10
2.3 Quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ 11
2.4 Website hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng 11
2.5 Website giúp doanh nghiệp nghiệp nắm vững xu hướng tiêu dùng khách hàng 12
Tài liệu tham khảo 13
Trang 3ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN Phần 1: Trình bày tổng quan Thương mại điện tử (bối cảnh trên thế
giới và Việt Nam)
1 Đặc điểm, đặc trưng, phân loại thương mại điện tử
1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như internet và các mạng máy tính Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng tiếp thị internet, quá trình giao dịch trực tiếp, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business) Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh
Như vậy có thể thấy rằng ngành thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh tế
1.2 Đặc trưng thương mại điện tử
Đầu tiên về hình thức thực hiện, các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông
Về phạm vi hoạt động, thông qua các phương tiện điện tử, hoạt động thương mại được thực hiện không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian Các chủ thể có thể tiến hành các hoạt động thương mại điện tử ở bất cứ nơi nào, tại bất
kỳ thời điểm nào
Trang 4Về chủ thể tham gia: Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có
sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử
Về thời gian thực hiện giao dịch: Nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không dây, các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành được các giao dịch thương mại điện tử
1.3 Phân loại ngành thương mại điện tử
Một số mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay:
+ B2C: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng + B2B: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp + C2C: Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng + G2C: Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân
2 Bối cảnh của ngành thương mại điện tử
2.1 Bối cảnh trên thế giới
● Thực trạng ngành thương mại điện tử trên thế giới:
Trong vài năm gần đây ngành thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong khuôn khổ bán lẻ toàn cầu Thị trường thương mại điện tử đang có xu hướng tăng trưởng, dự kiến đạt tổng giá trị 5,55 nghìn tỷ đô vào
2022 Hai năm trước, doanh số của mua hàng trực tuyến chỉ chiếm 17,8% so với tổng doanh số toàn ngành bán lẻ Dự kiến, con số này sẽ tăng thành 21% vào
2022 và bứt phá lên 24.5% vào 2025
Trang 5Trên toàn cầu, có 57,6% người dùng Internet đã có mua hàng hóa hoặc dịch
vụ trực tuyến hàng tuần, khoảng 14,2% người dùng internet mua hàng đã qua sử dụng; 23,5% người dùng sử dụng dịch vụ so sánh giá trực tuyến; 18,4% sử dụng dịch vụ mua ngay trả sau Như vậy với thời gian truy cập internet của người tiêu dùng cao ngành thương mại điện tử tiếp tục tăng mạnh
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường thương mại điện tử toàn cầu, chiếm 52,1% tổng doanh số của thương mại điện tử so với thế giới Tổng doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc hơn 2 nghìn tỷ đô la vào năm 2022 Đây cũng
Trang 6là nơi có lượng người mua hàng online nhiều nhất trên thế giới, 824,5 triệu người, chiếm 38,5% tổng số toàn cầu
Thị trường thương mại điện tử của Mỹ được dự báo sẽ đạt hơn 875 tỷ USD vào năm 2023, hơn một phần ba so với thị trường của Trung Quốc Thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba là Anh, chiếm 4,8% thị phần thương mại điện tử bán lẻ; tiếp đó là Hàn Quốc (2,5%)
Có thể nói ngành thương mại điện tử đang dần trở thành một mắt xích quan trọng của các tập đoàn và doanh nghiệp lớn, nhất là đối với xu thế toàn cầu hóa
và nền công nghệ 4.0 thì doanh thu trong ngành này vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
● Xu hướng ngành thương mại điện tử trên thế giới hiện nay: Mobile Commerce (thương mại di động): Thương mại di động (Mobile
Commerce hay Commercial) là những hoạt động mua sắm trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng,… đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ trong và sau đại dịch COVID-19 Những tiến bộ công nghệ như ứng dụng AR, AI, mạng 5G và mua sắm thông qua mạng xã hội thúc đẩy người dùng lựa chọn thiết bị di động để mua sắm trực tuyến
Social Commerce (thương mại xã hội): Thương mại xã hội (Social
Commerce) là một hình thức giao dịch thương mại kết hợp giữa các nền tảng mạng xã hội với mô hình thương mại điện tử e Commerce Khi kinh doanh thương mại xã hội, doanh nghiệp sẽ sử dụng social media phổ biến như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,… làm phương tiện truyền thông cho các hoạt động mua – bán sản phẩm – dịch vụ cũng như truyền thông, quảng bá hàng hóa mà chúng ta cung cấp đến người dùng
Green Consumerism (tiêu dùng xanh): Tiêu dùng xanh (Green
Consumerism) là hành vi người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm thân thiện hoặc ít gây hại đến môi trường Song song đó, các sản phẩm này cũng ít hoặc không có hại cho sức khỏe của người dùng Theo khảo sát của GWI, hiện nay,
có đến 60% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các loại sản phẩm
Trang 7đảm bảo tính thân thiện với môi trường.
2.2 Bối cảnh ngành thương mại điện tử ở Việt Nam
Sau hai năm đại dịch Covid-19 nền kinh tế nước ta cũng như thương mại điện tử bước vào năm 2022 với nhiều tín hiệu lạc quan Tuy nhiên, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại nước ta, đặc biệt là những tháng cuối năm và kéo dài sang năm 2023 Tuy nhiên, tiếp tục hai làn sóng tăng trưởng trước đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính thương mại điện tử nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022 GDP nước ta tăng 8,0% Trong đó, khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 10,0% Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,2%; ngành vận tải kho bãi tăng 12.0%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,6%; hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm tăng 9.0%; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,8% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 ước đạt 5.680 nghìn
tỷ đồng với mức tăng trưởng 19,8%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính năm 2022 quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021
Sang năm 2023, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, ba tháng đầu năm tổng sản phẩm trong nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.505,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3% Hai ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 26,0%, ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,1%
Trang 8Thương mại điện tử xuyên biên giới từ lâu đã là phương thức phổ biến ở nhiều quốc gia nhưng vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam Nhận thấy những tiềm năng của kênh TMĐTXH, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương
đã hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettelpost) và sàn TMĐT Voso xuất khẩu thí điểm thành công vải thiều Bắc Giang sang thị trường châu Âu theo phương thức TMĐT XBG trên nền tảng TMĐT của Việt Nam – Vosco Global Tuy nhiên, quy mô phát triển TMĐT giữa các địa phương còn chưa đồng đều Ngoài ra nguồn nhân lực cho TMĐT và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển TMĐT trong nước
Trang 9Phần 2: Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối doanh
nghiệp
1 Khái niệm Website
Trang mạng (Website) là một tập hợp các trang Web (webpages) bắt đầu bằng một tệp địa chỉ tên miền Công ty hoặc các nhân thường sử dụng địa chỉ tên miền để quảng bá tới khách hàng và độc giả về trang Web của doanh nghiệp Trang web được lưu trữ trên máy chủ web (web server) và có thể truy cập thông qua Internet
Mỗi 1 trang Web sẽ có 1 địa chỉ được gọi là Uniform Resource Locator (URL) URL là đường dẫn Internet để đến được trang Web Tập hợp các trang web phục vụ cho một tổ chức và được đặt trong một máy chủ kết nối mạng được gọi là website Trong website thường có một trang chủ và từ đó có đường dẫn siêu liên kết đến các trang khác
2 Vai trò của Website đối với doanh nghiệp
2.1.Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp
Theo báo cáo Việt Nam Digital 2021, đến tháng 1/2021, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đạt 68,72 triệu người, chiếm 70,3% tổng dân số Điều này cho thấy xu hướng tất yếu của việc người tiêu dùng tìm kiếm thông tin trên Internet Lúc này website được coi như bộ mặt thứ 2 của doanh nghiệp trên internet Website là bộ mặt số của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ Những người có nhu cầu mua sắm hay hợp tác với doanh nghiệp trên Internet sẽ truy cập vào trang để tìm hiểu xem bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ không Website lúc này là cầu nối cung cấp thông tin toàn diện về sứ mệnh, tầm nhìn cũng như các sản phẩm doanh nghiệp cung cấp Doanh nghiệp có thể đưa ra các
ưu điểm của mình cho khách hàng biết thông qua hình ảnh, video và feedback
để người dùng dễ dàng đánh giá
2.2 Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng
Với hình thức kinh doanh truyền thống, các sản phẩm của doanh nghiệp chỉ
có thể tiếp cận được với khách hàng trong một khu vực địa lý nhất định Ngược
Trang 10lại, với việc sở hữu website, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm của mình ở quy mô rộng hơn Nhờ thế có thể tiếp cận được tới lượng khách hàng lớn bao gồm cả trong và ngoài nước
Website đã trở thành năng lực cạnh tranh trong thời kỳ kinh doanh online 4.0
2.3 Quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
Quảng bá sản phẩm, thương hiệu cũng là vai trò của website đối với doanh nghiệp Thông qua công cụ này, doanh nghiệp giới thiệu về mục tiêu, sứ mệnh, đội ngũ nhân viên hoặc các sản phẩm mình cung cấp với tất cả khách hàng trên Internet Chúng góp phần tạo ra dấu ấn cho khách hàng đối với nhà cung cấp và những dịch vụ của họ
Khi sở hữu 1 Website được thiết kế chuyên nghiệp sẽ mang đến cho hoạt động kinh doanh những lợi thế to lớn Website giúp các đơn vị kinh doanh cung cấp đầy đủ thông tin và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng gần xa một cách nhanh chóng, rộng rãi trên Internet Website được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing online, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng, nhanh chóng xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự uy tín và đồng thời nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh trên thị trường Sử dụng Website Để làm quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm hay các mạng xã hội mang lại hiệu quả bán hàng tích cực
2.4 Website hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng
Vai trò của website đối với doanh nghiệp tiếp theo là hỗ trợ hoạt động kinh doanh Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các trang web hiện nay được tích hợp các tính năng riêng để phù hợp với từng lĩnh vực Website có vai trò như một cửa hàng trực tuyến Người tiêu dùng có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động như tìm hiểu thông tin, mua hàng và thanh toán trên website nhanh chóng và dễ dàng Điều này thuận tiện hơn nhiều so với hình thức mua hàng truyền thống
Trang 112.5 Website giúp doanh nghiệp nghiệp nắm vững xu hướng tiêu dùng khách hàng
Ngày nay giao dịch trực tuyến đang dần dần phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng và đẩy mạnh khai thác lượng khách hàng tiềm năng trên mạng internet Nếu không xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp ngay từ bây giờ thì trong tương lai doanh nghiệp sẽ trở nên lỗi thời và không khẳng định được tên tuổi trên thị trường Việc xây dựng website trên thực tế không quá cầu kỳ, doanh nghiệp có thể tham khảo xây dựng website đơn giản Cài đặt các chế độ đặt hàng và thanh toán online là có thể khai thác được nhiều khách hàng tiềm năng mà không tốn kém quá nhiều chi phí
Trang 12Tài liệu tham khảo
1 Giáo trình thương mại điện tử
2 https://tenten.vn/tin-tuc/vai-tro-cua-website-trong-kinh-doanh-online-4-0/
3 https://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam-2023-du-kien-dat-hon-20-ty-usd.htm
4 https://magenest.com/vi/thuong-mai-dien-tu-la-gi/