1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Pháp Luật Thương Mại Điện Tử Đề Tài Vấn Đề Về Tài Sản Số.pdf

11 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Về Tài Sản Số
Tác giả Nhóm 4 - PLTMĐT
Người hướng dẫn Trần Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Pháp Luật Thương Mại Điện Tử
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 900,36 KB

Nội dung

Khái niệm Tài sản ảo là một khái niệm rất rộng như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản game online… Đó cũng có thể là các vật phẩm trong trò chơi trực tuyến nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HTTTKT & TMĐT

-

-BÀI THẢO LUẬN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI:

“VẤN ĐỀ VỀ TÀI SẢN SỐ”

L p h c phớ ọ ầần : 2232PLAW3311

Năm học 2022 - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I Tài sản số 2

1.2 Tài sản ảo 2

1.2.1 Khái niệm 2

1.2.3 Các loại tài sản ảo 3

II Các quy định của pháp luật về tài sản số 7

2.1 Hệ thống văn bản pháp luật được sử dụng 7

2.2 Nội dung liên quan đến tài sản số 9

2.2.1 Quy định chung của pháp luật về tài sản số 9

2.2.2 Các quy định liên quan đến giao dịch tài sản số 11

2.2.3 Quy định của pháp luật về Giải quyết tranh chấp tài sản số? 12

2.2.4 Thuế 12

III Tình huống 13

IV Bình luận 16

3.1 Những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện tại 16

3.2 Giải pháp 19

KẾT LUẬN 21

Trang 3

1

Trang 4

Nhóm 4 - PLTMĐT LHP: 2232PLAW3311

I Tài sản ảo

1.2.1 Khái niệm

Tài sản ảo là một khái niệm rất rộng như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện

tử, các loại tài khoản game online… Đó cũng có thể là các vật phẩm trong trò chơi trực tuyến( như cung, giáp, skill, pet….).Hiện nay còn có rất nhiều loại tài sản ảo khác dựa trên công nghệ blockchain như NFT hay các tài nguyên ảo trên metaverse hay the sand

Về tính pháp lý:

Tai san ao là những tài nguyên trên mạng máy tính không thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường Bản thân nó không mang giá trị mà nó chỉ có giá trị khi được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự Khái niệm này được tiếp cận thông qua tư duy lý luận về quyền tài sản

1.2.2 Các loại tài sản ảo

3 loại tài sản ảo

-tài sản game: kiếm , cung, giáp, skill, vật phẩm ảo…

-các tài nguyên mạng: tên miền , địa chỉ hòm thư, website…

-các tài sản kỹ thuật số sử dụng blockchain : NFT , vật phẩm, đất đai thuộc vũ trụ ả

1.2.5 Thực trạng giao dịch tài sản số tại việt nam và trên thế giới

 Trên thế giới:

Tài sản ảo đang là xu hướng đầu tư mới

Cuối năm 2021, công ty Tokens.com tại Canada cũng đã bỏ ra tới 2,4 triệu USD

để có thể giành quyền sở hữu một lô đất đắc địa trên con phố ảo Fashion Street thuộc

vũ trụ ảo Dêcntraland Theo công ty tư vấn MetaMetrics Solutions, tổng vốn hóa thị trường bất động sản ảo đã vượt mốc 500 triệu USD vào năm 2021 10 nền tảng metaverse hàng đầu đã bán bất động sản ảo trị giá 1,9 tỷ USD và những nền tảng này

dự kiến sẽ tiếp tục đạt được doanh thu lên tới 5,4 tỷ USD vào năm 2026

Tại Việt Nam:

2

Trang 5

Đã có rất nhiều các giao dịch tài ảo với giá trị lớn được diễn ra

Đơn cử, Công ty An ninh mạng Bkav đã bỏ ra 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền Bkav.com; doanh nhân Phạm Trường Sơn, Giám đốc Công ty kinh doanh đồ ảo Market4gamer mạnh tay chi 1,8 tỷ đồng mua lại 02 tài khoản game của game thủ Hắc Điểu; anh Nguyễn Thanh Hùng đã đầu tư vào nhân vật Đường Môn của mình trong game Võ lâm truyền kỳ 1 ở sever Lương Sơn số tiền 700 triệu đồng cho việc sắm đồ hoàng kim, ăn event, nạp thẻ…

II Các quy định của pháp luật về tài sản ảo

2.1 Hệ thống văn bản pháp luật được sử dụng

Điều 105, Bộ luật dân sự năm 2015 về tài sản:

Điều 181, 182 BLDS 2005 về quyền chiếm hữu:

Điều 115, Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu:

Điều 255 Bộ luật dân sự năm 2015 về Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:

Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG:

Điều 174 Bộ luật hình sự 2015

Thực hiện Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ; phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý; xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;

Điều 106 nghị định 15/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt trong lĩnh vực Internet Vi phạm quy định về người chơi

2.2 Nội dung liên quan đến tài sản số

2.2.1 Quy định chung của pháp luật về tài sản số

a) Quyền của người sở hữu đối với tài sản số

 Về quyền chiếm hữu:

3

Trang 6

Nhóm 4 - PLTMĐT LHP: 2232PLAW3311

“Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản Người sử hữu là người duy nhất sẽ nắm giữ và quản lí tài sản này thông qua tài khoản, mật khẩu , gmail, Số điện thoại và căn cước công dân,

*Về quyền sử dụng:

Đây là quyền năng hiển nhiên của người sở hữu tài sản ảo, đó quyền sử dụng nó vào bất cứ mục đích nào : giải trí, kinh doanh, đầu tư…

*Về quyền định đoạt:

quyền định đoạt là quyền tự do chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền

sở hữu tài sản đó

b) Tài sản số có được coi là tài sản không?

Cụ thể điều 105, Bộ luật dân sự năm 2015 xác định "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ

có giá và quyền tài sản"

theo điều 115 Bộ luật dân sự xác định: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền” tức là quyền có thể đánh giá, quy đổi theo giá trị của tiền

Mà tài sản ảo hoàn toàn có thể trị giá được bằng tiền, có giá trị kinh tế với người

sở hữu do đó có thể coi là một loại quyền tài sản và là một loại tài sản

Tuy nhiên dù trên thực tế, các giao dịch trao đổi, mua bán, sử dụng các sản phẩm trên môi trường mạng, đang diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt từ khi có dịch Covid-19 nhuwng pháp luật vẫn chưa chính thức công nhận quyền sở hữu đối với tài sản ảo, do đó gây khó khăn trong việc xử lý tranh chấp trong các giao dịch liên quan đến tài sản nào và việc thu thuế đối với loại tài sản này

2.2.2 Các quy định liên quan đến giao dịch tài sản số

Hiện nay, Việt Nam chưa công nhận tiền ảo là một loại tài sản do đó các giao dịch liên quan đến tài sản số chưa được pháp luật bảo hộ Tuy nhiên các hành vi mua bán điểm thưởng tiền ảo và các vật phẩm trong game sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng theo nghị định 15/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt trong lĩnh vực Internet Thực

tế các hoạt động mua bán, trao đổi các tài sản ảo chủ yếu được thực hiện tự phát, thông

4

Trang 7

qua hình thức thỏa thuận trực tiếp giữa 2 bên nên tiệm ẩn rất nhiều rủi ro và khó kiểm soát

2.2.3 Quy định của pháp luật về Giải quyết tranh chấp tài sản số?

Tương tự như trong giao dịch tài sản số, các tranh chấp sẽ không được pháp luật việt nam bảo hộ Do đó các tranh chấp xảy ra chủ yếu do hai bên làm việc , thỏa thuận

và tự giải quyết Tuy nhiên tùy vào từng tranh chấp cụ thể , vẫn có thể tiến hành khởi kiện với các tội danh khác như lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự

2015 ,hoặc xử phạt nào người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ –CP về xử phạt hành chính về an ninh trật tự, an toàn xã hội

2.2.4 Thuế

Việt Nam không tiến hành thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh và giao dịch tài sản ảo Điều này làm giảm thiểu một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước Nếu tài sản ảo là tài sản thì nó cũng trở thành hàng hoá (theo quy định của Luật Thương mại) Khi đó, tài sản ảo sẽ trở thành đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế

III Tình huống

( c nêu tình huống rồi , nêu vấn đề 1, 2 trình bày các luật, trách nhiệm bồi thường, kết luận còn lại thì tớ nói )

Tôi chơi võ lâm chi mộng được 3 năm, đã có ít nhiều kinh nghiệm, trong một giải đấu , tôi cần mua thêm ngựa , giáp và trang bị vũ khí nên đã lên các hội nhóm trên facebook để hỏi mua Sau khi trao đổi tôi đã chuyển 1,6 triệu qua Tk ngân hàng để mua

2 bộ giáp , 1 con ngựa và 1thanh đao Tuy nhiên sau khi chuyển tiền cho đối tượng, họ chặn hết các liên lạc và tôi không nhận được bất cứ vật phẩm nào Vậy tôi phải làm gì

để lấy lại được tiềm thưa luật sư

Vấn đề 1: Quy định pháp luật về mua bán tài khoản, vật phẩm game

Tài khoản, vật phẩm ảo không được coi là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, do đó cá nhân thực hiện hành vi mua bán tài khoản, vật phẩm ảo hoặc

5

Trang 8

Nhóm 4 - PLTMĐT LHP: 2232PLAW3311

điểm thưởng sẽ không được pháp luật bảo hộ mà còn có thể bị xử phạt hành chính đến

3 triệu đồng theo Điều 106 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

1 Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1.

2 Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

3 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi sau:

a) Lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;

b) Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng.”

Mặc dù pháp luật quy định việc xử phạt đối với hành vi mua bán tài khoản vật phẩm game tuy nhiên trên thực tế số lượng các vụ việc bị xử phạt hành chính về hành

vi này gần như rất hiếm Bởi lẽ hoạt động giao dịch mua bán chủ yếu diễn ra trên mạng

xã hội, người bán, người mua không nắm được các thông tin cụ thể của đối phương dẫn đến cơ quan chức năng rất khó phát hiện và xử lý phạm

Vấn đề 2: Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi lừa đảo mua tài khoản, vật phẩm game

Nếu không may trở thành nạn nhân bị lừa đảo mua tài khoản, vật phẩm game, người mua cần ngay lập tức lưu lại các bằng chứng, thông tin liên quan đến đối tượng

và trình báo sự việc ra cơ quan công an Khi đó tùy theo tính chất, mức độ, cá nhân, tổ chức thực hiện các thủ đoạn lợi dụng tài khoản, vật phẩm game nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản qua mạng có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cụ thể đối với trường hợp này số tiền bị lừa đảo dưới 2 triệu đồng thời không

để lại hậu quả nghiêm trọng nên không thể truy tố trách nhiệm hình sự do đó đối tượng lừa đảo chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính từ 2-3 triệu đồng theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

6

Trang 9

“1 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

…c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;…”

Trách nhiệm bồi thường:

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

Do đó người bị hoàn toàn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại Đồng thời đây hoàn toàn

là lỗi của đối tượng lừa đảo và không có tình tiết giảm trừ do đó bạn có thể yêu cầu đầy

đủ số tiền bị chiếm đoạt

Kết luận: như vậy trường hợp này bạn có thể kiện đối tượng lừa đảo với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và họ phải chịu xử phạt hành chính từ 2-3 triệu đồng và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn

IV Bình luận

3.1 Những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện tại

Thứ nhất, về khái niệm tài sản ảo

Hiện nay pháp luật chưa đưa ra được định nghĩa cụ thể , chính thức do đó gây khó khăn trong việc xác định một vật là tài sản ảo và các vấn đề pháp lý liên quan

Thứ hai, trong lĩnh vực pháp luật dân sự

Việc Pháp luật chưa chính thức công nhận tài sản ảo là tài sản dẫn đến các quan

hệ dân sự như sở hữu, thừa kế, hợp đồng hay bồi thường thiệt hại liên quan cũng gần

7

Trang 10

Nhóm 4 - PLTMĐT LHP: 2232PLAW3311

như rơi vào “khoảng trống”, các giao dịch , tranh chấp liên quan đến tài sản ảo cũng không được pháp luật bảo hộ

Thứ ba , trong lĩnh vực pháp luật thuế

Ngày nay các giao dịch tài sản ảo diễn ra ngày càng phổ biến và có giá trị cao , các doanh nghiệp kinh doanh tài sản ảo chưa phải đóng thuế gây nên thất thoát nguồn thu của nhà nước

Thứ tư, trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh

Tuy đã có luật cấm kinh doanh các vật phẩm ảo mua bán các loại tài sản ngoài game, tuy nhiênmức xử phạt thấp , thiếu cụ thể , không đủ sức răn đe do đó dẫn đến tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng phổ biến

3.2 Giải pháp

Thứ nhất, cần có một định nghĩa rõ ràng cụ thể về tài sản ảo

Thứ hai, cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới

Thứ tư, cần thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tài sản ảo

8

Trang 11

9

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w