1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Pháp luật bảo hiểm y tế của Đức và Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ so sánh và những đề xuất cho Việt Nam

221 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 58,63 MB

Nội dung

Trang 1

KY YEU HỘI THAO KHOA HOC QUỐC TẾ (Tat cả các bài đăng đều được phản biện độc lập)

INTERNATIONALE WISSENSCHAFTLICHE KONFERENZ “KRANKENVERSICHERUNG IN VIETNAM UND DEUTSCHLAND —

EIN RECHTSVERGLEICH UND ANREGUNGEN FUR VIETNAM”

HA NOI, THANG 10 NAM 2020

Trang 2

HỘI THẢO KHOA HOC QUOC TE

Pháp luật Bao hiểm y tế của Đức va Việt Nam — Tiếp cận

từ góc độ so sánh và những đề xuât cho Việt Nam”

Thời gian: thứ Sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2020

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội, 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Dang ky dai biéuPhat biéu khai mac

- TS Tran Quang Huy, Phó hiệu trưởng Trường Dai học Luật Ha Nội- Axel Blaschke, Truong dai dién Vién FES tai Viét Nam

Phần 1: Thực trạng pháp luật bảo hiểm y tế Việt NamTổng quan Pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam

TS Tran Quang Huy, Phó Hiệu trưởng Truong Dai học Luật Ha Nộivà PGS.TS Nguyễn Hiển Phương, Phó Viện trưởng Viện Luật sosánh, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Pháp luật bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình ở Việt Nam — Thực trạngvà một số kiến nghị hoàn thiện

PGS.TS Nguyễn Hữu Chi và ThS Đoàn Xuân Trường, khoa Phápluật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Thảo luậnGiải lao

Thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế từ góc độ nghĩa vụ công dân ViệtNam - Thực trạng và một sô kiên nghị

Ths.NCS Vương Tân Việt, Truong Dai học Luật Hà Nội

Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế ở ViệtNam hiện nay

ThS.BS Nguyên Thị Hong Hải, Phó phụ trách Đơn vị nghiên cứu vàtu vấn chính sách pháp luật Bảo hiểm y tế, Hội khoa học Kinh tế - Ytế Việt Nam và ThS Phạm Minh Trang, Viện Luật so sánh, TrưởngĐại học Luật Hà Nội.

Thảo luậnNghỉ trưa

Trang 3

Phần 2: Pháp luật Bảo hiểmy tế của Đức và Việt Nam dưới góc độ so sánh

So sánh bảo hiểm y tế theo luật định ở Đức và ở Việt Nam — Nhữngkhía cạnh đặc biệt về quyền bảo hiểm và mô hình bác sỹ gia đìnhBa Karin Henke, Viện Nghiên cứu chính sách y té châu Au và phápluật xã hội, Đại học tổng hop Goethe Frankfurt am Main

Thao luan

Giai lao

Pháp luật về Quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam — Thực trạng và một sỐkiến nghị hoàn thiện trong tương quan nghiên cứu pháp luật ĐứcTS Đào Mộng Điệp, khoa Luật Kinh té, Truong Dai học Luật, Đại

học Huế.

Chế độ hưởng bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam và Đức —Nhìn từ góc độ so sánh

TS Lê Thị Thuý Hương, Phòng Nghiên cứu khoa học — Hợp tác quốc

té, Truong Dai hoc Luat Thanh pho Hồ Chí Minh.

Thảo luận

Phát biểu bé mạc hội thảo

TS Tran Quang Huy, Phó hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội.

Trang 4

MỤC LỤC

(Tat cả các bài đăng đều được phản biện độc lập)

TONG QUAN PHAP LUẬT BẢO HIẾM Y TE VIỆT NAM ¿-s5-:

TS Trần Quang Huy

PGS.TS Nguyễn Hiền Phương BẢO HIẾM Y TẾ TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐKIÊN NGHỊ TRONG TƯƠNG QUAN NGHIÊN CỨU PHAP LUẬT ĐỨC

PGS.TS Nguyễn Hiền Phương PHAP LUẬT BẢO HIẾM Y TE DOI VỚI HO GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM THUCTRANG VA MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIEN - - + 2 s+t+E+EzEereceei

PGS.TS Nguyễn Hữu Chí

ThS Đoàn Xuân Trường

THỰC HIỆN PHAP LUẬT BẢO HIẾM Y TE TỪ GÓC ĐỘ NGHĨA VUCONG DÂN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ MOT SỐ KIÊN NGHỊ

NCS Vuong Tan Việt

THUC TRANG PHAP LUAT BAO HIEM Y TE VIET NAM VA DINH

HƯỚNG HOÀN THIEN ccscsccsssececsesecscscscsesecsesucecsesucecsucecsesucarsueasaesucacsnsucateneacaenees BS.ThS Nguyễn Thị Hồng Hải

ThS Phạm Minh Trang

TONG QUAN VE CÁC CẤU TRÚC CƠ BAN CUA BẢO HIẾM Y TE THEOLUẬT ĐỊNH O ĐỨC tt S31 11181111111 1151111111111 1111111111111 111 1e cxeE

GS TS Claudia Maria Hofmann

SO SÁNH BAO HIẾM Y TE THEO LUẬT ĐỊNH Ở ĐỨC VA VIET NAM -NHUNG KHIA CANH DAC THU CUA LUAT BAO HIEM VA CHAM SOC YTE THEO MÔ HINH LAY BÁC SĨ GIA DINH LAM TRUNG TÂM

Karin Henke

PHAP LUAT VE QUY BAO HIEM Y TE O VIET NAM THUC TRANG

VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ TRONG TƯƠNG QUAN NGHIÊN CUU PHAPLUAT DUG cocececccscsesscscscscscsecscsescscsusucsescavssusacscssavsusasacseavsvssacacscavsususacseatavstsasacseateeess

TS Đào Mong Điệp

Trang 5

CHE DO HUONG BAO HIEM Y TE TRONG PHAP LUAT VIET NAM VACONG HOA LIEN BANG ĐỨC - NHIN TỪ GOC ĐỘ SO

SÁNH -TS Lê Thị Thúy Hương

PHAP LUAT VE BẢO HIẾM Y TE VA CHAM SOC Y TE CƠ BẢN DOI VỚITRE EM, NGƯỜI NGHEO VA DOI TƯỢNG TRỢ GIÚP XA HỘI O VIETNAM - THUC TRANG VA MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN

ThS NCS Phạm Thị Hải Dịu

PHÁP LUẬT VE TO CHỨC THUC HIEN BẢO HIẾM Y TE VIỆT NAM -THUC TRẠNG VA MỘT SO KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN TRONG TƯƠNGQUAN NGHIÊN CỨU PHÁP LUAT ĐỨC - - ¿+ +St+k+E£EE+E+EeEE+EeEezksrerxsxeree

TS Phan Thị Thanh Huyền

Trang 6

TONG QUAN PHÁP LUAT BẢO HIẾM Y TE VIET NAM

TS Tran Quang Huy’ PGS.TS Nguyễn Hiền Phương ` Tóm tắt: Bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời như một nhu câu tất yếu của con người trong cuộc sống vì mục đích bảo vệ cho sức khỏe cho người dân khi gặp phải những rủi ro, bệnh tát Ở Việt Nam, BHYT là một trong những trụ cột chính của hệ thong an sinh xã hội (ASHX) quốc gia có vai trò dam bảo thanh toán chỉ phí y tế trực tiếp cho người tham gia không nhằm muc đích thương mai Ra đời cách đây hơn 30 năm và không ngừng hoàn thiện, cho đến nay Việt Nam là một trong những quốc gia được TỔ chức Y tế thé giới (WHO) đánh giá cao với phạm vi bao phủ toàn dân, từng bước nâng cao quyền lợi hưởng cho người bệnh Bài viết nghiên cứu tong quan về pháp luật BHYT Việt Nam với những nội dung vẻ lý luận, lịch sử phát triển và khái quát thực trạng pháp luật hiện hành về đối tượng tham gia, chế độ hưởng, tài chính và tổ chức thực hiện theo thông lệ khảo sát của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ở các quốc gia trong điêu tra định kỳ về

ASXH Đây là những nội dung có ý nghĩa làm cơ sở cho nghiên cứu chuyên sâu

về pháp luật BHYT Việt Nam, giúp đưa đến cái tổng quan về pháp luật BHYT Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật quốc gia khác.

Từ khoá: bảo hiểm y tế, pháp luật bảo hiểm y tế, an sinh xã hội, hưởng bảo hiểm y té, quỹ bảo hiểm y tế.

1 Bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam 1.1 Khái niệm bảo hiểm y tế

BHYT là chế độ bảo hiểm nhăm chỉ trả những chỉ phí y tế cho người tham gia không nhằm mục đích kinh doanh BHYT có thé được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau từ xã hội, kinh tế đến pháp lý.

Nhìn từ góc độ xã hội, BHYT là một hình thức tương trợ cộng đồng có ý

nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong xã hội và được xã hội hoá theo nguyên tắc “số đông bù số ít” Các thành viên trong xã hội đóng góp một phần thu nhập để tạo ra quỹ chung, không vì

mục tiêu lợi nhuận nhăm chăm sóc y tê cho chính mình và cho các thành viên

” Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Luật Hà Nội

** Phó Viện trưởng Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 7

khác Tính xã hội của BHYT cũng được thê hiện ở đối tượng tham gia BHYT và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách BHYT Theo đó đối tượng

tham gia BHYT có tính phổ quát, bao gồm mọi thành viên không phân biệt bất

kể tiêu chí nào Việc thực hiện BHYT thé hiện vai trò quan trọng của nhà nước,

như là một trách nhiệm với người dân Nhà nước không chỉ giữ vai trò trung tâm

tổ chức, quản lý thậm chí còn giữ vai trò bảo trợ việc thực hiện BHYT và đặc biệt hầu hết các quốc gia đều có những chính sách hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần khoản phí đóng BHYT cho một số đối tượng yếu thé nhất định.

Dưới góc độ kinh tế, BHYT là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế gắn với việc huy động các nguồn lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo

hiểm đề hình thành nên một loại quỹ tài chính chung Quỹ tài chính này có chức năng chi trả toàn bộ hoặc một phần các khoản chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia khi họ gặp phải những rủi ro về sức khoẻ Có thể thấy, dưới góc độ kinh tế, BHYT là sự đảm bảo về mặt vật chất, tức là khi người tham gia và gia đình họ có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do các rủi ro về sức khỏe gây ra, họ sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh từ nguồn quỹ chung Mặt khác, cũng phải thừa nhận chỉ phí y tế cho người bệnh còn phục thuộc vào dich vụ y tế với những yếu tổ kinh tế tác động vì vậy đòi hỏi điều tiết kinh tế y tế của các quốc gia.

Nếu nhìn nhận từ góc độ pháp lý thì có thể thấy quyền được chăm sóc y tế

là một trong những quyền cơ bản của con người được tuyên ngôn nhân quyền khăng định và được pháp luật của các quốc gia thừa nhận Tham gia BHYT vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của các thành viên trong xã hội bởi tham gia

BHYT vừa vì lợi ích của chính bản thân người tham gia và vì lợi ích chung của

cả cộng đồng Đảm bảo điều kiện sống cơ bản của người dân cũng là trách

nhiệm của nhà nước Việc xây dựng hệ thống pháp luật BHYT chính là cách mà

nhà nước thực hiện trách nhiệm va vai trò của mình trong công tác chăm sóc sứckhoẻ của nhân dân.

Dù được tiếp cận từ góc độ nào thì BHYT đều có mục tiêu là ASXH, sẻ chia rủi ro, hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít nhằm huy động tài

chính chi trả chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia khi họ ốm đau, bệnh

tật, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

Theo quan điểm của WHO, thé hiện trong Tuyên bố Alma — Anta năm 1978 thì BHYT “loai hình bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận và được tiếp

Trang 8

cận chủ yếu dưới góc độ quyển con người” Cách tiếp cận về BHYT của WHO hiện nay được hầu hết các quốc gia thống nhất sử dụng Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia mà cách thức tô chức thực hiện BHYT có thé

khác nhau Trên thế giới có nhiều mô hình BHYT khác nhau được xây dựng ở

các quốc gia khác nhau Một số mô hình BHYT nổi bật như mô hình Otto Von

Bismarck ở Đức, mô hình William Henry Beveridge ở Anh, mô hình BHYT

quốc gia ở Canada Mỗi mô hình BHYT được thiết lập với các chế độ đóng, hưởng, cách thức quan lý, t6 chức có thé khác nhau nhưng nhìn chung ở mô

hình nào thì BHYT cũng được coi là một nội dung của ASXH và là loại hình

bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp

rủi ro, 6m dau, bệnh tật.

Ở Việt Nam, BHYT là bộ phận cấu thành của ASXH, BHYT có mối quan hệ mật thiết với bảo hiểm xã hội (BHXH) Tuy nhiên khái niệm BHYT có sự độc lập với khái nệm BHXH Theo đó, BHYT được hiểu là “hình thức bảo

hiểm bắt buộc được áp dụng doi với các đối tượng theo quy định của Luật này dé chăm sóc sức khỏe, không vì muc đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực

hiện” (Khoản 1 Điều 2 Luật BHYT năm 2008) Có thể thấy, khái niệm BHYT của Việt Nam cũng tương đồng với khái niệm BHYT mà quốc tế đưa ra Đó là khang định BHYT là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm chăm

sóc sức khoẻ cho người dân, không vì mục tiêu lợi nhuận.

BHYT là một nội dung của ASXH, nên ngoài các đặc trưng chung của

ASXH thì BHYT còn mang những đặc điểm riêng biệt như:

- Đối tượng tham gia BHYT rất rộng bao gồm tất cả thành viên trong xã

hội, không có bất kỳ tiêu chí nào giới hạn đối tượng tham gia BHYT.

- BHYT nham chăm sóc sức khoẻ cho người tham gia BHYT khi họ bị

bệnh tật, 6m đau bằng việc thanh toán các chi phí y tế khi họ cần sử dụng.

- Người tham gia BHYT phải đóng phí BHYT nhưng mức hưởng không

phụ thuộc vào mức đóng, thời gian đóng mà phụ thuộc vào nhu câu của người

bệnh và khả năng cung ứng dịch vụ y tế của cơ sở khám chữa bệnh.

- Quan hệ BHYT là quan hệ diễn ra giữa ba bên: bên thực hiện BHYT, bên tham gia BHYT và cung ứng dịch vụ y tế (cơ sở khám chữa bệnh)

Từ những phân tích trên, có thể thấy sự khác biệt lớn giữa BHYT do nhà

nước cung cấp và các hình thức bảo hiểm thương mại như bảo hiểm nhân thọ,

bảo hiểm sức khoẻ, BHYT thương mại Cùng mục đích chia sẻ rủi ro khi gặp

Trang 9

ốm đau, tật bệnh nhưng điểm khác biệt lớn nhất của BHYT (còn gọi là BHYT

xã hội) với các hình thức BHYT thương mại là mục đích lợi nhuận hay phi lợi

nhuận của chủ thé thực hiện BHYT thương mai có mục đích kinh doanh thu lợi nhuận nên chủ thể thức hiện là công ty hoạt động kinh doanh chứ không phải là nhà nước, gói quyền lợi đa dạng đảm quyền quyên lựa chọn cho người tham gia mà không có tính cơ bản, phô quát toàn dân Nghia vu đóng tài chính và quyền lợi hưởng trong BHYT thương mại phụ thuộc vào sự thống nhất ý chí của người mua và bán bảo hiểm mà không được quy định có tính đồng nhất đảm bảo tương trợ, số đông bù số ít chia sẻ rủi ro phạm vi rộng như BHYT xã hội Tuy nhiên,

cũng phải khang định rang cả BHYT xã hội và BHYT thương mại đều có ý

nghĩa đối với việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân và ở nhiều quốc gia cũng thiết kế hệ thống BHYT với sự phối hop của hai hệ thống này với những gói quyền lợi cơ bản và nâng cao với những hình thức bắt buộc và tự nguyện.

1.2 Ý nghĩa của bảo hiểm y tế

BHYT là một bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thông ASXH, nó có ý nghĩa

hết sức quan trọng không chỉ với người dân, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với nhà nước và xã hội, cụ thé:

- Đối với mỗi cá nhân, BHYT không chỉ đảm bảo quyền được chăm sóc

sức khoẻ - quyền con người cơ bản mà còn là một hình thức trợ giúp tài chính

hiệu quả cho chính ban thân người tham gia BHYT và gia đình của họ Cuộc

song cua con người khó tránh khỏi ốm đau, bệnh tật Khi con người bị ốm đau,

bệnh tật, không những thu nhập của họ bị giảm sút mà họ còn phải bỏ ra một

khoản chi phí nhất định cho việc chăm sóc sức khoẻ, điều trị bệnh tật Nếu họ

không tham gia BHYT, họ phải trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh Tuy nhiên,

nếu tham gia BHYT họ sẽ nhận được sự chia sẻ của cả cộng đồng, chi phí khám bệnh, chữa bệnh sẽ được giảm đáng kể.

- Đối với nhà nước, BHYT mang ý nghĩa là một quỹ tích lũy, dự trữ quốc

gia trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân Nhà nước có trách nhiệm xây

dựng chính sách BHYT dé đảm bảo ASXH Bên cạnh đó BHYT còn là một công cụ đắc lực của nhà nước tạo nên sự công băng xã hội trong chăm sóc sức

khoẻ toàn dân Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân trước hết là đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng tốt, dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, có chính sách trợ giúp người nghèo được khám, chữa bệnh khi 6m đau.

Trang 10

- Đối với xã hội, BHYT mang ý nghĩa nhân văn, xã hội sâu sắc Tính nhân

văn của BHYT thé hiện ở mục đích chia sẻ rủi ro về sức khoẻ, sự tương hỗ giữa

người giàu - người nghèo, gitta người trẻ - người già, giữa người khoẻ mạnh —

người ốm đau, bệnh tật Hơn thế nữa, tính nhân văn, xã hội của BHYT còn thê

hiện ở chỗ mức đóng BHYT khác nhau dựa trên thu nhập nhưng mức hưởng

BHYT về nguyên tắc là trên cơ sở mức độ bệnh tật cần điều trị.

BHYT thúc đây sự phát triển cơ chế quản lý y tế trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ BHYT hình thành nên mối quan hệ giữa các chủ thé trong hoạt động

khám, chữa bệnh và ít nhiều chịu sự chi phối bởi các quy luật thị trường Theo đó, mối quan hệ giữa cơ sở và người khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động giữa các cơ sở khám chữa bệnh cần được đảm bảo hài hoà đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất

cho người bệnh vì mục đích chung phát triển mỗi quốc gia.

2 Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo hiểm y tế

Việt Nam

2.1 Giai đoạn trước khi ban hành luật bảo hiểm y té (rước năm 2008) Vào cuối những năm 80, khi cơ chế cũ cần xoá bỏ mà cơ chế mới chưa

hình thành, các cơ sở khám chữa bệnh đứng trước một khó khăn thử thách, đó là

tình trạng thiếu kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế tăng không

bù kịp tốc độ lạm phát Thêm vào đó, nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tăng,

người bệnh đòi hỏi được chăm sóc y tế một cách nhanh chóng và hiệu quả Trước tình hình đó, Nhà nước đã có phương châm đổi mới lĩnh vực y tế theo

tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thé hiện trong Nghị quyết Đại hội

VI của Đảng Theo đó, nhà nước đã cho phép các cơ sở khám chữa bệnh được

thu thêm một phần viện phí cho các hoạt động y tế tại cơ sở khám chữa bệnh Tuy nhiên, giải pháp này cũng không thể giải quyết một cách triệt dé tình trạng trên, mà chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu khám chữa bệnh của một số ít đối

tượng, chủ yếu là những người có thu nhập khá.

Ngày 26/10/1990, Hội đồng Bộ trưởng (này là Chính phủ) ra Thông tri số

3504/KG chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thàn phố, đặc khu trực thuộc Trung

ương va Bộ Y tế tổ chức thí đêm BHYT Từ đó, đúc kết kinh nghiệm dé tổ chức

BHYT phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.

Ngày 15/4/1992, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khoá VIII thông qua, trong đó khang định “?c hiện BHYT tao điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ” Đây được coi là cơ sở

Trang 11

pháp lý quan trọng, tạo tiền dé cho việc triển khai chính sách BHYT ở nước ta

sau này.

Cùng năm này, Điều lệ BHYT ra đời đánh dấu quá trình đổi mới của hoạt

động y tế, giải quyết được những bat cập của việc thu viện phí trực tiếp, huy động sự đóng góp của một bộ phận người dân có kha năng chi trả, hạn chế sự bao cấp tràn lan của ngân sách Nhà nước dé tập trung cho những đối tượng ưu

đãi xã hội, người nghèo trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ Thời kỳ này,

các quy định về BHYT y tế có một số đặc trưng:

- Hình thức tham gia BHYT là bắt buộc nhưng đối tượng hẹp, chỉ bao gồm

lực lượng lao động trong bộ máy nhà nước và NLD có quan hệ lao động ổn định như cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ hưu trí, mắt sức lao động ở các khu

vực hành chính sự nghiệp, người lao động khu vực sản xuất kinh doanh của nhà

nước và tư nhân có từ 10 lao động trở lên.

- Mức đóng được xác định trên cơ sở tiền lương trong quan hệ lao động là 3% và được chia theo tỷ lệ 2/3 thuộc NSDLD va 1/3 đối với NLD.

- Quỹ BHYT được quản lý theo cấp tỉnh, hạch toán độc lập không có sự bù

đắp, điều tiết, hỗ trợ lẫn nhau vì vậy việc chi tiêu quỹ không thống nhất giữa các

địa phương.

Có thể thấy, sự ra đời của BHYT trong giai đoạn này đã bước đầu thực hiện được những yêu cầu của đất nước, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi địa phương, mỗi ngành và thu hút được số lượng người tham gia nhất định Tuy nhiên, thời kỳ này, hệ thống văn bản quy định thiếu tính chặt chẽ, đồng bộ gây khó khăn cho việc thực hiện Thêm vào đó, việc quản lý quỹ thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng quyền lợi BHYT không giống nhau trên phạm vi

toàn quốc Cùng với đó, tình trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh làm cho hệ

thong BHYT đứng trước nguy cơ mat cân đối thu chi.

Trước tình hình đó, ngày 13/8/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số

58/1998/NĐ-CP nhằm mở rộng chính sách BHYT, đa dạng hoá các loại hình

BHYT dé mở rộng đối tượng tham gia’, xác định rõ nhiệm vu của các bên liên quan trong việc thực hiện BHYT Thống nhất việc quản lý dé triển khai BHYT

một cách đồng bộ Theo đó, quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất trên

! Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia BHYT với một số nhóm đối tượng nữa như: cán bộ xã, phường, thị trần

hưởng sinh hoạt phí hàng tháng, người làm việc trong các cơ quan dân cử từ trung ương đên xã pường, đôi tượnglà người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng

Trang 12

phạm vi cả nước và được hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước Đồng thời, mở rộng thêm quyên lợi của người tham gia BHYT: được thanh toán một phan chi phí đối với các trường hợp khám chữa bệnh theo yêu cầu hoặc tự chọn thây thuốc.

Đặc biệt, năm 2003, hệ thống BHYT Việt Nam được chuyên sang BHXH và được tô chức, hoạt động theo quy định tại Nghị định 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính Phủ Theo đó, quỹ BHYT trở thành quỹ thành phần của quỹ BHXH, được quản lý tập trung thống nhất toàn diện theo Quy chế tài chính

đối với BHXH Việt Nam.

Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP kèm theo

Điều lệ BHYT Có thể nói, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP là bước tiễn quan

trọng, tạo tiền đề cho việc xây dựng luật BHYT sau này Nghị định đã quy định

mở rộng đối tượng tham gia BHYT với hai hình thức tham gia bắt buộc và tự

nguyện nhằm bao quát toàn bộ người dân BHYT bắt buộc áp dụng tới 14 nhóm

đối tượng, trong đó có nhiều đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó

khăn, thân nhân sỹ quan QDND và CAND BHYT tự nguyện được chú trọng

nhiều tới nhóm học sinh sinh viên, lao động phi chính thức và bước đầu đề cập tới hộ gia đình, hội viên đoàn thé Số người tham gia và độ bao phủ thé hiện rõ sự phát triển của BHYT giai đoạn nay.’ Bên cạnh việc mở rộng đối tượng, quyên lợi của người tham gia BHYT cũng từng bước được mở rộng hon so với

giai đoạn trước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật BHYT giai đoạn này vẫn bộc lộ không ít hạn chế Nghị định số 63/2005/NĐ-CP đã tạo kẽ hở để các cơ sở khám chữa bệnh lạm dụng quỹ BHYT, mức đóng bảo hiểm thấp,

phạm vi chỉ trả cao Hình thức tham gia tự nguyện chủ yếu nhắm tới nhóm đối tượng có nguy cơ sử dụng dịch vụ mới tham gia, nguyên tắc cộng đồng chia sẻ

rủi ro, lây số đông bù số ít chưa được thực hiện tốt Đây chính là nguyên nhân

chính làm gia tăng liên tục chí phí khám chữa bệnh và mat cân đối thu chi quỹ

BHYT trong giai đoạn này.

Pháp luật BHYT thiếu khả năng dự báo, trong khi chế tài đảm bảo tuân thủ pháp luật còn hạn chế, do vậy, cả về nội dung và hình thức pháp luật BHYT đứng

trước một nhu cầu cần sửa đổi một cách toàn diện bằng việc ban hành một đạo luật riêng Đây chính là cơ sở, tiền để cho việc xây dựng luật BHYT năm 2008.

'Xem phụ lucl: Bảng số người tham gia và diện bao phủ BHYT giai đoạn 1992 - 2006, Báo cáo đánh giá 15 năm

thực hiện chính sách BHYT 1992 - 2007.

Trang 13

2.2 Giai đoạn từ khi ban hành luật BHYT đến nay

Với mục tiêu cấp quốc gia về bao phủ y tế toàn dân, nâng cao chất lượng

dịch vụ, an toàn tài chính, luật BHYT năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009 Day là

luật BHYT đầu tiên của nước ta, đánh dấu bước phát triển quan trọng của BHYT Việt Nam Sự ra đời của Luật BHYT năm 2008 đã khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật về BHYT giai đoạn trước, đáp ứng yêu câu phát triển

BHYT với định hướng BHYT toàn dân Thành công lớn nhất phải kế đến là lần

đầu tiên chính thức quy định một hình thức tham gia BHYT bắt buộc với phạm

vi bao quát toàn bộ đối tượng gom 25 nhóm cụ thé quy dinh tai diéu 12 Luat BHYT 2008 BHYT toàn dân được xác định là đích đến với lộ trình hoàn thành

vào 2014.

Nhìn chung, các hạn chế của pháp luật BHYT giai đoạn trước đây đã được Luật BHYT 2008 khắc phục Quy định về phạm vi bao phủ của BHYT tiếp tục được mở rộng một cách đột phá bằng quy định về lộ trình BHYT toàn dân, quyền lợi hưởng BHYT được nâng cao trong tương quan tăng mức đóng gop,

huy động sự tham gia của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trong khám chữa

bệnh BHYT Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho đến 30/6/2012 đã có khoảng 56 triệu người tham gia chiếm 64% dân số.

Mặc dù vậy, các quy định và đặc biệt là việc thực hiện Luật BHYT 2008

bộc lộ nhiều hạn chế sau 5 năm thực hiện, chang hạn như về hình thức tham gia tự nguyện trở thành một hạn chế trong tiễn trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn

dân với “lựa chọn ngược” cho những người có nguy cơ bị bệnh tham gia, lực

lượng công an vẫn chưa thực hiện việc tham gia theo quy định Luật BHYT Mục

tiêu bao phủ BHYT toàn dân vào năm 2014 đã không thành công vì những khó

khăn của nền kinh tế giai đoạn đó Bên cạnh đó, chế độ hưởng còn những điều chưa hợp lý về phạm vi thanh toán, mức cùng chi trả còn chưa công băng ở một

số đối tượng, thủ tục còn chồng chéo, chế tài chưa đủ nghiêm khắc đảm bảo

thực thi pháp luật Sau đó, mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân, tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 được đề cập trong Nghị quyết 21-NQ/TW và yêu cầu cấp thiết của việc hoàn thiện

pháp luật BHYT Việt Nam, việc sửa đổi bổ sung Luật BHYT 2008 đã được đặt ra Ngày 13/6/2014 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi b6 sung một số điều của Luật BHXH số 46/2014/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Trang 14

Điểm nổi bật nhất của Luật sửa đôi bổ sung Luật BHYT lần này là việc một hình thức tham gia duy nhất là bắt buộc đối với mọi đối tượng Đây là một điểm

mới thé hiện quyết tâm chính trị nhằm thúc đây thực hiện BHYT toàn dân theo

tinh thần của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị Luật BHYT sửa đổi quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tham gia BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí KCB, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số đối tượng yếu thé, tiếp tục mở rộng phạm vi thanh toán chi phí y tế, cải cách việc tô chức thực hiện BHYT với những quy định về “thông tuyến”

khám chữa bệnh, quy trình khám chữa bệnh và thủ tục thanh toán chi phi KCB

Sau gần 4 năm thực hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2018 ngày 17/10/2018 quy định chỉ tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều

của Luật BHYT thay thế cho Nghị định số 105/2014/NĐ-CP 3 Thực trạng quy định pháp luật bảo hiểm y tế hiện hành 3.1 Hệ thống văn bản pháp luật bảo hiểm y tế hiện hành

Trải qua gần 30 năm thực hiện BHYT, hệ thống văn bản pháp luật y tế

ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng Luật BHYT được ban hành

và sửa đổi kịp thời đề điều chỉnh quan hệ BHYT phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước Bên cạnh đó, nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới

được ban hành nhăm điều chỉnh, sửa đổi chính sách BHYT Có thé thay Chính phủ luôn quan tâm, sát sao trong việc phát triển BHYT, sự phù hợp đúng đắn của

BHYT cũng như những yêu cầu khách quan cần xã hội hoá BHYT, tiến tới bao phủ BHYT toàn dân Trong đó, phải kế đến một số văn bản pháp luật hiện hành có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ BHYT trên thực tế như:

- Luật BHYT năm 2008

- Luật BHYT năm 2014 sửa đổi, b6 sung một số điều của luật BHYT

năm 2008;

- Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác BHXH, BHYT trong giai đoạn 2012-2020;

- Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT;

- Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ

BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp;

- Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện

BHYT đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu;

Trang 15

- Thông tư 39/2017/TT-BYT quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y

tẾ cơ SỞ;

- Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh

BHYT ban đầu và chuyền tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

- Thông tư 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp;

- Quyết định 1313/QD-BHXH của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban

hành quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về

BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp

Có thê thấy, hệ thống pháp luật BHYT phần nào đã thể hiện tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản Pháp luật BHYT không ngừng cải cách, hoàn thiện dé phù hợp với thực tiễn Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn của nhà nước đối với

chính sách ASXH nói chung và BHYT nói riêng.

3.2 Đối tượng tham gia bảo hiểm y té

Nếu luật BHYT năm 2008 liệt kê 25 đối tượng thuộc diện tham gia BHYT

thì luật BHYT sửa đôi năm 2014 đã nhóm các đối tượng đó thành 6 nhóm dựa trên cơ chế tài chính đóng góp của mỗi nhóm nhằm mục đích bao quát toàn bộ dân chúng hướng tới hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân Theo đó, 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định gồm:

Thứ nhất, nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, được quy định tại Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HDLD) không xác định thời han, hợp đồng

lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị

sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền

lương; cán bộ, công chức, viên chức; Người hoạt động không chuyên trách ở xã,

phường, thị tran Day là nhóm đối tượng tham gia có tính “truyền thông”, đóng

góp thường xuyên từ thu nhập tương đối ổn định cho quỹ BHYT.

Thứ hai, nhóm do cơ quan BHXH đóng, nhóm này được quy định tại Điều 2 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Nhóm bao gồm 6 đối tượng đang hưởng

BHXH hàng tháng hay đang hưởng trợ cấp chữa bệnh dài ngày, đang nghỉ hưởng

trợ cấp thai sản khi sinh/nuôi con Đây là những đối tượng đang trong tình trạng

tạm dừng hoặc không tham gia quan hệ lao động nên không hưởng lương từ

Trang 16

người sử dụng lao động BHXH sẽ đóng phí thay cho họ Biện pháp này đảm bảo

tính liên tục trong việc tham gia BHXH, nhất là các đối tượng yếu thế.

Thứ ba, nhóm do ngân sách nhà nước đóng chủ yêu là những đối tượng

“chính sách” (Việt Nam gọi là đối tượng chính sách, để chỉ các đối tượng được

hỗ trợ từ ngân sách nhà nước) Theo quy định tại Điều 3 Nghị định SỐ 146/2018/NĐ-CP, nhóm đối tượng này bao gồm người có công với cách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ, cựu chiến binh, đại biéu quốc hội và đại biéu hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn", người đã hiến bộ phận cơ thé người, cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hăng tháng từ ngân sách nhà nước, người đã thôi hưởng trợ cấp mat sức lao động đang hưởng trợ cấp

hang tháng từ ngân sách nhà nước, đại biéu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dan các cấp đương nhiém,

Thứ tư, nhóm do NSNN hỗ trợ mức đóng Các đôi tượng của nhóm này

được hưởng trợ cấp một phân từ ngân sách nhà nước để đóng phí BHYT.Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, nhóm đối tượng này bao

sồm những đối tượng có khó khăn về kinh tế như hộ cận nghèo, học sinh sinh

viên, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diém

nghiệp có mức sống trung bình Nhìn chung, thực trạng trên vẫn cho thấy một thách thức với công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, khi những đổi tượng

này vẫn hạn chế về nhận thức về ý nghĩa của BHYT, khả năng tài chính tham gia

BHYT eo hẹp (mặc dù mức đóng không cao) Cũng phải nhận thức rõ việc hỗ trợ

của Nhà nước cho việc đóng phí tham gia BHYT chỉ có giới hạn, nhất là trong bối

cảnh tình hình tài chính công khó khăn trong những năm gần đây.

Thứ năm, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, bao gom các đối tượng

quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Nhóm này bao gồm

các hộ gia đình không thuộc các nhóm khác Hộ gia đình phải đóng toàn bộ phí

BHYT cho thành viên gia đình vào quỹ BHYT Khởi điểm với những quy định

tham gia từ 2009” với hy vọng BHYT bao phủ toàn dân song, BHYT theo hộ gia

đình trong giai đoạn đầu thực hiện đã không đạt được kết quả như mong doi,

thậm chí không khuyến khích được người dân tham gia.

' Quyết định số 59/QD-TTG ngày 19/11/2015 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn

2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

? Khoản 2 Điều 12 Luật BHYT năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/7/2009, quy định nhóm đối tượng này sẽ thamgia BHYT bắt buộc từ ngày 01/01/2012 theo Điều 51 Luật BHYT năm 2008.

Trang 17

Thứ sáu, nhóm do người sử dụng lao động đóng Tham gia BHYT theo

nhóm do NSDLD dong là một hướng dẫn mới của Chính phủ theo Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/12/2018 Nhóm đối tượng này bao gồm thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu Đây chính là những đối tượng trước đó được quy định thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT nhóm do được NSNN đóng nhưng được chuyên thành nhóm do

NSDLĐ đóng Quy định này có ý nghĩa góp phần giảm gánh nặng NSNN, đồng thời phù hợp hơn trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đang thuộc

lực lượng vũ trang đã và đang chuyên đổi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

Băng việc quy định một hình thức tham gia duy nhất là bắt buộc và quy định phạm vi đối tượng toàn diện, bao quát toàn bộ dân chúng có thể nói Việt

Nam là một trong những quốc gia đã thành công trong việc thực hiện BHYT toàn dân Với những nỗ lực trong tô chức thực hiện, sau 6 năm thức hiện Luật

BHYT, tính đến năm 2019, số người tham gia BHYT ở Việt Nam là khoảng 86 triệu người (đạt tỷ lệ bao phủ 90% dân số) Như vậy, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đặt ra

tại Nghị quyết số 21-NQ/TW của BCT đạt 90% dân số tham gia vào năm 2020 và khả năng cao sẽ hoàn thành tỷ lệ 95% vào năm 2025'.

3.3 Quyên lợi hưởng bảo hiểm y tế

Song song với việc mở rộng đối tượng hướng tới BHYT toàn dân, quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia được xác định là yếu tố quan trọng tương xứng để đánh giá về một hệ thống BHYT quốc gia Tuỳ thuộc vào việc theo đuổi các mô hình BHYT khác nhau trên thế giới mà các qué gia thiết lập các loại quỹ với quyên lợi hưởng và mức đóng có sự nhau nhất định song, việc theo đuôi mô hình BHYT theo cơ chế tài chính đóng góp cung ứng công cộng với va trof quan trọng của nhà nước nên chế độ hưởng được quy định có tính chế độ

phổ quát, không phân biệt quyền lợi hưởng giữa các nhóm đối tượng và sử dụng

một quỹ BHYT chung duy nhất.

Về điều kiện hưởng BHYT Người tham gia BHYT được cấp thẻ BHYT và

phải xuất trình thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh Đồng thời, người bệnh phải

' Theo Vụ trưởng vụ BHYT, Bộ Y tế Lê Van Kham

Trang 18

khám chữa bệnh tại cơ sở có ký kết hợp đồng khám chữa bệnh với cơ quan BHYT thì họ mới được hưởng BHYT Thẻ BHYT được cấp trong thời hạn 10 ngày kế từ ngày tổ chức BHYT nhận hồ so cấp thẻ BHYT và không kèm theo điều kiện kiểm tra sức khoẻ trước khi tham gia Thông thường thẻ BHYT có giá trị sử dụng ké từ ngày đóng phí BHYT (trừ nhóm đối tượng được ngân sách nhà

nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình tham gia

không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá tri sử

dụng sau 30 ngày kế từ ngày đóng BHYT) Thẻ BHYT thể hiện các thông tin cá

nhân của người tham gia như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ; mức hưởng

BHYT, thời điểm có hiệu lực của thẻ; cơ sở khám chữa bệnh ban đầu do người tham gia BHYT đăng ký (Điều 17 Luật BHYT sửa đổi năm 2014) Thủ tục

khám chữa bệnh BHYT cũng được quy định tại chương V Luật BHYT và hướng

dẫn thực hiện chương IV Nghị định 146/2018/NĐ-CP với quy trình tương đối đơn giản và mở rộng thông tuyến cho các cơ sở khám chữa bệnh

- Về phạm vi hưởng BHYT: Cũng giống như các quốc gia khác, quyền lợi

hưởng BHYT đều được quy định giới hạn về phạm vi, đồng nghĩa với việc không phải mọi trường hợp, mọi chi phí đều được BHYT thanh toán Việc xác định phạm vi thanh toán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tài chính, khả năng

cung ứng của hệ thống y tế và nhu cầu bảo vệ sức khoẻ

Người tham gia BHYT ở Việt Nam được chi trả chi phí khám, chữa bệnh,

phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con Chi phí vận chuyên người

bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với lực lượng vũ trang,

người có công với cách mạng và thân nhân, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, trẻ em, hộ gia đình nghèo (Điều 21 Luật BHYT năm 2014) va không được thanh

toán trong 12 trường hợp quy định tại Điều 23, cụ thể gồm: chi phí y tế ngân sách nhà nước đã chỉ trả; chi phí điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng: khám sức khoẻ; xét nghiệm chân đoán thai không nhằm mục đích điều

trị; sử dụng hỗ trợ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình ; dịch vụ thầm mỹ; điều trị lác, cận thị, và tật khúc xạ mắt (trừ trẻ em dưới 6 tuổi); sử dụng vật tư y tế chân

tay giả, mắt giả, máy trợ thính ; khám chữa bệnh, phục hồi chức năng trong

trường hợp thảm hoạ; khám chữa bệnh cai nghiện ma tuý, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác; giám định y khoa, tâm thần, pháp y; tham gia thử nghiệm lâm

sàng, nghiên cứu khoa học.

Trang 19

Việc quy định phạm vi thanh toán BHYT ở Việt Nam cần được nhìn nhận

trong sự phát triển nâng cao quyền lợi Theo đó, năm 2008 chúng ta quy định phạm vi rộng hơn sau đó được xác định hẹp lại vào năm 2014 đồng nghĩa với quyền lợi của người tham gia BHYT được nâng cao hơn Tiêu biểu nhất phải

tính đến việc quỹ BHYT đã thanh toán cho các chi phí tai nạn giao thông, tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Điều này làm tăng tính hấp dẫn cuả BHYT rất nhiều, bởi những chi phí này thường là chi phí lớn nên hay gặp phải rủi ro trong việc đảm bảo chỉ trả của các chủ thê liên quan.

- VỀ mức hưởng BHYT

Trước đây Nghị định số 58/1998/NĐ-CP quy định đồng chi trả chi phí

BHYT với tỷ lệ quỹ BHYT dam bảo chi trả 80% và người tham gia chi trả 20%

chi phí khám chữa bệnh nhưng đến Nghị định số 63/2005/NĐ-CP đã bỏ quy

định này Cũng theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, mức chi trả chi phí y tế

không bị không chế và mở rộng phạm vi tới tất cả các dịch vụ y tế Điều này khiến việc thức hiện BHYT thành công với mục đích nâng cao nhận thúc và thu

hút người tham gia song ảnh hưởng nặng nề tới quỹ BHYT, tình trạng trục lợi BHYT diễn ra phổ biến và do vậy, sau hơn 2 năm thự hiện, Nghị định 63/2005/NĐ-CP đã đuwocsj thay thế bởi sự ra đời của Luật BHYT năm 2008

đánh dấu một bước tiến lớn trong pháp luật BHYT Việt Nam Luật BHYT 2008 đã lại quy định tỷ lệ đồng chi trả BHYT giữa quỹ BHYT và người bệnh như

trước đây Quy định mức hưởng có sự chia sẻ giữa các đối tượng, theo đó

BHYT chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh cho các đối tượng có thu nhập

(người lao động, người tham gia theo hộ gia đình), những đối tượng có thu nhập thấp được hưởng 95% (người hưởng lương hưu, trợ cấp mat sức lao động hàng

tháng, người thuộc gia đình nghèo, cận nghèo ) và đối tượng hưởng 100%

thường là những người nằm trong nhóm ngân sách nhà nước đóng phí BHYT.

Mức hưởng nay áp dụng khi người tham gia BHYT khám chữa bệnh tại cơ sở

khám chữa bệnh ban đầu (ghi trên thẻ BHYT) Nếu người tham gia BHYT tự đi

khám, chữa bệnh không đúng tuyến hoặc ra nước ngoài chữa bệnh sẽ được hưởng BHYT mức thấp hơn Theo đó, người tham gia BHYT khám, chữa bệnh

trái tuyến được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương, 60% chi phí điều trị nội trú (từ 1/1/2015 đến 31/12/2020) ở bệnh viện tuyến tinh và 100% chi phí khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016 tại bệnh viện tuyến huyện.

Trang 20

3.4 Quỹ bảo hiểm y tế

Theo mô hình BHYT phổ quát, chia sẻ rủi ro phạm vi rộng với vai trò quan trọng của nhà nước thông qua hệ thống tài chính đóng góp và cung cấp dịch vụ công cộng nên Việt Nam quy định một quỹ BHYT duy nhất, độc lập với ngân sách nhà nước va do nhà nước tổ chức và quan lý.

- Nguồn hình thành quỹ BHYT

Quỹ BHYT được thực hiện độc lập với NSNN và được hình thành từ: (i) tiền đóng BHYT của các đối tượng tham gia, bao gồm người lao động và người sử

dụng lao động; (ii) ngân sách nhà nước; (iii) khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư quỹ BHYT; (iv) khoản tài trợ, viện trợ của các tô chức, cá nhân Trong đó quỹ chủ

yêu được tạo lập từ nguồn đóng góp phí tham gia BHYT (Điều 31 luật BHYT).

Theo Luật BHYT năm 2008, mức đóng tối đa là 6% tiền lương/thu nhập nhưng hiện nay mức đóng đang áp dụng là 4,5% (Điều 13 Luật BHYT) Tuỳ từng đối tượng mà mức 4,5% được tính dựa trên tiền lương tháng (đối với người

lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3)

hoặc mức lương hưu (đối với nhóm do tô chức BHXH đóng) hoặc tính trên mức

lương cơ sở (đối với nhóm do ngân sách nhà nước đóng, nhóm do ngân sách nhà

nước hỗ trợ mức đóng, nhóm đối tượng tham gia theo hộ gia đình) Với những

đối tượng khác không có thu nhập, hoàn cảnh khó khăn hay trẻ em dưới 6 tuôi

mức đóng góp do ngân sách nhà nước đảm bảo (trích từ ngân sách nộp quỹ

BHYT) Nhằm bao quát toàn dân, chia sẻ nghĩa vụ đóng góp mà luật quy định

nhóm đối tượng được hỗ trợ cụ thể, chang han nhu hoc sinh sinh vién duoc tham

gia mức thấp ấn định cụ thé theo năm hay đối tượng hộ gia đình được ưu tiên

luỹ thoái tỷ lệ đóng (Điều 13 Luật BHYT).

Đối chiếu với một số quốc gia trong khu vực, đây cũng chưa phải mức

đóng cao đồng thời phạm vi hưởng BHYT không ngừng mở rộng trong bối cảnh

giá dịch vụ y tế tăng cao khiến BHYT Việt Nam đứng trước những khó khăn

trong mục tiêu đảm bảo an toàn và phát trién bền vững quỹ BHYT - Về quản lý và sử dụng quỹ BHYT

Chiu trách nhiệm quan lý và sử dụng quỹ BHYT là BHXH Việt Nam.

BHXH Việt Nam với hệ thống cơ quan cao nhất là Hội đồng quản lý BHXH

Việt Nam và được tổ chức quản lý theo ngành dọc gồm cấp trung ương là

BHXH Việt Nam, cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh và cấp thấp nhất là BHXH huyện.

! Thêm Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH

Việt Nam.

Trang 21

Quản lý quỹ BHYT được thực hiện trên nguyên tắc quản lý tập trung,

thống nhất, công khai, minh bạch và phân cấp quản lý do Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT và tư vấn chính sách BHYT Hàng năm, Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về quản lý và sử dụng quỹ BHYT Điều 35 Luật BHYT sửa đôi bổ sung năm 2014, việc phân bồ và sử dụng quỹ BHYT

được quy định 90% giành cho khám, chữa bệnh và 10% dành cho quỹ dự phòng

và chi quan lý trong đó tối đa 5% chi cho quản lý va còn lại chi cho quỹ dự phòng, tối thiêu bằng 5% số tiền đóng BHYT Phan nhàn rỗi của quỹ BHYT được phép dau tư theo quy định của Luật BHXH.

Về quản lý va sử dụng số tiền thu BHYT, BHXH các cấp thuộc BHXH Việt Nam trực tiếp thu phí BHYT và chuyên về BHXH Việt Nam dé quản lý Quỹ khám, chữa bệnh BHYT do BHXH cấp tỉnh, thành phố quản lý được dùng

dé thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT - Tổ chức thực hiện BHYT

Điều 5 Luật BHYT quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHYT; Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHYT phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn của mình Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHYT tại địa phương.

Bộ Y tế là bộ máy giúp việc của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về BHYT, do đó cũng cần phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của họ để

thực hiện nhiệm vụ quản lý một cách toàn diện.

Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của BHXH Việt Nam và tư vấn về chính sách BHYT Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội, Bộ Y tẾ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam,

Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và thành viên khác

do Chính phủ quy định.

BHXH Việt Nam có trách nhiệm dé xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung

chế độ, chính sách về BHYT; tham gia với Bộ Y tế trong việc xác định mức

đóng, phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người khám, chữa bệnh theo chế độ

Trang 22

BHYT và cơ chế chỉ trả chỉ phí khám, chữa bệnh; giá dịch vụ y tế, danh mục

thuốc, vật tư y té, dich vu kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng cua người tham gia BHYT; kiến nghị với Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong

việc thực hiện BHYT theo quy định của pháp luật; chịu sự thanh tra, kiểm tra

của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Y tế về tình hình thực hiện chế độ,

chính sách BHYT; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ BHYT;

BHXH Việt Nam tô chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra thủ tục, chất lượng khám, chữa bệnh BHYT; kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế

cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh BHYT; bảo vệ quyên lợi người tham gia BHYT va chống lạm dụng chế độ BHYT Nhu vậy, BHYT luôn tồn tại mối quan hệ ba bên: BHXHVN - Cơ sở khám chữa bệnh BHYT - người tham gia BHYT Người tham gia BHYT khi phát sinh nhu cầu khám chữa bệnh sẽ đến cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh với BHXH,

thụ hưởng các quyền lợi chế độ BHYT Việc thanh toán BHYT giữa cơ quan

BHXH với cơ sở Khám chữa bệnh dựa trên hợp đồng và thực tiễn chi phí y tế

thông qua hoạt động giám định BHYT và các phương thức quy định Thực tế cho thấy, việc đây cũng là những khó khăn vướng mắc nhất của pháp luật

BHYT Việt Nam hiện nay Cũng từ đây, tình trạng lạm dụng quá mức cân thiết

dịch vụ y tế của một số cơ sở khám chữa bệnh, công tác giám định còn nhiều

vướng mắc trong quy trình, nội dung giám định, phương pháp giám định.

4 Đánh giá tổng quan về pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam và định

hướng hoàn thiện

Mặc dù BHYT Việt Nam ra đời muộn hơn so với một số quốc gia tiễn bộ trên thé giới nhưng những thành công mà BHYT Việt Nam đạt được là không

nhỏ, từng bước khăng định vai trò và đi tới thực hiện BHYT toàn dân Những thành tựu tiêu biểu của BHYT Việt Nam trong thời gian qua được ké đến như:

- Hệ thống văn bản pháp luật BHYT khá day đủ, liên tục có những hướng dẫn, sửa đôi b6 sung đáp ứng yêu câu thực tiễn.

' Theo TS Lê Van Kham, Vụ trưởng vụ BHYT, Bộ Y tế

https://haiquanonline.com.vn/bao-hiem-y-te-cho-nguoi-benh-con-nhieu-vuong-mac-117365.html

Trang 23

- Quy định về đối tượng tham gia BHYT đã bao quát khá toàn diện hướng tới bao quát toàn dân làm cho tốc độ bao phủ BHYT tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây Tính đến năm 2019, sau 6 năm thức hiện Luật BHYT, BHYT bao phủ 90% dân số, trung bình mỗi năm tăng 48% Đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT, trong đó diện tập trung nhiều vào đối tượng yêu thế Với những kết quả này mục tiêu 95% dân số tham gia BHYT vào năm 2025 là hoàn toàn khả thi.'

- Chế độ hưởng, quyên lợi hưởng BHYT liên tục được mở rộng, bảo đảm

cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, hướng đến cải thiện chất lượng

sức khỏe của người dân Từ năm 2003 đến 2019, toàn ngành đã phối hợp với các

cơ sở y tế đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT cho trên 1.924 triệu lượt

người Số lượt người được khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT tăng nhanh qua

từng năm: Nếu như năm 2000 mới chỉ có 28,1 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT, thì đến năm 2019 đã là trên 186 triệu lượt người Giai đoạn 2010-2015,

tốc độ tăng số lượt khám, chữa bệnh BHYT khoảng 28%, thì đến giai đoạn 2015-2019 đã đạt 43%”.

- Quy định thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT đã phát huy được thế

mạnh, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT Đây là cơ hội cho người có thẻ

BHYT tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi, giảm bớt thủ tục hành chính; đồng thời là

động lực cho các cơ sở khám, chữa bệnh phải chủ động, tích cực tăng cường

năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng dịch vụ, để thu hút người có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh Nhiều cơ sở y tế tuyến huyện đã tăng cường đầu

tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, thực hiện chuyên giao kỹ thuật,

đổi mới phong cách, thái độ phục vụ dé đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người có thẻ BHYT Điều này đang tạo một xu thế cùng đối mới, phát triển

trong tô chức cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

- Hiện tại, 100% cơ sở khám, chữa bệnh đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT Hàng năm, BHXH Tỉnh và Sở Y tế luôn có sự phối hợp trong thực hiện

tốt công tác giám định BHYT nhằm bảo vệ quyên lợi khám, chữa bệnh BHYT theo quy định mới cho người bệnh có BHYT Sở Y tế và BHXH tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động trong thực hiện chính sách, pháp luật về

' Báo cáo tong kết 5 nan thực hiện Luật Bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2019 và xin ý kiến dự thảo Luật BHYTsửa đổi, Vụ BHYT, Bộ Y tế, 12/12/2019.

? Đỗ Thoa, BHXH Việt Nam: 25 năm - vững trụ cột an sinh, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

http://dangcongsan.vn/thoi-su/bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-25-nam-vung-tru-cot-an-sinh-548559.html

Trang 24

BHYT Những hoạt động này đã từng bước hướng tới giải quyết mối quan hệ

hài hoà giữa ba bên trong quan hệ BHYT Điều này sẽ mang tới những lợi ich cho ngừoi bệnh, cải cách hành chính y tế ở Việt Nam.

- Dé người dân được thuận tiện trong việc tham gia, hưởng BHYT, BHXH

Việt Nam đã thực hiện công tác cải cách hành chính ứng dụng công nghệ thông

tin trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ Ngành đã chuyền đổi phương thức quản lý từ thủ công sang hiện đại, tác phong làm việc chuyên từ hành chính sang phục vụ nhằm hài lòng tổ chức và cá nhân tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT Riêng thủ tục hành chính trong giải quyết các quyền lợi về BHXH, BHYT đã được cải tiễn, rút gọn (từ 263 thủ tục hành chính năm 2012 xuống còn 27 thủ tục hành

chính năm 2019) Trên 90% đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kê khai đóngBHXH qua mạng Internet; thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong giao dịch

với các doanh nghiệp, cá nhân về kê khai tham gia BHXH, BHYT được rút ngắn

từ 335 giờ/năm xuống còn 147 giờ/năm (số thời gian đi lại, chờ đợi tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm) Hệ thống thông tin giám định BHYT kết nối,

liên thông giữa cơ quan BHXH với gần 100% cơ sở KCB BHYT trên phạm vi toàn quốc'.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật BHYT van tồn tai một số hạn chế, bất cập cần giải pháp hoàn thiện nhất định như:

- Hệ thống văn bản pháp luật về BHYT mặc dù được ban hành khá day đủ, tạo thuận lợi cho việc áp dụng thực hiện nhưng thực tế, hệ thống văn bản pháp luật BHYT vẫn tôn tại những bắt cập, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu hướng dẫn phù hợp kip thời cho việc thực hiện Luật BHYT ban hành năm 2008, sửa đôi bổ

sung năm 2014 song hiện nay đứng trước yêu cầu thực tế về điều chỉnh trong tương quan mới về dịch vụ y tế, về nhu cầu bảo vệ và định hướng phát triển của

Việt Nam, Luật BHYT cần có những sửa đổi b6 sung phù hợp.

- Luật BHYT còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa tương thích với các văn bản

pháp luật khác như Bộ luật lao động 2019, Luật Việc làm 2013, Luật BHXH

2014 khi xem xét quyền lợi tham gia của người lao động cao tuổi, người tham gia nhiều hợp đồng lao động hay người thất nghiệp Cùng với những yêu cầu điều chỉnh mới, khắc phục những hạn chế hiện hành, cần triển khai hoàn thiện pháp luật BHYT bằng cách ban hành Luật mới thay thế Luật BHYT 2008 đã qua

' Đỗ Thoa, BHXH Việt Nam: 25 năm - vững trụ cột an sinh, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

http://dangcongsan.vn/thoi-su/bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-25-nam-vung-tru-cot-an-sinh-548559.html

Trang 25

nhiều lần sửa đổi bổ sung và hướng dẫn thực hiện trong tương quan hoàn thiện

của các văn bản Luật liên quan.

- Đối tượng tham gia được quy định theo nhóm đối tượng nham bao quát

song qua quá trình rà soát nhận thấy vẫn đề lọt một số đối tượng chưa được tiếp

cận với BHYT như lao động tự do, người buôn bán nhỏ di cư từ nông thôn lên

thành phố, người dân tộc thiểu số du canh du cư, người cao tuổi, người mắc

bệnh đặc biệt, nhóm nhập cư vùng biên giới, người sông phụ thuộc vào người

lao động Dé bao phủ BHYT toàn dân, cần có những quy định cụ thé và quan tâm thực hiện đến gần 10% đối tượng này Kinh nghiệm cho thấy, những đối

tượng còn lại thường là đối tượng khó thực hiện nhất, tốn nhiều công sức nhất để đật mục tiêu toàn dân Nên chăng cần thiết kế mức đóng, hưởng, sự hỗ trợ

của nhà nước một cách phù hợp dé thu hút nhóm đối tượng này tham gia BHYT - Nghiên cứu về quyền lợi hưởng BHYT cho thấy nội dung chế độ hưởng

tập chung chủ yếu vào thanh toán các chi phí KCB khi người tham gia gặp rủi ro về sức khoẻ, tức khi mắc 6m đau bệnh tật cần chữa trị mà chưa chú trọng tới

chăm sóc sức khoẻ ban đầu với các chi phí dự phòng bệnh, quản lý sức khoẻ,

phòng bệnh lây truyền, sàng loc chan đoán Thiết kế chế độ hưởng còn chưa khoa học, ít gói quyền lợi làm giảm tính hấp dẫn của BHYT Định hướng phát triên BHYT thời gian tới cần đa dang hoá các gói dịch vụ y tế do BHYT cung cấp từ cơ bản đến nâng cao để người tham gia BHYT lựa chọn theo khả năng tài chính của họ nhằm, tăng tính hấp dẫn của BHYT.

- Van dé cân đối quỹ BHYT của BHXH Việt Nam được quan tâm rất nhiều trong thời gian gan đây khi BHXH Việt Nam phải sử dụng quỹ dự phòng dé chi trả BHYT Trong nhiều năm qua, mức đóng BHYT vẫn duy trì ở tỷ lệ 4,5% tiền lương/thu nhập Trong khi đó các chi phí y tế không ngừng tăng như: mức hưởng, phạm vi hưởng quyên lợi BHYT, thông tuyến khám chữa bệnh BHYT

và điều chỉnh bố sung tiền lương vào giá dịch vụ y tế Điều này gây một áp lực

lớn đến vấn đề cân đối quỹ BHYT Vì vậy thời gian tới cần nghiên cứu tăng mức đóng BHYT kết hợp với việc nghiên cứu sử dụng quỹ BHYT hiệu quả để

dam bảo an toàn quỹ BHYT.

- Mối quan hệ giữa cơ sở khám chữa bệnh và BHXH vẫn còn nhiều bất cập khi một bên (cơ sở khám chữa bệnh) cần tiêu tiền dé chi cho người bệnh, chi trả lương cán bộ y tế, còn một bên (BHXH) là bên giữ tiền Bên tiêu tiền muốn

chi nhiêu còn bên giữ tiên muôn tiét kiệm đê bao đảm quỹ Dé khắc phục tình

Trang 26

trạng này, BHXH và Bộ Y tế cần phối kết hợp một cách chặt chẽ và thống nhất

về định mức, giá dịch vụ y tế để thống nhất việc chi trả BHYT giữa hai cơ

quan này.

- Về tổ chức thực hiện BHYT, hiện nay việc tổ chức thực hiện BHYT ở Việt Nam về khám chữa bệnh ban đầu chưa hiệu quả Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy, dịch vụ chăm sóc y tế gia đình rất phổ biến và mô hình này giúp giảm tải SỐ lượng người khám chữa bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh Vì vậy, Việt

Nam can nghiên cứu áp dụng mô hình bác sĩ gia đình trong thời gian tới để giảm

tải tình trang quá tai ở các cơ sở khám chữa bệnh như hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật BHYT sửa đổi 2014 - Bộ y tế, 2019 2 Đỗ Thị Dung, Kiến nghị hoàn thiện một số quy định cua Luật BHYT nhằm thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, tạp chí luật học số 8/2017.

3 Đoàn Huy Kim, Đẩy mạnh việc thực thi chính sách pháp luật về BHYT ở Việt Nam, tạp chí Quản lý nhà nước, số 7/2018.

4 Pham Lương Sơn, BHYT toàn dân: Chung tay vì sức khoẻ cộng dong, Tạp chí Cộng sản, số chuyên dé cơ sở 9/2017.

5 Thanh Mai, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân, Báo

Nhân Dân điện tử, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/nang-cao-chat-luong-kham-chua-benh-cho-nhan-dan-580521

6 Đỗ Thoa, BHXH Việt Nam: 25 năm - vững trụ cột an sinh, Báo điện tử

Đảng cộng sản Việt Nam, /ttp://dangcongsan.vn/thoi-su/bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-25-nam-vung-tru-cot-an-sinh-548559 html

7 Word Health Organization, the world Health Report (2010) BackgroundPaper, No 26, thinking of introduccing social health insurance? Ten questions,Geneva.

Trang 27

BẢO HIẾM Y TE TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM

THUC TRẠNG VA MOT SO KIÊN NGHỊ TRONG TƯƠNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT ĐỨC

PGS.TS Nguyễn Hiền Phương Tóm tắt: Bảo hiểm y tế (BHYT) với mục tiêu phổ quát toàn dân luôn là mục tiêu của bat kỳ quốc gia nào trên thé giới Ở Việt Nam, định hướng BHYT toàn

dân đã chính thức thực hiện từ 2006 và liên tục được xác định là chính sách lớn

của Đảng và nhà nước ta Sau hơn 10 năm thực hiện với những quy định về doi

tượng tham gia trong Luật BHYT 2006, sửa đổi 2014 luôn được mở rộng, đến

nay chúng ta đã bao phủ được tỷ lệ gan 90% dân số Bên cạnh những thành công vượt bậc trong thực hiện BHYT toàn dân, Việt Nam cũng gặp khá nhiễu khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT đã dé ra đến năm 2025 và 2030 theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân Bài viết

này đưa đến những nghiên cứu toàn diện về BHYT toàn dân ở Việt Nam, từ quy

định đến tổ chức thực hiện Trong tương quan tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế, cụ thé tham khảo pháp luật BHYT của CHLB Đức, bài viết dé xuất những

kiến nghị, giải pháp thực hiện BHYT toàn dân ở Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: Bảo hiểm y tế, bao phủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế toàn dân 1 Khái quát về bảo hiểm y tế toàn dân

BHYT là chế độ bảo hiểm nhăm chi trả những chi phí y tế cho người tham gia không nham mục đích kinh doanh Trong Tuyên bố Alma - Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “BHYT là loại hình bảo hiểm không kinh doanh, không vì mục đích lợi nhuận và được tiếp cận chủ yếu

dưới góc độ quyén con người” Theo Công ước sô 102 của ILO — công ước quy

định những quy chuẩn tối thiêu về ASXH năm 1952 thì chăm sóc y tế là một

trong 9 chế độ cơ bản của hệ thống ASXH và sau này, khi phát triển ở các quốc

gia, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tập trung nhiều vào nội dung BHYT và xác định BHYT là một bộ phận câu thành của hệ thống ASXH quốc gia có mục

đích chung là bảo vệ cuộc sông các thành viên xã hội Với bản chât xã hội và

” Phó Viện trưởng, Viện Luật So sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 28

kinh tế của mình, BHYT được quy định và thực hiện như một biện pháp hữu

hiệu nhất bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ toàn dân ở Việt Nam Là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống an sinh xã hội quốc gia, BHYT được định nghĩa

“ BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ,

không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tô chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định cua Luật BHYT” (khoản 1 Điều 2 Luật BHYT năm 2008 sửa đổi, bố sung năm 2014) Trong qua trình phát triển của mình, BHYT được định hướng bao phủ toàn bộ các tầng lớp nhân dân nhằm đảm bảo quyền cơ bản của mỗi người dân với vai trò quan trong của nhà nước thông qua cơ chế đóng góp tài chính, chia sẻ rủi ro trên phạm vi rộng.

Về khái niệm BHYT toàn dân là khái niệm thường sử dụng khi đề cập tới phạm vi đối tượng bao quát của BHYT hay mục tiêu, định hướng phát triển BHYT ở mỗi quốc gia Hầu hết các quốc gia đều mong muốn mọi người dân đều

tiếp cận và được bảo vệ bởi hệ thống BHYT bat kế đó là BHYT công hay tư

nhân Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi xác định mục tiêu quan trọng của

phát triên BHYT Việt Nam là BHYT toàn dân.

Về khái niệm, hiện có nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập tới BHYT toàn dân tuỳ thuộc vào việc xác định phạm vi đối tượng toàn dân, phạm vi quyên lợi hưởng cũng như vai trò của nhà nước với các hệ thống co quan thực hiện BHYT công hay tư Mặc dù vậy, quan điểm tiếp cận của Tổ chức Y tế thế

giới (WHO) vẫn được coi là toàn diện nhất khi đề cập tới BHYT toàn dân Theo đó, van đề BHYT toàn dân phải được tiếp cận đầy đủ trên cả ba phương diện về chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm:

1) Bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT;

2) Bao phủ gói quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo; 3) Bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của người.

Từ việc quy định phạm vi đối tượng tham gia BHYT ở các quốc gia cho thây BHYT toàn dân mà các nước hướng tới chính là việc đảm bảo độ bao phủ BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân Nói cách khác, khi mọi người dân đều được

tham gia và bảo vệ sức khoẻ bởi BHYT, đó chính là BHYT toàn dân Đề đảm bảo yêu cầu này ở một số quốc gia, có thể xác định tỷ lệ bao phủ đạt tới một tỷ

' World Health Organization (2020), Universal health coverage, https://www.who.int/healthsystems

/universalhealthcoverage/en/, truy cap ngay 27/8/2020.

Trang 29

lệ tương đối nhất định chứ không hắn tuyệt đối 100% dân số bởi còn phụ thuộc vào việc xác định dân số Cũng rất nhiều nước quy định linh hoạt trong hình thức tham gia bắt buộc và tự nguyện miễn đảm bảo bao phủ toàn bộ dân chúng nhưng cũng có nước cho răng BHYT toàn dân là duy nhất một hình thức bắt buộc, người dân chỉ có thé lựa chọn những quyên lợi hưởng cao hơn với loại

hình tự nguyện mà thôi.

Ở Việt Nam, xuất phát từ kinh nghiệm thực hiện BHYT toàn dân của các

quốc gia trên thế giới và dé phù hợp với điều kiện thực tế, Khoản 2 Điều 2 Luật BHYT năm 2008 đã đưa ra định nghĩa về BHYT toàn dân, theo đó: “ BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia BHYT”.

Ở Việt Nam, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân luôn được quan tâm, thé hiện cụ thé trong các chính sách của Nhà nước về BHYT Từ thử

nghiệm bước đầu trong những năm cuối thập niên thứ 8 của thế kỉ trước', trải qua khoảng 30 năm, chính sách này ngày càng được triển khai sâu rộng trên thực tế với vai trò nòng cốt của BHYT Dé đảm bảo thực hiện chính sách chăm

sóc sức khỏe toàn dân, Luật BHYT đã được ban hành năm 2008, theo đó mục

tiêu BHYT được thê hiện rõ trong phạm vi đối tượng tham gia và chính thức quy định lộ trình BHYT toàn dân nhằm bao phủ toàn bộ dân chúng, thực hiện từ ngày 01/07/2009 Khoản 2 Điều 2 Luật BHYT năm 2008 đã đưa ra định nghĩa về BHYT toàn dân, theo đó: “BHYT toàn dân là việc các đối tượng quy định

trong Luật này đều tham gia BHYT” Từ đó cho thay việc quy định phạm vi đối tượng sẽ đảm bảo tính toàn dân khi bao phủ mọi đối tượng, không bỏ lọt đối

tượng, cá nhân nào.

Dau rang, Việt Nam hay các quốc gia khác trên thế giới có quan niệm và mục tiêu khác nhau ở những mức độ nhất định về BHYT toàn dân, song BHYT

toàn dân luôn là mục tiêu hướng tới của các quốc gia và về cơ bản tiêu chí xác định BHYT toàn dân khá tương đồng, bao gồm các tiêu chí cụ thê sau:

Thứ nhất, độ bao phủ của hệ thống BHYT đối với cộng đồng dân chúng

phải đạt 100% Điều đó có nghĩa là mọi người dân đều được tham gia BHYT, đây được coi là yêu cầu quan trọng nhất của BHYT toàn dân Thực tế cho thấy, tùy từng mô hình tài chính BHYT khác nhau ở mỗi quốc gia mà đặt ra các biện

pháp khác nhau dé đạt được yêu cầu về độ bao phủ toàn dân Tại các quốc gia

' Xem: Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 45/HDBT ngày 24/4/1989 và Thông tư liên tịch của Bộ Y tế và

Bộ Tài chính sô 14/TTLT-BYT&BTC ngày 15/6/1989 hướng dan thực hiện triên khai thí điêm chê độ bảo hiêmsức khoẻ.

Trang 30

quy định BHYT với hệ thống tài chính lay từ thu nhập chung quốc gia thường

quy định hình thức tham gia BHYT bắt buộc đối với mọi người dân như Anh, Thụy Điển, Đan Mạch bằng các gói quyền lợi khám chữa bệnh cơ bản Việc

tham gia BHYT được xác định như nghĩa vụ công dân Còn tại các quốc gia có mô hình tài chính BHYT bang đóng góp lại thường quy định hai hình thức tham

gia đó là bắt buộc và tự nguyện nhằm bao quát được toàn bộ người dân, chăng hạn như CHLB Đức Bên cạnh đó cũng có quốc gia chỉ đặt ra yêu cầu toàn bộ dân chúng phải tham gia BHYT, bat kỳ loại hình BHYT nào, kế cả BHYT

thương mại miễn để đảm bảo chỉ phí y tế khi cần như ở Hoa Kỳ.

Thứ hai, hệ thông BHYT toàn dân là hệ thống thống nhất, bình dang cho mọi thành viên tham gia Điều này thể hiện ở việc thống nhất cơ quan thực hiện hoặc bình đăng về đóng góp, thụ hưởng quyên lợi bảo hiểm Việc quy định một

cơ quan Nhà nước duy nhất thực hiện với việc tổ chức một quỹ tập trung duy nhất nhăm chia sẻ rủi ro với toàn bộ dân chúng tham gia là mô hình điểm hình đảm bảo tiêu chí thống nhất, bình dang về BHYT được nhiều nước lựa chọn

thực hiện Mọi người dân đều có quyền tham gia vào hệ thống BHYT mà không phân biệt tuôi tác, giới tình, thành phan xã hội, mức thu nhập hay bat kỳ tiêu chí

nào đồng thời họ đều nhận được sự bảo vệ của hệ thống BHYT là yêu cầu

quan trọng cho việc đảm bao BHYT toàn dân Trên thức tế, tuỳ vào điều kiện cụ

thê của từng nhóm đối tượng khác nhau mà mỗi quốc gia đều có những quy định hỗ trợ về tài chính, thậm chí đảm bảo đóng góp 100% từ NSNN cho những đối

tượng yêu thế nhằm đảm bảo quyên bình đắng trong tham gia BHYT của họ Đề thực hiện BHYT toàn dân, không phải đơn giản chỉ ở việc quy định bao

quát toàn dân ở phạm vi đối tượng tham gia mà là một quá trình phát triển và

hoàn thiện pháp luật với những điều kiện nhất định Thực tế cho thấy, chưa có quốc gia nào ngay lập tức đã thực hiện được BHYT toàn dân mà thường có lộ trình dài ngăn khác nhau Tại Bi, cần tới 40 năm (1890 - 1930) để tăng độ bao phủ tới 60% và phải mat tới 37 năm nữa mới dat tỷ lệ 96% dân số Hay ở Đức

cũng cần tới 47 năm (1883 - 1930) dé bao phủ được 50% dân số và mat thêm 58 năm nữa mới nâng lên 88% bao gồm cả lao động phi chính thức ở nông thôn Cũng có quốc gia rất nhanh chóng tuyên bố thực hiện BHYT toàn dân như Thái lan, Hàn quốc với thời gian 12 - 15 năm' Qua nghiên cứu cho thấy, để đạt được

mục tiêu BHYT toàn dân cần đáp ứng những điều kiện cơ bản như:

' Nguyễn Hiền Phương (2013), Pháp luật BHYT một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt

Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

Trang 31

Thứ nhất, điều kiện về kinh tế, xã hội

Về bản chất kinh tế, BHYT là loại hình bảo hiểm thực hiện trên cơ sở đóng góp tài chính của người tham gia như: lương, thu nhập của NLD, hé trợ của Nha

nước đối với một số đối tượng Dé đảm bảo được nghĩa vụ đóng góp đó thì điều kiện kinh tế-xã hội nói chung và thu nhập của người dân nói riêng phải đạt được một yêu cầu nhất định Theo kinh nghiệm một sỐ quốc gia thì dé thực hiện BHYT toàn dân một các thực sự với yêu cầu mọi người dân đều tham gia BHYT thì GDP quốc gia thường phải đạt từ 1500 USD/người/năm Ví dụ như Nhật Bản lúc bắt đầu triển khai thực hiện BHYT toàn dân là 4.700 USD/người/năm, Hàn Quốc là 1500 USD/người/năm, Thái Lan là trên 2000 USD/người/năm

Thứ hai, điều kiện về nhận thức

Yếu tô về ý thức của người dân tham gia BHYT cũng góp một phan quan

trọng để có thể hoàn thành được mục tiêu BHYT toàn dân Nói cụ thé hơn đó là

mỗi người dân phải nhận thức được trách nhiệm của mình để tham gia BHYT.

Họ cần phải có trách nhiệm đối với chính sức khỏe của bản thân, với sức khỏe cộng đồng, có nhận thức đúng đắn về lợi ích, quyên lợi và ưu việt mà BHYT

mang lại trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Chỉ khi người dân ý thức rõ

được điều này thì việc tự nguyện thì việc mong muốn tham gia BHYT trở thành tự nhiên, là trách nhiệm của mỗi công dân, có như vậy mục tiêu BHYT toàn dân mới có thể thực hiện được Thực tế cho thấy, để đảm bảo được điều kiện về nhận thức toàn dân không hé đơn giản, điều này cần có thời gian với những trai nghiệm thực tiễn Chính vì vậy, lộ trình BHYT toàn dân đặt ra cũng đòi hỏi phải có thời gian để nâng cao nhận thức xã hội về BHYT Việt Nam cũng là một trong

những quốc gia được đánh giá là có những bước đi khôn ngoan trong việc mở rộng đối tượng cùng với nâng cao nhận thức người dân dé có những thành công

trong mục tiêu BHYT toàn dân.

Thứ ba, điều kiện về pháp luật

BHYT là một chính sách lớn của mỗi quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, vì vậy cần phải được sự quản lí,

chỉ đạo chặt chẽ của Nhà nước Thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật

và tô chức thực hiện Nhà nước kiêm soát và điều chỉnh mối quan hệ về BHYT Hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện BHYT toàn dân đều thiết lập hệ thống văn bản pháp luật vững mạnh, đồng bộ, văn bản pháp luật có giá trỊ cao

' Hải Nguyên (2007), “Đôi nét về pháp luật BHYT một số nước”, Tap chí Bảo hiểm xã hội, số 8/2017.

Trang 32

nhất thường tồn tại dưới dạng đạo luật Hơn thế nữa, để đi đến BHYT toàn dân

thành công nhanh chóng, nhiều quốc gia quy định một hình thức tham gia duy nhất có tính bắt buộc, việc tham gia BHYT được xác định như nghĩa vụ công dân với những chế tài nghiêm khắc khi có hành vi vi phạm Thực tiễn thực hiện

BHYT toàn dân trên thé giới cho thay, quy định pháp luật với hệ thống phù hợp

và đủ mạnh là điều kiện quan trọng cho việc thành công của BHYT toàn dân Có thé nói, tiến tới BHYT toàn dân là cả một quá trình, nó liên quan đến

nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kĩ thuật và pháp luật, trong đó

Nhà nước đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định Quá trình này không thể diễn ra nóng vội, phong trào mà sẽ là một quá trình lâu dài, huy động nhiều

yếu tố, nhiều nguồn lực cùng tham gia, chỉ khi ý thức rõ được điều này thì chúng ta mới có thể thực hiện thành công mục tiêu xây dựng BHYT toàn dân trong

những năm tới.

2 Thực trạng pháp luật về bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam

Định hướng BHYT toàn dân ở Việt Nam

Sự phát triển của BHYT gắn liền với những định hướng, quan điểm của

Đảng qua các Nghị quyết, Văn kiện quan trọng, mà khởi đầu là Đại hội VI năm 1986 Thực hiện chủ trương đối mới trong lĩnh vực y tế, Nghị quyết Đại hội VI

đã đề ra phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Đây là một chủ trương mới, xóa bỏ bao cấp trong khám chữa bệnh, huy động nguồn lực trong

cộng đồng, cùng với Nhà nước chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân Đến đại hội VII của Đảng, chủ trương phát triển BHYT lần đầu tiên được đưa vào Nghị quyết với định hướng: “Tăng đầu tư của Nhà nước, kết hop với tạo thêm nguồn

kinh phí khác cho y tẾ như phát triển bảo hiểm” Cụm từ “BHYT toàn dân” chính thức được đề cập trong Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001

của Thủ tướng chính phủ ban hành Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân

dân giai đoạn 2001 - 2010 Chiến lược nêu rõ: “Mở rộng BHYT tự nguyện , củng

cố quỹ BHYT bắt buộc, tiến tới BHYT bắt buộc toàn dân” Quan điểm phát triển

BHYT toàn dân tiếp tục được Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nâng lên một tầm cao mới: “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, tiễn tới BHYT

toàn dân, điểm mốc quan trọng đánh dẫu sự phát triển của BHYT toàn dân”.

Ngay từ năm 2013, Quốc hội đã giao Chính phủ thực hiện một trong những

nhiệm vụ trọng tâm đó là “bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT và đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT” Theo báo

Trang 33

cáo của BHXH Việt Nam, đến hết năm 2019, cả nước đã có 85,39 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 90% dân số Như vậy, kết quả thực hiện Nghị quyết 68 của Quốc hội cho thấy mục tiêu hướng tới BHYT toàn dân là hoàn toàn

khả thi.

Với những kết quả đạt được kể từ năm 2012, một lần nữa, Nghị quyết số 20/NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã nâng cao mục tiêu đạt 95% dân số tham gia vào năm 2025 va đến năm 2030 đạt trên 95% dân số tham gia BHYT Song song với mục tiêu đặt ra, Nghị quyết đã đặt ra yêu cầu nâng cao sức khỏe toàn dân, năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đôi mới y tế cơ sở, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), khắc phục căn ban

tình trạng quá tải bệnh viện Đồng thời, đây mạnh phát triển ngành Dược và thiết

bị y tế, phát trién nhân lực và khoa học - công nghệ y tế, đổi mới hệ thống quan

lý và cung cấp dịch vụ y tế và tài chính y tế.

Chính sách luôn tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, dé cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mỗi người dân; xây

dựng và tô chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam Bên cạnh đó, tiếp tục đôi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu qua và hội nhập quốc tế Bảo

đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh

đạo của cấp uý, chính quyền địa phương.

Đề thực hiện được mục tiêu BHYT toàn dân, nhóm đối tượng yếu thế như nguoi cao tudi, người khuyết tật, bà mẹ, trẻ em, là những yếu tố đặc biệt được

quan tâm Đồng thời, Nhà nước ta ưu tiên tập trung ngân sách cho y tế dự phòng, y tẾ CƠ SỞ, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao,

tâm thân, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng.

Điểm lại quá trình hình thành chủ trương đường lối phát triển BHYT của

Đảng và Chính phủ ta có thể thấy, đó là một quá trình vận động không ngừng,

gan liền sự thé nghiệm, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng co sở lý luận BHYT phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cùng với định

hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự ra đời của Luật BHYT năm 2008 và Luật BHYT sửa đổi, b6 sung năm 2014 đã đánh dấu bước phát triển, trong đó

quy định lộ trình thực hiện một cách cụ thé cho từng đối tượng, là cơ sở dé đất

nước ta thực hiện thành công mục tiêu BHYT toàn dân trong tương lai.

Trang 34

Quy định về doi tượng tham gia BHYT và lộ trình thực hiện BHYT

toàn dân

Dé thực hiện thành công mục tiêu BHYT toàn dân, van đề xây dựng một hệ

thống pháp lý vững mạnh, đầy đủ và khoa học về BHYT trở thành một điều kiện tiên quyết Ý thức rõ điều này, Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan đã ban

hành nhiều văn bản pháp luật về BHYT, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chính sách BHYT, góp phần tích cực tạo nguồn tài chính cho việc bảo vệ, chăm

sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Luật BHYT nam 2008 và Luật BHYT sửa

đổi, bồ sung năm 2014 đã quy định thực hiện lộ trình BHYT toàn dân với những

nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, về phạm vi đối tượng

Ở Việt Nam, từ trước đến nay, đối tượng tham gia BHYT là nội dung luôn được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ mà đối tượng tham gia BHYT được quy định khác nhau'.

Luật BHYT năm 2008 đã quy định 25 đối tượng tham gia BHYT với mục tiêu bao quát toàn bộ dân chúng tại Điều 12, tuy nhiên, không thể ngay cùng một

thời điểm, chúng ta 6 ạt thực hiện BHYT bắt buộc với toàn bộ 25 đối tượng Vì thế, Luật BHYT năm 2008 đã đặt ra lộ trình thực hiện phù hợp với từng đối tượng, cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 51 Theo đó, đến năm 2014, chúng ta có

thé hoàn tat lộ trình bao phủ BHYT Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, đối tượng nào chưa thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT sẽ có quyền tự nguyện tham gia” Như vậy, về mặt hình thức, pháp luật chỉ quy định duy nhất một hình

thức tham gia BHYT là bắt buộc nhưng do thực hiện theo lộ trình nên chúng ta cần có cả hình thức tham gia BHYT tự nguyện nhằm cho phép và bảo đảm các

đối tượng chưa thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc có quyên tự do tham gia.

Mặc dù lộ trình quy định trong Luật BHYT năm 2008 rõ ràng, cụ thé, nhưng mục tiêu đến năm 2014 toàn dân đã không thể thực hiện được do những

' Trong thời kỳ mới thực hiện BHYT, đối tượng tham gia BHYT chỉ gồm: cán bộ công nhân viên chức tại chức,hưu trí, nghỉ mắt sức lao động, chủ sử dụng lao động và người lao động (Nghị định số 299/HDBT, Điều 2) Đếnnăm 1988, đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được quy định cụ thé hơn và mở rộng thêm cho các đối tượng làcán bộ xã, phường, thị tran hưởng sinh hoạt phí hàng tháng; người có công với cách mạng và các đối tượng bảotrợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thong qua BHXH (Nghị định số 58/ND-CP, Điều 2) Năm 2005, đốitượng tham gia BHYT bắt buộc được bổ sung thêm 7 nhóm đối tượng, nâng số đôi tượng tham gia BHYT lên 14nhóm Các đối tượng bổ sung thêm chủ yếu là những người được ngân sách nhà nước hoặc quỹ BHXH đảm bảovề BHYT (Nghị định số 63/ND-CP, Điều 3).

* Theo khoản 3 Điều 50 Luật BHYT năm 2008.

Trang 35

khó khăn liên quan đến suy thoái kinh tế thế giới cũng như trong nước dẫn tới khả

năng thực hiện BHYT toàn dân năm 2014 là không khả thi Trong bối cảnh đó, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 538/QĐ-TTg về phê duyệt Dé

án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.

Đồng thời, trước tình hình thực hiện BHYT toàn dân như vậy, đến năm 2014, chúng ta đã sửa đổi, b6 sung Luật BHYT năm 2008 Theo đó, Luật BHYT sửa đối, bố sung năm 2014 có hiệu lực, chính thức nhóm các đối tượng thành 05

nhóm: 1) Nhóm do người lao động và người sử dung lao động đóng; 2) Nhóm

do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng; 3) Nhóm do ngân sách nhà nước (NSNN)

đóng; 4) Nhóm được NSNN hỗ trợ mức đóng; 5) Nhóm tham gia BHYT theo hộ

gia đình.

So với Luật BHYT năm 2008, Luật BHYT sửa đổi 2014 đã bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT nhằm bao quát toàn bộ người dân trong xã hội, bao

gồm: 1) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hang tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; 2) người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: 3) người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; 4) thành

viên hộ gia đình bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình Đây là một quy định hợp lý, thé hiện sự quyết tâm chính trị nhằm thúc day BHYT toàn dân theo tinh

thần của Hiến pháp năm 2013’.

Đáng chú ý, so với tat cả các đôi tượng tham gia BHYT, phạm vi hưởng,

mức hưởng BHYT của quân nhân là cao nhất Quân nhân tham gia BHYT không phải bỏ tiền túi để đóng BHYT mà NSNN sẽ bảo đảm toàn bộ phần kinh

phí đó, với mức đóng hiện nay là 4,5% tiền lương đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, 4,5% mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, binh sĩ Mỗi quân nhân được BHXH Bộ Quốc phòng cấp một thẻ BHYT duy nhất, có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc Thẻ BHYT của quân nhân có màu sắc riêng (có

hình ngôi sao năm cánh ở chính giữa thẻ và các tia màu hồng lan tỏa ), khác

với thẻ BHYT của các đối tượng tham gia BHYT hiện hành Khi quân nhân đi KCB phải xuất trình thẻ BHYT và một giấy tờ tùy thân có dán ảnh Khi quân nhân hành quân dã ngoại, làm nhiệm vụ đột xuất, nghỉ phép được KCB ở bat kỳ cơ sở y tế nào và xuất trình thêm giấy giới thiệu của don vị hoặc giấy công tác,

hoặc giấy nghỉ phép Pham vi quyền lợi và mức hưởng BHYT của họ được thé

hiện trên thẻ BHYT bằng mã số 5, xác định quân nhân có phạm vi quyên lợi và

mức hưởng 100% chi phí KCB, ké cả chi phí KCB ngoài phạm vi của BHYT.

' Xem Điều 34 và 38 Hiến pháp năm 2013.

Trang 36

Thứ hai, về lộ trình cụ thé cho từng nhóm đối tượng

Kinh nghiệm thực hiện BHYT toàn dân của các quốc gia cho thấy việc quy định hình thức tham gia duy nhất là bắt buộc giữ vai trò quan trọng hàng đầu

trong việc đảm bảo mục tiêu BHYT toàn dân Cũng vì vậy, Việt Nam đã quy

định một hình thức tham gia BHYT duy nhất là bắt buộc với toàn dân theo lộ trình bắt buộc từ 3-5 năm Cụ thẻ, lộ trình BHYT toàn dân đã khởi động từ năm 2008 và kéo dài đến nay thông qua hai văn bản là Luật BHYT năm 2008 và Luật BHYT sửa đổi, bố sung năm 2014.

Tính từ năm 2008, bên cạnh những nhóm đối tượng truyền thống tham gia

như người lao động, cán bộ, công chức, viên chức, Luật BHYT năm 2008 bồ sung các nhóm đối tượng với những thời điểm bắt buộc phải tham gia, cụ thể:

- Từ ngày 01/7/2009, nhóm đối tượng sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ

quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật đang công tác trong lực lược công an nhân

dân; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu sô đang sinh sống tại vung có điều kiện kinh tế-xã hội khó

khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; trẻ em

dưới 6 tuổi; người đã hiến bộ phận cơ thé người theo quy định của pháp luật về hiến, lay, ghép mô, bộ phận cơ thé người, hiến và lấy xác sẽ thực hiện BHYT

bắt buộc.

- Từ ngày 01/4/2010, nhóm học sinh, sinh viên sẽ thực hiện BHYT bắt

buộc Đây là đối tượng tiềm năng bởi khi thực hiện BHYT bắt buộc, nhóm đối tượng này đã giúp khoảng 1/3 dân số có BHYT.

- Từ ngày 01/01/2012, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm

nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp sẽ thực hiện BHYT bắt buộc Hiện nay, nông

dân chiếm khoảng 56% dân số cả nước, trong đó có khoảng gần 60% đã được

nhà nước mua BHYT dưới nhiều hình thức như: người nghèo, người có công, đối tượng trợ giúp xã hội Thực tiễn nhiều năm thực hiện BHYT cho thấy khó

khăn lớn nhất vẫn là BHYT cho nông dân.

- Từ ngày 01/01/2014, thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1

Điều 12 luật BHYT mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống

trong cùng hộ gia đình; xã viên hop tác xã, hộ kinh doanh cá thé sẽ thực hiện BHYT bắt buộc.

Nhằm đảm bao tính kha thi cho việc thực hiện BHYT toàn dân và quyền lợi của đối tượng tham gia, theo khoản 3 điều 50 Luật BHYT, những đối tượng nêu

Trang 37

trên khi chưa thực hiện BHYT bắt buộc theo lộ trình thì có quyền tự nguyện

tham gia theo quy định của Chính phủ Ngoài ra, đối tượng tham gia BHYT còn bao gồm “các đối tượng khác theo quy định của Chính phử” (Luật BHYT, Điều 50, khoản 3) Đây là một quy định mở dé kịp thời bổ sung đối tượng tham gia

BHYT trong trường hợp luật BHYT chưa quy định đây đủ lộ trình thực hiện

BHYT của những đối tượng này sẽ do Chính phủ quy định nhưng chậm chậm nhất là ngày 01/04/2014 (Luật BHYT, Điều 51, khoản 2, điểm đ).

Tính đến nay, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và

về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nehị quyết SỐ 21-NQ/TW.

Một là, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đã đạt gần 90% dân số, đối tượng

tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm Bình quân mỗi năm tăng 48%, từ năm

2015 - 2019 tăng hơn 15 triệu người, đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người

tham gia BHYT Trong đó, diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế như: nhóm người lao động đã tham gia BHYT đạt hơn 90%; nhóm hưu trí, mất sức

lao động, bảo trợ xã hội đạt 100% (khoảng 3,1 triệu người); nhóm được NSNN

hỗ trợ như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên (HSSV) đạt xấp xi 100% và trên 17,5 triệu người tham gia theo hình thức hộ gia đình'.

Với kết quả trên, mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số là hoàn toàn khả thi.

Hai là, Việt Nam tương đối đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT,

cơ hội tiếp cận với dịch vụ KCB BHYT ngày càng mở rộng, số lượt KCB BHYT được quỹ BHYT thanh toán cũng tăng mạnh Cu thể, theo BHXH Việt Nam, số cơ sở KCB BHYT tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu của người dân Nếu như năm 2014, mới có 2.111 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH thì đến tháng 6/2020 số cơ sở KCB BHYT là 2.571

cơ sở KCB, tăng 22% so với năm 2014 Đặc biệt là số cơ sở KCB tư nhân kí

hợp đồng KCB BHYT đã tăng gan gấp đôi từ 424 cơ sở KCB năm 2014 lên 835 cơ sở KCB năm 2020 Đồng thời, số chi khám bệnh, chữa bệnh từ quỹ BHYT

cũng ngày càng tăng, từ 15,5 nghìn tỷ (tương đương 970 triệu USD) của năm

2009, tăng lên đến hơn 100 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD) của năm 2019”.

' Hải Bình (2020), Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân,

https://m.thanhnien.vn/doi-song/viet-nam-co-ban-da-hoan-thanh-muc-tieu-bhyt-toan-dan-1246394.html?fbclid=IwAROzwoTh6L-BK88bHalFzk2_dzNyOevADr-QKbc7mZJqmCpbkB Y AOkSbKDA, truy cập ngày 27/8/2020.

? Hoa Quỳnh (2020), Việt Nam co bản hoàn thành muc tiêu BHYT toàn dân,

http://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/viet-nam-co-ban-hoan-thanh-muc-tieu-bhyt-toan-dan325084.html?fbclid=IwAR33pq7eF_VvoCE6s53K8KZ3uSEY qGY wiQK8ahBexQMgLdzlOkTpeK8QkSCg, truy cập ngày 09/9/2020.

Trang 38

Mặc dù, tỷ lệ bao phủ BHYT đến năm 2020 đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, tuy nhiên, còn khoảng 10% dân số chưa tham gia BHYT, trong đó có nhóm đối tượng là người lao động nước ngoài làm việc tại

Việt Nam nhưng hưởng lương tai nước ngoài tham gia BHYT, người nước ngoài

đang sinh sống và kết hôn với người Việt Nam, đối tượng nhiễm HIV/AIDS hay lao động tự do, buôn bán nhỏ di cư từ vùng nông thôn lên thành phố lớn mà chưa đăng ký tạm trú, người dân tộc thiểu số du canh du cư, Nguyên nhân trước hết là cơ sở pháp lý quy định về sự tham gia của một số nhóm đối tượng chưa chặt chẽ, thiếu căn cứ Ngoải ra, tính tuân thủ pháp luật của người dân còn

hạn chế Bản thân họ vẫn thờ ơ, chưa thật sự quan tâm tới việc tham gia BHYT

tự nguyện, nhất là tại các huyện ngoại thành Mặt khác, chế tài xử lý vi phạm

trong lĩnh vực BHYT còn nhiều bất cập Hơn nữa, người dân chỉ tham gia BHYT tự nguyện khi họ có bệnh cần điều trị.

3 Một số kiến nghị hoàn thiện bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam từ

nghiên cứu pháp luật Đức

3.1 Bảo hiểm y tế toàn dân ở Đức

BHYT toàn dân ở Đức có thể được xem xét thông qua nội dung cụ thể

như sau:

Thứ nhất, đỗi tượng bao phủ gần như toàn bộ dân số với 02 hình thức tham gia là bắt buộc và tự nguyện.

Ở Đức, tham gia BHYT bắt buộc áp dụng đối với hầu hết người dân, có thể nói, tham gia BHYT là một nghĩa vụ Theo quy định của pháp luật thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm bao gồm:

- Người làm công ăn lương có mức thu nhập dưới ngưỡng quy định (62,550Euro/năm hoặc 5,213 Euro/tháng — năm 2020) và người thân của họ Tuy nhiên,

vợ hoặc chồng và con cái dưới 18 tuổi của họ tự động được hưởng BHYT mà

không phải đóng góp gì thêm khi những đối tượng này chưa có BHYT và thu nhập chung của họ không vượt quá 455 Euro/tháng (năm 2020); mặc dù vậy về nguyên tắc khi trẻ trên 18 tuổi còn đang đi học thì có thé được hưởng bảo hiểm theo cha mẹ tới 23 - 25 tuổi, trẻ tan tật không bị hạn chế vẻ lứa tuổi;

- Sinh viên của các trường trung câp, cao đăng, đại học;

' Tkare (2020), Familienversicherung How to include your family in your health insurance in Germany: all you

have to know, https://tkare.de/en/familienversicherung-how-to-include-your-family-in-your-health-insurance-in-germany-all-you-have-to-know/, truy cap ngay 27/8/2020.

Trang 39

- Người được đào tạo nghé;

- Người về hưu;

- Người khuyết tật đang làm việc tại các cơ sở hợp pháp hoặc theo các chương trình xúc tiễn việc làm;

- Người thất nghiệp đang nhận trợ cấp;

- Nông dân và các thành viên gia đình của họ;

- Nghệ sĩ và nhà văn;

- Những đối tượng khác.

Bên cạnh phạm vi đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nói trên, pháp luật

BHYT của Đức cũng quy định hình thức tham gia BHYT tự nguyện, áp dụng

đối với những người dân có thu nhập trên ngưỡng quy định (62,550 Euro/năm -năm 2020) Theo đó, những người này có thể tự do lựa chọn việc tham gia

BHYT theo luật định hoặc một loại hình BHYT tư nhân bất kỳ (là loại BHYT

thương mại trái với BHYT theo luật định là BHYT phi lợi nhuận) Tuy nhiên

đối tượng thuộc diện tự nguyện này cũng phải cân đối các lợi ích trước khi đưa ra quyết định lựa chọn bởi họ chỉ có thê dễ dàng chuyền từ loại hình BHYT theo luật định sang BHYT tư nhân còn việc chuyên ngược lại vô cùng khó khăn do

phải đáp ứng các điều kiện ngặt nghèo.

Như vậy, ở Đức, BHYT theo luật định là hình thức bảo hiểm được áp dụng đối với hầu hết thành phan trong xã hội, hoạt động theo nguyên tắc tương trợ

cộng đồng: người giàu hỗ trợ tài chính cho người nghèo, người không có con hoặc ít con hỗ trợ tài chính cho người có con, nhiều con Ngoài ra, pháp luật Đức có quy định về BHYT tự nguyện Ở Đức, BHYT bắt buộc được coi là nòng

cốt của hệ thong BHYT còn BHYT tự nguyện là hình thức bồ sung, áp dụng với một số người có thu nhập đặc biệt cao trong xã hội, dé thỏa mãn nhu cầu chăm sóc y tế có tính chất cá nhân của mình, họ có toàn quyền lựa chọn việc tham gia loại hình BHYT có tính chất công hoặc một loại BHYT tư nhân phù hợp.

Thống kê năm 2020, xấp xi 88% dân số Đức tham gia BHYT công, bao gồm cả đối tượng bắt buộc va tự nguyện Số người dân Đức còn lại tham gia BHYT tu’ Có thể nhận thay, cho đến năm 2020, CHLB Đức đã tương đối thực

hiện xong lộ trình BHYT toàn dân.

Như vậy, quan điểm về tham gia BHYT tự nguyện tại Việt Nam và Đức rõ

ràng có sự khác nhau Nếu như Việt Nam có quy định tham gia BHYT tự

' Cathy J Matz-Townsend (2020), “Health Insurance Options in Germany — 2020”, How To Germany Magazine.

Trang 40

nguyện nhằm tạo điều kiện, đảm bảo cho các đối tượng chưa thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT mà có nguyện vọng, nhu cầu sẽ có quyền tự do tham gia BHYT

thì ở Đức, người dân chỉ được phép tham gia BHYT tự nguyện khi ho đạt ngưỡngthu nhập theo quy định và thông thường, ngưỡng thu nhập ở mức cao

Thứ hai, sự đa dạng hóa quỹ BHYT.

Dé đảm bảo thực hiện chế độ BHYT, Đức thiết lập các quỹ BHYT theo tiêu chí nghè nghiệp - xã hội, do các cơ quan tự quản theo luật công Day là một đặc

thù trong luật tổ chức Nhà nước Đức và cũng là một đặc thù của châu Âu Vai trò

của Nhà nước chỉ giới hạn trong việc lập pháp, giám sát và pháp lý Năm 1900, cả

nước Đức có hơn 20.000 quỹ BHYT, đến năm 2004 chỉ còn 1200 Quỹ BHYT, năm 2005 còn 260 quỹ đang tồn tại và hoạt động Các quỹ BHYT lớn hiện nay gồm có: Quỹ BHYT địa phương; Quỹ BHYT xí nghiệp; Quỹ BHYT ngành; Quy

BHYT Nông nghiệp; Quỹ BHYT Hàng hải; Quỹ BHYT ngành mỏ; Quỹ BHYT

thay thế dành cho viên chức; Quỹ BHYT thay thé dành cho công nhân

Cơ quan cao nhất của BHYT là Hội đồng Quản lý quỹ BHYT Đây là một tô

chức tự quản, được bầu cử theo nhiệm kỳ sáu năm, với các thành viên là những

người đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan BHYT

Như vậy, BHYT Đức là hệ thong BHYT có bề dày kinh nghiệm và có thé coi Đức là cái nôi của BHYT trên thế giới Đức là nước sớm có Luật BHYT ngay từ khi thực hiện, với những quy định khung pháp lý cơ bản Trải qua gần 130 năm hình thành và phát triển, Chính phủ Đức không ngừng cải cách hệ thống BHYT Cho đến nay, BHYT Đức là một trong số những hệ thống BHYT tốt, có chất lượng cao, độ bao phủ rộng (gần như bao phủ 100% dân số), quỹ BHYT đa dạng với cách quản lý và sử dụng quỹ rất linh hoạt, hiệu quả.

Việt Nam và Đức có những sự khác biệt về cơ sở kinh tế, xã hội, phong tục

tập quán, văn hóa, điều này dẫn đến các quy định cụ thể về BHYT sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, đây chính là cơ hội quý báu để đất nước ta nghiên cứu chuyên sâu, học hỏi, tiếp thu, tăng tốc bao phủ BHYT toàn dân và cải thiện chất lượng KCB

trong thời gian tới.

3.2 Một số đề xuất cho Việt Nam

Quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về BHYT toàn dân

Nhìn chung, những nghiên cứu về pháp luật và lộ trình thực hiện BHYT toàn dân ở Việt Nam cho thấy rằng trong những năm qua, với sự quan tâm, chỉ

' Dương Tat Thang (2005), “ BHYT ở CHLB Đức”, Tap chí Bảo hiểm xã hội, 7/2005.

Ngày đăng: 07/04/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w