Đề tài này của chúng em sẽnghiên cứu tổng thê vấn đề tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bao gồmviệc phân tích cơ sở lý luận cho việc tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại
Trang 1BAO CAO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG
“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”
CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2020
TANG CUONG TIEP CAN CONG LY CHO TRE EM LA
NAN NHÂN BỊ XÂM HAI TINH DỤC
-TỪ THUC TIEN QUOC TE DEN KINH NGHIEM CHO
VIET NAM
Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH
Năm 2020
Trang 2BAO CAO TONG KET
DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG
“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”
CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2020
TANG CUONG TIEP CAN CONG LY CHO TRE EM LA
NAN NHÂN BỊ XÂM HAI TINH DỤC
-TỪ THUC TIEN QUOC TE DEN KINH NGHIEM CHO
VIET NAMThuộc nhóm ngành khoa hoc: XH
Sinh viên thực hiện 1: Nguyễn Công Anh Quốc Nam, Nữ: Nam
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài - 52s SsE E9E121911111211121111111111111111111111 11 c6 |
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -2- +2 2+E+EE2E+EE+EE+E£EE+EerEerxzxees 3
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của dé tài 2-2 2 ess+xszxezszsees 3
4 Mục tiêu nghiên cứu của dé tài - - 2 + +kSt+k£EE2EE E9 1215E121111121111511 111111 te 4
5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng dé thực hiện dé ti eee 4
6 Điểm mới và đóng góp của đề tài -¿- «5+ SE 1E1111811211121111211211111 11 1116 4
7 BO cuc lia 1 8 ằ 5NỘI DUNG DE TAL 5-6-5 SE E21 1 1511212112111111111111111111111 11111111111 1e 6CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE TIEP CAN CONG LY CHO TRE
EM BỊ XÂM HAL TINH DUC 0 0 ccccccccccsssssssssssessessecsesseessssssussecsessessessssusausaesseeseeseess 6
1.1 Khái niệm chung về tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình duc 61.2 Nền tảng cho việc tăng cường tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình duc 111.3 Chuẩn mực pháp lý quốc tế về tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục 14Kết luận Chương l - ¿E52 +SSE2E2E9E12E5E15E121571215111121111511111 1115111111 te 16CHUONG 2: THUC TIEN TANG CUONG TIEP CAN CONG LY CHO TRE EM
BỊ XÂM HAI TINH DỤC Ở VIET NAM ¿- 25c EEEEEEEEEkrrkerkerkee 172.1 Thực trạng khung pháp lý bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tinh duc tại Việt Nam 17
2.2 Thực trạng hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại
tinh duc tai Vidt Nam 0 + 33
2.3 Thực tiễn theo đuổi vụ việc của người nhà nạn nhân, cộng đồng và các chuyên gia
tal (to 0 ằe AÓAâA 45
Kết luận Chương 2 2-52 S152 +E9EE2E219E1215111151111215111111111111111 1111111111111 re 51CHUONG 3: KINH NGHIEM CUA MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI TRONGTANG TIẾP CAN CONG LY CHO TRE EM BỊ XÂM HAI TINH DỤC 533.1 Kinh nghiệm xây dung khung pháp lý bảo vệ trẻ em bị xâm hai tình dục 53
3.2 Kinh nghiệm hoạt động của các cơ quan có thâm quyễn -2- 2 5s 2c: 603.3 Kinh nghiệm tăng cường khả năng theo đuôi vụ việc của người nhà nạn nhân, cộngđồng và các chuyên gia -. -¿- 2 St SE9E12E9E12112157121511211211111111111111 1111111 1e 67Kết luận Chương 3 2-5-2 52 SEE2E2E9E121EE1111215712151111111111111111111 1111111 ce 72CHƯƠNG 4 L BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC TĂNGCƯỜNG TIẾP CAN CÔNG LY CHO TRE EM BỊ XÂM HAI TINH DỤC 734.1 Bài học về xây dựng khung pháp lý cho Việt Nam 2-2 2+ +c++szrxzErxeẻ 73
4.2 Bài học vê nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng tại Việt
Trang 4Kết luận Chương 4 2-52 ©ESE+EEEE9E21911211111111111111111111111111 1111111111111 re 81TONG KET DE TAL ooo.ccccecccccccccccsscssessesscssesesscsessessessssusssssussvcsssessesissussussussesseeseeseess 82DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2- 2-2 S2 2E22EE£E£EEeEEerkerrezrsrred 83
PHU LUG coiccccccccccssecssssssscscssssessssssscssssssvecsssuscscsssssessssuesessssevessssuesessssuseesssussessssevesesseees 93
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được truyềnthông đưa ra ánh sáng, gây bắt bình lớn trong dư luận xã hội Điều đáng lưu ý là nhữngnơi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em diễn ra lại là những khu vực được đánh giá là antoàn với trẻ em như khu nhà ở, trường học, trung tâm bảo trợ xã hội, và người phạm
tội phần nhiều là người thân quen với trẻ em Theo báo cáo của Chính phủ, từ ngày01/01/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý về hình sự và xử lý hành
chính: 8.442 vụ xâm hại trẻ em với 8.709 trẻ em bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037
trẻ em nữ) Số trẻ em bị XHTD chiếm 73.85% tổng số trẻ em bị xâm hại (6.432 vụ).Điều đáng nói là trong 75 quốc gia thong kê số vụ xâm hại tình dục, Việt Nam xếp thứ
49 sau một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Myanmar Trong khi đó, việc xử
ly các vụ XHTD trẻ em dé thực hiện công lý và bảo vệ quyền cho các nạn nhân trẻ emnày lại đang tồn tại nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả Bốn nguyên nhân sau là nhữngnguyên nhân chính dẫn đến thực trạng XHTD trẻ em tại Việt Nam ngày càng gia tăng
và việc tiếp cận công lý cho các em còn hạn chế
Thứ nhất, Công tác giáo dục giới tính còn yếu và thiếu hiệu quả, đặc biệt là việcgiáo dục giới tính và phòng chống xâm hại trong gia đình Về phía gia đình, hầu hết cha
mẹ và người thân của các em đều né tránh việc giáo dục này vì tình dục vẫn là một chủ
dé nhạy cảm trong văn hóa quốc gia Về phía nhà trường, chương trình giáo dục giớitính mới chỉ dừng lại ở phần hình thức, chỉ được coi là một hoạt động ngoại khóa, phầnnội dung giảng dạy khá sơ sài, chưa đi sâu vào việc truyền đạt những kiến thức ứng phóvới hành vi xâm hại tình dục? Sự thiếu sót đó đã dẫn tới hậu quả: khi bị xâm hại tìnhdục, trẻ em biết rất ít hoặc thậm chí không biết đó là hành vi xâm hại tình dục, cộng
thêm tâm lý sợ hãi, ám anh sau vụ việc nên các em thường lựa chọn giải pháp im lặng.
Nhà trường là nơi các em dành phan lớn thời gian trong ngày Tuy vậy khi có vụ việcXHTD trẻ em xảy ra, vai trò của nhà trường rất mờ nhạt, hầu như chỉ có tác động nếu
như người phạm tội là giáo viên hoặc nhân viên của trường học.
' Bảo Yến, Trọng Quỳnh, Quốc hội nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
phòng, chống xâm hại trẻ em, Công thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đăng
ngày 27/05/2019, http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hol.aspx?ItemID=45843, truy cập ngày 16/07/2020.
? Lam Nhi, Giáo duc giới tinh trong trường học: Khoảng trồng khó lap day, báo Dai Đoàn Kết, số ra ngày
19/12/2018, tintuc425669, truy cap ngay 16/07/2020.
Trang 7http://daidoanket.vn/giao-duc/giao-duc-gioi-tinh-trong-truong-hoc-khoang-trong-kho-lap-day-thay vào đó họ lựa chọn cách thức giải quyết khác như nhận tiền bồi thường từ thủ phạm,
giâu kín vụ việc vì sợ ảnh hưởng đên danh dự, uy tín của gia đình.
Thứ hai, môi trường xã hội còn tiềm ấn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị bạo lực,xâm hại như sự xuất hiện của những ấn phẩm, trò chơi, thông tin trên mạng internet,phim ảnh ngoài luồng có tính chất bạo lực, khiêu dâm Bên cạnh đó, việc tạo cho trẻ
em một môi trường thân thiện, với các điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh, phát triểnnăng khiếu chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức dẫn đến hệ lụy trẻ dễ bị dụ dỗ bởi các
đôi tượng xâu.
Thứ ba, hệ thông pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em vẫn còn khoảng trống.Mặc dù đã có quy định về quy trình, trách nhiệm, thâm quyền đánh giá nguy cơ và quản
lý trường hợp trẻ em bị bạo lực, bi XHTD nhưng chưa có quy định cụ thé về trách nhiệmcung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tô giác hành vi xâm hại trẻ em, thiếu quy định cụthê đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác và phối hợp xác minh, đánhgiá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mat an toàn hoặc gây ton hại, mức độ nguy
cơ gây ton hại đối với trẻ em; chưa có quy định về thâm quyền, thủ tục tách trẻ em ra
khỏi cha mẹ, người chăm sóc trong trường hợp chính cha mẹ, người chăm sóc có hành
vi XHTD đối với trẻ em; thiếu hệ thống theo dõi dé đảm bảo những trẻ em này khôngtiếp tục bị bạo lực, bị xâm hại tình dục
Thư tu, hệ thống cán bộ và mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chămsóc trẻ em ở cơ sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực Vai trò của cán bộ bảo
vệ trẻ em, nhân viên công tác xã hội làm việc về trẻ em chưa được quy định cụ thé trongcác văn bản pháp luật của Nha nước dé bảo dam quyền hạn pháp lý khi thực hiện việc
can thiệp, hỗ trợ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em trong tình trạng khan cấp Hệ
thống dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo các điều kiệnthực hiện quy trình phát hiện, can thiệp sớm, tư van, phuc hồi tích cực cho mọi trẻ em
và tái hòa nhập cho các nạn nhân là trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, với mong muốn đề xuất giải pháp giải quyếtvan đề, nhóm nghiên cứu lựa chon đề tài: “Tăng cường tiếp cận công ly cho trẻ em lànạn nhân bị xâm hại tình dục — từ thực tiễn quốc tế đến kinh nghiệm cho Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu khoa học Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ là công trình khoa họcđem lại giải pháp thích hợp nhất dé tăng cường tiếp cận công lý cho trẻ em bị XHTD taiViệt Nam Đồng thời, đây sẽ là sự phân tích và đánh giá một cách tổng quan nhất để cơ
quan ban hành pháp luật, cơ quan và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em bị XHTD có cái nhìn khách quan và đúng đăn hơn về vân đê này.
Trang 8Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đê tài này, nhóm tác giả đã tìm hiểu, tham khảo một sô tai liệu có nội dung liên quan đên phạm vi nghiên cứu của dé tài như:
- Dương Tuyết Miên (2005), “Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tộihiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Luật Học, Số Đặc san vềbình dang giới/2005, tr 35 - 40
- Trương Hồ Hải và Đặng Viết Dat, “Nâng cao năng lực tiếp cận công lý của nạn
nhân nữ bị xâm hại tình dục ở Việt Nam”
- Nguyễn Quang Đức và Vũ Công Giao (2018) “Các cơ chế tiếp cận công lýkhông chính thức (ngoài tòa án)”, Công lý và quyên tiếp cận công lý những vấn dé lyluận và thực tiễn, 18/4/2018, Nxb Hồng Đức Hà Nội, tr 351-361
Sau khi tham khảo và nghiên cứu các tài liệu trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy ởViệt Nam hiện nay các nghiên cứu liên quan đến tiếp cận công lý cho nạn nhân và đặcbiệt hơn với các nạn nhân là trẻ em bị XHTD là chưa nhiều và đã cũ Ngoài ra các tàiliệu nói trên mới tập trung nghiên cứu vào từng khía cạnh cụ thể của vấn đề như thựctrạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề XHTD trẻ em Do vậy, người đọc khó cóđược cái nhìn tổng quát và toàn diện về tăng cường tiếp cận cho trẻ em bị xâm hai tìnhdục Bên cạnh đó, cũng chưa có nghiên cứu nao giải quyết van dé trong tương quan sosánh với kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới Đề tài này của chúng em sẽnghiên cứu tổng thê vấn đề tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bao gồmviệc phân tích cơ sở lý luận cho việc tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục,các quy định của pháp luật trong và ngoài nước, việc đánh giá thực tiễn áp dụng các quyđịnh này cũng như thực trạng hoạt động của các bên có liên quan trong việc bảo vệ trẻ
em bị XHTD tại Việt Nam và nước ngoài Qua đó nhóm nghiên cứu đề xuất việc họctập, rút kinh nghiệm từ mô hình tiếp cận công lý của các quốc gia khác dé đề xuất các
bài học cho Việt Nam.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vẫn đề lý luận về tiếp cận công lý chotrẻ em bị xâm hại tình dục; các quy định của pháp luật Việt Nam, thực tiễn thi hành cácquy định pháp luật Việt Nam trong bảo vệ trẻ em khỏi XHTD của các cơ quan có thầmquyền và việc theo đuổi vụ việc của bên thứ ba; thực tiễn xây dựng, thực thi pháp luật
và thúc day vai trò của các bên có liên quan ở một số nước trên thé giới trong công táctăng cường tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục
Trang 9Đề tài được thực hiện dưới góc độ liên ngành khoa học pháp lý kết hợp với xãhội học, tâm lý học Đề tài nghiên cứu pháp luật hiện hành của Việt Nam và các nướcSingapore, Thái Lan và Pháp cũng như thực trạng tiếp cận công lý cho trẻ em bị XHTDtại Việt Nam Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát phụ huynh, học sinh tại địabàn thành phố Hà Nội và Hải Phòng năm 2020 Và các phụ huynh cũng như học sinhtrên các mạng xã hội dé phân tích thực trang bảo vệ trẻ em bị XHTD tại Việt Nam.
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là góp phần hoàn thiện khung pháp lý, thúc đây sự vậnhành của các cơ chế pháp lý cũng như các hoạt động của chủ thé có liên quan tới việctăng cường tiếp cận công lý cho trẻ em bị XHTD ở Việt Nam, dựa trên cơ sở nghiên cứu
và học hỏi kinh nghiệm tốt từ một số quốc gia trên thé giới về van dé này
5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện đề tài
Dé hoàn thành đề tài này, nhóm tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiêncứu khác nhau, trong đó tập trung vào các phương pháp sau: phân tích, tổng hợp và luậthoc so sánh Cụ thé, phương pháp phân tích văn bản, phân tích di liệu khảo sát, tonghợp và so sánh được sử dụng triệt dé làm nổi bật lên những van đề pháp ly trong tiếpcận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục, về thực trạng tăng cường tiếp cận công lýcho trẻ em bị xâm hại tình dục, từ đó đề xuất những giải pháp và bài học cụ thể trong
công tác này.
6 Điểm mới và đóng góp của đề tài
Về điểm mới của dé tài: Dé tài đặt ra van đề so sánh pháp luật và thực trang tăngcường công lý cho trẻ em bị XHTD giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới,
dé từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để triển khai và áp dụng Day là détài đi theo hướng nghiên cứu mới so với các đề tài trước đây - các đề tài trước chủ yếunghiên cứu theo hướng phân tích nguyên nhân, thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật có liên quan.
Về đóng góp của đề tài: Đề tài sẽ góp phần hoàn thiện các quy định có liên quan(khung pháp lý) về tiếp cận công lý cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục Bêncạnh đó, đề tài còn có ý nghĩa cung cấp thêm các giải pháp tăng cường hoạt động củacác cơ quan, tô chức và các chủ thé xã hội của liên quan dé việc tiếp cận công lý cho trẻ
em bị XHTD được thực hiện ngày càng hiệu quả Thêm nữa, đề tài cũng góp phần tácđộng tới ý thức của cộng đồng xã hội nói chung trong việc quan tâm và có trách nhiệm
với việc bảo vệ quyên của trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục.
Trang 10Ngoài phân mở đâu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đê tài
Chương 3: Kinh nghiệm của một sô nước trên thê giới vê tăng cường tiêp cận
công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục
Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cường tiếp cận
công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục
Trang 11NỘI DUNG ĐÈ TÀICHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG VE TIẾP CAN CONG LÝ CHO TRE
EM BI XÂM HAI TÌNH DUC
1.1 Khái niệm chung về tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hai tình dục
a, Định nghĩa trẻ em bị xâm hại tinh duc
Trước hết, khái niệm trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989
được định nghĩa như sau: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em là mọi người dưới 18
tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dung với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hon”.Tuy nhiên, với mỗi quốc gia, tùy theo quy định mà độ tuôi của trẻ em có thé sớm hơn,như 9 tuổi đối với nữ ở Iran? và 21 tuôi đối với cả nam và nữ ở Mỹ Ở Việt Nam, độ tuôicủa trẻ em theo Luật Trẻ em 2016 được quy định là người dưới 16 tuổi
Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiếtmột số điều của Luật trẻ em định nghĩa trẻ em bị xâm hại tình dục là: “(1) Trẻ em bịhiếp dâm; (2) Trẻ em bị cưỡng dâm; (3) Trẻ em bị giao cấu; (4) Trẻ em bị dâm ô và (5)Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm đưới mọi hình thức” (Điều 13)
Có thé thé nhận thay dưới góc độ pháp lý hình sự, trẻ em bị xâm hại tình duc lànạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145,
146, 147 Bộ Luật Hình sự 2015 Cụ thể các nạn nhân này là những người dưới 16 tuổi,
gôm cả trẻ em nữ và nam.
Tiêp cận từ góc độ tội phạm học, nan nhán của tội phạm là những cá nhân đã chịu thiệt hại về tính mạng sức khỏe, tỉnh thân, tình cảm, tài sản hoặc các quyên và lợi
ich hợp pháp do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra `
Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý phân biệt nạn nhân với khái niệm bị hại theođiều 62 Bộ Luật Tổ tụng hình sự 2015: “Bi hai là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về théchát, tinh than, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạmgây ra hoặc de doa gây ra” Như vay, nạn nhân của tội phạm có thé là cá nhân hay tôchức còn người bị hại chỉ là các cá nhân Hơn nữa, không phải bất cứ cá nhân nào là nạn
nhân của tội phạm thì cũng là người bị hại Chỉ những nạn nhân của tội phạm tham gia
3 Tran civil society organizations (2015), Rights of the Child in Iran: Joint Alternative Report by Civil Society
Organizations on the Implementation of the Convention of the Rights of the Child by the Islamic Republic of Tran, p 14
https://tbinternet.ohchr.org/Treaties/CRC/Shared%20Documents/IRN/INT_CRC_ NGO _IRN_19809_E.pdf, truy cap ngay 23/07/2020.
4 Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội tr.163
Trang 12hình sự 20155.
Tuu chung lại, nhóm nghiên cứu định nghĩa trong phạm vi nghiên cứu: “Tré em
bị xâm hại tình duc là người dưới 16 tuổi đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh
than, tình cảm do hành vi xâm hai tình dục trực tiêp gây ra”.
b, Đặc diém của trẻ em là nan nhân bị xâm hại tinh duc
Thứ nhất, trẻ em là nạn nhân của XHTD bi tôn thương kéo dài và ảnh hưởng đếntương lai của trẻ em, bao gồm cả tổn thương về thé chất lẫn tinh thần Cơ thé trẻ emđang trong giai đoạn phat triển, việc thực hiện các hành vi giao cấu, dâm ô, cưỡng dâm
sẽ gây ra ton thương đến cơ thé nạn nhân, đặc biệt là cơ quan sinh sản, đồng thời còn cóthé khiến trẻ em bị lây lan các bệnh phụ khoa, HIV Đặc biệt đối với trẻ em gái các
em có nguy cơ có thai, gây nguy hiểm đến tinh mạng và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
vì giai đoạn này cơ thê các em chưa phát triển đầy đủ cho việc mang thai Về tâm lý, trẻ
em bị tổn thương tâm lý lâu dài đặc biệt dễ mắc các bệnh trầm cảm, mat trí nhớ về thờithơ ấu, khó hòa nhập với mọi người, nạn nhân thường cảm thấy xấu hô, tội lỗi, tự đồ lỗicho bạn thân, cho rằng bản thân đã mất giá trị Hậu quả dẫn tới các em gặp khó khăntrong thiết lập mối quan hệ với người khác giới Nạn nhân thường có biểu hiện lo lắng
va sợ sệt những người xung quanh Trong một số nghiên cứu về van dé này cho thayXHTD trẻ em thậm biểu hiện các triệu chứng tâm lý giống triệu chứng tâm lý sau chiếntranh5 Nguy hiểm hon trong trường hợp này, tôn thương tâm lý và ton thương thé chatđồng thời diễn ra, cộng hưởng với nhau làm ton thương tăng lên, sâu sắc hơn khiến choviệc chữa tri tổn thương cho nạn nhân gặp nhiều khó khăn và phần nhiều là không thểphục hồi triệt dé Tâm lý trẻ bi ton thương dẫn đến các triệu chứng tram cảm kéo dai,không tin tưởng người xung quanh, lệch lạc trong suy nghĩ về van dé tinh dục 7
Thứ hai, nạn nhan của tội phạm XHTD thường khó chia sẻ tình trang cua minh
đến người khác cũng như ngại trình báo cơ quan chức năng Rất ít khi trẻ em lên tiếng
tố cáo việc mình bị bóc lột, xâm hại vì bản thân trẻ sợ bản thân, gia đình và cả thủ phạmphải chịu hậu quả Một số trẻ cho rằng sẽ không ai tin lời mình nói hoặc các em im lặng
vì cho rằng mình đáng bị nhận những hành vi đó và không đáng được giúp đỡ Trẻ em
> Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Van dé nạn nhân của tội phạm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
Trần Hữu Tráng chủ nhiệm đề tài, Hà Nội.
® Melissa Hall and Joshua Hall (2011), The Long-Term Effects of Childhood Sexual Abuse: Counseling
Implications, truy cap ngay 30/03/2020
<https://www.counseling.org/docs/disaster-and-trauma_sexual-abuse/long-term-effects-of-childhood-sexual-abuse.pdf>.
7 Dương Tuyết Miên (2005), “Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và
giải pháp khắc phục”, Tạp chí Luật Học, Số đặc san về bình đăng giới, tr 35 - 40.
Trang 13lột Ngoài ra do hoàn cảnh và vì danh dự trẻ có thê chấp nhận thủ phạm bồi thường bằngtiền, lợi ích vật chat thay vì khởi kiện.
Thứ ba, trẻ em là nạn nhân của XHTD là đối tượng dé bị xâm hai nhiều lần Điềunày được lý giải từ khía cạnh tội phạm học theo học thuyết bat lực học của nhà tâm lýhọc người Mỹ Martin Seligman Học thuyết này giải thích sự bất lực trong việc nhận
thức những kinh nghiệm đã từng trải trong quá khứ của một người Thông thường một
người khi đã trải qua rủi ro hay tai nạn trong quá khứ sẽ tích lũy được kinh nghiệm dé
có thê tránh được những rủi ro tương tự xảy ra trong tương lai Tuy nhiên ở một sốngười, khả năng này rất hạn chế nhất là trẻ em vì trẻ em khi gặp một sự có không tácđộng lớn đến nhân thức của và xử sự của họ nên không dé lại bat kì kinh nghiệm nào
Vi vậy trong tương lai những người này không có khả năng tránh được những hoàn cảnh
tương tự đã xảy ra trong quá khứ, kéo theo một số người tiếp tục trở thành nạn nhân của
tội phạm.”
c, Định nghĩa công lý cho trẻ em bị xâm hai tinh duc
Thuật ngữ “công lý cho trẻ em” nói đến trách nhiệm của các quốc gia trong việctôn trọng các quyền trẻ em và đảm bảo tiếp cận công lý hiệu quả cho mỗi trẻ em trong
hệ thống pháp luật không chịu bat kỳ sự phân biệt đối xử nào, bất ké màu da, chủng tộc,giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, quốc gia, dân
tộc, hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, khuyết tật, khai sinh hoặc tình trạng khác của các
em, của cha mẹ hoặc người giám hộ các em.!°
Từ định nghĩa “công lý dành cho trẻ em”, ta có thé hiểu công lý với trẻ em bịXHTD là trách nhiệm của mỗi quốc gia trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền dànhcho nạn nhân của hành vi XHTD là trẻ em, dam bao nạn nhân là trẻ em được tiếp cậncông lý hiệu quả thông qua hệ thống pháp luật mà không phải chịu sự phân biệt đối xử
Trách nhiệm quốc gia trong khái niệm trên bao gồm trách nhiệm của nhiều cơ
quan chức năng Theo Luật trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP, Việt Nam có 17
cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em, bao gồm: 1 Quốc hội, Hội đồng Nhân dâncác cấp; 2 Chính phủ; 3 Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; 4 Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; 5 Bộ Tư pháp; 6 Bộ Y tế; 7 Bộ Giáo dục và Đào tạo; 8 BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch; 9 Bộ Thông tin va Truyén thông: 10 Bộ Công an; 11
5 Geeta Sekhon, N.T.Tuệ, N.T.Mận, N.T.Hiền (2017), Giới thiệu về bóc lột tình duc trẻ em, Chương trình tập
huân dành cho thâm phán về công tác xét xử các vụ án bóc lột tình dục trẻ em, Hà Nội, tr 42
? Đại học Luật Hà Nội (2010), Vấn đề nạn nhân của tội phạm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trần
Hữu Tráng chủ nhiệm đê tài.
16 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Tập bài giảng tư pháp đối với người chưa thành niên, Hà Nội.
Trang 14trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; 14 Các tô chức xã hội:
15 Tổ chức kinh tế; 16 Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em; 17 Quỹ Bao trợ trẻ em
Tuy thuộc vào thầm quyên, chức năng nhiệm vụ của mình các cơ quan đã liệt kê sẽ thực
hiện năng lực bảo vệ trẻ em băng những khía cạnh chuyên môn đảm bảo các quyền vàloi ích hợp pháp dành cho trẻ em được đảm bảo Ngoài ra cũng phải ké đến trách nhiệm
của cộng đồng, xã hội và cha mẹ của trẻ em trong việc hỗ trợ các em là nạn nhân của
XHTD trong quá trình tiếp cận công lý
Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, các quyền thiết yếu cần được đảm bảo theoHướng dẫn tư pháp về các van dé liên quan đến nạn nhân và nhân chứng của tội phạm
là trẻ em (2005) bao gồm: Quyền được đối xử với nhân phẩm và lòng trắc ấn; Quyềnđược bảo vệ khỏi hành vi phân biệt đối xử; Quyền được thông tin; Quyền được trợ ø1úpmột cách hiệu quả; Quyên riêng tư; Quyền được an toàn; Quyền được bảo vệ tránh bịton thương khi tham gia quá trình tư pháp; Quyền được hưởng biện pháp khắc phục
Tựu chung lại có thê hiểu công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục là việc các cơquan chức năng, các tô chức kinh tế, tổ chức xã hội cùng gia đình và cộng đồng hỗ tro,đảm bảo và tôn trọng các quyên dành cho nạn nhân là trẻ em thông qua việc thực hiệnnhững chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo quá trình tiếp cận công lý đối với nạnnhân diễn ra kịp thời và hiệu quả
d, Định nghĩa tiếp cận công ý cho trẻ em bị xâm hại tinh dục
Trong bối cảnh hiện nay, khái niệm “tiếp cận công lý” (access to justice) đangđược định nghĩa theo nhiều cách khác nhau
Theo quan điểm truyền thống, tiếp cận công lý là quyền được xét xử công bangbởi một toa án không thiên vị của mỗi người chiếu theo những quy định nhân quyénquốc té (the right to a fair trial) Theo cách hiểu này, quyền tiếp cận công ly chỉ gói gontrong quy trình tố tụng hình sự đặc thù, bao gồm những nguyên tắc kinh điển như quyềnđược bào chữa, quyền được kháng cáo, quyền được giữ im lặng, của người bị buộctội Có thé hiểu quyên tiếp cận công lý là quyền sử dụng các dịch vụ pháp lý (công vàtư) của người bị buộc tội dé đảm bảo được xét xử một cách công bằng và minh bạch
trước tòa an.
Theo quan điểm tiếp cận mới, tô chức quốc tế UNDP cho rang với thiết chế tưpháp chính thống hiện tại cách tiếp cận trên là không phù hợp khi còn tồn tại nhiềunhược điểm như: (i) Thủ tục rườm rà, phức tạp và hay bị trì hoãn; (ii) Chi phí lớn, trongnhiều trường hợp và ở nhiều nơi vượt quá khả năng của những nhóm xã hội yếu thé; (iii)Khó tiếp cận và thiếu tin cậy, hiệu qua; (iv) Dễ bị chi phối bởi thé lực và quyền lực; (v)
Trang 15Yếu kém trong việc tổ chức thực thi các quyết định và quy định; (vi) Có ít giải pháp,thiếu các giải pháp mang tính phòng ngừa, kịp thời, bình dang, thích đáng và công bằng:(vii) Chứa đựng nhiều định kiến và cản trở với các nhóm xã hội dé bị tôn thương: (viii)Thiếu các thông tin về thủ tục và tiến trình; (ix) Thiếu cơ chế trợ giúp pháp lý thích hợp;(x) Không thân thiện và thiếu sự tham gia của quần chúng.!!
Cũng theo UNDP, những hạn chế kế trên có thé được khắc phục nếu áp dung môhình tiếp cận công lý mới Cách tiếp cận công lý mới sẽ kế thừa ưu điểm và khắc phụcnhững nhược điểm của cách tiếp cận công lý truyền thong thông qua việc cung cấp thêmnhiều lựa chon cho người dân trong quá trình kiếm tìm công lý UNDP đề xuất bổ sung
những giá tri mới, mở rộng phạm vi định nghĩa của vân đê tiêp cận công lý.
Theo đó, tiép cận công lý được hiểu là khả năng đền bù, khắc phục (remedy)những bắt công hay thiệt hại mà một người hay một nhóm người — đặc biệt là nhómngười dé bị ton thương trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, — phải gánhchịu Sự mở rộng trong định nghĩa mới về tiếp cận công lý này thé hiện rat rõ qua việctìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý của người dân không còn giới hạn ở thiết chế tư pháp chínhthống (formal justice system) bao gồm các cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan thi hànhán, mà còn ở các thiết chế tư pháp không chính thống (informal justice system) Ngoài
ra, những bắt công hay thiệt hại được gây nên bởi cá nhân hoặc pháp nhân có thê xảy ratrong tat cả các lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ riêng lĩnh vực tổ tụng hình
sự Đây là mô hình tiếp cận công lý mang tính mới, bước đầu đang được áp dụng tại một
số quốc gia phát triển trên thế giới như New Zealand, Canada, !2
Với trẻ em, vốn là nhóm đối tượng yếu thé trong xã hội, các em chưa có năng lực
tự bảo vệ bản thân khỏi những hành động gây thiệt hại từ chủ thể khác, các em còn phụthuộc vào cha mẹ, người đại diện, môi trường nên các em dễ dàng bị đối xử bat công vànhận những thiệt hại về sức khỏe, danh dự nhân phẩm Đặc biệt hơn, với trẻ em là nạnnhân bị XHTD với những đặc điểm về mức độ tôn thương sâu sắc, thiệt hại kéo đài, khóphát hiện và dễ bị lặp lại, các em cần được đặc biệt quan tâm, hỗ trợ từ trước trong vàsau quá trình tố tung Các cơ quan chức nang, tô chức kinh tế, tô chức xã hội có nghĩa
vụ phải đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em và đảm bảo các nguyên tắcsau trong “Tuyên ngôn về những nguyên tắc công lý cơ bản cho nạn nhân của tội phạm
và sự lạm dụng quyền lực” năm 1985 của Liên Hợp Quốc:
"| UNDP (2004), Access to Justice Practice Note, truy cap ngay 23/07/2020.
<https://www.undp.org/content/undp/en/home/librarypage/democratic-governance/access to justiceandruleoflaw/access-to-justice-practice-note.html>
+ Nguyễn Quang Đức va Vũ Công Giao (2018) “Các cơ chế tiếp cận công lý không chính thức (ngoài tòa án) ”,
Công lý và quyên tiếp cận công lý: Những van dé lý luận và thực tiễn, 18/4/2018, Nxb Hồng Đức Hà Nội, tr 351-361.
Trang 161 Xác định nạn nhân không phụ thuộc vào việc xác định thủ phạm.
2 Không phân biệt chủng tộc, mau da, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, quốc tịch
3 Đối xử với sự cảm thông và tôn trọng phẩm giá
4 Lắng nghe ý kiến và sự biểu đạt của nạn nhân và người làm chứng
5 Được tiếp cận ngay đến các cơ chế công lý và biện pháp khắc phục ngay lập
tức.
Tuu chung lại, tiép can công ly cho trẻ em bi xâm hai tình duc là khả năng các
em tiếp cận được những sự dén bù, khắc phục những bat công hay thiệt hại mà trẻ em
mà các em phải chịu thông qua việc các cơ quan cơ quan chức năng, các tổ chức kinh
tế, tô chức xã hội cùng gia đình và cộng dong hỗ trợ, dam bảo và tôn trọng các quyểndành cho nạn nhân là trẻ em bằng cách việc thực hiện những chức năng nhiệm vụ của
mình kịp thời và hiệu quả.
1.2 Nền tang cho việc tang CƯỜNG tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục
Tiếp cận công lý cho trẻ em bị XHTD dựa trên ba nền tảng chủ yếu: khung pháp
lý bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng,
khả năng theo đuôi vụ việc của bên thứ ba (người nha nạn nhân, các chuyên gia, các tôchức xã hdi, ) Dé tăng cường tiếp cận công ly cho trẻ em là nạn nhân bi XHTD cầnphải nâng cao hiệu quả thực thi các nền tang tạo cho nạn nhân cơ hội tốt nhất dé tiếp cậnđến công lý, đồng thời xóa bỏ những rào cản đối với nạn nhân trong quá trình tiếp cận
công lý.
a, Khung pháp ly bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình duc
Khung pháp lý bảo vệ được hiểu là khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ pháp lý làm
cơ sở tiền dé trong việc đòi hỏi, yêu cầu và theo đuổi “sự công bằng” Trong khuôn khổbài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiếp cận “su công bằng” theo quan điểm mới của các
tổ chức quốc tế như sau: sự công bằng là khả năng mọi người tìm kiếm sự đên bù, khắcphục những bất công mà các chủ thể khác gây ra cho mình theo một cách thức hợp
pháp và an toàn.
Khi xem xét khía cạnh bảo vệ pháp lý của pháp luật trong các văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, cần xem xét các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó có đemlại sự thuận lợi cho tất cả các bên trong vụ việc, vụ án (đặc biệt là nhóm chủ thể dễ bịtốn thương) hay không Từ đó tìm kiếm được giải pháp tối ưu và công băng Vì trênthực tế, pháp luật luôn đi sau xã hội, do đó sẽ còn các quy phạm thiếu sót và hạn chế
Trang 17hoặc không phù hợp với thời đại Thậm chí còn có những quy phạm mang tính chất cản
trở việc giai quyết vụ việc, vụ án.
Dé thực hiện được điều đó, trong quá trình xây dựng khung pháp lý, nhà nướccần chi tiết hóa các quy định chung trong Hiến pháp quốc gia và có sự chọn lọc nhấtđịnh các quy phạm trong công ước, điều ước quốc tế dé nội luật hóa nhằm xây dựng
một khung pháp lý hướng tới sự công bằng, bình đặng, tạo điều kiện cho nạn nhân đặc
biệt trong trường hợp nạn nhân là trẻ em bị xâm hại tình dục Theo khuyến nghị củaUNDP, dé tăng cường tiếp cận công lý thật tốt thì các quốc gia cần tham gia và thực
hiện đây đủ và tích cực các điêu ước và chuân mực quôc tê có liên quan."
Tiếp cận công lý cho trẻ em bị XHTD cần được tiếp cận dưới góc độ đa ngành,
đa lĩnh vực Vì trẻ em là nhóm đối tượng yếu thế cần được bảo vệ từ nhiều phía gia đình,
nhà trường, xã hội, cộng đồng, việc hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em hồi phục sau tôn thương cần
có sự chung tay kết hợp của nhiều phía Đầu tiên để bảo vệ trẻ em bị XHTD một cáchhiệu quả cần có quy định trong các mảng pháp luật liên quan dé bảo vệ tối đa và giúp
trẻ em bị xâm hại được đền bù và khắc phục thiệt hại Trước hết, pháp luật về trẻ em
cần chú trọng làm rõ quy định về độ tuôi trẻ em, quyền cơ bản và các nguyên tắc chungkhi đối xử với trẻ em Đồng thời trong pháp luật về trẻ em cũng cần cá biệt hóa cácnhóm đối tượng trẻ em để xây dựng các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp Về phíapháp luật hình sự cần chú ý quy định về độ tuôi, định nghĩa nạn nhân là trẻ em bị xâmhai tinh dục, quy trình t6 tụng cho người chưa thành niên, các quyền và lợi ich quantrọng cần được đảm bảo của trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục, quy định VỀ các cơ
quan tương trợ tư pháp cho nạn nhân, v.v Quy định trách nhiệm của các cơ quan chức
năng trong việc hỗ trợ trẻ em, xây dựng mô hình tố tụng phù hợp với trẻ Trong phápluật dân sự cần có những quy định hỗ trợ trẻ em về đền bù thiệt hại do thủ phạm gây ra,các van đề về đại diện cho trẻ em khi thủ phạm là người thân trong gia đình Pháp luậthành chính cần xây dựng các quy định về các quy trình thủ tục hỗ trợ trẻ em tiếp cậnđến các quỹ dành cho nạn nhân, các biện pháp thay đổi môi trường sống, các cơ quan
có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân sau quá trình tô tụng Ngoài ra, trong lĩnh vựcgiáo dục, gia đình và trường lớp cần có những phương pháp giáo dục trang bị cho trẻ
em những kiến thức về phòng chống XHTD cũng như hỗ trợ trẻ em hồi phục hợp lý khi
các em trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục.
l3 UNDP (2004), Access to Justice Practice Note truy cập ngày 23/07/2020,
<https://www.undp.org/content/undp/en/home/librarypage/democratic-governance/access_ to justiceandruleoflaw/access-to-justice-practice-note.html>.
Trang 18Trẻ em bi XHTD như định nghĩa đã nhắc tới ở trên là nạn nhân của những tộiphạm tinh dục vì thé trước hết khung pháp ly cần có quy định cụ thé rõ ràng về quyền
của nạn nhân và nghĩa vụ tôn trọng các quyên đó của các chủ thê tham gia tô tụng.
b, Hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục
Dé khuôn khô pháp lý được áp dụng triệt dé, cần có hệ thống cơ quan có đủ điềukiện tiêu chuẩn tham gia Hệ thống cơ quan tham gia vào việc thiết lập và đảm bảo thựchiện đúng cách là một phần không thể thiếu trong việc giúp các chủ thé đi tìm kiếm “sựcông bằng” Đặc biệt, đối với hệ thống cơ quan tư pháp đại điện cho công lý đối với nạnnhân cần đặc biệt can trọng trong quá trình tố tụng Nhiệm vụ chủ yếu, cơ bản của héthong tư pháp chính thức là cung cấp các giải pháp công băng cho các bên trong vụ ánbăng các nguồn chính thức Hệ thống phải đảm bảo thể hiện được sự tôn trọng và đảmbảo các quyền và lợi ích của nạn nhân, quá trình tiếp cận đối với nạn nhân là trẻ em cầndiễn ra một cách thân thiện, tích cực tránh làm trẻ em sợ hãi, rời bỏ quá trình tiếp cậncông lý Một số nguyên tắc khi tiến hành tố tụng mà cơ quan tư pháp cần tuân thủ dướiđây được Liên hợp quốc nhắc đến trong Tuyên bố về những nguyên tắc cơ bản của tưpháp đối với nạn nhân của tội phạm và sự lạm dụng quyền lực Các quốc gia thành viên
có thê dựa trên các nguyên tắc này kết hợp với tình hình pháp luật quốc gia để xây dựngcác nguyên tắc riêng trong quy định pháp luật của mình đối với các cơ quan chức năng
- Xác định nạn nhân không phụ thuộc vào việc xác định thủ phạm.
- Không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, độ tuôi, quốc tịch
- Đối xử với sự cảm thông và tôn trọng phẩm giá
- Lang nghe ý kiến và sự biểu đạt của nạn nhân và người làm ching."
c, Khả năng theo đuối vụ việc của gia đình nạn nhân, các chuyên gia và các tổ
chức xã hội
Đây được coi là nền tảng thứ ba trong công cuộc tìm kiếm sự đền bù, khắc phụcthiệt hại do tội phạm gây ra Có hai yếu tố cơ bản liên quan đến van dé trên: Nhận thứcpháp luật và tính hiệu quả của các cơ quan trợ giúp pháp lý Khả năng theo đuôi vụ việchay là năng lực tiếp cận công lý của nạn nhân bị XHTD thường được đo lường thôngqua hai khía cạnh chính, đó là: sự hiểu biết pháp luật (legal awareness) và sự sẵn cócùng tính hiệu quả của hệ thống trợ giúp và tư van pháp ly (legal aid and legal counsel
dế Đại hội đồng Liên hợp quốc (1985), Những nguyên tắc cơ bản của tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và
sự lạm dung quyên lực, truy cập ngày 23/07/2020, co-ban-cho-cac-nan-nhan-cua-toi-pham-va-lam-dung-quyen-luc-1985>.
Trang 19<https://vanbanphapluat.co/tuyen-ngon-nguyen-tac-cong-ly-system) Trong đó, sự hiểu biết về pháp luật thường được đo lường dưới các chiều cạnh
như:
(1) Sự hiểu biết về các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé;
(2) Sự hiểu biết về cách thức tìm kiếm sự đền bù, khắc phục khi các quyền và lợiích đó bi vi phạm, như: hiểu biết về các cơ chế, thủ tục cần phải tiếp cận hoặc áp dụng
dé đảm bảo quyên và lợi ích chính đáng !Š
Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, hiểu biết của các em cơ bản về pháp luật còn
bị hạn chế dẫn đến khả năng tiếp cận đến sự trợ giúp của hệ thống hỗ trợ và tư vẫn pháp
lý còn thấp Đề cải thiện vấn đề này, ngoài việc xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, cácnhà làm luật cũng cần tìm ra giải pháp tuyên truyền hiệu quả về kiến thức pháp luật,kiến thức về các tô chức hỗ trợ, tư vấn pháp lý đến trẻ em và gia đình Những thông tin,kiến thức đó sẽ phương tiện quan trọng dé trẻ em tiếp cận công lý
1.3 Chuẩn mực pháp lý quốc tế về tiếp cận công lý cho trẻ em bị xâm hai tình dục
Trong van dé này, Liên Hợp Quốc đã xây dựng những chuẩn mực nhất định décác quốc gia thành viên xây dựng những quy định phù hợp với pháp luật từng quốc gia.Xuất phát từ quan điểm bị can, bị cáo là đối tượng dễ bị tôn thương hơn trong quá trình
tố tụng Nạn nhân và nhân chứng là người chưa thành niên nhận được sự quan tâm muộnhơn của Liên Hợp Quốc Cho đến năm 1985, văn kiện đầu tiên “Tuyên bố về nhữngnguyên tắc cơ bản của tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và sự lạm dụng quyênlực ” mới được ban hành Từ thời điểm đó trở đi các quy định bảo về quyền của nạn
nhân và nhân chứng là người chưa thành niên mới được quan tâm và nghiên cứu như
“Hướng dan về tư pháp doi với những van dé liên quan đến nạn nhân và nhân chứngcủa tội phạm là trẻ em”!® Văn bản này đã xác định rõ các nguyên tắc cơ bản và đảmbảo tổ tụng đặc thù cho nạn nhân và nhân chứng của tội phạm là trẻ em Thêm nữa, dé
hỗ trợ các quốc gia cụ thể hơn trong việc nội luật hóa các quy định trên, ủy ban LiênHợp Quốc về chống ma túy về tội phạm ban hành: “Ludt mẫu về tư pháp đổi với nhữngvấn dé liên quan đến nạn nhân và nhân chứng của tội phạm là trẻ em” Nội dung của
ba văn kiện trên kêt hợp cùng hệ thông văn bản điêu ước quôc tê về trẻ em có thê được
l5 Trương Hồ Hải và Đặng Viết Dat (2020), Nang cao năng lực tiếp cận công lý của nạn nhân nữ bị xâm hại
tình duc ở Việt Nam, truy cập ngày: 04/07/2020, nang-cao-nang-luc-tiep-can-cong-ly-cua-nan-nhan-nu-bi-xam-hai-tinh-duc-o-viet-nam.html>
<http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3032-Me _Economic and Social Council (2005), Guidelines on justice in matters involving child victims and witnesses
of crime, truy cập ngày 04/07/2020,
<https://www.un.org/ruleoflaw/files/UNGuidelinesChild Victims Witnesses.pdf>.
Trang 20coi là khung pháp lý cơ bản để xây dựng quy chế tiếp cận công lý cho nạn nhân là trẻem.
Thứ nhất, nhằm hỗ trợ các quốc gia trong việc ban hành các văn bản mới và sửađổi bồ sung hoàn thiện những văn bản có sẵn Dựa vào các quy định được nêu trong luậtmẫu các quốc gia có thê đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật nước mình Đồngthời, các quốc gia nên tiến hành sửa đôi những quy định chưa phù hợp, mâu thuẫn vớicác quy phạm trong luật mẫu có thé gây ra những rào cả và hạn chế những quyền của
trẻ em là nạn nhân hoặc của tội phạm.
Thứ hai, Luật mẫu cũng đưa ra những khuyến nghị trong việc đối xử với nạnnhân và nhân chứng trong quá trình tô tụng đối với chính phủ và các bên liên quan, các
tổ chức đảm bảo quyên lợi trẻ em Điều nay nhắc nhở các chủ thé tham gia quá trình tốtụng trong vụ án hình sự có nạn nhân hoặc nhân chứng là trẻ em cần cần trọng tronghành vi và cách ứng xử Cần có những quy tắc ứng xử phù hợp, can trọng tránh làm tônthương đến trẻ em trong vấn đề này
Thứ ba, Luật mẫu tập trung xây dựng nội dung xoay quanh hệ thống tư pháp hình
sự nhưng cũng có thê sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các hệ thống luật khác nhưhôn nhân gia đình, nhập cư, nuôi con nuôi dé đảm bảo các quyền của trẻ em được dambảo Các quy định của luật mẫu có tính khái quát chung và có gia trị tham khảo chonhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, mặc dù tính chất vụ việc khác nhau nhưng tâm lý trẻ emtrong một số hoàn cảnh nhất định như trong vụ việc ly hôn, di cư, nhận con nuôi cũng
dé dang bị tổn thương, cần được hỗ trợ khắc phục sau quá trình tư pháp như vậy có thétham khảo các hướng dẫn của luật mẫu sau quá trình tố tụng đối với một số lĩnh vực liênquan.
Tựu chung lại, khung pháp lý của Liên Hợp Quốc là cơ sở, là tiền đề cho cácquốc gia xây dựng các quy định pháp luật nhằm đảm bảo giúp tăng cường khả năng tiếp
cận công lý của người chưa thành niên là nạn nhân hoặc nhân chứng Dưa trên khung
pháp lý được ban hành, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện quá trình nội luật hóa phápluật nước mình theo thời gian dé thực hiện cam kết quốc tế Việt Nam là một trongnhững quốc gia đi đầu trong việc ký kết công ước quốc tế về quyên trẻ em chứng tỏ ViệtNam vô cùng quan tâm cũng như tán thành vẫn đề này Việc nâng cao khả năng tiếp cậncông lý của trẻ em sẽ là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đây mạnh thực thicông ước Mặc dù pháp luật quốc tế nói chung không quy định cụ thể quốc gia cần phảithực hiện điều ước quốc tế bằng cách thức nào, hay nói cách khác các quốc gia toànquyền có thé tự do lựa chọn các cách thức dé thực hiện điều ước những với khung pháp
ly vừa nêu các quốc gia như Việt Nam hoàn toàn có cơ sở dé xác định mức độ của tiến
trình thực hiện Công ước Liên Hop Quoc về quyên trẻ em của quôc gia mình.
Trang 21Kết luận Chương 1
Thứ nhất, “7rẻ em bị xâm hai tinh duc là người dưới 16 tuổi đã chịu thiệt hại vềtính mạng, sức khỏe, tinh than, tình cảm, tài sản hoặc các quyên và lợi ích hợp pháp dohành vi xâm hại tình duc trực tiếp gây ra”
Thứ hai, trẻ em là nạn nhân cua tội phạm XHTD mang ba đặc điểm chính: Trẻ
em là nạn nhân của tội phạm XHTD bị tổn thương sâu sắc, kéo dai, ảnh hưởng đến qua
trình hình thành nhân cach và tương lai của trẻ; Trẻ em là nạn nhân của XHTD khó chia
sẻ tình trạng của mình đến người khác; Trẻ em là nạn nhân của XHTD dễ bị xâm hại
nhiêu lân.
Thứ ba, tiép cận công lý cho trẻ em bị xâm hại tình duc là khả năng các em tiếpcận được những sự dén bù, khắc phục những bat cong hay thiệt hại ma các nạn nhânphải chịu thông qua việc các cơ quan cơ quan chức năng, các tô chức kinh tế, tổ chức
xã hội cùng gia đình và cộng đông hỗ trợ, dam bảo và tôn trọng các quyên dành chonạn nhân là trẻ em bằng cách việc thực hiện những chức năng nhiệm vụ kịp thời và hiệu
quả.
Thứ tư, tiếp cận công lý dựa trên ba nền tảng chính khung pháp lý bảo vệ trẻ em
bị xâm hại tình dục; hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ trẻ em bị
xâm hại tình dục; khả năng theo đuôi vụ việc của gia đình nạn nhân, các chuyên gia vàcác tô chức xã hội
Thứ năm, chuẩn mực quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em là nạn nhân của XHTDdựa trên các nguyên tắc, quy định trong ba văn bản “Tuyên bố về những nguyên tắc cơban của tu pháp đối với nạn nhân của tội phạm và sự lạm dụng quyền luc” năm 1985của đại hội đồng Liên Hợp Quốc; “Hướng dan về tư pháp doi với những van đề liênquan đến nạn nhân và nhân chứng của tội phạm là trẻ em” của Uy ban Kinh té và Xãhội Liên Hợp Quốc; “Luật mẫu về tư pháp đối với những van dé liên quan đến nạn nhân
và nhân chứng của tội phạm là trẻ em” của ủy ban Liên Hợp Quốc về chống ma túy vềtội phạm Ba văn ban đóng vai trò căn cốt trên đã xác định rõ các quyền và lợi ích hoppháp của nạn nhân bị XHTD và các nguyên tắc khi đối xử với trẻ em là nạn nhân củaXHTD trong quá trình tố tụng
Trang 22CHƯƠNG 2: THUC TIEN TANG CƯỜNG TIẾP CAN CONG LY CHO TRE
EM BI XAM HAI TINH DUC O VIET NAM
2.1 Thực trang khung phap lý bao vệ trẻ em khỏi xâm hai tình duc tại Việt Nam
Hiện nay, khung pháp lý bảo vệ trẻ em khỏi bị XHTD tại Việt Nam bao gồm cácquy định của Luật Trẻ em 2016, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tốtụng hình sự 2015, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014cùng một số văn bản dưới luật khác có liên quan Nhìn vào số lượng những văn bảnpháp luật trên, có thé thay đó là tín hiệu đáng mừng khi Việt Nam đã bồ sung và hoànthiện nhiều khuôn khổ pháp lý để trẻ em bị XHTD có cơ hội tiếp cận công lý Trongphần này, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật nói trên trongtương quan so sánh với khung pháp lý quốc tế bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục
a, Luật Trẻ em năm 2016
Luật Trẻ em 2016 là văn bản pháp luật quy định một cách toàn diện về quyên,bồn phận và lợi ich hợp pháp của một đối tượng cụ thé trong xã hội là trẻ em — khác vớinhững văn bản luật khác nơi trẻ em chỉ là một trong nhiều đối tượng tác động Do đó,đây là đạo luật hàng đầu của Việt Nam trong danh mục các văn bản pháp lý bảo vệ trẻ
em khỏi xâm hại tình dục Ngay tại Điều 1, Luật Trẻ em 2016 định nghĩa “trẻ em làngười dưới 16 tuổi” Mặc du quy định độ tuôi thấp hon so với Công ước quốc tế vềquyền trẻ em, song quy định của Việt Nam vẫn được coi là phù hợp với quy định mởcủa Công ước: “Trẻ em là mọi người dưới 18 tuôi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng vớitrẻ em đó quy định tuôi thành niên sớm hơn”
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thay Chương IV trong LuậtTrẻ em 2016 có nhiều quy định về cách thức bảo vệ trẻ em bị XHTD của các cơ quanchức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, của gia đình, nhà trường và cảcộng đồng — một điểm phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài Pháp luật Việt Namxây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em khỏi XHTD theo ba cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ vàngăn chặn Ở mỗi cấp độ đều có những biện pháp chăm sóc cụ thê đi kèm như xây dựngmôi trường an toàn cho trẻ, tìm kiếm người chăm sóc thay thế, giúp đỡ trẻ phục hồi sauchan thương, vv Đối với trẻ bị xâm hại tình dục, Chương IV cũng đặt ra vấn dé bảo
VỆ các em xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự với nguyên tắc hàng đầu là xử lý vụ việckịp thời, nhanh chóng và có sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình, các cơ sở cung cấp dịch
vụ bảo vệ trẻ em với các cơ quan có thâm quyên Bên cạnh đó, những quy định về cáchthức thành lập và hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong LuậtTrẻ em 2016 là điểm mới so với các quy định về cơ sở trợ giúp trẻ em trong Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 trước đây Các cơ sở cung câp dịch vụ bảo vệ trẻ
Trang 23em có nhiệm vụ hiện thực hóa một hoặc một số biện pháp bảo vệ trẻ em bị XHTD theo
ba cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và ngăn chặn nhăm kiến tạo sự hài hòa giữa văn bản phápluật và thực tiễn áp dụng
Nghị định 56/2017/NĐ-CP là văn bản hướng dẫn chỉ tiết một số quy định củaLuật Trẻ em 2016 Nghị định này đã bổ sung thêm nhiều biện pháp hỗ trợ, can thiệp vàchăm sóc thay thế cho trẻ em bị XHTD tại chương II và chương V trên cơ sở các điềukhoản bảo vệ trẻ em thuộc chương IV Luật Trẻ em 2016 Nhóm nghiên cứu nhận thaytrong nghị định còn có quy định cu thé về việc thành lập Tổng đài điện thoại quốc giabảo vệ trẻ em là quy định mới, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn bảo vệ trẻ em Khitiếp nhận tin báo tội phạm XHTD từ Tổng dai, các cơ quan chức năng có trách nhiệmtiếp nhận thông tin phải nhanh chóng phối hợp xử lý thông tin, đánh giá kịp thời mức
độ tôn hại, lên kế hoạch và rà soát kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hạitình đục Như vậy có thể thấy cả luật và văn bản dưới luật hướng dẫn áp dụng luật đều
có môi liên kết thống nhất trong việc đưa ra các quy định bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại
tình dục.
Đối chiếu với chuân mực pháp lý quốc tế, những quy định trên phù hợp với hướngkhuyến nghị của Liên Hợp Quốc trong công tác bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạmxâm hại tình đục Nguyên tắc giải quyết vụ việc XHTD trẻ em được nhắn mạnh là phảinhanh chóng, kịp thời (khoản 6 Điều 47 Luật Trẻ em 2016) phù hợp với yêu cầu “tránh
sự trì hoãn không cần thiết” của “Tuyên ngôn về những nguyên tắc công lý cơ bản đốivới nạn nhân của tội phạm và sự lạm dụng quyên lực” năm 19851”, cũng như những quyđịnh về việc thiết lập Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và cơ sở cung cấp dịch
vụ bảo vệ trẻ em đáp ứng được yêu cầu của Tuyên ngôn về việc “các nạn nhân nên nhậnđược sự trợ giup cần thiết về vật chat, y té, tam ly va xã hội thông qua các phương tiện
tự nguyện của chính phủ, cộng đồng và địa phương” Việc bảo vệ trẻ em theo ba cấp độphòng ngừa, hỗ trợ và ngăn chặn theo Luật Trẻ em 2016 góp phan định hướng Việt Namtrong xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện như mô hình của các quốc gia phát
triên khác.
Tuy nhiên, những quy định trên trong Luật Trẻ em 2016 không phải không có
thiếu sót Những vấn đề chiến lược cần chú ý để bảo đảm phòng, chống XHTD đối vớitrẻ em thông thường bao gồm: (1) tăng cường hỗ trợ kinh tế đối với các gia đình; (2)
thay đôi các quy phạm xã hội nhăm khuyên khích các bậc cha mẹ vào việc nuôi dạy con
Hv Đại hội đồng Liên hợp quốc (1985), Những nguyên tắc cơ ban của tư pháp doi với nạn nhân của tội phạm và
sự lạm dung quyền lực, truy cập ngày 23/07/2020, co-ban-cho-cac-nan-nhan-cua-toi-pham-va-lam-dung-quyen-luc-1985>.
Trang 24<https://vanbanphapluat.co/tuyen-ngon-nguyen-tac-cong-ly-cái tích cực; (3) cung cấp chăm sóc và giáo dục có chất lượng từ khi đầu đời; (4) nângcao kỹ năng nuôi dạy trẻ dé thúc đây trẻ phát triển lành mạnh; (5) can thiệp làm giảmbớt tác hại và phòng ngừa rủi ro tương lai!Š Với những điểm này, Luật Trẻ em năm
2016 dường như chú ý nhiều tới van đề can thiệp nhằm làm giảm bớt tác hại và phòngngừa rủi ro tương lai, còn các vấn đề khác chưa được làm rõ Vấn đề hỗ trợ kinh tế giađình - đối với các gia đình đông con hay gia đình mà bố mẹ không có khả năng lao động
- và thay đổi quy phạm xã hội (quy phạm đạo đức, quy phạm phong tục, ) là hai van
đề chưa được chú trọng một cách đúng mức Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ emnăm 1989, tại lời nói đầu có nhắc tới các điểm chiến lược này như sau: “Tin tưởng rang,gia đình, với ý nghĩa là tế bào xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển vàhạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần được sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết
để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng” Như vậy, việc hỗtrợ các gia đình chính là đảm bảo cho trẻ em có môi trường sống an toàn, lành mạnhnhất có thé, bởi gia đình là nơi bảo vệ trẻ em tốt nhất ; qua đó đáp ứng được cấp độ
phòng ngừa tội phạm XHỈTD trẻ em.
Bên cạnh đó, trong luật vẫn còn khá nhiều quy định không có nhiều ý nghĩa trongthực tiễn thi hành Chăng hạn, Luật Trẻ em năm 2016 quy định “Nguồn tài chính thựchiện quyền trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình,
cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; viện trợ quốc
tế và các nguồn thu hợp pháp khác” (khoản 2 Điều 7) Như vậy, khi đã đặt ra vấn đềnguồn thu thì Luật Trẻ em năm 2016 cũng cần quy định, hướng dẫn thêm một số vấn đềliên quan như cơ quan nào có nhiệm vụ quản lý thu chi, chế tài nào sẽ được áp dụng nếu
có vi phạm xảy ra trên thực tế và cơ quan nào có vai trò giám sát cơ quan quản lý thuchi Bên cạnh đó, có thé thấy rằng Luật Trẻ em năm 2016 đặt ra nhiều điều khoản vềcách thức thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trợ trẻ em Với các quy định vềnguồn thu chi còn thiếu sót như trên, trong trường hợp xảy ra vi phạm sẽ khó xử lý vàtrực tiếp ảnh hưởng tới quyền lợi của trẻ em bị xâm hai tình dục "Một số chế tài quyđịnh trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống XHTDtrẻ em trên nhiêu lĩnh vực cũng không còn phù hợp, mức phạt không đảm bảo tính răn
đe, phòng ngừa chung và chậm được sửa đôi, bô sung”°.
'8 CDC National Center for Injury Prevention and Control, Preventing child abuse and neglect: A Technical
Package for Policy, Norm, and Programmatic Activities, Atlanta - Georgia - USA, 2016, p 10 truy cập ngày 23/07/2020,
<https://www.cdc.gov/violenceprevention/pdf/CAN-Prevention-Technical-Package.pdf,>.
! Ngô Huy Cương, Mới số bát cập của Luật Trẻ em 2016, trang thông tin điện tử phòng tư pháp Tam Ky,
Quang Nam, ngày 06/11/2018, truy cập ngày 23/07/2020, so-baf-cap-cua-Luat- Tre-em-nam-20 16-42 17.html>.
<http://tuphaptamky.gov.vn/2014/news/Tu-phap/Mot-a0 Báo cáo Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, Đoàn Giám
sát Quốc hội khóa XIV, ngày 19 tháng 05 năm 2020.
Trang 25b, Bộ luật Dân sự năm 2015
Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền của trẻ em bị XHTD còn được thé hiệntrong những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe,danh dự, nhân pham, uy tín bị xâm phạm”! Văn bản pháp lý quốc tế “Tuyên bồ về nhữngnguyên tắc cơ bản của tư pháp đối với nạn nhân của tội phạm và sự lạm dụng quyềnlực” của Liên Hợp Quốc đề xuất “quyền được bồi thường” là một trong những quyền
mà nạn nhân bị XHTD cần được hưởng Mặc dù quy định của Bộ luật Dân sự 2015 lànhững quy định khái quát, theo nhóm nghiên cứu, trẻ em bị XHTD có quyền yêu cầubồi thường bởi rõ ràng sức khỏe cũng như danh dự, nhân pham của các em bị ton hạibởi hành vi XHTD trái pháp luật Ngoài việc bồi thường chi phí hợp ly cho việc chữatrị y tế của nạn nhân, chi phí hợp ly và thu nhập thực tế bị mat của người chăm sóc nạnnhân thì Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định cả về chi phí bồi thường tốn that tinh than
mà nạn nhân phải gánh chịu” Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đãquy định rat chi tiết về han mức các chi phí hợp lý này Về mức bồi thường thiệt hại doton thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu, Nghị định 03/2006/NQ-HDTP ghi rõnếu nạn nhân bị tôn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tối đakhông quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm bôi thường”;
nếu nạn nhân bị tốn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức
bồi thường tối đa không quá 10 tháng lương tối thiêu do nhà nước quy định tại thời điểmbồi thường”? (trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường tỉnhthần) Tuy nhiên Bộ luật Dân sự 2015 lại quy định mức bồi thường tốn thất tinh thầncho nạn nhân do sức khỏe bị xâm phạm là “tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở donhà nước quy định”? trong trường hợp này áp dụng mức bồi thường do Bộ luật Dân sự
2015 đưa ra theo đúng nguyên tắc áp dụng Bộ luật Dân sự tại khoản 2 Điều 4
Mặc dù đã có những quy định về bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo đúngtinh thần của chuẩn mực pháp lý quốc tế, song trên thực tế áp dụng, quy định về thôngthường thiệt hại tinh thần còn nhiều vướng mắc do thiệt hại về tinh thần thiên về mặtchủ quan, trừu tượng, rất khó xác định và quy đổi thành giá trị kinh tế Các điều 590 và
592 của Bộ luật Dân sự 2015 đã đặt ra một số mức trần về thiệt hại tinh thần trong nhữngtrường hợp có sự xâm phạm các giá trị nhân thân: xâm phạm về sức khỏe và xâm phạm
về danh dự, nhân phẩm, uy tín Tuy nhiên, việc chỉ đưa ra mức tran sẽ dẫn đến sự ling
71 Điều 590, Điều 592 Bộ luật dân sự 2015.
?2 Khoản 2 Điều 590, khoản 2 Điều 592 Bộ luật dan sự 2015.
? Khoản c tiểu mục 1.5 mục 1 phan II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
?4 Khoản c tiểu mục 3.3 mục 3 phan II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HDTP
25 Khoản 2 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015.
Trang 26túng, không thống nhất trong quá trình xét xử của Tòa án trong việc xác định mức độthiệt hại và mức bồi thường tương xứng Bên cạnh đó, tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần I củaNghị quyết số 03/2006/NQ-HDTP cũng cần xem xét đến các tình tiết cụ thé khác, changhạn như mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, mức độ giảm sút hoặc mất uy tín,
bị bạn bè xa lánh, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền, mat mát
về tình cảm, vv Nhóm nghiên cứu cho rằng, những tôn thất về tinh thần của nạn nhânkhông thé định nghĩa theo cách liệt kê này được mà cần dựa trên những đánh giá y tếkhách quan dé có thé xác định chính xác Sau khi vụ việc XHTD trẻ em xảy ra, vai tròcủa các cơ sở y tế trong việc tham vấn, điều trị tâm lý cho các em là rất quan trọng; cóthé sử dụng các đánh giá tâm ly này nhằm xác định nhanh mức độ tôn thương tinh thầncũng như khoản bồi thường thích hợp
c, Bộ luật Hình sự năm 2015
Trong Bộ luật Hình sự 2015, rất nhiều hành vi XHTD trẻ em được hình sự hóa,
và Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP được ban hành nhằm giải thích rõ hơn những hành
vi quan hệ tình dục trái pháp luật đó Một điểm đáng lưu ý là pháp luật hình sự ViệtNam có sự phân định rõ ràng về chính sách xử lý đối với các hành vi XHTD trẻ em theonhiều mức độ, tùy thuộc vào độ tuổi nạn nhân và việc tiếp tục sửa đổi pháp luật đượccoi là cần thiết dé chắc chắn rang tất cả người dưới 18 tuổi đều được bảo vệ theo đúngchuẩn mực pháp lý quốc tế Nhóm nghiên cứu sẽ phân chia các tội danh XHTD trẻ emtrong Bộ luật Hình sự 2015 thành từng nhóm tội cụ thé như sau:
Thứ nhất, nhóm tội liên quan đến mại dâm trẻ em
Những tội phạm liên quan đến mại dâm trẻ em bao gồm: tội chứa mại dâm (Điều327), tội môi giới mại dâm (Điều 328) và tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều329) Nghị định thư không bắt buộc về Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóaphâm khiêu dâm trẻ em, b6 sung cho Công ước Liên Hợp Quốc về quyên trẻ em năm
2000 (sau đây gọi là Nghị định thư không bắt buộc CRC) đưa ra định nghĩa mại dâm trẻ
em là “việc sử dụng trẻ em trong các hoạt động tình dục dé lay tién hay đồ vật dưới bat
kỳ hình thức nào”.
Bộ luật Hình sự 2015 không nêu rõ định nghĩa mại dâm trẻ em, song định nghĩa
đó có thê tìm thấy trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003: mại dâm là “hành vimua dam, bán dâm” - tức là “hành vi giao cau của một người với một người khác déđược trả tiền hoặc lợi ich vật chất khác” Cùng với đối tượng là người dưới 18 tuổi, cóthé hiểu như sau: mại dâm trẻ em là “hành vi mua dâm, bán dâm người dưới 18 tuổi”.Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP không giải thích những điều luật thuộc nhóm tội này.Như vậy, định nghĩa chung hành vi mại dâm trẻ em của pháp luật hình sự Việt Nam về
Trang 27nhóm tội mại dâm trẻ em còn tản mạn, chưa được thong nhất như định nghĩa của Nghịđịnh thư không bắt buộc CRC.
Điểm chung của những tội danh trong nhóm tội này là việc tăng nặng trách nhiệmhình sự đối với những hành vi mại dâm người dưới 18 tuổi Don cử như tội chứa mạidâm theo Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015: người nao thực hiện các hành vi tao điều kiện
dé cho hoạt động mại dâm được thực hiện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuôi sẽ
bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Ngoài ra, đối với các tội danh liên quan đến mại dâmtrẻ em nêu trên, bên cạnh hình phạt chính là các hình phạt bổ sung như phạt tiền, phạtquản chế hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản Có thê thay những người thựchiện hành vi mại dâm với những em từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu hình phạt
nghiêm khắc, có tính chat ran de cao.
Nếu như Bộ luật Hình sự 2015 quy định sự trừng phạt thích đáng đối với nhữnghành vi mại dâm trẻ em thì Nghị định 178/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh phòng,chống mại dâm cung cấp biện pháp phòng ngừa hành vi mại dâm trẻ em bằng cáchnghiêm cam người dưới 18 tuổi “làm những công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hang
có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thé lực, trí lực và nhân cách của ho” tại các cơ sởkinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng dé hoạt động mại dâm như: nhà hàng, khách sạn, vũtrường, Tuy nhiên điều cắm này chưa thực sự chặt chẽ bởi chu sở hữu những co sởkinh doanh nói trên có thể sử dụng những cách thức gián tiếp khác để thực hiện hành vimại dâm với người dưới 18 tuổi — điều khiến các cơ quan chức năng khó có thé kiểm
soát, quản lý sâu sát được.
Mặc dù đã đưa ra nhiều quy định phòng, chống tội phạm mại dâm trẻ em song
Bộ luật Hình sự 2015 chưa giải quyết được van đề chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâmngười đưới 13 tuổi Theo ý kiến nhiều chuyên gia, người nào thực hiện hành vi mua damngười đưới 13 tuôi sẽ bị xử lý về tội hiếp đâm người dưới 16 tuổi — vì theo điểm b khoản
1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 thì mọi trường hop giao cau với trẻ em dưới 13 tuổiđều bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em Còn người nào thực hiện hành vi chứa chấp, môigiới mai đâm người đưới 13 tuôi thì sẽ bị xử lý về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi vớivai trò đồng phạm Tuy nhiên nếu pháp luật hình sự quy định cụ thể hơn về vấn đề nàythì sẽ không cần phải dựa vào nhóm tội khác dé đưa ra hình phạt thích đáng cho những
tội phạm liên quan đên mại dâm trẻ em.
Thứ hai, nhóm tội về tân công tình dục trẻ em
Những tội danh thuộc nhóm tội này bao gồm: tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi(Điều 142), tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), tội giao cấuhoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
Trang 28145) và tội đâm ô người dưới 16 tuổi (Điều 146) Điểm mới dễ nhận thấy của Bộ luậtHình sự 2015 là việc bố sung “hành vi quan hệ tình dục khác” trong một số cầu thànhtội phạm nhằm xử lý các hành vi XHTD không thông qua con đường giao cấu truyềnthống.
Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), điểm b khoản 1 là điều khoảnhết sức đáng lưu ý Theo đó, đối với trẻ em dưới 13 tuổi thì mọi hành vi giao câu hoặcthực hiện hành vi quan hệ tinh dục khác đối với các em đều là phạm tội hiếp dâm trẻ
em, bất kế người phạm tội có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay thủ đoạn nào khác
và bat ké việc trẻ có đồng thuận với hành vi đó không Với yếu tô đồng thuận trong quan
hệ tình dục, cũng tại Điều 142, việc “trái ý muốn nạn nhân” là yếu tố bắt buộc phải đặt
ra khi định tội người thực hiện hành vi hiếp dâm người từ đủ 13 tudi đến dưới 16 tuổi.Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng yêu tô này đã đặt gánh nặng chứng minh lên nạnnhân hon là người phạm tội, bởi nạn nhân phải đưa ra những chứng cứ thé hiện việcquan hệ tình dục “trái ý muốn” của mình như hành động kháng cự hay đưa ra nhânchứng cho biết nạn nhân đã phản kháng như thế nào Điều này sẽ gây ảnh hưởng tớihiệu quả hoạt động của cơ quan chức năng trong việc tiễn hành tổ tụng sau này và khiến
nhiêu nạn nhân bỏ cuộc.
Tội giao cau hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13tudi đến dưới 16 tudi có điểm khác biệt so với những tội danh khác ở yếu tố đồng thuậncủa trẻ Dù có yêu tố đồng thuận trong quan hệ tinh duc song van đề hình phạt vẫn đặt
ra với người phạm tội trong trường hợp này vì pháp luật coi những người từ đủ 13 tuổiđến dưới 16 tuổi là những người chưa có đầy đủ nhận thức để đưa ra quyết định quan
hệ tình dục ở bất kỳ hình thức nao Tuy nhiên hành vi giao cau hoặc quan hệ tình dụckhác của người từ đủ 18 tuổi trở lên với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc củangười dưới 18 tuổi với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà có sự đồng thuận cùngvới hành vi dâm 6 của người người từ đủ 18 tuổi trở lên với người từ đủ 16 tuổi đếndưới 18 tuổi lại không phải là tội phạm Đây là một trong những hạn chế của Bộ luật
Hình sự Việt Nam liên quan tới việc phân chia độ tuôi trẻ em như đã đê cập ở trên.
Tất cả các tội danh trong nhóm tội này đều đã được Nghị quyết HDTP giải thích và hướng dẫn áp dụng Day là một điểm tiến bộ lớn, tạo điều kiện thuậnlợi trong việc định tội, đưa ra mức phạt thích đáng cho người phạm tội và bảo vệ tốt hơn
06/2019/NQ-quyên lợi của trẻ em bị xâm hại tình dục.
Theo Tài liệu điều tra XHTD trẻ em dành cho lực lượng cảnh sát điều tra (doEuropean Union phối hợp cùng UNODC và Học viện Cảnh sát nhân dân), các hành vitan công tình dục trẻ em nêu trên có thé được phòng ngừa sớm hơn, ngăn chặn tốt honnếu như hình sự hóa được hành vi “dụ dỗ, gây cảm tình nhằm XHTD trẻ em” Hành vi
Trang 29này xảy ra khi người phạm tội có hành vi săn đón, lấy lòng trẻ, gây dựng sự tin tưởng
từ trẻ nhằm mục đích cuối cùng là XHTD trẻ Với sự phát triển của công nghệ hiện dai,những hành vi dụ dỗ, gây cảm tình thường diễn ra trên không gian mạng, nơi ngườiphạm tội giả làm trẻ em hoặc người trẻ tuổi trò chuyện với các em hàng ngày Khi đã cóđược niềm tin của trẻ, người phạm tội sẽ thực hiện những hành vi tan công tinh duc
ngoài đời thực hoặc khai thác những hình anh khiêu dâm từ trẻ Những hành vi nay ở
Việt Nam không phải là những hành vi hiém gặp: số liệu thống kê cho thấy vào năm
2015, có hơn 1.400 người phạm tội thông qua hình thức giao lưu trực tuyên với trẻ em.”°
Do đó, đây cũng là một gợi ý hay mà Việt Nam cần học hỏi
Thứ ba, nhóm tội liên quan đến khiêu dâm trẻ em
Những tội danh trong nhóm tội nay bao gồm tội sử dụng người dưới 16 tuổi vàomục đích khiêu dâm (Điều 147) và tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy (Điều 326) Cầnlưu ý một điều quan trọng là pháp luật hình sự Việt Nam chưa có quy định tội khiêudâm trẻ em riêng biệt như khuyến nghị của Nghị định thư không bắt buộc CRC
Về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm theo Điều 147, Nghịquyết 06/2019/NQ-HDTP đã có những hướng dan chi tiết về các hình thức trình diễnkhiêu đâm có sự tham gia của người dưới 16 tuôi và việc trực tiếp chứng kiến trình diễnkhiêu dâm của người dưới 16 tuổi dudi mọi hình thức Tuy nhiên quy định này khôngbảo vệ được những người từ đủ l6 tuôi đến dưới 18 tuôi khi họ bị sử dụng vào mục đíchkhiêu dâm cũng như không đặt ra chế tài xử lý những người từ đủ 18 tuổi trở lên xemtrẻ em trình diễn khiêu dâm
Nghị định thư không bắt buộc CRC định nghĩa văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em
là “bất kỳ sự trình bày nào, bằng bắt kỳ phương tiện gì, về trẻ em tham gia vào các hoạtđộng tình dục một cách thực sự hoặc mô phỏng, hay bat cứ sự trình bày nào về các coquan sinh dục của trẻ em, mà chủ yếu là nhằm các mục đích tình dục” Điều 326 của Bộluật Hình sự 2015 quy định về văn hóa phẩm đồi trụy là quy định gần nhất với địnhnghĩa văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em trong Nghị định thư không bắt buộc CRC, songquy định này vẫn còn rất nhiều sót Thiếu sót của điều luật này nằm ở chỗ chưa có địnhnghĩa văn hóa pham đồi trụy nhằm phân biệt được văn hóa phẩm khiêu dâm có nội dungliên quan đến trẻ em với văn hóa pham khiêu dâm có nội dung liên quan đến người lớn,
do đó chưa phản ánh được tính chất nghiêm trọng của tội phạm Thực tiễn tại Việt Namhiện nay cho thấy, có rất nhiều trường hợp phạm tội XHTD nghiêm trọng đối với trẻ emmang tính chất loạn luân hoặc có yếu tố quan hệ tình dục tập thé xảy ra do người phạm
? Quỳnh Vinh, (2020), Số tré em bị xâm hại tăng đột biến, 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại, Công an nhân
dân online, truy cập ngày 23/07/2020, tre-em-bi-xam-hai-596605/>.
Trang 30<http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Moi-ngay-ca-nuoc-co-7-tội tiếp xúc với tranh ảnh, phim truyện khiêu dâm, đồi trụy qua Internet hoặc nhiềunguồn không chính thức khác.
Bên cạnh đó, Luật Trẻ em 2016 quy định hành vi “Cung cấp dịch vụ Internet vàcác dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyền,tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụđối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em”
là những hành vi bị cam Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 nghiêm cam “Cơ quan,
tô chức, cá nhân không được sản xuất, lưu hành, vận chuyền, tàng trữ, mua bán, xuấtkhâu, nhập khẩu, phố biến những hình anh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung
và hình thức đôi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục” Tuy vậy hai văn bản pháp luậttrên cũng chưa phân biệt thế nào là văn hóa phâm khiêu dâm trẻ em và văn hóa phamkhiêu dâm người lớn Do đó, những tội danh trong nhóm tội này cần được nghiên cứuthêm dé cấu thành một tội danh chuyên biệt về khiêu dâm trẻ em trong Bộ luật Hình sự
2015, đảm bảo trật tự xã hội và sự an toàn cho các em.
Một loại tội phạm mới hình thành trong xã hội chưa được văn bản pháp luật nào của Việt Nam quy định là tội phạm du lịch tình dục trẻ em Hiện nay chưa có định nghĩa
quốc tế nào thống nhất về du lịch tình dục trẻ em; loại tội phạm này có thé được hiểu là
“hành vi XHTD trẻ em mang tính chất thương mại của những người đi từ đất nước của
họ tới một đất nước khác để tham gia vào các hoạt động tình dục trẻ em” Việt Namđược ghi nhận là có tham gia ký kết Hiệp định du lịch ASEAN (2002) nhằm tái khangđịnh sự tuân thủ chung đối với Bộ luật toàn cầu về ứng xử trong du lịch của Tổ chức dulịch thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO) và đặc biệt cam kết thực hiện các biệnpháp nghiêm khắc để ngăn chặn các hành vi lạm dụng, bóc lột liên quan đến du lịch đối
với phụ nữ và trẻ em Song trong các văn bản pháp luật trong nước có liên quan, Việt
Nam không hề có quy định nao về tội danh này Đây là một thiếu sót lớn vì từ khi ngành
du lịch Việt Nam khởi sắc, nạn XHTD trẻ em qua con đường du lịch ngày một tăng cao.Nạn nhân chủ yếu là các em lang thang cơ nhỡ, trong đó trẻ em nam chiếm ty lệ lớn.Trẻ em nam khi bi XHTD gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận công ly hơn trẻ em nữrất nhiều bởi hệ thống pháp luật Việt Nam ưu tiên bảo vệ và chăm sóc nạn nhân nữ Một
sé quy định cua Bộ luật Hình sự 2015 còn là rào cản cho trẻ em nam bi XHTD vi nhữnghành vi như hiếp dâm, cưỡng dâm được mô tả trong phạm vi rất hẹp: nam giới làngười phạm tội còn nữ giới là nạn nhân Không chỉ dừng lại ở đó, tội danh này còn biếntướng theo con đường lữ hành, nghĩa là trẻ em còn bị XHTD bởi nhiều nhóm đối tượngkhác như khách công vụ, nhân viên NGO làm việc trực tiếp với trẻ em, lực lượng quân
đội làm nhiệm vụ tại nước ngoài, các nhà ngoại giao và nhân viên chính phủ làm việc tại nước ngoài, những người xa xứ cư ngụ tại nước ngoài,
Trang 31Khoảng trống lớn trong việc thiết lập hệ thống du lịch và lữ hành Việt Nam đápứng đủ tiêu chuẩn của Bộ quy tắc ứng xử dé bảo vệ trẻ em khỏi XHTD trong ngành dulịch và lữ hành 1998 (sau đây gọi là Bộ quy tắc 1998) là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng
du lịch tình dục trẻ em diễn ra tràn lan qua nhiều cách thức khác nhau Một ví dụ điển
hình là người phạm tội thường lợi dụng các cơ sở giải trí nhỏ lẻ, các đại lý lữ hành hay
nhà nghỉ địa phương — những nơi ít ký kết Bộ quy tắc 1998 và thực hiện nghiêm chỉnh
Bộ quy tắc này — dé thực hiện tội phạm Do đó, trong bối cảnh hiện nay, VIỆC cần thiếtphải làm là bồ sung thêm các quy định về tội phạm du lịch tình duc trẻ em trong các vănbản pháp lý có liên quan tại Việt Nam nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sớm những hành vi
vi phạm pháp luật nghiêm trong đó, đồng thời cũng dé bảo vệ các em theo đúng chính
đi cùng trẻ; ngăn cách trẻ với người phạm tội và các quy định liên quan khác Trên cơ
sở thực hiện “quyền được bảo vệ khỏi những khó khăn trong quá trình tư pháp” của trẻ
em bị xâm hại tình dục, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã thiết kế Chương XXVIII “Thủtục tô tụng đối với người đưới 18 tuổi” và Chương XXXIV “Bảo vệ người tố giác tộiphạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác”
Các thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuôi tại Chương XXVIII đặt ra phạm
vi áp dụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi (Điều 413) và trình bày những nguyêntắc tiễn hành tố tụng dựa trên sự thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của bị hại cũngnhư cam kết một số quyền như quyền được giữ bí mật, quyền được trợ giúp pháp lý,quyền được trình bày ý kién, của bị hại được đảm bảo vì lợi ich của bị hại (Điều 414)
Việc tham gia tô tụng của người đại diện của người dưới 18 tuôi, của nhà trường, tô
27 Economic and Social Council, Guidelines on justice in matters involving child victims and witnesses of crime,
truy cập ngày 04/07/2020,
<https://www.un.org/ruleoflaw/files/UNGuidelinesChild Victims Witnesses.pdf>.
Trang 32chức nơi người dưới 18 tuôi học tập lao động và sinh hoạt được đảm bảo tại Điều 420
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Điều 421 Bộ luật Tổ tụng hình sự 2015 ghi rõ việc lay lờikhai của bị hại dưới 18 tuổi phải có sự tham dự của người đại diện hoặc người bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của bị hại; thời gian lấy lời khai người đưới 18 tuổi không quáhai lần trong 01 ngày, mỗi lần không quá 02 giờ và chỉ được tiến hành đối chất giữa bịhại dưới 18 tuôi với bị can, bị cáo trong trường hợp không đối chat thì không giải quyết
được vụ án.
Văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết các điều khoản trên là Nghị quyết06/2019/NQ-HĐTP Ngoài hướng dẫn áp dụng một số điều khoản liên quan đến các tộidanh xâm hại tình dục, Nghị quyết còn hướng dẫn thêm việc xét xử vụ án XHTD có bịhại là người dưới 18 tuổi Điều 7 của Nghị quyết 06/2019/NQ-HDTP trình bày thêmnhiều quy định mới, ví dụ như việc lựa chọn thâm phán có kiến thức, kinh nghiệm xét
xử những vụ án XHTD liên quan đến người dưới 18 tuổi, việc xét xử vụ án phải đượcdiễn ra tại Phòng xử án thân thiện Bên cạnh đó, Nghị quyết quy định chi tiết một sốđiều kiện cần đáp ứng trong quá trình xét xử như: hạn chế triệu tập bị hại đến Tòa án,chủ yếu áp dụng các biện pháp thay thế khác như ghi âm, ghi hình có âm thanh còntrong trường hợp bắt buộc triệu tập thì cán bộ tư pháp phải giúp các em làm quen trướcvới môi trường Tòa án; thiết kế câu hỏi phù hợp với trình độ hiểu biết, lứa tuổi của bịhại; không để bị cáo hỏi bị hại trực tiếp; không xác định bộ phận bị xâm hại của bị hạimột cách trực tiếp mà thay thế bằng sơ đồ hoặc mô hình cơ thể; vv nhằm đảm bảoquyền lợi tốt nhất cho nạn nhân bị XHTD là trẻ em, đáp ứng “quyền được bảo vệ khỏi
những khó khăn trong quá trình tư pháp” của các em.
Chương XXXIV của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ghi nhận quyền được bảo vệcủa trẻ em bị XHTD trong suốt quá trình tố tụng Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ nàykhông bắt buộc, bị hại có quyền làm văn bản yêu cầu, đề nghị được bảo vệ và cơ quan
có thâm quyền sẽ xem xét việc bảo vệ đó là cần thiết hay không?Š Căn cứ xác minh bịhại cần được áp dụng biện pháp bảo vệ dựa trên việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh
dự, nhân pham của bị hại bị xâm hại hoặc bi đe dọa xâm hại do việc cung cap chứng cứ,tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm Dựa trên căn cứ đó, co quan có thâm quyền
sẽ tiến hành áp dụng một số các biện pháp bảo vệ như: bồ trí lực lượng canh gác, bảovệ; hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ; giữ bí mật và yêu cầu người liênquan giữ bí mật cho người được bảo vệ; thay đổi lý lịch người được bảo vệ nếu họ đồngý; xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến người được bảo vệ và các biện pháp khác liênquan theo quy định của pháp luật?? Trên co sở đó, Nghị quyết 06/2019/NQ-HDTP quy
? Điều 487 Bộ luật Tế tụng hình sự 2015.
29 Điều 486 Bộ luật Tế tụng hình sự 2015.
Trang 33định tại khoản 5 Điều 7 như sau: “Tòa án phải xem xét và đề nghị cơ quan, người cóthâm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp theo quy định tại Chương XXXIVcủa Bộ luật Tố tụng hình sự khi bi hại, người thân thích của bi hại yêu cầu hoặc cơ quan,
tô chức có thâm quyền kiến nghị bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài
sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị hại, người thân thích của họ”
Như vậy, nhóm nghiên cứu đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
2015 và Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP đã có sự phù hợp nhất định với các tiêu chí bảo
vệ trẻ em bị XHTD khỏi những khó khăn trong quá trình tư pháp mà “Hướng dẫn về tưpháp đối với những van đề liên quan đến nạn nhân và nhân chứng của tội phạm là trẻ
em” năm 2005 đã đưa ra.
e, Luật Trợ giúp pháp ly năm 2017
Nham giúp đỡ trẻ em bị XHTD có thé tìm đến sự hỗ trợ từ phía co quan nhanước, Chính phủ ban hành Luật Trợ giúp pháp lý 2017 với nhiều quy định mới, ví dụnhư quy định tất cả trẻ em đều là người được trợ giúp pháp lý, quy định bổ sung một sốđối tượng so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 như: Người bị buộc tội từ đủ 16 tuôiđến dưới 18 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có khó khăn về tài chính là bị hạitrong vụ án hình sự (Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017) Đề triển khai có hiệu quả LuậtTrợ giúp pháp lý, cho đến nay, về cơ bản hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp pháp
lý đã bao dam day đủ, đồng bộ, gồm một Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; ba Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các nộidung: quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; hướng dẫn một số nghiệp
vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; quy định tiêu chí vụviệc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; một Thông tư liên ngành quy định về quy định
về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng va đã nội luật hóa cáccam kết có liên quan đến hoạt động trợ giúp trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên như: Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế vềquyền trẻ em, và các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương và khu vực Trong nhữngnăm qua, Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau để đưa các quy định của
Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vào cuộc sống Cu thé, vào năm 2014, Bộ trưởng
Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BTP quy định về bình dang giới tronghoạt động trợ giúp pháp lý thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31/3/2011 của
Bộ Tư pháp hướng dẫn bảo đảm bình đăng giới trong tô chức và hoạt động trợ giúp pháp
lý Trong đó, quy định cụ thé rang ““Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người
được trợ giúp pháp lý là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục”.
Trang 34Đặc biệt, với mục đích hướng dẫn khoản 9 Điều 8 Thông tư liên tịch SỐ10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợpthực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT),
Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tôi cao nghiên cứu xây dựng cơ chế ngườithực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án và dự kiến áp dụng điểm tại một số địa phươngnhằm bảo đảm đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý bao gồm các đối tượng đặc thùnhư: trẻ em, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến đưới 18 tuổi, người bị buộc tội thuộc hộcận nghèo được giải thích đầy đủ về quyền được trợ giúp pháp lý, được tiếp cận, cungcấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, tránh việc phải đi lại xa xôi, nhiều lần,giảm thiểu tối đa việc bỏ sót đối tượng; tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước với Tòa án nhân dân trong việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong
việc thông tin, thông báo về trợ giúp pháp lý9
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy người từ đủ 16 tudi đến dưới 18 tuổi lànạn nhân bị XHTD mà không có khó khăn về tài chính lại không phải đối tượng đượctrợ giúp pháp lý Điều này có phan hạn chế quyền của nhóm người từ đủ 16 tuôi đếndưới 18 tuổi bị XHTD theo yêu cầu của “Tuyên ngôn về những nguyên tắc công ly cơbản cho các nạn nhân của tội phạm và sự lạm dụng quyền lực” năm 1985?! rằng “cácnạn nhân nên được thông báo về sự sẵn có của các dịch vụ xã hội và sức khỏe, các trợgiúp thích hợp khác và sẵn sang cho họ được tiếp cận dé dàng” Không chỉ có vậy, nhữngquy định đó cũng chưa đáp ứng được việc Nguyên tắc 11 trong văn bản “Các nguyêntắc và hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong các hệ thống tư pháp hình sự củaLiên Hợp Quốc” đòi hỏi trợ giúp pháp lý vì lợi ích tốt nhất của trẻ, theo đó yêu cầu việctrợ giúp pháp lý ở các quốc gia cần được ưu tiên cho trẻ và phải dễ tiếp cận, phù hợpvới lứa tuôi, có tính đa ngành, hiệu quả, đồng thời đáp ứng được nhu cầu pháp lý, nhucầu xã hội của trẻ em — nhất là trẻ em có nguy cơ tôn thương cao như trẻ em bị xâm hạitình dục Xuất phát từ định nghĩa “trẻ em là người dưới 16 tuổi” của Luật Trẻ em 2016
và chính sách của nhà nước về trẻ em mà đối tượng thuộc nhóm tuổi này chưa có nhiềuquy định hỗ trợ khi bị xâm hại tình dục
f, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
Trong tiến trình cải cách tư pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 đã có nhiều điểmđổi mới, trong đó sự thay đổi quan trọng nhất là việc bổ sung Tòa gia đình và người
chưa thành niên vào ba câp tòa là Tòa án nhân dân câp cao, Tòa án nhân dân câp tỉnh và
30 Trần Nguyên Tú, “Tre giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, thực trạng và kiến nghị, trang thông tin điện tử
Trợ giúp pháp lý Việt Nam”, ngày 13/01/2020.
31 Đại hội đồng Liên hợp quốc (1985), “Declaration of Basic Principles of Justice for Victims of Crime and
Abuse of Power”
<https://www.un.org/en/genocideprevention/documents/atrocity-crimes/Doc.29_declaration%20victims%20crime%20and%20abuse%200f%20power.pdf>
Trang 35Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 30, Điều 38, Điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân2014) Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC, Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC vàThông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLDTBXH là
ba văn bản đưới luật hướng dẫn chi tiết về Phòng xử án thân thiện, về các vụ án hình sự
có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình vàngười chưa thành niên và việc phối hợp giữa các co quan có thẩm quyên trong hoạt động
tố tụng hình sự có người dưới 18 tuổi tham gia
Về mô hình Phòng xử án thân thiện, Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC đãquy định khá chi tiết về hình thức và trang thiết bị dé giảm bớt căng thang của trẻ em bịXHTD khi tới phiên xét xử Phòng xử án thân thiện được bồ trí thuộc thâm quyên củaTòa gia đình và người chưa thành niên, vị trí ngồi của những người tham gia tô tụngđược sắp xếp theo hình thức bàn tròn và người dưới 18 tuổi được bố trí ngồi cạnh ngườiđại điện hoặc người bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của họ Việc bổ sung thêm quy định
về Phòng xử án thân thiện đối với trẻ em bị XHTD trong luật phù hợp với yêu cầu củaCông ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em: “Trong tat cả những hành động liên quanđến trẻ em, dù do các co quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, tòa án, các nhàchức trách hành chính hay các cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em
phải là môi quan tâm hang đâu””.
Về việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia là người đưới 18 tuổi thuộc thâmquyén của Tòa gia đình và người chưa thành niên, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC đã
có hướng dẫn chỉ tiết và đã được cụ thê hóa hơn trong Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP
về việc phân công thẩm phán, việc tham gia của người chăm sóc trẻ và việc tiếp xúcgiữa bị hại với bi cáo Những vụ án XHTD người dưới 18 tuổi cũng thuộc phạm vi điềuchỉnh của Thông tư, song nhóm nghiên cứu nhận thấy không phải vụ án XHTD ngườidưới 18 tuổi nào cũng thuộc thâm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thànhniên Với mục đích bảo vệ nhóm người yếu thế, Thông tư quy định rõ chỉ những “vụ ánhình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc vụ án hình sự có người bị hại là người dưới
18 tuôi bi ton thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, hoctập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác” tạikhoản 1 Điều 1 là những vụ án thuộc thâm quyền của Tòa gia đình và người chưa thànhniên Thông tư cũng giải thích “bị hại là người dưới 18 tuổi bị ton thương nghiêm trong
về tâm lý” là “người luôn ở trong trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, suy nhược về tinh thần
và thê chất, rỗi loạn tâm thần và hành vi do tác động bởi hành vi phạm tội gây ra” và “bịhại là người dưới 18 tudi cần sự hỗ trợ về điêu kiện sống, học tập do không có môi
3ˆ Khoản 1 Điều 3 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989, truy cập ngày 26/07/2020,
<https://www.unicef.org/vietnam/vi/cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-quyen-tre-em>.
Trang 36trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác” là “người có hoàn cảnhkhông bình thường (như: m6 côi, cha mẹ ly hôn, hay bi bạo hành, có cha mẹ nghiệnrượu, ma túy, vi phạm pháp luật ) dẫn đến bị thiếu thốn về vật chất, tinh thần, không
có nơi ở, bỏ học hoặc không được đi học như những người dưới 18 tuôi khác”
Theo nhóm nghiên cứu, không phải chứng tôn thương tâm lý do hành vi phạmtội gây ra cho trẻ em nào cũng có biểu hiện giống như miêu tả trên của Thông tư Ví dunhư chứng rối loạn stress sau sang chan (post traumatic stress disorder — PTSD) rất phổbiến ở trẻ em bị xâm hại tình dục, với những biểu hiện như tái diễn trải nghiệm sau sangchan, tránh né sự kiện gợi nhớ đến sang chan, thay đôi về niềm tin, cảm xúc và có cáctriệu chứng bồn chén, tăng cảnh giác Một điều đáng lưu ý là tại Việt Nam hiện naychưa có các xét nghiệm đặc hiệu dé chân đoán PTSD ở trẻ?3 Nhu vậy, chứng PTSD ởtrẻ dé bị nhằm lẫn với các biêu hiện của lo âu, căng thang khác ở người bình thường, vanếu không phù hợp với miêu tả của Thông tư về “tổn thương tâm lý nghiêm trong” thìtrẻ có khả năng sẽ trải qua quá trình tố tụng ở Tòa án hình sự Trên cơ sở nguyên tắcthực hiện những lợi ích tốt nhất cho trẻ em — nhất là trẻ em bị XHTD — nhóm nghiêncứu cho răng quy định này cần sửa đổi: thay thế những miêu tả trên bằng những chứng
cứ xác thực về y học, về giám định tâm thần đối với trẻ em sau khi bị xâm hại tình dục.Còn về quy định “bị hại là người đưới 18 tuổi không có môi trường gia đình lành mạnhnhư những người dưới 18 tuổi khác”, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là quy định nhân
văn, giúp đỡ được các em có hoàn cảnh yêu thê trong quá trình tiêp cận công lý.
Tựu chung lại, hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em khỏi XHTD của Việt Nam đãhoàn thiện bước đầu trong xây dựng khung pháp lý phù hợp với các chuẩn mực phápluật quốc tế Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ emkhỏi XHTD của Việt Nam còn chưa toàn diện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, Luật Trẻ em 2016 vẫn chưa thực sự đóng vai trò một đạo luật bảo vệtrẻ em bị xâm hai tình dục, thé hiện ở việc chưa có chế tài xử lý cụ thể cho những hành
vi vi phạm Vi dụ như tại chương IV của Luật Trẻ em 2016 có rất nhiều quy định vềbiện pháp bảo vệ trẻ em, về các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và các biện phápchăm sóc thay thế nhưng lại thiếu văng các quy định xử lý các cá nhân, tô chức có tráchnhiệm bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật Trẻ em bị XHTD là những cá thé chịu nhiều tổnthương sau vụ việc, nếu như xảy ra dấu hiệu vi phạm trong công tác chăm sóc, điều trị
và bảo vệ các em thì các em sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân một lần nữa, đi ngược lại vớiquy định của Công ước Liên Hợp Quốc về quyên trẻ em 1989: “Các quốc gia thành viên
phải đảm bảo răng những tô chức, cơ quan, cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo
33 vũ Ngọc Uy, Rồi loạn stress sau sang chấn truy cập ngày 26/07/2020,
<http://bacsicau.vn/roi-loan-stress-sau-sang-chan-posttraumatic-stress-disorder-ptsd.html>.
Trang 37vệ trẻ em phải theo đúng những tiêu chuân do các nhà chức trách có thâm quyên quy định, đặc biệt trong các lĩnh vực an toàn, sức khỏe, vê sô lượng và sự phù hợp của đội
ngũ nhân viên các co sở đó cũng như về sự giám sát thành thạo”.
Thứ hai, Bộ luật Dân sự 2015 đặt ra quy định về việc bôi thường tôn thất tinhthần cho nạn nhân chưa thật sự hợp lý Quy định bồi thường này còn chú trọng vào đốitượng là người trưởng thành khi chủ yêu miêu tả cảm giác xấu hồ, mất uy tín trong côngviệc, ảnh hưởng đến hình ảnh xã hội, và việc quy đổi ra giá trị kinh tế của khoản bồithường rất khó xác định Nhóm nghiên cứu đề xuất nên đưa thêm các chứng cứ y khoa,chứng cứ giám định tâm thần vào luật nhằm xác minh rõ hơn những ton that tinh than
mà nạn nhân bị XHTD là trẻ em phải gánh chịu Việc bồi thường ton thất tinh thần chotrẻ em bị XHTD cần được đảm bảo thực hiện kịp thời, do đó nhóm nghiên cứu cho rằngpháp luật dân sự có thể tham khảo khuyến nghị của “Tuyên ngôn về các nguyên tắc công
lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực” năm 1985 trong việcnhà nước cần cô gắng cung cấp những khoản bồi thường thông qua các quỹ cộng đồngkhi người phạm tội không bồi thường hoặc không có khả năng bồi thường cho nạn
vi, khó kiểm soát nên nảy sinh thêm nhiều thủ đoạn vi phạm mà pháp luật hình sự ViệtNam chưa dự liệu tới, ví dụ như các thủ đoạn dụ dỗ trẻ em qua Internet Cần lưu ý làviệc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu rất bức thiết nhưng pháp luật hiệnhành chưa quy định đầy đủ, dan tới hiệu quả công tác thực tiễn chưa cao?5 Ngoài ra, doquy định về độ tuôi trẻ em của pháp luật Việt Nam nên một vài hành vi không được coi
là tội phạm, bởi người phạm tội thực hiện với nhóm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tudi là nhóm người chưa thành niên Đồng thời định kiến giới tính khiến cho trẻ em nam
bi XHTD thường it được chú ý hơn trẻ em nữ, đặc biệt là khi trẻ em nam bị người nữtrưởng thành xâm hại, quấy rỗi tình dục Nhóm nghiên cứu cho rằng, Bộ luật Hình sự
34 Khoản 3 Điều 3 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1989, truy cập ngày 26/07/2020,
qu%E1%BB%9 1c-v%E1%BB%8 1-quy%E1%BB%8 In-tr%E1%BA%BB-em>.
<hftfps://www.unicef.org/vietnam/v1/c%C3%B4ng-%C6%B0%EI%BB%%9Bc-li%C3%AAn-h%EI%BB%A3p-3Š Điều 12, Điều 13 Tuyên ngôn về các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng
quyền lực năm 1985.
36 Báo cáo Kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, Đoàn Giám
sát Quốc hội khóa XIV, ngày 19 tháng 05 năm 2020.
Trang 382015 cần hoàn thiện hơn các quy định về tội danh XHTD trẻ em, bởi điều quan trọng lànhà nước không chỉ phòng ngừa tội phạm, chăm sóc, điều trị cho các em sau khi bị xâmhại tình dục, mà còn phải nỗ lực trừng phạt, ran đe các loại tội phạm này, theo đúng tinhthần của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989: “Nhà nước phải bảo vệtrẻ em chống lại sự lạm dụng và bóc lột tình dục Các quốc gia phải thực hiện tất cả cácbiện pháp thích hợp dé ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hoạtđộng tình dục trái pháp luật nào; sử dụng trẻ em dé bóc lột trong mại dâm hay các hoạt
động tình dục, biêu diễn hay các tài liệu khiêu dâm”””.
Thứ tư, trong quá trình tố tụng hình sự và trợ giúp pháp lý đối với trẻ em bị xâmhại tình dục, nhóm nghiên cứu cho rằng các quy định về độ tuổi và tinh trạng tổn thươngtâm lý của nạn nhân chưa phù hợp với quy định quốc tế và thực tiễn đời sống như đãphân tích rõ ở phan trên Ngoài ra, dù đã có quy định về quy trình, trách nhiệm, thâmquyền đánh giá nguy cơ và quản lý trường hợp trẻ em bi bạo lực, bi XHTD nhưng chưa
có quy định cụ thé về trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vixâm hại trẻ em, thiếu quy định cụ thể đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tốgiác và phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mat an toànhoặc gây tôn hại, mức độ nguy cơ gây tôn hại đối với trẻ em; chưa có quy định về thâmquyền, thủ tục tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, người chăm sóc trong trường hợp chính cha
mẹ, người chăm sóc có hành vi XHTD đối với trẻ em; thiếu hệ thống theo dõi để đảmbảo những trẻ em này không tiếp tục bị bạo lực, bị xâm hai tình duc*®
Hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em bi XHTD tại Việt Nam, do đó, sẽ cần thamkhảo và học tập nhiều hơn từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để nhanhchóng hoàn thiện vì lợi ích tốt nhất của trẻ
2.2 Thực trạng hoạt động của các cơ quan có thẩm quyển bảo vệ trẻ em khỏi xâm
hại tình dục tại Việt Nam
a, Các cơ quan có thẩm quyên bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục tại ViệtNam
Hiện nay ở Việt Nam có các co quan sau chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em bi XHTD nói riêng theo Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ- CP:
37 Điều 34 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.
https:/www.unicef.org/vietnam/vi/c%C3%B4ng-%C6%B0%EI%BB%59Bc-li%C3%AAn-h%EI%BB%A3p-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%8 1-quy%E1%BB%8 1n-tr%E1%BA%BB-em, truy cập ngày 26/07/2020.
38 Đạo Hồng Lan (2016), Tăng cường phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, công
thông tin Bộ Lao động — Thương bình và Xã hội, truy cập ngày 26/07/2020,
<http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=24520>
Trang 39Thứ nhất, Cơ quan lập pháp:
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có thâm quyền quyết định mục tiêu,chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dé thực hiện quyền trẻ em,giám sát việc thực hiện quyền trẻ em của các cơ quan, tô chức liên quan đến trẻ em vàphân bồ ngân sách thực hiện quyền trẻ em hàng năm Như vậy, nhóm cơ quan này cótrách nhiệm thiết lập, đưa vào hoạt động và giảm sát các chính sách nhà nước về trẻ em
Trẻ em bị XHTD sẽ là một trong những nhóm trẻ em được bảo vệ theo quy định của chính sách.
Thứ hai, Cơ quan thuộc nhanh hành pháp:
Chính phủ có thâm quyên thống nhất quan lý nha nước về trẻ em, tô chức thựchiện chính sách, pháp luật về trẻ em, bảo đảm cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ngang
bộ, các bộ thực hiện và giải quyết các van đề về trẻ em Đồng thời Chính phủ cũng chỉđạo các cơ quan thuộc thâm quyền quản lý của mình thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiếnnghị, khiếu nại, tố cáo va xử lý những vi phạm pháp luật về trẻ em Có thé thấy rang,Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm thi hành và chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền quản
lý kiểm tra việc thi hành những đạo luật, chính sách bảo vệ trẻ em do cơ quan thuộc
nhánh lập pháp ban hành Việc thực thi các chính sách pháp luật bảo vệ trẻ em có mức
ảnh hưởng nhất định đến nhóm trẻ em bị xâm hại tình dục, thực tiễn hóa những quy định
bảo vệ các em.
Các bộ thuộc Chính phủ có liên quan trong công tác bảo vệ trẻ em bị XHTD gồm:
Bộ Lao động — Thương bình và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa
— Thê thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an Nhóm nghiên cứu
sẽ trình bày lần lượt thẩm quyền của từng bộ trong hoạt động bảo vệ trẻ em bị XHTD
như dưới đây:
Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội có trách nhiệm điều phối việc thực hiệnquyền trẻ em và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được Chính phủ giao hoặc ủy quyên
Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em trong phạm vi trách nhiệm của
Bộ, bao gồm các nhiệm vụ như nghiên cứu dự luật, hướng dẫn, kiểm tra các quy địnhpháp luật về trẻ em, phối hợp cùng Bộ quản lý các chương trình, chính sách cũng nhưnguồn quỹ bảo trợ trẻ em, vv ? Cục Trẻ em cùng Bộ Lao động — Thương binh và Xã
Sỹ Quyết định 1126/2017/QĐÐ-BLĐTBXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Cục
Trẻ em ngày 13 tháng 07 năm 2017, truy cập ngày 27/07/2020,
<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-I nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Cuc-Tre-em-357353.aspx>
Trang 40126-QD-LDTBXH-2017-chuc-nang-hội là hai trong số những cơ quan hàng đầu trong bảo vệ trẻ em khỏi XHTD tại nước ta
hiện nay nga
Bộ Tư pháp có thâm quyền quản lý, hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp pháp lý
cho trẻ em bị XHTD và cha, mẹ, người chăm sóc các em Bộ Tư pháp là cơ quan có
trách nhiệm đảm bảo cho trẻ em bị XHTD được tiếp cận công lý, chủ yếu thông quaLuật Trợ giúp pháp lý 2017 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật
Bộ Y tê bảo đảm trẻ em nói chung và trẻ em bị XHTD nói riêng được tiêp cậndịch vụ chăm sóc sức khỏe công băng, chat lượng cũng như hướng dẫn việc chăm sóc,điêu tri khác cho các em.
Bộ Giáo dục và Đảo tạo có trách nhiệm tô chức phổ biến, giáo dục kiến thức về
quyền và bồn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đồngthời t6 chức thực hiện chính sách, pháp luật và áp dụng biện pháp trợ giúp giáo dục phù
hop cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt — trong đó có trẻ em bị xâm hại tình dục.
Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lich có nhiệm vụ phối hợp với Trung ương ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn việc phát triển thiết chế văn hóa cho trẻ
em Nhóm nghiên cứu cho rằng việc phát triển thiết chế văn hóa có sự tham gia của cơquan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội sẽ giúp loại bỏ được nhiều an phẩm có hạinhư ấn phâm khiêu dâm có nội dung về tinh dục người lớn hoặc về tình dục trẻ em, ngănngừa sớm sự phát triển lệch lạc trong nhận thức của người đọc dé giảm thiêu các hành
vi XHTD trẻ em sau này.
Bộ Thông tin va Truyền thông có trách nhiệm trong việc bảo vệ thông tin, bí mật,hình ảnh cá nhân của các em, đồng thời bảo vệ các em khỏi các hành vi XHTD trên
không gian mạng.
Bộ Công an có thâm quyền hướng dẫn và tô chức thực hiện các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn mọi hành vi bạo lực, bóc lột và XHTD trẻ em cùng với Bộ Lao động —
Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bêncạnh đó, Bộ Công an cũng có trách nhiệm hướng dẫn và tô chức thực hiện nguyên tắcbảo đảm thực hiện quyên trẻ em, yêu cầu và biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tốtụng, nhất là trẻ em là bị hại; đào tạo, bồi dưỡng về quyền trẻ em, về tâm lý học, khoahọc giáo duc cho công an viên, cán bộ trường giáo dưỡng và Điều tra viên tiến hành tố
tụng các vụ án có liên quan dén trẻ em.
Ngoài Chính phủ và các bộ thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cũng cótrách nhiệm trong việc thực hiện quản lý, tô chức thực hiện quyền trẻ em; bồ trí và vận
động nguôn lực bao đảm thực hiện quyên của trẻ em và bảo vệ trẻ em theo quy định cua