LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng đào tạo, khoa sau đại học, các khoa, phòng ban và các chuyên gia, giảng viên trư
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢCKINH DOANH CHO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HẢI VÂN
Hà Nội - 2017
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanhcho Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60340102
Họ và tên học viên: TRẦN HẢI VÂNNgười hướng dẫn: PGS.TS BÙI ANH TUẤN
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng đào tạo, khoa sau đại học, các khoa, phòng ban và các chuyên gia, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện hỗ trợ về mặt kiến thức và các thông tin cần thiết giúp tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung luận văn này trong suốt quá trình từ xây dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành luận văn.
Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo, các anh, chị đồng nghiệp Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và các bạn đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Tác giả
Trần Hải Vân
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂUviTÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNvii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾNLƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP6
1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 6 1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh 7 1.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh 8
1.2 Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh19
1.2.1 Xác định sứ mệnh, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 19
1.2.4 Phân tích môi trường bên trong 23 1.2.5 Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược 25 1.2.6 Thực hiện triển khai chiến lược 25 1.2.7 Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chiến lược 26
1.3 Một số mô hình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNGCÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM29
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam29
Trang 52.1.6 Ngành nghề kinh doanh 32
2.2 Chiến lược kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh
2.2.1 Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty 40 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty 44 2.2.3 Phân tích tổng hợp chiến lược kinh doanh Tổng Công ty 64
2.3 Thực hiện chiến lược kinh doanh tại Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện
2.3.4 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược 71
2.4 Đánh giá về chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty72
2.4.1 Đánh giá bằng phương pháp SWOT 72 2.4.2 Đánh giá bằng phương pháp phỏng vấn 78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINHDOANH CHO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM 83
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển giai đoạn 2017-2022833.2 Các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho công ty84
3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến lược 88 3.2.2 Giải pháp nhằm hoàn hiện việc thực hiện chiến lược 91
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước100
3.3.1 Đảm bảo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp 100 3.3.2 Hỗ trợ nguồn lực cho doanh nghiệp 101 3.3.3 Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại 102
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮTTỪ TIẾNG ANHTỪ TIẾNG VIỆT
CADIVI Viet Nam Electric Cable Joint Stock Company
Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam
CPI ConsumerPrice Index Chỉ số giá tiêu dùng GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ISO 9001:2000 Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất
lượng và hệ thống quản lý môi trường
GELEX Viet Nam Electrical Equipment Joint Stock Corporation
Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam
GELEX EMIC Electrical Measuring Instrument Company Limited
Công ty TNHH MTV Thiết bị đo điện
HEM Ha Noi Electromechanical Manufacturing Joint Stock
VIHEM Viet Nam – Hungari Electric Machinery Manufacturing Joint Stock Company
Công ty Cổ phần Chế tạo máy điện Việt Nam Hungary VINAKIP Electrical Devices Joint Stock
Company No 1
Công ty Cổ phần Khí cụ điện 1
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Mô hình phân loại theo cấp độ chiến lược 9
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam so với kế hoạch những năm qua 45
Bảng 1.1: Ma trận SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ) 26 Bảng 2.1: Danh sách Công ty thành viên tại thời điểm 31/03/2017 39 Bảng 2.2: Số lượng cán bộ công nhân viên 54
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 57 Bảng 2.5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 58
Bảng 3.2: Mức thưởng doanh số bán hàng của đại lý 96
Trang 8TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng
Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Anh TuấnHọc viên: Trần Hải Vân
Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Ngoại thương
Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017
Đặt vấn đề
Hoạch định chiến lược kinh doanh là một công việc đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp nhằm xác định hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai Bên cạnh việc đưa ra những chiến lược tốt thì công tác thực hiện chiến lược cũng rất quan trọng, sự thành công hay thất bại của chiến lược.
Với tư cách là nhân viên Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam, và là học viên được đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương, tác giả mong muốn đóng góp một cách nhìn, phân tích nguyên nhân những hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện Chiến lược của Tổng Công ty và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về các chiến lược kinh doanh hiện tại của Tổng công ty giai đoạn 2013-2016 (Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa kinh doanh và Chiến lược khác biệt hóa), từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty trong giai đoạn 2017-2022.
- Phương pháp nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận và phỏng vấn.
Tóm tắt kết quả thực hiện:
(1) Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp: Có những định nghĩa, khái niệm cơ bản về chiến lược kinh doanh, những quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược cũng như đưa ra được một số mô hình
Trang 9nghiên cứu xây dựng và thực hiện chiến lược.
(2) Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam: Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp Từ đó, chỉ ra những thành công cũng như những điểm tồn tại.
(3) Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam: Nêu được một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện chiến lược, kiến nghị đối với nhà nước.
Kết quả của đề tài:
Nghiên cứu sẽ đóng góp và hỗ trợ thêm trong việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam.
Kết luận và kiến nghị:
Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa và chiến lực khác biệt hóa là hoàn toàn phù hợp đối với Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược còn một số hạn chế, do đó, luận văn đã đưa ra hướng đi phù hợp và những giải pháp hết sức cần thiết cho GELEX Trong giai đoạn 2017 – 2022, nếu những nghiên cứu và đề xuất của đề tài được áp dụng, tác giả tin rằng GELEX sẽ có những bước đột phá về doanh thu và thị phần, củng cố sự phát triển bền vững của GELEX.
Kinh doanh đa ngành là một hướng đi, hướng phát triển về lâu dài và tất yếu ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới của các tổ chức kinh doanh, đặc biệt là đối với những công ty đã thực sự trưởng thành, chín muồi, thành công trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình Mặc dù tiềm năng là hết sức to lớn, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ Thành công của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước và phụ thuộc vào sự tìm kiếm và tìm giải pháp cho các doanh nghiệp.
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX) là một công ty lớn về thiết bị điện, từ khi thành lập cho đến nay, công ty luôn là nhà cung cấp thiết bị điện uy tín, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước khác như Lào, Campuchia Để có được sự tin cậy đó là nhờ công ty có phương hướng tổ chức kinh doanh tốt, sản xuất chuyên môn hóa, kiểm soát chất lượng tốt, luôn luôn định hướng phát triển sản phẩm của mình tốt hơn.
Năm 2016 đánh dấu một bước phát triển mới, thay đổi toàn diện cơ cấu sở hữu Tổng Công ty khi Bộ Công thương thoái toàn bộ vốn nhà nước GELEX trở thành Tổng Công ty Cổ phần 100% vốn tư nhân với những thay đổi mạnh mẽ về quản trị điều hành theo mô hình mới GELEX đặt mục tiêu trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, tiếp tục khai thác thế mạnh trong ngành sản xuất thiết bị điện bằng chiến lược khác biệt hoá và chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa kinh doanh, mở rộng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư năng lượng, bất động sản, logistics và đầu tư tài chính Tuy nhiên, đề án Phát triển lưới điện thông minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 nhằm thay thế toàn bộ công tơ cơ sang công tơ điện tử đang ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty khi thị trường công tơ điện tử cạnh tranh rất khốc liệt, không chỉ với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp hiện tại mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp nước ngoài Điều này cũng đặt ra cho doanh nghiệp không ít những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất Để đạt được những mục tiêu đề ra, Tổng Công ty cần có những giải pháp hoàn thiện những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại.
Hiện tại tác giả đang công tác tại Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam Qua phân tích thực tế tình hình kinh doanh của GELEX, tác giả nhận thấy rằng, trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược còn mắc phải một số hạn chế Nếu không có sự hoàn thiện thì Tổng Công ty không thể đạt được những mục
Trang 11tiêu đã đề ra là tăng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể mất dần thị phần của mình Bằng những kinh nghiệm trong quá trình làm việc, cùng những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại thương và mong muốn có đóng góp nhằm nâng cao tối đa sự thành công của Tổng Công ty trong việc đạt được những mục tiêu đã đề ra tác giả đã tiến hành nghiên cứu vấn đề: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nghiên cứu về Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam cũng như về xây dựng chiến lược kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như các luận văn:
- Đề tài luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam” của tác giả Âu Xuân Phong (Đại học Ngoại thương) thực hiện năm 2016, đã nghiên cứu về thực trạng tình hình sử dụng vốn của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam Mặc dù đề tài không đề cập đến các chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty nhưng dựa vào việc phân tích các điểm mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức (SWOT), từ đó chỉ ra những điểm còn tồn tại và đưa ra những giải pháp cho việc hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty.
- Một nghiên cứu về hoàn thiện chiến lược kinh doanh “Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Công nghiệp Thủ Đô” tác giả Lê Tuấn Hải (Đại học Ngoại thương) thực hiện năm 2011 Trong luận văn này tác giả Lê Tuấn Hải hệ thống cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, khái niệm về xây dựng chiến lược Từ đó, áp dụng vào việc phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty, đánh giá các chỉ tiêu về tài chính, các chỉ tiêu thực hiện được trong những năm gần đây, cũng như đánh giá vai trò của công tác marketing trong công ty Tác giả cũng đi vào phân tích các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hình thành nên ma trận SWOT cho doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích lý thuyết, cũng như thực trạng của doanh nghiệp hiện nay thì tác giả đã
Trang 12công ty (Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh ) và Chiến lược cấp ngành kinh doanh (Chiến lược khác biệt hóa ) và đưa ra những giải pháp cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh đó.
Có thể nhận thấy rằng, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam Chính vì vậy, đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu là hoàn toàn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu về thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam từ đó đề ra kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa lý luận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của GELEX bằng cách tìm hiểu nội bộ công ty, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm 2013, 2014, 2015, 2016 các thông tin chọn lọc từ các tài liệu tham khảo từ đó đưa ra mặt tích cực và hạn chế.
- Đánh giá được chiến lược mà công ty đang áp dụng từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện tại của doanh nghiệp.
- Đưa ra những giải pháp phù hợp nhất giúp công ty hoàn thiện hơn về chiến lược kinh doanh của mình, đạt được hiệu quả tốt nhất và đáp ứng được những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam trong giai đoạn 2013-2016 (Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa kinh doanh và Chiến lược khác biệt hóa) và giải pháp cho giai đoạn 2017-2022.
Trang 13- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về các chiến lược kinh doanh của Tổng công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, tác giả đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp hệ thống hóa: thiết lập quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh theo mô hình quản trị chiến lược toàn diện, và khung phân tích hình thành chiến lược.
- Phương pháp thống kê, so sánh: thu thập và xử lý các số liệu, các báo cáo tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam, đưa ra các nhận xét và đề xuất những phương án phù hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các quy trình áp dụng, đánh giá môi trường kinh doanh, xác định điểm phân loại của các yếu tố trong các ma trận của khung phân tích hình thành chiến lược Các số liệu thứ cấp được thu thập tại Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng các câu hỏi phỏng vấn, đưa ra kết quả phỏng vấn các nhân viên và cấp quản lý của công ty để khái quát những thành công, tồn tại và nguyên nhân.
Đối tượng phỏng vấn:
+ Phỏng vấn các cấp quản lý: để hiểu được quan điểm của các cấp quản lý về
việc áp dụng cũng như công tác triển khai chiến lược hiện tại ở Tổng Công ty Số lượng người tham gia phỏng vấn: 4 người.
+ Phỏng vấn các cấp nhân viên: để hiểu được đánh giá và mong muốn về
cách triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Số lượng người tham gia phỏng vấn: 4 người.
Danh sách và câu hỏi phỏng vấn được đính kèm tại Phụ lục luận văn.