1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo về môi trường kinh tế vĩ mô của Thế giới và Việt Nam tính đến hết tháng 5 năm 2023

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi Trường Kinh Tế Vĩ Mô Của Thế Giới Và Việt Nam Tính Đến Hết Tháng 5 Năm 2023
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

cập nhật lại thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô của Thế giới và Việt Nam tính đến hết tháng 5 năm 2023. Bối cảnh toàn cầu năm 2023 vẫn đi kèm với nhiều biến số khó đoán định: căng thẳng địa chính trị của cuộc chiến Nga – Ukraine; rủi ro suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ; chính sách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc sau giai đoạn đóng cửa vì COVID19; việc điều hành tiền tệ ngược pha giữa các nền kinh tế lớn… Lạm phát mặc dù đã chững lại nhưng vẫn ở mức cao; nhu cầu tiêu dùng giảm trên diện rộng trong khi đầu tư quốc tế chưa thể định hình rõ ràng vì tác động của nhiều biến số mới như xung đột địa chính trị, rủi ro tiền tệ và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.

Trang 1

BÁO CÁO CẬP NHẬT THÔNG TIN TRƯỚC KHI THAM GIA CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ 1Câu 1 Anh/chị hãy cập nhật lại thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô của Thế giới và Việt Nam tính đến hết tháng 5 năm 2023 (Tập trung vào các vấn đề: Tăng trưởng kinh tế? Chính sách tiền tệ? Thương mại quốc tế? Ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19?)

1 Môi trường kinh tế vĩ mô của Thế giới tính đến hết tháng 5 năm 2023

Bối cảnh toàn cầu năm 2023 vẫn đi kèm với nhiều biến số khó đoán định: căng thẳng địachính trị của cuộc chiến Nga – Ukraine; rủi ro suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ; chính sách mở cửanền kinh tế của Trung Quốc sau giai đoạn đóng cửa vì COVID-19; việc điều hành tiền tệ ngượcpha giữa các nền kinh tế lớn… Lạm phát mặc dù đã chững lại nhưng vẫn ở mức cao; nhu cầutiêu dùng giảm trên diện rộng trong khi đầu tư quốc tế chưa thể định hình rõ ràng vì tác động củanhiều biến số mới như xung đột địa chính trị, rủi ro tiền tệ và cạnh tranh chiến lược giữa cácnước lớn

a) Tổng quan tình hình biến động thị trường Thế Giới

Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm trong nửa cuối năm 2022

Theo báo cáo mới nhất ngày 01/3/2023 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thước đothương mại hàng hóa đạt 92,2 vào tháng 12/2022, thấp hơn giá trị cơ sở 100 và thấp hơn nhiều sovới chỉ số khối lượng giao dịch thương mại hàng hóa Hầu hết các chỉ số thành phần của thước

đo đều giảm xuống dưới xu hướng, trừ chỉ số sản phẩm ô tô (105,8) do số liệu sản xuất và bánhàng tăng tại Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản Chỉ số đơn hàng xuất khẩu (97,4) vẫn nằm dưới xuhướng nhưng đang tăng, phản ánh khả năng tăng trong thời gian tới Trong khi đó, các chỉ số vềvận chuyển container (89,3), vận tải hàng không (87,8), linh kiện điện tử (84,9) và nguyên liệuthô (92,0) đều nằm dưới xu hướng và giảm, thể hiện sự yếu kém trong thương mại đang lan rộng,ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực

WB cũng đồng quan điểm khi cho rằng tăng trưởng thương mại toàn cầu đang chậm lại.Thương mại hàng hóa toàn cầu thu hẹp vào cuối năm 2022 khi giảm 1,5% trong tháng 11/2022

so với cùng kỳ năm trước, mức giảm đầu tiên kể từ năm 2020 Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới vàcác chỉ số trong PMI tổng hợp có dấu hiệu cải thiện trong tháng 01/2023 từ 46 lên 47,5 điểmnhưng vẫn nằm trong vùng thu hẹp, tích lũy hàng tồn kho đối với hàng hóa thành phẩm giảm chothấy áp lực của chuỗi cung ứng toàn cầu đã giảm bớt Phục hồi của ngành du lịch toàn cầu do dỡ

Trang 2

bỏ các hạn chế đi lại ở Trung Quốc giúp cho số lượng khách du lịch quốc tế trong năm 2023 cóthể đạt 95% so với mức trước đại dịch.

Giá năng lượng có xu hướng giảm, trái ngược với xu hướng tăng của giá kim loại, lạm phát đạt đỉnh

WB nhận định giá năng lượng trong tháng 01/2023 giảm gần 9% so với tháng trước Giá khíđốt tự nhiên ở châu Âu và Hoa Kỳ trong tháng 01/2023 giảm hơn 40% so với tháng trước do thờitiết ấm hơn dự kiến Giá than cũng giảm, một phần phản ánh giá khí đốt tự nhiên giảm và giảmbớt lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng Giá dầu thô Brent trung bình đạt 83 đô la Mỹ/thùngtrong tháng 01/2023, tăng nhẹ so với tháng 12/2022 Tuy nhiên, giá dầu vẫn không ổn định docác thị trường cân nhắc về triển vọng nhu cầu toàn cầu và việc áp đặt giá trần đối với các sảnphẩm dầu mỏ của Nga

Ngược lại, giá kim loại tăng 6% trong tháng 01/2023 so với tháng trước, cao nhất là thiếc(16%), quặng sắt (9%) và đồng (8%), phản ánh tâm lý thị trường được cải thiện sau những dấuhiệu phục hồi mạnh hơn dự kiến ở Trung Quốc khi mở cửa trở lại

Giá hàng hóa nông nghiệp nhìn chung ổn định trong tháng 01/2023 và giảm nhẹ trong tháng02/2023 Chỉ số giá lương thực, thực phẩm (FFPI) của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liênhợp quốc đạt bình quân 129,8 điểm trong tháng 02/2023, giảm nhẹ (0,6%) so với tháng 01/2023,tiếp tục xu hướng giảm trong tháng thứ 11 liên tiếp Với lần giảm mới nhất, chỉ số này đã giảm29,9 điểm (18,7%) so với mức cao nhất đạt được vào tháng 3/2022, phản ánh sự sụt giảm đáng

kể chỉ số giá dầu thực vật, sữa và ngũ cốc

IMF nhận định lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh, dự kiến chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 của84% các quốc gia sẽ thấp hơn so với năm 2022 Lạm phát bình quân năm của toàn cầu dự kiến sẽgiảm từ 8,8% năm 2022 xuống 6,6% năm 2023 Lạm phát giảm một phần phản ánh giá nhiênliệu quốc tế và hàng hóa phi nhiên liệu giảm do nhu cầu toàn cầu yếu đi, cũng như tác động củathắt chặt chính sách tiền tệ Ở các nền kinh tế phát triển, lạm phát bình quân năm dự báo sẽ giảm

từ 7,3% năm 2022 xuống 4,6% năm 2023 Tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mớinổi, lạm phát bình quân năm dự kiến sẽ giảm từ 9,9% năm 2022 xuống 8,1% năm 2023

Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng ổn định

Theo WB, điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng ổn định vào đầu năm 2023 Chứngkhoán toàn cầu tăng khoảng 7% trong tháng 01/2023, trước khi ổn định vào tháng 02/2023 do kỳvọng lãi suất ngắn hạn của Hoa Kỳ tăng Dòng tài chính vào các nền kinh tế đang phát triển vàthị trường mới nổi tăng trong đầu năm 2023 Tháng 01/2023, dòng nợ và vốn cổ phần trong danh

Trang 3

2020, dẫn đầu là dòng vốn vào Trung Quốc tăng mạnh Sau khi tăng nhanh trong năm 2022,chênh lệch lãi suất đi vay của chính phủ các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đãgiảm trong những tháng đầu năm 2023.

IMF cho rằng các điều kiện tài chính toàn cầu đã phần nào dịu bớt kể từ thời điểm đưa raBáo cáo ổn định tài chính toàn cầu tháng 10/2022, chủ yếu do kỳ vọng của thị trường về chu kỳlãi suất thay đổi Lợi suất trái phiếu toàn cầu và chênh lệch lãi suất doanh nghiệp gần đây đãgiảm, thị trường chứng khoán phần nào hồi phục

Triển vọng thị trường lao động toàn cầu năm 2023 vẫn chưa phục hồi về mức trước đại dịch

Theo báo cáo Xu hướng triển vọng việc làm và xã hội thế giới 2023 của Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO), đến cuối năm 2022, quá trình phục hồi sau khủng hoảng Covid-19 vẫn chưa hoànthiện và không đồng đều trên toàn thế giới, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhậptrung bình, đồng thời bị cản trở nhiều hơn do hậu quả của cuộc xung đột ở U-crai-na Dự báo về

sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và việc làm năm 2023 cho thấy hầu hết các quốc gia sẽ khôngthể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch trong tương lai gần Khoảng cách việc làm toàncầu là thước đo mới về nhu cầu việc làm chưa được đáp ứng trên thế giới Khoảng cách việc làmtoàn cầu ở mức 473 triệu người năm 2022, tương ứng với tỷ lệ khoảng cách việc làm là 12,3%

Số liệu trên tương ứng với 205 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 5,8% và 268 triệungười có nhu cầu việc làm chưa được đáp ứng Việc làm toàn cầu được dự báo tăng 1,0% vàonăm 2023 (điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2022), giảm đáng

kể so với tốc độ tăng việc làm 2,3% năm 2022

Một số nhân tố rủi ro tác động tới triển vọng kinh tế thế giới

Thứ nhất, quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể bị đình trệ Trong bối cảnh mức

độ miễn dịch cộng đồng vẫn còn thấp và năng lực bệnh viện không đủ, đặc biệt khu vực ngoại ôcác đô thị lớn, những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe có thể cản trở quá trình phục hồi Khủnghoảng sâu sắc của thị trường bất động sản ở Trung Quốc với rủi ro vỡ nợ cao của các nhà pháttriển bất động sản có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực tài chính

Thứ hai, leo thang xung đột ở U-crai-na Cuộc xung đột tại U-crai-na vẫn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực với châu Âu và các nước có thu nhập thấp Mặc dù giá năng lượng đã

giảm nhưng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng khiến giá có thể tăng đột biến Giá lươngthực có thể tăng do việc gia hạn sáng kiến ngũ cốc ở Biển Đen gặp nhiều khó khăn Điều này gâythêm áp lực cho các quốc gia có thu nhập thấp đang gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực

và có ngân sách hạn chế để bù đắp tác động tăng giá lên các hộ gia đình và doanh nghiệp Thêmvào đó, khi giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, tình trạng bất ổn xã hội có thể gia tăng

Trang 4

Thứ ba, khó khăn về nợ Kể từ tháng 10/2022, chênh lệch nợ công ở các nền kinh tế đang

phát triển và thị trường mới nổi đã giảm nhẹ do các điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng vàđồng đô la Mỹ mất giá Ước tính khoảng 15% các quốc gia có thu nhập thấp đang lâm vào tìnhtrạng khó khăn về nợ và khoảng 25% các nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ nợ cao Sự kếthợp giữa mức nợ cao do đại dịch, tăng trưởng thấp hơn và chi phí đi vay cao hơn đã khiến tìnhtrạng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế này trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là những nền kinh

tế có nhu cầu trả nợ bằng đồng đô la Mỹ trong ngắn hạn

Thứ tư, lạm phát kéo dài Tình trạng thắt chặt thị trường lao động kéo dài có thể khiến tăng

trưởng tiền lương mạnh hơn dự kiến Giá dầu, khí đốt và lương thực cao hơn dự kiến do tác động

từ cuộc xung đột ở U-crai-na hoặc do phục hồi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhanh hơn có thểlàm tăng lạm phát chung và chuyển dần vào tăng lạm phát cơ bản Những diễn biến như vậy cóthể phá vỡ kỳ vọng lạm phát và đòi hỏi cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa

Thứ năm, định giá lại thị trường tài chính đột ngột Việc sớm nới lỏng các điều kiện tài

chính để ứng phó với dữ liệu lạm phát thấp hơn có thể làm phức tạp thêm các chính sách chốnglạm phát và buộc phải thắt chặt tiền tệ hơn Đồng thời, việc công bố dữ liệu lạm phát khôngthuận có thể gây ra việc định giá lại tài sản đột ngột, làm tăng biến động trên thị trường tài chính

và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như hoạt động của các thị trường lớn

Thứ sáu, sự phân mảnh địa chính trị Cuộc xung đột ở U-crai-na và các biện pháp trừng phạt

quốc tế đang chia rẽ nền kinh tế thế giới thành các khối và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị

Sự phân mảnh gia tăng dẫn đến việc lưu chuyển nguồn vốn, di chuyển của người lao động vàthanh toán quốc tế giữa các quốc gia gặp nhiều khó khăn, có thể cản trở hợp tác đa phương trongcung cấp hàng hóa toàn cầu

b) Triển vọng kinh tế thế giới năm 2023

Về tổng quan, tình trạng phức tạp và nhiều nhân tố khó dự báo của nền kinh tế toàn cầu

khiến nhiều tổ chức quốc tế hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 Cụ thể, WB

dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 đạt 1,7%, còn dự báo của Liên hợp quốc là 1,9%;trong khi đó, các tổ chức quốc tế khác, như Cơ quan thông tin của Tạp chí Economist(Economist Intelligence Unit (EIU), Anh), Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch (Mỹ), dự báo tăngtrưởng kinh tế thế giới năm 2023 đạt khoảng 1,4 - 1,7% Đây là mức tăng trưởng thấp thứ batrong vòng 30 năm qua, chỉ nhỉnh hơn so với mức tăng trưởng giai đoạn khủng hoảng tài chínhtoàn cầu trong các năm 2008 - 2009 và giai đoạn đại dịch COVID-19

Các nền kinh tế phát triển dự kiến chỉ tăng trưởng 0,5% theo WB và 1,2% theo IMF

Trang 5

năm 2022 Trong đó, kinh tế Mỹ năm 2023 dự kiến tăng trưởng 0,5% - mức thấp nhất của Mỹ kể

từ năm 1970 (trừ các giai đoạn suy thoái chính thức) Rủi ro lớn nhất của kinh tế Mỹ là làn sónglạm phát tiếp theo sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải thắt chặt hơn nữa chính sáchtiền tệ, từ đó làm suy giảm tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế Nền kinh tế khu vực Eurozone dựkiến không tăng trưởng, với tốc độ 0% theo WB, thậm chí rơi vào tăng trưởng âm theo dự báocủa EIU Còn kinh tế Pháp tăng trưởng -0,3%, Đức: -1%, I-ta-li-a: -1,3%, Anh: -0,8% Kinh tếNhật Bản dự báo tăng trưởng 1% theo WB và kinh tế Nga sẽ chỉ tăng trưởng -3,3% theo dự báocủa EIU

Trong khi đó, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến tăng trưởng 3,4% theo WB và 4%

theo IMF, trong đó tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đóng góp 0,7 điểm phần trăm.Kinh tếTrung Quốc dự kiến tăng trưởng 4,3% theo WB, 4,7% theo EIU và 4,8% theo Liên hợp quốc,trong bối cảnh Trung Quốc đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan tới dịch bệnh COVID-19.Tuy nhiên, mức tăng trưởng này có thể sẽ thấp hơn nếu tác động của các hệ lụy từ việc phòng,chống dịch bệnh COVID-19 trước đó lâu hơn dự kiến, thị trường bất động sản phục hồi khó khăn

và thời tiết diễn biến cực đoan Kinh tế Ấn Độ dự kiến tăng trưởng 6,6% Ở khu vực Đông Nam

Á, kinh tế Việt Nam được đánh giá là điểm sáng với mức dự báo tăng trưởng năm 2023 đạtkhoảng 6,3%, cao hơn so với mức 5,2% của Cam-pu-chia, Phi-líp-pin (5%), In-đô-nê-xi-a(4,8%), Ma-lai-xi-a (4%), Thái Lan (3,6%)

Về nhân tố tác động, trong bối cảnh có nhiều nhân tố chính trị, an ninh, môi trường và kinh

tế tác động đan xen tới triển vọng kinh tế thế giới năm 2023, nhiều tổ chức quốc tế và cơ quannghiên cứu khá thận trọng và nhấn mạnh vào các nhân tố tiềm ẩn có thể làm thay đổi các dự báo

về kinh tế thế giới năm 2023

Một là, mặc dù chỉ số lạm phát toàn cầu năm 2023 dự kiến sẽ giảm, song vẫn ở mức cao là

5,2% theo WB và 6,6% theo IMF, do đó, tiếp tục tạo ra sức ép giảm tốc đối với nền kinh tế thếgiới Đáng chú ý là rủi ro biến động về giá cả hàng hóa cơ bản, nhất là giá dầu mỏ Theo EIU,tùy vào diễn biến của cuộc xung đột Nga - U-crai-na và chính sách của Liên minh châu Âu (EU),giá khí ga tự nhiên tại khu vực châu Âu năm 2023 có thể tăng gấp 3 lần so với năm 2022 WBcảnh báo trong trường hợp lạm phát tăng cao hơn dự kiến dẫn tới phải thắt chặt hơn chính sáchtiền tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ thấp hơn mức 1,7% Tình trạng lạmphát ở mức cao trên toàn cầu nếu không được cải thiện có thể sẽ kích động bất ổn xã hội, biểutình trên diện rộng ở các nền kinh tế

Hai là, cạnh tranh địa - chính trị và cuộc xung đột Nga - U-crai-na sẽ tiếp tục chi phối sự

phục hồi của nền kinh tế thế giới Đáng chú ý, chính sách kinh tế của các nước phát triển ngày

Trang 6

càng hướng tới phục vụ các mục tiêu địa - chính trị và đặt ưu tiên an ninh trước các ưu tiên vềhợp tác kinh tế IMF cảnh báo sự phân mảnh trong nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra thiệt hại tươngđương 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu Thương mại và đầu tư toàn cầu bị ảnh hưởng

từ các biện pháp của các nước phát triển nhằm đưa đầu tư về trong nước (on-shoring) và chuyểnsang các nước thân thiện (friend-shoring), giảm tối đa khả năng nước ngoài can thiệp vào cácngành công nghiệp chủ chốt, gia tăng các biện pháp rà soát đầu tư, thương mại An ninh lươngthực toàn cầu tiếp tục chịu rủi ro, nhất là đối với các nước có thu nhập thấp nếu Sáng kiến ngũcốc Biển Đen không được duy trì An ninh năng lượng đứng trước thách thức, nhất là tại khu vựcchâu Âu, do năm 2023, châu Âu hầu như không còn nguồn nhập khẩu năng lượng từ Nga và chịu

sự cạnh tranh từ thị trường năng lượng quốc tế do kinh tế Trung Quốc phục hồi

Thứ ba, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc có thể tạo động lực tích cực cho tiến trình

phục hồi nền kinh tế thế giới, khi mà Trung Quốc khẳng định, năm 2023, sẽ nỗ lực duy trì tăngtrưởng kinh tế ở mức hợp lý, duy trì giá cả và việc làm ổn định Do đó, nếu các biện pháp pháthuy tác dụng thì tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ gần như phục hồi, nhập khẩu, đầu tư vàtiêu dùng sẽ trở lại mức bình thường Theo Tập đoàn Tài chính Bloomberg (Mỹ), tất cả thịtrường du lịch trên thế giới đang có triển vọng phục hồi khi người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầuchi tiêu khoản tiết kiệm 836 triệu USD tích lũy trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-

19 IMF dự báo, sự đóng góp của kinh tế Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm

2023 sẽ gấp 3 lần mức đóng góp của Mỹ

Thứ tư, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan có thể góp phần tạo ra các cú sốc mới đối với

an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu EIU nhấn mạnh về hai rủi ro từ biến đổi khí hậu cókhả năng xảy ra cao và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, đó là: 1- Cuộc khủng hoảngnăng lượng tại khu vực châu Âu trở nên nghiêm trọng nếu thời tiết mùa đông năm 2023 lạnhhơn, khiến GDP của Eurozone suy giảm -0,4% năm 2023; 2- Thời tiết khắc nghiệt diễn biếnthường xuyên hơn ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, tạo ra cú sốc mới về an ninh lương thựctoàn cầu

Tựu trung, đặc điểm của kinh tế thế giới năm 2023 sẽ tiếp tục là sự kết hợp đa chiều, đatầng và đa lĩnh vực của những rủi ro đối với tăng trưởng Các rủi ro suy giảm tăng trưởng khôngchỉ gia tăng ở các nền kinh tế lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Eurozone, mà còn ở các nền kinh tế mớinổi và đang phát triển Do đó, nếu những thách thức này không được xử lý kịp thời và xuất hiệncác cú sốc mới, không loại trừ khả năng kinh tế thế giới năm 2023 có thể rơi vào suy thoái.Trung tâm Nghiên cứu Ned Davis (Mỹ) dự báo khả năng kinh tế thế giới suy thoái năm 2023 là

Trang 7

98,1%, tương đương giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009 và giai đoạn đầuđại dịch COVID-19 năm 2020.

2 Môi trường Kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Kinh tế – xã hội năm 2022 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biếnđộng nhanh, khó lường làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng,

an ninh lương thực toàn cầu Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được các tổ chức quốc tế dự báo tănghoặc giữ nguyên so với dự báo tại thời điểm quý III/2022 nhưng thấp hơn tăng trưởng của năm

2021 Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, hoàn thành mục tiêu kinh tế – xãhội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ đã chỉ đạo bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp củaNghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trìnhphục hồi, phát triển kinh tế – xã hội

Trên cơ sở đó, kinh tế – xã hội năm 2022 của nước ta khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực,nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng cao Số liệu của Tổng cục Thống kê đãcho thấy một số điểm sáng của các ngành, lĩnh vực trong năm 2022 cụ thể như sau:

Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế GDP năm 2022 tăngcao ở mức 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022.Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36% Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng7,78% trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tếvới tốc độ tăng 8,1% Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, trong đó nhiều ngành dịch vụ thị trường tăngcao như: bán buôn, bán lẻ; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngânhàng và bảo hiểm…

Đáng chú ý, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 đảm bảo nguồn cung lươngthực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu Sản lượng lúa mùa ước đạt 8,21 triệu tấn, tăng 151,9nghìn tấn; sản lượng một số cây lâu năm tăng khá Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định,dịch bệnh cơ bản được kiểm soát Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuốitháng 12/2022 tăng 11,4% so với cùng thời điểm 2021; tổng số gia cầm tăng 4,8%; tổng số bòtăng 3,1% Nuôi trồng cá tra phát triển khá do giá cá tra nguyên liệu tại vùng Đồng bằng sôngCửu Long và nhu cầu thị trường thế giới tăng cao Sản lượng cá tra năm 2022 ước tăng 10,2% sovới 2021

Điểm sáng tiếp theo phải kể đến là ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển, chỉ số sảnxuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 7,8% so với 2021, trong đó nhiều ngành công nghiệptrọng điểm tăng trưởng cao

Trang 8

Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanhthu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với 2021 và là mứctăng cao trong nhiều năm trở lại đây Cũng trong năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt3.661,2 nghìn lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021.

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng khá và có mức thặng dư tích cực Tính chungnăm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với

2021, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 8,4%; ước tính ước tính xuất siêu 11,2 tỷUSD

Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng cao Năm 2022, cả nước có 148,5 nghìndoanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số lao động đăng ký là 981,3 nghìn người, tăng27,1% về số doanh nghiệp và tăng 14,9% về số lao động so với 2021; số doanh nghiệp quay trởlại hoạt động là 59,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,8% Tính chung số doanh nghiệp gia nhập thịtrường năm nay đạt 208,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 3.219,8 nghìn tỷđồng, tăng 11,2% so với 2021; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạtgần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5%, cao nhất trong 5 năm qua

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với

2021, thấp hơn mức tăng 3,54% và 3,23% của năm 2018 và 2020; cao hơn mức tăng 2,79% và1,84% của năm 2019 và năm 2021 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59%

Số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng Lao động có việclàm trong năm 2022 ước tính đạt 50,6 triệu người, tăng 1.504,5 nghìn người so với cùng kỳ2021; thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính đạt 7,5 triệuđồng/tháng, tăng 992 nghìn đồng Tính đến ngày 30/11/2022, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11/NQ-

CP đã giải ngân khoảng 3,74 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ gần 5,3 triệu lượt lao động tại gần 123 nghìndoanh nghiệp

Từ các số liệu thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương đề xuấtmột số giải pháp để tiếp tục duy trì sự ổn định và đà tăng trưởng trong thời gian tới Cụ thể,thống nhất và đồng bộ 6 nhóm giải pháp bao gồm:

Một là, theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, diễn biến chính sách tài khóa, tiền tệ của các

nước, các khu vực có quy mô nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của ViệtNam, chủ động có phương án ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh, thường xuyên cậpnhật tình hình để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế

Trang 9

Hai là, chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất,

kiểm soát giá cả thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế Cógiải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ Cânđối cung cầu, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu đặc biệt vào các dịp lễ, tết

Ba là, các bộ, ngành, địa phương có các giải pháp quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu

tư công, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi vàphát triển kinh tế trong năm 2023 Đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai các quy hoạch, tăngcường liên kết vùng để tạo sự đồng bộ, không gian mới và động lực mới cho sự phát triển củacác vùng kinh tế - xã hội cũng như các địa phương trong vùng

Bốn là, đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào,

quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất để chủ động nguồn cung Triển khai hiệu quảcác hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụtrong nước và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuấtkhẩu Điều chỉnh kịp thời chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài cóchất lượng cao Triển khai mạnh mẽ các chương trình, giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước

Năm là, tiếp tục tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch, chủ động phương án phòng

chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối

đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân Thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xãhội, lao động việc làm, công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên taiđược hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống

Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp, siết chặt kỷ

luật, kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, thực hiện nghiêm quy chếlàm việc, kỷ luật phát ngôn, công khai, minh bạch, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bìnhđẳng Tăng cường thông tin, ngăn chặn triệt phá các thông tin xấu, sai sự thật, gây hoang mangcho người dân, tuyên truyền các hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam

Áp dụng vào các nhóm giải pháp, đến đầu năm 2023, Việt Nam thu về được một số điểm sáng sau:

(1) Năng suất, sản lượng thu hoạch lúa đông xuân đạt kết quả tích cực, chăn nuôi phát triển ổn

định, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khá do áp dụng mô hình nuôi tôm chất lượng cao hiệuquả

Năng suất gieo trồng lúa vụ Đông xuân năm 2023 của cả nước ước đạt 68,3 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha

so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng thu hoạch ước đạt 20,2 triệu tấn, tăng 184,6 nghìn tấn.Chăn nuôi trong tháng phát triển tương đối ổn định, trong đó: Số đàn lợn cuối tháng Năm tăng

Trang 10

2,6% so với cùng thời điểm năm trước; gia cầm tăng 1,3%; bò tăng 1,2% Sản lượng nuôi trồngthủy sản trong tháng Năm ước tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 5 tháng đầu năm

2023, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 2,9%, trong đó tôm tăng 2,6%

(2) Sản xuất công nghiệp tháng Năm đã tích cực hơn Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 năm

2023 tăng 2,2% so với tháng trước Trong đó, sản xuất đồ uống tăng 11,1%; sửa chữa, bảo dưỡng

và lắp đặt máy móc thiết bị tăng 9,9%; sản xuất kim loại tăng 9,4%; sản xuất sản phẩm từ kimloại đúc sẵn tăng 6,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,7% …

(3) Hoạt động thương mại và dịch vụ tăng cao so với cùng kỳ năm trước Tổng mức bán lẻ hàng

hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước tính tăng 11,5%; vận chuyển hành kháchtăng 13,6% và luân chuyển hành khách tăng 21,8%; vận chuyển hàng hóa tăng 20,7% và luânchuyển hàng hóa tăng 15,8% Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, vận chuyển hành khách tăng21,2% và luân chuyển tăng 41,9%; vận chuyển hàng hóa tăng 18% và luân chuyển tăng 17,9%

Trang 11

Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD (cùng kỳnăm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD) Trong đó một số mặt hàng xuất siêu: Điện thoại và linh kiện18,01 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 4,19 tỷ USD; thủy sản 2,27 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim

và linh kiện 1,41 tỷ USD; rau quả 1,11 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 785triệu USD; dây điện và cáp điện 275 triệu USD…

(4) Chính sách mở cửa từ ngày 15/3/2022 sau dịch Covid-19 cùng với đẩy mạnh hoạt động xúc

tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới trong thời gian qua nên khách quốc tếđến Việt Nam ngày càng tăng Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5/2023 ước đạt 916,3 nghìnlượt người, gấp 5,3 lần cùng kỳ năm trước; tính chung 5 tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đếnnước ta ước đạt gần 4,6 triệu lượt người, gấp 12,6 lần

(5) Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt

25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 24,9% và tăng10,8%), biểu hiện kết quả nỗ lực của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiệnvốn đầu tư công nhằm tạo động lực tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu ảnhhưởng từ những khó khăn chung của kinh tế thế giới

(6) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước

cho thấy Việt Nam tiếp tục là thị trường tiềm năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài thời gian tới.Tính đến ngày 20/5/2023, cả nước có 962 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tưvới số vốn đăng ký đạt 5,26 tỷ USD, tăng 66,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng27,8% về số vốn đăng ký (cùng kỳ năm 2022 có 578 dự án và số vốn đăng ký đạt 4,12 tỷ USD,giảm 5,7% về số dự án và giảm 53,4% về vốn đăng ký)

Trang 12

(7) Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng

0,01% so với tháng trước và tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm

2023, CPI tăng 3,55%

(8) Công tác bảo đảm an sinh xã hội được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả Tai nạn

giao thông, giảm cả về số vụ và số người bị tai nạn Chính phủ đã hỗ trợ hơn 18,2 nghìn tấn gạocho gần 205 nghìn hộ với hơn 1,2 triệu nhân khẩu Số vụ tai nạn giao thông trong 5 tháng đầunăm nay giảm 15,7% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 12,5%; số vụ vachạm giao thông giảm 23,1%); số người chết giảm 15,1%; số người bị thương giảm 1,8% và sốngười bị thương nhẹ giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước

Trang 13

Câu 2 Anh/chị hãy cập nhật lại những thay đổi về chính sách kinh tế, pháp luật của Việt Nam có liên quan tới hoạt động quản trị kinh doanh tính đến hết tháng 5 năm 2023 Thay đổi về chính sách kinh tế:

Đổi mới kinh tế: Việt Nam đã triển khai chính sách đổi mới kinh tế nhằm thúc đẩy sự

phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài Điều này bao gồm việc đẩy mạnh quá trình cải cách thểchế, giảm quy định và rà soát các quy trình hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanhnghiệp

Nghị quyết đã đánh giá từ năm 2021 đến nay đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 1.758quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; phê duyệt phương án cải cách hơn 1.100 quy định

và phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết 699 TTHC; xác định 59 TTHC/nhóm TTHC nội

bộ trong hệ thống hành chính nhà nước cần rà soát, đơn giản hóa trong năm 2023 Việc đổi mớithực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng số hóa, khôngphụ thuộc vào địa giới hành chính được chú trọng, bước đầu có kết quả; cả nước đã thành lập11.700 bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết TTHC, trong đó có 56 địa phương thànhlập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; 53/63 địa phương đã thực hiện hợp nhất CổngDịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyếtTTHC duy nhất; nhiều địa phương đã thực hiện nâng cấp hệ thống từng bước đáp ứng yêu cầu sốhóa; hơn 3.800 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và 21/25 dịch vụ công thiết yếu theo

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi

số quốc gia (Đề án 06) đã được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các hệ thống thông tin đượcđẩy mạnh triển khai và phát huy hiệu quả, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã số hóa,cập nhật thường xuyên từ cấp xã, bảo đảm tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”, cấp hơn 68 triệu thẻcăn cước gắn chip điện tử cho công dân; nhiều bộ, ngành, địa phương đã xử lý hồ sơ công việctrên môi trường mạng và hơn 14.2 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông vănbản quốc gia (trung bình 550.000 văn bản/tháng); gần 1.300 phiếu lấy ý kiến Thành viên Chínhphủ thực hiện trên Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ; 69/179 chế

độ báo cáo được tích hợp, cung cấp trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, từng bước đưaTrung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào hoạt động; ứngdụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, đánh giá được quan tâm triển khai, đưa vàovận hành Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh và Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanhnghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công Những kết quả trên đã từng bước nâng

Trang 14

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành và tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người dân,doanh nghiệp trong các giao dịch hành chính.

Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, cung cấp dịch

vụ công trực tuyến Đến nay, đã có 62/63 địa phương và 10/21 bộ, ngành thực hiện hợp nhấtCổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trựctuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia… Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 6 triệu tàikhoản đăng ký, tăng 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2022; hơn 186 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái,tăng hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2022; hơn 12,5 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng,tăng hơn 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2022; hơn 7,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với sốtiền hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm 2022

Bên cạnh đó, Cổng Thông tin một cửa quốc gia đã thực hiện 250/261 dịch vụ công trựctuyến của 13 bộ, ngành theo cơ chế một cửa với hơn 55 nghìn doanh nghiệp tham gia Kết quảnày có sự đóng góp, tổ chức triển khai tích cực, hiệu quả của nhiều bộ, ngành, địa phương.Việc thí điểm 2 dịch vụ công liên thông "đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻbảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi" và "đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp maitáng phí" được tích cực triển khai tại 2 địa phương (Hà Nội và Hà Nam) Văn phòng Chính phủ

đã ban hành quy trình liên thông điện tử đối với 2 nhóm dịch vụ công liên thông để triển khaithống nhất trên toàn quốc

Khuyến khích đầu tư: Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu

tư nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Điều này bao gồm các ưu đãi thuế, hỗ trợ tàichính và các cơ chế đặc biệt cho các khu kinh tế, khu công nghệ cao và khu công nghiệp

Hiện nay, các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, được hưởng ưu đãi thuế cao hơncác khu, địa bàn khác Những ưu đãi thuế này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng,miền, thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh…

Các chính sách ưu đãi thuế:

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành

áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,khu kinh tế, khu công nghiệp… và dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoahọc - công nghệ, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế

Quy định của Luật Thuế TNDN hiện hành cho thấy thuế suất thuế TNDN phổ thông là22% (áp dụng từ ngày 01/01/2014), giảm so với mức 25% trước đó Riêng đối với các doanh

Trang 15

nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng, thuế suất được áp dụng là 20% từ ngày01/7/2013 Kể từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20%.

Các mức thuế suất ưu đãi khác và thời hạn áp dụng ưu đãi về thuế suất cũng được ápdụng cho từng đối tượng cụ thể: 10% cho thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xãhội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường…;15% cho thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp

và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;17% cho thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới; 10% trong thời gian 15 nămđối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế

- xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao…; 20% trong thời gian 10 năm đốivới thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, doanh nghiệp công nghệ cao,doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá 04 năm vàgiảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 09 năm tiếp theo Thu nhập của doanh nghiệp thựchiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh

tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật) được miễn thuế tối đa không quá 02 năm vàgiảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 04 năm tiếp theo Theo Luật số 32/2013/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN quy định doanh nghiệp đang hoạt động có dự ánđầu tư mở rộng vào lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi thuế nếu đáp ứng tiêu chí quy địnhcủa Luật Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho

tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế TNDNtính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ

Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạtầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lýđược khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu côngnghiệp, khu kinh tế Đối với giá trị tài sản cố định được tính vào giá trị công trình, trích khấu hao

và chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng điều kiện là tài sản cốđịnh theo quy định của Bộ Tài chính và chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản Cácchi phí khác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy địnhcủa pháp luật thuế TNDN hiện hành

Thuế giá trị gia tăng: Chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) được áp dụng đối với cácloại hàng hóa, dịch vụ và được thống nhất từ khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công đến thương mại

Trang 16

Phần lớn các ưu đãi được hưởng liên quan đến đối tượng không phải chịu thuế GTGT (sản phẩmtrồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khaithác chưa qua chế biến thành sản phẩm khác…).

Thuế xuất - nhập khẩu: Mức ưu đãi cao nhất về thuế xuất - nhập khẩu dành cho các khuchế xuất, hàng hóa tại khu chế xuất là đối tượng không chịu thuế xuất - nhập khẩu, gồm: Hànghóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ khônghoàn lại; Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu từ nướcngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; Hàng hóa chuyển từ khuphi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyêncho Nhà nước khi xuất khẩu Hầu hết các khu kinh tế đều được hưởng ưu đãi về miễn thuế nhậpkhẩu đối với các hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định trong khu kinh tế và các nguyên vậtliệu trong nước chưa sản xuất được Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% áp dụng đối với nguyênliệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghệ thông tin trọngđiểm do các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm nhậpkhẩu

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp: Luật Thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp (SDĐPNN) có quy định về miễn thuế đối với đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệtkhuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệtkhó khăn; giảm 50% số thuế phải nộp đối với đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khíchđầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn

Luật Đầu tư và Điều 6 Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 quy định ưu đãi bổsung về thuế SDĐPNN: Miễn thuế SDĐPNN đối với dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷđồng trở lên; Giảm 50% số thuế SDĐPNN đối với dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ

500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc bán thời gian và có hợp đồng lao độngdưới 12 tháng)

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được áp dụng đối với: Toàn bộ diện tích đất nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp ;Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho các tổ chức đang trực tiếp sử dụngđất để sản xuất nông nghiệp… Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần khuyến khíchđẩy mạnh đầu tư, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp

Tiền thuê đất, mặt nước, tiền sử dụng đất: Pháp luật hiện hành quy định miễn tiền thuêđất, thuê mặt nước cho toàn bộ thời hạn thuê đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi

Trang 17

xã hội đặc biệt khó khăn; đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học công nghệ; đất xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao, dự án thuộc Danh mục lĩnh vựcđặc biệt ưu đãi đầu tư trong khu công nghệ cao.

-Sau khi được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, các dự án tiếp tục đượcmiễn tiền thuê đất 11 năm đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư,

dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn; 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưuđãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và 19 năm đối với dự ánthuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong khu công nghệ cao

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định đối tượng khôngchịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa

từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được muabán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ

Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài:

Ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài

Đây cũng có thể coi là một trong những khuyến khích đầu tư , bởi vì nó làm cho các nhàđầu tư nước ngoài tin tưởng cào khẳ năng ổn định của khoản đầu tư cũng như những quyền khác.Nói chung, đối với các nhà đầu tư thì thuận lợi nhất vẫn là đuợc sở hữu bất động sản Nếu việc

sở hữu bất động sản không được luật pháp cho phép thì các nhà đầu tư đòi hỏi phải được sử dụngbất động sản trong một thời gian hợp lý

Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu tiền

sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50% hoặc miễngiảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đaithực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất,thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuêđối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn

cụ thể Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chínhđất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nướctrong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư thông thường Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với DN như:

Trang 18

(i) Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014;

(ii) Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấptỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng vớitừng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương;

(iii) Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất

Miễn giảm thuế.

Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định hướng

và tổng thể chính sách FDI Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chínhsách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân Cụ thể:

– Miễn thuế vốn: Chính phủ không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay phần kiếmđược từ cổ phiếu

– Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Sau khi kinh doanh có lãi, trong một thời gian các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi khôngphải nộp thuế Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giảm thuế

Để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách vềthuế tiếp tục được cải cách với thay đổi quan trọng nhất là giảm thuế suất thuế phổ thông Cụ thể,mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế TNDN theo xu hướng giảm từ 28% tronggiai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015

và 20% từ ngày 01/01/2016

Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một sốlĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng táitạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác

Chính phủ cho phép các nhà đầu tư không phải nộp các khoản thuế địa phương như thuếdoanh thu, lợi tức.Ngành được miễn giảm có thể là ngành định hướng xuất khẩu, hay ngành thu

về nhiều ngoại tệ cho đất nước

– Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu (vốn)

Chính phủ không thu thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất (bao gồm máy móc và các linh kiện,phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu) phục vụ các ngành khuyến khích như ngành hướng vào

Trang 19

xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lược hoá công nghiệp đất nước, các dự án khuyếnkhích đầu tư.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãixuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục được cập nhật, sửa đổitrong các năm 2001, 2005 và 2016 Từ năm 2016 đến nay, chính sách ưu đãi được áp dụng theoLuật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 Theo đó, Luật đã bổ sung DN công nghệ cao, DNkhoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật

tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổsung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sảnxuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo

Một số ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đang được áp dụng như: (i) Miễn thuế nhập khẩuđối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho phía nướcngoài thì được miễn thuế xuất khẩu; (ii) Hàng hóa nhập khẩu để gia công được miễn thuế, hàngtạm nhập tái xuất và hàng hóa là nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thểđược kéo dài thời gian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan; hàng hóa tạm nhậptái xuất có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày kể từ ngày hết hạn; (iii) Miễn thuếnhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặcbiệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điềukiện kinh tế - xã hội khó khăn

– Miễn thuế bản quyền Việc miễn thuế bản quyền nhằm khuyến khích các nhà đầu tưnước ngoài chuyển giao công nghệ vào nước sở tại Tuy nhiên các Chính phủ cũng cân nhắc xemnên miễn thuế bản quyền trong suốt thời gian hợp đồng hay chỉ miễn thuế cho một số năm.– Miễn các loại thuế và chi phí khác: Các loại thuế và chi phí khác đựơc miễn bao gồmnhiều dạng như thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật nước ngoài làm việc trong cáckhu vực được ưu tiên; các khoản thuế doanh thu hay các mức thuế đặc biệt khi mới khởi sự kinhdoanh…Việc ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng là một khuyến khích đối với cácnhà đầu tư bởi vì nó miễn trừ việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian nhấtđịnh nào đó

Trong một số dự án khuyến khích đầu tư, các nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi về giá chothuê đất và các chi phí khác trong quá trình triển khai và vận hành dự án

Trang 20

– Các khoản khấu trừ khác: Các khoản khấu trừ này có thể tồn tại dưới có những quy địnhđặc biệt đối với một số ngành như cho phép được miễn trừ gấp 2 lần về giá trị cũng như về mặtthời gian ban hành những quy định ưu đãi chỉ riêng cho một dự án nào đó.

– Tín dụng thuế đầu tư: Đây thực chất là biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm khuyếnkhích và cũng để giúp các nhà đầu tư tăng vốn đầu tư như trợ cấp đầu tư, trả lại những nghĩa vụ

về thuế đã phải nộp cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư phải tái đầu tư

– Các khoản tín dụng thuế khác:

Để khuyến khích các nhà đầu tư, một khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài mà đãchịu thuế ở nước ngoài có thể được đưa vào để xin miễn giảm ở trong nước có thể sử dụng nhưnhững khoản tín dụng đầu tư

Thúc đẩy thương mại: Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc

gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).Những hiệp định này nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệptham gia vào hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế từ hộinhập Nhận thấy rõ nhất là thông qua việc đàm phán, ký kết và thực thi có hiệu quả các FTA,Việt Nam đã cải thiện đáng kể việc tiếp cận thị trường xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thúc đẩytăng trưởng kinh tế bền vững hơn inh chứng rõ nét trong 2 năm gần đây (2020 - 2021), mặc dùchịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất nhập khẩucủa Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao, năm 2020 đạt trên 545 tỷ USD, năm 2021 vượtmốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế 4tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng đạt hơn 240 tỷUSD, trong đó xuất siêu 2,53 tỷ USD

Đáng chú ý, các FTA như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA đang được thực thi mộtcách toàn diện và hiệu quả Theo Bộ Công Thương, thương mại hai chiều Việt Nam - EU năm

Ngày đăng: 06/04/2024, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w