1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên Trường Đại học Thương mại
Tác giả Nhóm 03, Lớp 231-SCRE0001-01
Người hướng dẫn Nguyễn Nguyệt Nga
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 167,97 KB

Nội dung

Nghiên cứu về đề tài này giúp mọi người nhận thức được rõ những yếu tố tác động xung quanh và có thêm những dữ liệu để có thể tìm ra mục đích sống của bản thân đúng đắn nhất .Cụ thể hơn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC- NHÓM 3

A LỜI MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục đích

1.2.2 Mục tiêu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1.4 Giả thuyết nghiên cứu

1.5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Mô hình ngiên cứu

2.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp chọn mẫu

3 Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 4

Đưa ra giải pháp giúp sinh viên định hướng đúng mục đích sống của mình

CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Mục đích sống là việc đặt ra một hệ thống mục tiêu và định hướng cho cuộc đời Những mục tiêu đó đóng vai trò động lực chính thúc đẩy con người ta thức dậy vào mỗi buổi sáng , như kim chỉ nam hướng dẫn ta trong từng quyết định và hành vi , từ đó mang lại ý nghĩa cho cuộc sống Chúng ta thường quan niệm rằng cuộc sống lý tưởng là khi bảnthân thành công trong sự nghiệp , gia đình hạnh phúc và có các mối quan hệ xã hội rộng rãi Thế nhưng , ngay cả khi hội tụ tất cả các điều trên , nhiều người vẫn cảm thấy “ trống vắng” hay nói cách khác là họ vẫn chưa thực sự tìm thấy và thỏa mãn mục tiêu sống của mình

Mục đích sống là yêu cầu quan trọng để đạt được trạng thái mãn nguyện và hạnh phúc Qua đó , ta ý thức rõ lý do đằng sau mỗi hành động rằng bản thân đang đóng góp cho xã hội theo một cách thức quan trọng nào đó Ý thức này mang lại cho bạn cảm giác hài lòng và gắn kết với mọi người xung quanh , khiến cuộc sống trở nên hạnh phúc và có

ý nghĩa hơn

Một nghiên cứu công bố năm 2010 trên tạp chí Applied Psychology cho thấy những

ai sống có mục đích và nhận thức về ý nghĩa của những gì mình làm có tuổi thọ cao hơn Các nghiên cứu liên quan cũng nhận thấy mối tương quan mật thiết giữa việc tìm thấy mục đích cuộc sống và sức khỏe Năm 2016 , tạp chí journal of Research and Personalitycông bố kết quả nghiên cứu về việc những ai tìm thấy mục đích trong công việc thường

có thu nhập cao hơn những ai cảm thấy công việc của họ thiếu ý nghĩa

Mục đích sống của mỗi người là khác nhau Ngay cả khi bạn đã xác định mong muốncủa mình là gì , mục tiêu đó hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo những ưu tiên mới cũng như chuyển biến trong nhận thức cá nhân Trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta

có vô số thứ xảy ra liên tục và hàng ngày , đó chính là những yếu tố có khả năng thay đổi suy nghĩ , nhận thức của con người và chính vì thế con người đặc biệt là giới trẻ hiện nay vẫn còn bị lúng túng và mơ hồ trong việc xác định mục đích sống của mình

Để có thể làm rõ có những tác nhân nào và chúng ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của chúng ta có rất nhiều cách khác nhau Mỗi loại hình này thì cần có những cách tiếp cận khác nhau bởi tính chất, đối tượng và phương thức hoạt động diễn ra cũng rất khác biệt Nghiên cứu về đề tài này giúp mọi người nhận thức được rõ những yếu tố tác động xung quanh và có thêm những dữ liệu để có thể tìm ra mục đích sống của bản thân đúng đắn nhất Cụ thể hơn nghiên cứu về việc lựa chọn mục đích sống với mỗi đối tượng khác nhau lại có những ý nghĩa khác nhau và đặc biệt là quan trọng khi nghiên cứu với đối tượng là sinh viên trong các trường Trung cấp, Cao Đẳng và Đại học Vì đối tượng này là lớp trẻ chưa có nhiều trải nghiệm cũng như chưa có đủ nhận thức đúng đắn nhất khi đưa ra quyết định cho tương lai Chính vì vậy nghiên cứu này vô cùng cấp thiết trongthời điểm hiện tại , lớp trẻ là tương lai cho cả đất nước nói riêng và thế giới nói chung nên nên chúng cần có một mục đích sống đúng đắn , ý nghĩa vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Trang 5

Trường Đại học thương mại là một trong những trường đại học dẫn đầu về lĩnh vực kinh tế Từ khi được thành lập, cán bộ giảng viên đã đào tạo được hàng chục nghìn các

cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế và các cán bộ trong quản lý kinh tế , đóng góp đáng kể vào nguồn lực kinh tế cho đất nước Chính vì vậy , việc thực hiện nghiên cứu để giúp cácbạn sinh viên hiểu rõ về mục đích sống cũng như định hướng đúng đắn cho tương lai là

vô cùng quan trọng và cấp thiết Vừa nâng cao được nhận thức , suy nghĩ của mỗi người vừa tạo ra một môi trường học tập và làm việc hiệu quả

1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục đích

Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương Mại Bên cạnh đó cònxác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về việc lựa chọn mục đích sống

Tìm hiểu, đánh giá thái độ, suy nghĩ của sinh viên về cuộc sống có ý nghĩa Phân loại các yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương Mại

1.2.1 Mục tiêu

 Xây dựng đề cương và cơ sở lý luận của đề tài

 Thiết kế câu hỏi khảo sát (định tính, định lượng) nhằm phát hiện những yếu tố ảnhhưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương Mại

 Thu thập, lọc dữ liệu lấy được kết quả phản ảnh

 Công bố và bảo vệ kết quả nghiên cứu khoa học

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Thương mại lựa chọn mục đích sống như thế nào?

Môi trường học có tác động đến mục đích sống của sinh viên Đại học Thương mại không?

Thời gian có làm thay đổi mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương mại hay không?

Ảnh hưởng của gia đình có tác động đến việc lựa chọn mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương mại không?

Mạng xã hội có làm ảnh hưởng đến nhận thức về mục đích sống của sinh viên Đại học Thương mại hay không?

1.4 Giả thuyết nghiên cứu

H1: “Hiện nay, sinh viên đang gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn các mục đích sống của mình Quá trình định hướng và hình thành mục đích sống của sinh viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan từ xã hội cũng như các yếu tố chủ quan từ chính sinh viên.”

Trang 6

H2: “Các yếu tố từ môi trường xung quanh có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọnmục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương mại.”

H3: “Thời gian làm thay đổi mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương mại.”

H4: “Gia đình tác động tích cực đến mục đích sống của sinh viên Đại học Thương mại.”

1.5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

1.5.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Thương Mại

1.5.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Thương Mại

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 10/2023

Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố (giáo dục, sở

thích, đam mê, tài chính…) ảnh hưởng, chi phối đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên trường đại học Thương Mại

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu

1.6.1 Ý nghĩa lý luận

Hiểu rõ yếu tố ảnh hưởng: Nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố nào đang có

ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên tại trường Điều này cóthể bao gồm yếu tố cá nhân (đam mê, sở thích), gia đình (sự kì vọng, hỗ trợ), xã hội (thịtrường lao động, xu hướng xã hội), và nhiều khía cạnh khác

Dự đoán hướng phát triển: Khi hiểu được những yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu có

thể giúp dự đoán hướng phát triển tương lai của các sinh viên Việc này không chỉ hỗ trợtrong việc thiết lập các chương trình đào tạo phù hợp mà còn giúp sinh viên chuẩn bị tốthơn cho tương lai

Tối ưu hóa hỗ trợ và nguồn lực: Hiểu rõ những yếu tố tác động giúp nhà trường, gia

đình và xã hội tối ưu hóa hỗ trợ và nguồn lực để giúp sinh viên đạt được mục tiêu sốngmột cách hiệu quả

Xây dựng chương trình hướng nghiệp: Nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin cần

thiết để xây dựng các chương trình hướng nghiệp và tư vấn phù hợp với từng cá nhân,giúp họ có lựa chọn mục đích sống tốt nhất dựa trên tài năng, sở thích và hoàn cảnh cánhân

Trang 7

Phân tích thay đổi xã hội: Các thay đổi xã hội, kinh tế và văn hóa có thể ảnh hưởng

đến quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên Nghiên cứu này có thể phản ánhnhững sự thay đổi này và giúp thấy rõ tương quan giữa các yếu tố

Đóng góp vào tri thức: Nghiên cứu về quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh

viên có thể đóng góp vào tri thức trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục, và xã hội học, cungcấp thông tin hữu ích cho những người quan tâm và làm việc trong lĩnh vực này

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Hỗ trợ tư vấn và định hướng học tập: Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

mục đích sống của sinh viên giúp các cố vấn học tập và tư vấn nghề nghiệp hiểu sâu hơn

về nhu cầu và mục tiêu của từng sinh viên Điều này giúp họ cung cấp lời khuyên vàhướng dẫn tốt hơn cho sinh viên trong việc lựa chọn hướng đi học tập và sự nghiệp

Phát triển chương trình học tập phù hợp: Nghiên cứu này cung cấp thông tin quý

báu để xây dựng các chương trình học tập và đào tạo phù hợp với mục tiêu và ước mơcủa sinh viên Các khóa học và nội dung giảng dạy có thể được thiết kế để hỗ trợ pháttriển kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các mục tiêu sống cụ thể

Tạo động lực học tập: Hiểu rõ yếu tố gì ảnh hưởng đến quyết định mục đích sống

của sinh viên có thể giúp tạo ra động lực học tập mạnh mẽ hơn Các sinh viên có thể cảmthấy thấu hiểu hơn về việc học tập và xây dựng kiến thức liên quan đến mục tiêu của họ

Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân: Nghiên cứu này cung cấp cho sinh viên

thông tin cần thiết để xác định các bước cụ thể trong việc phát triển cá nhân và nghềnghiệp Sinh viên có thể xây dựng kế hoạch hoàn thiện kỹ năng, học thêm kiến thức, vàtạo ra các cơ hội phát triển

Hiểu rõ sự thay đổi xã hội và kinh tế: Nghiên cứu này có thể phản ánh sự tương tác

giữa sinh viên và các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa đang diễn ra Điều này giúp cácquyết định về mục tiêu sống được căn cứ trên sự hiểu biết về môi trường xã hội và kinh tếhiện tại

Cung cấp thông tin cho quản lý trường học: Kết quả của nghiên cứu này có thể cung

cấp thông tin hữu ích cho quản lý trường học để cải thiện chất lượng giáo dục và hỗ trợsinh viên trong việc đạt được mục tiêu sống

1.7 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu: sự thiết yếu của đề tài nghiên cứu; mục đích, mục tiêu

nghiên cứu; đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa

Trang 8

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp

phân tích nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày thống kê mô tả về mẫu khảo sát; phân tích đánh

giá các kết quả có được; kết luận các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và thảo luân: tóm tắt kết và chính và đưa ra các kiến nghị, giải pháp

cho các nghiên cứu trước đó

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan mục đích sống

2.1.1 Khái niệm mục đích sống

Khái niệm mục đích sống được định nghĩa là việc đặt ra một hệ thống mục tiêu và định hướng cho cuộc đời Những mục tiêu đó đóng vai trò động lực chính thúc đẩy ta thức dậy mỗi buổi sáng – là “kim chỉ nam” hướng dẫn ta trong từng quyết định và hành

vi, từ đó mang lại ý nghĩa cho cuộc sống

2.1.2 Vì sao cần phải xác định mục đích sống

Nghiên cứu cho thấy, người sống có mục đích có khả năng giữ được hạnh phúc trong công việc Họ tuân thủ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tốt hơn, ít bị lo lắng và trầm cảm hơn Ý thức mạnh mẽ về mục đích cũng có liên quan đến tuổi thọ cao hơn

Các chuyên gia cũng chỉ ra, việc làm mới mục đích sống theo định kỳ trong suốt đời cũngrất có tác dụng Điều này giúp bạn nắm bắt được những điều quan trọng tại các thời điểm khác nhau Một nghiên cứu trên tạp chí Frontiers in Psychology cho thấy, bạn có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn nếu sống có mục đích và có chiến lược cụ thể để thực hiện mục đích đó Mục đích sống là điều không thể thiếu Nó giúp ta có thêm nghị lực

để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai Phải đề ra cái đích cho từng giai đoạn và cho cả cuộc đời mình Đó là động lực để bản thân chúng ta phấn đấu đạt được Đặc biệt là đối với sinh viên, sống cần phải có mục đích Vì có mục đích thì ta mới có một hướng đi đúng cho cuộc đời mình

2.1.3 Thực trạng về việc lựa chọn mục đích sống của sinh viên hiện nay

Việc xây dựng phong cách sống, lối sống văn hóa lành mạnh từ đó hiểu rõ được mục đích của cuộc sống đối với từng cá nhân Vấn đề này hiện đang là vấn đề được quan tâm trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước, chính vì thế việc nghiên cứu về mục đích sống của sinh viên là vô cùng quan trọng và cấp thiết Trong đời sống , các bạn trẻ đặc biệt thế hệ sinh viên sống không có lý tưởng sống, sống không có mục đích Hoặc họ đang lãng phí tuổi trẻ trong cuộc sống tẻ nhạt, vô cảm, hoặc họ lầm đường, lạc lối, gây hại cho bản thân và cho xã hội Có mục đích, con người mới có động

Trang 9

lực thúc đẩy trong công việc , có niềm vui và niềm tin vào quyết định của bản thân Ngược lại , nếu sống không có mục đích , con người sẽ trở nên thụ động , bạc nhược và

vô dụng Ngoài ra còn rất nhiều bạn trẻ chỉ có “mục đích tầm thường” Đó là những người chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình , cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh thì mục đích ấy được coi là tầm thường

Xác định mục tiêu: Các ước mơ thường dẫn đến việc xác định các mục tiêu cụ thể trong cuộc sống Những mục tiêu này có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như sự nghiệp, gia đình, sức khỏe, hoặc học hành Ước mơ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn đạt được và tập trung vào việc hoàn thành chúng

Tạo động lực: Khi bạn có ước mơ mạnh mẽ, nó có thể trở thành nguồn động viên lớn để bạn vượt qua khó khăn và thách thức trong cuộc sống Ước mơ giúp bạn duy trì động lực

và kiên nhẫn trong hành trình đến mục tiêu cuối cùng

Tạo nghĩa vụ và trách nhiệm: Có một ước mơ thường đặt ra trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bạn Bạn có thể cảm thấy một trách nhiệm với bản thân hoặc với người khác để thực

Trang 10

hiện ước mơ của mình, và điều này có thể thúc đẩy bạn định hình mục đích sống của mình.

Định hình giá trị cá nhân: Ước mơ có thể làm cho bạn xem xét những giá trị quan trọng trong cuộc sống Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi quan điểm và ưu tiên cá nhân, và tạo ra một khung nhìn rõ ràng hơn về mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống

Nhận thức

Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể (Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”) Hay chúng ta có thể hiểu đơn giản nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, am hiểu thông qua kinh nghiệm tích lũy, suy nghĩ, giác quan Quy trình đó bao gồm tri thức, sự chú ý, trí nhớ, ước lượng, tính toán, đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ Chính vì thế nhận thức là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến quyết định của mỗi cá nhân trong việc lựa chọn mục đích sống Khi bản thân mỗi người học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội được nhiều kiến thức xã hội thì sẽ

có cái nhìn đúng đắn về giá trị, tầm quan trọng của mục đích sống và từ đó sẽ hình thành, xác định được mục đích sống của chính mình Ngược lại, một người không có đủ hiểu biết và nhận thức sẽ khó có thể đưa ra quyết định về lựa chọn mục đích sống Và chắc chắn rằng cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn sống mà không biết bản thân mình cần

gì, muốn gì và sẽ trở thành người như thế nào Có lẽ vì thế mà mỗi cá nhân cần học tập, làm việc để tích luỹ cho mình những tri thức, những kinh nghiệm hay kiến thức về mọi mặt của đời sống xã hội để tránh lầm đường, lạc lối trên bước đường trưởng thành Nhận thức là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định tới lựa chọn mục đích sống của con người

2.2.2 Yếu tố khách quan

Gia đình

Gia đình là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng chi phối các quyết định lựa chọn mục đích sống của sinh viên Đại học Thương Mại Bởi vì,gia đình chính là bạn đồng hành của chúng ta từ khi ta sinh ra Vì vậy, cách mọi người đối xử với chúng ta, cư

xử với nhau sẽ hình thành thái độ chúng ta đối với cuộc sống Nếu trong một gia đình, bố

mẹ yêu thương nhau, yêu thương, tôn trọng con cái để cho chúng được sống thì những đứa con khi lớn lên sẽ biết yêu thương những người xung quanh, và sẽ có thái độ sống tích cực, mục đích sống hướng về những điều tốt đẹp, giúp ích cho xã hội.Ngược lại, với những bố mẹ với tư tưởng sai lầm” bố mẹ chỉ muốn mang lại những điều tốt đẹp cho con”, nhưng thực tế họ lại đang kiểm soát con cái bằng cách đưa ra quyết định thay con

và buộc chúng phải làm theo, áp lực điểm số lên con cái, luôn so sánh với “ con nhà người ta” Điều này không những không giúp chúng tốt lên mà nó chính là yếu tố giúp cướp đoạt mục đích sống của chúng, khiến chúng trở nên phụ thuộc, không có chính kiến

Trang 11

chính mình, không biết mình đang sống vì điều gì- điều mà đang rất phổ biến ở nhiều bạnsinh viên Nhiều bạn chọn ngành học của mình chính là do cha mẹ họ yêu cầu, quyết địnhchứ không có sự độc lập, được tự quyết định, đưa ra lựa chọn cho ngành nghề, mục tiêu của mình,

Xã hội

Sinh ra và lớn lên trong xã hội môi trường thông tin đa chiều và xu thế hội nhập quốc

tế, sinh viên Việt Nam hiện nay là lớp người chịu nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêucực từ những biến đổi của xã hội Sinh viên đang ở độ tuổi phát triển và hoàn thiện mạnh

mẽ về nhân cách và lối sống Nét nổi bật trong đời sống tâm lý của thanh niên sinh viên

là những ước mơ, hoài bão và những dự định trong tương lai về công việc và những thành công trong cuộc sống Đặc trưng trong hoạt động của sinh viên là sự năng động, sáng tạo, tìm tòi khám phá và đặc biệt nhạy cảm với những yếu tố mới nảy sinh trong xã hội Những yếu tố mới nảy sinh trong xã hội kể cả tích cực và tiêu cựu đều có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của sinh viên

Tuổi tác

Bên cạnh gia đình và xã hội thì tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn mục đích sống của sinh viên Một ví dụ điển hình cho điều này: Khi chỉ là tân sinh viên năm nhất năm hai, sinh viên thường có xu hướng năng động,hướng ngoại hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động của khoa, trường, lớp Nhưng theothời gian khi đã có kinh nghiệm, đã nhiều lần vấp ngã, các sinh viên năm ba, năm tư lại thường có xu hướng đến sự ổn định hơn Lúc này sinh viên sẽ tìm những công việc ổn định để phát triển sự nghiệp trước khi bước sang độ tuổi phải lập gia đình Tức là khi tuổicàng lớn hơn, sinh viên sẽ tự lý giải bản thân, họ không còn quá tò mò về thế giới mà tập trung vào bản thân mình Họ thấu hiểu bản thân, đặt ra những mục đích sống “có ý

nghĩa” hơn là khi còn trẻ

Tài chính

Là một sinh viên Đại học Ở độ tuổi này đa phần đều phải phụ thuộc phần lớn vào tiền trợ cấp đến từ cha mẹ Đặc biệt là những bạn sinh viên học xa nhà, hoặc đối tượng sinh viên thuộc những gia đình điều kiện tài chính còn khiêm tốn, phải trải qua cuộc sống

tự lập, tự quản lí cuộc sống, đặc biệt là chi tiêu, tiền bạc – là thứ mà mỗi khi nhắc tới, đâu

đó luôn thoáng lên những suy nghĩ, đắn đo, và những quyết định đầy tính cân nhắc

Mục tiêu sống là điều luôn cần được ưu tiên Nhưng khi sinh viên có những bế tắc về tài chính, hay gặp phải những lo lắng thường nhật về chuyện tiền bạc thì việc bị mất định hướng là điều có thể xảy ra Sinh viên cần cho mình thời gian để liệt kê ra những thứ mình nên ưu tiên như kết quả học tập, trải nghiệm cá nhân, sự tìm tòi học hỏi, sức khỏe

cá nhân Không nên để những yếu tố bên ngoài làm sao nhãng bản thân dẫn đến mất định hướng trong cuộc sống

Trang 12

Đối với những đối tượng sinh viên thuộc những gia đình điều kiện tài chính tốt thì sẽ có nhiều cơ hội để phát triển khả năng Không bị áp lực về tài chính sẽ giúp cho sinh viên không gặp phải những lo lắng về chuyện tiền bạc hay không bị sao nhãng bởi các yếu tố liên quan Từ đó sinh viên có thể định hướng và theo đuổi mục đích sống của bản thân.Đối với sinh viên có gia đình với điều kiện tài chính còn khiêm tốn; sinh viên cần hiểu về quyền lợi của bản thân Bởi vì đa phần các trường Đại học luôn luôn có những khoản học bổng khuyến học giành cho sinh viên nghèo vượt khó Và để đạt được điều đó sinh viên cần nghiêm túc trong học tập, chăm chỉ và phấn đấu hơn nữa Điều đó sẽ có ảnh hưởngtích cực trong việc hoàn thiện mục đích sống của sinh viên

2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Các tác giả thuộc nhóm nghiên cứu này cũng đã phân tích bối cảnh kinh tế xã hội tác động đến mục đích sống của sinh viên Theo các nhà nghiên cứu này, xu hướng phát triểnkinh tế xã hội của đất nước ta vừa là động lực, vừa là đòi hỏi của sự phát triển của Khoa học công nghệ, văn hóa – giáo dục… là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, thanh niên sinh viên cũng chịu những khó khăn, thách thứckhông nhỏ Các thách thức, khó khăn đó là: Thứ nhất, sự bùng nổ dân số làm giảm bình quân nguồn lực, làm tăng sự cạnh tranh trong giáo dục, đào tạo là nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trong học tập của học sinh, sinh viên; Thứ hai, sự phát triển của Khoa học công nghệ kéo theo những tác động tiêu cực của internet và các phương tiện thông tin hiện đại Thứ ba, kinh tế thị trường dẫn đến nguy cơ thất nghiệp cao, phân hóa giàu, nghèo rõ rệt hơn sẽ dẫn đến sự phân biệt đối xử trong quan hệ ngườingười trong xã hội Thứ tư, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi nhịp sống, phong cách sống của cá nhân, con người bị cuốn hút vào công việc, vào các hoạt động xã hội Điều

đó có ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ gia đình, làm giảm sự quan tâm của bố mẹđối với việc chăm sóc, giáo dục con cái điều đó làm ảnh hưởng đến mục đích sống của sinh viên

Trang 13

2.3.2 Ngoài nước

Một nghiên cứu công bố năm 2010 trên tạp chí Applied Psychology cho thấy những ai sống có mục đích và nhận thức về ý nghĩa của những gì mình làm nhìn chung có tuổi thọ cao hơn Các nghiên cứu liên quan cũng nhận thấy mối tương quan mật thiết giữa việc tìm thấy mục đích của cuộc sống và sức khỏe như: giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm tỷ lệ mất trí nhớ và khuyết tật

Năm 2016, tạp chí Journal of Research and Personality công bố kết quả nghiên cứu vềviệc những ai tìm thấy mục đích trong công việc nhìn chung kiếm được thu nhập cao hơn

so với những cá nhân cảm thấy công việc của họ thiếu ý nghĩa

Theo nhà tâm lý học Chloe Carmichael (Mỹ), tác giả cuốn Nervous Energy, mục đích sống là động lực giúp kết nối bạn với những giá trị và lý tưởng lớn hơn bản thân bạn.Mỗi người có một mục đích sống khác nhau, có thể là sự nghiệp hoặc cống hiến cho tôn giáo, nghệ thuật hoặc cho một mục đích xã hội nào đó

Nghiên cứu cho thấy, người sống có mục đích có khả năng giữ được hạnh phúc trong công việc Họ tuân thủ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tốt hơn, ít bị lo lắng và trầm cảm hơn Ý thức mạnh mẽ về mục đích cũng có liên quan đến tuổi thọ cao hơn

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Mô hình nghiên cứu

Sau khi tham khảo và phân tích các bài báo nghiên cứu khoa học có liên quan trước đây cùng với thảo luận nhóm, nhóm đã đưa ra các yếu tố nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mục đích sống Để đo chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựachọn mục đích sống của sinh viên trường Đại học Thương mại nhóm đưa vào nghiên cứu

6 yếu tố

Quyết định lựa chọn mục đích sống Môi trường

sống Ước mơ Nhận thức Yếu tố gia đình Xu hướng xã hội Tài chính

Ngày đăng: 06/04/2024, 14:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w