- Biết cách bảo quản tiền đúng cách.- HS biết cách tiết kiệm tiền: mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,…- Điều chỉnh hành vi, thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi t
Trang 1- Biết cách bảo quản tiền đúng cách.
- HS biết cách tiết kiệm tiền: mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh,…
- Điều chỉnh hành vi, thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quý trọng đồng tiền.
* Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan tới việc bảo quản và tiết kiệm tiền
* Phẩm chất: Trách nhiệm trong bảo quản và tiết kiệm tiền.
* Các ND giáo dục tích hợp: Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống; Tiếng Việt, Toán, HĐTN, Âm nhạc, Quyền con người, Tiết kiệm nguồn nước, …
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: tiền VN; bài hát Con heo đất, máy chiếu, các video, các đồ dùng cho hoạt động trò chơi “Người tiêu dùng thông minh”.
- HS: bút, bút chì
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU1.Khởi động:
- HS khởi động với bài “ Con heo đất”
- HS vừa hát vừa làm các động tác đơn giản tại chỗ (1 lần).
GV: Chúng ta vừa làm nóng tiết học với bài hát “Con heo đất” dễ thương và vũ điệu vỗ bàn vui nhộn Cô thấy bạn nào cũng hứng khởi và tràn đầy năng lượng
GV: Bài hát các con vừa thể hiện nhắc đến con vật nào? HS: Con heo đất.
GV: Người ta thường sử dụng heo đất để làm gì?
HS: Người ta thường sử dụng heo đất để bỏ tiền tiết kiệm.
GV: Bạn nhỏ trong bài “Con heo đất” đã tiết kiệm bằng cách nào?
HS: Bạn đã không ăn kem, không ăn bánh để dành cho heo đất 200 mỗi ngày.
GV: Bạn nhỏ rất đáng yêu, bạn đã biết tiết kiệm tiền bằng cách để dành cho heo đất mỗi ngày Chúng ta phải biết tiết kiệm tiền vì tiền có vai trò rất quan trọng Bạn nào nhắc lại cho cô và cả lớp nghe về vai trò của Tiền nào?
HS: Tiền để mua bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người, tiết kiệm gửi ngân hàng để dự phòng cho những việc cần tiền; tiền để giúp đỡ những người gặp khó khăn,
GV: Vì sao chúng ta phải biết quý trọng đồng tiền?
Trang 2HS: Chúng ta phải biết quý trọng đồng tiền bởi vì tiền do công sức và trí tuệ của con người làm ra.
GV: Đúng rồi đấy các em ạ Tiền ngoài vai trò như bạn vừa nói thì nó còn giữ một vai trò khác rất quan trọng nữa đó là ổn định kinh tế cho mỗi gia đình, cho mỗi quốc gia nữa đấy các em ạ Chính vì tiền có vai trò quan trọng như thế nên chúng ta phải biết quý trọng đồng tiền vì để làm ra chúng người lao động phải đổ mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí là máu và nước mắt nữa đấy các em ạ Bởi vậy chúng ta cần phải làm gì với những đồng tiền ấy, cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu qua bài: “ Quý trọng đồng tiền (Tiết 2)”
2 Khám phá
GV: Các em ạ, bảo quản tiền chúng ta có rất nhiều cách Đó là những cách nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động 1
HĐ1: Tìm hiểu việc bảo quản tiền
GV: Các bạn ạ, trong dịp tết vừa rồi, các con ai cũng được nhận tiền lì xì mừng tuổi Và mỗi chúng ta, ai cũng bảo quản tiền theo các cách khác nhau Sau đây cô mời các bạn theo dõi một video ghi lại một số cách quản tiền của các bạn trong trường chúng ta được các PH gửi về Các bạn xem video và suy nghĩ xem cách bảo quản nào là hợp lí và cách bảo quản nào chưa hợp lí nhé Xin mời các con cùng xem.
( Mở video 5 hình ảnh: Trong video có nội dung của 3 tranh ở mục 3)
GV: Các con hãy thảo luận theo nhóm về cách bảo quản tiền của các bạn trong video nhé Thời gian thảo luận là 2 phút.
HS thảo luận
HSHD: Đã hết thời gian, mời các nhóm chia sẻ ý kiến của mình Bạn Hà Phương sẽ đồng hành tiếp cùng các em nhé.
HS: Trong đoạn video tôi thấy việc bảo quản tiền như:
- Vuốt phẳng tiền, phân loại tiền theo từng mệnh giá rồi xếp vào hộp, dán lại những tờ tiền bị rách cho ngay ngắn, cất tiền cẩn thận vào ví là việc bảo quản hợp lí.
- Còn việc kẹp tiền mừng tuổi vào bìa vở, cuộn tiền lại rồi nhét vào bao là chưa hợp lí HSHD: Mời sự chia sẻ của các nhóm khác.
HS: Nhóm tôi cũng đồng ý với nhóm bạn HSHD: Các nhóm khác có ý kiến khác không?.
HSHD: Các bạn đều thống nhất với 2 nhóm đã nêu Vậy tại sao việc kẹp tiền mừng tuổi vào bìa vở, cuộn tiền lại rồi nhét vào bao lại chưa hợp lí?
HS: Nếu kẹp tiền ở bìa vở, khi chúng ta học lật mở sẽ dẽ bị rơi mất tiền Còn tiền cuộn lại rồi nhét vào túi quần khi chạy chơi dễ bị rơi tiền
Trang 3HSHD: Bạn nào có ý kiến khác không?
HS: Tôi thấy tiền cuộn lại rồi nhét vào bao như thế sẽ nhàu, nhanh cũ, dễ hư rách tiền nên không hợp lí.
HSHD: Tôi cũng đồng tình với ý kiến của các bạn Các bạn hãy chia sẻ thêm suy nghĩ của mình về các việc bảo quản tiền hợp lí.
HSHD: Chúng ta cùng chia sẻ việc bạn nhỏ giúp mẹ nào.
HS: Bạn khi phân loại tiền đã vuốt phẳng các tờ tiền cho ngay ngắn, các tờ tiền cùng mệnh giá bạn để riêng Khi xếp vào hộp bạn xếp lần lượt theo mệnh giá để khi mẹ cần dùng sẽ lấy dễ dàng hơn.
HSHD: mời bạn khác
HS: Mình sẽ học tập việc bảo quản tiền của bạn Từ lần sau có tiền mừng tuổi của mình cũng sẽ làm như bạn Mình nghĩ đó cũng là cách chúng ta trân trọng sức lao động của mọi người.
HS: Mình cũng đồng ý với các bạn Nhưng mình nghĩ không chỉ tiền mừng tuổi, khi chúng ta cầm tiền chúng ta nên giữ tiền phẳng phiu, ngay ngắn Vì đó là những đồng tiền được làm ra từ sức lao động của bố mẹ chúng ta và mọi người đấy các bạn ạ.
HSHD: Tôi cũng đồng ý với những suy nghĩ của các bạn từ việc giúp mẹ bảo quản tiền của bạn nam Thế các bạn có suy nghĩ gì về việc dán lại những tò tiền không may bị rách? HS: Nếu ta dán phẳng phiu, khéo léo thì vẫn dùng được.
HSHD: Lỡ người bán hàng không lấy thì sao?
HS: Cái này tôi biết Mẹ tôi từng nói Nếu tiền bị rách đã được dán lại nguyên vẹn mà người bạn hàng không nhận hoặc tiền bị biến dạng có thể đem lên ngân hàng để đổi
HS: Theo mình thì tốt nhất chúng ta nên giữ gìn tiền thật cẩn thận tránh bị rách hay hư hại thì hơn, bởi vì đó là sức lao động của bố mẹ chúng ta.
HSHD: Các bạn có đồng ý với bạn không? Nếu đồng ý thì khen bạn nào HSDH: Nếu được giữ tiền bạn sẽ bảo quản như thế nào?
HS: Mình sẽ vuốt phẳng tiền và cất vào ví, kéo khoá lại Như thế tiền sẽ không bị rơi HS: Mình sẽ xếp phẳng tiền vào hộp để tiền luôn mới, dùng được lâu.
HS: Mình sẽ không để tiền bị nhàu, bị ướt vì như thế tiền sẽ nhanh hư.
HS: Mình sẽ không vẽ, viết, tô màu lên tiền vì như thế tiền sẽ bẩn, mất thẩm mỹ.
HSHD: Cảm ơn các bạn, nếu bạn nào về nhà tìm được cách bảo quản tiền nào nữa thì hãy chia sẻ cùng cả lớp vào tiết học sau các bạn nhé Con đã hoàn thành nhiệm vụ của mình Con mời cô tiếp tục bài học ạ.
Trang 4GV: Cảm ơn em, cô rất vui vì thấy từ những việc làm đơn giản của các bạn, bằng cảm nhận sâu sắc của mình các em đã gửi đến cô và các bạn rất nhiều thông điệp về bảo quản tiền độc đáo(Tiền muốn giữ gìn phẳng phiu, không nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng thì các con cần sắp xếp ngay ngắn, cất giữ cẩn thận vào hộp hoặc ví Đây là những việc làm rất tốt của các bạn nhỏ chúng ta cần học tập.Cô khen tất cả các em đã phát hiện những điều tốt này.Còn nhiều cách bảo quản tiền mà lớn lên các con sẽ tìm hiều dần như mở tài khoản ngân hàng hoặc gửi tiết kiệm.
GV: Các em ạ, bảo quản tiền tốt là chúng ta đang trân trọng sức lao động của bố mẹ chúng ta và những người lao động trong xã hội Chúng ta bảo quản tốt tiền là bảo quản tốt sức lao động Vậy tiết kiệm tiền là chúng ta cũng đang tiết kiệm sức lao động của bản thân, bố mẹ và mọi người đấy Vì thế chúng ta cùng sang hoạt động 2 “ Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền”.
HĐ2: Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền của
GV: Các em hãy theo dõi vào mục 4 trong SGK: Tìm hiểu cách tiết kiệm Tiền
GV: Các em hãy quan sát các bức tranh của mục 4 trong SGK trang 51,52 và cho biết các bạn tiết kiệm tiền bằng cách nào?
HS: HS làm việc cá nhân
GV: Các em đã quan sát kĩ 4 bức tranh Bây giờ Cô mời 4 bạn nối tiếp nhau nêu cách tiết kiệm của các bạn nhỏ trong 4 bức tranh; cả lớp lắng nghe để nhận xét nhé.
4 HS nối tiếp nêu
HS1: Tranh 1: Bạn nhỏ mở cửa sổ, tắt điện để tiết kiệm tiền điện.
HS2: Tranh 2: Bạn nhỏ tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn để lấy tiền mua xe đạp.
HS3: Tranh 3 Bạn nhỏ không mua chiếc váy đẹp nhưng đắt tiền mà chọn mua chiếc váy ít tiền hơn Nhờ vậy bạn đã tiết kiệm được một số tiền.
HS4: Tranh 4: Cùng một mặt hàng bạn nhỏ đã lựa chọn mua ở cửa hàng có giá thấp hơn Nhờ vậy bạn cũng sẽ tiết kiệm được tiền.
- Lớp nhận xét câu trả lời của 4 bạn: đồng ý với ý kiến của 4 bạn
GV: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các em Chúng ta chỉ dùng điện khi cần và tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng để tiết kiệm tiền điện Muốn thực hiện được ước mơ của mình chúng ta cần phải kiên trì tiết kiệm bằng cách nuôi heo đất như bạn nhỏ ở tranh 2 Các em đang tuổi lớn nên trang phục rất nhanh sẽ phải thay đổi Nếu ta mua đồ đắt tiền mặc được thời gian ngắn lại không dùng được nữa thì sẽ rất lãng phí Thay vì như thế giống như bạn nhỏ chúng ta có thể chọn những đồ dùng có gia trị rẻ hơn nhưng vẫn phù hợp với mình Hoặc cùng một loại sản phẩm, cùng hãng, cùng nhà sản xuất thì ta nên chọn ở nơi có giá thành rẻ hơn để mua, như thế chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền của mình.
Trang 5GV: Ngoài các cách tiết kiệm của các bạn nhỏ trong tranh, em còn có cách tiết kiệm nào nữa không?
HS1: Ăn hết xuất cơm để tránh lãng phí HS2 Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng HS3: Sử dụng đồ tái chế.
HS4: Sử dụng nước hợp lí, khoá nước khi không sử dụng HS5: Giữ sách vở cẩn thạn, sạch sẽ để tặng các em khoá sau HS5: Khi mua hàng nên mặc cả.
HS6: Chỉ mua những mặt hàng thiết thực và cần thiết.
GV: Bây giờ cô mời các con cùng xem một đoạn video ghi lại những hành động đẹp của HS trường mình
(GV mở video về các bạn trong trường có hành động Tiết kiệm)HS vỗ tay
GV: Video vừa rồi ghi lại cách tiết kiệm của các bạn học sinh trường mình và của chính các con đã thực hiện hàng ngày đấy Cô cũng thấy các bạn lớp mình hay nhắc nhau tiết kiệm bằng 1 bài vè rất hay Cả lớp hãy đọc lại cho các thầy cô cùng nghe nào.
- Cả lớp đọc bài vè: Vè tiết kiệm
Ve vẻ vè ve Cái vè tiết kiệm Khi không dùng điện
GV: Các em ạ, Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu và tiết kiệm cũng là đức tính đáng quý của con người Tiết kiệm là chúng ta đang làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội Các em biết không, Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng về thực hiện tiết kiệm; mỗi hành động, việc làm của Người đều trở thành bài học quý để tất cả chúng ta học tập và làm theo Có rất nhiều câu chuyện thú vị kể về tính tiết kiệm của Bác Sau đây cô giới thiệu với các em một số hình ảnh giản dị của Bác Các em cùng hướng lên màn hình nhé.
(GV chiếu video)
Trang 6HS vỗ tay
GV: Qua video chúng ta thấy Bác Hồ kính yêu chính là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm Mỗi lời nói, hành động, việc làm của Bác đều là bài học quý báu để chúng ta noi theo
GV: Qua tìm hiểu vừa rồi chúng ta thấy được rằng để tiết kiệm tiền chúng ta có rất nhiều cách Trong cuộc sống phát triển hiện nay, nhu cầu về tiêu dùng ngày càng cao thì con người càng cần tiêu tiền nhiều Để có thể tiết kiệm tiền được thì chúng ta hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh Vậy các em có muốn tham gia vào Trò chơi“ Người tiêu dùng thông minh” không?
HS: Có ạ.
3 Luyện tập, vận dụng: Trò chơi “Người tiêu dùng thông minh”
GV: Các em cùng lắng nghe luật chơi.
Luật chơi: Mỗi nhóm sẽ nhận được 200 000 đồng để đi mua sắm Các con có toàn quyền mua sắm đồ yêu thích và phù hợp với nhu cầu của mình Trong vòng 5 phút các nhóm phải hoàn thành việc mua sắm của mình Nhóm nào lựa chọn và mua các món đồ phù hợp, chi tiêu hợp lí với số tiền mình có thì nhóm ấy sẽ thắng và được bình chọn là Người tiêu dùng thông minh Các em nắm rõ luật chơi chưa?
HS: Rồi ạ.
GV phát cho mỗi nhóm 200 000 (các tờ tiền nhiều mệnh giá khác nhau) và 1 giỏ đimua hàng
HS tiến hành mua bán.
( Sau thời gian quy định, các nhóm về vị trí)
GV: Chúng ta cùng chào đón sự trở lại của các nhóm Đầu tiên chúc mừng các nhóm vì các bạn đều đúng thời gian Sau đây chúng ta cùng đến với thành quả của các nhóm Cả lớp mình cùng lắng nghe các nhóm trình bày, nếu thấy nhóm nào chi tiêu thông minh, cả lớp sẽ dành tặng nhóm ấy 1 tràng pháo tay thật lớn nhé Xin mời nhóm 1.
Các nhóm hãy trình bày sản phẩm mua sắm của mình Trong quá trình các nhóm trình bày GV sẽ phỏng vấn các em quá trình mua sắm của mình.
Nhóm 1: Mua hết 170 000 đồng, gồm còn dư 30 000 đồng ( HS vỗ tay)
GV: Sao con không mua hết số tiền?
HS Các con thống nhất để số tiền còn dư mua tăm ủng hộ ạ? GV: Các bạn nghĩ sao về hành động này của nhóm 2?
HS: Việc làm của các bạn rất đáng hoan nghênh vì có rất nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn cần chúng ta quan tâm ạ
Trang 7GV: Đây là một việc làm rất đáng hoan nghênh và cô mong rằng hành động này sẽ được lan toả để những bạn khó khăn sẽ được đón nhận tình yêu thương chia sẻ từ rất nhiều người các em nhé.
Nhóm 2:Mua hết 160 000 đồng, gồm còn dư 40 000 đồng ( HS vỗ tay)
GV: Ôi các bạn còn dư 40 000 đồng cơ à?
HS: Nhưng con sơ ý làm rơi trong khi đi lại rồi ạ.
GV: Cô rất tiếc, lần sau con cần phải chú ý bảo quản tiền cẩn thận tránh bị rơi mất như hôm nay nhé.
Nhóm 3: Mua hết 230 000 đồng, gồm
GV: Sao các con mua những 230 000 đồng? HS: Các con mua hơi nhiều ạ.
HS giơ tay xin ý kiến GV đồng ý.
HS: ( Xin phép hỏi nhóm bạn) : Cô chỉ phát cho các bạn 200 000 màcác bạn mua hết 230 000, vậy nhóm bạn lấy 30 000 ở đâu?
HS: Có 3 bạn trong nhóm mình đã thêm vào cho đủ ạ.
HS khác: Bạn mua như thế chưa hợp lí Theo mình bạn có thể bớt một số mặt hàng không cần thiết như để chi tiêu trong số tiền quy định.
HS: Cảm ơn bạn, chúng mình sẽ rút kinh nghiệm.
GV: Qua trao đổi của các em cô thấy rất thú vị vì các em đã phát hiện và chỉ ra cho bạn cách chi tiêu không hợp lí của mình Chúng ta nên mua vừa đủ, mua những mặt hàng cần thiết và chi tiêu phù hợp với số tiền mình có thoi các em nhóm 3 nhé.
GV: Sau khi 2 nhóm vừa rồi chia sẻ.
Nhóm 4: Mua hết 120 000 đồng, gồm còn dư 80 000 đồng ( HS vỗ tay)
HS: Các con thống nhất dùng 80 000đ để nuôi heo đất như bạn nhỏ trong bài hát “ Con heo đất” ạ.
GV: Vậy các em cho cô tham gia nuôi với nhé Nuôi heo đất cũng là một trong những cách tiết kiệm phù hợp với lứa tuổi các em đấy.
Nhóm 5: Mua hết 200 000 đồng, gồm ( Trong đó có mua 2 quả bóng)
Trang 8HS: Tại các bạn thấy bóng ở ngoài hàng tạp hoá rẻ hơn trong siêu thị nên các bạn lấy nhiều ạ.
GV: Các con rút kinh nghiệm nhé Từ nay khi mua các con chú ý mua đủ dùng, tránh lãng phí nhé.
Nhóm 6: Mua hết 200 000 đồng, gồm có hoa quả.
GV: Sao các con mua nhiều ổi thế?
HS: Mùa này là mùa của xoài, ổi rẻ lại ngon nên các con mua nhiều một chút để mời các thầy cô đến thăm trường mình ạ.
( Nhóm mua hoa quả vừa giới thiệu vừa gọt quả để mời các thầy cô)
GV: Chúng ta cùng dành một tràng pháo tay cảm ơn tấm lòng thơm thảo của các bạn nhóm 6 nào.
GV: Những tràng pháo tay giòn giã của các đã thể hiện sự đồng tình và khen ngợi của cả lớp dành cho những nhóm biết tiêu dùng thông minh rồi.
GV: Qua phần đi chợ của cả 6 nhóm cô thấy rằng các bạn đã có tinh thần đồng đội cao, biết cách phối hợp, có chủ kiến của mình khi mua sắm, biết lựa chọn sản phẩm phù hợp và cần thiết với cả nhóm, đặc biệt các bạn đã biết lựa chọn số lượng vừa đủ dùng, tính toán mua phù hợp với số tiền mình có để không bị thừa, lãng phí, tiết kiệm được tiền Bên cạnh đó các em còn thể hiện được tấm lòng hiếu khách của mình Chúng ta cùng khen các nhóm nào
Cô xin chúc mừng nhóm 1,4, 6đã giành được danh hiệu “ Người tiêu dùng thông minh”.
GV: Còn nhóm 2, 3, 5 chưa đạt được danh hiệu “Người tiêu dùng thông minh” rồi Vì Nhóm 2 cũng đã biết mua sắm hợp lí nhưng lại bảo quản tiền chưa tốt Lần sau các con cẩn thận nhé Nhóm 3 đã tiêu quá số tiền được giao Còn nhóm 5 thì mua sắm chưa hợp lí Cả ba nhóm lần sau cần rút kinh nghiệm nhé.
GV: Cảm ơn các em Qua trò chơi vừa rồi cô thấy các em thật đáng khen vì các em đã vận dụng tốt được kiến thức bài học vào cuộc sống; các em đã biết quý trọng đồng tiền, biết bảo quản và tiết kiệm tiền một cách hợp lí Đó cũng chính là thông điệp mà bài học muốn gửi đến chúng ta Cô mời cả lớp cùng đọc đồng thanh thông điệp nào:
Có tiền nhờ công sức Và trí tuệ mà nên Phải giữ gìn, tiết kiệm Biết tiêu tiền thông minh
Trang 9GV: Các em yêu quý qua tiết học này cô thấy các em đã biết cách bảo quản, trân trọng đồng tiền cũng như biết cách tiết kiệm tiền Đó là cách chúng ta trân trọng sức lao động của bản thân, của bố mẹ và của mọi người Và như vậy là chúng ta cũng đang học và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu đấy Các em hãy luôn ghi nhớ và vận dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày nhé.
Chúng ta cùng tạm biệt các thầy cô giáo bằng bài nhảy sôi động “Tự hào thiếu nhi Việt Nam”nào!
HS: Đứng dậy nhảy và chào các thầy cô.