Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nayVăn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Trang 1HÀ NỘI- 2024
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN OANH KIỀU
VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Trang 2HÀ NỘI- 2024
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN OANH KIỀU
VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Ngành: Văn hóa họcMã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS TS PHẠM QUỲNH PHƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được thực hiện một cách nghiêm túc, cầu thị và bảo đảm các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu.
Tác giả luận án
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 151.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 15
1.1.1 Xu hướng nghiên cứu về thanh niên và nhu cầu của thanh niên 15
1.1.2 Những xu hướng nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng của thanh niên 22
1.2 Các khái niệm và cơ sở lý luận của luận án 35
1.2.1 Khái niệm 35
1.2.2 Cơ sở lý thuyết của luận án 40
Tiểu kết chương 1 46
Chương 2: BỐI CẢNH TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 47
2.1 Bối cảnh địa-sinh thái, lịch sử và văn hoá của TP.HCM 47
2.1.1 Đặc điểm địa-sinh thái 47
2.1.2 Đặc điểm lịch sử - văn hoá 48
2.2 Đời sống kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ Đổi Mới 52
2.3 Hoạt động tiêu dùng ở phố Hồ Chí Minh 62
Tiểu kết chương 2 68
Chương 3: THỰC HÀNH TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH 70
3.1 Thực hành tiêu dùng của thanh niên trong lĩnh vực thời trang 70
3.1.1 Tính thực tiễn trong mua sắm thời trang 70
3.1.2 Tính chủ thể trong văn hoá tiêu dùng thời trang 77
3.2 Thực hành tiêu dùng của thanh niên trong lĩnh vực giải trí 94
3.2.1 Thời gian và phương thức giải trí của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh 96 3.2.2 Tiêu dùng cho giải trí để trải nghiệm 103
3.2.3 Tiêu dùng giải trí để kết giao và hòa nhập với đời sống đô thị 112
3.2.4 Tiêu dùng giải trí để định vị bản thân 115
Tiểu kết chương 3 123
Trang 5Chương 4: VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH - NHỮNG BÀN LUẬN 124
4.1 Xu hướng trong văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh 125 4.1.1 Tiêu dùng thông minh 125
4.1.2 Tiêu dùng xanh, bền vững 128 4.1.3 Tiêu dùng phô trương 130
4.2 “Vốn văn hóa” trong lựa chọn tiêu dùng của thanh niên thành phố HồChí Minh 1344.3 Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong các
tương tác của những động năng đương đại 139
4.3.1 Toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa 139 4.3.2 Kinh tế thị trường và những giá trị mới 144 4.3.3 Vai trò của truyền thông với văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh 155
Tiểu kết chương 4 161KẾT LUẬN 163DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 168DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Sau gần bốn thập niên thực hiện chính sách Đổi mới và mở cửa giao lưu với quốc tế, xã hội Việt Nam đã và đang chứng kiến những thay đổi to lớn Đời sống của người dân vật chất ngày càng được nâng cao, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng Những biểu hiện đa dạng và sinh động của cuộc sống hiện nay cho thấy Việt Nam đang trở thành một xã hội năng động, hiện đại và phát triển.
Với vị thế là trung tâm kinh tế - văn hóa và khoa học quan trọng của vùng Đông Nam bộ, là địa phương năng động và phát triển nhất của cả nước, thể hiện sâu sắc quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang ngày càng có những chuyển biến lớn trên nhiều mặt đời sống Các hoạt động sống ở thành phố này luôn diễn ra với tốc độ nhanh, sôi động và vô cùng phong phú Sự phát triển của TP.HCM thể hiện ở nhiều phương diện, nhưng nổi bật nhất, sinh động nhất là qua hoạt động tiêu dùng Các thực hành tiêu dùng ở đô thị này luôn phong phú, đa dạng, cho thấy đời sống kinh tế của người dân ngày càng nâng cao và những điều kiện cho tiêu dùng ngày càng phát triển Tiêu dùng không chỉ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về vật chất, mà còn hướng đến việc tìm kiếm cách thức đáp ứng các nhu cầu tinh thần, văn hóa, giải trí [21] Ở góc độ kinh tế, tiêu dùng được xem là động lực cho sản xuất, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, của nền kinh tế toàn cầu Quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo nên cả sự tăng trưởng của nền kinh tế, dẫn đến sự phong phú trong việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân Mặt khác, từ góc độ xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng gắn với xã hội tiêu dùng cũng còn được xem xét ở nhiều mặt, như mặt trái của “xã hội tiêu dùng” là “lối sống thực dụng”, “chủ nghĩa cá nhân”, “tính vị kỷ” hay lối sống chạy theo vật chất, hưởng thụ, tiêu dùng lãng phí… Từ góc nhìn văn hoá, những biểu hiện của hoạt động tiêu dùng, hành vi tiêu dùng mà chúng ta có thể quan sát được trong cuộc sống hàng ngày lại hàm chứa những lớp biểu đạt ý nghĩa gắn với giá trị, chuẩn mực sống của các cá nhân, các nhóm xã hội, cũng như thể hiện những chiều kích kinh tế xã hội của bối cảnh đương đại Sự hình
Trang 7thành văn hoá tiêu dùng trong xã hội hiện đại gắn chặt chẽ với từng bối cảnh mà nó nảy sinh và những điều kiện mà nó được nuôi dưỡng Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng kinh tế thị trường của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đã có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến thực hành tiêu dùng của người dân ở thành phố này, đặc biệt là thanh niên – những người trẻ tuổi có nhu cầu tiêu dùng cao.
Văn hoá tiêu dùng, thường được hiểu như các thực hành tiêu dùng và những khía cạnh văn hoá gắn với chúng, thể hiện “những giá trị văn hóa và tập quán cơ bản của xã hội, những quan điểm, những mong muốn và những đặc điểm mà được nhận biết hoặc được xem là có xu hướng liên quan tới tiêu dùng” [156, tr.37], biểu hiện “mức sống, phong cách sống, nếp sống, lối sống của cá nhân, nhóm xã hội, gia đình, toàn bộ xã hội” [47, tr.59] Một trong những chủ thể tiêu dùng quan trọng là tầng lớp thanh niên – những người được tiếp nhận những giá trị mới của xã hội thời kỳ đổi mới So với thanh niên thời kỳ trước Đổi mới, những người trẻ trong xã hội Việt Nam đương đại ngày nay có nhiều thuận lợi hơn về điều kiện vật chất cũng như có nhiều cơ hội để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, để phát triển và mưu cầu hạnh phúc, cũng như phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của thời đại mới Thanh niên là đối tượng có đặc thù tâm lý phức tạp, dễ bắt nhịp với cái mới, dễ dao động, nhạy cảm, nhiệt tình và ưa hoạt động, vì thế thường chịu nhiều tác động của bối cảnh xã hội Họ là những người trẻ tuổi, vẫn luôn loay hoay tìm hiểu về thế giới bên ngoài, khám phá những bí ẩn tâm lý bên trong mỗi người và muốn khẳng định mình, hoàn thiện bản thân Họ có thể sử dụng Internet hay các phương tiện truyền thông xã hội như những công cụ để khẳng định bản sắc của mình [13], [39], hay hâm mộ thần tượng như một phương thức để nhận biết bản thân [38] Vì thế, có thể thấy những biểu hiện trong đời sống, lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, nhất là thanh niên sống ở những thành phố lớn, những phương thức mặc, ăn, đi lại, học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội, nhu cầu giải trí vô cùng sinh động, đa dạng và phong phú [15] đều cho thấy các khía cạnh đời sống khác nhau của giới trẻ Tuy nhiên, đánh giá về thanh niên và lối sống của thanh niên hiện nay, ngoài xã
Trang 8hội cũng như trong các nghiên cứu khoa học, vẫn còn những ý kiến khác biệt, thậm chí trái chiều [132].
Mặt khác, những nghiên cứu và đánh giá nêu trên, nhất là về những hoạt động tiêu dùng của thanh niên nói chung, thanh niên TP.HCM nói riêng, dù có những ý kiến khác biệt, nhưng chưa nhiều nghiên cứu xuất phát từ tính chủ thể của thanh niên Lý giải việc họ mua gì, dùng gì, tại sao họ lại mua sắm, tiêu dùng như thế còn khá ít, thiếu “tiếng nói người trong cuộc” Là những người trẻ tuổi, hoạt động tiêu dùng của thanh niên cũng phản ánh việc họ tìm hiểu thế giới bên ngoài và khám phá thế giới bên trong của chính mình để hình thành nhân cách Xã hội hiện đại và phát triển giúp giới trẻ có thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm và hoàn thiện bản thân Nghiên cứu về thực hành tiêu dùng của thanh niên tại một thành phố có hoạt động tiêu dùng sôi nổi như TP.HCM dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa, sẽ không chỉ góp thêm một nghiên cứu trường hợp về văn hoá tiêu dùng của xã hội Việt Nam thời kỳ kinh tế thị trường, mà còn góp phần khám phá một số khía cạnh về giá trị và lối sống của tầng lớp thanh niên – tầng lớp đóng vai trò định hình cho sự phát triển của xã hội Việt Nam những thập niên tới.
Lựa chọn đề tài “Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay”, nghiên cứu sinh mong muốn góp phần cả về nghiên cứu và thực tiễn cho
những vấn đề nêu trên trong bối cảnh Việt Nam đương đại.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Do “văn hoá tiêu dùng” là một Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án, nhằm khám phá các thực hành tiêu dùng của thanh niên ở TP.HCM (qua nghiên cứu lĩnh vực thời trang và giải trí), như một biểu hiện của văn hoá tiêu dùng, mà qua đó các giá trị, chuẩn mực, ý nghĩa, tâm lý của thanh niên được hiển lộ Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố có tác động tới văn hoá tiêu dùng của thanh niên trong những động năng của TP.HCM và bối cảnh rộng lớn hơn của xã hội Việt Nam đương đại.
Các câu hỏi nghiên cứu cơ bản:
1/ Thực hành tiêu dùng của thanh niên TP HCM thể hiện như thế nào? 2/ Sự lựa chọn tiêu dùng của thanh niên TP HCM thể hiện khía cạnh văn hoá trong tiêu dùng ra sao?
Trang 93/ Những yếu tố kinh tế, xã hội nào tác động đến văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP HCM?
Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu này, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Tổng quan lịch sử vấn đề qua tài liệu thứ cấp nhằm làm rõ những khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn làm cơ sở nghiên cứu.
- Hệ thống những khía cạnh lý thuyết về thực hành tiêu dùng nói chung và tiêu dùng của thanh niên nói riêng.
- Nhận diện các thực hành tiêu dùng của thanh niên TP HCM (qua tiêu dùng thời trang và giải trí) và những yếu tố tác động.
- Phân tích những khía cạnh văn hoá có liên quan đến lựa chọn tiêu dùng và các đặc trưng văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Do văn hoá tiêu dùng là một khái niệm có tính mở và rộng, nên để thao tác hoá vấn đề nghiên cứu, luận án này lấy đối tượng nghiên cứu là các thực hành tiêu dùng của thanh niên TP HCM hiện nay Tiêu dùng là hoạt động gắn liền với quá trình sống của con người và đời sống càng phát triển, thực hành tiêu dùng càng phong phú đa dạng, liên quan đến mọi mặt đời sống của cá nhân, xã hội và cũng có những tương tác nhiều chiều với bối cảnh chính trị, văn hoá, xã hội Với chủ đề rất rộng như vậy, trong phạm vi của một luận án, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên cứu là các thực hành tiêu dùng của thanh niên xung quanh hai lĩnh vực chính: mua
sắm thời trang và nhu cầu giải trí (ăn uống, xem phim, nghe nhạc, du lịch…)
Chúng tôi chọn thời trang và giải trí vì hai lĩnh vực này xuất phát từ nhu cầu sống tự nhiên và do đó là hoạt động không thể thiếu trong đời sống của con người Mặt khác, đây cũng là hai phương diện thể hiện sinh động và phong phú nhất hành vi tiêu dùng của thanh niên, cũng là những hoạt động có thể khắc họa những đặc trưng tính cách của người trẻ tuổi Thanh niên với lứa tuổi đang hình thành nhân cách, việc tìm kiếm những phương thức, cách thức để hiểu bản thân, để thể hiện mình thông qua những hoạt động này khá phổ biến.
Trang 10Khách thể nghiên cứu của luận án là thanh niên TP.HCM Hiện nay, theo số liệu của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, thanh niên TP.HCM khoảng 2,8 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số thành phố, bao gồm người định cư lâu dài và thanh niên tạm trú đi học, đi làm Tuy nhiên, do điều kiện tiếp cận, nên luận án không thể tiếp cận, khảo sát hết khách thể nghiên cứu, mà chỉ chọn một số đại diện (Sẽ mô tả kỹ hơn trong phần sau).
Thanh niên được chúng tôi chia làm 3 độ tuổi, bao gồm từ 16 đến 18, từ 19 đến 23 và từ 24 đến 30 Việc phân chia độ tuổi cũng mang tính tương đối, dựa vào các đặc điểm sinh học và tâm lý của giai đoạn cuộc đời Giai đoạn 16 đến 18 tuổi tương ứng với giai đoạn thanh niên đang là học sinh, theo học cấp trung học phổ thông Giai đoạn 19 đến 23 là giai đoạn đa số thanh niên học trung cấp, cao đẳng, đại học và từ 24 tuổi là giai đoạn họ bắt đầu đi làm, chính thức tham gia vào thị trường lao động với tư cách là người bắt đầu trưởng thành.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Như trình bày ở phần trên, do đối tượng và khách thể nghiên cứu tương đối rộng, với phạm vi hạn chế của một luận án, công trình này không nghiên cứu những khía cạnh liên quan đến tiêu dùng, như sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, hay vấn đề tiếp thị, kinh doanh, quản trị…, cũng như văn hoá tiêu dùng là một khái niệm khá rộng và trừu tượng, chỉ có thể phân tích thông qua một lăng kính cụ thể.
Vì vậy luận án này tập trung nghiên cứu: khía cạnh thực hành tiêu dùng của thanh
niên TP.HCM trong hai lĩnh vực thời trang và giải trí Đặc biệt, luận án chú ý đến
khía cạnh lựa chọn trong hành vi tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, bởi việc lựa chọn là một hành vi chứa đựng những khía cạnh văn hoá Lựa chọn tưởng chừng là sự quyết định tự do mang tính cá nhân, nhưng từ góc nhìn văn hoá, sự lựa chọn phản ánh rất nhiều quan niệm về giá trị, chuẩn mực, đồng thời phản ánh điều kiện sống và bối cảnh của văn hoá tiêu dùng Giải trí cũng là lĩnh vực rộng, bởi hoạt động giải trí phong phú, đa dạng, liên quan đến nhiều phương diện (bao gồm cả khía cạnh tiêu dùng thời trang) Do điều kiện thời gian, nguồn lực và khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu, lý giải sự lựa chọn của một số hoạt động mang
Trang 11tính phổ biến, nổi bật trong đời sống của thanh niên TP.HCM, như xem phim, xem ca nhạc, giải trí qua internet, du lịch, ăn, uống cùng bạn bè…
Thời gian nghiên cứu: quá trình nghiên cứu được tiến hành từ giữa năm 2018 đến nay Đây là thời gian nghiên cứu sinh đã học xong các môn học của chương trình nghiên cứu sinh (bao gồm cả thời gian học bổ sung các môn học hệ cao học 01 năm) và bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu Đây cũng là thời gian nghiên cứu sinh bắt đầu thực hiện việc điều tra bằng bản hỏi (định lượng).
Không gian nghiên cứu: không gian nghiên cứu chính của luận án là thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm 21 quận huyện và Thành phố Thủ Đức) Trong đó, về nghiên cứu định lượng, chúng tôi chọn ba quận/ huyện với số lượng mẫu là 300 thanh niên để thực hiện, bao gồm quận Bình Thạnh (nội ô thành phố), quận 9 (cũ) thuộc thành phố Thủ Đức hiện nay (quận ngoại ô thành phố) và huyện Hóc Môn (ngoại thành thành phố) Về phỏng vấn sâu, nghiên cứu định tính chúng tôi không giới hạn địa bàn, mà quan sát những nơi diễn ra các thực hành tiêu dùng, các hoạt động tiêu dùng thường xuyên của thanh niên, như các trung tâm thương mại, các shop thời trang, chợ, siêu thị, các quán ăn, café, quán nhậu, rạp chiếu phim, các khu vui chơi…., cũng như theo chân các khách thể nghiên cứu để khám phá những thực hành tiêu dùng của họ.
Ngoài không gian thực tế, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu các thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM trên không gian trực tuyến, thông qua mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo…) để có thể quan sát, tìm hiểu được nhiều chiều những cảm xúc, biểu hiện, quan niệm, nhu cầu, mong ước của thanh niên trong việc định hình tính cá nhân, tạo dựng bản sắc.
4 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu các thực hành tiêu dùng của thanh niên, cách thanh niên diễn giải về việc lựa chọn và thể hiện tính chủ thể thông qua tiêu dùng, luận án đã thu thập và tổng hợp các dữ liệu, thông tin thứ cấp đến từ các nghiên cứu của học giả đi trước (sách, đề tài, dự án nghiên cứu, bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành…) Đặc biệt kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên sự việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính: 300 bảng
Trang 12câu hỏi cấu trúc ở ba địa bàn Quận 9 (cũ), quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn, và các cuộc phỏng vấn sâu (bán) cấu trúc với hơn 30 thanh niên trong đó có 5 người ở độ tuổi học sinh, 10 người là sinh viên có kinh tế phụ thuộc vào gia đình; 14 người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đi làm, 3 người lao động tự do có nguồn thu nhập nhất định Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành 5 cuộc thảo luận nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 người) để thảo luận các vấn đề có liên quan.
Cụ thể như sau:
4.1 Phương pháp định lượng
Trong luận án này, phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thu thập dữ liệu từ bảng hỏi cấu trúc là một trong những phương pháp thực nghiệm xã hội quan trọng Thông qua bảng câu hỏi được cấu trúc hoá, các ý kiến của các nhóm thanh niên được nhà nghiên cứu, đội ngũ cộng tác viên khảo sát, thu thập một cách trực tiếp phản ánh được một phần các lớp văn hoá ẩn dưới quan điểm, chuẩn mực, thói quen trở thành nếp sống, lối sống thông qua đo lường hành vi của thanh niên
trong tiêu dùng ở 3 hợp phần căn bản là mua sắm, ăn uống và giải trí hằng ngày.
(Riêng phần ăn uống, chúng tôi sẽ coi như một nội dung giải trí, bởi mặc dù ăn uống liên quan đến nhu cầu thiết yếu, nhưng việc “ăn hàng”, “ăn quà vặt” thì liên quan đến nhu cầu giải trí của thanh niên.) Từ đây, với các kỹ thuật xử lý dữ liệu định lượng, tính toán thống kê trên phần mềm SPSS (“Statistical Package for the Social Sciences”), phần mềm Microsoft Excel, tác giả thực hiện các phân tích định lượng ở các cấp độ khác nhau như thống kê mô tả, phân tích mối liên hệ (tương quan)… nhằm tăng tính thuyết phục, khách quan và thực chứng của các kết quả nghiên cứu cũng như các lập luận của nhà nghiên cứu.
Căn cứ mục đích nghiên cứu - khám phá các thực hành, các lựa chọn trong tiêu dùng của thanh niên, quy mô của một luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành văn hoá học cũng như sự hạn hẹp về thời gian triển khai nghiên cứu, nguồn nhân lực, khả năng tài chính của tác giả, nhóm khách thể - thanh niên ở 3 địa bàn nghiên cứu tại TP.HCM gồm: Quận 9 (cũ), quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn được lựa chọn theo kiểu phi xác suất (non-probability sampling), có chủ đích Việc chọn mẫu phi xác suất có chủ đích giúp cho nhà nghiên cứu có cơ hội tiếp cận, khai thác thông
Trang 13tin và đi đến phát hiện đặc biệt các nhóm thanh niên như thanh niên nhập cư và bản địa; nhóm thanh niên được phân theo hoàn cảnh kinh tế, gia đình; nơi sống ở nông thôn và thành thị, giữa nhóm có trình độ giáo dục hay tình trạng hôn nhân khác nhau, hay ngành nghề khác nhau, làm thoả mãn các mục đích nghiên cứu ban đầu của luận án Việc chọn mẫu phi xác suất và mang tính chủ đích đảm bảo cơ cấu mẫu thanh niên hợp lý, hài hoà, tránh quá chênh lệch, mất cân đối khi xem xét, phân tách theo các yếu tố nhân khẩu học hay đặc điểm về kinh tế và xã hội như giữa yếu tố cơ cấu các nhóm tuổi (16 - 18 tuổi, 19 - 23 tuổi và 24 - 30 tuổi), cơ cấu giới tính (nam và nữ), địa bàn sinh sống (Quận 9, quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn)… Bởi lẽ, chính ý kiến, quan điểm và tiếng nói của thanh niên được tập hợp một cách thực sự đa dạng, hợp lý từ các thành phần và các nhóm xã hội thanh niên khác nhau sẽ giúp nghiên cứu sâu sắc, đa chiều hơn.
Thanh niên được chọn khảo sát theo kiểu phi xác suất kết hợp chọn mẫu có chủ đích và kiểu phân suất (quota sampling) để ấn định một tỷ lệ thanh niên cần thiết, vừa đủ và hợp lý để tiếp cận, thu thập thông tin ở Quận 9 (cũ), quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn của Thành phố Hồ Chí Minh Sơ đồ minh hoạ việc phân bổ số lượng mẫu khảo sát thực tế ở các địa bàn như sau:
Số thanh niên của Thành phố (2018): N ~ 2,800,000 người Số thanh niên Thành phố được khảo sát: n = 300 người,
(mức ý nghĩa nghiên cứu P-value = 0.07, độ tin cậy 93.0%)
Cơ cấu thanh niên được phân theo đặc điểm nhân khẩu học và yếu tố kinh tế - xã hội
Trang 14Về đặc điểm mẫu khảo sát của luận án, sau khi tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ bảng hỏi, tiến hành làm sạch dữ liệu và xử lý trên phần mềm SPSS, phiên bản 25.0 và Microsoft Excel, một số đặc điểm nhân khẩu học của thanh niên được xác định, cụ thể bao gồm 300 thanh niên, trong đó 145 nam và 155 nữ Chúng tôi phân bổ đều 100 phiếu ở quận 9 (cũ), 100 phiếu ở quận Bình Thạnh và 100 phiếu ở huyện Hóc môn Về độ tuổi, 40% trong tổng số 300 người ở độ tuổi 24-30, 36% ở độ tuổi 19-23 và 24% ở độ tuổi 16-18 Về tình trạng hôn nhân, 86% người được hỏi vẫn còn độc thân Về trình độ giáo dục, 60% có trình độ từ đại học trở lên và 40% còn lại có trình độ từ trung học phổ thông trở xuống Về nguồn gốc sinh sống, 57% các bạn trẻ có nguồn gốc nông thôn, và 43% sinh ra và lớn lên ở thành thị Về thu nhập, chỉ có 12% có thu nhập từ trên 9 triệu, 26% từ 5 đến 9 triệu, hơn 35% có thu nhập từ 2 đến 5 triệu/tháng, còn lại thu nhập thất thường chỉ từ 2 triệu trở xuống.
Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát với những đặc thù của người trẻ như trên sẽ có tác động và hạn chế nhất định tới kết quả điều tra (cả về nhận thức và diễn giải) Chúng tôi nhận thức được những đặc điểm nhân khẩu học này chưa bao quát được sự đa dạng của các nhóm giới trẻ ở TP.HCM, và có tính loại trừ với tầng lớp trung lưu có thu nhập cao, hay sử dụng hàng hiệu Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu và thượng lưu này cũng khá ít trong giới trẻ nói chung, vì vậy những phân tích trong luận án này mặc dù chỉ có giá trị như một lát cắt nhất định và chưa thể coi là đại diện chung cho toàn bộ giới trẻ, nhưng cũng góp phần vào những nhận thức khá chung về văn hoá tiêu dùng của thanh niên hiện nay.
4.2 Phương pháp định tính
Bên cạnh việc khảo sát định lượng, nghiên cứu này cũng cố gắng tiến hành khảo sát định tính, tập trung vào lắng nghe tiếng nói của một bộ phận các bạn trẻ, khám phá cách họ diễn giải về lựa chọn và thực hành tiêu dùng của mình Các phương pháp định tính bao gồm quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
- Phương pháp quan sát
Phương pháp này giúp chúng tôi có được những hiểu biết ban đầu về đối tượng, khách thể nghiên cứu Để tiến hành, chúng tôi đã chọn một số các địa điểm,
Trang 15không gian mà thanh niên thường đến, như rạp chiếu phim, các khu trung tâm mua sắm (Vincom, Parkson, siêu thị…) các quán café và các shop thời trang Quan sát ở các địa điểm này, giúp chúng tôi thấy được mối quan hệ giữa thanh niên, hoạt động tiêu dùng và không gian tiêu dùng của họ, từ đó có thể hiểu và nắm bắt được hành vi tiêu dùng của đối tượng nghiên cứu.
Để có hiểu biết về thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, tôi thường đến những trung tâm thương mại, các cửa hàng/shop thời trang dành cho giới trẻ, hay các siêu thị, chợ để quan sát việc thanh niên mua sắm, lựa chọn trang phục như thế nào Tôi cũng đến các quán café, trà sữa, quán ăn, rạp chiếu phim hay các tụ điểm ca nhạc và một vài quán bar hay các khu vui chơi giải trí phổ biến, được thanh niên thành phố yêu thích như Đầm Sen, Suối Tiên, các công viên, phố đi bộ Nguyễn Huệ… để quan sát các thực hành tiêu dùng trong giải trí và thời trang của họ để có những hiểu biết nhất định về đối tượng cũng như thói quen tiêu dùng của họ.
- Phương pháp quan sát tham dự
Sau một thời gian quan sát, tôi bắt đầu trò chuyện với các nhóm đối tượng là thanh niên tại TP.HCM Lúc đầu, họ có phần dè dặt và ngại tiếp xúc khi tôi nói chuyện với họ Khi đã quen và hòa đồng với các nhóm thanh niên này, tôi đã đặt các câu hỏi với một số thanh niên về cách lựa chọn trang phục, sở thích giải trí của họ Sau một thời gian làm quen, những người này đồng ý để tôi tham dự cùng họ những hoạt động thường ngày, đặc biệt là mua sắm, giải trí Tôi được họ đồng ý tham dự những buổi mua sắm tại các trung tâm thương mại ở TP.HCM, đi ăn buffer, café và quán bar Những “trải nghiệm” này của cá nhân với tư cách người nghiên cứu giúp tôi có thêm nhiều thông tin, hiểu biết, đặc biệt khám phá sâu hơn về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được triển khai dựa trên những hiểu biết và mối quan hệ tôi có được từ quá trình quan sát tham dự dài ngày Từ các thành viên thân thiết, tôi mở rộng mạng lưới những người có thể phỏng vấn Tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn với hơn 30 đối tượng là thanh niên trên địa bàn TP.HCM, có sự hiểu biết nhất định cũng như muốn thể hiện mình trong thời trang và giải trí (hay lui
Trang 16tới quán ăn, quán bar, rạp chiếu phim ) Nhờ có những hiểu biết nhất định về tiêu dùng trong thời trang và giải trí, cũng như tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên, tôi có thể bắt chuyện, hòa nhập và trò chuyện với họ.
Trong các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện trong khoảng từ 60 -120 phút, thanh niên trên địa bàn TP.HCM - những người tham gia cùng tôi trao đổi và chia sẻ về một số chủ đề: Cách họ hiểu thế nào về văn hóa tiêu dùng trong thời trang và giải trí, tại sao họ chọn theo cách này? Những khía cạnh của thời trang và giải trí mà họ thích hoặc không thích? Cách mà họ thể hiện sự hiểu biết của mình và tại sao họ lại quan điểm như vậy? Cách lựa chọn của họ có ảnh hưởng từ đâu? Những sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ, thị hiếu, thẩm mỹ khi họ đưa ra quyết định tiêu dùng trong thời trang và giải trí? Họ muốn thể hiện họ là những người hiểu biết về văn hóa tiêu dùng như thế nào? Cách họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho các hoạt động thời trang và giải trí Tất cả các cuộc phỏng vấn đều bắt đầu bằng câu chuyện về quan điểm tiêu dùng của chính bản thân họ, nhất là khi họ cởi mở và đồng ý chia sẻ, cấu trúc của cuộc phỏng vấn được triển khai linh hoạt theo các chủ đề nổi lên trong suốt quá trình phỏng vấn Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi âm hoặc được ghi chép lại dưới dạng nhật ký, kết hợp với quá trình quan sát tham dự, có những đối tượng được phỏng vấn nhiều lần nhằm bảo đảm tính chính xác, tin cậy và phong phú của thông tin.
Phương pháp phỏng vấn sâu giúp tôi có thể tìm hiểu các khách thể một cách sâu sắc và toàn diện hơn về thị hiếu, sở thích của họ, bao gồm, sự thể hiện bản thân hay cái tôi chủ thể của họ một cách không ngại ngùng Phương pháp này đã giúp tôi có được sự hiểu biết sâu và đa chiều hơn về những cảm xúc, hành vi của các cá nhân và nhóm thanh niên TP.HCM trong tiêu dùng Những hiểu biết này một mặt bổ sung tư liệu, một mặt là sự phản biện với những gì mà báo chí phản ánh về các ăn mặc, gu thời trang hay thói quen, sở thích tụ tập tại quán ăn, quán bar, cùng nhau vào các rạp chiếu phim của thanh niên TP.HCM trong thời gian qua.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Ngoài phương pháp phỏng vấn sâu, tôi còn tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 người) với mục đích tăng tính tương tác, tranh luận giữa các đối
Trang 17tượng là thanh niên trên địa bàn TP.HCM để tìm hiểu những suy nghĩ, góc nhìn đa chiều về văn hóa tiêu dùng và những thực hành tiêu dùng cụ thể của họ hiện nay, cũng như để tìm những điểm chung mang tính bối cảnh như họ từng trải qua, chẳng hạn các kênh truyền hình, các trang web họ thường xem, các ứng dụng internet và các trang mạng xã hội họ từng sử dụng, các dấu mốc thời gian và các sự kiện văn hóa có liên quan tới văn hóa tiêu dùng và thói quen, hành vi tiêu dùng của họ.
Nghiên cứu thanh niên TP.HCM dưới góc độ văn hóa tiêu dùng cũng gặp một số khó khăn nhất định Các bạn trẻ tuy khá cởi mở, sôi nổi trong khi nói chuyện, nhưng họ cũng là những người với rất nhiều bận rộn của tuổi trẻ Đi học, đi làm, làm thêm, hẹn hò, giao lưu nên việc sắp xếp buổi gặp gỡ thường cũng không dễ Do vậy, ngoài gặp gỡ ở quán cà phê, tôi đã tham gia với họ một số buổi mua sắm, cùng họ đến quán ăn buffer, cùng đi với họ đến một vài quán bar và thường xuyên trò chuyện với họ qua mạng xã hội trực tuyến (facebook, zalo) để tìm hiểu những thông tin từ họ Do đặc trưng về giao tiếp và tương tác của lứa tuổi trong bối cảnh truyền thông và mạng xã hội hiện nay, để khắc phục những hạn chế của việc phỏng vấn trực tiếp, tôi còn sử dụng phương pháp phân tích văn bản, coi những nội dung, thông tin trên các tài khoản facebook của các cá nhân thanh niên TP.HCM như một văn bản để phân tích, đánh giá.
- Phân tích tư liệu thứ cấp
Ngoài ra, để hỗ trợ cho những bàn luận và diễn giải của mình, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu thứ cấp Nguồn tài liệu mà chúng tôi tiếp cận và xử lý bao gồm: các tài liệu nghiên cứu về thanh niên và văn hóa tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, các tài liệu về bối cảnh ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bao gồm toàn cầu hóa, truyền thông, văn hóa đại chúng, văn hóa tiêu dùng đặt trong mối quan hệ với văn hóa thanh niên Mặc dù văn hóa tiêu dùng của thanh niên là một hiện tượng văn hóa được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu của Việt Nam về văn hóa tiêu dùng không nhiều, chủ yếu là các tư liệu báo chí truyền thông, trong khi tư liệu nước ngoài lại khá đồ sộ Do vậy, để thu thập các tư liệu này, tôi chủ yếu phải sử dụng các công cụ tìm kiếm như: Google, Google
Trang 18Scholar, ResearchGate, Academia.edu và khai thác tối đa các nguồn tài liệu hỗ trợ từ phía các thầy cô và các chuyên gia Đây là nền tảng quan trọng để chúng tôi có được cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu, trường hợp nghiên cứu, từ đó có thể lên kế hoạch cho việc quan sát tham dự, lập câu hỏi phỏng vấn và lựa chọn đối tượng để phỏng vấn Đồng thời, khi đối chiếu với các tư liệu điền dã, nguồn tư liệu thứ cấp này còn giúp cho việc phân tích, lý giải vấn đề nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn, từ đó có thể đưa ra được những hướng tiếp cận mới, những kết quả nghiên cứu mới cho đề tài.
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đây là một nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng nhằm khám phá một bức tranh tổng thể về sự lựa chọn – như một phương thức biểu đạt trong văn hoá tiêu dùng - của thanh niên TP.HCM.
- Luận án chỉ ra sự đa dạng trong thực hành tiêu dùng thời trang và giải trí của thanh niên, phản ánh thực tế đời sống đô thị gắn với những biến đổi trong bối cảnh văn hoá, kinh tế và xã hội của TP.HCM.
- Luận án bước đầu luận giải nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, cũng như những động năng của xã hội Việt Nam đương đại.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Thứ nhất, từ việc lý giải các thực hành tiêu dùng (nghiên cứu trường hợp thời
trang và giải trí) của thanh niên TP.HCM, luận án góp thêm một nghiên cứu trường hợp cho thấy tính chủ thể trong mối liên hệ với vốn văn hoá và vị thế xã hội của người trẻ Việt Nam trong bối cảnh đương đại.
Thứ hai, thông qua việc phân tích tính đa dạng trong lựa chọn tiêu dùng của
thanh niên TP.HCM, luận án đóng góp về mặt lý luận trong việc chỉ ra sự lựa chọn tiêu dùng không hẳn phản ánh nhu cầu và tâm lý cá nhân, mà mang tính xã hội, bị tác động và quy chiếu bởi những yếu tố xã hội và bối cảnh địa bàn nói chung.
Trang 19- Ý nghĩa thực tiễn
Luận án chỉ ra xu hướng lựa chọn của thanh niên TP.HCM trong thực hành tiêu dùng và lý giải những nguyên nhân, vì vậy là tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, những người làm chính sách về thanh niên nói chung và thanh niên TP.HCM nói riêng cũng như những người quan tâm đến vấn đề văn hoá tiêu dùng và văn hoá của thanh niên.
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương này tập
trung đánh giá tình hình tổng quan về lý thuyết văn hoá tiêu dùng, tổng quan các nội dung liên quan đến văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM Đồng thời, chương này cũng phân tích các vấn đề lý thuyết làm nền tảng lý luận cho phân tích ở các chương sau.
Chương 2: Bối cảnh tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
Chương này đánh giá địa bàn nghiên cứu TP.HCM, đồng thời, cũng phân tích những bối cảnh cơ bản liên quan đến văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM.
Chương 3: Sự lựa chọn và thực hành tiêu dùng của thanh niên thành phố
Hồ Chí Minh Chương này phân tích những biểu hiện cụ thể trong việc thực hành
văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM trên hai lĩnh vực chính là thời trang và giải trí, từ đó, nhận diện tính chủ thể gắn với văn hoá tiêu dùng của thanh niên
TP.HCM Chương 4: Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và
những bàn luận Chương này bàn luận về một số khía cạnh quan trọng trong văn
hoá tiêu dùng thanh niên TP.HCM, đồng thời đánh giá đặc trưng, vai trò, tác động của văn hoá tiêu dùng thanh niên TP.HCM hiện nay.
Trang 20Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Xu hướng nghiên cứu về thanh niên và nhu cầu của thanh niên
Hiện nay, nghiên cứu về thanh niên, trên thế giới và trong nước không còn là vấn đề mới Đối tượng thanh niên đã được nhiều ngành khoa học như triết học, tâm lý học, xã hội học, văn hóa học… tiếp cận, tìm hiểu cũng như được sự quan tâm của các cấp quản lý.
Mặc dù, bất kỳ xã hội nào, bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển của nhân loại, thanh niên đều giữ vai trò là tương lai của các dân tộc, quốc gia, nhưng nghiên cứu về thanh niên, về vai trò của thanh niên trong đời sống xã hội thì mãi đến giữa thế kỷ XIX mới bắt đầu được đề cập tới, thông qua các tác phẩm của K Marx và F Engels – những nhà tư tưởng tiêu biểu của trường phái khoa học xã hội marxis K Marx từng khẳng định: “Do những qui luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước” [74] Theo quan điểm Marxis, thanh niên không những giữ vai trò kế tục của các dân tộc, nhân loại, mà còn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng “Những người công nhân tiên tiến nhất, ý thức đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, và kế đó là tương lai của nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào sự giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn lên” [74] Phát triển tư tưởng này, V.I Lenin không chỉ xác định vị trí, vai trò của thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng, mà còn đề ra nhiệm vụ của thanh niên trong xã hội mới Ông cho rằng nhiệm vụ của thanh niên là học tập, để “bằng những cố gắng của thế hệ trẻ đạt được kết quả là xây dựng nên một xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản” [67].
Sang thế kỷ XX, với sự phát triển của các chuyên ngành nghiên cứu khoa học xã hội là xã hội học, tâm lý học, ở phương Tây bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu về thanh niên [62, tr 34,35] Nhưng phải đến những năm 60 của thế kỷ XX, với sự trỗi dậy của các nhóm thanh niên, được gọi là hippie, sau đó ngày
Trang 21càng có nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng này Hiện nay, trên thế giới, người ta còn thành lập rất nhiều các trung tâm, viện nghiên cứu liên ngành về thanh niên Điều này cho thấy đây là một chủ đề vừa rộng lớn, vừa có tầm quan trọng đối với tiến trình phát triển của xã hội, nhân loại.
Ở trong nước, bên cạnh sự phát triển của các nghiên cứu khoa học xã hội, của nhu cầu cần nghiên cứu các vấn đề xã hội xuất phát thực tiễn, và từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí của thanh niên, việc nghiên cứu về đối tượng này ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học và quản lý Sau khi quan điểm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” [28, tr 215] được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra trong kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề phát triển thanh niên, quan tâm đến vai trò là tương lai, nguồn lực quan trọng để phát triển bền vững đất nước của thanh niên, nhất là quan tâm giáo dục tư tưởng cho thanh niên đã được giới nghiên cứu cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý đặc biệt quan tâm Nhiều Hội thảo, hội nghị về văn hóa nói chung, về thanh niên nói riêng đã đề cập đến những vấn đề này Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2021, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “90 năm khẳng định và phát huy vai trò trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên Việt Nam”, mà trong đó quan điểm cơ bản cho rằng: “Phát
triển thanh niên là bộ phận nòng cốt, cốt lõi quan trọng nhất và có triển vọng nhất trong phát triển nguồn nhân lực của xã hội” [29, tr 563] Từ năm 2015, Bộ Nội vụ phối hợp với Quĩ Dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam thực hiện các nghiên cứu về thanh niên Việt Nam, thể hiện trong “Báo cáo quốc gia về thanh Việt Nam” (2015) [7] và “Báo cáo về thanh niên Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018” (2019) [8] Các báo cáo dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá thường niên, đánh giá theo giai đoạn về các vấn đề liên quan đến thanh niên nhằm “đưa ra các nhận định khái quát nhất về thực trạng các vấn đề liên quan đến thanh niên và chính sách thanh niên trong các lĩnh
Trang 22vực: Dân số; Lao động, Việc làm; Giáo dục – Đào tạo; Sức khỏe; Văn hóa – Giải trí; Sự tham gia của thanh niên; tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội của thanh niên Bên cạnh đó, Báo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách nhằm giúp hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật nhằm phát triển toàn diện thanh niên trong những năm tới” [8, tr 6].
Về hướng nghiên cứu học thuật, nhiều công trình nghiên cứu về thanh niên có thể chia thành các nhóm nội dung sau:
Thứ nhất là hướng những nghiên cứu lý luận chung về vai trò của thanh
niên, tiếp cận cả từ góc độ triết học, tâm lý học, xã hội học và văn hóa học nhằm
làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về vai trò của đối tượng này Tiêu biểu có
thể kế đến một số công trình như “Một số vấn đề về triết học - con người – xã hội”
(2002) của Nguyễn Trọng Chuẩn, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niêntrong cách mạng Việt Nam” (2003) của Trần Qui Nhơn, “Tâm lý học nghiên cứucon người trong thời đổi mới” (2006), của Phạm Minh Hạc, “Tâm lý học phát triển– giai đoạn thanh niên – tuổi già” (2012) của Nguyễn Văn Đồng, “Văn hóa mụctiêu và động lực của sự phát triển xã hội” (2005) của Nguyễn Văn Huyên, “Xã hộihọc thanh niên” (2006) của Đặng Cảnh Khanh, “Con người và văn hóa Việt Namtrong thời kỳ đổi mới và hội nhập” (2011) của Nguyễn Văn Dân, “Thanh niên quânđội với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay”
(2013)… Nghiên cứu Xã hội học thanh niên của tác giả Đặng Cảnh Khanh đã khái
quát một cách tương đối toàn diện về đối tượng trong 5 phần, gồm: “Vị thế, vai trò của thanh niên trong xã hội hiện đại”, “Gia đình, cộng đồng và xã hội hóa thanh niên”, “Văn hóa thanh niên”, “Định hướng giá trị và chuẩn mực xã hội cho thanh niên”, “Phong trào thanh niên và công tác thanh niên” Tác giả đã đưa ra nhận định: Văn hóa thanh niên vừa là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội lại vừa là sản phẩm của chính nền văn hóa của xã hội đó “[62, tr 268] Trong nhiều nghiên cứu khác, những vấn đề lý luận chung mà các tác giả tìm hiểu, lý giải là vai trò của con người, của thanh niên đối với quá trình phát triển của đất nước, những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách thanh niên hay xác định tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách cho thanh niên trong giai đọan hiện nay
Trang 23[17], [19], [37], [46], [54], [136], tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thanh niên [23] Khá nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề bản lĩnh thanh niên, thể hiện ra ở tính tính cực xã hội hay ở thái độ chính trị, trách nhiệm xã hội của họ Công
trình “Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay” (2006) do TS Hồ Bá Thâm làm chủbiên, “Một số nhân tố khách quan tác động đến thực trạng thái độ chính trị và trách
nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay” (2014) của Lê Thị Thanh Hương và
“Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực xã hội của học sinh – sinh viên ” (2014)
của Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Đình Mạnh vv, đều có cùng điểm chung là quan tâm đến các yếu tố khách quan có tác động đến phẩm chất tinh thần của thanh niên Một số nghiên cứu khác xem tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên, các tổ chức thanh niên là cơ sở lý luận quan trọng để xây dựng chiến lược, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thanh niên và công tác thanh niên trong giai đoạn mới của đất nước [111], [130], [136].
Mảng nghiên cứu thứ hai gần hơn với đề tài này là những nghiên cứu về nhu
cầu và lối sống, văn hóa của thanh niên Ở các góc độ, xu hướng nghiên cứu khác
nhau, như triết học, tâm lý học, xã hội học… và với nhiều phương pháp nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã vẽ nên một bức tranh vừa khái quát, vừa cụ thể, vừa sinh động vừa có ý nghĩa lý luận về lối sống của thanh niên, như tìm hiểu về nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu giải trí của thanh niên, nhu cầu được phát triển, có việc làm, hay tiếp cận thanh niên ở vấn đề lối sống, vấn đề tư tưởng, vấn đề bản lĩnh, nhân cách, thị hiếu thẩm mỹ… Nhiều công trình nghiên cứu đã xuất phát từ kết quả điều tra xã hội học để tìm hiểu về lối sống của thanh niên, được thể hiện một cách đa dạng, phong phú ở nhiều phương diện của lối sống, như: mức sống, thể chất của thanh niên, chất lượng tinh thần của thanh niên [132], ở các hoạt động, nhu cầu vật chất, tinh thần: ăn, mặc, học tập, tiêu dùng, quan hệ giới tính [21], [49], [122],
[129] Có thể kể đến một số công trình như: Thanh niên – Lối sống (2001) củaNguyễn Thị Oanh, Luận án tiến sĩ triết học Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh
niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủnghĩa (2005) của Đặng Quang Thành, Thanh niên và lối sống của thanh niên trongquá trình đổi mới và hội nhập quốc tế (2011) của Phạm Hồng Tung, Lối sống các
Trang 24nhóm dân cư (2011) của Mai Thị Kim Thanh; hay các bài viết Tìm hiểu lối sốngthực dụng của sinh viên Việt Nam hiện nay (2003) của Bùi Thị Tỉnh, Về lối sống vàđịnh hướng xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (2013) của Mai
Thị Dung, Bàn về đạo đức, lối sống của thanh niên trí thức nước ta hiện nay (2014)của Nguyễn Thị Phương Hoa, Đời sống xã hội Việt Nam đương đại (tập 3) của
Nguyễn Đức Lộc chủ biên (2018) … Đặc biệt, trong các nghiên cứu về lối sống của thanh niên, các nhà nghiên cứu cũng chú trọng đến việc xây dựng cơ sở lý thuyết, tiêu chí hoặc ít nhất cũng nêu ra các kiến nghị giúp cho nhà quản lý có thêm tri thức lý luận và thực tiễn về công tác quản lý và phát triển thanh niên.
Một chủ đề nghiên cứu khác trong lĩnh vực lối sống là việc thanh niên tham gia vào đời sống cộng đồng thông qua một phương tiện giao tiếp hiện đại, internet.
Có thể kể tên hai trong số nhiều công trình, đó là Internet: mạng lưới xã hội và sự
thể hiện bản sắc (2013) của Nguyễn Thị Phương Châm [13] và Mạng xã hội vớisinh viên (2015) của Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái
[72] Cả hai công trình này đều nghiên cứu mối liên hệ giữa thanh niên và mạng xã hội Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm trong
công trình này là giới trẻ nói chung, còn trong công trình Mạng xã hội với sinh viên
thì thanh niên, được giới hạn là sinh viên, những người đang theo học tại các trường
Cao đẳng, Đại học Điểm khác biệt lớn thứ hai, nếu như Mạng xã hội với sinh viên
chú ý đến việc tìm hiểu mối liên hệ giữa sinh viên và mạng xã hội để nghiên cứu
vấn đề sinh viên tự đánh giá về bản thân như thế nào, thì Internet: Mạng lưới xã hội
và sự thể hiện bản sắc lại chú ý đến vấn đề, thông qua việc tham gia vào mạng xã
hội, giới trẻ muốn thể hiện cái riêng của mình như thế nào, tạo dựng bản sắc ra sao Một số nghiên cứu lại chú ý đến những vấn đề xoay quanh văn hoá mạng của thanh niên Chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII, tháng 5 năm 2022, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài truyền hình Việt Nam, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Hội Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng của tuổi trẻ”, trong đó không chỉ tập trung vào vai trò, thực trạng của văn hóa, của an
Trang 25ninh tư tưởng trên không gian mạng; vai trò, thực trạng của công nghiệp văn hóa, của dịch vụ truyền hình xuyên biên giới… mà còn đề cập đến nhu cầu, nguyện vọng, xu hướng thụ hưởng các sản phẩm văn hóa của thế hệ trẻ hiện tại và tương lai, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cho các cấp quản lý nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong việc tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa phù hợp [29].
Gần đây, Đinh Việt Hà (2021) với luận án tiến sĩ “Hâm mộ thần tượng trong
đời sống giới trẻ Việt Nam hiện nay” đã đóng góp thêm cho nghiên cứu về giới trẻ/
thanh niên, đời sống giới trẻ thông qua việc nghiên cứu một hoạt động văn hóa đặc trưng của giới trẻ ở đô thị hiện đại – hâm mộ thần tượng Luận án đã miêu tả các hoạt động, suy nghĩ, quan niệm của một bộ phận giới trẻ hâm mộ ca sĩ Sơn Tùng và cho rằng: “Hâm mộ thần tượng là một hiện tượng văn hóa nổi bật có thể phản ánh những chiều kích của đời sống giới trẻ cũng như những động năng của xã hội Việt Nam hiện nay” [38, tr 116] Qua nghiên cứu hiện tượng hâm mộ thần tượng trong đời sống giới trẻ, tác giả luận án cũng đồng thời kết nối và có những bàn luận sâu sắc về mối quan hệ giữa hiện tượng hâm mộ thần tượng và những động năng của xã hội Việt Nam đương đại, như: “Đời sống giới trẻ trong bối cảnh nền công nghiệp giải trí ở Việt Nam hiện nay”, “Truyền thông, thần tượng và giới trẻ như một nhóm công chúng đặc biệt”, “Chủ nghĩa tiêu dùng và giới trẻ như một thị trường tiềm năng”, “Định vị bản thân và khao khát toàn cầu: giới trẻ và những giá trị mới” “Những yếu tố này đã từng bước hình thành nên bức tranh đời sống đương đại của xã hội Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng thông qua việc chia sẻ những cảm nghiệm, ý nghĩa, quan niệm và thói quen chung, mặt khác cũng dẫn đến những thay đổi mang tính nền tảng về hệ giá trị, hệ tư tưởng của con người sống trong bối cảnh hiện nay” [38; tr.146, 147].
Có một số công trình nghiên cứu về nhu cầu vật chất và tinh thần của thanh
niên ở những tầng lớp và khu vực nhất định Trong Luận án tiến sĩ Xây dựng lối sống
có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa (2005), tác giả Đặng Quang Thành đã khái quát đặc điểm
thanh niên thành phố Hồ Chí Minh về cơ cấu dân số, đánh giá thực trạng xây dựng lối sống của thanh niên thành phố dựa trên kết quả các phong trào đoàn, phong trào thanh
Trang 26niên của Thành đoàn thành phố Hồ Chí minh, và đưa ra những giải pháp về xây dựng lối sống của thanh niên thành phố theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đánh giá về hoạt động xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, Luận án cho rằng: “Phần lớn thanh niên Thành phố đã thể hiện được lối sống cao đẹp, sức trẻ, nhiệt huyết, ý thức xây dựng quê hương đất nước, sự phấn đấu, đức hy sinh… Nòng cốt của những phong trào xây dựng lối sống có văn hóa trong thanh niên chính là thanh niên ở các nhà máy, xí nghiệp, sinh viên, học sinh… dưới sự tổ chức của Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên…” [108, tr 112].
Tác giả Nguyễn Văn Nhật (2010) quan tâm đến vấn đề “Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của giai cấp công nhân Việt Nam” [81], còn Vũ Dũng lại đặt
trọng tâm nghiên cứu vào vấn đề Việc làm, thu nhập của thanh niên hiện nay (2012)
[23] Có thể thấy, đây đều là những vấn đề rất bức xúc về thanh niên và của thanh niên đương đại Quan tâm đến thanh niên, phát triển thanh niên, quan điểm chung là, trước hết phải giúp thanh niên giải quyết được những nhu cầu cơ bản của đời sống vật chất và tinh thần, nhất là thanh niên công nhân Đánh giá về thực trạng đời sống thanh niên công nhân Việt Nam, Nguyễn Văn Nhật cho rằng: “Một bộ phận công nhân, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không được đảm bảo về điều kiện làm việc, tiền lương thấp, không đủ đảm bảo đời sống vật chất và tái sản xuất sức lao động…” “Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công nhân rất đơn giản nhưng vẫn quá thiếu thốn Phần đông công nhân sau giờ làm việc chỉ biết đến ngủ và làm việc nhà” [81, tr.181, 182] Cùng quan tâm đến đề tài nhu cầu của thanh niên, nhưng tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa (2014) lại tập trung tìm hiểu nhu cầu vật chất của thanh niên các dân tộc thiểu số Tây Nam bộ [50] Qua khảo sát, phỏng vấn thanh niên dân tộc thiểu số Tây Nam bộ ở các nhóm tuổi khác nhau về mức độ, cách thức thỏa mãn nhu cầu vật chất, tác giả nhận thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, giữa các nhóm học vấn và giữa các dân tộc Từ đó, tác giả cho rằng, thanh niên miền nào cũng quan tâm đến chất lượng cuộc sống, tuy nhiên, thanh niên các dân tộc thiểu số Tây Nam bộ vẫn mong mỏi có điều kiện vật chất tốt hơn “Sở dĩ như vậy là vì các nhu cầu vật chất của phần đông thanh niên mới được thỏa mãn ở mức độ cơ bản, tối thiểu” [50, tr 78].
Trang 27Cũng quan tâm đến thanh niên các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam bộ, nhưng Vũ Ngọc Hà (2014) lại nghiên cứu về thực trạng đời sống tinh thần [36], Tô Thúy Hạnh (2014) thì đi sâu vào nghiên cứu thực trạng nhu cầu giải trí [41] Nghiên cứu về thực trạng đời sống tinh thần của thanh niên dân tộc thiểu số Tây Nam bộ, Vũ Ngọc Hà đã tiến hành điều tra, khảo sát trên các phương diện hoạt động giao tiếp, các phong tục tập quán và hoạt động giải trí (bao gồm các hoạt động xem ti vi, đọc sách, báo, karaoke, du lịch, tham gia lễ hội truyền thống…) Kết quả nghiên cứu đã cho chúng ta những hiểu biết cụ thể hơn về nhu cầu, đời sống của thanh niên dân tộc thiểu số Tây Nam bộ Đóng góp ở phương diện này, nghiên cứu về nhu cầu tinh
thần, văn hóa của thanh niên còn có thể kể đến các công trình như “Văn hóa nghe nhìn
của giới trẻ” của Đỗ Nam Liên (2005), “Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố HồChí Minh” của Nguyễn Thị Hậu (2013), “Hiện tượng fashionista ở giới trẻ thành phốHồ Chí Minh” của Lương Thị Minh Hoa (2015)…
Ngoài ra, một số tổ chức kinh tế, văn hóa nước ngoài đã thực hiện các nghiên cứu về thanh niên Việt Nam nhằm phục vụ cho các chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường cũng góp phần giúp các nhà nghiên cứu, quản lý trong nước có thêm thông tin, số liệu về thanh niên, về lối sống, nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của thanh niên trong những năm gần đây, khi Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi
mới đất nước Có thể kể đến các Báo cáo Nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam là nghiên cứu
của Love Frankie và IRL (Indochina Research Ltd) thực hiện dưới sự tài trợ của Hội
đồng Anh (Bristish Council, năm 2020) [193]; Mekong reseach (2019), Vietnam
Consumer Trends & Growth Opportunities & 2019 Predictions [197]; Q&Me (2020)Báo cáo phong cách sống của giới trẻ Việt Nam [196]…
1.1.2 Những xu hướng nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng và văn hóa tiêudùng của thanh niên
1.1.2.1 Những nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng nước ngoài
Nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng có thể nói được manh nha từ trong các công trình nghiên cứu của K Marx và F Engels về tư bản và chủ nghĩa tư bản Theo Marx, tiêu dùng là một trong những hoạt động sống cơ bản của con người Marx cho rằng ở thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa con người chưa bị tha hoá khỏi sản
Trang 28phẩm họ sản xuất, nhưng ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa, hàng hoá là những đơn vị nền tảng căn bản của dạng thức kinh tế dựa trên sự tích luỹ thặng dư cao độ Đặc biệt,
Marx sử dụng khái niệm “fetishism” để nói về sự sùng bái hàng hoá (Fetishism of
commodities), với hàm ý kết hợp giữa khái niệm hàng hoá và quyền lực ma thuật
(magical power) Hàng hoá tự mang trong nó hai hàm nghĩa: thứ nhất, đó là vật để trao đổi với giá trị tiền tệ nhất định; thứ hai, mặc dù không rõ ràng, hàng hoá phản ánh không chỉ lao động sử dụng để làm ra hàng hoá, mà cả các mối quan hệ xã hội của sản xuất hàng hoá mà qua đó, lao động được hiển lộ [93].
Sang đến thế kỷ 20, tiêu dùng được nhìn nhận trong mối quan hệ với công
nghiệp văn hoá đại chúng (mass culture industry), mà trường phái Frankfurt là tiêu
biểu trong cách tiếp cận phê phán” [93, tr 8] Herbert Marscue cho rằng, thông qua nền văn hóa đại chúng, chủ nghĩa tư bản đã phát triển “tư tưởng về chủ nghĩa tiêu dùng” Chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tiêu dùng khuếch trương nhu cầu giả, hay “đó là sự nuôi dưỡng nhu cầu đối với mọi thứ không thật sự cần thiết đối với sự sống” [165, tr.27].
Tuy nhiên, những nghiên cứu thực sự về văn hóa tiêu dùng có lẽ mới được bắt đầu từ những thập niên cuối thế kỷ XX, với sự hình thành của các lý thuyết thực hành và văn hóa thường ngày, được khởi xướng bởi P Bourdieu (1930 – 2002), một nhà tư tưởng xã hội học người Pháp Lý thuyết văn hoá tiêu dùng nảy sinh từ sự thảo luận về tính cần thiết của những quan điểm mới trong nghiên cứu người tiêu dùng Dự án Hành vi Người tiêu dùng vào giữa những năm 1980, khởi xướng bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người tiêu dùng đi khắp nước Mỹ để thực hiện một nghiên cứu thực địa dân tộc học nhiều địa điểm (Anderson 1986) [149]; Belk 1975 [173]; 1986 [174]; Belk, Sherry và Wallendorf 1988 [175]; Belk, Wallendorf, và Sherry 1989 [176] Các kết quả nghiên cứu đã khơi dậy sự quan tâm sâu sắc hướng đến nghiên cứu người tiêu dùng, làm nổi bật sự phức tạp về văn hóa và xã hội của việc tiêu dùng (Graeber, 2011) [162].
Cuối thế kỷ 20 và sang đầu thế kỷ 21 các hướng nghiên cứu về tiêu dùng trước đây vẫn được tiếp tục và làm phong phú thêm với những bối cảnh, xã hội khác nhau, nhất là tiêu dùng trong xã hội hiện đại [153], [155], [198] Trong
Trang 29Consumer Culture, Celia Lury (1996) chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa
tiêu dùng của cá nhân chính là giới tính, tuổi tác, tầng lớp, chủng tộc… Mặt khác, nghiên cứu này của C Lury cũng xác định văn hóa tiêu dùng có thể kiến tạo bản sắc xã hội và chính trị của quốc gia [153] Các nhà nhân học thường được trích dẫn trong nghiên cứu người tiêu dùng diễn giải bao gồm Wilk (1995) [182], Appadurai (1996) [146], Arvidsson (2005) [148], Callon, Méadel, và Rabeharisoa (2002) [151], Douglas và Isherwood (1979) [158], Mazzarella (2003) [165], Miller (1987) [168], Moeran (1996; 2006a) [169], [170], và Schor (1998) [178] Tuy nhiên, như Arnould và Thompson (2005) đánh giá, các nghiên cứu chưa chỉ ra được điểm chung về lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu “sự tiêu dùng” Do đó, trong
Consumer Culture Theory, Arnould và Thompson (2005) đề xuất tên gọi “consumer
culture theory” (lý thuyết văn hóa tiêu dùng) để chỉ hướng nghiên cứu này Theo
Arnould & Thompson (2005), lý thuyết văn hoá tiêu dùng (consumer culture
theory) xoay quanh 4 khía cạnh nghiên cứu cơ bản: 1) hình thái lịch sử xã hội lịch
sử của tiêu dùng; 2) ý thức hệ của thị trường đại chúng và chiến lược diễn giải của người tiêu dùng; 3) văn hoá thị trường; 4) căn tính/bản sắc người tiêu dùng (consumer identity) (xem Phạm Quỳnh Phương, tr.12) [93].
Những luận điểm của Marx về tiêu dùng và chủ nghĩa tư bản tiếp tục ảnh
hưởng trong các nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng sau này Trong Consumption and
everyday life (2006) (Tiêu dùng và đời sống hàng ngày), Paterson đưa những tranh
luận về tiêu dùng, người tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng trong nghiên cứu của mình bằng quan điểm của Marx về hàng hóa và người tiêu dùng, về chứng “cuồng mua sắm” [165, tr.16] Dưới góc nhìn về tiêu dùng và vai trò của công dân, Robert Rochefort (2007) đặt tên cho quyển sách của mình một cách đầy khiêu khích:
Người tiêu dùng sáng suốt và người công dân tồi Qua các quan sát xã hội học và
dựa vào các số liệu tiêu dùng của các nước tư bản đầu thế kỷ XXI, R Rocherfort cho rằng, bằng việc người ta lựa chọn, mua sắm, tiêu dùng và tin rằng mình có hiểu biết, mình sáng suốt, tức là họ đã biến mình thành những công dân tồi, theo nghĩa vô tình đang cổ súy cho cái gọi là xã hội tiêu dùng Ở trong xã hội đó, việc sản xuất và tiêu dùng đang làm hủy hoại môi trường, quá đà trong sản xuất vì lợi nhuận, làm kiệt quệ tài nguyên, mất niềm tin và thiếu đạo đức trong kinh doanh [100].
Trang 30Tiếp sau nghiên cứu về “lý thuyết văn hóa tiêu dùng” (consumer culture theory) của Arnould và Thompson (2005), nhiều nghiên cứu đã mở rộng và làm phong phú thêm bằng nhiều góc nhìn, cũng như bổ sung lý thuyết văn hóa tiêu dùng với nhiều phương pháp khác nhau, có thể kể đến các công trình gần đây của các nhà nghiên cứu như: Russell W Belk, John F Sherry (2007) [177], John F Sherry, Eileen Fischer (2009) [163], Dale Southerton (2011) [155], Pavel Zahradka, Renata Sedlakova (2013) [171], Sidney J Levy (2015) [179]…
1.1.2.2 Những nghiên cứu trong nước về văn hóa tiêu dùng nói chung
Ngay từ năm 1960, vấn đề tiêu dùng đã được đưa ra xem xét, nghiên cứu
trong công trình Tích lũy và tiêu dùng của tác giả Vũ Quốc Tuấn Tuy nhiên, tiêu
dùng được tiếp cận trong nghiên cứu này là từ góc độ triết học và kinh tế Mục đích của việc xem xét mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng được tác giả cho là “có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị và kinh tế, vì nó có quan hệ đến việc mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế tiến lên với tốc độ nhanh; mặt khác quan hệ đến việc nâng cao mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân” [131, tr 3].
Những nghiên cứu trong nước về văn hoá tiêu dùng mới bắt đầu từ cuối thế kỷ 20 Nhóm tác giả Lê Như Hoa (chủ biên), Phạm Vũ Dũng, Nguyễn Thị Đức, Cao Thị Vũ Huyền, Nguyễn Thị Phượng, PTS Lương Hồng Quang (1998) (Viện Văn hóa) đưa ra khái niệm “văn hóa tiêu dùng” là “cách thức tiêu dùng sản phẩm văn hóa một cách văn hóa” [47, tr.7] Từ cách đặt vấn đề như vậy, nên trong 6 chương
nội dung, công trình nghiên cứu Văn hóa tiêu dùng chủ yếu nói đến vấn đề tiêu
dùng văn hóa nghệ thuật Những nội dung của nghiên cứu này được các tác giả
triển khai theo hướng tìm hiểu thực trạng và nêu ra các giải pháp cho vấn đề tiêu
dùng các sản phẩm văn hóa nghệ thuật của các vùng dân cư: nông thôn, thành thị.
Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra những dự báo về xu hướng tiêu dùng văn hóa và sự phát triển của văn hóa tiêu dùng.
Văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam đôi điều suy ngẫm về tầm nhìn và giảipháp (2013), là nghiên cứu mà tác giả Lê Quí Đức muốn đề cập đến các hiện tượng
tiêu dùng của người Việt Nam trong xã hội hiện đại, trong mối quan hệ với phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phát
Trang 31động Theo quan niệm của ông, văn hóa tiêu dùng được hiểu là “cách thức tiêu dùng” có văn hóa của người Việt Nam Cụ thể, tác giả cho rằng, “Văn hoá tiêu dùng
của một dân tộc là cách thức tiêu dùng sản phẩm của chính dân tộc đó Văn hoá tiêu
dùng hàng Việt Nam là cách thức tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hoá
do người Việt Nam sản xuất ra” [35] Bài viết, ngoài việc tiếp cận từ góc độ văn hóa, cũng xem xét vấn đề từ góc độ của triết học, kinh tế học… đồng thời, nêu ra những giải pháp nhằm xây dựng hành vi tiêu dùng có văn hóa cho nhân dân trong bối cảnh mới của xã hội Việt Nam.
Tiếp cận văn hóa tiêu dùng từ góc độ tâm lý, nhóm tác giả Nguyen Thi Tuyet Mai, Kwon Jung, Garold Lantz, Sandra G Loeb (2011), tập trung chủ yếu vào tâm lý dẫn đến các quyết định mua sắm không theo kế hoạch của người dân ở hai thành
phố lớn của Việt Nam là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Trong An
exploratory investigation into impulse buying in a transitional economy: A stydy ofurban consumers in Vietnam, nhóm các nhà nghiên cứu đã nêu ra bảy giả thiết liên
quan đến mua sắm bốc đồng của người dân hai thành phố Như, “Những người có xu hướng cá nhân thì đồng thuận với hành vi mua sắm bốc đồng”, “Người tiêu dùng giới nữ Việt Nam dường như có hành vi mua sắm bốc đồng nhiều hơn”, “Tuổi tác bất thuận với việc mua sắm bốc đồng ở người tiêu dùng Việt Nam”, “Thu nhập có tính đồng thuận với việc mua sắm bốc đồng”… Các tác giả đã sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để điều tra, phỏng vấn và cho nhiều kết quả thú vị Ví dụ, họ cho rằng, “người tiêu dùng thành thị Việt Nam, mua sắm bốc đồng thường là những thứ nhỏ, không đắt đỏ, như quần áo, những thứ sử dụng trong nhà, băng đĩa nhạc…” Nguyên nhân, theo các nhà nghiên cứu, là do mức sống còn thấp ở Việt Nam và thói quen tiết kiệm, lên kế hoạch tồn tại trong tư duy người Việt Nam từ trước đổi mới [164, tr 28] Nghiên cứu này, theo nhóm tác giả, có thể cống hiến một cách hiểu tốt hơn về hành vi mua sắm bốc đồng từ những nội dung mới về nền kinh tế chuyển đổi”, hay gợi ra những khả thi về mặt quản trị… [164, tr.30].
Từ góc độ triết học, dựa trên quan điểm marxis, Lê Hường (2009), qua
nghiên cứu Từ quan điểm của C Mác về sản xuất – tiêu dùng, suy nghĩ về nhu cầu
tiêu dùng nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay lại quan tâm đến việc tiêu dùng/ thưởng
Trang 32thức và cả sản xuất các loại hình nghệ thuật ở Việt Nam Bài viết chủ yếu phân tích từ góc độ lý luận, khi soi rọi quan điểm về tiêu dùng của Marx vào các hoạt động tiêu dùng, thưởng thức và sản xuất các tác phẩm nghệ thuật [60].
Đóng góp cho việc nghiên cứu lý luận, lý thuyết về văn hóa tiêu dùng, tác
giả Phạm Quỳnh Phương (2018) trong “Các hướng tiếp cận lý thuyết về văn hóa
tiêu dùng” đã khái quát các lý thuyết kinh điển từ cuối thế 19 – và quá trình hình
thành lý thuyết văn hóa tiêu dùng phương Tây đến đầu thế kỷ 21 Tác giả đã chỉ ra lý thuyết văn hóa tiêu dùng “không phải là một lý thuyết thống nhất, mà là tập hợp của các cách tiếp cận lý thuyết, đề cập đến mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng, thị trường và ý nghĩa văn hóa Khác với cách tiếp cận tâm lý hay kinh tế, lý thuyết văn hóa tiêu dùng hướng đến phân tích sự lựa chọn và hành vi tiêu dùng từ khía cạnh văn hóa và xã hội” [93, tr 11] Phạm Quỳnh Phương khái quát: “Mặc dù có thể tiếp
cận vấn đề khác nhau nhưng lý thuyết văn hoá tiêu dùng thể hiện một nền tảng nhận
thức khá thống nhất của các nhà nghiên cứu về tiêu dùng và hành vi thị trường Lý thuyết này tìm cách kết nối có hệ thống những ý nghĩa ở cấp độ cá nhân với các cấp độ của tiến trình văn hoá và cấu trúc, và rồi đặt các mối quan hệ này trong bối cảnh lịch sử và thị trường Nó cho thấy tiêu dùng là một phương thức được kiến tạo về mặt lịch sử của các thực hành văn hoá xã hội, nổi lên trong cấu trúc và sự bắt buộc có tính ý hệ của thị trường…” [93, tr 16] Nghiên cứu này không những giúp cho các nhà nghiên cứu đi sau có thể hiểu được khái quát lịch sử nghiên cứu “văn hóa tiêu dùng” trên thế giới mà còn giúp họ định hướng quá trình tiếp cận phương diện này.
Năm 2021, Viện Xã hội học công bố kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu cấp
Bộ “Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế”, mã số KX.01/16-20 do PGS TS Nguyễn Thị Minh Ngọc làm chủ
nhiệm Đề tài là một công trình nghiên cứu công phu với đội ngũ các nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước về văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của đất nước Nghiên cứu được trình bày trong 3 chương, xoay quanh các nội dung: lý luận về văn hóa tiêu dùng, thực trạng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và khuyến nghị, giải pháp định hướng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Đề tài đã nghiên cứu văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam dưới góc độ tiếp cận của ngành xã hội học, thông qua
Trang 33phương pháp điều tra định lượng và định tính được thực hiện trên 9 tỉnh/thành phố đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam, với 3000 mẫu cá nhân được chọn “Nghiên cứu này chủ yếu nói tới hàng hóa vật chất, phản ánh các mối quan hệ đặc biệt trong tiêu dùng, đó là quan hệ giữa người tiêu dùng và một số loại hành hóa chính trên thị trường (gồm mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống không cồn và hàng dệt may)” [78, 34] Từ việc phân tích hành vi tiêu dùng, đặc điểm văn hóa tiêu dùng liên quan đến những mặt hàng nêu trên, đồng thời, phân tích văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong quá trình hình thành các giá trị mới và các yếu tố tác động đến văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, nghiên cứu đã đi đến khái quát: “Nhìn chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thị trường hàng hóa tại Việt Nam phong phú, đa dạng, có sự hiện diện sản phẩm của nhiều quốc gia trên thế giới Người tiêu dùng Việt Nam vì thế có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm yêu thích, giá cả hợp lý và chất lượng phù hợp Hàng Việt Nam vẫn là nhóm hàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, nhất là nhóm người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình trở lên Nhóm tuổi, điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình, trình độ học vấn và đặc điểm gia đình, tâm lý đám đông là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay” [78, tr 211].
Một góc nhìn khác của văn hóa tiêu dùng, nghiên cứu “hành vi tiêu dùng xanh” của người dân trong bối cảnh thế giới quan tâm đến phát triển bền vững Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM (do Nguyễn Trúc Vân chủ nhiệm) thực hiện đề án
“Giải pháp khuyến khích tiêu dùng xanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
hướng đến mục tiêu thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người dân TP.HCM Hiện nay, “tiêu dùng xanh” là xu hướng tiêu dùng mà loài người đang mong muốn phát triển để “giải cứu trái đất” “Khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi mua thân thiện với môi trường Chính nhận thức về vấn đề môi trường của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong
quyết định tiêu dùng” [133, tr.1] Cùng một góc độ tiếp cận, Nghiên cứu một số vấn
đề về tiêu dùng xanh và những khuyến nghị của Nguyễn Tiến Dũng (2017) [192]
cũng nêu ra các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy quyết định lựa chọn tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam.
Trang 34Có thể nói, chưa có nhiều nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam Do đó, để hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, những nghiên cứu về hành vi tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng ở góc độ tâm lý học, kinh tế học cũng có thể là cần thiết.
Có thể kể đến một số nghiên cứu như, Tâm lý tiêu dùng và xu thế diễn biến (1997)của Đỗ Long (Chủ biên) [69], Lê Thanh Hương, Hà Thanh; “Tâm lý học tiêu dùng(1998) do Mã Nghĩa Hiệp chủ biên [44]; Hành vi người tiêu dùng (2014), của nhómtác giả Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương, Đường Thị Liên Hà [65]; Tiêu
dùng bền vững - một nội dung mới trong quản lý phát triển bền vững đô thị ở ViệtNam (2005) của Danh Sơn [102]…
Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu về hành vi tiêu dùng, tâm lý người tiêu dùng được công bố trên các báo, tạp chí (xin xem phần tài liệu tham khảo) thời gian gần đây Điều này cho thấy, từ thực tế tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua, hoạt động kinh doanh, sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng ngày càng phong phú, sinh động Do đó, đòi hỏi phải có sự lý giải, tìm hiểu về lý luận và thực tiễn để hoạt động này có thể đáp ứng được nhu
cầu phát triển của đất nước Trong “Tìm hiểu hành vi tiêu dùng của người Hà Nội
trong tiến trình toàn cầu hóa”, Nguyễn Hoàng Ánh (2010) cho rằng: “Nghiên cứu
hành vi tiêu dùng có một ý nghĩa rất quan trọng trong thành công của doanh nghiệp phân phối Hiểu rõ được hành vi tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, họ có thói quen mua hàng ở đâu, khi nào, thái độ, phản ứng của họ sau khi mua hàng ra sao…” [4, tr 677] Những nghiên cứu này cũng giúp luận án có sự đa dạng khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu.
1.1.2.3 Nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của thanh niên Việt Nam nói chungvà thanh niên TP.HCM
Có khá nhiều nghiên cứu về tiêu dùng của giới trẻ ở Việt Nam Trong tác
phẩm Cosmopolitan or cultural dissonance - Vietnamese middle – class encounters
with the other (Công dân quốc tế hay lạc điệu văn hóa – cuộc gặp gỡ của tầng lớptrung lưu Việt Nam và các tầng lớp khác), Catherine Earl thông qua các hồi ký văn
học đã tìm hiểu những người thuộc tầng lớp trung lưu có thời kỳ tuổi trẻ sống ở miền nam, Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 để tìm hiểu về thái độ, suy nghĩ của họ,
Trang 35xem cách họ ứng xử với những nền văn hóa du nhập như thế nào Từ tìm hiểu đó, tác giả so sánh với quá trình người trẻ Việt Nam hiện nay ứng xử với văn hóa hội
nhập ra sao [152] Luận văn cao học của Phan Thị Oanh (2013) Ảnh hưởng của làn
sóng văn hóa Hàn Quốc tới văn hóa tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam đã tìm hiểu sự
ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc (chủ yếu là qua phim ảnh, âm nhạc…) đến tiêu dùng (thời trang, mỹ phẩm…) của giới trẻ hiện nay Nghiên cứu của Phan Thị Oanh đã mang đến một cái nhìn khái quát và rõ ràng hơn về một vấn đề mà xã hội rất quan tâm thời gian qua Đó là nhận thức và biểu hiện trong lối sống của thế hệ trẻ trước sự du nhập các trào lưu văn hóa ở Việt Nam với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam “Thông qua sự thay đổi văn hóa tiêu dùng của giới trẻ, người ta thấy sự xung đột giữa những giá trị mới của phương Tây, của văn hóa Hàn Quốc với những giá trị truyền thống của Việt Nam” [86, tr 68] Tác giả cũng chỉ ra câu chuyện thành công của làn sóng văn hóa Hàn Quốc cho thấy Hàn Quốc đã biết tiếp thu tính đại chúng từ văn hóa thế giới vào xã hội Hàn.
Luận văn thạc sĩ “Văn hóa tiêu dùng của sinh viên thủ đô Hà Nội hiện nay
(Qua khảo sát hai trường: Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Báo chí tuyêntruyền)” của Lê Thị Trang (2017) (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tiếp
cận với văn hóa tiêu dùng thanh niên (sinh viên) Hà Nội thông qua việc phân tích các yếu tố khách quan (sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam) và yếu tố chủ quan (văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý) ảnh hưởng đến văn hóa tiêu dùng của họ, để nhận diện và đánh giá cũng như đưa ra các gợi ý về giải pháp để nâng cao chất lượng văn hóa tiêu dùng của sinh viên thủ đô Hà Nội Tác giả cho rằng, “văn hóa tiêu dùng của sinh viên Thủ đô không nằm ngoài xu hướng văn hóa tiêu dùng toàn cầu, song lại chọn lọc, bổ sung, bồi đắp những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo nên những sắc thái riêng mang đặc thù của nhóm xã hội đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước” [125, tr 47] Nghiên cứu này đã gợi ý cho luận án những hướng tiếp cận khi nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của thanh niên cũng như tiêu dùng trong nước.
Giải trí là một thực hành tiêu dùng, là một phương diện của văn hóa tiêu dùng Vấn đề giải trí của thanh niên cũng là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu
Trang 36quan tâm thời gian gần đây Tiến sĩ Đinh Thị Vân Chi (2003) trong nghiên cứu
“Nhu cầu giải trí của thanh niên” quan tâm đến việc thanh niên hiện nay có những
nhu cầu giải trí nào, những nhu cầu ấy được phân chia theo các khuôn mẫu nào Từ kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên, tác giả đã lý giải nguyên nhân, phân tích những xu hướng biến đổi và nêu ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí của thanh niên Tác giả Đinh Thị Vân Chi cho rằng: “Tuổi thanh niên là giai đoạn định hình và phát triển nhân cách, do đó nhu cầu giải trí của thanh niên trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu và định hướng vì lợi ích chung của toàn xã hội” [15,
tr 15] Tiếp cận vấn đề từ góc độ xã hội học, nhưng tác giả có sử dụng “lý thuyết về
nhu cầu” để làm nền tảng nghiên cứu Nhu cầu giải trí, theo tác giả, hàm chứa hai
khía cạnh: sinh học và xã hội Về mặt xã hội, nhu cầu giải trí mang lại cho cá nhân sự thư thái, sảng khoái và những khoái cảm thẩm mỹ, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, con người sẽ có hành vi lệch chuẩn xã hội [15, tr, 18-19].
Vấn đề thị hiếu thẩm mỹ - trong mối quan hệ với lựa chọn trong tiêu dùng
của giới trẻ cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm Công trình Thị hiếu thẩm mỹ
của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh (2013) do TS Nguyễn Thị Hậu chủ biên là tập
hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu tham gia hội thảo khoa học “Định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” Các bài viết được tập hợp theo hai nội dung: 1/ Thực trạng “thị hiếu thẩm mỹ” của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và 2/ Định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho giới trẻ Các tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống tinh thần của giới trẻ, thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thể hiện qua các phương diện của đời sống, từ thời trang, âm nhạc, đến phim ảnh, nghệ thuật biểu diễn và qua đó “nêu lên những giải pháp cơ bản mang tính lý luận cũng như thực tiễn” [42, tr 5] nhằm nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho thanh niên.
Liên quan đến thị hiếu thẩm mỹ và những lựa chọn trong tiêu dùng của giới
trẻ TP.HCM, Mai Thị Quế (2013) trong “Xu hướng thời trang của giới trẻ thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” tiếp cận với nhu cầu thời trang của giới trẻ TP.HCM,
Trang 37qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thời trang và dự báo về xu hướng thời trang của giới trẻ cũng như đưa ra các khuyến nghị không chỉ với giới trẻ mà còn với gia đình, nhà trường, các cấp quản lý, các doanh nghiệp… Tác giả cho rằng, “thời trang là một nhu cầu không thể thiếu của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, nó chính là sự tự khẳng định mình về trình độ văn hóa, khả năng thẩm mĩ, ý thức cộng đồng Do đó, những khuynh hướng thời trang nhất là đối với giới trẻ cần phải có sự giáo dục, định hướng bởi đó là một sự quyết định “hướng đi” của các giá trị văn hóa dân tộc, chúng ta luôn mong muốn về một phong cách trong trang phục vừa giữ được truyền thống mà vẫn thể hiện được nét văn minh hiện đại” [97, tr 128].
Lương Thị Minh Hoa (2015), trong luận văn thạc sĩ Hiện tượng fashionista ở
giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay không chỉ tập trung nghiên cứu hiện tượng
“fashionista” ở TP.HCM mà còn bàn về những ảnh hưởng của các người mẫu thời trang đến giới trẻ TP.HCM theo nhiều chiều hướng khác nhau (tư tưởng, hành vi, lối sống hay văn hóa mặc) Tác giả của nghiên cứu này còn chỉ ra, fashionista không chỉ là cách thức thể hiện dấu ấn cá nhân, mà còn thể hiện vấn đề bình đẳng giới của giới trẻ TP.HCM Đặc biệt, Lương Thị Minh Hoa (2015) cũng đã bước đầu đặt vấn đề “Fashionista và sự bùng nổ của chủ nghĩa tiêu dùng” khi đánh giá: “các xu hướng thời trang đã tạo ra một hiệu ứng không nhỏ đến thị trường thời trang, đó là sự bùng nổ chủ nghĩa tiêu dùng của các fashionista” [46, tr 70, 71].
Trong Consumerism Culture in Urban Vietnam (Văn hóa tiêu dùng ở đô thị
Việt Nam) Trịnh Việt Dũng (2019) tiếp cận từ góc độ nghiên cứu văn hóa, tập trung
vào việc khám phá cách thức xây dựng bản sắc được tạo ra thông qua việc tiêu dùng thương hiệu, của thế hệ người tiêu dùng trẻ thành thị ở Hà Nội và TP.HCM nhằm xác định lực lượng tiêu dùng mới nổi, qua đó thảo luận về những nét đặc trưng của văn hóa tiêu dùng bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi kinh tế, sự xuất hiện của tầng lớp tiêu dùng ở các thành phố và lịch sử chính trị gần đây của xã hội Việt Nam Nghiên cứu cũng gợi ra những căng thẳng tiềm ẩn và tồn tại trong thực tiễn tiêu dùng ở Việt Nam đương đại [184].
Luận án tiến sĩ ngành dân tộc học Food, Modernnity, and Idenitity in Ho Chi
Minh City, Vietnam được Magdalene Bitter Suermann hoàn thành năm 2014, nghiên
cứu vai trò của thực phẩm trong việc xây dựng và thể hiện bản sắc của tầng lớp
Trang 38trung lưu đối với phụ nữ trẻ sống tại TP.HCM, Việt Nam Qua nghiên cứu 05 trường hợp phụ nữ trẻ TP.HCM, luận án chỉ ra thực phẩm dành cho phụ nữ trẻ ở Việt Nam minh họa những thay đổi mang tính thế hệ giữa lối sống và giá trị của chính họ với thế hệ của mẹ họ Hơn nữa, “đối với những phụ nữ này, thức ăn là một dạng vốn văn hóa” “Họ ăn gì, ở đâu và như thế nào, cũng như cách họ cư xử trong các nhà hàng và quán cà phê, bao gồm cả trang phục và chủ đề trò chuyện, đều là những cách họ đánh dấu tư cách thành viên của mình đối với tầng lớp trung lưu” [185].
Cùng đề tài ẩm thực, Judith Ehlert (2016) trong “Food Consumption in the City, Practices and Patterns in urban Asia and the Pacific” dành hẳn một chương
nghiên cứu về hiện tượng “ăn ở bên ngoài” của người dân TP.HCM (Emerging
consumerism and eating out in Ho Chi Minh City, Vietnam) Judith Ehlert đã dựa
trên khái niệm “tập tính” của Bourdieu làm sáng tỏ hai hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan lẫn nhau: bối cảnh cấu trúc của việc tiêu thụ thực phẩm và tính xã hội của nó “Việc khám phá các dự án thực phẩm đô thị và các bài thuyết trình nêu trên cho thấy rằng không chỉ các hình thức tiêu dùng “hiện đại” đang được toàn cầu hóa mà còn cả những khía cạnh nhất định của sự phản văn hóa toàn cầu, trách nhiệm xã hội và sức đề kháng với chủ nghĩa tiêu dùng cũng đang bắt đầu xâm nhập vào địa phương” [186].
Nghiên cứu về thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn đầu của Đổi mới, Huong
Nguyen (2015) trong Globalizaton, consumerism, and the ergence of teens in
contemporary Vietnam đã khảo sát tờ báo Hoa học trò từ 1995 để khám phá ra sự
xuất hiện của “Teen Việt”, cùng việc các tập đoàn kinh tế thay thế các chủ thể nhà nước trong việc định hướng tiêu dùng, khuyến khích tiêu dùng trong Teen Việt như
thế nào “Cuối cùng, bằng cách sử dụng Việt Nam như một nghiên cứu điển hình để
tìm hiểu tác động của toàn cầu hóa, chúng tôi có được cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của kinh tế thị trường trong việc tái tạo lại thực tế hàng ngày của cuộc sống, thực sự, tạo ra những hình thức thể hiện con người mới khác biệt so với những thế hệ trước” [160] Nghiên cứu này giúp chúng tôi hình dung rõ hơn về cách thức xã hội tiêu dùng được hình thành như thế nào ở Việt Nam và trong đời sống giới trẻ.
Đào Thúy Hằng (2019) tiếp cận từ góc độ xã hội học, nghiên cứu hành vi
tiêu dùng của thanh niên ở phương diện giới với nghiên cứu “Hành vi tiêu dùng sản
Trang 39khác biệt trong hành vi tiêu dùng giữa nam và nữ ở những khía cạnh: mức độ quan tâm và chi trả cho sản phẩm may mặc, thời điểm mua, nguồn thông tin về sản phẩm, cách xử lý sản phẩm sau sử dụng và quan điểm về chức năng của hành vi tiêu dùng trong thanh niên đô thị [43].
Ngoài ra, ở góc độ kinh tế, các công ty, tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường cũng có những nghiên cứu về tiêu dùng, văn hóa tiêu dùng của thanh niên nói chung và thanh niên TP.HCM nói riêng nhằm phục vụ cho doanh nghiệp tìm
hiểu về thị trường, khách hàng… như nghiên cứu “Vietnam Consumer Trends &
Growth Opportunities & 2019 Predictions”, của Mekong reseach (2019) [197];
“Vietnam consumer trends 2019”, “Vietnam Youth lifestyle” (2020) của Q&Me(thuộc công ty nghiên cứu thị trường Asian Plus Inc) [196]; “Kantar Worldpanel
Divisoin Vietnam Insight handbook 2020” của Kantar Worldpanel Divisoin
Vietnam (công ty đa quốc gia, chuyên tư vấn - nghiên cứu thị trường) [194]; hay
“Tương lai Châu Á – Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt” của McKinsay &
Company (2021) [12], “Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam kiên cường trước khó khăn” của Deloitte Vietnam [209]… Những nghiên cứu này đã giúp luận án bước đầu có thêm số liệu, thông tin như một “bức ký họa” để tìm hiểu sâu hơn và luận giải vấn đề nghiên cứu.
Từ việc tìm hiểu các công trình, nghiên cứu liên quan đến thanh niên, thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và văn hóa tiêu dùng có thể rút ra những vấn đề sau:
- Thanh niên là đối tượng nghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, ở nhiều ngành khoa học khác nhau và được nghiên cứu cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
- Trong khi văn hóa tiêu dùng đã được nghiên cứu nhiều ở các nước trên thế giới, nhất là phương Tây, thì ở Việt Nam, thanh niên vẫn chưa trở thành đối tượng – chủ thể tiêu dùng – được nghiên cứu sâu sắc trong ngành văn hóa học và các ngành khoa học xã hội khác.
- Nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của thanh niên, nhất là thanh niên TP.HCM mới ở vài phương diện cụ thể Việc khám phá văn hóa tiêu dùng của thanh
niên như một phương thức của sự lựa chọn nhằm thể hiện tính chủ thể, qua đó tìm
kiếm, định danh, hình thành nhân cách hay tính cá nhân riêng biệt của họ dù chưa
Trang 40được đề cập nhiều, nhưng những hướng nghiên cứu trên cũng giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn và có những gợi ý để tiếp tục nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng của thanh niên TP.HCM.
1.2 Các khái niệm và cơ sở lý luận của luận án
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Thanh niên và thanh niên thành phố Hồ Chí Minh
Thanh niên (tiếng Anh: young adult), hay còn gọi là người trẻ hoặc giới trẻ, là thuật ngữ chung chỉ một người trong độ tuổi từ khoảng 18-20 cho đến năm 30 tuổi, là giai đoạn trưởng thành của con người, trước khi bước vào tuổi trung niên Trong Từ điển Tiếng Việt (2019), thanh niên là “người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành” [88, tr 1156] Theo Phạm Hồng Tung (2011), thanh niên, tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư có thể định nghĩa là một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29 [132] Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia - dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 1, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi Bộ luật Dân sự năm 2015 không đưa ra khái niệm “thanh niên” mà chỉ đưa ra khái niệm “người thành niên”, theo đó: Người thành niên là người đủ từ mười tám tuổi trở lên Đó là những người đã đến tuổi trưởng thành từ 18 tuổi tròn trở lên Cá nhân khi đủ mười tám tuổi tròn (tính theo ngày, tháng), còn phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường; không bị mắc các bệnh tâm thần, mất trí, không bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi Nghĩa là, cá nhân đó có đủ khả năng để nhận thức việc mình làm, đủ khả năng để làm chủ được hành vi của mình.
Theo góc độ tiếp cận của Luận án, hiểu một cách chung nhất, thanh niên là
những người có độ tuổi từ mười sáu đến ba mươi tuổi; với đặc trưng tâm lý thíchcái mới, thích sáng tạo, có sức trẻ, luôn tìm tòi, học hỏi Họ là người đang ở