1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam trong các tour du lịch Trung Quốc

99 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 18,19 MB

Nội dung

MỤc tiêu của đề tài Văn hóa tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam trong các tour du lịch Trung Quốc là trình bày tổng quan về văn hóa tiêu dùng, thực trạng văn hóa tiêu dùng của khách du lịch Việt trong các tour du lịch Trung Quốc; đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng cho khách du lịch Việt Nam.

Trang 1

TRAN THANH SANG

VAN HOA TIEU DUNG CUA KHACH DU LICH VIET NAM TRONG CAC TOUR DU LICH TRUNG QUOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGO VAN Gi

LUẬN VĂN THAC

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MO DAU 4 (CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE VAN HOA TIEU DUNG 8 1.1 Chung quanh khái niệm văn hoá tiêu dùng 8 8 1.1.2.Vấn đề tiêu dùng nói chung và tiêu dùng trong du lịch 10

1.1.3.Văn hoá tiêu dùng nói chung và đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người

Vigt Nam hiện nay, 18

1.2 Văn hoá tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam 28 1.2.1.Phân chia theo cách tổ chức đoàn khách 28

1.2.2 Phân chia theo lứa tuổi 30

1.2.3 Phân chia theo thu nhập 31

1.3 Hành vi tiêu dùng của người Việt Nam vị

tiêu dùng du lịch

1.3.1.Hành vi tiêu dùng của người Việt Nam 32 1.3.2.Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch 39

CHUONG 2: TONG QUAN VE TINH HINH DI DU LICH TRUNG

QUOC VA THUC TRANG TIEU DUNG CUA KHACH DU LICH VIET

NAM TRONG CAC TOUR DU LICH TRUNG QUỐC 4

2.1.Tổng quan về tình hình đi du lịch Trung Quốc của khách du

Việt

Nam 4I

2.1.1.Số lượng khách du lịch Việt Nam tham gia các tour du lịch Trung Quốc

Trang 3

2.2.1.Phuong pháp Marketing của

íc doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc với

đối tượng khách Việt Nam 48

2.2.2.Mue dich và động cơ tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam khi di du

lịch Trung Quốc 52

2.2.3.Hành vi tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam với các sản phẩm hàng

hoá phụ trợ trong du lịch 5s

2 2.4.Hệ quả của việc tiêu dùng sau khi đi du lịch Trung Quốc 62

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ TIÊU

ĐÙNG CHO KHÁCH DU LỊCH VIỆT 67

3.1.Nh6m gidi pháp đối với khách du lịch Việt Nam đi du lich Trung

Quốc 67

3.1.1.Tìm hiểu thông tin trước chuyến đi du lịch Trung Quốc 67

3.1.2.Phương pháp mua sim trong quá trình tham gia các tour du lich Trung

Quốc 7

3.2.Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sang nước

bạn Trung Quốc và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Trung Quốc nhận

khách du lịch Việt Nam 7

3.2.1.Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành gửi khách

sang nước bạn Trung Quốc 73

3.2.2.Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Trung

Quốc nhận khách Việt Nam 79

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Ngành du lịch nước ta ngày nay đã dần bắt kịp sự phát triển chung của ngành du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới Số lượng khách du lịch trong nước và ngoài nước đến các điểm tham quan du lịch của Việt Nam và

đến các nước bạn trên thê giới ngày càng nhiều Điều này đã và đang tạo ra

những cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên cả nước ở bắt cứ loại hình nào Qua một thời gian công tác trong ngành du lịch, được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ như : Công ty du lịch OSC Hải Phòng, công ty du lịch và thương mại Song Nguyễn, Công ty du lịch Xuyên Á, GOLDEN tour, hay các doanh nghiệp du lịch lớn có tiếng

trong nước và nước ngoài như: Vietravel (với hệ thống 15 đại diện trên cả

nước) Hà nội tourist, Sài gin tourist v.v

Bản thân tôi đã được tiếp xúc với nhiều dòng khách trong và ngoài nước khác nhau với nhiều loại hình du lịch khác nhau Giữa họ tuy khác nhau về màu da, khác nhau về sở thích cũng như khác nhau về thân phân, thu nhập, địa vị xã hội nhưng đều có một điểm giống nhau là tự bỏ tiền bằng hình thức này hay hình thức khác để mua và hưởng thụ các sản phẩm du lịch của các nhà kinh doanh du lịch Tuy nhiên, việc tiêu dùng trong du lịch của các thượng để ngày nay đang trở thành mối quan tâm của những người làm kinh

doanh du lịch và xã hội

Dưới góc độ là một hướng dẫn viên du lịch dòng khách Việt Nam đi

du lịch các tuyến du lịch bên đất nước bạn Trung Quốc tôi có mong muốn tạo

ra cho riêng mình một sản phẩm hướng dẫn như một cắm nang mang tính lý

Trang 6

cho du khách Việt Nam Chính vì vậy mà tôi chọn đề tải cho luận văn của mình là

“Van hod tigu dùng của khách du lịch Việt Nam trong các tour dư lich Trung Quốc”

Tôi hy vọng rằng luận văn nay gop một phần nhỏ trong việc định

hướng tiêu dùng tong du lịch nói chung và tong du lịch Trung Quốc nói riêng Giúp cho du khách Việt Nam xây dựng cho mình một thói quen tiêu dùng trong du lịch cũng như văn hoá ứng xử với các sản phẩm du lịch Đồng

thời cũng với nó là việc điều tiết chỉ tiêu trong khi đi du lịch, tránh việc chảy:

máu đô la trong các chuyến du lịch nước ngoài gây mắt cân bằng cho nền

kinh tế chung của cả nước

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay ngồi các cơng trình nghiên cứu hay luận văn thạc sỹ về hành vi tiêu ding trong các ngành nghề khác như: May mặc, dược thio hay hang tiêu dùng thì vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về văn hoá tiêu dùng trong du lịch Chính vì vậy, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy tôi chọn và triển khai đề tài này thành luận văn tốt nghiệp khoá học

.3 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

~ Tập trung nghiên cứu động cơ, hành vi tiêu dùng và hậu quả của việc tiêu dùng đó của khách du lịch trong các tour du lịch khách đoàn hay khách

ghép đoàn sang đất nước Trung quốc

~ Khảo sát thực trạng văn hoá tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam khi

di du lịch Trung quốc So sánh với việc tiêu dùng trong nước trong các tour

Trang 7

khách du lịch Việt Nam khi đi du lịch Trung Quốc 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

~ Tập trung nghiên cứu đối tượng khách du lịch việt nam qua các công

ty tổ chức du lịch sang dat nước bạn Trung Quốc ~ Các đoàn du lịch khách đoàn, khách ghép 4.2 Pham vi nghiên cứu

Khách du lịch tham gia các tuyến du lịch truyền thống của đất nước

bạn như:

~ Bắc Kinh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Vô tích ~ Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông - Ma Cao - Côn Minh ~ Thạch Lâm ~ Đại Lý ~ Lệ Giang ~ Nam ninh ~ Thành đô ~ Trùng Khánh - Tây An S.Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu khoa học như sau:

= Phuong pháp thống kê

~ _ Phát phiếu điều tra

Trang 8

6 Đồng góp của đề tài 6.1 Đóng góp về lý luận

Gop phần xây dựng thêm những lý luận cơ bản vẻ tiêu dùng, hành vi

tiêu dùng và nâng lên văn hoá tiêu dùng của khách du lịch trong các tour du

lịch nói chung và du lịch Trung Quốc nói riêng 6.2 Đồng góp thực tiễn Đưa ra những khảo cứu về hành vi tiêu dùng trong du lịch Trung Quốc su dùng cho khách du lịch Việt để từ đó đề ra giải pháp định hướng hành ví

Nam khi di du lịch Trung Quốc

“Giúp cho khách du lịch Việt Nam hiểu được phương pháp làm du lịch của các

doanh nghiệp du lịch và hệ thống bán hàng của Trung Quốc từ đó giúp cho khách du lịch Việt Nam có những nhìn nhận và quyết định đúng đắn với các

sản phẩm du lịch và sản phẩm kèm theo

1.Bố cục đề

Ngoài những phần như phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo và phụ lục, đề tài được triển khai thành 3 chương dưới đây:

'Chương 1: Những vấn đề chung về văn hoá tiêu dùng

Chương 2: Tổng quan về tình hình di du lịch Trung Quốc và thực trạng tiêu

dùng của khách du lịch Việt Nam trong các tour du lịch Trung Quốc

Chương 3: Những giải pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng cho khách du lịch

Trang 9

1.1 Chung quanh khai niệm văn hoá tiêu dùng LLL Vai nét về khái niệm văn hoá

‘Vain hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chat va tinh thần của con người

Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóz vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn tri và giáo hóa

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Viét (culture trong tiéng Anh và tiếng Pháp, kwlwz trong tiếng Đức, ) có

nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin cofere là colo, colui, cultus với hai

nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Các "trung tâm văn

hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này, Một cách hiểu thông thường khác:

văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, trí thức được tiếp nhận Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn

khóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất Văn hóa bao gồm tắt cả mọi thir von là một bộ phận

trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh

Trang 10

'Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thong minh (homo sapiens) Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dẫn dẫn giảm bớt khi loài người đạt được trí thông mình dé định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình Đến lúc này, ban tính con người không còn mang tính bản năng mà là văn hóa Khả năng, sáng tạo của con người trong việc định hình thể giới hơn hẳn bắt kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng dé đảm

bảo cho sự sống còn của chủng loài mình Con người có khả năng hình thành

văn hóa và với tư cách là thành viên cũ

cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá một xã hội, con người tiếp thu văn

L bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác Việc

thể là thành viên

'Văn hóa là bao gồm tắt cả những sản phẩm của con người, và như vậy,

văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn

ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quân áo, các phương tiện, v.v Cá hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh

một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân

loại hoc Myla Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới

164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nỏi tiếng thế giới

Van hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhu dan ic hoc, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc đân rộc học hiện đại theo cách gọi

của châu Âu) , dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và

trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau Các

định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách

Trang 11

trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay

một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và

nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị,

truyền thống và đức tin” (Tuyên bồ chưng của UNESSCO về tính đa dạng văn hoá)

“Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội

'Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thé hé khác thông qua quá trình xã

hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và

tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người

và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sông và

hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do

con người tạo ra

1.1.2 Vấn đề tiêu dùng nói chung và tiêu dùng trong du lich

Tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch

vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất Tiêu dùng

là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển

Theo nghĩa rộng, tiêu dùng được chia ra làm tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng

sinh hoạt Cái trước là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội, là chỉ tiêu

hao và quay vòng tư liệu sản xuất; còn cái sau là chỉ tiêu hao tư liệu sinh hoạt,

Trang 12

tiêu dùng sinh hoạt mả nói, nó là hành vi cá nhân, bắt nguồn từ các loại nhu cầu của con người, nhưng tiền đề cơ bản là điều kiện sản xuất, chế độ phân phối và văn hoá tiêu dùng của xã hội Hơn nữa tiêu dùng cũng không phải không có liên quan với lý luận Lấy tiêu dùng thức ăn mà nói, “đói thì muốn ăn” là đòi hỏi cơ bản của con người, thế nhưng hàng ngàn năm nay, vấn đề *©ó thể ăn cái gì", * có thể ăn được cái gì" cũng như “ăn như thế nào”, lại quyết định bởi điều kiện cung ứng thức ăn, thể chế phân phối thức ăn và văn hoá âm thực bao gồm cả quan niệm giá trị sinh tồn của xã hội Vì vậy, điều định về căn bản đã qui định đối tượng, hình thức và phương kiện xã hội nỈ thức thực hiện của tiêu dùng, trên cơ sở đó, mới có sự lựa chọn tiêu dùng cá nhân bắt nguồn từ nhu cầu của mình, đó chính là bản chất xã hội của tiêu dùng sinh hoạt

Người tiêu dùng là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ

gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế Khái niệm

người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng

và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường, phục vụ gì cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình

'Hành vi tiêu dùng

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Hanh vi tiéu diing chính là sự tác

động qua lại giữa các yêu tổ kích thích của môi trường với nhận thức và hành

vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của

ho" [3,tr 11]

Hãy nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm

Trang 13

cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”[10,tr.12]

“Hanh vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm dịch vụ,

những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay

ước muốn của họ”[10,.12]

“Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới

quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/

dịch vụ Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và

sau các hành động đó”[12,t.13]

Như vậy qua hai định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định được một số đặc

điểm của hành vi tiêu dùng là:

Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay

một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/

dịch vụ Tiến trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử dụng, xử lý của con người trong quá trình

mua sắm và tiêu dùng [3, tr.12]

‘Hanh vi tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ mơi trường bên ngồi và có sự tác động trở lại đối với

môi trường ấy

Trong xã hội Việt Nam nói riêng, hoạt động tiêu dùng tạm thời được

Trang 14

toàn quốc lần thứ VI (từ ngày 15-18/12/1986) Trước đây, khi nền kinh tế còn hoạt động theo cơ chế quan liêu bao cấp thì hoạt động tiêu dùng được vận hành theo chế độ “Tem phiếu” mang tính chất một chiều Người tiêu dùng không có quyền lựa chọn những sản phẩm mà mình thích mặc dù có khả năng, chỉ trả Tắt cả các sản phẩm đều được nhà nước chỉ định phân phối Nhưng sau khi nhà nước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước thì các sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và nhiều chiều của người tiêu dùng Lúc này hoạt động tiêu dùng của người dân trong xã hội được phát triển một cách toàn diện, thuận mua vừa bán và người tiêu dùng có quyền phản hồi lại với nhà sản xuất về sản phẩm mình đã sử dụng vì vậy nó tạo ra sự bình đăng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

Từ sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường hoạt động tiêu

dùng của người Việt Nam không ngừng được thay đổi Các doanh nghiệp mở

rộng hợp tác đa phương củng với sự phong phú về sản phẩm của mình đã tạo

ra cho thị trường một sự cạnh tranh mạnh mẽ về mẫu mã về giá cả sản phẩm

Thêm vào đó là những sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam

với các thương hiệu nỗi tiếng trên thế giới đã tạo cho hoạt động tiêu dùng của

người Việt Nam có sự phân cấp rõ rệt về khả năng chỉ trả cũng như “Đẳng

cấp” của một bộ phận nhỏ những người có thu nhập cao Xu hướng ra nước

ngoài mua sắm (Shopping) đã và dang trở thành một thói quen cho tiểu bộ

phận người Việt có thu nhập cao bởi lẽ hàng hoá trong nước không đáp ứng,

được những yêu cầu về thời trang hay hàng chính hãng đối với họ Đây cũng

là tín hiệu đáng mừng đối với đất nước ta bởi lẽ thay vì việc khó khăn về kinh

tế của người dân như trước đây như không đầy đủ về cơm áo gạo tiền thì nay

nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc lành mà là ăn

ngon mặc đẹp, đi xe sang trọng và dùng đồ hiệu Nhưng xu hướng này cũng

Trang 15

các nước trong khu vực đã kéo theo việc người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội

tiếp xúc với nhiều loại mặt hàng trên thế giới với giá cả chấp nhận được cho

nhiều tầng lớp nhân dân Và cũng chính vì vậy người tiêu dùng ngày nay có nhiều sự lựa chọn cho mình về mẫu mã, giá cả và thậm chí cả thương hiệu nữa Người tiêu dùng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình đối với

thị trường hàng hoá và chính họ cũng là người quyết định cho sức sống của

sản phẩm trên thị trường

Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam ngày nay cũng có nhiều thay

đối so với trước kia, điều này thể hiện rất rõ nét trong đời sống xã hội đó là xu

thế các siêu thị bán lẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và có sức sống tốt

trong thị trường Có thể kẻ ra đây một số hệ thống bán lẻ nỗi tiếng trên thế giới đã có mặt hoạt đông hiệu quả ở Việt Nam như: BIG C, hapro man, vinatext mart, fivi mart v.v Các hệ thống siêu thị này đã dần dần thành công trong việc cung cắp hàng tiêu dùng cho người Việt Nam Thay vì thói quen ra chợ cóc mua đỗ hàng ngày đa số người tiêu dùng trong các thành thị ở

Việt Nam đang dan dan hình thành thói quen vào siêu thị mua đồ để được

đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như về giá cả (không phái trả giá) Sự phát triển về kinh tế giúp đời sống người dân ngày càng được nâng cao nhờ thu nhập vi vay nhu cầu của con người không chỉ đừng lại ở cơm ăn áo mặc hay những nhu cầu vật chất tằm thường mà còn được nâng lên hơn nữa về hưởng thụ đời sống tỉnh thần Việc thu nhập cao lên, số ngày làm việc trong tuần được rút ngắn đi là cơ hội đễ người Việt Nam ta có thời gian giành cho bản thân nhiều hơn nhằm tái sản xuất sức lao động và tham gia vào các

hoạt động giải trí Có nhiều người sử dụng thời gian rỗi của mình vào việc

Trang 16

hay chơi thể thao và xu hướng sử dụng thời gian rỗi của mình vào việc di du lịch cũng là một trào lưu giải trí không thể thiếu được trong đời sống tỉnh thần

của người Việt Nam

“Tiêu dùng trong du lịch cũng là một vấn để đáng quan tâm hiện nay vì

hoạt động du lịch đồng nghĩa với hoạt động tiêu tiền để đi lại sự thoải mái và

thoả mãn tính tò mò cũng như sự hiếu kỳ về một mảnh đất mới khác nơi cư

trú thường xuyên của mình Việc tiêu dùng trong hoạt động du lịch được xem như một cú hích rất quan trọng trong việc phát triển một thị trường du lịch

lành mạnh của đất nước ta

Hoạt động tiêu ding trong du lịch được hiéu la: Tiéw dling trước khí

tham gia du lịch và tiêu ding trong khi tham gia các tour dự lịch

Tiêu dùng trước khi tham gia du lịch là việc lựa chọn các điểm đến trong tương lai gin hay nói cụ thể hơn là việc lựa chọn các chương trình du lich trọn gói hay các chương trinh du lich “Md” ~ opentour với các dịch vụ về tham quan giải trí ăn uống ngủ nghỉ và phương tiện đi lại trong quá trình tham gia tour du lịch của một đơn vị kinh doanh du lịch nào đó

Việc tiêu dùng này được cụ thể hoá bằng việc người tiêu dùng bỏ ra một khoản tiền nhất định đặt cọc cho nhà cung cấp dịch vụ - các công ty du lịch để các công ty này xác nhận các dịch vụ cần sử dụng trong tour du lịch sắp tới của người tiêu dùng (thường là 50% - 60% tổng số tiền phải thanh toán cho một tour du lịch) Tuy nhiên sản phẩm du lịch là một dạng sản phẩm vô hình mà người tiêu dùng khi chưa sử dụng qua thì chưa thể kiểm định được chất lượng dịch vụ mà các nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho mình

Chính vì thể việc tỉ

dùng trước khi tham gia các tour du lịch l hoàn toàn

dựa vào giá trị niềm tin hay kinh nghiệm của những người đã từng tham gia

Trang 17

địa và những người cung cấp dịch vụ, hàng hoá ở điểm đến trong hành trình

du lịch Hoạt động tiêu dùng trong khi tham gia các tour du lịch là hoạt động tiêu dùng mang tính bị động bởi lẽ thông tin về những sản phẩm hàng hoá hay

dịch vụ tại điểm đến đều được cung cắp trong quá trình thực hiện hành trình chứ khơng hồn tồn là cung cấp trước khi xuất phát Người tiêu dùng

(Khách dụ lịch) không được dự trù trước về những khoản kinh phí

inh sé sit

dụng trong khi tham gia các tour du lich ma thường sẽ chỉ tiêu theo cảm tinh

và bị cuốn hút bởi cái mới lạ của sản phẩm mà nơi mình sinh sống không có hoặc không độc đáo bằng

Việc đưa ra quyết định tiêu dùng trong du lịch thường là rất nhanh vì

thời gian giành cho các điểm tham quan trong mỗi tour du lịch khơng nhiều

Ngồi thời gian tham quan cảnh điểm và nghe hướng dẫn viên thuyết minh về

điểm đến thì thời gian tự do để du khách tìm hiểu về điểm tham quan là rất

ngắn và hoạt động tiêu dùng trong du lịch thường diễn ra vào thời điểm này

Đó là việc khách du lịch có thể thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương,

mua quả lưu niệm hay chơi các trò chơi giải trí tại điểm đền

'Hoạt động tiêu dùng trong du lịch thường không bị chỉ phối quá nhiều

bởi thu nhập cá nhân bởi lẽ tâm lý đi du lịch của đại đa số khách du lịch là muốn tạo cho mình một sự thoái mái và cân bằng với thời gian làm việc mệt nhọc của bản thân Vì vậy việc tiêu dùng trong du lich thường thoải mái hơn việc tiêu dùng thường nhật của cá nhân Hơn thế nữa, mỗi điểm đến trong hành trình du lịch không phải lúc nào du khách cũng có thể có điều kiện về thời gian và tiễn bạc để quay lại lần thứ hai nên việc quyết định tiêu dùng

Trang 18

Tính bắt ngờ không báo trước trong công tác hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên du lịch đem đến cho du khách những thích thú nhất định với những sản phẩm độc đáo hay đặc sản của địa phương Người hướng dẫn thổi vào đó những điểm khác lạ và kích thích được nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm của khách du lịch cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc quyết định tiêu dùng của khách du lịch

Tiêu dùng trong du lịch bị ảnh hướng rất lớn bởi phản ứng đây chuyển[11.tr.24] Đối với một sản phẩm của địa phương nơi khách du lịch

đến tham quan du lịch có thể du khách không mắy quan tâm hoặc không thích

trong cuộc sống hàng ngày nhưng vì những người cùng đồng hành với mình

mua tới tấp và tuyên truyền với nhau về chất lượng của sản phẩm đó nên du

khách cũng quyết định mua sản phẩm mà tự bản thân mình chưa chắc đã

quyết định mua ở một thời điểm khác

Ti dùng trong du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời

điểm đến

Vĩ dụ: Khách du lịch đang cư trú tại miền nam Việt Nam nhưng ra Hà

Nội vào dịp tết nguyên đán để xem hoa đào thì việc mua quần áo rét tại Hà Nội là điều tắt nhiên Hoặc khách du lịch đi Bắc Kinh vào tháng 12 âm lịch thì điều chắc chắn là du khách phải mua giầy đi trên tuyết

Nói tóm lại, hoạt động tiêu dùng trong du lịch là hoạt động mang tính bị động, bột phát và phụ thuộc vào công tác hướng dẫn của công ty du lịch và hướng dẫn viên Người tiêu dùng trong du lịch khó dự trù được kinh phí mà mình sẽ sử dụng trước khi tham gia tour du lịch đồng thời cũng khó hạn chế được bản thân trước những sản phẩm du lịch địa phương hấp dẫn đang mời soi trong chuyến di Quyết định tiêu dùng trong du lịch vì vậy phụ thuộc

nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan trong suốt hành trình du lịch của

Trang 19

Lâm thế nào dé thể hiện là người tiêu dùng có văn hoá trong xã hội

hiện nay vẫn đang là một vấn đề đáng quan tâm và tốn nhiều giấy mực của

các nhà khoa học, các nhà báo và ngay cả các cơ quan chính trị cao nhất của nhà nước Tháng 8 năm 2009 Bộ Chính Trị đã phát động cuộc vận động mang khẩu hiệu: “Người Việt Nam wu tién ding hàng Việt Nam” là một trong những,

chương trình hành động cụ thể và mang tầm quốc gia kêu gọi người dân Việt

Nam quan tâm và sử dụng những sản phẩm được sản xuất ngay chính nước mình Đây cũng chính là cách mà người dân thể hiện lòng yêu nước và tính tự tôn dân tộc Đồng thời cũng là đòn bẫy rất hữu hiệu cho các thương hiệu Việt trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay và tạo đà cho sự phát

triển của thị trường nội địa

Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chi đạo cuộc vận động,

hành hội nghị sơ kết

“Người Việt Nam tu tiên dùng hàng Việt Nam” vừa

một năm tổ chức thực hiện cuộc vận động nói trên Theo đó, tại TP HCM, tỷ lệ 95%

Trong 6 tháng đầu năm 2010, hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-op hàng Việt tiêu

hàng hoá sản xuất trong nước bày bán tại nhiều siêu thị cl

thụ tăng 55% so với cùng kỳ năm 2009 Trong 68 dot bán hàng về nông thôn của một số tỉnh, thành phố doanh thu bán hàng hoá Việt Nam đã đạt 1.467 tỷ đồng [21, tr.14]

Trang 20

21

nước Mỹ có một bộ phận tương đối người tiêu dùng không có năng lực trả nợ trong tình hình dùng toàn bộ tiền vay mua nhà còn đem thế chấp ngôi nhà đó với ngân hàng để vay tiền mua ngôi nhà thứ hai Rõ ràng là, loại phương thức tiêu dùng này cuối cùng chỉ mang lại sự phá sản cho tín dụng xã hội và sự lăng phí tài nguyên

Tiêu ding thân phận: Có một câu nói trong một bộ phim mà nay như đã trở thành kinh điển sau: "Thế nào là nhân sĩ thành công, bạn có biết

không? Nhân sĩ thành công là khi mua cái gì đều mua cái đắt nhất, chứ không

mua cái tốt nhất!" Trên thực tế đó chính là cái gọi là tiêu dùng thân phận tức

là dùng năng lực tiêu dùng để tâng bốc địa vị xã hội, thân phận xã hội khác

nhau, thậm chí là nhân cách sang hèn Có thể nói, tiêu dùng thân phận là một loại phương thức tiêu dùng không bình thường, nó không chỉ làm tổn hại quan niệm công bằng chính nghĩa của xã hội mà còn xuyên tạc sự đánh giá của

người ta đối với thành tựu cá nhân xã hội, mà còn tăng thêm quan niệm đẳng

cấp làm xấu phong khí xã hội

Tiêu dùng xa xỉ Trên thể giới có thị trường tiêu dùng xa xỉ riêng, và

cũng có nhóm người tiêu dùng hàng xa xỉ đặc biệt Mấy năm gần đây, tiêu

o do Hiệp hội hàng Xa xi

thể giới công bố đến tháng I năm 2009, tổng mức tiêu dùng hàng xa xỉ Trung

Quốc đã tới 8,6 tỷ USD chiếm 25% thị trường toàn cầu, lần đầu tiên vượt

nước Mỹ trở thành nước tiêu dùng hàng xa xỉ lớn thứ hai trên thế giới Mặc

dùng hàng xa xĩ cũng rộ lên trong nuớc Theo báo

dù nói, tiêu dùng hàng xa xi được định ra theo khả năng chỉ trả của cá nhân,

nhưng ở một nước đang phát triển, tài nguyên có hạn lại đông dân như Trung Quốc thì quyết không nên đề xướng tiêu dùng hàng xa xi Nếu tiêu dùng hàng

xa xỉ thúc đẩy phong cách xa xỉ lại còn hoà lẫn vào thành phần tiêu dụng thân

Trang 21

Tiêu dùng eacbon cao Nói một cách tương dối với tiêu dùng cécbon thấp, tiêu dùng cácbon cao chỉ loại phương thức tiêu dùng nào đó tiêu hao nhiều năng lượng và không bảo vệ môi trường Trong sinh hoạt ngày thường, tiêu dùng cácbon cao không chỉ có liên quan tới cơ cấu xã hội mà còn có liên quan tới phương thức sinh hoạt và thói quen tiêu dùng của người ta Nói về cái trước, nếu cơ cấu ngành nghề sản xuất xã hội là kiểu cácbon cao thì người tiêu dùng ở mức độ rất lớn cũng chỉ có thể tiêu dùng hàng cácbon cao Thế nhưng tiêu dùng cácbon cao nói ở đây, chủ yếu là nhằm vào phương thức sinh hoạt va thoi quen tiêu dùng của cá nhân Nghe nói không it người châu Âu có

thói quen sinh hoạt "thú vị”, ưa thích vào mùa đông mở hơi nóng sưởi ấm để

mặc quần áo mùa hè, và vào mùa hè lại mở máy lạnh để mặc y phục mùa đông Rõ rằng là nếu để xướng tiêu dùng cácbon thấp, mọi người sẽ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cácbon thấp mà điều chinh một cách hợp lý thói quen sinh

hoạt của minh

“Trên đây là một số hiện tượng tiêu dùng không hợp lý được tổng hợp từ

nhiều nguyên nhân, trong đó, sự thiếu mắt đạo đức là nhân tố quan trọng

Trên thực tế, tiêu dùng sinh hoạt trong hiện thực không là quá trình tiêu hao

vật chất thuần nhất và luôn thuần nhất như kinh tế học lý giải mà còn là

phương thức hành vi và phương thức sinh hoạt có nội hàm quan niệm đạo

đức, quan hệ luân lý, mức độ tinh thần Vì thế chúng ta có thể từ sự khảo sát

mồi quan hệ liên quan lẫn nhau giữa tiêu dùng với con người, giữa tiêu dùng, với sinh thái tự nhiên, giữa tiêu dùng với xã hội để nắm được nội hàm đạo

đức của tiêu dùng sinh hoạt

Tiêu dàng và sự sinh tơn, phát triển và hồn thiện của con người: Con

người cần sinh tồn, mưu cầu phát triển, thúc đây hoàn thiện Tiêu dùng tư liệu

sinh hoạt nhất định là tiền đề cơ bản và điều kiện tắt yếu Từ triết học mà nói

Trang 22

2B

sợi dây nối liền tỉnh thần, là phương thức nội hoá của thế giới bên ngoài Đồng thời trên ý nghĩa lý tưởng, tiêu dùng là con đường tất yếu và phương

thức thực hiện để con người tự mình hoàn thiện và phát triển Thông qua sự

thay thé sinh lý và thay thế tỉnh thần, con người không chỉ có thể duy trì sinh

mệnh, tích luỹ tinh lực, làm khỏe mạnh thân thể và còn có thể dự trữ tri thức,

làm tư duy sống động, thu hút giá trị Tắt nhiên, tiêu dùng tư liệu sinh hoạt có

chất lượng loại nào ở một trình độ rất lớn đã quyết định trực tiép thé chat, tâm lý, tố chất, năng lực và phẩm chất của con người Nói một cách khác là đối

tượng tiêu dùng và phương thức tiêu dùng không chỉ thoả mãn nhu cầu của con người mà còn tạo ra nhu cầu của con người và bản thân con người Vì

vay, trong việc lựa chọn đối tượng tiêu dùng va thực hiện phương thức tiêu

dùng đã tồn tại vấn đề có hợp lý hay không hợp lý có lành mạnh hay không,

lành mạnh, cốt lõi của tính hợp đạo đức trong tiêu dùng của con người là ở

đó Thế nào là tiêu dùng lành mạnh hợp lý, thế nào là tiêu dùng đạo đức, đây

ìn đề về nhận thức đạo

không chỉ là vấn để về trí tuệ sinh hoạt mà còn là

đức, nói cho cùng là vấn đẻ tính hợp lý của nhu cầu và tính chính đáng trong

thực hiện Trước hết, thoả mãn và thực hiện nhu cầu quyết định bởi sự theo đuổi giá trị và long tin lý tưởng của con người, quyết định bởi câu trả lời của con người đối với việc con người “ nên sinh hoạt như thế nào” và “muốn trở thành một con người như thế nào”; thứ hai, thoả mãn và thực hiện nhu cầu

quyết định bởi năng lực con người Loại năng lực này vừa bao gồm thẻ lực,

tinh lực và trình độ tư duy của con người, cũng bao gồm kinh nghiệm sống và năng lực chỉ trả của con người Cuối cùng, thoả mãn và thực hiện nhu cầu còn quyết định bởi sự lựa chọn giá trị của con người, cũng có nghĩa là quan niệm

giá trị và tiêu chuẩn giá trị mà con người tuân theo khi lựa chọn đối tượng tiêu

Trang 23

quả sẽ là sự biến chất thành, hàng hoá đang tiêu dùng người, nô dịch người những câu nói “ 'nô lệ cho nhà đất", “nô lệ cho xe cộ` ” v.v trong cuộc sống

hàng ngày chính là sự chép lại hiện thực

Sự phát triển bền vững giữa tiêu dùng và sinh thái tự nhiên: Cùng với

sự mở rộng qui mô lớn của năng lực sản xuất kinh tế toàn cầu và sự bành trướng tăng vọt của năng lực tiêu dùng của nhân loại, người ta đã sản sinh cảm giác nguy cơ trước triển vọng sử dụng năng lượng và môi trường sinh tồn tự nhiên trong tương lai Nói từ góc độ phát triển bền vững của xã hội loài người thì “tiêu dùng” và “tái sinh” đã cấu thành một đôi mâu thuẫn cơ bản

Nếu tiêu dùng của loài người vượt quá tốc độ tái sinh năng lượng và sinh thái

thi tài nguyên sẽ dần dần tiêu hao hết, hệ thống sinh thai tự nhiên sẽ mắt chức

năng, không thể bàn được chuyện sinh tồn của nhân loại nữa Vì vậy, để duy

trì sinh thái tự nhiên và sự phát triển

vững của xã hội loài người, tiêu

dùng sinh hoạt phải có sự tiết chế, phải phát triển theo hướng ngày cảng khoa

học hợp lý hơn, phải càng phù hợp hơn với với yêu cầu giá trị đạo đức nhất định Qui kết thành một dòng suy nghĩ sẽ là: phải tăng thu giảm chỉ Cái gọi là

tăng thu, tức là phải khai thác năng lượng mới và năng lượng sạch, ra sức phát

triển kinh tế tuần hoàn và kinh tế cácbon thấp, điều chỉnh cơ cấu ngành sản

xuất và phương thức tăng trưởng kinh tế, từ đó trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên mà sử dụng tốt năng lượng: cái gọi là giảm chỉ, tức là trong quá trình tăng thu, trong điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nhất định, thay đổi phương thức sinh hoạt và thói quen sinh hoạt không bảo vệ môi trường, không bảo vệ sinh thái, tiêu hao nhiều năng lượng, và hạn chế tiêu dùng sinh

hoạt trong phạm vi có thể khống chế hợp lý

“Tất nhiên, chúng ta phải vút bỏ quan niệm tiêu dùng kiểu giữ của một

Trang 24

25

dùng thích đáng để phát huy tác dụng lớn nhất của tiêu dùng; còn khi hàng, tiêu dùng tương đối thiếu ít không thể thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thì làm cho số hàng tiêu dùng có hạn có thể được phân phối sử dụng một cách cân đối, hợp lý, từ đó có thể sản sinh hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội càng tốt hơn, nâng cao tiết kiệm chỉ số sinh hoạt hạnh phúc

Tiêu dùng và hài hoà xã hội: Tiêu dùng có tính đạo đức khơng chỉ hồn thiện tiêu dùng của con người, thúc đẩy tiêu dùng sinh thái tự nhiên có thể

phát triển bền vững mà còn điều hoà và thúc đây tiêu dùng quan hệ giao tiếp

giữa con người một cách hợp lý Trong đời sống hiện thực, chúng ta dé dang

phát hiện trong điều kiện tư liệu tiêu dùng nhất định, có một số người nào đó

tiêu dùng nhiều hơn sẽ có nghĩa là có một số người nào đó tiêu dùng ít đi; có

một số cái tiêu dùng hết rồi, người khác sẽ không thể tiêu dùng v.v Điều này

thuyết minh, giữa tư liệu tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng đã tạo thành một đôi

mâu thuẫn, sự lựa chọn tiêu dùng và phương thức tiêu dùng khác nhau sẽ dẫn

đến va chạm giữa quan hệ giao tiếp giữa con người và quan hệ lợi ích nhất định Nói thêm nữa là, hành vi tiêu dùng đối với việc phát động quan hệ giao tiếp giữa con người và quan hệ lợi ích sẽ còn ảnh hưởng đến quan niệm tiêu dùng và thái độ tiêu dùng của con người, thậm chí là quan niệm giá trị va

nhân sinh quan của mọi người

Nối ví dụ, trên đây đã để cập tới tiêu dùng quá độ, tiêu dùng thân phận

và tiêu dùng xa xi đã quyến rũ tâm lý và quan niệm đẳng cấp so sánh tiêu

dùng khiên cưỡng của một số người Hành vi tiêu dùng như vậy nếu được tán phát , rõ rằng là sẽ làm bại hoại phong khí xã hội ghê gớm, làm gay gắt thêm mâu thuẫn xã hội, ảnh hưởng tới hài hoà xã hội Vì thế, tiêu dùng có đạo đức

nên là loại tiêu dùng thúc đây quan hệ giữa người với người trong xã hội hải

Trang 25

đồng thời với việc nên hiểu rõ mình “rốt cuộc cần cái gì”, còn phải biết vinh

nhục, rõ phải trái, phân biệt xấu tốt Nên biết rằng, mọi hàng tiêu dùng chính đáng đều là kết tỉnh lao động của người lao động, không có người lao động, hợp tác phân công trong sản xuất lớn xã hội hoá, sẽ không có sản phẩm lao động phong phú cung cấp cho mọi lựa chọn; ngược lại, nếu mọi người tiêu

dùng đều bấp chấp lợi ích của người khác và xã hội, ra sức huỷ hoại, kiêu sa dâm đật, thì cuối cùng hoặc có thẻ không có hàng tiêu dùng để có thể lựa

chon nữa

Làm rõ thuộc tính xã hội và tác dụng chức năng của tiêu dùng mục dich còn là dé tìm được một mô hình tiêu dùng và mô hình sinh hoạt, dé thực hiện

đời sống tốt đẹp cho con người Xem xét tình hình hiện nay thấy, rõ ràng là

phương thức tiêu dùng cácbon thấp chính là đại biểu cho loại tiêu dùng mới

nhất, tập trung nhất của loại mô hình tiêu dùng này Không nghỉ ngờ gì nữa,

kinh tế cácbon thấp là xu thế phát triển của thời đại, trong vấn đề tiêu dùng

cácbon thấp, chúng ta vừa phải phá bỏ “thần thoại phi đạo đức” của tiêu dùng bon thấp, và cũng vừa phải phá bỏ “thin thoại đạo đức” của tiêu dùng

cácbon thấp, đặt nó vào đúng vị trí hợp lý, phát huy mức độ tối đa hiệu quả

tích cực của nó Nói từ căn bản, để xướng tiêu dùng cácbon thấp không phải

là muốn hạ thấp tiêu chuẩn sinh hoạt mà là phải để xướng một loại quan niệm giá trị đạo đức bảo vệ môi trường, nhân bản, hài hoà Loại quan niệm giá trị

này phủ hợp với trào lưu thời đại, thuận với tình hình xã hội và ý dân, là một

mô hình tiêu dùng và phương thức sinh hoạt khoa học, văn minh, lành mạnh

Nó sẽ làm địu mâu thuẫn năng lượng căng thẳng, đối với việc thực hiện cải

Trang 26

+

1.1.3.2 Đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay

Theo Viện Nghiên Cứu Tư Vấn Phát Triển Xã Hội (Trường ĐH Quốc

Gia TP.HCM ), Văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới sẽ gồm 03 đặc điểm căn

bản

~ Tiêu dùng dựa trên Giá trị

~ Tiêu dùng Thông minh ~ Tiêu dùng có trách nhiệm

*Tiêu dùng dựa trên giá trị

Trong nền Văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới, người tiêu dùng sẽ không còn bị động chờ đợi, tìm kiếm những giá trị trong hàng hóa - dịch vụ, mà người tiêu dùng trở nên chủ động "đặt hàng” với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm phù hợp những chuẩn mực về giá trị mà mình yêu

Để chứng minh Giá trị một thương hiệu hàng hóa đó, doanh nghiệp phải làm rõ đồng thời 03 nội dung mà cộng đồng tiêu dùng có thể chấp nhận và

nhận diện được: Chất lượng sản phẩm - Trách nhiệm xã hội - Văn hóa kinh

doanh

“Tiêu dùng dựa trên Giá trị là hành vi lựa chọn những sản phẩm - dich vu

tốt, bền, giá cả phù hợp, thỏa măn cao nhất nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng Tức tiêu dùng là hoạt động sử dụng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ

nào đó để thỏa mãn nhu cầu nhất định của mình Tiêu dùng là lực lượng chủ

động, có quyền lực thực sự, giúp nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp, thể

hiện tỉnh thần trách nhiệm với sự phát triển xã hội - quốc gia

Trang 27

phẩm tức là chọn mua doanh nghiệp, người tiêu dùng cần tìm hiểu doanh

nghiệp trước khi chọn mua sản phẩm

Một

chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng, mà còn là động lực mạnh 'Văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới theo chủ nghĩa Giá trị không

mẽ thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng sáng tạo ra giá trị phục vụ cộng đồng

Nói cách khác, tiêu dùng có thể tác động đến doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh hàng hóa phù hợp với yêu cầu về giá trị mà tiêu dùng đặt ra

Đồng thời, thông qua các nội dung cốt lõi của văn hóa tiêu dùng,

doanh nghiệp tìm thấy con đường đề định hướng doanh nghiệp phát triển phù hợp kỳ vọng và lợi ích công đồng

Triết lý “Tiêu dùng tạo ra Giá trị” cũng đặt ra vẫn đề rất mới về mỗi tương quan giữa tiêu dùng và sản xuất kinh doanh: mỗi hành vi tiêu dùng thông qua doanh nghiệp đều gián tiếp đóng góp giá trị cá nhân vào hệ thống gia tri chung của xã hội

* Tiêu dùng thông minh

Tiêu dùng thông minh là hành vi tiêu dùng dựa trên tư duy nhận thức, tiêu dùng những gì mình biết, mình hiểu rõ, tập hợp những thông tin đầy đủ của sản phẩm, của Doanh nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn, không bị tác

động của các tiêu dùng khác để bảo vệ lợi ích bản thân, cộng đồng và xã hội

*Tiêu dùng có trách nhiệm

Tiêu dùng có trách nhiệm là hành vi tiêu dùng mang tính xã hội cao Người tiêu dùng có trách nhiệm không chỉ là biết tiêu dùng những hàng hóa -

dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đời sóng cá nhân, biết lựa chọn những hàng hóa

trong nước sản xuất mà còn biết lựa chọn hàng hóa của những Doanh nghiệp

có trách nhiệm với xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc

Trang 28

30

chức hay một nhóm bạn bè than thiết quen biết nhau trước khi tham gia các chương trình tour du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch cung cấp

Đối với những đối tượng khách du lịch nảy thường có người đứng ra

đại diện ký kết hợp đồng với các đơn vi kinh doanh du lịch dé cho đoàn khách của mình tham gia du lịch theo một chương trình hành trình nhất định với giá cả được thoả thuận giữa hai bên Những thành viên trong đoàn khách du lịch ấy thường được lãnh đạo bởi một người trưởng đoản, vì vậy những vấn đề tiêu dùng trước và trong khi tham gia hành trình du lịch đều được thống nhất bởi một người trưởng đoàn

"Những thành viên trong đoàn du lịch kiểu này thường ít khi tự mình

kiểm tra hay tìm hiểu về các dịch vụ du lịch và giá cả tại điểm đến, phần đông

phụ thuộc vào trưởng đoàn

Trong quá trình tham gia các hành trình du lịch thành viên trong đoàn thường quyết định tiêu dùng phần nhiều theo kiểu tâm lý “đấy chuyên” và chịu ảnh hưởng lớn bởi ý kiến trưởng đoàn

Đối với các đoàn khách cơ quan hay công ty, kinh phí đi du lịch thường được trích ra từ ngân sách hoặc quỹ phúc lợi của công ty đảm bảo cho phần chỉ phí cứng (Tiền mua tour trọn gói cho mỗi thành viên trong đoàn) Phần

chỉ tiêu thêm trong suốt hành trình của mỗi thành viên là do mọi người tự lo

vì vậy khả năng chỉ trả cho các dich vu bé trợ thêm hay sản phẩm hàng hoá tại điểm đến sẽ thoải mái hơn so với các đối tượng đi lẻ Do đó cách tiêu dùng

ih viên trong đoàn khách du lịch kiểu này có phần dễ dàng hơn Đối với đấi tượng khách dụ lịch Việt Nam đăng ký tham gia tour du

lịch theo kiểu khách lé kết hợp lại thành một đồn khách: Đơi tượng khách

này thường là những người sống tại các thành phố lớn, các trung tâm có

ngành kinnh doanh du lịch phát triển mạnh, các thông tin hướng dẫn tiêu dùng

Trang 29

đối tượng có thói quen di du lich va da từng có kinh nghiệm di du lịch hoặc có bạn bè người thân thường xuyên di du lich theo hình thức khách lẻ Việc tiêu dùng của đối tượng khách du lịch này thường diễn ra trước và trong hành trình du lịch như đã nêu ở phần (Tiêu dùng trong du lịch) Họ thường có sự tìm hiểu cặn kẽ tỉ mỉ về hành trình du lịch trước khi xuất phát, tìm hiểu về giá cả dịch vụ, những dịch vụ trong tour và những dịch vụ ngoài tour Đối với mỗi dịch vụ trong hành trình họ thường yêu cầu rất cao vì khả năng chỉ trả của đối tượng này là tương đối cao so với khách du lịch đi theo đoàn tập thé Việc tiêu dùng của các thành viên trong đoàn cũng khác nhau, giữa ho cin

có sự ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình quyết định tiêu dùng 1.2.2.Phân chia theo lứa tuổi

Sự khác nhau về tuổi tác cũng có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề tiêu

dùng trong du lịch của khách du lịch Việt Nam Đó là sự khác nhau về khả

năng chỉ trả cho các sản phẩm hàng hoá trong tour du lịch hoặc khác nhau về

sở thích mua bán trong khi tham gia du lịch

Đối với những đối tượng khách du lịch là thanh niên: Tiêu dùng trong

khi tham gia tour du lịch thường là bỏ tiền tham gia thêm các chương trình giải trí không có trong lịch trình đã mua trước khi xuất phát Hay là sẵn sàng chỉ trả cho những sản phẩm mang tính thời trang mà tại nơi cư trú thường xuyên của họ không có bán hoặc bán giá quá cao

Việc quyết định tiêu dùng của đối tượng này thường nhanh chóng và quyết đoán, ít có sự cân đối kinh phí chỉ tiêu cho cả hành trình mà chỉ tiêu theo ngẫu hứng

Đối với những đối tượng khách trung niên: Việc tiêu dùng trong du

lich hay có sự tính toán so sánh về giá cả hay tỷ giá chênh lệch giữa Việt Nam

và các nước trên thế giới Việc quyết định mua sản phẩm hàng hoá trong quá

Trang 30

32

Tuy nhiên đây cũng là lứa tuổi mà kinh tế gia đình hoặc cá nhân khách du lịch

đã ôn định và có khả năng chỉ trả tương đối cao nên nhóm đối tượng này có

xu hướng tiêu dùng *⁄hông minh” hơn so với các nhóm đối tượng khách du

lịch khác

Đối với đối tượng khách cao tuổi: Tiêu dùng trong khi tham gia các

chương trình du lịch thường là rất hạn chế, với đối tượng này chủ yếu đi du lịch nhờ tiền tiết kiệm hoặc do con cái, họ hàng người thân hỗ trợ nên khả năng chỉ trả cho các sản phẩm hàng hoá trong hành trình du lịch là không

nhiều Họ thường tận dụng thời gian du lịch để tìm hiểu về văn hoá vả phong

tục riêng của từng địa phương là chính Họ không mấy mặn mà lắm với các chương trình giải trí thêm ngoài tour Khách du lịch cao tuổi thường tìm hiểu rất kỳ về giá cả trước khi tham gia tour du lịch và yêu cầu cao về dịch vụ

được công ty du lịch cung cấp

1.2.3.Phân chia theo thu nhập

Tiêu dùng ở bất cứ đối tượng nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập, ở đối tượng khách du lịch thì sự khác nhau về thu nhập là sự cách biệt rất lớn về khả năng tiêu dùng khi tham gia các tour du lịch

Đối với những đối tượng khách du lịch có thu nhập cao: Việc quyết định tiêu dùng thường diễn ra nhanh gọn không mấy khi thắc mắc về giá cả, ở đối tượng này việc tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến chất lượng và thương hiệu Cac sản phẩm hàng hoá độc đáo mới lạ tại điểm đến trong hành trình du lịch cũng là yếu tổ kích thích tiêu dùng khá mạnh mẽ cho đối tượng này Khách du lịch có thu nhập cao thường thể hiện đăng cấp của mình trong tiêu dùng du lịch là đặt những tour riêng thiết kế cho mình với những điểm đến mang tính độc đá

trình du lịch có chất lượng cao Kể cả các điểm mua sắm (Shopping) trong

dich vụ nhà hàng khách sạn và phương tiện di chuyển trong hành

Trang 31

những khách du lịch VIP thể hiện đẳng cắp của mình trong tiêu dùng du lịch bằng việc đăng ký ở khách sạn có giá 1500-2000USD/Ingày đêm, ăn uống tới 3000USD/1 ban/10 khách, và đi trực thăng hay chuyên cơ riêng dĩ tham quan

Đối với những đối tượng khách du lịch có thu nhập trung bình: Việc tiêu

dùng trong du lịch thường có kế hoạch trước và rất dè dặt trong chỉ tiêu nhất

là các chương trình thêm ngoài Tour Việc tiêu dùng trong du lịch của họ chủ

yếu là mua các sản phẩm hàng hoá mang tính chất lưu niệm hoặc cần thiết

cho bạn bè người thân

13

h vi tigu dùng của người Việt nam và hành vi mua của người tiêu dùng du lịch

1.3.1 Hành vỉ tiêu dùng của người Việt Nam

1.3.1.1.Nhận biết nhu câu

“Thu nhập tăng lên và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu

rộng đã giúp người dân có điều kiện tiếp cận với những phong cách sống,

mức sống cao hơn của dân cư tại các nước khác Sự giao lưu này có tác dụng,

kích thích, làm nảy sinh những nhu cầu mới, nhất là ở cư dân đô thị Nhu cầu

tiêu dùng cũng đã có những thay đổi rõ rệt Trước hết, chỉ tiêu cho ăn uống giảm so với trước Nếu năm 2001, cuộc điều tra của Vietcycle cho chỉ

tiêu bình quân cho ăn uống của người dân cả hai thành phố HCM và Hà Nội

là 24% tổng thu nhập thì nay tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 20% Hơn nữa, cơ

cấu thực phẩm được tiêu dùng cũng thay đổi, tỷ lệ chỉ tiêu cho các loại thịt giảm, thay vào đó là chỉ tiêu cho các loại tôm, cá, rau, hoa quả Nếu trước kia việc ăn uống chủ yếu tập trung tại gia đình thì nay chỉ tiêu cho ăn uống

bên ngoài tăng lên, chiếm đến 20% tổng chỉ cho ăn, uống, hút Tỷ lệ chi

cho ăn uống ở các nhóm dân cư khác nhau cũng khác nhau Tỷ lệ chỉ cho ăn

uống ở nhóm người có trình độ cao hoặc học vấn cao thấp hơn các nhóm còn

Trang 32

M

này ở người độc thân lại thấp hơn đến 5% so với người có gia dinh ( 23, 5% so với 28,759)

Chỉ tiêu cho các dịch vụ, hàng hóa thuộc nhu cầu cao cấp cũng có xu

hướng tăng lên Trong nhóm này, nhu cầu du lịch tăng nhanh, đặc biệt là du

lịch nước ngoài Năm 2001, kết quả điều tra của Vieteyle cho thấy, số người quan tâm đến du lịch nước ngoài (32%) nhiều hơn nhiều so với du lịch trong nước (18%), mặc dù người có khả năng chỉ trả cho du lịch nước ngoài chỉ có

2%, bằng 1/2 so với du lịch trong nước (4%), chứng tỏ du lịch, nhất là du lịch

nước ngoài vẫn còn là ước mơ ngoài tầm với của phẩn lớn dân chúng Nhưng

kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu người tiêu dùng và doanh nghiệp

năm 2006 cho thấy thứ tự ưu tiên trong tiêu dùng đã thay đổi[21,tr.15]

Các khoản tiêu dùng trong năm 2006 [26,tr19]

Trang 33

Ưu tiên số một trong tiêu dùng sau thực phẩm chính là du lịch, với mức sân 12 triệu đồng/người cho du lịch nước ngoài và 3 triệu đồng/người cho du lịch nội địa, vượt xa mức chỉ tiêu cho đỗ nội thất, hàng điện tử, quần áo, mỹ phẩm Chỉ tiêu cho những mặt hàng xa xi khác cũng tăng nhanh, trong đó rõ rệt nhất là trang sức, điện thoại di động rồi đến hàng điện máy, xe máy, dịch vụ y tế Tuy nhiên, chỉ tiêu cho nhà hoặc ô tô vẫn ở mức thấp, chỉ có 3% người được hỏi muốn mua xe hơi và 9% có ý định mua nhà Điều này cho thấy những bắt cập trong tình hình đường xá Việt Nam và bắt hợp lý trong giá xe ô tô và bất động sản đã cản trở tiêu dùng hai mặt hang nay[7 tr19]

1.3.1.2 Tìm kiểm thông tin

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu

tìm kiếm thong tin qua quảng cáo Theo Công ty Nielsen, Việt Nam đứng thứ

8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất, trong đó, độ tin cậy của người

dân dành cho quảng cáo truyền miệng là 79%; TV: 73% và báo in: 72% Tuy

hiện trở lại trong đời sống kinh tế tiêu dùng Việt Nam

quảng cáo mới xi

nhưng theo kết quả một nghiên cứu mới nhất của giới chuyên ngành, người tiêu dùng Việt Nam đã "hội nhập" rất nhanh với xu thể thời đại Nghiên cứu do Công ty quảng cáo Leo Burnett Vietnam phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường NEO Vietnam tiến hành Đối tượng là trên 1.000 người tiêu dùng thuộc mọi giới tính, tuổi tác, trình độ ở Hà Nội, TP HCM, Hải Dương và Vĩnh

Long Kết quả cho thấy: một số nhóm người tiêu dùng lĩnh hội và cảm nhận

các bản tin, hình thức quảng cáo ngang mức với giới tiêu dùng ở vài thị

trường láng giềng vốn đã quen với quảng cáo từ nhiều thập niên trước như:

Malaysia và Thái Lan Khi được cho xem khoảng 50 khúc phim quảng cáo ngắn trên truyền hình (TVC) thuộc mọi nguồn gốc sản xuất nội địa và ngoại

quốc, giới thiệu sản phẩm bằng những hình ảnh, lời quảng cáo từ mức rất cụ

Trang 34

36

Tuy nhiên, người tiêu dùng thành thị giải mã các quảng cáo khó hiểu tốt hơn nhiều so với vùng nông thôn Vì vậy, các nhà kinh doanh cần chú ý đến yếu

tố này khi đưa hàng hóa ra thị trường 1.3.1.3 Đánh giá và lựa chọn giải pháp

Nếu trong cuộc điều tra của Vietcycle, trong các biện pháp xúc tiến

thương mại, giảm giá và quà tặng được ưa chuộng nhất thì nay người tiêu

dùng lại cho biết « nhãn hiệu » và « kiểu dáng thiết kế » là yếu tố hàng đầu

khi lựa chọn sản phẩm, chỉ sau «Độ bền và công dụng của sản phẩm », còn

giá cả và khuyến mãi chiếm vị trí cuối cùng Điều này chứng tỏ thu nhập tăng

đã tác động mạnh đến tâm lý tiêu dùng của người dân

Các yếu tố tác động đến quyết định mua[I r.67] STT Yếu tố Nam Nữ Toàn mẫu 1 Chất lượng dịch vụ 3.86 3.84 3.85 2 Giá cả, khuyến mai 3.37 3.54 3.47 3 | Kiểu dáng thiết kế 3.85 4.09 3.99 4 | D6 bén va céng dung 468 470 469 $ Nhãn hiệu 4.08 4.10 409 Ghỉ chú: thang đo Likert 1-5 với 1: Rất không quan trọng và 5: Rất quan trọng

Kết quả này còn cho ta thấy, phụ nữ bị các yếu tố này tác động nhiều

hơn nam giới, nhưng không có sự khác biệt nhiều trong thứ tự ưu tiên giữa

Trang 35

nhiều hơn nam giới (4.09 so với 3.85) Tính ưa hình thức của phụ nữ còn

được khẳng định trong các số liệu điều tra tiếp theo 1.3.1.4 Lựa chọn cửa hàng và mua sắm

Mấy năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển dần từ

phương thức đi chợ sang đi mua sắm tại các siêu thị và trung tâm thương mại

Cuộc sống hiện đại bận rộn, người tiêu dùng ngày càng thiểu thời gian dành

cho việc mua sắm Họ thường mua với số lượng tăng lên và tần suất ít đi

“Theo ý kiến của người tiêu dùng, đi siêu thị có rất nhiều lợi thế Người tiêu

dùng chọn siêu thị vì sự tiện lợi, sạch sẽ, mát mẻ, mua được nhiều hàng hóa

mà không phải lo trả giá Trong bối cảnh có nhiều dịch bệnh, cúm gia cầm,

người tiêu dùng đã chuyển một số mặt hàng thực phẩm như thịt gia cầm sang

mua ở siêu thị vì cho rằng nguồn cung cấp ở đây được kiểm dịch và đáng tin

cậy hơn Hơn thể nữa, siêu thị không chỉ là nơi mua sắm hàng hóa mà còn là

địa điểm giải trí cho cả gia đình Bên cạnh siêu thị, các cửa hàng chuyên

dung, showroom lại có thế mạnh trong cung ứng các sản phẩm đặc thủ đòi hỏi tư vấn kỹ thuật và dịch vụ tốt như trang thiết bị nội thắt, sản phẩm điện may

và thiết bị tin học

Theo một cuộc khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, thành viên của tập đoàn Nielsen tại Mỹ, vừa công bố hôm 27-10- 2008 sau khi công ty này tiến hành các nghiên cứu, khảo sát thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2006 đến thời điểm công bố báo cáo thì doanh thu của kênh phân phối

siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ đã tăng trưởng mạnh mẽ Trong khi mức

tăng trưởng năm 2006 mới là 10% thi sang dến năm sau, năm 2007 mức này đã lên tới 47% Sự tăng trưởng nhanh chóng này là do sự bùng nỗ của các siêu thị trên toàn quốc Với con số khiêm tốn là 2 siệu thị và 10 trung tâm thương mại vào năm 1995, tính đến tháng 10/ 2008 tổng số siêu thị trên cả

Trang 36

38

‘Su tiện lợi trong mua sắm tại siêu thị/ trung tâm thương mại là rõ rằng

Trong đó một số yếu tố quan trọng góp phần tạo lòng tin cho người tiêu dùng chính là tránh được tình trạng mập mờ vẻ giá, chất lượng và thái độ phục vụ

của nhân viên Vì vậy mà kinh doanh siêu thị dang thắng thế các chợ Điều

này đồng nghĩa xu hướng tiêu dùng đã và đang có sự thay đổi rõ nét, di cho

truyền thống đang bị thay thế bằng hình thức mua sắm hiện đại

Đi cùng với xu hướng mua sắm hiện đại trên là sự xuất hiện và phát

triển của một loạt các cửa hàng một giá Phương thức kinh doanh đã có từ lâu

trên thể giới, đặc biệt là tại các nước phát triển Tại Mỹ có chuỗi cửa hàng

1USD Tại Nhật Bản có chuỗi cửa hàng 100 Yên Hay tại Trung Quốc, các

chuỗi cửa hàng 2 tệ, 5 tệ, 10 tệ đều rất hút khách Tuy nhiên cho tới năm 2006

ở Hà Nội mới xuất hiện một số cửa hàng, chủ yếu là thời trang và trang phục

tuổi teen Hình thức kinh doanh có một số ưu điểm rất phù hợp với người tiêu

dùng bình dân Đặc điểm chung của các chuỗi cửa hàng một giá là giá rất rẻ

nhưng hàng hóa lại rất phong phú, đa dạng Giá cả hợp lý, không phải lo mặc cả lại cũng không phải lo so sánh, lựa chọn hàng hóa với các mức giá khác

nhau nên các cửa hàng này

Nhiều cửa hàng giờ đã nhân rộng ra thành một chuỗi hoặc hệ thống như

thương hiệu Tracy với 1 loạt các cửa hàng trên các tuyến phố tại Hà Nội, bán

đồ với chỉ một giá duy nhất dao động từ 100.000 - 190.000 đồng/sản phẩm

tùy từng cửa hàng Không chỉ các cửa hàng một giá đang được đà phát triển

fem lại sự tiện lợi tuyệt đối cho khách hàng

mà các nhà kinh doanh siêu thị, các cửa hàng bán lẻ cũng tận dụng cơ hội từ việc bán hàng đồng giá này để đẩy mạnh việc thu hút khách hàng và tăng

doanh thu Hệ thống siêu thị Big C đã tổ chức hội chợ đồ chơi cho trẻ em

đồng giá với 60 loại đổ chơi được bán 10.000 đồng/món kết thúc vào ngày 15/ 2/ 2009 Hình thức hội chợ 10.000 đồng cũng được BigC sử dụng thường xuyên như một nét đặc trưng ở các kỳ khai trương siêu thị mới Ngay sau đó,

Trang 37

trình bán sản phẩm đồng giá 30.000 đồng/món Nhiều sản phẩm đồng giá bán 30.000 đồng như: chảo không dính, bình nước thủy tỉnh, khay, ghế tắm

baby Như vậy, "vừa giá, không phải lo mặc cả, phủ hợp với giới trẻ lại có nhiều cơ sở” là những tiêu chí để các cửa hàng một giá trở thành sự lựa chọn

của người có thu nhập trung bình, đặc biệt là sinh viên

Ngồi ra, khi cơng nghệ thông tin phát triển rực rỡ thời gian dành cho

việc mua sắm ngày cảng bị rút ngắn thì việc "đi chợ" trên mạng xem ra là một

sự lựa chọn khả thi Không phải chen lấn tại các cửa hiệu, thoải mái lựa chọn

sản phẩm, chỉ cần tranh thủ 5-10 phút, khách hàng có thể chọn được sản phẩm

mong muốn với giá cả phải chăng Theo ông Ken Cassar, phó chủ tịch phụ trách Industry insights của bộ phận trực tuyến thuộc Nielsen, có nhiều lý do để người tiêu dùng lựa chon mua hang qua mạng:

~ Tiết kiệm chỉ phí đi lai: 53%

~ Dễ dàng so sánh giá cả giữa các nhà bán lẻ trực tuyến so với các cửa hàng

thực: S19

~ Có thê mua sắm bắt cứ khi nào mình thích: 69%

~ Không thích chen lấn tại cửa hàng vào những dịp lễ hội: 579%

Các mặt hàng được rao bán qua mạng rất phong phú về chủng loại,

hình thức và giá cả Các mặt hàng có thể là hàng hiệu, hàng mới, chất lượng,

cao cho đến hàng thanh lý, hàng secondhand Giá cả các mặt hàng cũng rất đa

dạng từ vài chục nghìn cho tới hàng triệu đồng

Tính đến nay đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm website cung cấp

hàng đến tận tay người tiêu dùng tại Việt Nam Trong đó phải kể đến các web

Trang 38

40

nhà), 25h.vn ( Trung tâm mua sắm trực tuyến) Hàng ngày có tới hing nghìn người truy cập các Website này để mua hàng hoặc chỉ đơn giản là tìm được hàng hóa và dịch vụ phủ hợp trước khi mua Đặc biệt là vào dịp lễ tắt, với tâm lý ngại chen lan, số lượng người mua sắm online đều tăng mạnh Điều đó

chứng tỏ hình thức mua sắm này đang dần chiếm được thiện cảm của người

tiêu dùng Với việc các ngân hàng đang triển khai dịch vụ thanh toán trực

tuyến, hình thức mua sắm nảy sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa

trong tương lai!

1.3.2.Hành vỉ mua của người tiêu dùng dự lịch:

Hành vi mua của người tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà lữ khách/du khách thé hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản

phẩm du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu khi thực hiện chuyến đi của họ

Mô hình tổng quát về hành vi của người tiêu dùng du lịch

“Tác nhân kích thích Người tiêu dùng Quyết định

Marketing | Môi Đặc | Diểnbiến

Mix | Trường Điểm w

Sản phẩm | Kinh tế ‘Van hoi | Nhận thức Sản phẩm

Giá Xã hội xangi | Timkiếm Nhãn hiệu

Phân Phối | Chính trị “Cả Nhân |_ Đánhgiá “Thời điểm mua Xúc tiến | Tự nhiên Tâmlý | Lựa chạn

Quyết định Số lượng mua

Bốn giai đoạn phát triển trong hành vi tiêu dùng du lịch

Trang 39

Giai đoạn 1; Khách tò mò hưởng thụ

Giai đoạn 2: Khách hưởng thụ tìm kiếm trải nghiệm

Giai đoạn 3: Khách tìm kiểm trải nghiệm theo bề rộng Giai đoạn 4: Khách tìm kiếm trải nghiệm theo chiều sâu

Đặc điểm của giai đoạn 1: Chưa giàu có, chưa có kinh nghiệm, tò mô ưa thích chương trình du lịch trọn gói truyền thống

Đặc điểm ở giai đoạn 2: Đã giàu có hơn, có kinh nghiệm tiêu dùng, thích đến có sự khác biệt về khí hậu và văn hoá

Đặc điểm giai đoạn 3: Giàu có về của cải, về kinh nghiệm du lich,

thích đến những nơi tương đồng và không tương đồng vẻ địa lý và văn hoá,

thích chương trình du lịch độc lập linh hoạt

Trang 40

B

(Số liệu vẻ chiều dài đường biên giới được do thông nhất song phương trên bản đồ địa hình thể hiện đường biên giới kèm Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tỷ lệ 150.000)

Trên cơ sở đó, giữa Trung Quốc và Việt nam cũng có một loạt các cặp

cửa khẩu thông thương giữa hai nước được hình thành theo Theo Hiệp định

cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ

nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa, biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã mở 9

cặp cửa khẩu:

'Tên cửa khẩu Việt Nam 'Tên cửa khẩu Trung Quốc

Ma Lù Thàng Kim Thủy Hà

Lào Cai (đường bộ) Ha Khẩu (đường bộ) Lào Cai (đường sắt) 'Hà Khâu (đường sắt)

“Thanh Thủy Thiên Bảo

‘Tra Linh Long Bang

Ta Ling Thủy Khẩu

Đồng Đăng (đường sắt) Bằng Tường (đường sắt)

Hữu Nghị Hữu Nghị Quan

Móng Cái Đông Hưng

Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để ngành du lịch của hai nước có

điều kiện hợp tác và cùng khai thác thị trường khách của nhau Đặc biệt là ở

miền Bắc Việt Nam, dựa vảo lợi thể cung đường di chuyển từ Thủ đô Hà nội

và một số thành phố lân cận lên các cửa khẩu đường bộ sang Trung Quốc như

Ngày đăng: 19/08/2022, 12:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w