Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian.. 2.2CƠ SỞ HÌ
Trang 1ĐỀ TÀI : TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO ĐÔNG NAM Á
Trang 2MỤC LỤC :
1 Khái quát về khu vực Đông Nam Á
2 Khái niệm tín ngưỡng
2.1 Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo
2.2 Cơ sở hình thành và phát triển của tín ngưỡng-tôn giáo
3 Tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân Đông Nam Á
4 Tôn giáo
4.1 Hồi giáo
4.2 Phật giáo
4.3 Kito giáo
5 Kết luận
Trang 31.KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á:
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía
bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc
gia: Brunei, Campuchia, Đông
Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapo
re, Thái Lan và Việt Nam Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java(Indonesia).
Trang 4STT Tiền tố
thường gọi Tên quốc gia
Tổng diện tích (Km2)
Dân số (người)
Mật độ dân cư (km2/người)
1 Cộng hòa Indonesia 1.860.360 231.591.670 124,5
2 Cộng hòa Philippines 300.000 92.217.391 307,4
3 CHXHCN Việt Nam 331.212 90.006.402 263,4
4 Vương quốc Thái Lan 513.120 66.982.746 130,5
6 Liên bang Malaysia 330.803 27.763.309 83,9
7 Vương quốc Campuchia 181.035 14.154.948 78,2
8 CHDCND Lào 236.800 6.318.284 26,7
9 Cộng hòa Singapore 705 5.009.236 7.105,3
10 Cộng hòa Đông Timor 14.874 1.114.229 74.9
11 Vương quốc Hồi giáo Brunei 5.765 409.872 71,1
Danh sách các quốc gia Đông Nam Á theo địa lý dân
cư năm 2009:
Trang 52.KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG :
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con
người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng
Trang 62.1 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TÍN
NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO:
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn
giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo.
Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín
ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian.
Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc
Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo
Trang 72.2CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TÍN NGƯỠNG-TÔN GIÁO :
Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" (hay nói gọn lại là "cái thiêng") - cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát
được Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm
Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái thiêng" thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau Chẳng hạn như niềm tin vào Đức Chúa, Đức Mẹ Đồng Trinh của Kito giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo thờ Mẫu Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người mà thôi.
Trang 83.TÍN NGƯỠNG NGUYÊN THỦY CỦA CƯ DÂN ĐÔNG NAM Á:
Theo quan niệm của người Lào, trong thế giới vô hình mà con người cảm thấy được có vô vàn những phi (ma): phi rừng, phi núi, phi ruộng, phi lửa… chúng có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người Người Xacuđai ở Inđônêxia tin rằng mọi vật
từ các vật sống như người, súc vật đến các vật vô tri vô giác như đá, cây, sông, mặt trời, mưa… đều có linh hồn Người
Thái gọi những lực lượng siêu nhiên, thần bí bằng cái tên
chung là “phỉ”: phỉ lửa, phỉ núi, phỉ bệnh… Đối với người Lào
và Khơ me thần đá và núi quan trọng hơn cả Người Lào đặt những hòn đá thiêng nghiêng trên bàn thờ của gia đình Người Pnông ở Cam pu chia cho rằng đá là nơi cư ngụ của thần bản địa, thần nhà Họ chỉ đem những viên đá thần đó ra khỏi bàn thờ khi làm lễ tế lớn
Trang 9Trong số các thần cư ngụ trong đá, trên núi mà cư dân Đông Nam Á thờ phụng thì thần Đất – vị thần bảo
hộ phù trợ cho nông nghiệp bao giờ cũng là vị thần tối cao Do cuộc sống gắn liền với yêu cầu phát triển nông nghiệp trồng lúa nên bên cạnh việc sùng bái tự nhiên, tín nưỡng phồn thực với nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi nảy nở… cũng rất phát triển ở Đông Nam Á vào buổi đầu lịch sử Trên mặt
trống đồng xen kẽ những tia mặt trời, là những hình
tượng sinh thực khí nam nữ cách điệu hóa những hình cóc trên mặt trống làm rõ ý cầu mưa của những trống
“Sấm” thời Đông Sơn.
Trang 10Cụ thể hơn nữa trên nóc Thạp đồng Đào Thịnh có 4 cặp nam nữ giao phối vừa rất tự nhiên, vừa có ý nghĩa nghi lễ phồn thực Việc thờ các hình sinh thực khí của người Chăm, Người Thái, người
Mường và các dân tộc khác ở Đông Nam Á rất gần với tục thờ linga của Siva giáo Song ở người Chăm, hình tượng Linga rất độc đáo: một dãy linga trên cùng một bệ, linga ngất ngưởng trên yoni làm bệ cao 2m, linga mặt nguời, linga có vỏ bọc… Những hội “múa dưới trăng” của người Mông, người Dao, những tục đánh trống thi cho
đến khi trống thủng của người Việt, người Thái, người Mường,
người Choang… những lễ cúng tế của nhiều dân tộc khác đen những trò chơi phổ biến ở Đông Nam Á đều phần nào phản ánh được nghi thức phồn thực của một xã hội nông nghiệp
Trang 11Có lẽ cũng bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, các dân tộc ở Đông Nam Á đều cho rằng mỗi người không chỉ có một
mà là cả một nhóm hồn ma Người Thái Đen ở (Việt Nam) tin
rằng mỗi người có 120 hồn ma Sau khi chết các hồn đó biến
thành phi (ma) Theo Gmaspero, người Khơ Me tin rằng có 9 hồn chính, người Mường 90, người Thái ở Bắc Lào 32 hoặc 34
Người Việt cho rằng mỗi người có ba hồn, đàn ông có 7 vía, đàn
bà có 9 vía Các hồn đều có liên quan mật thiêt với cuộc đời của mỗi con người, nếu có chuyện gì sảy ra với hồn thì người đó sẽ đau ốm, nếu hồn rời khỏi xác thì người đó sẽ chết
Trang 12Chính vì thế họ cũng tin rằng cuộc sống chưa chấm dứt sau khi chết – đó chỉ là sự chia tay tạm thời cử người chết với những người đang sống Người Ai Cập cũng cho rằng con người có hai phần, phần hồn và phần xác Khi người chết đi hồn sẽ rời khỏi xác, nhưng sẽ có ngày hồn quay trở về với xác và người sẽ sống lại Điều này lý giải tại sao người Ai Cập cổ có tục ướp xác (các Pharaong) Bởi vậy con người thờ phụng tổ tiên không chỉ để tỏ lòng tri ân và thương nhớ nhg người đã khuất mà còn là sự mong muốn tổ tiên tham gia và phù trợ cho mình trong mọi công việc
Trang 13Tất cả những hình thức tín ngưỡng dân gian đó, đã được bảo tồn trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, đồng thời có tác động
to lớn đến các tôn giáo được truyền bá vào sau Một nhà nghiên cứu cũng đã nhận xét: “Từ khi Phật giáo và Ấn Độ giáo du nhập vào Đông Nam Á, những quan niệm và nghi thức tôn giáo bản địa vẫn tiếp tục được duy trì và có ảnh hưởng sâu sắc đến các tôn giáo kia… và trong quá trình tiếp xúc với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa cũng đã bị thay đổi khá nhiều
Trang 154 TÔN GIÁO :
Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ
“legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người)
Có ít nhất bốn tôn giáo khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam á Malaysia và Indonesia (trừ Bali theo Hindu giáo ra), Brunei và Nam Philipin đều đa phần theo Hồi giáo; Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan đều theo Phật giáo Tiểu thừa và có nhiều nét văn hóa vay mượn từ ấn Độ hơn Việt Nam – nơi thiên về văn hóa Trung Hoa và chủ yếu theo Phật giáo Đại thừa; còn Philipin về cơ bản lại là miền đất theo Công giáo
Trang 164.1 PHẬT GIÁO :
Đạo Phật ra đời ở ấn Độ vào thế kỷ VI TCN Người sáng lập
là Gautama Đạo Phật là tôn giáo của sự bình đẳng Nó phủ nhận việc sùng bái thần tượng và chế độ đẳng cấp của đạo Hindu cùng với nơi thờ cúng
Cùng với Hindu giáo, Phật giáo – Mahayana và Theravada -
đã lan tỏa từ ấn Độ sang Phù Nam, Angkor, Sumatra và Java vào thiên niên kỷ thứ nhất Tuy vậy, kể từ sau thế kỷ XI, khi quốc vương Miến Điện – Anawratha cải đạo theo Theravada thì phái này mới nhanh chóng truyền khắp Đông Nam á và trở thành tôn giáo hàng đầu của người Myanmar, Thái Lan, Lào và
Campuchia, riêng người Việt thì đa phần theo Phật giáo
Mahayana biến cải
Trang 174.2 HINDU GIÁO :
Đạo Hindu nảy mầm qua nhiều thế kỷ phát triển trong đời
sống tôn giáo và tư tưởng ở ấn Độ Đạo được khởi đầu với tứ
kinh Veda (kho tàng trí tuệ) và các chú giải về Hindu giáo vào khoảng năm 1500 đến 500 TCN Mặc dù đạo thờ đa thần nhưng niềm tin vào Brahman (Đấng Sáng tạo) cùng hai hiện thân sóng đôi - Vishnu (Đấng Bảo vệ), Shiva (Đấng Hủy diệt) vẫn là sợi
dây độc thần xuyên suốt
Cốt lõi Hindu giáo là thuyết luân hồi và thuyết karma
(nghiệp chướng), lấy luật nhân quả làm nền tảng – hành động của một người ở kiếp này sẽ khiến anh ta được hưởng phúc hay phải thọ nghiệp báo ở kiếp sau, và vì lẽ đó anh ta có thể hạnh phúc
hơn hoặc ngược lại
Trang 184.3 HỒI GIÁO :
Người sáng lập ra Hồi giáo là Mohammed Ông sinh tại Mecca, Arab, năm 570
Tôn giáo mà Mohammed rao giảng rất giản dị và dễ theo “Năm
Nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo” đòi hỏi phải có niềm tin vào Allah
(Thánh trong tiếng Arab) và đấng tiên tri duy nhất là Mohammed; phải cầu nguyện 5 lần trong ngày; phải bố thí; ăn chay trong tháng Ramadan
(không ăn không uống trong khoảng thời gian mặt trời mọc – lặn); và hành hương ít nhất một lần trong đời về thánh địa Mecca Hồi giáo dạy rằng
mọi tín đồ đều là anh em, và mọi con người đều bình đẳng trước Allah, không kể màu da, chủng tộc hay tầng lớp (nhưng không có nghĩa là kể cả giới tính) Đồng thời, cũng có những điều cấm kỵ cụ thể như sử dụng chất gây say và thịt lợn
Sang thế kỷ XV – XVI, Hồi giáo lan tỏa nhanh hơn ở hầu khắp Đông Nam á hải đảo Ngày nay, nó trở thành tôn giáo hàng đầu ở các quốc gia Malaysia, Brunei, Indonesia và nam Philipin.
Trang 205 KẾT LUẬN :
Vốn là khu vực có nhiều nét tương đồng trên nhiều khía cạnh nên tín ngưỡng –tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á cũng mang những nét đặc trưng riêng so với các khu vực khác trên thế giới Cần có các giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị vốn có của tín ngưỡng –tôn giáo ở khu vực này Không chỉ là mê tín mà là điểm tựa tâm linh cho một bộ phận không nhỏ người dân ,là nét đẹp truyền thống lâu đời