LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Biểu tượng về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình củ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Ngô Thu Thủy Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Đƣợc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Biểu tượng
về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên để hoàn thành luận văn này
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS Ngô Thu Thủy - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành luận văn này
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo (bộ phận Sau Đại học), Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lí, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Công đoàn, các đồng nghiệp, học trò trường Trung học cơ sở Tân Lợi (Huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên), nơi tôi công tác đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu có phần hạn chế cho nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy, cô, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đƣợc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của đề tài 10
7 Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1: GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ PHONG TRÀO THƠ TRẺ THỜI KÌ CHỐNG MĨ 11
1.1 Biểu tượng về chiến tranh trong văn học 11
1.1.1 Khái quát chung về biểu tượng 11
1.1.2 Biểu tượng về chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 17
1.2 Thơ trẻ thời kì chống Mĩ 21
1.2.1 Nguyên nhân xuất hiện 21
1.2.2 Khái niệm thơ trẻ thời chống Mĩ 22
1.2.3 Các chặng đường phát triển 23
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2: NHỮNG BIỂU TƯỢNG CƠ BẢN VỀ CHIẾN TRANH TRONG THƠ TRẺ THỜI KÌ CHỐNG MĨ 29
2.1 Biểu tượng súng, bom, đạn 31
2.1.1 Súng, bom, đạn - biểu tượng của sự hủy diệt 31 2.1.2 Súng, bom, đạn - biểu tượng của ý chí, niềm tin, lòng quyết tâm
Trang 62.2 Biểu tượng lửa 42
2.2.1 Lửa - biểu tượng của sức sống bền bỉ, bất diệt, trường tồn 43
2.2.2 Lửa - biểu tượng của bản lĩnh, niềm tin, lòng nhiệt huyết yêu nước 46
2.2.3 Lửa - biểu tượng của chiến trường khốc liệt, lòng căm thù giặc sâu sắc 48
2.3 Biểu tượng con đường 54
2.3.1 Con đường - biểu tượng của tinh thần chiến đấu và sự lạc quan, yêu đời 54
2.3.2 Con đường - biểu tượng của cuộc kháng chiến và niềm tin chiến thắng 59
2.4 Biểu tượng máu 63
2.4.1 Máu - biểu tượng của sự đau thương, mất mát, chết chóc 64
2.4.2 Máu - biểu tượng của tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình cách mạng 69
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG VỀ CHIẾN TRANH TRONG THƠ TRẺ THỜI CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC 73
3.1 Không gian, thời gian xuất hiện biểu tượng 73
3.1.1 Không gian, thời gian mang tính sử thi 74
3.1.2 Không gian, thời gian cụ thể của cuộc sống đời thường qua cảm nhận cá nhân của người chiến sĩ 79
3.2 Nghệ thuật xây dựng biểu tượng qua các biện pháp nghệ thuật 84
3.2.1 Nghệ thuật ẩn dụ 84
3.2.2 Nghệ thuật hoán dụ 87
3.3 Năng lực khái quát triết lí và cái tôi thế hệ trong thơ trẻ 90
3.3.1 Năng lực khái quát triết lí 90
3.3.2 Cái tôi thế hệ 91
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1: Các biểu tượng về chiến tranh trong sáng tác của một số nhà
thơ trẻ thời kì chống Mĩ 30
Sơ đồ 2.1: Súng, bom, đạn và những ý nghĩa biểu tượng 42
Sơ đồ 2.2: Lửa và những ý nghĩa biểu tượng 53
Sơ đồ 2.3: Con đường và những ý nghĩa biểu tượng 63
Sơ đồ 2.4: Máu và những ý nghĩa biểu tượng 71
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Thơ ca là tiếng đàn muôn điệu của cuộc sống tâm hồn con người Có nhiều
cách thức, phương tiện để người viết gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình trong những vần thơ, trang văn Trong đó, hệ thống biểu tượng chính là “mạch nguồn” tạo nên chiều sâu, sự cô đúc, hàm súc cho tác phẩm Nhờ những biểu tượng ấy, người đọc thấy được các tầng ý nghĩa sâu xa, cảm được bao nỗi lòng được dồn nén trong từng câu chữ,
giống như nhà nghiên cứu L.White từng khẳng định: “Những biểu tượng do con người tạo ra là chiếc chìa khóa kì diệu của văn hóa nhân loại Nắm được chìa khóa đó có thể nắm bắt được tất cả sự bí mật của văn hóa con người” [4, tr 8]
1.2 Nghiên cứu về biểu tượng từ lâu đã được nhiều ngành khoa học quan tâm
Có thể kể đến như sử học, triết học, văn hóa học, ngôn ngữ học, và văn học cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy Biểu tượng là một trong những hình thức biểu hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn, bởi thế, nội dung này đã được đề cập đến khá nhiều trong các tác phẩm phê bình lí luận văn học ở Việt Nam cũng như trên thế giới dưới nhiều khía cạnh khác nhau Muốn khám phá nội dung tác phẩm, tìm ra những tín hiệu nghệ thuật hay phát hiện những giá trị tư tưởng mà tác giả truyền tải, nhìn chung, những người làm công tác nghiên cứu, phê bình văn học không thể bỏ qua hệ thống biểu tượng Bởi nó là “chiếc ổ khóa” cất giấu điều mà nhà văn muốn nói Giải mã các hình ảnh mang tính biểu tượng mà các nhà văn kiến tạo, chúng ta sẽ khám phá được giá trị của một văn bản nghệ thuật, đặc biệt đối với thơ - thể loại mang tính hàm súc, cô đọng cao Qua hệ thống biểu tượng, chúng ta còn thấy được cá tính sáng tạo, phong cách tác giả, khuynh hướng văn học và đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, từ đó giúp
ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của việc sáng tạo nghệ thuật
1.3 Trong dòng chảy văn học Việt Nam, thơ trẻ thời kì chống Mĩ là một bộ
phận để lại nhiều dấu ấn với nhiều tác giả nổi tiếng như Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hành trình sáng tạo của
họ là những nỗ lực cách tân không ngừng nghỉ cả về nội dung lẫn hình thức Thơ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ là hiện tượng nghệ thuật đỉnh cao, có giá trị về nhiều mặt, góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất nước nhà; một dòng thơ thấm máu không ít tài năng nơi chiến trận Thơ trẻ thời kì chống Mĩ đã
Trang 9bám rễ sâu vào hiện thực chiến trường để phản ánh một cách chân thực công việc cao
cả của “Cả thế hệ dàn hàng/ Gánh đất nước trên vai” (Bằng Việt) Những dữ dội,
khốc liệt của chiến tranh, những yêu thương, sẻ chia của tình đồng chí, đồng đội, tất
cả đều được thể hiện một cách chân thực, sinh động qua ngòi bút khi thì góc cạnh, gân guốc, lúc lại mềm mại, nhịp nhàng Một trong những đặc trưng tiêu biểu của thơ trẻ thời chống Mĩ là chất trí tuệ, chính luận Điều đó phần nào được thể hiện qua hệ thống biểu tượng mang tính khái quát, gợi cảm cao Thơ trẻ thời kì chống Mĩ, với yêu cầu của thực tế cuộc sống là phản ánh chiến tranh, đã có được cho riêng mình một hệ thống biểu tượng gói trọn những năm tháng hào hùng của dân tộc Nghiên cứu biểu tượng về chiến tranh là một cách thức để đi sâu khám phá đầy đủ diện mạo và đóng góp to lớn của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước
Đặc biệt, theo khảo sát của chúng tôi, các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ trẻ thời kì chống Mĩ rất nhiều Nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình chuyên biệt nào tìm hiểu, nghiên cứu thơ trẻ thời kì chống Mĩ từ góc nhìn biểu tượng về chiến tranh Vì lí do đó, luận văn sẽ góp phần giải quyết vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu một giai đoạn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại Đồng thời với việc chọn đề tài này, chúng tôi hi vọng tạo được thêm những hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu thơ trẻ thời kì chống Mĩ
1.4 Bản thân người nghiên cứu có sự yêu thích đặc biệt với văn học Việt Nam,
có sự say mê trong công việc nghiên cứu khoa học, lại gắn bó với công tác giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông, vì lẽ đó, thông qua luận văn này, tác giả mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực mà mình yêu thích Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài này chính là một tài liệu quý giá cho việc công việc giảng dạy của tác giả
Nghiên cứu biểu tượng chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ, người viết còn có cơ hội ngược dòng lịch sử để trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc, trở về với những trang thơ thấm đẫm máu và nước mắt của biết bao thế hệ cha anh, từ
đó hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của dân tộc, thêm khâm phục những đóng góp to lớn của thế hệ đi trước để biết yêu và trân trọng hơn cuộc sống tươi đẹp này
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Biểu tượng về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ” đã được lựa chọn để thực hiện trong luận văn này
Trang 102 Lịch sử vấn đề
2.1 Những nghiên cứu về phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ
Thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước là một hiện tượng đặc biệt của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của cả nền thơ chống Mĩ
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, thơ trẻ đã thu hút được sự quan tâm của độc giả và các nhà nghiên cứu trong cả nước Các công trình nghiên cứu ấy đã chứng tỏ vai trò quan trọng của thơ trẻ đối với tiến trình phát triển của thơ ca hiện đại Việt Nam
Khi bàn về những đóng góp của thơ trẻ đối với nền thơ hiện đại Việt Nam, nhà
nghiên cứu Hoàng Kim Ngọc đã cho rằng: “Thơ trẻ thời kì chống Mĩ mặc dù còn có nhiều hạn chế, non nớt nhưng với những đóng góp to lớn của nó xứng đáng là một hiện tượng độc đáo một đi không trở lại trong lịch sử văn học dân tộc” [41, tr.122]
Với sức trẻ và sự nhạy cảm tinh tế trong cách nhìn nhận, khám phá hiện thực, các nhà thơ trẻ dễ dàng phát hiện ra chất thơ ngay trong sự bộn bề của cuộc chiến đấu để thấy
được “Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ” (Phạm Tiến Duật) Bởi vậy, thơ
đúng là tiếng vọng tâm tình của tuổi trẻ cầm súng Qua cách cảm nhận của các nhà thơ trẻ, cuộc sống chiến trận hiện lên trong tất cả dáng vẻ sinh động và thật nhất, với những chi tiết đắt giá nhất mà chỉ trải qua đời lính mới có được
Trong “Văn học Việt Nam chống Mĩ cứu nước”, tác giả Vũ Tuấn Anh đã nhận định: “Thơ trẻ chống Mĩ cứu nước đã ghi nhận một chặng đường phát triển quan trọng của thơ ca”[36, tr 60] Thơ đã tự vượt mình, gắng vươn lên xứng đáng với tầm
vóc của dân tộc và thời đại, cố gắng đi song song với những bước đi kì vĩ của lịch sử Thơ chống Mĩ đã sáng tạo nên những vẻ đẹp mới cho thơ ca dân tộc về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật Thơ chống Mĩ đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của một nền thơ chiến đấu, là tiếng nói tâm tình, là tiếng kèn xung trận và người cổ vũ dẫn đường
Mặc dù nằm trong dòng chảy chung của cả nền thơ chống Mĩ nhưng thế hệ trẻ
đã vươn mình và khẳng định vị trí, vai trò của riêng thế hệ mình Trong bài viết của
mình, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cũng đã nhận xét: “Thơ chống Mĩ cứu nước cũng chỉ là một mảng trong nền thơ chung nhưng lại là mảng tiêu biểu nhất, quan trọng nhất” [21, tr.35]
Trang 11Hay trong bài viết “Thế hệ những nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước”, Trần Đăng Suyền cho rằng: “Thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước đã đóng góp cho nền thơ hiện đại Việt Nam những cây bút tiêu biểu có bản sắc và giọng điệu riêng” [36,
tr 387] Người đọc có thể nhận ra giọng thơ giàu chất suy tư với những cảm xúc sâu lắng, dồn nén, kết hợp hài hòa giữa vốn sống trực tiếp và vốn văn hóa của Nguyễn Khoa Điềm, nhất là giọng thơ của lời nói hàng ngày, khẩu ngữ, tài hoa, thông minh, tinh nghịch pha chút ngất ngưởng, ngang tàng của Phạm Tiến Duật Có thể nhận ra một Thanh Thảo phóng khoáng, tài hoa mà giàu suy tư; một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu lắng trong cảm xúc mà giàu suy ngẫm trăn trở; một Nguyễn Duy với giọng điệu gần với ca dao, chân chất dân dã tình tứ, đôn hậu mà đằm thắm thâm trầm…
Như vậy, có thể nói thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và các nhà nghiên cứu Thành công của thơ trẻ đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của thơ hiện đại Việt Nam
2.2 Nghiên cứu về biểu tượng trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ
Biểu tượng trong văn học cụ thể là biểu tượng trong thơ ca dùng để sáng tác thơ, đó là những hình ảnh cụ thể giàu tính cảm xúc có nhiều khả năng chứa đựng ý nghĩa sâu, có khả năng kết hợp và biến hóa đa dạng Nó là các hình ảnh có sức khái quát nhất định nhưng thường là khởi điểm của các hình ảnh khác phong phú hơn, đa dạng hơn Những công trình nghiên cứu biểu tượng nói chung trong thơ trẻ thời
chống Mĩ có thể kể đến như: Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, Biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ, Cảm hứng chiến tranh trong thơ của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ: cảm hứng
và giọng điệu
Khóa luận tốt nghiệp đại học Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh của Nguyễn Thị Thu Huyền có nhắc nhiều đến lí thuyết biểu tượng Tác giả đã
đưa ra các cách hiểu khác nhau về biểu tượng và biểu tượng trong thơ, từ đó làm cơ
sở lí luận để triển khai các nội dung ở Chương 2 và Chương 3 Đóng góp tiếp theo của công trình là tiến hành khảo sát các biểu tượng tình yêu xuất hiện trong thơ của
nữ sĩ Xuân Quỳnh Đó là trái tim, bàn tay, sóng, thuyền, biển, ngôi nhà, dòng sông
Những biểu tượng ấy, theo tác giả đều là biểu hiện của một trái tim đầy khát khao,
Trang 12cháy bỏng trong tình yêu của người phụ nữ Bài viết này cũng nhắc đến con đường
với ý nghĩa là một hành trình tìm đến tình yêu đích thực Song, tất cả những biểu tượng kể trên đều hướng tới một đích chung là biểu hiện cho tình yêu sâu sắc, cháy
bỏng, bao dung của người phụ nữ Ngay cả con đường - biểu tượng mang ý nghĩa
chiến tranh cũng chỉ được soi chiếu dưới cái nhìn của tình yêu nam nữ [20]
Trong luận văn Cảm hứng chiến tranh trong thơ của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, tác giả Nguyễn Thị Xa đã dày công nghiên cứu và khái quát các đặc điểm của
cảm hứng chiến tranh trong thơ của hai thi sĩ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ
Với Lưu Quang Vũ, chiến tranh là khúc bi tráng, là nỗi đau nhân thế và nỗi ám ảnh
Còn cái nhìn chiến tranh trong thơ Bằng Việt lại có chút thi vị hóa, hình tượng con người mang vẻ đẹp lí tưởng Từ đó, công trình đưa ra những kiến giải mang tính chủ quan về sự giống nhau và khác nhau trong cảm hứng chiến tranh của hai tác giả trên Trong quá trình nghiên cứu, Nguyễn Thị Xa có nhắc tới một vài biểu tượng chiến tranh
như con đường, chiến sĩ, bom đạn nhưng chúng chỉ được tác giả liệt kê và phân tích để
làm sáng tỏ vấn đề cốt lõi của đề tài là “cảm hứng chiến tranh” chứ chưa đi sâu khảo sát, hệ thống hóa chúng với ý nghĩa là những biểu tượng về chiến tranh [68]
Luận văn thạc sĩ Biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ của tác giả Trần Thị
Hường cũng là một công trình nhắc đến các biểu tượng chiến tranh trong sáng tác của một tác giả thuộc phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ Ngoài việc xây dựng được lí thuyết về biểu tượng khá chắn chắn, người viết còn khái quát được các dạng biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ Cụ thể, trong Chương 2 của luận văn này, tác giả đã chia làm ba dạng biểu tượng, bao gồm những biểu tượng có nguồn gốc từ tự nhiên
(nước, gió, lửa, hoa), những biểu tượng có nguồn gốc từ đời sống xã hội và con người (bức tường, sân ga, con tàu); những biểu tượng tâm tưởng (quả chuông, bài hát, tiếng hát) Cùng với đó, Trần Thị Hường cũng làm rõ các yếu tố góp phần xây
dựng biểu tượng trong chương 3 của đề tài Đó là quan niệm thẩm mĩ, ngôn ngữ và giọng điệu Có thể thấy, công trình đi theo cấu trúc truyền thống của một luận văn nghiên cứu về biểu tượng trong sáng tác của một tác giả Đặc biệt, khi nhắc đến biểu
tượng chiến tranh, luận văn viết khá kĩ về biểu tượng lửa - là lòng căm thù sâu sắc, sự
hủy diệt ghê gớm và sức sống mãnh liệt của con người trong chiến tranh Thế nhưng,
Trang 13luận văn này, cũng như nhiều công trình khác, chỉ đi sâu tìm hiểu hệ thống biểu tượng của một tác giả cụ thể, chưa mang tính khái quát của một giai đoạn, một phong trào, nhất là phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ - nơi Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện tượng đặc biệt Hơn nữa, mục đích của tác giả là hướng vào tất cả những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, chứ không tập trung vào biểu tượng về chiến tranh như mục đích mà chúng tôi đang hướng tới [19]
Nhắc đến những nghiên cứu về thơ trẻ thời chống Mĩ không thể không nhắc
tới công trình Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ: cảm hứng và giọng điệu
của Nguyễn Bá Long Đây là một luận án tiến sĩ có quy mô lớn, khái quát tương đối đầy đủ và toàn diện về những vấn đề liên quan đến thơ trẻ thời chống Mĩ như: khái niệm, tiến trình vận động, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật Đặc biệt, trong chương 2 của luận án, tác giả đã khái quát được một số phương thức biểu đạt cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ, trong đó có
phương thức sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng Nguyễn Bá Long đã tiến hành phân tích các hình ảnh dòng sông, đất, màn đêm và cả lửa, con đường Mặc dù
vậy, ý nghĩa của việc làm này chỉ dừng lại ở việc giúp tác giả khắc sâu hơn cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ thời chống Mĩ, chưa thể khái quát đầy đủ các biểu tượng chiến tranh trong nền thơ đa dạng, phong phú này [26]
Theo khảo sát của chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, hai bài viết Biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 và Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mĩ là những nghiên cứu có liên quan nhất khi nhắc tới biểu
tượng chiến tranh trong thơ trẻ
Biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 của tác giả
Trần Thị Hường là một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
số 2 - 2017 Bài viết đã nghiên cứu một cách có hệ thống những biểu tượng của thơ
ca kháng chiến Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ Công
trình đã khái quát các biểu tượng lớn là biểu tượng mặt trời, biểu tượng chiến sĩ, biểu tượng hoa, biểu tượng cánh chim, biểu tượng dòng sông, biểu tượng mùa xuân và đi đến kết luận mặt trời là biểu tượng của ánh sáng chân lý, lý tưởng, chiến sĩ là biểu tượng của tinh thần Việt Nam thời chiến, hoa là biểu tượng của vẻ đẹp thời đại cách
Trang 14mạng, cánh chim là biểu tượng của tự do, dòng sông là biểu tượng của dòng chảy lịch
sử và sự nối liền, mùa xuân là biểu tượng của thành quả cách mạng Trong những
biểu tượng mà tác giả đã xác định, biểu tượng chiến sĩ đã có phần “chạm đến” biểu tượng chiến tranh, song còn chung chung, chưa cụ thể Bởi vậy, công trình này, mặc
dù có độ rộng, tuy nhiên, chưa có độ sâu khi xét ở phạm vi giới hạn thơ trẻ thời chống
Mĩ Hơn nữa, nghiên cứu của tác giả chưa tập trung vào những biểu tượng về chiến tranh - cốt lõi của văn học thời kháng chiến nói chung và thơ trẻ thời chống Mĩ nói riêng [18]
Ngược lại, Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mĩ của tác giả
Nguyễn Quỳnh đã nghiên cứu đúng đối tượng là thơ trẻ thời kì chống Mĩ Đóng góp của công trình này là xây dựng được các vấn đề lí luận về thơ trẻ thời chống Mĩ, đồng thời vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khoa học để chỉ ra những biểu tượng thiên nhiên giàu sức gợi Ngoài ta, tác giả khảo sát và nhận thấy một số biểu
tượng mang nhiều ý nghĩa như thế giới hoa cỏ là những ẩn dụ cho tâm hồn trong trẻo, mộng mơ, giàu cảm xúc của những cô gái thanh niên xung phong, quả cau lá trầu gợi
nhắc đến câu chuyện tình yêu, hôn nhân của thế hệ trẻ thời chống Mĩ; các biểu tượng
dòng sông, biển, sóng gió, cát trắng cũng là đối tượng nghiên cứu của công trình này
khi gợi ra nhiều ý nghĩa đặc sắc khác nhau Có lẽ, xét về góc độ biểu tượng chiến
tranh, thành công nhất của công trình này là nghiên cứu khá chi tiết về biểu tượng con đường Trường Sơn, con đường Hồ Chí Minh lịch sử và nhấn mạnh được những ý
nghĩa cao cả của biểu tượng ấy Theo tác giả, nhắc đến con đường là nhắc tới sự hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người Việt Nam, là ý chí quật cường, kiên trung
trong kháng chiến Con đường cũng trở thành một người bạn tri âm tri kỉ chia sẻ niềm
vui, nỗi buồn với những anh vệ quốc quân dũng cảm; là biểu tượng cho Tổ quốc ngàn đời bất khuất, hiên ngang, đồng thời cũng là con đường tình yêu nồng nàn, say đắm của những người lính trẻ Mặc dù vậy, vì chỉ giới hạn ở biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ nên một “vùng đất màu mỡ” chưa được khai thác là biểu tượng con người, đặc
biệt, chưa nhấn mạnh đến biểu tượng về chiến tranh (ngoại trừ con đường) Bên cạnh
đó, những gương mặt nhà thơ nam nổi bật như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo,… không phải đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trang 15Qua sự phân tích trên có thể thấy rằng, nghiên cứu về biểu tượng trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều công trình đi trước Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về những biểu tượng trong thơ trẻ thời chống Mĩ Do đó,
chúng tôi lựa chọn “Biểu tượng về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ” làm đề
tài luận văn thạc sĩ Đây là hướng nghiên cứu mới, không có sự trùng lặp với công trình của những người đi trước
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu giá trị, ý nghĩa và nét độc đáo, đặc sắc của các biểu tượng chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ, từ đó thấy được bút pháp sáng tạo riêng, độc đáo, giàu màu sắc thẩm mĩ, văn hóa của các tác giả thời kì này, góp phần khẳng định vị trí của tác giả đối với thơ ca hiện đại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: Tìm hiểu khái niệm biểu tượng, trên cơ sở đó đưa ra khái niệm chung nhất là tiền đề lí luận cho việc nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài: khái niệm thơ trẻ, các giai đoạn phát triển, những đóng góp,…
- Tiến hành khảo sát, thống kê hệ thống biểu tượng chiến tranh trong thơ trẻ thời chống Mĩ; từ đó, phân tích cách xây dựng biểu tượng và giá trị tượng trưng của biểu tượng
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các đặc điểm và ý nghĩa của một số biểu tượng
về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ Theo khảo sát của người viết, một số biểu tượng được sử dụng với tần suất cao như: máu, con đường, lá cờ, súng, bom đạn, lửa,… đặc biệt là người lính - biểu tượng trung tâm, xuyên suốt của thơ ca kháng chiến 1945-1975 Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, biểu tượng người lính đã xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau Do vậy, trong khuôn khổ một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chọn bốn biểu tượng súng
Trang 164.2 Phạm vi nghiên cứu
Để việc tiếp cận và khảo sát, cũng như nghiên cứu biểu tượng chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ được tiến hành thuận lợi, về mặt cơ sở lí luận chúng tôi khảo sát chủ yếu các tài liệu liên quan đến lí thuyết về biểu tượng Và trong phạm vi giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài là sáng tác thơ của các tác giả tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước như: Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt,…
Cụ thể, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các tập thơ nằm trong bộ sách văn học được Giải thưởng Nhà nước do Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2015:
- Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974)
- Bằng Việt: Hương cây - Bếp lửa (1968); Bếp lửa - Khoảng trời (1973); Những bài thơ ra đời trong thời kì chống Mĩ thuộc tập thơ Đất sau mưa (1977)
- Xuân Quỳnh: Gió Lào cát trắng (1974); Hoa dọc chiến hào (1968)
- Phạm Tiến Duật: Thơ một chặng đường (1971); Vầng trăng quầng lửa (1970)
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê: là phương pháp quan trọng nhằm khảo sát và tìm hiểu biểu tượng trong thơ trẻ thời chống Mĩ Phương pháp này cho phép xác định những chi tiết, hình ảnh xuất hiện với tần số ít hay nhiều, giúp nhận ra những biểu tượng nào
là tiêu biểu thể hiện thế giới nghệ thuật của các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ
Trang 17Bên cạnh những phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh: dựa trên kết quả đã khảo sát được, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu các biểu tượng trong thế giới nghệ thuật thơ trẻ thời chống Mĩ và biểu tượng thơ của tác giả giai đoạn trước
6 Đóng góp của đề tài
Bên cạnh việc tiếp thu thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi mong muốn có những đóng góp mới với đề tài này nhằm góp phần làm rõ biểu tượng về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ
Mĩ Đồng thời, luận văn có thể mang lại những tư liệu quý cho những người quan tâm
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Giới thuyết về biểu tượng và phong trào thơ trẻ thời kì chống Mĩ Chương 2: Những biểu tượng cơ bản về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng về chiến tranh trong thơ trẻ thời kì
chống Mĩ
Trang 18NỘI DUNG Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ PHONG TRÀO
THƠ TRẺ THỜI KÌ CHỐNG MĨ 1.1 Biểu tượng về chiến tranh trong văn học
1.1.1 Khái quát chung về biểu tượng
1.1.1.1 Quan niệm về biểu tượng từ các góc độ khác nhau
Biểu tượng là một khái niệm phổ biến trong cuộc sống cũng như trong nghiên cứu văn hóa, văn học Có rất nhiều cách định nghĩa về biểu tượng Trong đời sống khoa học, đặc biệt là các bộ môn khoa học nghiên cứu như kí hiệu học, nhân học, định nghĩa biểu tượng được dùng khá phổ biến
Theo chiết tự Hán Việt: biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày", "dấu hiệu", để người ta dễ nhận biết một điều gì đó, tượng có nghĩa là "hình tượng" "Biểu tượng" là
một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng Bởi vậy, biểu tượng là phương tiện chuyển tải tư tưởng, thông điệp vượt ra ngoài khuôn khổ của dấu hiệu, hình ảnh, âm thanh
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tượng được hiểu là: “khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [9, tr.23] Trong nghĩa rộng, biểu tượng là: “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật” [9, tr.24] Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là: “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa với con người và cuộc đời” [9, tr.24]
Như vậy, ở phần trên, qua một số định nghĩa về biểu tượng, chúng ta có thể hình dung sơ bộ về khái niệm trong toàn bộ sự đa dạng và phức tạp của nó Mỗi ngành khoa học ít nhiều đều sử dụng tới thuật ngữ biểu tượng và dĩ nhiên trong từng
Trang 19ngành, nhất là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều đưa ra cho mình những kiến giải riêng về biểu tượng Trong lịch sử phát triển của mỗi ngành, ở các trường phái, khuynh hướng, trào lưu với những gốc rễ tư tưởng triết học khác nhau, quan niệm về biểu tượng dĩ nhiên không thuần nhất
* Từ góc độ Triết học
Theo Từ điển triết học: “Biểu tượng là hình ảnh trực quan - cảm tính, khái quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo lại trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật và các hiện tượng đến
giác quan” [66, tr.98]
Như vậy, nhìn từ góc độ triết học, biểu tượng thuộc về giai đoạn tiền ý thức,
nó xuất phát từ hiện thực khách quan và được tái tạo lại trong đầu óc con người Với cách hiểu như vậy, tất cả các sự vật tồn tại trong thế giới khách quan sẽ trở thành biểu tượng khi được con người tiếp nhận theo ý thức chủ quan của mình Vì thế, mỗi người sẽ có thế giới biểu tượng của riêng mình Thế giới biểu tượng ấy có phong phú hay không còn tùy thuộc vào môi trường sống, năng lực hoạt động của cá nhân trong việc chiếm lĩnh, thâm nhập vào thế giới xung quanh Và như vậy trong chúng ta ẩn
chứa một kho biểu tượng vô tận Đúng như Guy Schoeler viết: “sẽ là quá ít, nếu nói rằng chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [6, tr.419]
* Từ góc độ tâm lí
Theo Từ điển tiếng Việt: “Biểu tượng là một hiện tượng tâm sinh lí do một số
sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết được sự vật, kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [43, tr.67]
Như vậy, nhìn từ góc độ tâm lí, biểu tượng chỉ có thể xuất hiện khi có những
sự vật, sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan của con người và nó là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính trực quan Với đặc điểm như vậy, biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng của con người và nó có thể chuyển hóa thành biểu tượng trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt ở thể loại thơ ca
* Từ góc độ văn hóa
Mỗi một nền văn hóa được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau và một trong
những yếu tố đó chính là biểu tượng Các tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa
Trang 20thế giới cho rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng trong đó xếp hàng đầu là ngôn ngữ, quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh
tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo…” [6, tr.23] Với cách hiểu như vậy, biểu tượng
chính là một trong những cơ sở để xác định đặc trưng của một nền văn hóa cũng như
mối quan hệ của các nền văn hóa với nhau
Bên cạnh đặc điểm trên, biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa còn mang tính ổn định tương đối bởi mỗi nền văn hóa khác nhau thì hệ thống biểu tượng cũng khác nhau Mặt khác, như ta đã biết, cấp độ đầu tiên của biểu tượng là “mẫu gốc” Khi đi vào đời sống văn hóa, mỗi mẫu gốc có thể sản sinh ra những biểu tượng văn hóa khác nhau mà chúng ta có thể tìm thấy trong các thần thoại, truyền thuyết, lễ nghi, phong tục tập quán Vì vậy, biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa luôn mang đậm hơi thở của dân tộc, của thời đại
* Từ góc độ ngôn ngữ
Theo các nhà ngôn ngữ học thì “Biểu tượng là một kí hiệu tùy thuộc vào đối tượng mà nó biểu hiện do một luật lệ thông thường là một sự liên tưởng chung”
[Theo S.X.Pocxo - Dẫn theo Trần Ngọc Thêm - “Cơ sở văn hóa Việt Nam”] Trong
khi đó, nhà ngôn ngữ học lừng danh F.Saussure khẳng định: “Biểu tượng không hoàn toàn võ đoán, nó không phải cái trống rỗng”, đồng thời ông cũng thừa nhận biểu
tượng thuộc vào năng lực cá nhân nhưng luôn luôn chứa đựng một nội dung nhất định được khái quát và chưng cất từ thực tiễn
Như vậy, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, biểu tượng là một sự vật có hình ảnh mang tính chất thông điệp được dùng để gợi ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ Quan hệ liên tưởng, tưởng tượng và tính ước lệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong biểu tượng là cơ sở để tạo nên tính đa nghĩa cho biểu tượng
* Từ góc độ văn học
Từ góc độ văn học, theo Từ điển thuật ngữ văn học thì trong nghĩa rộng, biểu tượng thể hiện "đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật" Theo nghĩa hẹp, "biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một
Trang 21triết lí sâu xa về con người và cuộc đời" [9, tr.24] Văn học, nhìn nhận biểu tượng ở
hai mặt Thứ nhất, biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan Thứ hai, biểu tượng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật, nghĩa miêu tả… mà nói đến biểu tượng là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm
Các nhà nghiên cứu lí luận văn học cho rằng: Biểu tượng là “phương tiện tạo hình và biểu đạt” có tính “đa nghĩa” trong tác phẩm văn học Trong lĩnh vực thơ ca, biểu tượng chính là một trong những phương tiện biểu đạt có hiệu quả
Trên đây, chúng tôi điểm qua một số định nghĩa về biểu tượng từ các góc độ và tất yếu không tránh khỏi sự sơ lược và phiến diện so với thực tế đầy đa dạng và phức tạp Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy đây là một “nền” không thể thiếu để chúng ta
đi vào tiếp cận khái niệm từ góc độ mĩ học, lí luận văn học Thông qua quá trình phân tích, ta thấy được dù được xem xét ở nhiều phương diện nhưng hầu hết các tác giả đều tập trung đến vai trò, giá trị khái quát và tượng trưng của biểu tượng Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh tính đa nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm văn học
1.1.1.2 Biểu tượng theo quan điểm của luận văn
Như đã trình bày ở trên, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "biểu tượng" Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu cách hiểu của Nguyễn Thị Ngân Hoa:
"Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biểu tượng dùng để chỉ một thực thể gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được biểu trưng)" [16, tr.15] Bởi chúng tôi thấy khái niệm về biểu tượng nói
riêng, những lí thuyết về biểu tượng nói chung trong chuyên đề này rất phù hợp với việc tìm hiểu (giải mã) biểu tượng chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ
Để làm rõ hơn cách hiểu trên, tác giả luận văn lấy biểu tượng súng và trăng
trong văn học làm ví dụ tiêu biểu:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo
(Đồng chí, Chính Hữu)
Trang 22Súng, trăng là đối tượng được nhiều nhà thơ, nhà văn dùng làm đối tượng miêu tả Trong thơ, Chính Hữu sử dụng hình ảnh súng, trăng (cái biểu trưng) để kết lại bài thơ Đồng chí, đó là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp Hai hình ảnh tưởng là đối lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý
nghĩa biểu tượng hòa hợp vô cùng độc đáo Súng là chiến tranh, gian khổ, hi sinh, là hiện thực Còn trăng là tượng trưng cho hoà bình, gợi lên sự đẹp đẽ, thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn Súng là biểu tượng cho người chiến sĩ, trăng gợi liên tưởng đến thi sĩ; súng gợi khoảng cách gần, trăng gợi khoảng cách xa,… Chính Hữu đã đặt hai hình
ảnh đối lập ngay trong một câu thơ để gợi ra nhiều liên tưởng thú vị cho bạn đọc: người chiến sĩ quyết tâm cầm chắc cây súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, giữ vững hạnh phúc, độc lập dân tộc để vầng trăng kia luôn tỏa sáng, các anh chỉ có cách duy nhất: cầm súng Với cây súng, các anh đã trở thành linh hồn của đất nước, của không gian và thời gian Cây súng đã giúp người lính viết lên những bản tình ca không thể nào quên trong những năm tháng không thể nào quên của dân tộc
Bên cạnh đó, biểu tượng trăng còn gắn với tâm trạng con người Nhất là dưới
vẻ đẹp trữ tình của ánh trăng sáng vằng vặc đã khơi gợi biết bao nhiêu cảm xúc về tình yêu và khao khát hạnh phúc lứa đôi Điều này đã được các nhà thơ, nhà văn sử dụng nhiều trong các sáng tác của mình Vẫn còn đó hình ảnh ánh trăng mang theo
tâm trạng buồn của sự chia li trong sáng tác của Nguyễn Du “Vầng trăng ai xẻ làm đôi - Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”; hình ảnh trăng trong Mảnh trăng cuối rừng hay trăng trong tác phẩm của Nguyễn Du gợi lên tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
Và các nhà tiểu thuyết viết về chiến tranh cũng đã khai thác triệt để sức gợi lớn lao
của ánh trăng đối với cảm xúc, nhất là cảm xúc riêng tư, rất người trong tác phẩm
Như vậy, từ ví dụ trên, có thể nhận ra, biểu tượng văn học chính là phương tiện, phương thức chiếm lĩnh đời sống Chiều sâu ý nghĩa của biểu tượng làm nên vẻ đẹp của ngôn từ và giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm mà tác giả đã gửi gắm
Trong thực tế, văn học là hình thức nghệ thuật ngôn từ, nó phản ánh hiện thực cuộc sống, thể hiện tư tưởng tình cảm của con người thông qua các hình tượng nghệ thuật Bên cạnh đó, sức sống của các tác phẩm văn học, tính đa nghĩa của một tác
phẩm văn học một phần là nhờ các biểu tượng nghệ thuật Vậy, hình ảnh, hình tượng
và biểu tượng khác nhau ở chỗ nào, nó có mối quan hệ với nhau ra sao?
Trang 23Chắc chắn rằng, không phải hình tượng nào cũng có ý nghĩa biểu tượng, không phải hình tượng nào cũng là biến thể của biểu tượng, xuất phát từ biểu tượng Có rất nhiều hình tượng có giá trị hoàn toàn do tác giả tạo ra mà không xuất phát từ một
mẫu gốc nào, chẳng hạn hình tượng con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, hay hình tượng “xe không kính” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm
Tiến Duật…
Trong tác phẩm văn học, hình tượng và biểu tượng có sự thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau Có một số hình tượng đồng thời là biểu tượng, chúng là sản phẩm lao động nghệ thuật của nghệ sĩ Bản thân chúng đã mang tính thẩm mĩ, tính tượng trưng Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng đồng thời là biểu tượng Cây xà nu là biểu tượng phản ánh sức sống bất diệt của con người làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung Vầng trăng là một hình tượng văn học và nó cũng được xây dựng như một biểu tượng trong tác phẩm văn học Vầng trăng là một biểu tượng có nhiều tầng nghĩa, nhà văn thường sử dụng vầng trăng để nói lên khát vọng về một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc tròn đầy Có rất nhiều hình tượng đồng thời cũng là biểu tượng trong văn học như: con thuyền, dòng sông, con đường… Một tác phẩm văn học xây dựng thành công các hình tượng, biểu tượng thì tác phẩm đó đã đạt được giá trị đích thực của nghệ thuật Ngoài ra, hình tượng giống với biểu tượng ở chỗ: chúng đều được biểu hiện bằng giá trị nhận thức, cảm tính, chủ quan của nhận thức trong việc phản ánh thực tại khách quan của người nghệ sĩ, hơn nữa cả hai đều
sử dụng những phương tiện biểu đạt chung là ngôn ngữ Nhưng điểm khác biệt rõ nhất giữa hình tượng và biểu tượng là tính kí hiệu ở biểu tượng, một đặc điểm nổi bật đặc trưng, còn ở hình tượng văn học thì tính kí hiệu không nổi rõ Cùng là giá trị nhận thức cảm tính nhưng sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật không vượt quá giới hạn của một hình thức biểu đạt cụ thể, trong khi biểu tượng lại vượt quá khuôn khổ của sự biểu đạt, biểu nghĩa Hình tượng nghệ thuật chỉ thể hiện được một ý nghĩa biểu đạt duy nhất mà người nghệ sĩ đã có dụng ý lựa chọn, còn biểu tượng thì năng lực biểu hiện của nó rộng lớn hơn Nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh Biểu tượng thực sự có tính cách tân Qua đây cũng thấy "hình tượng" ở phương diện nào
Trang 24đó là cơ sở hình thành nên "biểu tượng", bởi biểu tượng thực chất là sự nâng cấp của những hình ảnh, chi tiết - nâng cấp bằng cách trao cho nó những ý nghĩa sâu
sắc, giàu ấn tượng, chẳng hạn như hình ảnh "Đoàn tàu" trong Hai đứa trẻ ( Thạch
Lam) có thể coi là biểu tượng về một cuộc sống đáng mơ ước
Bên cạnh sự thống nhất của hình tượng và biểu tượng trong một tác phẩm văn học thì giữa chúng không phải không có những yếu tố khu biệt Đặc điểm khu biệt rõ nhất giữa hình tượng và biểu tượng là tính kí hiệu Tính kí hiệu ở biểu tượng là một đặc điểm nổi rõ, quan trọng còn ở hình tượng văn học thì không nổi rõ Điều đó có nghĩa là
sự xuất hiện biểu tượng trong tác phẩm văn học là một tín hiệu để người đọc nắm bắt
được các ý nghĩa của tác phẩm, đi được vào mạch ngầm sáng tạo của nghệ sĩ Con đường trong thơ Tố Hữu, vầng trăng trong thơ Nguyễn Du… Chúng là biểu tượng và
cũng là hình tượng văn học Tuy vậy, hình tượng văn học chưa chắc đã là biểu tượng văn học Trong sáng tác của nhà văn, xây dựng hình tượng nhân vật là những con người cụ thể thì những hình tượng này không mang tính ý nghĩa biểu tượng, ví dụ hình tượng Bác Hồ, hình tượng người mẹ, anh bộ đội, anh giao liên, trong thơ Tố Hữu Đó đơn thuần chỉ là các hình tượng văn học Như vậy trong tác phẩm văn học các hình tượng và biểu tượng chỉ có tính thống nhất chứ không đồng nhất với nhau
Đi sâu tìm hiểu rõ hơn về quan niệm biểu tượng bằng cách khu biệt khái niệm này với một số khái niệm gần gũi như hình ảnh, hình tượng…thiết nghĩ, đây là thao tác cần thiết để xác định được khái niệm biểu tượng trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể biểu tượng chiến tranh trong sáng tác của các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ
1.1.2 Biểu tượng về chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
Đối với thi ca, biểu tượng là yếu tố rất quan trọng, bởi nhờ có hệ thống biểu tượng, nhà thơ mới bộc lộ được cảm xúc và khả năng sáng tạo của mình Đồng thời qua đó người đọc có thể tiếp cận, khai thác, khám phá những tầng nghĩa sâu hơn được
ẩn chứa trong đó Đặc trưng của văn học đòi hỏi không phải là điều gì các nhà văn cũng trình bày sẵn sàng, công khai, phơi bày lộ diện tất cả ra mà phải thể hiện một cách kín đáo, nhuần nhị và nhất là súc tích Biểu tượng thơ ca với tư cách là một phương tiện đặc biệt của nghệ thuật mang trong bản thân mình những dấu hiệu đặc trưng của thể loại, cho ta thấy cách thức con người nắm bắt thế giới sự vật, biến nó
Trang 25thành sự phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần và xúc cảm con người Bất cứ một biểu tượng thơ ca nào cũng có những liên hệ nhất định với ý thức thẩm mĩ truyền thống Sự chiếm lĩnh thế giới bên ngoài thông qua các biểu tượng như một phương thức có khả năng đem đến cho nhà thơ sự bộc lộ tư tưởng và tình cảm của cá nhân mình, nó kích thích nhà thơ diễn đạt những nội dung tiềm ẩn trong tâm hồn mình, và mặt khác như là biểu hiện của quá trình vận dụng các yếu tố nghệ thuật,
để không ngừng mở rộng khả năng biểu đạt, sức sáng tạo của nhà thơ Từ đó, chúng
tôi quan niệm rằng biểu tượng trong văn học là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt do nhà văn nhà thơ sáng tạo nên (dựa trên mẫu gốc), hình tượng ấy có ý nghĩa khái quát, tượng trưng, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả Trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ, có những hình tượng đặc biệt được lặp đi lặp lại tạo nên những biểu tượng độc đáo, thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Biểu tượng về chiến tranh là những hình tượng nghệ thuật về chiến tranh trong văn học, thể hiện cảm nhận, quan niệm của nhà văn về chiến tranh và cuộc sống
Trong văn học, biểu tượng là phương tiện tất yếu để các nhà văn, nhà thơ truyền tải tư tưởng, thông điệp đến với bạn đọc Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật không chỉ làm bức tranh đời sống trong văn học nghệ thuật hiện lên sống động mà còn ẩn chứa những chiều sâu trong khám phá hiện thực, trong quan niệm, tư tưởng, tình cảm của tác giả Mỗi hình thức đời sống khi trở thành kết quả của quá trình sáng tạo bao giờ cũng là một biểu tượng góp phần mã hoá nội dung hiện thực, tư tưởng và cảm xúc nào đó Bởi vậy, biểu tượng là phương thức phản ánh, tái hiện, chiếm lĩnh đời sống của văn học Với người Việt Nam, ngay từ xa xưa, trong văn học dân gian, người lao động bình dân đã biết tìm
đến những hình ảnh, biểu tượng để kí thác nỗi niềm Chẳng hạn, hình ảnh hoa sen trong những câu ca dao nổi tiếng chính là vẻ đẹp của con người Việt Nam “gần bùn
mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Hình ảnh con cò, con bống cũng mang trong mình
những mã nghệ thuật sâu sắc, nó là hình ảnh của chính những người nông dân cần cù, tần tảo lam lũ với ruộng đồng…
Như vậy, có thể nói, biểu tượng là một phương diện nghệ thuật độc đáo của văn học nói chung và trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ nói riêng Những biểu tượng ấy
Trang 26thường được khái quát lên từ những cái rất bình thường, nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày Thơ trẻ thời kì chống Mĩ, trên thực tế, thông qua biểu tượng, đã tạo
ra một không gian rộng lớn, một thế giới đa tầng, đa nghĩa
Giai đoạn 1945 - 1975 là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc Cuộc chiến tranh trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đầy gian khổ là chất liệu hiện thực chân thật, sống động để văn học nghệ thuật sản sinh nhiều tác phẩm có giá trị Hòa chung dòng chảy ấy, thơ ca thời chống Mĩ đi theo một nhiệm vụ thiêng liêng
và sáng suốt là viết về đề tài chiến tranh và người lính Trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, biểu tượng được sử dụng nhiều, nó như những tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng tư tưởng của tác phẩm và tài năng, tình cảm của nhà văn Các nhà văn thường
dùng những biểu tượng như: trăng, ngôi sao, dòng sông, bóng đêm, súng, cái chết, chiến sĩ, người mẹ, đất nước…vừa đậm chất trữ tình, vừa mang tính triết lí cao
Đội ngũ các nhà thơ trẻ giai đoạn này cũng xây dựng nhiều biểu tượng về
chiến tranh Có lẽ, chúng ta chưa thể quên biểu tượng súng, bom, đạn với sự hủy diệt kinh hoàng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh; biểu tượng con đường tươi
đẹp, rực rỡ nhưng cũng đầy chết chóc trong thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Tiến
Duật hay biểu tượng máu, lửa đầy sức ám ảnh trong những sáng tác của Bằng Việt,
Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Lưu Quang Vũ,… Trong số các biểu tượng trên, chúng tôi
lấy biểu tượng lá cờ, dòng sông làm ví dụ để phân tích làm sáng tỏ cách hiểu biểu tượng về chiến tranh trong văn học Còn những biểu tượng như máu, lửa, con đường, súng, bom đạn, chúng tôi sẽ triển khai cụ thể ở các chương sau của đề tài
Trong quan niệm của mỗi người, lá cờ là biểu tượng cho quyền lực và mang
một ý nghĩa chính trị rất quan trọng đối với một đất nước Nó quy tụ trong mình tính thống nhất, sự đoàn kết dân tộc, những đặc trưng của một dân tộc được thể hiện qua biểu tượng trên lá cờ, hay có khi là cả những lí tưởng của dân tộc đó Lá cờ là biểu tượng của lời hiệu triệu, kêu gọi những ai quy phục dưới nó phải cùng hành động vì một lí tưởng chung
Như nhiều quốc gia trên thế giới, đất nước Việt Nam cũng có một lá cờ khẳng định nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Lá cờ đỏ sao vàng từ khi khai sinh đã đồng hành suốt chặng đường Cách mạng Việt Nam cho
Trang 27tới tận ngày nay, và vì thế nó cũng in dấu rất sâu đậm trong thơ ca Lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với hình ảnh Bác Hồ, người lãnh tụ khởi nghĩa, vị cha già dân tộc mang đến ánh sáng cách mạng, mang đến con đường sáng cho nhân dân Bên cạnh đó, lá cờ đỏ sao vàng cũng là lá cờ biểu tượng cho Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh:
Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại!
(Sáng tháng Năm - Tố Hữu)
Hay gợi lên khí thế đấu tranh, lời hiệu triệu kêu gọi hành động, kêu gọi tiến quân, là lời giục giã lên đường ra trận:
Mau xung phong! Xung phong!
Cờ bay lên cứu nước
(Giết giặc - Tố Hữu)
Tựu chung, biểu tượng lá cờ gợi ra ý nghĩa về tình yêu Tổ quốc, niềm tin sắt son vào Đảng, vào cách mạng, vào Bác Hồ
Dòng sông cũng là biểu tượng thường thấy trong văn học kháng chiến Nó đã đi
vào văn học và trở thành biểu tượng mang nhiều tầng nghĩa Con sông được các nhà văn, nhà thơ nhìn nhận như biểu tượng về sức sống vĩnh hằng của dân tộc Và cũng từ những con sông mà toả sáng những người anh hùng mang vẻ đẹp của cả dân tộc
Nói đến dòng sông và đề tài chiến tranh, chúng ta đều biết đến Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi với triết lí dòng sông mà chú Năm dùng để răn dạy con cháu: “Truyền thống gia đình như một dòng sông để chú chặt cho mỗi đứa một khúc
mà ghi vào đó Chú kể chuyện con sông nào nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc và nhiều phù sa, ruộng vườn mát mẻ cũng sinh ra từ đó Trăm sông đều đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng đổ ra biển mà biển thì rộng lắm” [39, tr 58] Nguyễn
Thi đã đánh thức, đưa con người trở về với cội nguồn, ý thức, trách nhiệm của mình
Thì ra, hoa quả ngọt ngào hôm nay là bao hi sinh, mất mát của mỗi gia đình Dòng sông mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc và vẻ đẹp của truyền thống
Có thể nói, biểu tượng dòng sông là biểu tượng được sử dụng nhiều trong các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh Những dòng sông đẹp, thơ mộng nhưng cũng gắn liền với bao đau thương mất mát của dân tộc trong một thời kì lịch sử Xây dựng
Trang 28được biểu tượng này đã góp phần tạo nên những nét riêng trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn, thể hiện cái mới trong sự phát triển của tư duy nghệ thuật, làm cho tác phẩm trở nên độc đáo và sâu sắc hơn
Như vậy, có thể nhận thấy biểu tượng về chiến tranh giúp nhà văn, nhà thơ gửi gắm những khám phá, lí giải sâu sắc về những sự kiện hay cuộc đời, con người có liên quan đến chiến tranh một cách sinh động và hiệu quả, tạo được giá trị thẩm mĩ cao, từ đó khéo léo gửi gắm tư tưởng, tình cảm nhân văn đến với bạn đọc
1.2 Thơ trẻ thời kì chống Mĩ
1.2.1 Nguyên nhân xuất hiện
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, cầu Hiền Lương) làm ranh giới Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 thông qua tổng tuyển cử "tự do và dân chủ" Trong khi đó, quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh rút khỏi miền Nam trong thời hạn 300 ngày; người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam và họ được tự do đi lại Hiệp định cũng nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Việt Nam
Tuy nhiên, giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ Mĩ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á
Từ năm 1964 đế quốc Mĩ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc Từ đây cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta đã bước vào một giai đoạn mới gay go
ác liệt - cả nước lên đường ra trận Trong hoàn cảnh đó, viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền văn học hiện đại nói chung, của thơ ca chống Mĩ nói riêng
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đặt dân tộc ta trước những thử thách gay gắt, vận mệnh của đất nước, tự do và độc lập của dân tộc đứng trước nguy
cơ một mất một còn Trong những năm tháng ấy, đời sống và số phận của mỗi người tất yếu phải gắn chặt với vận mệnh của đất nước, với cuộc chiến đấu của dân tộc
Trang 29Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, thơ không thể không trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng, phát ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của mọi người, của toàn dân tộc Thơ nhanh chóng nhập cuộc, bước vào cuộc kháng chiến, có mặt ngay ở vị trí chiến đấu của mình và thực hiện sứ mệnh cao cả trong mặt trận văn học nghệ thuật
Bên cạnh yêu cầu của lịch sử, sự phát triển mạnh mẽ về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là nhu cầu tự ý thức và tự biểu hiện của lớp nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cũng là một nguyên nhân quan trọng hình thành nên một nền thơ đa dạng, phong phú với đội ngũ sáng tác đông đảo thuộc nhiều thế hệ và nhiều phong cách
1.2.2 Khái niệm thơ trẻ thời chống Mĩ
Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã làm nảy sinh một nền thơ và thời thơ đánh giặc giữ nước (thơ ca chống Mĩ) Trong đó, đội ngũ nhà thơ trẻ xứng đáng giữ vai trò tiên phong, trở thành lực lượng chủ lực Cụm từ “thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ” (gọi tắt “thơ trẻ thời chống Mĩ”) được dùng để chỉ sáng tác của thế hệ nhà thơ này Khái niệm “thơ trẻ thời chống Mĩ” chắc sẽ có những kiến giải khác nhau (hiện chưa thấy tài liệu nào cắt nghĩa thật đầy đủ, cặn kẽ)
Các tác giả Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại xác định: “Khái niệm thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước được dùng để chỉ thơ của các cây bút tuổi đời và đặc biệt
là tuổi nghề còn trẻ xuất hiện trong thời kì chống Mĩ Đây chính là thời kì mà họ có những tác phẩm gây được sự chú ý, khẳng định tài năng và dấu ấn của mình trên thi đàn” [25, tr 98] Theo cách hiểu thông thường, khái niệm “thơ trẻ” dùng để chỉ sáng
tác của những nhà thơ trẻ tuổi, mới xuất hiện trên thi đàn ở thời hiện tại Hiểu như thế
là mới nhìn vào một tiêu chí Nếu ai đó cho rằng thơ trẻ đơn thuần chỉ là sự phân biệt
về tuổi tác giữa thế hệ trước và thế hệ kế cận thì độ chuẩn xác của khái niệm chắc chắn chưa cao Nhưng chất trẻ trong thơ không hoàn toàn phụ thuộc tuyệt đối của tuổi tác, nó còn được quy định bởi tâm hồn thi sĩ Nói cách khác, nó được bộc lộ bởi hồn thơ, hồn thơ trẻ làm phát lộ cái mới, cái lạ Theo chúng tôi, khái niệm “thơ trẻ” bao gồm trẻ về tuổi đời, trẻ về “tuổi” xuất hiện trên thi đàn, và quan trọng hơn, “trẻ”
về hồn thơ Điều đó được thể hiện qua thi phẩm bằng các phương thức biểu đạt thẩm
mĩ (ngôn từ, thể thơ, giọng thơ ) Nhưng trước hết là “trẻ” trong cách cảm, cách
Trang 30nhìn, cách nghĩ của cả một thế hệ nhà thơ Nó phải được nhận diện và phân biệt bởi những dấu hiệu riêng, khó lẫn Rõ ràng, chỉ có “trẻ” mới đưa vào thơ cái hồn nhiên,
nghịch ngợm, pha chút “ngang tàng” của người lính: “Không có kính, ừ thì có bụi /…/ chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc / nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật); cũng chỉ có “trẻ” lăn xả giữa chiến trường mới cảm nhận chiến tranh như là chiến tranh: “Đêm Thành Cổ ngổn ngang gạch vụn / Đoạn chiến hào đầy tiếng chuột kêu, bầy chuột đói / gặm xương người” (Đêm Thành Cổ 1972 - Nguyễn Đức Mậu) Và họ thực sự “trẻ” khi họ nghĩ về thế hệ
mình Đến họ, lần đầu tiên xuất hiện kiểu diễn ngôn vừa lạ vừa mới, dạng như:
“Chúng tôi không muốn chết vì hư danh / không thể chết vì tiền bạc / chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng / những liều thân vô ích” (Thử nói về hạnh phúc -
Tiếp nối thế hệ đi trước là lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ Họ mang đến sự ồ ạt đông vui cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới
mẻ, duyên dáng, đặc sắc của riêng lứa tuổi trẻ mà thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được
Cuộc chiến đặt dân tộc ta trước những thử thách gay gắt Vận mệnh của đất nước; tự do, độc lập của dân tộc đứng trước nguy cơ một mất một còn Thơ nhanh chóng nhập cuộc, bước vào cuộc kháng chiến, có mặt ngay ở vị trí chiến đấu của mình và thực hiện sứ mệnh cao cả trong mặt trận văn nghệ Thơ trở thành tiếng nói
Trang 31chung của cả cộng đồng, phát ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của mọi người, của toàn dân tộc Hơn ai hết các nhà thơ chống Mĩ hiểu sứ mệnh, đóng góp của thơ Cũng như mọi thể loại khác, thơ đã trở thành vũ khí tinh thần, một sức mạnh tham gia vào cuộc chiến đấu, gắn bó với vận mệnh của dân tộc, nhân dân Mỗi thế hệ nhà thơ đánh dấu một bước chuyển trong lịch sử văn học dân tộc Bước chuyển ấy vừa chịu sự tác động và chi phối của thời đại vừa có sự tiếp nối,
kế thừa những giá trị tinh hoa của thế hệ trước để lại Mọi sáng tạo của nhà thơ trong từng thế hệ đều nằm trong mối liên hoàn, liên thông với chiều dọc và chiều ngang ấy Người ta gọi đó là quy luật kế thừa và cách tân mà bất cứ hiện tượng nghệ thuật nào, trong diễn trình vận động đều phải tuân theo Thơ trẻ thời chống Mĩ cũng không ngoại lệ Nhìn tổng thể, từ khi xuất hiện sáng tác của nhiều nhà thơ trẻ trên thi đàn (đầu thập niên 60) đến thời điểm được tập hợp thành một dòng thơ với tư cách là hiện tượng nghệ thuật nổi bật (giữa thập niên 60) và xuyên suốt cuộc kháng chiến, thơ trẻ thời chống Mĩ có thể chia thành ba chặng Mỗi chặng có những nét riêng, gắn với diễn biến chiến sự và bước chuyển của thơ ca Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ tương đối Kì thực, thơ trẻ thời chống Mĩ là một thực thể trọn vẹn, một dòng thơ vận động liên tục
Thơ trẻ khởi đầu sứ mệnh văn học của mình với chặng đường đầu tiên từ 1964 đến 1968 Đây là chặng mở đầu có ý nghĩa quyết định để đến giữa thập niên 60, thơ trẻ thời chống Mĩ tập hợp thành đội ngũ, đánh dấu bước trưởng thành, hiện hữu như một dòng thơ đặc trưng, mang dấu ấn thế hệ
Nhìn chung, ở chặng đầu, khi miền Bắc tạm thời có hòa bình, hòa trong âm hưởng ngợi ca của nền thơ cách mạng, thơ trẻ một mặt bùng cháy khát vọng lên đường đến những nơi gian khổ nhất, cống hiến tuổi thanh xuân cho công cuộc dựng
xây đất nước: “Ôi , miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng / Mà lúc ra đi, lửa trong lòng vẫn cháy / Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy / Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường (Lên miền Tây - Bùi Minh Quốc) Mặt khác, có thể nói, chưa bao
giờ nỗi đau đất nước cắt chia lại đau đáu thổn thức như trong thơ trẻ ở chặng đầu, nhất là sáng tác của những nhà thơ miền Nam tập kết trên đất Bắc Tình quê hương
găm sâu vào kí ức, trỗi dậy đến nao lòng: “Anh không nằm mơ anh đang thức đấy /
Trang 32Cớ làm sao nghe tiếng gà vọng gáy / Bỗng tìm em tay chạm phải vách tường / Cứ ngỡ
là vách lá quê hương” (Tiếng gà gáy - Ca Lê Hiến) Mạch xúc cảm này hiện hữu
trong sáng tác của nhiều nhà thơ lớp trước (nổi đậm nhất là Tế Hanh) Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, thơ miền Bắc 1955 - 1964 đã xuất hiện cái tôi riêng tư kiểu mới, tức cái tôi đặt trong mối quan hệ thống nhất với cộng đồng, với đời sống chung của đất nước, của nhân dân Lớp nhà thơ trẻ tỏ ra nhanh nhạy với cái tôi này, một số
sáng tác của họ gây được sự chú ý trong công chúng, như Xuân Quỳnh với Thuyền và biển, Nguyễn Mỹ với Hoa cúc tím, Phạm Tiến Duật với Nhật ký yêu đương, Ca Lê Hiến với Em là mùa xuân,… Những bài thơ nghiêng về tình cảm riêng tư, như trên đã
đề cập, phải theo hướng lạc quan, mọi biểu hiện ủy mị, yếu đuối, hoài nghi rất dễ bị phê phán “nhiễm bệnh tiểu tư sản” Nghĩa là, tác giả phải “lồng ghép” vào trong đó yếu tố tích cực như lao động, chiến đấu, thi đua yêu nước, Dẫu vậy, ở chặng nền móng này, thơ trẻ vẫn thiên về cảm hứng lãng mạn, hiện thực nóng bỏng của đời sống chiến trường chưa được các nhà thơ chú ý
Như một thân cây đang độ trưởng thành, ở chặng thứ hai, từ 1969 đến 1972, đội ngũ thơ trẻ xuất hiện thêm nhiều cây bút mới, góp phần quan trọng đưa nền thơ chống Mĩ phát triển đến đỉnh cao Con đường Trường Sơn được khai mở từ tháng 5
- 1959, nay trở thành con đường huyền thoại, biểu tượng của ý chí thống nhất nước nhà và cũng là tâm điểm của cảm hứng thơ ca Trên con đường ấy, trùng trùng đoàn
quân ra trận, sục sôi khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Trong bối cảnh như
vậy, thơ ca chống Mĩ chuyển sang chặng bùng phát thành cao trào Có thể nói, chưa bao giờ cảm hứng lãng mạn - sử thi lại được đẩy lên đỉnh điểm như mấy năm đầu cả nước trực diện chống Mĩ Thơ trẻ xuất hiện và khởi động trước đó, nay tập hợp thành đội ngũ đông đảo Trong đội ngũ nhà thơ trẻ đã thành danh, nhiều người lên đường vào miền Nam chiến đấu: Lê Anh Xuân, Bùi Minh Quốc (Dương Hương Ly), Nguyễn Mỹ,…
Sự kiện Mậu Thân 1968 tác động mạnh đến thơ chống Mĩ nói chung, thơ trẻ nói riêng Chưa bao giờ hình tượng anh Giải phóng quân lại trở thành tâm điểm bừng
sáng, gợi cảm hứng nồng nhiệt cho thơ ca nghệ thuật như lúc này Trong đó, Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân được coi là tượng đài rực rỡ và bi tráng nhất, một
Trang 33tượng đài sừng sững hiện lên trong những ngày đêm tổng công kích vô cùng khốc liệt Để rồi chính tác giả của nó cũng anh dũng hi sinh trên chiến địa, bài thơ thấm máu một anh hùng
Sang chặng thứ hai, đội ngũ những nhà thơ trẻ khá hùng hậu, sáng tác của họ khá đồng đều Có thể kể tên những tác giả tiêu biểu: miền Bắc có Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ (trưởng thành từ chặng trước), Thi Hoàng, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn; miền Nam vùng giải phóng: Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Nguyễn Đức Mậu,…
Bước sang giai đoạn cuối từ 1973-1975, thơ trẻ thời chống Mĩ không rơi vào
sự sáo mòn, công thức, lên gân mà trái lại bằng sự trải nghiệm của chính mình, thế hệ các nhà thơ trẻ ở giai đoạn này đã sáng tạo được những vần thơ giàu chất suy nghĩ, những hình tượng thơ mang ý nghĩa khái quát Đội ngũ sáng tác đã đông đảo vào những năm cuối chặng thứ hai, nay được bổ sung thêm nhiều cây bút mới, trong đó xuất hiện không ít tài năng: Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Trọng Tạo, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thực ra, trong số những nhà thơ trẻ này, nhiều người đã có thơ đăng báo từ trước (Nguyễn Duy Nhuệ,
Vũ Đình Văn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Cảnh Trà, ) nhưng phải đến đầu những năm 70 họ mới nổi danh trên thi đàn Điều đáng chú ý là, phần đa những nhà thơ trẻ bổ sung ở chặng cuối đều là những nhà thơ - chiến sĩ Họ là những người cầm súng và cầm bút, nếm trải cuộc đời chinh chiến nơi tuyến đầu chứ không quan sát từ xa như lớp nhà thơ trước Do vậy trong thơ trẻ thời chống Mĩ ở chặng cuối, hiện thực được khám phá
và khái quát hóa với tất cả những gì bề bộn, nóng bỏng nhất Một số tác giả tiêu biểu
của giai đoạn này như Hoàng Nhuận Cầm (Anh bộ đội và tiếng nhạc la, Thư mùa thu, Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt, Nhật ký); Nguyễn Duy (Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam); Nguyễn Đức Mậu (Ghi ở chiến trường, Nằm hầm, Đất, Đôi mắt); Lâm Thị Mỹ Dạ (Khoảng trời và hố bom); Hữu Thỉnh (Sức bền của đất, Chuyến đò đêm giáp ranh);…
Chiến tranh chống Mĩ kết thúc vào năm 1975 nhưng tinh thần, sức sống của thơ trẻ thì không dừng lại ở mốc thời gian đó Bước qua cuộc chiến khốc liệt ấy, những nhà thơ trẻ đồng thời là những người trực tiếp cầm súng có cơ hội được nhìn
Trang 34lại những gì đã đi qua, nhìn lại những năm tháng chiến đấu gian khổ mà hào hùng của
cả dân tộc Lúc này, những nhà thơ chiến sĩ ấy, với cách nhìn trầm tĩnh và toàn vẹn hơn về chiến tranh, họ đã viết những tác phẩm dài hơi để phản ánh, chính xác hơn là tổng kết, chiêm nghiệm về cuộc chiến Do vậy, thể loại trường ca nở rộ sau năm 1975 giống như những đóa hoa đang đua nhau khoe sắc, muộn nhưng rực rỡ và ngát hương Có thể coi đây là những đóa hoa trái mùa, là sự “trở mình” của thơ trẻ thời chống Mĩ vào chặng cuối Để rồi, không lâu sau, hàng loạt trường ca bề thế hơn ra
đời như: Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời (Thanh Thảo), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Mặt trời trong lòng đất, Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo), Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu) Những trường ca này được các
nhà thơ ấp ủ, thai nghén khi còn cầm súng trên chiến trường, và giờ đây, họ cần đi hết hành trình sáng tạo của mình như một sứ mệnh mà thơ ca đã giao phó:
Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Như vậy, có thể thấy, từ khi xuất hiện sáng tác của nhiều nhà thơ trẻ trên thi đàn đến thời điểm trở thành một dòng thơ với tư cách là hiện tượng nghệ thuật nổi bật
và xuyên suốt cuộc kháng chiến, thơ trẻ thời chống Mĩ có thể chia thành ba chặng Mỗi chặng có những nét riêng, gắn với diễn biến của lịch sử dân tộc và bước chuyển của thơ ca Tuy nhiên, chắc chắn rằng, giống như nhiều phong trào thơ ca khác, sự phân chia này cũng chỉ tương đối Nhưng có một điều có thể khẳng định, thơ trẻ thời chống Mĩ là một thực thể trọn vẹn, một dòng thơ vận động liên tục và có đóng góp lớn cho nền thơ ca của dân tộc
Trang 35Tiểu kết chương 1
Thứ nhất, trong sáng tạo văn học, biểu tượng là một trong những hình thức biểu hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn Tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mỗi cá nhân nghệ sĩ biểu hiện khá rõ trong việc kiến tạo nên một thế giới biểu tượng sống động, gợi cảm và đầy ý nghĩa Chính biểu tượng giúp nhà văn gửi gắm những khám phá, lí giải sâu sắc về cuộc đời, con người một cách sinh động và hiệu quả
Thứ hai, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại đã sản sinh ra một thời
kì thơ lớn có tính chiến đấu cao với đầy đủ cảm hứng chủ đạo lẫn các cung bậc của sự biến thể và đan xen Thơ trẻ thời chống Mĩ là tiếng nói biểu trưng của dân tộc ta, một dân tộc đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc của thời đại ngày nay Nó phản ánh những nét đặc thù của cuộc kháng chiến chống Mĩ, những phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam trong chiến đấu và
có những đóng góp đáng kể vào tiếng nói chống xâm lược, chống đế quốc trong lịch sử thơ ca nhân loại Thơ trẻ thời kì chống Mĩ đồng hành với cuộc kháng chiến hơn hai mươi năm ròng rã (1955 - 1975) Đó là nền thơ đánh giặc giữ nước, thực hiện sứ mệnh cao cả trên mặt trận văn hóa văn nghệ Giá trị cao nhất của nền thơ này là đóng góp của nó vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Nếu coi thơ chống Mĩ là dàn đồng ca thì trước hết, dàn đồng ca ấy hội tụ và giao nhau ở tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, ở tình cảm cộng đồng mà không làm “nhòe lẫn” sắc điệu riêng của những nhà thơ tài năng, giàu sáng tạo Và nghiên cứu biểu tượng chiến tranh trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ là một trong những cách để khám phá sâu hơn, rộng hơn những sáng tạo của các tác giả trong nền thơ tiêu biểu này
Trang 36Chương 2 NHỮNG BIỂU TƯỢNG CƠ BẢN VỀ CHIẾN TRANH
TRONG THƠ TRẺ THỜI KÌ CHỐNG MĨ
Đất nước đang sống trong những ngày hoà bình tươi đẹp Đã gần nửa thế kỉ đi qua kể từ ngày ngừng tiếng súng của một thời chinh chiến trong bom đạn nhưng cho đến nay, những kí ức về một thời đạn nổ bom rơi vẫn chưa vơi đi trong lòng mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những người lính trực tiếp cầm súng ngoài chiến trường Để rồi, khi trở về chất nghệ sĩ trong tâm hồn của những anh bộ đội cụ Hồ lại thôi thúc họ viết lên những tác phẩm văn chương về những sự kiện sống còn một thời của dân tộc Là một trong số những văn nghệ sĩ trực tiếp cầm súng nơi chiến trường, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, hiểu sâu sắc sự khốc liệt của chiến tranh, hiểu được cái giá của sự trở về Vì lẽ đó, trong tác phẩm của mình, các nhà thơ sử
dụng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng Đó có thể là súng, bom đạn gợi lên sự tàn khốc, phá hủy dữ dội; đó có thể là ánh lửa gợi lên lòng nhiệt huyết, là máu nồng cháy khát vọng yêu nước, giải phóng miền Nam, là con đường ra trận tràn đầy niềm
vui, niềm hạnh phúc, Tất cả đã trở đi trở lại trong thế giới nghệ thuật của các tác giả như một lời tri ân với đồng đội đồng thời cũng là lời nhắc nhở với thế hệ con cháu hôm nay và mai sau
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được những hình ảnh được lặp lại
và trở thành biểu tượng trong thơ trẻ thời chống Mĩ: súng, bom đạn; lửa; con đường; máu Tần suất xuất hiện những biểu tượng đó được người viết thống kê ở Bảng 1,
phần phụ lục
Trang 37(Đơn vị: số lần xuất hiện)
Biểu đồ 2.1: Các biểu tượng về chiến tranh trong sáng tác của một số nhà thơ trẻ
thời kì chống Mĩ
Có thể thấy, trong 4 biểu tượng được được khảo sát, súng bom đạn được lặp lại nhiều hơn cả với 342 lượt, gấp 1,5 lần biểu tượng đứng thứ 2 là lửa (216 lượt); gấp 2 lần biểu tượng đứng thứ 3 là con đường (172 lượt) và gấp 4 lần biểu tượng máu (78 lượt) Đây là biểu tượng trở đi trở lại trong sáng tác của các nhà thơ trẻ thời kì
chống Mĩ bởi nó là minh chứng cho một giai đoạn anh hùng nhưng cũng đầy mất
mát, đau thương của lịch sử dân tộc Súng, bom, đạn tràn vào từng trang thơ, giúp các
thi sĩ khắc họa khung cảnh chiến trường đầy khói lửa, nhất là trong thơ Phạm Tiến Duật Nhờ có biểu tượng này, các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ đã phục dựng thành công không gian nghệ thuật chiến tranh trong những tác phẩm của mình, qua đó đem đến cho bạn đọc cái nhìn chân thật nhất về những năm tháng kháng chiến trường kì của dân tộc
Bên cạnh đó, mặc dù xuất hiện không nhiều trong thơ Phạm Tiến Duật nhưng
biểu tượng máu cũng gợi lên nhiều ý nghĩa riêng đáng suy ngẫm, nhất là trong thơ
Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm Bởi vậy, dù chỉ được sử dụng 78 lần trên tổng số 239 bài thơ nhưng chúng tôi vẫn lựa chọn biểu tượng này để triển khai trong Chương 2 và Chương 3 của luận văn Ngoài ra, cần phải chú ý thêm rằng, mặc dù người viết đã chia nhỏ những ý nghĩa của các biểu tượng nhưng chắc chắn chỉ mang tính tương đối,
Trang 382.1 Biểu tƣợng súng, bom, đạn
Mất mát, hi sinh là điều không thể không xảy ra trong chiến tranh Đó là minh chứng xác đáng cho sự đau thương không gì sánh được mà chiến tranh gây ra Trong các tác phẩm thơ trẻ thời kì chống Mĩ, sự mất mát và hi sinh ấy phần lớn đến từ súng, bom, đạn - những vũ khí có sức hủy diệt ghê gớm Hiện thực tàn khốc ấy đi vào trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh với nhiều dạng thức khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều gợi ra sự mất mát, đau thương, chết chóc
2.1.1 Súng, bom, đạn - biểu tượng của sự hủy diệt
Súng, đạn là vũ khí chiến đấu không thể thiếu trong chiến tranh, còn bom là
thiết bị nổ nhằm gây thương tích cho con người Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì của dân tộc, những hình ảnh ấy trở đi trở lại trong văn thơ, nhạc họa như một biểu tượng ám ảnh có sức hủy diệt ghê gớm Các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cũng
sử dụng biểu tượng súng, bom, đạn trong những sáng tác của mình, đặc biệt là Phạm
Tiến Duật
Phạm Tiến Duật là một nhà thơ - chiến sĩ gắn bó với cung đường Trường Sơn Thơ ông bám sát hiện thực đời sống chiến trường, phản ánh kịp thời những sự kiện
“nóng hổi” của chiến tranh Với ý nghĩa ấy, các tác phẩm của ông đều được các thế
hệ bạn đọc đón nhận, nhất là những người lính thời bấy giờ Không khó để bắt gặp
những hình ảnh súng, đạn, bom trong thơ của Phạm Tiến Duật Theo khảo sát của
chúng tôi, biểu tượng này xuất hiện 112 lần (chiếm 32,7%), là biểu tượng được nhà thơ sử dụng nhiều nhất:
Tiếc năm ngoái anh không tới đây Mười bảy trận bom Mĩ dội một ngày
(Tiếng cười của đồng chí coi kho - Phạm Tiến Duật)
Thời gian chỉ có một ngày mà mười bảy trận bom dội xuống Thế mới thấy, đất Trường Sơn được mệnh danh là “chảo lửa, túi bom”, quả không ngoa chút nào! Hiện thực trong thơ Phạm Tiến Duật rất gian khổ, ác liệt, bộn bề, gấp gáp, nóng bỏng, rất nhiều âm thanh của tiếng súng, bom đạn; rất nhiều ánh sáng của đèn dù, pháo sáng, quầng lửa, ánh chớp Tất cả đã tạo nên một Trường Sơn anh hùng:
Trang 39Hai phút trên đầu một lượt máy bay
Lá nguỵ trang như còn bốc khói
Và bãi đất này như cái lưng người giơ ra Không biết mỏi
Đen xạm khói bom, nham nhở vết thương
(Nghe hò đêm bốc vác - Phạm Tiến Duật) Đọc đến đây, ta lại nhớ tới những trang văn đậm màu khói lửa trong Những ngôi sao
xa xôi của Lê Minh Khuê: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn Hai bên đường không có lá xanh Chỉ có những thân cây bọ tước khô cháy Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc Những tảng đá to Một vài cái thùng xi măng hoặc thành ô tô, méo mó, han gỉ nằm trong đất”; “Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần, ngày nào ít
3 lần” [37, tr.113-115] Cho dù, mỗi tác giả đều có sự trải nghiệm khác nhau, nhưng
vì cùng là nhà thơ, chiến sĩ nên họ đã khắc họa chân thực khung cảnh chiến trường nguy hiểm Đó là hiện thực đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rình rập Tuy vậy, trong khốc liệt ấy, chính sức trẻ, ý chí kiên cường không ngại khó, ngại khổ, chẳng tiếc máu, xương của các chiến sĩ đã làm nên huyền thoại về con đường chạy dọc chiều dài đất nước
Dưới sự phá hủy của bom đạn, thiên nhiên, vạn vật hiện lên trong sự chết chóc, lụi tàn Hố bom khổng lồ chi chít trên mặt đất khiến những bản làng thơ mộng bỗng rực lửa như hỏa ngục: Có lẽ, phải một lần đến với Khe Sanh, đến với Đồng Lộc, những năm tháng ấy, ta mới có thể hiểu hết được cảnh tượng hãi hùng, chết chóc: bom đạn nuốt chửng những ngôi nhà lá mỏng manh, làm tan hoang bao mảnh vườn tươi tốt, Còn đâu nữa một đất nước nắng hoa tươi đẹp, còn đâu nữa cuộc sống bình yên của một ngày xưa yên ấm Tất cả đã rời xa, tất cả đã thuộc về miền kí ức Đất nước giờ đây đen đặc bóng quân thù giày xéo, ngột ngạt mùi thuốc súng, khói bom, tua tủa rào gai, ngổn ngang ụ cát, người Việt chẳng được bước thênh thang trên đường dệt gấm thêu hoa mà phải giành giật với quân thù từng “viên gạch chân tường” Bức tranh thời chiến với bất cứ ai nếu như nói thật lòng cũng thấy thê thảm:
Chưa bao giờ đất tan hoang đến thế Những chuyến tàu chở đầy lĩnh Mĩ Quần áo mới tinh súng đạn đầy người
Trang 40Bom lân tinh và thuốc giang mai Cánh trực thăng ầm ầm quạt gió
Ụ cát ngổn ngang, rào gai tua tủa Dải đất hẹp mùa hè gió lửa
Giành giật nhau từng viên gạch chân tường
(Cơn bão - Lưu Quang Vũ)
Đoạn thơ mở đầu bằng cụm từ “chưa bao giờ” gợi lên bao nỗi xót xa, cay đắng của tác giả Đất nước Việt Nam tươi đẹp nay còn đâu! Những bản làng thơ mộng nay cũng trôi xa về miền kí ức Thay vào đó là sự ghê rợn của “ụ cát ngổn ngang, rào gai tua tủa” Nhà thơ đã khéo léo huy động các giác quan để cảm nhận một cách đầy đủ nhất sự dữ dội Thế nhưng, phải bằng một trái tim, với lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc mới có thể viết nên những câu thơ giàu sức gợi đến vậy!
Có lẽ, thế hệ trẻ thời ấy đã ghi sâu vào trái tim mình hình ảnh những cánh rừng
Trường Sơn đẹp mộng mơ “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, nhưng cũng chẳng thể
nào quên sự tàn phá kinh hoàng khi bom Mĩ rải:
Cánh rừng này mấy trận B52 Cây cụt ngọn dựng bia vào trời xanh căm giận
(Con chim thời gian - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu thơ đọc lên nghe sao mà xót xa đến thế! Chỉ bằng giọng điệu thâm trầm mà Nguyễn Khoa Điềm vẫn thể hiện được sự mất mát to lớn của chiến tranh, đặc biệt là gửi gắm nỗi lòng của một người con với quê hương, Tổ quốc
Bom, đạn không chỉ tàn phá thiên nhiên mà còn gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở
vật chất Chắc hẳn, chúng ta vẫn chưa quên hình ảnh về chiếc xe không kính lăn bánh trong mưa bom, bão đạn:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)