1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 7 34 02 01

PHẠM NGUYỄN THÙY DUYÊN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Trang 3

TÓM TẮT

Sau khi tìm hiểu và tham khảo các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới, khóa luận tiến hành phân tích “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên sau kiểm toán của 25 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2022 với tổng 300 quan sát, bài nghiên cứu sử dụng mô hình bình phương bé nhất gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp ước lượng Moment tổng quát (GMM) Bài nghiên cứu chọn tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLPR) làm chỉ tiêu đại diện cho rủi ro tín dụng, còn hiệu quả hoạt động của NH được đo lường thông qua ROA và ROE Kết quả cuối cùng thu được dựa trên phương pháp phù hợp nhất là GMM đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (NPL) đều có mối quan hệ tiêu cực với HQHĐ của NH ở cả hai biến ROA và ROE Tỷ lệ dự phòng RRTD (LLPR) tác động cùng chiều đến HQHĐ theo biến ROA nhưng lại ngược chiều với HQHĐ theo biến ROE Ngoài ra, các biến kiểm soát trong mô hình như tăng trưởng tín dụng (GROW) tác động cùng chiều đến HQHĐ theo biến ROA và ngược chiều với HQHĐ theo biến ROE; biến quy mô ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) đều thể hiện mối quan hệ cùng chiều với HQHĐ Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã thảo luận và đề xuất một số khuyến nghị cho NHTM cũng như cơ quan quản lý Nhà nước

Trang 4

ABSTRACT

After researching and referencing previous studies in Vietnam and around the world, the thesis analyzed "The impact of credit risk on the performance of joint stock commercial banks listed on the Vietnam stock exchange" Research data is collected from financial statements and post-audited annual reports of 25 Vietnamese joint stock commercial banks for the period 2011-2022 with a total of 300 observations The research uses the pooled least squares model (Pooled) OLS), fixed effects model (FEM), random effects model (REM) and generalized moment method (GMM) The study chooses bad debt ratio (NPL) and credit risk reserve ratio (LLPR) as indicators representing credit risk, while bank performance is measured through ROA and ROE The final result obtained based on the most appropriate method, GMM, has shown that credit risk has an impact on the performance of Vietnamese joint stock commercial banks Specifically, the bad debt ratio (NPL) has a negative relationship with the bank's operating efficiency in both ROA and ROE variables Credit risk provision ratio (LLPR) has a positive impact on operating efficiency according to the ROA variable but in the opposite direction on operating efficiency according to the ROE variable In addition, control variables in the model such as credit growth (GROW) have a positive impact on operating efficiency according to the ROA variable and inversely on operating efficiency according to the ROE variable; Bank size variables (SIZE), economic growth rate (GDP) and inflation rate (INF) all show a positive relationship with operational efficiency Based on the research results, the author discussed and proposed some recommendations for commercial banks as well as State management agency.

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Phạm Nguyễn Thùy Duyên , tôi xin cam đoan đề tài "Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam" là công trình nghiên cứu của riêng mình, được hoàn thành từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thu Trang

Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan này

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Sau khi hoàn thành khóa luận về đề tài "Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam", tôi xin gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành đến TS Nguyễn Thị Thu Trang – người đã hướng dẫn tận tâm và truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người anh chị, người bạn luôn động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận

Trong quá trình tiến hành thực hiện khóa luận, vì kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên nội dung của khóa luận không thể tránh những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong sẽ nhận được những góp ý của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

2.1.2.Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 10

2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

2.2.1.Khái niệm 14

2.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 15

2.3.Cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 17

Trang 8

2.4.Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tác động của rủi ro tín

dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 19

2.5.Thảo luận về các nghiên cứu thực nghiệm và khoảng trống của các nghiên cứu

28

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 30

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 31

3.2.1 Mô hình nghiên cứu 31

3.2.2 Giả thuyết về sự tác động của các biến 32

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 38

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 39

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 42

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 43

4.1.1 Thực trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 43

4.1.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 46

4.2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 47

4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

4.3.1 Phân tích ma trận tương quan giữa các biến 50

4.3.2 Kiểm tra đa cộng tuyến VIF 52

4.3.3 Kết quả hồi quy theo mô hình OLS, FEM và REM 53

4.3.4 Kiểm định khuyết tật của mô hình 56

4.3.5 Ước lượng mô hình theo phương pháp GMM 58

4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60

4.4.1 Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam 61

Trang 9

4.4.2 Tác động của các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần tại Việt Nam 63

PHỤ LỤC 1 CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 82

PHỤ LỤC 2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 83

PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ HỒI QUY 92

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FEM Mô hình tác động cố định Fixed Effects Model

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế Gross Domestic Product

GMM Phương pháp ước lượng tổng quát hóa dựa trên moment

Generalized Method Of Moments

GROW Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng Credit growth rate

HQHĐ Hiệu quả hoạt động

INF Tỷ lệ lạm phát Inflation rate

LLPR Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Loan Loss Provision Ratio

NH Ngân hàng

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

Pooled OLS Mô hình bình phương bé nhất gộp Ordinary Least Squares

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects Model

ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Return on asset

ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Return on equity

VIF Hệ số phóng đại phương sai Variance-inflating factor

Trang 11

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến 56

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến – ROA 60

Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến – ROE 51

Bảng 4.4 Hệ số phóng đại phương sai 53

Bảng 4.5 Kết quả phân tích hồi quy theo OLS, FEM và REM (ROA) 54

Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy theo OLS, FEM và REM (ROE) 55

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Hausman 56

Bảng 4.8 Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan trong mô hình Pooled OLS 57

Bảng 4.9 Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan của mô hình FEM 58

Bảng 4.10 Kết quả mô hình hồi quy theo GMM 59

Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 60

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 30

Hình 4.2 Tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro của các Ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 43

Hình 4.3 ROA và ROE trung bình của các Ngân hàng TMCP niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2011-2022 46

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Chương 1 đưa ra lý do chọn đề tài, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ thể, tương ứng với lần lượt các câu hỏi nghiên cứu cũng như phạm vi và đối tượng của nghiên cứu Cuối cùng, chương 1 sẽ trình bày đóng góp của đề tài và bố cục dự kiến của khóa luận

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia Trong đó, tín dụng là hoạt động then chốt, tạo nên doanh thu chính của ngân hàng (NH), đồng thời cũng là chiếc cầu nối giữa cung - cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế Vì vậy, việc nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng (RRTD) đến hiệu quả NHTM là vấn đề rất cần được quan tâm Ekinci & Poyraz (2019) cho rằng mặc dù hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập dồi dào nhưng đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho NH

RRTD được định nghĩa theo asel Committe on anking Supervision và Bank for International Settlements (2000) là khả năng mà khách hàng không thực hiện các điều khoản vay vốn sau khi đã kí kết hợp đồng Rủi ro này cũng được cho là rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của NH (Boffey và Robson, 1995) Ngoài ra, nghiên cứu của Nair và Fissha (2010) cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu (NPLR) cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của NH, nói cách khác, nợ xấu – chỉ số đại diện cho RRTD càng cao thì khả năng NH phải đối mặt với khủng hoảng tài chính càng cao

Trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023, FED bắt đầu tăng lãi suất lên mức cao kỉ lục sau khoảng thời gian duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, cùng thời điểm đó xung đột giữa Nga và Ukraine cũng diễn ra, gây ảnh hưởng xấu đến tài chính toàn cầu Cụ thể, trong tháng 3/2023 đã liên tiếp có 3 NH Mỹ sụp đổ: Silvergate Bank (08/3/2023), Silicon Valley Bank - SVB (10/3/2023) và Signature Bank (12/3/2023), điều này đã khiến cho hệ thống NH trên nhiều quốc gia cũng bị ảnh

Trang 13

hưởng ít nhiều, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống NH ở Đông Nam Á đang đối mặt với nợ xấu tăng cao trong khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, thu nhập ngoài lãi giảm mạnh, chất lượng tài sản suy yếu (Phạm Thị Thanh ình, Vũ Nhật Quang, 2023)

Trong nước, sau đại dịch Covid-19, do hậu quả của các biện pháp giãn cách xã hội nên chuỗi cung ứng bị đứt gãy ên cạnh đó, đại dịch Covid-19 cũng là một trong những nguyên nhân khiến kế hoạch trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng, điều này góp phần khiến số dư nợ xấu của các NH tăng lên Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến nay khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống Trong đó, một số lĩnh vực có dư nợ lớn là nông, lâm nghiệp; chế biến thực phẩm, đồ uống; dệt may; xi măng; giao thông; vận tải; du lịch; kinh doanh bất động sản ( ĐS) Vì thế, Thông tư 14/2021/TT-NHNN 1 kết thúc vào ngày 30/06/2022 càng gia tăng áp lực từ các khoản nợ xấu của NH Đặc biệt trong năm 2023, các chính sách kiểm soát trái phiếu doanh nghiệp và thắt chặt tín dụng ĐS khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn, do đó tình trạng nợ xấu tiếp tục tăng cao Do đó, theo Quyết định

950/QĐ-NHNN, NHNN đã 3 lần ra quyết định hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ người dân và

doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi hoạt động kinh doanh - sản xuất

Theo báo cáo tài chính ( CTC) quý I/2023 của 27 NH niêm yết trên thị trường chứng khoán, nợ xấu của đa số NH tăng mạnh lên đến 50-70% và tỷ lệ dự phòng rủi ro giảm so với quý trước Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của M ank là 1,75% (tăng 0,66% so với 2022) Cùng với đó, Eximbank và A ank cũng có số dư nợ xấu tăng mạnh, đặc biệt là nợ dưới chuẩn Trong 4 NH lớn mạnh nhất Việt Nam, IDV cũng ghi nhận NPLR tăng từ 1,19% đến 1,59% Ngoài ra, 5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm là LP ank, KienlongBank, PGBank, VietABank, Techcombank

1 Về việc gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ ban hành, cho phép các khoản nợ đến hạn, các khoản trả lãi đến hạn của người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn chưa có điều kiện trả nợ ngân hàng được tiếp tục giãn, hoãn thời hạn trả nợ và không bị chuyển nhóm nợ

Trang 14

Riêng ACB, Vietcombank, BacABank là 3 NH có chất lượng tài sản tốt, vẫn duy trì NPLR thấp dưới 1%, lần lượt là 0,98%, 0,85% và 0,57%, dù tỷ lệ này có tăng nhẹ so với cuối năm 2022 (Vân Anh, 2023)

Đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của RRTD đến HQHĐ của NHTM trên thế giới qua nhiều khoảng thời gian khác nhau Cụ thể, Kani và cộng sự (2017) đã sử dụng biến phụ thuộc ROA đại diện cho HQHĐ của NH khi đo lường RRTD của 20 ngân hàng ở các quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (WAEMU) trong khoảng thời gian 9 năm (2007-2015) Kết quả cho thấy rằng 2 chỉ số đại diện cho RRTD là NPL và LLP có tương quan ngược chiều với ROA Ngược lại, ở nghiên cứu của howmik và cộng sự (2021) sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ 118 NHTM của các nước khu vực Nam Á (SAARC) trong giai đoạn 2011-2019 lại chỉ ra các biến tăng trưởng cho vay, vốn chủ sở hữu (VCSH) và tỷ lệ nợ xấu đều có tác động tích cực với ROA

Tại Việt Nam cũng có không ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này trong nhiều giai đoạn khác nhau Nguyễn Thành Đạt và cộng sự (2021) cũng xem xét mối quan hệ này tại các NHTM Việt Nam từ 2007 đến 2019 Trong mô hình, HQHĐ được ước lượng bằng ROA và ROE, còn tỷ lệ nợ xấu, quy mô NH, tỷ lệ DPRR cho vay đại diện cho RRTD của NH Kết quả cho thấy tất cả các biến đều có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐ Trái lại, Nguyễn Quốc Anh (2016) nghiên cứu cùng đề tài với dữ liệu là 26 NHTM Việt Nam trong từ 2005 đến 2015 Kết luận cuối cùng thể hiện rằng RRTD tác động tiêu cực đến HQHĐ của NH Ngoài ra có một số tác giả chọn phân tích mối quan hệ giữa RRTD và HQHĐ của NH trong bối cảnh dịch Covid – 19 Cụ thể, Dương Thị Ánh Tiên (2022), thông qua mô hình PVAR và phép kiểm định nhân quả Granger Causality, kết luận rằng luôn tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa ROA và rủi ro của NH trong điều kiện khủng hoảng tài chính và đại dịch Covid-19 Còn ở nghiên cứu của Phạm Xuân Quỳnh (2023), sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam trong bối

Trang 15

cảnh dịch Covid-19, tác giả cho rằng tỷ lệ dự phòng RRTD ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, ROE

Từ việc sử dụng các biến đại diện và các mô hình khác nhau dẫn đến sự khác biệt trong từng kết quả nghiên cứu Hơn nữa, tình hình kinh tế, chính trị lẫn các chính sách, quy định pháp lý của từng thời điểm, ở các quốc gia khác nhau cũng góp phần tạo nên sự khác biệt Sự cần thiết của việc đánh giá tác động của RRTD đến HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam được thể hiện qua những tranh luận trái chiều về đề tài này Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang nằm trong bối cảnh phải chịu nhiều tác động từ đại dịch Covid-19 Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết dựa trên nhu cầu thực tế và bức thiết tại các NHTMCP Việt Nam, từ đó tác giả lựa chọn "Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài đó là nghiên cứu mức độ tác động của RRTD đến HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam, từ đó đề xuất hàm ý chính sách nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam

Thứ ba là đề xuất hàm ý chính sách nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam

Trang 16

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đề xuất một số câu hỏi nghiên cứu:

Thứ nhất, có tồn tại sự tác động của RRTD đến HQHĐ tại các NHTMCP Việt Nam hay không?

Thứ hai, RRTD đến HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam theo chiều hướng

và mức độ nào?

Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu, những chính sách hạn chế RRTD và

nâng cao HQHĐ của NHTMCP Việt Nam là gì?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động của RRTD đến HQHĐ của 25 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, số liệu thu thập được từ CTC của 25 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam, tác giả đã loại đi các ngân hàng chưa niêm yết và không công bố đủ dữ liệu

Về thời gian, dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 12 năm từ 2011 đến 2022 Khoảng thời gian này mang tính cập nhật vì sát với thời gian thực hiện bài nghiên cứu và là giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đây cũng là một trong các yếu tố có thể ảnh hưởng đến HQHĐ của các NH

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu:

Trang 17

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong bài nghiên cứu lấy từ các nguồn chính thống bao gồm CTC của 25 NHTMCP Việt Nam, website NH, Tổng cục Thống kê Việt Nam và The World ank

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Bằng phương pháp định tính, tác giả khảo lược cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, sau đó thiết kế mô hình nghiên cứu phù hợp Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định tỉ lệ trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của từng biến

ằng phương pháp định lượng, thông qua phần mềm Stata 14 để kiểm định tác động của RRTD đến HQHĐ ngân hàng, bài viết sử dụng các mô hình hồi quy sau: OLS, FEM, REM Sau đó, để đảm bảo mô hình lựa chọn là phù hợp và đáng tin cậy, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định một số khuyết tật bao gồm hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi Nếu phát hiện có các khuyết tật và hiện tượng nội sinh, tác giả sử dụng phương pháp GMM (Generalized method of moment) để khắc phục giúp cho mô hình vững chắc hơn

Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, so sánh, phân tích cũng được tác giả sử dụng để nhận xét thực trạng RRTD, HQHĐ của 25 NHTMCP giai đoạn 2011-2022

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Về thực tiễn, phân tích tác động RRTD tới HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam giúp các nhà quản trị NH, cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư cũng như nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn mối quan hệ của RRTD đến HQHĐ Từ đó, giúp họ có thể tìm ra những giải pháp kiểm soát và hạn chế sự tiêu cực của RRTD cũng như góp phần nâng cao HQHĐ của NH thông qua các chiến lược, chính sách kinh tế đúng đắn trong tương lai

Về lý thuyết, kết quả nghiên cứu đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm cho các nghiên cứu trước, đồng thời cũng là cơ sở cho các nghiên cứu sau có liên

Trang 18

quan đến đề tài tác động của RRTD đến HQHĐ của NHTM, ngoài ra bài nghiên cứu sử dụng sự kiện Covid-19 để làm rõ sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống NHTM Việt Nam và thị trường bất động sản vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đây cũng là khoảng trống mà các nghiên cứu trước ít đề cập

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài bao gồm 5 chương cùng các nội dung chính sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương này nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu tương ứng với lần lượt các câu hỏi nghiên cứu cũng như phạm vi và đối tượng của nghiên cứu Cuối cùng, chương này sẽ kết thúc bằng cách trình bày đóng góp của đề tài và cấu trúc dự kiến của khóa luận

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Trong chương 2, tác giả sẽ đưa ra những khái niệm về RRTD và HQHĐ của các ngân hàng TMCP cùng với một số chỉ tiêu đánh giá Ngoài ra, chương này cũng sẽ lược khảo những cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và trong nước về tác động của RRTD đến HQHĐ của các NH Đó là nền tảng để thiết kế mô hình nghiên cứu, đồng thời tác giả sẽ thảo luận các khoảng trống của nghiên cứu trước đó

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kế thừa kết quả từ các nghiên cứu trước, chương 3 sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu và giải thích cụ thể cách lựa chọn từng biến trong mô hình Ngoài ra tác giả còn trình bày cách thu thập dữ liệu, xác định phương pháp nghiên cứu và quy trình xử lý số liệu

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 19

Thông qua phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan giữa các biến, chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định bằng phần mềm Stata 14, tác giả đưa ra nhận xét và so sánh kết quả nghiên cứu với các giả thuyết đưa ra trước đó

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Từ kết quả thu được ở chương 4, chương 5 sẽ tiến hành kết luận và trả lời các câu hỏi nghiên cứu Từ đó đưa ra những gợi ý và khuyến nghị nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQHĐ tại các NHTMCP Việt Nam Ngoài ra, chương này cũng nêu lên hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, sau khi phân tích tình hình thực tiễn nền kinh tế nói chung và hệ thống NH Việt Nam nói riêng, dựa trên các kiến thức học thuật chuyên môn và khảo lược một số nghiên cứu về tác động RRTD đến HQHĐ của các NH, tác giả đã xác định được lý do chọn đề tài, làm rõ các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu tương ứng Bên cạnh đó, chương này cũng nêu rõ giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu là 25 NHTMCP niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 Hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu là định tính và định lượng Sau đó khẳng định đóng góp về mặt thực tiễn và lý luận của đề tài Kết thúc chương, tác giả trình bày bố cục khóa luận và nội dung chính từng chương

Ở chương tiếp theo, khóa luận sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về RRTD và HQHĐ của NH và mối quan hệ của chúng Ngoài ra, tác giả cũng khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động của RRTD đến HQHĐ của NH để làm cơ sở nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày những khái niệm về RRTD và HQHĐ của các ngân hàng TMCP cùng với một số chỉ tiêu đánh giá Ngoài ra, chương này cũng sẽ lược khảo những cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu đã được thực hiện không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài Đó là nền tảng để thiết kế mô hình nghiên cứu, đồng thời tác giả sẽ thảo luận các khoảng trống của nghiên cứu trước đó

2.1 RỦI RO TÍN DỤNG 2.1.1 Khái niệm

Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về RRTD trên thế giới Cụ thể, theo Timothy và MacDonald (1995) cho rằng RRTD là khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn dẫn đến tổn thất về thu nhập và vốn tín dụng Thomas P Fitch (1997) cho rằng khi khách hàng vay không có khả năng trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng dẫn đến vi phạm nghĩa vụ trả nợ được gọi là RRTD Đây là một trong những nguyên nhân gây ra những tổn thất lớn cho hoạt động tín dụng của NH Ngoài ra, Ủy ban giám sát Basel (BCBS) nhận định rằng việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận giữa người đi vay và NH được gọi là RRTD, nó xuất phát từ sự không chắc chắn của người đi vay

Ở trong nước, RRTD trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) được NHNN Việt Nam định nghĩa là tổn thất có khả năng xảy ra với TCTD khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận Ngoài ra, (Phan Thị Thu Hà, 2007) đưa ra khái niệm về RRTD trong giáo trình Ngân hàng thương mại là NH có thể phải chịu

Trang 21

những thiệt hại ngoài dự kiến bởi khách hàng trả nợ sai thời hạn hoặc không trả đủ nợ

Qua các quan điểm nêu trên, nhận định riêng của tác giả về RRTD là rủi ro xuất phát chủ yếu trong hoạt động cho vay, khi người vay không có khả năng thanh toán cả lãi vay và gốc cho NH hoặc thanh toán trễ hạn theo như thỏa thuận trước đó RRTD là một chỉ số phản ánh sức khỏe tài chính của TCTD, chỉ số này càng cao càng gây ảnh hưởng đến sự ổn định của NH

2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Việc lựa chọn chỉ tiêu nào để đo lường, đánh giá RRTD còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu Trong bài khóa luận này, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu đại diện cho RRTD là tỷ lệ nợ xấu (NPLR) và tỷ lệ dự phòng RRTD (LLPR), đây là hai chỉ tiêu được các nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là phù hợp để phân tích tác động của RRTD đến HQHĐ của NH

2.1.2.1 Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing Loan Ratio – NPLR )

Đã có rất nhiều định nghĩa và lý thuyết về nợ xấu trên thế giới, cụ thể như theo Berger và Humphrey (1997) cho rằng Non-performing loan hay nợ xấu là khoản vay quá hạn thanh toán ít nhất 90 ngày Ngoài ra, Ủy Ban Basel chỉ ra rằng khi thỏa một trong hai tiêu chí sau thì nợ xấu sẽ xảy ra: khách hàng vay không có khả năng hoàn tất khoản nợ khi NH chưa thực hiện biện pháp thu hồi nợ nào hoặc khoản nợ đã trễ quá hạn 90 ngày Dương Hữu Hạnh (2012) viết trong cuốn sách “Quản trị Ngân hàng thương mại trong cạnh tranh toàn cầu” rằng NPL là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng NPLR đại diện cho RRTD vì chỉ số này mang các đặc điểm liên quan đến RRTD và cũng là biến được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trước về đề tài này

NPL được tính toán bởi công thức sau:

Trang 22

NPLR =

NPLR càng cao thì RRTD càng cao, khiến cho các khoản nợ khó có khả năng thu hồi, từ đó sức khỏe tài chính của NH cũng bị suy giảm Ngược lại, nếu NH có các biện pháp tối thiểu tỷ lệ nợ xấu có thể cải thiện được chất lượng hoạt động tín dụng Hiện nay, theo tiêu chuẩn quốc tế, mức an toàn chấp nhận được đối với tỷ lệ nợ xấu là dưới 3%

Theo Ngân hàng nhà nước quy định, các nhóm nợ được phân ra thành 5 nhóm Nợ nhóm 1 bao gồm các khoản nợ trong hạn, quá hạn dưới 10 ngày và khoản nợ có rủi ro thấp hơn, khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi của nhóm này được cho là cao Nợ nhóm 2 bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày cũng như khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu Tiếp theo, nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn; khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không thể trả đầy đủ phần lãi như cam kết sẽ được xếp vào nhóm nợ 3 Nợ nhóm 4 là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ được gia hạn lần đầu quá hạn dưới 90 ngày cho mỗi lần gia hạn lần đầu tiên; Các khoản nợ được gia hạn lần thứ hai Cuối cùng là nợ nhóm 5, bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ được gia hạn với thời hạn quá hạn 180 ngày

2.1.2.2 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Loan Loss Provision Ratio – LLPR)

Theo nghiên cứu của Fisher và cộng sự (2001), kết quả chỉ ra rằng NPLR và LLPR của NH có mối quan hệ cùng chiều với nhau, có nghĩa là khi nợ xấu tăng cao thì bộ đệm dự phòng của NH cũng cần được nâng cao để tăng khả năng phòng thủ trước những rủi ro không đáng có Ngoài ra, trong cuốn sách của mình, Dương Hữu Hạnh (2012) cũng có nêu khái niệm về dự phòng rủi ro rằng “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn

Trang 23

thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết” LLPR đƣợc tính toán nhƣ sau:

LLPR =

Dự phòng rủi ro đƣợc chia thành hai loại đó là dự phòng cụ thể và dự phòng chung Dự phòng cụ thể là khoản tiền đƣợc trích lập cho từng khoản nợ cụ thể dựa trên mức độ rủi ro của khoản nợ đó Dự phòng chung là khoản chi phí đƣợc trích lập chung cho tất cả khoản nợ chƣa xác định đƣợc trong các giai đoạn

Trang 24

không có khả năng thu hồi gốc, lãi khi đến hạn

Trang 25

vốn) hạn quá hạn 180 ngày giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn

Nguồn: Thông tư 11/2021/TT-NHNN

2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.2.1 Khái niệm

Theo Trung Ương Châu Âu (EC ), khả năng mà NH tạo ra lợi nhuận bền vững được gọi là HQHĐ Còn theo Berger (1997), HQHĐ của NH là khả năng sử dụng các nguồn lực để tạo ra kết quả tối ưu trong hoạt động kinh doanh Farrell (1957) cho rằng HQHĐ là lợi ích đem lại từ hoạt động cụ thể, nhằm đánh giá khả năng tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp khi đã biết chi phí đầu vào Ngoài ra, (Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, 2012) đã nêu quan điểm trong cuốn Giáo trình Quản trị kinh doanh rằng HQHĐ phản ánh trình độ lợi dụng của các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh Việc đánh giá HQHĐ chỉ dành cho doanh nghiệp nhắm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp thông qua hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối để Trong đó, hiệu quả kinh doanh tuyệt đối là phần chênh lệch giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, khối lượng, lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian và địa điểm cụ thể Tuy nhiên, chỉ tiêu này có thể không phản ánh chính xác trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp có chiến lược hoặc đầu tư dài hạn

Tóm lại, theo từng mục đích nghiên cứu khác nhau sẽ có các nhận định khác nhau về HQHĐ của các NHTM Qua các quan điểm nên trên, tác giả nhận định rằng HQHĐ của NH là sự tối ưu hóa giữa kết quả doanh thu đạt được và chi phí ban đầu thông qua kết hợp hiệu quả nguồn lực Hay nói cách khác, đó là sự tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, ở một mức độ rủi ro cho phép

Trang 26

2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), trong số các tỷ số đo lường khả năng sinh lời thì ROA và ROE là hai tiêu chí cơ bản để đánh giá HQHĐ của NH Dương Hữu Hạnh (2012) cho rằng tiêu chuẩn tối hậu về thành tích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là giữ lại bao nhiêu lợi tức ròng cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi trừ đi mọi chi phí, qua đó biết được sự thành công hay thất bại về mặt tài chính của một doanh nghiệp Tác giả chọn các hệ số tài chính để tiến hành phân tích vì đây là phương pháp phân tích đơn giản và dễ sử dụng nhất nhằm đánh giá HQHĐ của một doanh nghiệp Vì vậy, có rất nhiều chỉ tiêu khác nhưng trong bài nghiên cứu của mình, tác giả quyết định tập trung vào hai chỉ tiêu làm cơ sở cho việc đánh giá HQHĐ của NH đó là ROA và ROE

2.2.2.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA)

ROA là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời quyết định hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng cũng như khả năng tạo doanh thu từ tài sản đó (Ekinci và Poyraz, 2019) ên cạnh đó, Trần Huy Hoàng (2011) cho rằng ROA là một trong các tiêu chí đánh giá khả năng quản trị trong quá trình kinh doanh của NH ROA dược xác định bằng công thức sau:

Trong đó, lợi nhuận sau thuế của NH được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, còn tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu này thể hiện rằng cứ một đồng tài sản trong quá trình kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế mà không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay VCSH (Ngô Kim Phượng, Lê Hoàng Vinh, 2021)

Theo Moody‟s – một trong ba tổ chức đánh giá tín dụng nổi tiếng trên thế giới, ROA 1% thì khả năng sinh lời của NH được cho là đạt hiệu quả cao Tỷ số ROA cao chứng tỏ NH sử dụng hiệu quả tài sản và tối ưu nguồn lực có sẵn để tạo ra

Trang 27

doanh thu Ngược lại, nếu ROA thấp thể hiện rằng NH hoạt động chưa tốt trong việc khai thác tài sản Trong một số trường hợp, ROA quá cao chưa hẳn là tích cực vì có thể khi đó NH đang đầu tư vào tài sản một cách thiếu hụt, khiến giá trị tài sản đi xuống, điều này cũng gây ảnh hưởng đến HQHĐ của NH

2.2.2.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)

Trong cuốn sách của mình, Nguyễn Minh Kiều (2009) đã viết rằng tỷ số lợi nhuận trên VCSH là chỉ số tài chính để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp Chỉ số này phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào doanh nghiệp đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp (Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021) ROE được xác định bằng công thức

Tương tự ROA, lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, VCSH được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của NH Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody‟s, khả năng sinh lợi của NH được đánh giá là tốt khi ROE 12% - 15%

Chỉ số ROE tăng có nghĩa rằng khả năng tạo doanh thu của NH tăng lên mà không sử dụng quá nhiều vào nguồn vốn, qua đó thể hiện rằng các nhà quản trị đang sử dụng vốn của cổ đông một cách hiệu quả Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, điều này có thể không tốt Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến ROE, do vậy để đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của NH, các nhà quản trị phải xem xét nó cùng với các yếu tố khác Cụ thể, ROE tăng ngụ ý rằng VCSH tăng ít hơn lợi nhuận sau thuế, mặt khác, nếu VCSH giảm mạnh chứng tỏ NH đang đối mặt mới một số trường hợp tiêu cực như phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh, đang phải trả lại phần vốn góp cho các cổ đông hay thậm chí có nguy cơ phá sản

Trang 28

2.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Symmetric information)

Akerlof giới thiệu lý thuyết này lần đầu tiên vào năm 1970 Ông cho rằng khi các bên tham gia giao dịch không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin, hay nói cách khác, khi một đối tượng trong giao dịch có ít thông tin hơn đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin này không chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng thông tin bất cân xứng Điều này dẫn đến tình trạng một bên sẽ có lợi thế do có nhiều thông tin hơn bên còn lại Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng mà có thể ở mức quá thấp hoặc quá cao Từ đó dẫn đến hai hệ quả là sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard)

Lựa chọn đối nghịch (adverse selection) xảy ra trước thời gian tiến hành giao dịch, một bên có nhiều thông tin hơn, gây bất lợi cho bên còn lại Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, những người có nguy cơ rủi ro cao lại là những người tích cực tìm kiếm khoản vay, thậm chí họ biết rằng khả năng hoàn trả đầy đủ là rất khó hoặc không thể Khi đó, NH là bên không nắm đủ thông tin khách hàng, không thể kiểm soát khả năng trả nợ của người vay, dễ xảy ra rủi ro không thu hồi được gốc và lãi Do vậy, sự lựa chọn đối nghịch có thể xảy ra, khả năng cao là khoản vay sẽ được cấp cho người có rủi ro cao, làm tăng nợ xấu, giảm lợi nhuận Mặt khác, NH có thể từ chối bất kỳ khoản tín dụng nào cho những người có độ tin cậy cao trên thị trường

Rủi ro đạo đức (moral hazard) xảy ra sau thời gian giao kết hợp đồng khi mà một bên có nhiều thông tin hơn bên còn lại Trong hoạt động tín dụng, NH là bên sở hữu ít thông tin cũng như mục đích vay vốn của khách hàng, khó quan sát hành vi gian dối của người vay, điều này khiến NH dễ rơi vào tình trạng cho các đối tượng xấu vay vốn, đồng thời mất đi các khách hàng tốt Lý thuyết này giải thích quá trình quản lý hoạt động tín dụng ảnh hưởng đến nợ xấu và hiệu quả kinh doanh của NHTM

Trang 29

2.3.2 Giả thuyết kém may mắn và quản lý kém ( Bad luck theory and Bad management theory)

Vào năm 1997, Berger và DeYoung lần đầu tiên đưa ra lý thuyết về RRTD và hiệu quả kinh doanh của NH, gắn liền với hai giả thuyết là thuyết “không may mắn” (bad luck management) và thuyết “quản trị kém” (bad management)

Theo lý thuyết “kém may mắn” (bad luck), nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng là từ sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp, giảm lãi suất, tăng cung tiền… Khi đó, các NH phải bỏ ra thêm nhiều loại chi phí để tăng hoạt động quản lý danh mục tín dụng, chi phí giám sát, đôn đốc những khách hàng không thanh toán đúng hạn, chi phí duy trì và xử lý tài sản đảm bảo và một số chi phí gián tiếp như bảo vệ danh tiếng và sự an toàn của NH Việc gia tăng các chi phí để giảm nợ xấu có quan hệ nhân quả làm giảm lợi nhuận NH, thậm chí đưa NH đến tình trạng thua lỗ, phá sản Kỳ vọng trong mối quan hệ này là tiêu cực giữa

Theo lý thuyết “quản lý kém” (bad management), khả năng quản lý RRTD được xem là một phần năng lực vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHTM Berger và DeYoung (1997) cho rằng một NH có HQKD cao sẽ có khả năng quản trị hoạt động tín dụng tốt hơn những NH hoạt động yếu kém và có lợi nhuận thấp Việc quản lý kém trong hoạt động tín dụng có thể liên quan đến việc NH không thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát khoản vay như thiếu kỹ năng chấm điểm tín dụng của khách vay, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo kém chính xác hoặc gặp khó khăn trong việc theo dõi khách hàng sau khi vay Như vậy, HQKD thấp là một dấu hiệu của hoạt động quản trị yếu kém, đó cũng là nguyên nhân có trước và có quan hệ nhân quả làm tăng nợ xấu Lý thuyết này được kì vọng có mối quan hệ tiêu cực giữa nợ xấu và hiệu quả NH

2.3.3 Thuyết quá lớn để đổ vỡ (Too big to fail theory)

Nội dung của lý thuyết này được thể hiện rõ ở hai vấn đề chính Thứ nhất, lý thuyết đề cập đến tổ hợp tài chính có quy mô vốn, sự phức tạp về lĩnh vực hoạt động và các định chế tài chính này tham gia vào những hoạt động kinh doanh cao

Trang 30

Thứ hai, khi các tổ hợp tài chính này sụp đổ, Chính phủ sẽ đứng ra cứu trợ để không xảy ra sụp đổ dây chuyền trong nền kinh tế Trong lĩnh vực ngân hàng, NH chính là cầu nối tín dụng quan trọng tạo nên một hệ thống liên kết chặt chẽ, nếu một NH vỡ nợ sẽ kéo các NH khác sụp đổ theo, khiến doanh nghiệp đang vay vốn gặp trở ngại, không thể tìm ra vốn luân lưu, điều này có thể gây ra khủng hoảng tài chính

Lý thuyết “quá lớn để đổ vỡ” không chỉ đề cập đến quy mô của NH mà ở cả sự liên kết của các NH với phần còn lại của hệ thống NH cũng như của nền kinh tế Vì thế, Chính phủ buộc phải can thiệp vào những NH “quá lớn để đổ vỡ” nhằm đưa ra sự bảo trợ và các chính sách đặc biệt ên cạnh đó, lý thuyết này cũng chỉ ra mặt tiêu cực rằng các ngân hàng lớn có xu hướng chấp nhận rủi ro lớn bằng cách tăng cấp cho vay nhiều hơn, dẫn đến khả năng xuất hiện khoản nợ không thu hồi được Điều này có thể được giải thích bởi sự thiếu kỷ luật thị trường đã không áp đặt với các ngân hàng lớn Việc này cũng liên quan đến rủi ro đạo đức khi mà các NH thoải mái tham gia vào các giao dịch lợi nhuận cao nhưng không quan tâm đến rủi ro vì họ nghĩ rằng dù có nguy cơ phá sản thì cũng sẽ được Chính phủ giải cứu

2.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Mustafa và cộng sự (2012) nghiên cứu về "Dự phòng rủi ro cho vay có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng trong trường hợp của Pakistan không?" Mẫu nghiên cứu bao gồm 15 ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn 2001-2009 Nghiên cứu đo lường ROA của ngân hàng bởi các yếu tố phụ thuộc như chi phí trích lập để đối mặt với rủi ro cho vay, tài sản ngắn hạn, tiền gửi của khách hàng và bất ổn chính trị ở giai đoạn này bằng việc thực hiện mô hình FEM và REM Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có khoản dự phòng rủi ro thấp hơn sẽ tạo

ra lợi nhuận cao hơn Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và khả năng sinh lời của NH

Trang 31

Abiola và cộng sự (2014) xem xét tác động của quản lý RRTD đối với hiệu

suất của các ngân hàng thương mại ở Nigeria áo cáo tài chính của 7 công ty ngân hàng thương mại đã được sử dụng để phân tích trong giai đoạn 2005 – 2011 Mô hình hồi quy OLS, FEM, REM đã được sử dụng để ước tính mô hình Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA) được sử dụng làm chỉ số hiệu suất trong khi tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) làm chỉ số quản lý rủi ro tín dụng Các phát hiện cho thấy quản lý RRTD có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Nigeria Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ

an toàn vốn đều có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐ

Zou và cộng sự (2014) xem xét mối quan hệ giữa RRTD và lợi nhuận của 47 NHTM ở châu Âu trong giai đoạn 2007-2012 Tác giả sử dụng ROE và ROA đại diện cho lợi nhuận, trong khi tỷ lệ nợ xấu (NPL), hệ số CAR được đại diện cho RRTD và quy mô NH được sử dụng như một biến kiểm soát ằng phương pháp Pooled OLS, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tác động tiêu cực đến ROE và ROA, đồng thời tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô NH với ROE và ROA, trong khi CAR lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê

Saeed và Zahid (2016) phân tích tác động của RRTD đối với lợi nhuận của 5 NHTM lớn tại Vương quốc Anh ROA và ROE là hai biến phụ thuộc được sử dụng làm đại diện cho lợi nhuận, hai biến số cho rủi ro tín dụng là tính phí ròng (hoặc suy giảm) và nợ xấu Nhiều phân tích thống kê đã được thực hiện trên dữ liệu ngân hàng từ năm 2007 đến năm 2015 để bao quát giai đoạn khủng hoảng tài chính Kết quả cho thấy rằng các chỉ số RRTD có mối liên hệ tích cực với lợi nhuận của các ngân hàng Điều này có nghĩa là ngay cả sau những ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng ở Anh vẫn đang chấp nhận RRTD và nhận được lợi ích từ lãi suất, phí và hoa hồng,… Kết quả cũng cho thấy quy mô,

đòn bẩy và tăng trưởng NH cũng có mối liên hệ tích cực với nhau

Kani và cộng sự (2017) nhấn mạnh tác động của RRTD đối với hoạt động ngân hàng ở các quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi

Trang 32

(WAEMU) Phân tích bao gồm 20 ngân hàng trong khoảng thời gian 9 năm (2007-2015) sử dụng các mô hình hiệu ứng cụ thể Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa RRTD đối với HQHĐ của ngân hàng được đo bằng ROA ên cạnh

đó, nghiên cứu cũng chỉ ra tác động đáng kể của các yếu tố vĩ mô đến hiệu suất NH howmik và cộng sự (2021) đã tiến hành sử dụng mẫu dữ liệu gồm 118

NHTM trong giai đoạn 2011-2019 để giải thích các mối quan hệ giữa: (i) Rủi ro ngân hàng và tăng trưởng cho vay; (ii) Tăng trưởng cho vay và khả năng sinh lời của ngân hàng; và (iii) Tăng trưởng cho vay và khả năng thanh toán của ngân hàng, nghiên cứu chủ yếu sử dụng các biện pháp như Pooled OLS, GMM Nghiên cứu này sử dụng ROA để đo lường lợi nhuận của ngân hàng và lấy nó làm biến phụ thuộc Kết quả cho thấy rằng nợ xấu, VCSH và tăng trưởng cho vay đều tác động

cùng chiều đến ROA

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Việt Hùng (2008) phân tích nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các

ngân hàng thương mại ở Việt Nam với mẫu nghiên cứu bao gồm 32 NHTM trong giai đoạn 2001-2005 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng bao gồm SFA, DEA và mô hình hồi quy Tobit Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng chi phí trên doanh thu và tỷ lệ tiền gửi trên tổng dư nợ cho vay có tác động

ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến HQHĐ của 39 NHTM Việt Nam từ 2005-2012 sau khi thực hiện mô hình hồi quy Tobit Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận rằng khi nợ xấu tăng cao thì NH càng khó thu hồi vốn và lãi từ khách hàng, đồng thời làm tăng chi phí liên quan và mức độ tổn thất từ những khoản vay này, từ đó làm giảm sút lợi

nhuận NH ên cạnh đó, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐ của NH

Trang 33

Nguyễn Quốc Anh (2016) nghiên cứu về mối quan hệ giữa RRTD và HQHĐ

thông qua mẫu nghiên cứu 26 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 Mô hình hồi quy được sử dụng gồm Pool OLS, FEM, REM ROA và ROE là hai biến phụ thuộc đại diện cho HQHĐ, còn NPL và LLPR là biến độc lập chính đánh giá RRTD Ngoài ra, còn có các biến kiểm soát như quy mô, đòn bẩy, thu nhập ngoài lãi, kém hiệu quả CPHĐ và một số biến kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tăng

trưởng kinh tế, lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái Kết quả cho

thấy rằng NPLR và LLPR, hệ số LEV có ảnh hưởng tiêu cực đến HQHĐ Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các biến quy mô NH, GDP và lãi suất đều tác động tích cực đến HQHĐ của NH, ngược lại, các biến lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối

đoái lại tác động tiêu cực đến HQHĐ của NH

Phạm Thị Kiều Khanh và Phạm Thị ích Duyên (2018) nghiên cứu tác động

của RRTD đến HQHĐ kinh doanh của các NHTM Việt Nam Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu bảng không cân đối của 27 NHTM trong giai đoạn 2004 – 2016 và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc đại diện cho HQHĐ ngân hàng Các phương pháp hồi quy được sử dụng bao gồm phương pháp bình phương bé nhất (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) cho ra kết quả là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD có tác động tiêu cực đến HQHĐ kinh doanh của

các NHTM Việt Nam

Đặng Văn Dân (2020) nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến lợi

nhuận của các NHTM Việt Nam thông qua biến phụ thuộc ROA và tốc độ gia tăng việc cấp tín dụng hàng năm cùng với các biến trễ của nó làm biến giải thích Với mẫu dữ liệu của các NHTM trong giai đoạn 2008-2017, kết quả nghiên cứu cho thấy TTTD có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng trong năm hiện tại Tuy nhiên, trong dài hạn, tác động này đã đảo chiều và gây ảnh hưởng tiêu cực đến

lợi nhuận của các NHTM

Trang 34

Nguyễn Thành Đạt, Thi Thị Mỹ Duyên & Lê Hồng Nga (2021) nghiên cứu

trên mẫu 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019, thông qua mô hình hồi quy với dữ liệu bảng để kiểm định tác động của RRTD đến HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPLR), tỷ lệ dự phòng RRTD (LLPR) và quy mô NH có tác động cùng chiều đến ROA và ROE ên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và RRTD ngân

hàng bao gồm tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, GDP và lạm phát

Dương Thị Ánh Tiên (2022) phân tích mối quan hệ nhân quả giữa lợi nhuận

và rủi ro ngân hàng Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 32 NHTM Việt Nam giai đoạn 2002-2020 Lợi nhuận được đo lường bằng chỉ số ROA và ROE Rủi ro được xem xét bởi chỉ số Zscore Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng PVAR và kiểm định nhân quả Granger Causality để ước lượng mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy, luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa lợi nhuận (ROA) và rủi ro ngân hàng Tuy nhiên, chỉ tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều giữa lợi nhuận ROE lên rủi ro tín dụng và không xảy ra chiều tác động ngược lại

Phạm Xuân Quỳnh (2023) sử dụng dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính theo quý của 25 NHTM Việt Nam giai đoạn Quý I/2018 đến Quý III/2021, nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh dịch Covid-19 và xem xét những yếu tố nào tác động đến khả năng sinh lời của NH Áp dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng REM, kết hợp phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định T-test, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như quy mô hoạt động, cấu trúc tài trợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí hoạt động, RRTD và tỷ lệ thu nhập phi lãi đều tác động đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của dịch bệnh đến khả năng sinh lời của ngân hàng ặc dù khả năng tạo lợi nhuận của các ngân hàng không ổn định qua các kỳ nhưng trong tình hình dịch Covid-19, các ngân hàng thương mại vẫn đảm bảo và nâng cao khả năng tạo lợi nhuận

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước

Trang 38

NHTM Việt Nam REM

Mối quan hệ nhân quả giữa lợi nhuận

tại mối quan hệ nhân quả hai chiều

giữa lợi nhuận ROA và rủi ro ngân thương mại Việt

Nam trong bối

Trang 39

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.5 Thảo luận về các nghiên cứu thực nghiệm và khoảng trống của các nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt Nam với mục đích đánh giá tác động của RRTD đối với lợi nhuận của các NHTM Tuy nhiên hầu như các nghiên cứu này chỉ được thực nghiệm với các biến được thu thập trong khoảng thời gian tương đối ngắn và không đồng đều vì thế dẫn đến kết quả của những nghiên cứu này vẫn có sự khác biệt Ngoài ra, đối với các nghiên cứu nước ngoài, sự khác biệt về kết quả có thể được giải thích bởi sự khác nhau về tình hình nền kinh tế vĩ mô của các quốc gia

Phần lớn các nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn ít tập trung nghiên cứu vào mức độ tác động của biến động thị trường bất động sản đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam Ngoài ra, vào thời điểm đại dịch Covid 19 thì tác giả cho rằng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vì thực tế cho thấy giai đoạn này quốc gia phải đóng của nền kinh tế để ưu tiên chống dịch Do đó, đại dịch này có thể ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của NHTM Vì vậy đây được xem là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả sẽ áp dụng cho bối cảnh nghiên cứu của khóa luận này Mặt khác, việc đưa ra giải pháp cho các nghiên cứu đã thực hiện cách đây khá lâu và hiện nay không còn phù hợp để áp dụng

Như vậy, tác giả cũng sẽ nghiên cứu ở thời điểm khác với các nghiên cứu khảo lược và số lượng mẫu nghiên cứu cũng sẽ mở rộng hơn so với các nghiên cứu trước bởi vì tác giả tin rằng không chỉ có tác động của rủi ro tín dụng mà giải pháp hạn chế tác động của rủi ro tín dụng đối với các NHTM cũng sẽ khác nhau theo từng thời điểm và môi trường nghiên cứu Tác giả cũng mong muốn rằng nghiên

Thu nhập phi lãi (+)

Trang 40

cứu này sẽ đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng RRTD có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về RRTD và HQHĐ của ngân hàng cũng như tác động của chúng Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu lên các nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến tác động của RRTD đến HQHĐ của ngân hàng TMCP Việt Nam

Trên cơ sở lý thuyết nền tảng và các bằng chứng thực nghiệm, đề tài đã thảo luận và chỉ ra khoảng trống từ các nghiên cứu trước, đồng thời tác giả sẽ lựa chọn các biến cho mô hình và đề xuất mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ tiến hành nêu rõ quy trình nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu cho đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về RRTD đến HQHĐ của ngân hàng cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và quốc tế Ngoài ra ở chương 3, khóa luận cũng nêu rõ mẫu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w