KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ASEAN
Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 7 34 02 01
NGUYỄN NHI
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ASEAN
Trang 3TÓM TẮT
Mục tiêu của khóa luận này là xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN, tác giả đã áp dụng ba phương pháp ước lượng khác nhau cho mô hình hồi quy dữ liệu bảng bao gồm Polled OLS, FEM và REM Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng nội sinh được đề xuất từ Durusu và cộng sự (2017) và Romer (1990) cùng với sự kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước đây theo mô hình nghiên cứu của Aimer (2021), Liang và cộng sự (2021) Nghiên cứu được tiến hành tại 10 quốc gia trong khối ASEAN gồm: Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Brunei, Myanmar, giai đoạn 2000-2021 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI và phát triển tài chính đều có tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN giai đoạn 2000-2021 Mức độ tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào một số yếu tố như: chất lượng FDI, chất lượng nguồn lao động, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách thu hút FDI của các quốc gia Còn mức độ tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào một số yếu tố như: chất lượng của hệ thống tài chính, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển tài chính của các quốc gia Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia ASEAN Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp các quốc gia ASEAN thu hút được nhiều nguồn vốn FDI chất lượng cao và củng cố hệ thống tài chính vững mạnh hơn
Từ khóa: FDI, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, ASEAN
Trang 4ABSTRACT
The aim of this thesis is to investigate the impact of foreign direct investment (FDI) and financial development on economic growth in ASEAN countries The author employed three different estimation methods for the panel data regression model including Polled OLS, FEM, and REM The research model was built based on the neoclassical growth theory and the endogenous growth theory proposed by Durusu et al (2017) and Romer (1990), along with the inheritance and development of previous studies based on the research model of Aimer (2021), Liang et al (2021) The study was conducted in 10 ASEAN countries, including Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand, Vietnam, Laos, Cambodia, Singapore, Brunei, and Myanmar, over the period 2000-2021 The research data was collected from the databases of the World Bank and the International Monetary Fund
The research results show that FDI and financial development both have a positive impact on economic growth in ASEAN countries during the period 2000-2021 The impact of FDI on economic growth depends on a number of factors, such as the quality of FDI, the quality of the labor force, the level of international economic integration, and the FDI attraction policies of the countries The impact of financial development on economic growth depends on a number of factors, such as the quality of the financial system, the level of macroeconomic stability, and the financial development policies of the countries The research results are empirical evidence that is important for ASEAN countries Through the research results, the author also makes several policy recommendations to help ASEAN countries attract more high-quality FDI and strengthen the financial system
Keywords: FDI, financial development, economic growth, ASEAN.
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp về đề tài "Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN" là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Thị Anh Thư Kết quả nghiên cứu là trung thực, nguồn dữ liệu và nội dung tham khảo trong khóa luận đều được tác giả trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, thống nhất trong danh mục tài liệu tham khảo Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với những cam đoan của mình
TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm… Tác giả
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Nguyễn Nhi
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Thị Anh Thư đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đang công tác tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm… Tác giả
(Ký và ghi rõ Họ tên)
Nguyễn Nhi
Trang 71.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 4
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 5
1.7 KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 7
Trang 8CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 8
2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 8
2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
2.1.2 Vai trò của FDI 9
2.2 PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH 12
2.2.1 Khái niệm phát triển tài chính 12
2.2.2 Đo lường sự phát triển tài chính 13
2.3 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 15
2.3.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 15
2.3.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 15
2.4 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 17
2.4.1 Các lý thuyết có liên quan 17
2.4.2 Khung lý thuyết về tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ……… 22
2.5 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 27
2.5.1 Các nghiên cứu trước về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế 27
2.5.2 Các nghiên cứu trước về tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ……… 34
2.5.3 Thảo luận các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 45
Trang 93.1.1 Cơ sở đề xuất mô hình 45
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 48
3.1.3 Dữ liệu nghiên cứu 50
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ MA TRẬN TƯƠNG QUAN 55
4.1.1 Thống kê mô tả 55
4.1.2 Ma trận hệ số tương quan 58
4.2 KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH POOLED OLS, FEM VÀ REM 60
4.3 LỰA CHỌN MÔ HÌNH HỒI QUY PHÙ HỢP 62
4.3.1 Kiểm định F 62
4.3.2 Kiểm định Hausman 63
4.4 KIỂM ĐỊNH KHUYẾT TẬT MÔ HÌNH 64
4.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 64
4.4.2 Kiểm định tự tương quan 64
4.4.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 65
4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73
5.1 KẾT LUẬN 73
5.2 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 75
Trang 105.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 1: BỘ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH CỦA IMF 88
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THỐNG KÊ 94
MỤC LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ TỪ PHẦN MỀM STATA16 102
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
UNCTAD Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển WDI Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế Giới
Trang 12Bảng 3.1 Tổng hợp đo lường các biến số trong mô hình 46
Bảng 3.2 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu 49
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 54
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nhiên cứu 57
Bảng 4.3 Kết quả mô hình hồi quy theo Polled OLS, FEM, REM 59
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định F 61
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Hausman 62
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 63
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan 63
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 64
Bảng 4.9 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo FGLS 65
Bảng 4.10 Bảng so sánh kết quả hồi quy với giả thuyết 66
Trang 13DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Chỉ số đo lường phát triển tài chính 14 Sơ đồ 2.1 Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế 26 Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu 51
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang là một trong những hoạt động kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu Theo báo cáo về FDI của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, 2020), mức độ FDI toàn cầu đang có chiều hướng gia tăng, cụ thể vào năm 2000, FDI thế giới đạt khoảng 1.3 nghìn tỷ USD đến năm 2019 là 1,7 nghìn tỷ USD Trong đó, đạt mức kỷ lục là 2.1 nghìn tỷ USD vào năm 2015 Cũng trong giai đoạn từ 2000 đến 2019, tốc độ của dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển nhanh đáng kinh ngạc, tăng gấp 5 lần trong 20 năm qua, từ 33 tỷ USD lên 166 tỷ USD Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 mà dòng vốn FDI trên toàn thế giới nói chung và cả dòng vốn FDI đầu tư vào nhóm nước đang phát triển nói riêng đều giảm mạnh Cụ thể, vào năm 2020, FDI toàn cầu giảm 1/3 xuống còn 961 tỷ USD, giảm 44% so với năm 2019 và thấp hơn nhiều so với mức thấp đã có sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 Đây là mối quan ngại lớn vì dòng vốn đầu tư quốc tế rất quan trọng cho sự phát triển bền vững ở các khu vực kém phát triển hơn trên thế giới Tuy nhiên, đến năm 2021 FDI toàn cầu được phục hồi mạnh mẽ với hơn 1,4 nghìn tỷ USD tăng hơn 50% so với thời kỳ bị đại dịch COVID 19 Đặt biệt, với khả năng phục hồi đầy ấn tượng của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khi đạt hơn 212 tỷ USD năm 2021 tăng 79% so năm 2020 (118 tỷ USD) Điều này cũng chứng minh được rằng, các quốc gia thuộc nhóm kinh tế đang phát triển hay nền kinh tế mới nổi như Đông Nam Á vẫn đang và luôn là điểm hấp dẫn thu hút nguồn vốn FDI trên toàn thế giới
Phát triển tài chính (PTTC) là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm ở hầu hết các nước trên thế giới Do PTTC có thể được hiểu là chỉ số giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình phát triển của hệ thống tài chính gồm thị trường tài chính (TTTC) và tổ chức tài chính (TCTC) (King và Levine, 1993) PTTC giúp hỗ trợ phân công các nguồn lực hiệu quả (Cherif và Dreger, 2016), từ đó giúp giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia (Beck và cộng sự, 1999) Ngoài ra, PTTC cũng là
Trang 15chủ đề được một số lượng lớn các nhà kinh tế dùng làm đề tài trong nghiên cứu thực nghiệm, và xu hướng chủ yếu mà các nhà kinh tế quan tâm là xem xét tác động của PTTC đến tăng trưởng kinh tế (Greenwood và Jovanovic, 1990; Bencivenga và Smith, 1991)
Đặc biệt, khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh ra đời đã mở ra một hướng nghiên cứu mới giúp các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở lý luận để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế, dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực này Lý thuyết này đã được các học giả liên tục kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng, tuy nhiên vẫn tiếp tục gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay Theo đó, nhiều lý thuyết và kết quả nghiêm cứu thực nghiệm trước đây của Marobhe (2015), Erum và cộng sự (2016), Sokang (2018), Nantharath và Kang (2019), Liang và cộng sự (2021) đều chỉ ra rằng tăng cường FDI sẽ giúp chuyển giao công nghệ, tăng vốn đầu tư, tạo ra việc làm, từ đó giúp tăng trưởng kinh tế trong nước được đẩy mạnh Song song với luồng quan điểm trên, vẫn tồn tại một số bằng chứng chỉ ra rằng về lâu dài FDI sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà, nghiên cứu của Tussie và Jenkins (2004) sử dụng dữ liệu của 100 quốc gia trong giai đoạn 1970-1998 kết luận rằng, FDI có thể dẫn đến sự phụ thuộccủa nền kinh tế nước tiếp nhận vào nước đầu tư thông qua các kênh như thị phần, công nghệ, và nguồn nhân lực Gây ô nhiễm môi trường ở nước nhận đầu tư do doanh nghiệp FDI không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (Liu và Zhang, 2021)
Đối với PTTC cũng có 2 luồng quan điểm, nhóm quan điểm nhận được nhiều sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu như Puatwoe và Piabuo (2017), Bist (2018), Aimer (2021), Nguyen và cộng sự (2021) khi cho rằng PTTC có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế Còn nhóm qua điểm của Kenza và Eddine (2016) và Cheng, Chien và Lee (2020) thì ngược lại Sau đó, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008 đã khiến các nhà kinh tế phải xem xét lại các kết luận của họ Cuộc suy thoái toàn cầu 2008 đã chứng minh về việc một hệ thống tài chính không ổn định và hoạt động sai lệch có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn
Trang 16cầu, bao gồm suy thoái kinh tế, tăng cao tỷ lệ thất nghiệp, giảm mức sống, tăng độ nghèo và sự giảm tỷ giá của các quốc gia
Đối với khu vực ASEAN, đây được đánh giá là khu vực tiềm năng thu hút giới đầu tư, chính vì vậy, nghiên cứu về tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực này sẽ có giá trị quan trọng Có thể thấy, kết luận của các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI và PTTC lên tăng trưởng kinh tế không nhất quán, do nó còn tùy thuộc vào các yếu tố như thời kỳ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và dữ liệu nghiên cứu Vậy đâu là kết luận phù hợp với mẫu nghiên cứu là các quốc gia ASEAN giai đoạn 2000-2021 Không chỉ vậy, việc đo lường PTTC trong các nghiên cứu trước còn tồn tại nhiều hạn chế Bởi để phản ánh tình hình PTTC các nghiên cứu trước đây thường chỉ sử dụng các chỉ số đo lường độ sâu tài chính như tỷ số tín dụng tư nhân/GDP; Tỷ số vốn hóa thị trường/GDP Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng hai chỉ số trên không giải thích được bản chất đa diện và phức tạp của quá trình PTTC và đây cũng chính là khoảng trống lớn của các nghiên cứu trước đây Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2016) đã công bố dữ liệu về bộ chỉ số PTTC, đây là chỉ số tổng hợp đại diện cho mức độ PTTC của từng quốc gia trên cơ sở ba khía cạnh của TTTC và TCTC gồm: độ sâu, hiệu quả và khả năng tiếp cận, tức là bao quát hơn so với phương pháp đo lường thông thường đã áp dụng trong những nghiên cứu trước Do đó, khóa luận sử dụng chỉ số PTTC mới do IMF công bố để phân tích tác động của PTTC đến tăng trưởng kinh tế là việc vô cùng cần thiết
Xuất phát từ thực trạng và những lý do đã nêu trên, tác giả quyết định chọn
đề tài "Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN" làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình, từ đó
đưa ra một số chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN
Trang 171.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Phân tích tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN, từ đó đề ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp giúp thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn và củng cố hệ thống tài chính vững mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Một là, xác định chiều hướng ảnh hưởng của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN
Hai là, đánh giá mức độ tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN
Ba là, dựa trên kết quả nghiên cứu, đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, khóa luận tập trung trả lời các câu hỏi: - FDI và PTTC có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN không?
- Mức độ ảnh hưởng của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế ra sao? - Khuyến nghị nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN
Trang 181.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Khóa luận sử dụng dữ liệu của 10 quốc gia thành viên hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Philippines, Campuchia, Singapore, Brunei, Myanmar, Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: Khoảng thời gian thu thập số liệu thực nghiệm nghiên cứu trải dài từ trước, trong và đến sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, khóa luận sử dụng số liệu thực nghiệm trong 22 năm từ năm 2000 – 2021 Số liệu được lấy từ nguồn dữ liệu của World Bank cho đến nay dữ liệu đầy đủ chỉ đến năm 2021
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, áp dụng phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng cân bằng Sau đó, sử dụng phần mềm Stata 16 ước lượng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (POOLED OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Ngoài ra, khóa luận sử dụng kiểm định F và Kiểm định của Hausman (1978) để lựa chọn mô hình phù hợp Sau đó, nghiên cứu tiến hành thực hiện các kiểm định VIF, Wooldridge, Modified Wald để kiểm định các khuyết tật của mô hình đã lựa chọn Cuối cùng, sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục mô hình nghiên cứu
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này, tuy nhiên các yếu tố có thể thay đổi theo thời gian và các số liệu quá khứ không còn phù hợp Vì vậy, khóa luận sẽ kế thừa, bổ sung, cập nhật lý thuyết, dữ liệu mới để đề tài trở nên thực tiễn và sát thực hơn với điều kiện hiện tại của các quốc gia ASEAN Đồng thời, mở rộng vấn đề của các bài nghiên cứu trước đây có liên quan để thấy rõ tầm quan trọng của việc tăng cường thu hút nguồn vốn FDI và PTTC đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN Từ đó, giúp các nước thành viên trong khối ASEAN và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN
Trang 191.7 KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU
Khóa luận nghiên cứu "Tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN" bao gồm 05 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này trình bày các vấn đề cơ bản về đề tài nghiên cứu, bao gồm:
Nêu lý do chọn đề tài, giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của đề tài nghiên cứu Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu Đồng thời, xác định các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu và nêu rõ những đóng góp của đề tài nghiên cứu Cuối cùng, trình bày tổng quan cấu trúc của một bài khóa luận
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan
Chương này trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: Giới thiệu các khái niệm, vai trò của FDI, cách đo lường PTTC và tăng trưởng kinh tế Trình bày các lý thuyết nền tảng, bên cạnh đó, tác giả cũng thảo luận và trình bày tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan để xác định vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, bao gồm: trình bày phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu, đồng thời dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan trong chương 2, từ đó đưa ra đề xuất lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp Tiếp theo, trình bày diễn giải và cách đo lường các biến trong mô hình Cuối cùng, trình bày dữ liệu nghiên cứu sau đó sử dụng phần mềm Stata 16 để thực hiện các phân tích như thống kê mô tả, hồi quy
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 20Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông qua phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được bằng phần mềm Stata 16, kết quả thống kê mô tả, kết quả phân tích hồi quy và kiểm định mô hình Tác giả bàn luận về mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, cuối cùng thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến khích
Chương này trình bày kết luận của đề tài nghiên cứu và đề xuất các chính sách nhằm nâng cao tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: đưa ra kết luận chung cho nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị chính sách phù hợp Cuối cùng, đưa ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu
"Tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN" bao
gồm: Lý do chọn đề tài cũng như mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc của một bài khóa luận Chương 1 là tiền đề để tiếp tục làm rõ và chi tiết các chương sau Cụ thể, trên cơ sở đó, ở chương 2 tác giả thực hiện hệ thống hóa các kiến thức lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế, từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết để phục vụ cho bài nghiên cứu của mình, cuối cùng xác định những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ
Trang 21CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1996 định nghĩa: FDI là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp từ một quốc gia mua lại tài sản và quyền quản lý của một doanh nghiệp ở quốc gia khác FDI khác với các công cụ tài chính khác ở phương diện quản lý Nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu và quản lý tài sản ở nước khác, thường là các cơ sở kinh doanh và được gọi là công ty con hoặc chi nhánh của công ty mẹ
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2008 định nghĩa: FDI là một loại hình đầu tư xuyên biên giới trong đó một nhà đầu tư cư trú tại một nền kinh tế thiết lập lợi ích lâu dài và mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác Quyền sở hữu từ 10% trở lên quyền biểu quyết trong một doanh nghiệp ở một nền kinh tế bởi một nhà đầu tư ở một nền kinh tế khác là bằng chứng của mối quan hệ như vậy
Trang 22Theo Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư 2020 của Việt Nam: "Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông"
Tóm lại, FDI là quá trình chuyển dịch vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua việc một nhà đầu tư từ quốc gia A đầu tư vào một doanh nghiệp ở quốc gia B, với mục đích trực tiếp tham gia quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý để kiếm lợi nhuận Tính chất chính của FDI là sự đầu tư và quản lý doanh nghiệp ở một quốc gia khác so với quốc gia của nhà đầu tư
2.1.2 Vai trò của FDI
Vai trò của FDI có thể dễ dàng nhận thấy được thông qua quá trình phát triển doanh nghiệp và kinh tế của quốc gia chủ quản Theo đó, Paul Samuelson (1948), Findlay (1978), Stoneman (1975) đề cao vai trò tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế song có thể tóm tắt lại thành bốn vai trò chủ yếu, như sau:
Một là, FDI được xem là một nguồn vốn ổn định bổ sung cho nền kinh tế và là một trong những cú huých từ bên ngoài để phá vỡ vòng luẩn quẩn trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia Theo lý thuyết vòng luẩn quẩn của Paul Samuelson (1948) có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bao gồm nhân lực, tài nguyên, tư bản và kỹ thuật Nhưng khi các yếu tố này không đồng nhất và không kết hợp tốt với nhau, nền kinh tế sẽ rơi vào vòng nghèo khó luẩn quẩn FDI là một cú huých từ bên ngoài để giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn này Nó giúp thúc đẩy tích lũy vốn, nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng cường năng suất và hiệu suất lao động, gia tăng thu nhập bình quân và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia FDI là một trong những phương tiện giúp quốc gia chủ quản giải quyết vấn đề đầu tư thấp bằng cách chuyển giao vốn bằng tiền hoặc tài sản khác vào nền kinh tế Điều này thúc đẩy tích lũy vốn tăng cao và đưa tăng trưởng kinh tế trong nước đến một cấp độ mới FDI được coi là một nguồn vốn ổn định do tính chất dài hạn của thị trường và triển vọng phát triển của nhà đầu tư Do
Trang 23kỳ vọng lâu dài, dòng vốn FDI ít có xu hướng thay đổi so với các hình thức đầu tư khác từ nước ngoài trong trường hợp xảy ra bất lợi Điều này làm cho FDI trở thành một phương tiện hữu hiệu giúp quốc gia phát triển kinh tế bền vững, đổi mới công nghiệp và góp phần nâng cao mức sống của người dân
Hai là, FDI là một nguồn cung cấp công nghệ cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Sự phát triển công nghệ là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của một quốc gia bởi nó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, quản lý Findlay (1978) qua nghiên cứu của mình đã khẳng định được FDI có tác động đến quá trình phát triển công nghệ ở nước chủ nhà thông qua việc chuyển giao hoặc tác động lây lan Doanh nghiệp FDI thường mang công nghệ từ quốc gia mình sang quốc gia tiếp nhận đầu tư để áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, quản lý, và đồng thời giúp cho lực lượng lao động tại quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể tiếp cận, học tập, nâng cao trình độ công nghệ của mình Đồng thời, FDI cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát triển khả năng khoa học của các cơ sở nghiên cứu tại nước chủ nhà thông qua việc trực tiếp tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ Các doanh nghiệp nội địa được hợp tác với các doanh nghiệp FDI để học hỏi cách thiết kế, chế tạo, hình thành công nghệ mới và từ đó cải tiến, cải biến cho phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện sử dụng của chính mình Qua thời gian, trình độ và nền tảng khoa học - kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu cũng được nâng cao Do đó, FDI góp phần không nhỏ trong việc giúp các quốc gia đang phát triển nâng cao trình độ công nghệ của mình để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và đổi mới công nghiệp
Ba là, FDI góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển thông qua mở rộng thị trường, kích thích xuất khẩu Việc thúc đẩy xuất khẩu chính là liều thuốc thực tế mà Stoneman (1975) đã chứng minh trong bài nghiên cứu về tác động của FDI lên tốc độ tăng trưởng kinh tế Các quốc gia đang phát triển có thể có lợi thế so sánh về khả năng sản xuất và mức chi phí đầu vào tương đối thấp song khó có thể tiếp cận được với nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Anh, các nước trong khối liên minh Châu Âu (EU), trong khi sức tiêu thụ nội địa có hạn, nếu không thể xuất khẩu có thể sẽ xảy
Trang 24ra tình trạng tồn hàng Vì vậy các quốc gia này rất cần đến doanh nghiệp FDI: thông qua doanh nghiệp FDI hàng hóa nội địa mới có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế nhờ vị thế, uy tín nhất định của nhà đầu tư nước ngoài Đối với tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài xuất khẩu cũng đem lại nhiều lợi ích khi tận dụng được nguồn đầu vào giá rẻ cũng như hưởng một số ưu đãi nhất định hỗ trợ tốt cho quá trình kinh doanh sản xuất Bên cạnh đó, FDI cũng giúp cải thiện tình hình cán cân thanh toán của một quốc gia thông qua cải thiện tình hình thương mại Như vậy cả quốc gia chủ quản lẫn doanh nghiệp đầu tư đều có lợi
Bốn là, FDI còn giúp phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các nhà đầu tư FDI luôn tìm kiếm nguồn đầu vào giá rẻ, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và được đánh giá có tiềm năng phát triển kinh tế Điều này được nhìn nhận là rất quan trọng, bởi hoạt động gia công tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư không những đảm bảo nhu cầu về sản phẩm mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại quốc gia đó Các nhà đầu tư FDI thường tạo ra các nhà máy sản xuất tại các quốc gia đang phát triển để nắm bắt nguồn lao động có chi phí rẻ hơn, mang lại được giá trị sản xuất tốt hơn và đảm bảo sắp xếp lại các quy trình sản xuất và sự phân công công việc một cách hiệu quả Nghiên cứu được thực hiện bởi Ngân hàng Thế Giới (WB) năm 1996 cũng đã cho thấy thêm rằng các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng cung cấp công việc ổn định hơn cho người lao động so với các doanh nghiệp trong nước Điều này là do khả năng phá sản và đóng cửa của các doanh nghiệp nước ngoài thấp hơn doanh nghiệp trong nước Hơn thế nữa, các hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục đóng góp không ít thành quả cho công cuộc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đào tạo ở bậc đại học và sau đại học – yếu tố cốt lõi làm nên thành công của một quốc gia
Song song với những tác động tích cực, FDI cũng mang theo một số tác động tiêu cực phổ biến tới đất nước tiếp nhận đầu tư như việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn FDI có thể làm giảm khả năng huy động và sử dụng hiệu quả vốn trong nước Điều này sẽ làm mất cân đối giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài, có thể
Trang 25dẫn đến sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài, gây mất cân bằng trong đầu tư Ngoài ra, còn có các vấn đề kinh tế như cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giảm thiểu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI thường có xu hướng chuyển ra nước ngoài hoặc tái đầu tư trong các hoạt động FDI khác Điều này có thể giải thích bằng việc đa số các doanh nghiệp FDI không đầu tư để trở thành nhà sản xuất vĩ đại ở một quốc gia nào đó, mà để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tìm kiếm lợi nhuận từ khắp nơi trên thế giới Do vậy, FDI tuy tác động đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và trung hạn nhưng nếu trong dài hạn, việc phụ thuộc quá nhiều vào FDI sẽ làm giảm năng lực phát triển, tăng nhập cư bất hợp phát và phát thải chất thải gây ô nhiễm môi trường ở nước nhận đầu tư (Liu và Zhang, 2021)
2.2 PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
2.2.1 Khái niệm phát triển tài chính
Levine (2005) định nghĩa: PTTC được xem là việc nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính, mà trọng tâm là TTTC và TCTC trong việc thực hiện các chức năng sau: (i) Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về các dự án đầu tư để nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt Đồng thời, hệ thống tài chính cần giúp phân bổ vốn hiệu quả từ những người có dư thừa sang những người cần thiết; (ii) Giám sát các khoản đầu tư để đảm bảo chúng được sử dụng hiệu quả và quản trị doanh nghiệp sau khi cung cấp tài chính để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan; (iii) Tạo thuận lợi cho giao dịch tài sản, đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro để giảm thiểu tổn thất cho nhà đầu tư; (iv) Huy động và góp vốn tiết kiệm từ các cá nhân và doanh nghiệp để thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế; và (v) Nới lỏng trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các khu vực kinh tế để tạo điều kiện cho thương mại và hợp tác quốc tế
Adnan (2011) cho rằng: PTTC là các chính sách, nhân tố và định chế nhằm tạo ra một hệ thống tài chính hiệu quả, bao gồm các trung gian tài chính và TTTC
Trang 26Một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ giúp đạt được các mục tiêu tài chính và kinh tế, cụ thể như: giúp tối đa hóa tiềm năng của TTTC, giảm thiểu rủi ro và tăng cường quản lý vốn hiệu quả Việc PTTC không chỉ giúp đa dạng hóa rủi ro và phân bổ vốn hiệu quả, mà còn mở ra cơ hội huy động và phân bổ nguồn tiết kiệm vào các dự án tiềm năng một cách hiệu quả hơn, giúp tăng cường khả năng phát triển kinh tế
PTTC nhìn từ góc độ bao quát là quá trình mở rộng và nâng cao hiệu quả của trung gian tài chính và TTTC (Hussain và Chakraborty, 2012) PTTC theo nghĩa rộng là sự kết hợp về độ sâu, hiệu quả, khả năng tiếp cận ổn định của các TCTC và TTTC (Sviryzenka, 2016)
Tóm lại, PTTC là một khái niệm phức tạp và đa chiều, bao gồm việc cải thiện chức năng của hệ thống tài chính, mở rộng số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính Tuy nhiên, nó cũng có thể được hiểu đơn giản là một quá trình cải thiện chất lượng trong việc tạo, thu hút, chuyển đổi và quản lý các nguồn tài chính trong nền kinh tế Để thực hiện quá trình PTTC, các tổ chức và cá nhân trên và TTTC cần phối hợp tương tác để đạt được hiệu quả cao nhất
2.2.2 Đo lường sự phát triển tài chính
Thông thường để đo lường PTTC các nhà nghiên cứu thực nghiệm hay sử dụng hai chỉ số phổ biến sau: Thứ nhất, tỷ số tín dụng tư nhân/GDP đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của TTTC và có thể phản ánh mức độ phát triển của khu vực tư nhân và khu vực công trong nền kinh tế Thứ hai, tỷ số nợ thanh khoản/GDP là một chỉ số quan trọng để đánh giá quy mô và độ sâu của khu vực tài chính Tuy nhiên, cả hai chỉ số này đều không tính đến bản chất đa diện phức tạp của sự PTTC Chính vì vậy, tổ chức IMF đã đề xuất một phương pháp đo lường mới cho PTTC từ năm 2016, chỉ số mới ra đời nhằm khắc phục sự thiếu sót của các nghiên cứu trước Đây cũng chính là bộ chỉ số mà tác giả giả dùng để đo lường sự PTTC ở các quốc gia ASEAN trong khóa luận lần này Chỉ số PTTC giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của tài chính và tiềm năng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
Trang 27Các chuyên gia của IMF đã xây dựng một bộ chỉ số tổng quát (FD Index) đại diện cho PTTC bao gồm 9 chỉ số khái quát về ba khía cạnh của các TCTC (FI) và TTTC (FM) là độ sâu, hiệu quả và khả năng tiếp cận, cụ thể gồm: độ sâu của TCTC (FID) và TTTC (FMD); hiệu quả của TCTC (FIE) và TTTC (FME); khả năng tiếp cận của TCTC (FIA) và TTTC (FMA) Trong kinh tế học tài chính, TTTC thường diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi các công cụ tài chính, còn TCTC là tổ chức bao gồm các định chế với chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính mà dịch vụ tài chính quan trọng nhất mà các TCTC cung cấp là hoạt động như các trung gian tài chính
Hình 2 1 Chỉ số đo lường phát triển tài chính
Nguồn: IMF
Về độ sâu tài chính: Thể hiện quy mô của các ngân hàng, TCTC và TTTC ở
một quốc gia, được gộp lại và so sánh với thước đo sản lượng kinh tế, cụ thể là tỷ lệ phần trămgiữa quy mô của TTTC và TCTC so với GDP, qua đó phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế (Klein và Olivei, 2008; Zaman và cộng sự, 2012; Svirydzenka, 2016)
Về hiệu quả tài chính: Cho thấy sự cải thiện về hiệu quả tài chính của TCTC
và TTTC, thường được đo lường thông qua các chỉ số thành phần như: tỷ suất sinh lợi và hiệu quả quản lý chi phí của TCTC và hiệu quả giao dịch của TTTC Khi hiệu
Trang 28quả tài chính được cải thiện, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các dịch vụ tài chính có chất lượng cao hơn, chẳng hạn như chi phí thấp hơn, khả năng tiếp cận dịch vụ tốt hơn và các sản phẩm tài chính đa dạng hơn (Svirydzenka, 2016)
Về khả năng tiếp cận tài chính: Thể hiện sự gia tăng về phạm vi tiếp cận
của TTTC và TCTC, tức là mức độ bao phủ của khu vực tài chính so với quy mô dân số (Svirydzenka, 2016) Khi số lượng này tăng lên, có nghĩa là nhiều người dân hơn có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính chính, từ đó góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân
2.3 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.3.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (Samuelson và Nordhaus, 1985)
The Intelligent Economist (2020) định nghĩa: Tăng trưởng kinh tế là quá trình tăng cường sản xuất và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ kinh tế trong các thời kỳ khác nhau Tăng trưởng này có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa hoặc điều chỉnh theo mức lạm phát để thể hiện giá trị thực tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là một trong những yếu tố cốt lõi của lý thuyết phát triển kinh tế, cũng như là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà các quốc gia hướng đến Đây là thước đo chủ yếu để đo lường sự tiến bộ của một quốc gia trong mỗi giai đoạn và có ảnh hưởng lớn đến thành tựu kinh tế vĩ mô của đất nước
2.3.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế tập trung vào những thay đổi về thu nhập quốc dân, và thường sử dụng hai chỉ số cơ bản để đo lường là GNP và GDP Mức độ tăng trưởng của kinh tế thường được đo lường bằng các chỉ số như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm trong
Trang 29một giai đoạn cụ thể hay mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh
GNP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ sau cùng được sản xuất ra xã hội trong một năm, GNP không bao gồm hàng hoá trung gian GNP tính bằng tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất bởi công dân của một quốc gia, tính đến cả những công dân đó sống ở nước ngoài GNP là một trong những chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng trong hạch toán thu nhập quốc dân WB và các tổ chức đa phương khác thường gọi khái niệm này là tổng thu nhập quốc dân (GNI)
GDP được định nghĩa là tổng giá trị tiền tệ hoặc giá trị cuối cùng của tất cả hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất và kinh doanh trong phạm vi ranh giới địa lý của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể, thông thường là 1 năm (The Investopedia, 2020) Khác biệt lớn so với GNP là GDP chỉ tính tổng giá trị sản xuất hàng hóa dịch vụ trong phạm vi biên giới đất nước, không tính đến giá trị sản lượng của công dân sống ở nước ngoài
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng logarit của GDP bình quân đầu người so với năm trước để làm chỉ số đại diện cho sự tăng trưởng kinh tế, dựa trên nghiên cứu được thực hiện trước đó bởi Aimer (2021) Sự lựa chọn này có nhiều ưu điểm, đầu tiên là dựa trên GDP của quốc gia để đánh giá năng lực kinh tế hiện tại Ngoài ra, việc sử dụng logarit của GDP bình quân đầu người so với năm trước sẽ giúp loại bỏ các tác động của lạm phát và sự thay đổi của chỉ số giá, giúp cho việc đánh giá về sự thay đổi kinh tế trở nên chân thật và xác thực hơn Hơn nữa, khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, do đó, biến GDP bình quân đầu người sẽ được lấy logarit để giải quyết vấn đề về đa cộng tuyến FDI có thể có mối tương quan với các biến độc lập khác như GDP, dân số, v.v Việc lấy logarit sẽ giúp giảm thiểu mối tương quan này, từ đó giúp ước tính hệ số phục hồi chính xác hơn
Trang 302.4 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.4.1 Các lý thuyết có liên quan
Vào thế kỷ 18, các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu nhận thức về tầm quan trọng của các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và sau đó bắt đầu phát triển nhiều mô hình và trường phái lý thuyết liên quan đến chủ đề này Sau đó, do bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu thay đổi theo thời gian nên các mô hình tăng trưởng kinh tế cũng đang dần phát triển và được phân tích một cách sâu sắc hơn Dù vậy thì nhân tố nguồn vốn vẫn là một yếu tố luôn xuất hiện trong các phân tích của các nhà kinh tế học Adam Smith được xem là học giả đầu tiên đưa ra quan điểm về chủ đề này vào năm 1776 Những quan điểm của ông đã tạo ra những đóng góp đáng kể, và được sử dụng làm căn cứ cho nhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế trong tương lai
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển của Adam Smith (1776) nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự tăng của đầu ra trung bình hoặc sản phẩm lao động, từ đó mang lại sự tăng thu nhập ròng của xã hội Ông chỉ ra rằng, để có được tăng trưởng kinh tế cần có 5 nhân tố bao gồm: lao động, tư bản, đất đai, tiến bộ kĩ thuật và môi trường chế độ kinh tế-xã hội Adam Smith coi lao động là nhân tố tăng trưởng cực kì quan trọng và là điểm tựa trong lý luận giá trị lao động của ông David Ricardo (1817) là một trong những giáo sư Kinh tế học cổ điển tiếp nối và phát triển tư tưởng của Adam Smith, cũng chịu ảnh hưởng của ý tưởng dân số học của T.R Malthus (1776-1834) Ông tin rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế Ông tập trung vào phân phối thu nhập để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế và nhấn mạnh yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động, vốn trong từng ngành, và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định Adam Smith (1776) và David Ricardo (1817) là hai nhà kinh tế học nổi tiếng của thế kỷ 18 và 19 Cả 2 đều khẳng định rằng việc tích lũy vốn tư bản là động cơ và nguồn gốc để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Đặc biệt, tất cả các nhà kinh tế cổ
Trang 31điển đều có cùng quan điểm trên và họ còn cho rằng tích lũy vốn tư bản bắt nguồn từ tiết kiệm và đầu tư Tư bản trong nền kinh tế là tài sản được sử dụng để sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ, bao gồm các công cụ và máy móc, vật liệu, năng lượng, kiến thức và nhân lực Thông qua tư bản, các nhà đầu tư có thể sử dụng vốn để đầu tư vào các xưởng sản xuất và công nghệ mới giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất làm tăng năng suất lao động và giảm chi phí, từ đó tăng lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tương tự, David Ricardo cũng nhấn mạnh tích lũy vốn tư bản là nhân tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp hiện đại Ngoài ra, David Ricardo cũng cho rằng trung thực và không can thiệp quá mức của chính phủ, kèm theo sự phát triển của thị trường tự do, sẽ giúp giải phóng tài nguyên và tăng cường sức cạnh tranh, từ đó đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững
Trường phái Keynes (1936) tiếp nối và phát triển các quan điểm trên, ông cho rằng tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào năng suất lao động mà còn phụ thuộc vào nhu cầu và chi tiêu của người dân Khi kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái thì chính phủ cần phải đầu tư vào các công trình công cộng để tạo ra việc làm, tăng thu nhập của người dân, tăng chi tiêu và kích thích hoạt động kinh tế Ngoài ra, Keynes (1936) cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp như giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ có thể giúp kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế Trong tầm nhìn của Keynes, tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ phụ thuộc vào việc cân bằng giữa đầu tư và tiêu dùng, cùng với sự ổn định của nền tảng kinh tế Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc duy trì kinh tế bằng cách quản lý chính sách tiền tệ và tài khóa để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững
Dựa vào tư tưởng nhấn mạnh vai trò của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes (1936), mô hình Harrod – Domar thêm yếu tố mới là tiết kiệm và cho rằng đầu tư và tiết kiệm là mối quan hệ quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Trang 32Cụ thể, mô hình Harrod-Domar cho biết rằng tốc độ tăng trưởng của GDP được xác định đồng thời vào hai yếu tố phối hợp với nhau gồm: tỷ lệ tiết kiệm và hệ số phản ánh hiệu quả đầu tư Đầu tư được coi là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự gia tăng vốn và tăng cường năng suất lao động làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, việc tăng đầu tư phải được hỗ trợ bởi tiết kiệm Mức đầu tư cần tăng theo mức tăng trưởng của nền kinh tế, nếu không nền kinh tế sẽ gặp phải rủi ro suy thoái và không thể duy trì tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, tiết kiệm cũng là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Nếu mức tiết kiệm càng cao thì khả năng cho việc đầu tư cũng sẽ được tăng lên, đồng thời cải thiện tình trạng việc làm và thu nhập Việc tăng tiết kiệm cũng giúp tăng cường ổn định tài chính và khả năng sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn Luận điểm của Harrod và Domar mang ý nghĩa quan trọng và làm cơ sở cho các phân tích sau này: muốn đạt được tăng trưởng kinh tế, cần tiết kiệm một phần thu nhập và tái đầu tư vào nơi có hiệu quả để sử dụng đồng vốn một cách tối ưu Tuy nhiên, việc huy động tiết kiệm vẫn còn là một vấn đề lớn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Do đó, cần có sự phát triển của các TTTC để giúp chuyển đổi tiền tệ và đưa các đồng vốn nhàn rỗi vào các dự án đầu tư hiệu quả
Mô hình lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển hay còn được gọi là mô hình Solow, được phát triển bởi Solow và Swan vào năm 1956, là một bước tiến sau mô hình Harrod-Domar Đây là một lý thuyết tăng trưởng kinh tế mà Solow và Swan mở rộng và cập nhật bằng cách tích hợp các yếu tố mới Mô hình Solow sẽ không đi phân tích sâu về yếu tố vốn mà sẽ mở rộng và cập nhật các yếu tố mới Tuy nhiên, vốn vẫn được xem là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong mô hình tăng trưởng này Khác với mô hình Harrod-Domar, mô hình Solow là một bước tiến mới bởi không chỉ tập trung vào vai trò của vốn thông qua tiết kiệm và đầu tư, mà còn nhấn mạnh tới sự ảnh hưởng của các nhân tố mới như lao động và tiến bộ công nghệ đến quá trình tăng trưởng kinh tế Mô hình Solow cho rằng, tăng trưởng kinh tế có thể được giải thích bằng cách nâng cao năng suất lao động thông qua việc áp dụng tiến bộ công nghệ và cải thiện chất lượng lao động
Trang 33Tiến bộ công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động bởi vì nó cho phép sản xuất các mặt hàng mới, sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn và cải tiến quy trình sản xuất FDI là một trong những phương tiện để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực trong các quốc gia có nhận đầu tư FDI cung cấp các công nghệ mới tiên tiến, giúp nâng cao năng lực sản xuất đất nước đón nhận đầu tư, từ đó giúp tăng sản lượng và nâng cao hiệu suất lao động Đây cũng là lý do vì sao nhiều quốc gia đang cố gắng thu hút FDI vào đất nước của mình, nhằm hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học công nghệ và cải thiện lực lượng lao động Tuy nhiên, mô hình Solow nhận thấy rằng tiến bộ công nghệ và lực lượng lao động là yếu tố ngoại sinh nên không có tác dụng dài hạn lên tăng trưởng kinh tế và chỉ làm tăng mức thu nhập trong nước Điều này đã khơi dậy một mối quan tâm chung đến việc hiểu về ngữ cảnh kinh tế lúc bấy giờ Solow và Swan hiểu ra rằng cần đầu tư một lượng vốn đầu tư đáng kể để có thể tận dụng phát huy hiệu quả tiến bộ công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội dài hạn Khi mức vốn đầu tư tăng lên thì lực lượng lao động cũng phải có sự gia tăng tương ứng điều này sẽ giúp tăng cường sản xuất và nâng cao hiệu suất kinh tế tổng thể Để làm được điều đó, thì cả chiều rộng và chiều sâu của hệ thống tài chính của một quốc gia cần phải được phát triển một cách bền vững Mức độ PTTC cao hơn biểu thị hiệu quả hoạt động của khu vực tài chính được nâng cao trong việc thực hiện các chức năng của mình và đảm bảo sử dụng vốn đầu tư một cách tối ưu Do vậy, khu vực tài chính phát triển là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững
Tiếp nối sau lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển là sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, khởi đầu của lý thuyết tăng trưởng mới này là tìm kiếm các cách thức giải thích khác đối với vai trò của tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng Tuy nhiên, mô hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh vẫn cho rằng vốn là yếu tố thiết yếu Khi lý thuyết tăng trưởng nội sinh ra đời đã làm thu hút nhiều sự chú ý của các nhà kinh tế học và Paul Romer và Robert Lucas được xem là những học giả nổi bật nhất trong trường phái này
Trang 34Theo các học giả trên, ngoài vốn vật chất, mô hình tăng trưởng nội sinh còn bổ sung thêm vốn tri thức Vốn tri thức là sự lan tỏa những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ vào quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất Lý thuyết tăng trưởng nội sinh coi vốn tri thức là yếu tố quyết định tốc độ tiến bộ công nghệ Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu tố vốn vật chất tuy còn giữ vài trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công nghiệp hoá Thay vào đó vai trò của vốn tri thức (nguồn nhân lực tri thức) ngày càng lớn hơn Vốn tri thức đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, bởi các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ, có sức khỏe và kỷ luật Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của vốn tri thức Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, hay sự phục hồi kinh tế nhanh của Tây Âu nhờ vào nguồn nhân lực chất lượng cao chứ không phải tài nguyên Với các nước đang phát triển dù có nhiều tài nguyên nhưng thiếu nguồn lao động có chất lượng thì vẫn sẽ phát triển chậm (Waines, 1963)
Cụ thể, sự tăng trưởng kinh tế theo tiến bộ công nghệ được giải thích trong mô hình của Romer (1990) bằng việc tích lũy vốn, trong đó, sự gia tăng nguồn vốn của một công ty sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tri thức, vì tiến bộ công nghệ được xác định bởi sự lan tỏa tri thức Tri thức được lan tỏa không gây mâu thuẫn và được các cá nhân, doanh nghiệp áp dụng để tạo ra giá trị kinh tế và tăng thu nhập Sự kết hợp giữa tiến bộ kỹ thuật và lợi tức tăng dần theo qui mô sử dụng tri thức tạo ra hiệu ứng học-qua-làm Khi công nghệ tiến bộ và tri thức được sử dụng trong quá trình sản xuất và tận dụng trong các hoạt động kinh doanh sẽ giúp đạt được hiệu quả nhanh hơn Các công ty và cá nhân cũng có thể tiết kiệm thời gian và tài nguyên, đồng thời có thể tăng cường khả năng sáng tạo và đổi mới Hiệu ứng học-qua-làm này giúp nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Trong mô hình của Lucas (1988), tiến bộ kỹ thuật được giải thích là do sự lan tỏa vốn con người thay vì vốn vật chất như mô hình của Romer (1990) Lucas
Trang 35định nghĩa vốn con người là những kỹ năng mà các cá nhân sở hữu và sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc tích lũy tri thức thông qua giáo dục Theo mô hình này, chính phủ đầu tư vào giáo dục và phát triển kỹ năng là cần thiết để tạo ra vốn con người Khi một doanh nghiệp biết cách phân phối hợp lý giữa việc cải tiến kỹ thuật và đầu tư vào giáo dục sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững Mô hình của Lucas cũng đưa vào yếu tố lợi suất tăng dần theo qui mô thông qua tham chiếu đến khái niệm học-qua-làm của Arrow (1962)
Nhìn chung, trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh vốn đầu tư vẫn được công nhận là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế Mặc dù lý thuyết tăng trưởng mới này dựa trên khuôn khổ của lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, nhưng nó nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố nội sinh, chẳng hạn như vốn con người, đổi mới và tri thức Theo đó, tăng trưởng kinh tế có thể được thúc đẩy bởi các chính sách công, chẳng hạn như đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu, do đó, ở lý thuyết này chính sách của chính phủ được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, đặc biệt là trong việc phát triển công nghệ nội sinh
2.4.2 Khung lý thuyết về tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế
FDI và phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tác động của FDI và PTTC đến tăng trưởng kinh tế đã nhận được đề xuất bởi các học giả dựa trên sự kế thừa lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển Những đóng góp về mặt lý thuyết được trình bày như sau:
Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế được đề cập bởi Romer (1990), Lucas (1988) dựa trên việc kế thừa lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng: Tiếp nhận và áp dụng công nghệ mới là yếu tố góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, và FDI là một trong những nguồn lực quan trọng giúp các quốc gia tiếp cận và áp dụng công nghệ mới FDI không chỉ đơn thuần là việc tích lũy vốn và chuyển giao công nghệ mà còn giúp nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ
Trang 36lao động ở quốc gia tiếp nhận, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế FDI đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý và truyền đạt các kỹ năng mới cho lao động, đồng thời cung cấp môi trường để họ tiếp xúc và học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài FDI có thể lan tỏa thông qua việc các doanh nghiệp trong nước học hỏi từ các doanh nghiệp FDI, thúc đẩy cạnh tranh và tạo ra các mối quan hệ kinh tế mới Qua việc có mặt trong quốc gia tiếp nhận, các doanh nghiệp nước ngoài có thể truyền đạt những phương pháp làm việc, kỹ thuật sản xuất và quy trình quản lý tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước từ đó làm tăng năng suất và tăng trưởng Đồng thời, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng và hiệu suất hoạt động để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh Ngoài ra, sự chuyển giao công nghệ mới từ các doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp sở tại thông qua các giao dịch kinh tế đã đóng góp vào sự hợp tác và trao đổi thông tin, kỹ thuật, và kinh nghiệm trong quá trình phát triển Đồng thời, tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế
FDI không chỉ mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm hiện có, mà còn đóng góp vào việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường Với sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, các sản phẩm và dịch vụ mới có thể được giới thiệu và phân phối tới khách hàng trong quốc gia tiếp nhận Đồng thời, đầu tư FDI cũng giúp tăng cường mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, và khả năng tiếp cận đến khách hàng, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, FDI không chỉ mang đến các quy trình sản xuất mới và cải tiến sản phẩm, mà còn thúc đẩy đổi mới và sáng tạo để đưa nền kinh tế đến một tầm cao mới Nhờ sự đầu tư từ các công ty nước ngoài, các công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại có thể được áp dụng, giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm Đồng thời, sự cạnh tranh và giao lưu với các công ty nước ngoài cũng thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong các ngành công nghiệp và dịch vụ Một cách khác, FDI cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghệ cao và khởi nghiệp, đóng góp vào sự đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế
Trang 37Vai trò của PTTC đối với tăng trưởng kinh tế được đề cập bởi Durusu và cộng sự (2017) dựa trên kế thừa các khung lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và các lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng:
PTTC thông qua vai trò phân bổ của hệ thống tài chính đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế Hệ thống tài chính phát triển tạo điều kiện để vốn được phân bổ hiệu quả vào các ngành nghề và lĩnh vực ưu tiên trong nền kinh tế Qua việc cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, hệ thống tài chính còn giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách tạo ra các cơ hội đầu tư và thúc đẩy sự sáng tạo và năng suất
Hệ thống tài chính phân bổ vốn vào các lĩnh vực ưu tiên có thể có tác động tích cực đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Bằng cách chú trọng vào việc hỗ trợ và tài trợ cho các công ty và doanh nghiệp trong các ngành có tiềm năng phát triển, hệ thống tài chính giúp cung cấp nguồn lực cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra việc làm mới Ngoài ra, hệ thống tài chính phát triển còn đóng vai trò trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính như vay vốn, khởi nghiệp và đầu tư, hệ thống tài chính phát triển giúp doanh nghiệp tư nhân tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng Rousseau và Wachtel (2001); Arestis và cộng sự (2001) đã chứng minh rằng PTTC trở thành một phần quan trọng trong bối cảnh kinh tế vì nó giúp tăng tính thanh khoản, cho phép các đại lý rời khỏi thị trường và nâng cao hiệu quả của các trung gian tài chính trên thị trường tài chính quốc tế Tương tự, GreenWood và Jovanovic (1990) cho rằng, nâng cao hiệu quả của các trung gian tài chính sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh lợi, thu hút thêm nhà đầu tư tham gia vào thị trường và đem lại nguồn vốn cho các khu vực khác của nền kinh tế
Theo quan điểm của Durusu và cộng sự (2017) một hệ thống tài chính kém phát triển sẽ hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế một quốc gia Chính vì vậy, để kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính thì chính sách của chính phủ phải
Trang 38khuyến khích sự phát triển này bằng cách quản lý chính sách tiền tệ và tài khóa để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững
Levine (1991) và Saint-Paul (1992) nhận định rằng sự PTTC thể hiện qua việc đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư trên TTTC, giúp các chủ thể kinh tế có nhiều lựa chọn để đầu tư và sử dụng tiết kiệm của mình nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn Hơn nữa, số lượng sản phẩm tài chính gia tăng cũng cho phép các công ty đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, từ đó thu hút được nhiều đầu tư hơn để giúp đất nước phát triển kinh tế
Nghiên cứu của Greenwod và cộng sự (1997) cho thấy rằng TTTC cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, từ đó thúc đẩy sự chuyên môn hóa trong các lĩnh vực này Thông qua TTTC, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội và thuận lợi huy động vốn cho mục đích khởi nghiệp kinh doanh Điều này đóng góp vào việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, kích thích thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và tạo ra sự cải tiến trong sản phẩm
Trang 39Sơ đồ 2.1 Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
FDI và phát triển tài chính tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế
Một số học giả có quan điểm trái ngược như Stiglitz (2002) khi cho rằng FDI có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng kinh nếu FDI không mang lại công nghệ mới và kỹ năng mới cho nền kinh tế tiếp nhận FDI có thể gây ra việc cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến giảm năng suất và tăng thất nghiệp FDI có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu FDI làm tích tụ vốn quá mức trong các ngành công nghiệp có năng suất thấp, bởi
FDI
Chuyển giao công nghệ kỹ thuật, truyền đạt kỹ năng quản lý và đào tạo lao động
Tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, tăng thanh khoản do đó giảm thiểu giảm rủi ro
Thúc đẩy chuyên môn hóa trong khởi nghiệp và áp dụng các công nghệ mới
Tăng trưởng kinh tế
Trang 40điều này có thể dẫn đến việc làm giảm hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng bất bình đẳng (Dani Rodrik, 2006) Piketty cho rằng FDI có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu FDI dẫn đến tích tụ tài sản trong tay một số ít người giàu có, bởi điều này có thể dẫn đến tăng bất bình đẳng và giảm động lực tăng trưởng kinh tế (Thomas Piketty, 2014) Nghiên cứu của Tussie và Jenkins (2004) sử dụng dữ liệu của 100 quốc gia trong giai đoạn 1970-1998 kết luận rằng, FDI có thể dẫn đến sự phụ thuộccủa nền kinh tế nước tiếp nhận vào nước đầu tư thông qua các kênh như thị phần, công nghệ, và nguồn nhân lực Lãng phí tài nguyên, tăng nhập cư bất hợp pháp và gây ô nhiễm môi trường ở nước nhận đầu tư do doanh nghiệp FDI không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (Liu và Zhang, 2021) Tuy nhiên, các học giả này cũng cho rằng tác động tiêu cực của FDI thường là tạm thời và có thể được giảm thiểu thông qua các chính sách quản lý FDI phù hợp
Hơn nữa, nhiều học giả cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng PTTC làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đúng hơn, họ lập luận rằng sự PTTC của một quốc gia có thể gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế Cụ thể, Minsky và Hyman (1979) cho rằng PTTC có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính làm suy thoái kinh tế và giảm tăng trưởng kinh tế Kindleberger cho rằng, PTTC có thể dẫn đến đầu cơ tài chính quá mức làm lãng phí tài nguyên và giảm hiệu quả sử dụng vốn (Saul và Kindleberger, 1978) Ngoài ra, Morck và Nakamura (1999) cũng cho rằng khu vực ngân hàng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
2.5 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
2.5.1 Các nghiên cứu trước về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
Marobhe (2015) sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger nhằm xem xét xem liệu dòng vốn FDI có làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Tanzania giai đoạn 1970-2014 hay không? Nghiên cứu cũng kiểm định mối quan hệ đồng tích hợp giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế Dữ liệu liên quan đến dòng vốn FDI và tổng sản phẩm quốc nội được sử dụng làm thước đo tăng trưởng kinh tế được lấy