Các quy định nội bộ, chính sách của công ty đối với kế toán tiền lương và các khoản CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH RẬP 7
Ngành: Kế toán
Mã số: 7 34 03 01
NGUYỄN KHẢ DI
TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH RẬP 7
Trang 3TÓM TẮT
Công ty đạt được giá trị lợi nhuận cao luôn là mục tiêu chính mà các doanh nghiệp luôn hướng đến và nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của công ty Có đội ngũ lao động chất lượng có thể giúp công ty tồn tại vì công ty sẽ không thể đứng vững nếu không có sự góp sức lớn của nhân viên Để tạo được đội ngũ lâu dài, doanh nghiệp cần có các chính sách phù hợp về tiền lương và cung cấp môi trường đãi ngộ tốt, các khoản phúc lợi thông qua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp nhằm hỗ trợ giảm bớt gánh nặng tài chính cho người lao động Điều này sẽ thu hút người lao động giỏi hợp tác lâu dài với doanh nghiệp Nhận biết được vấn đề này, công ty TNHH Rập 7 luôn để tâm và cố gắng mang đến các giá trị đãi ngộ cho nguồn lao động của mình Tuy nhiên trong công tác kế toán tiền lương của công ty vẫn còn hạn chế về mặt nhân lực thực hiện nhiệm vụ kế toán tiền lương, các bước vẫn còn đơn giản, chưa kiểm soát được tính trung thực các bước trong công tác
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7” với mục đích đi sâu vào quá trình công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm hoàn thiện công tác
Trang 4ABSTRACT
The primary objective of any business is to maximize profits, and the key to a company's success is possessing high-quality human resources A strong workforce is essential to a business's survival because without the invaluable contributions of its workers, it could not function Businesses must have fair wage policies, a good work environment, and benefits like unemployment, health insurance, and social security to help employees feel less financially burdened in order to build a long-term team This will draw talented employees who will work with the company in the long run
Acknowledging this issue, Rap 7 Company limited consistently monitors and endeavors to provide fair compensation to its workforce The steps in the work are still straightforward, the integrity of the steps cannot be controlled, and the company still lacks the human resources necessary to complete salary accounting tasks
I therefore selected the topic "Payroll accounting system and salary reductions at Rap 7 Company Limited" in order to finish the project by delving deeper into the salary accounting and salary deduction procedure enhance your work
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này là sự giúp đỡ nhiệt tình từ cô hướng dẫn và các anh chị tại công ty TNHH Rập 7
Em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Ngân Hàng Tp HCM đã chỉ dạy cho em kiến thức chuyên môn hữu ích để em có thể hoàn thành bài khóa luận và là hành trang vững chắc để em phục vụ cho cuộc sống trong tương lai Đặc biệt em xin cảm ơn cô TS Nguyễn Thị Kim Phụng đã hướng dẫn một cách tận tâm và nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Tiếp đến em xin được gửi lời cảm ơn các anh chị phòng kế toán của công ty đã kiên nhẫn hướng dẫn công việc cho em và giải đáp các thắc mắc của em trong quá trình em thực tập tại công ty Em xin cảm ơn anh chủ công ty TNHH Rập 7 đã tạo điều kiện cho em được biết nhiều hơn về quá trình hình thành của Rập và tạo ra môi trường làm việc trẻ, năng động Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã có thể áp dụng các kiến thức được học và trải nghiệm công việc thực tế của một kế toán và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Khả Di
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP 6
1.1.Khái quát về tiền lương và các khoản trích theo lương 6
1.1.1 Khái quát về tiền lương 6
1.1.2 Khái quát về các khoản trích theo lương 7
1.1.2.1.Các khoản trích theo lương 7
1.1.2.2.Thuế thu nhập cá nhân 9
1.1.3 Các hình thức trả lương và tính lương trong doanh nghiệp 10
1.1.3.1.Hình thức trả lương 10
1.1.3.2.Các phương pháp tính lương trong doanh nghiệp 12
1.1.3.3.Tính khoản trích theo lương 14
1.1.3.4.Tính thuế thu nhập cá nhân 15
1.2.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 17
1.2.1 Nguyên tắc kế toán và các quy định có liên quan 17
1.2.2 Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH RẬP 7 27
2.1.Tổng quan về công ty TNHH Rập 7 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Cơ cấu của công ty 29
Trang 82.1.3 Bộ máy kế toán công ty 32
2.1.4 Các quy định nội bộ, chính sách của công ty đối với kế toán tiền lương và các khoản
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH RẬP 7 48
3.1.Đánh giá công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mức lương tối thiểu của vùng 6
Bảng 1.2: Tỷ lệ trích bảo hiểm năm 2023 14
Bảng 1.3: Cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phương pháp tối giản 16
Bảng 1.4: Quy trình kế toán tiền lương 19
Bảng 2.1: Sơ đồ Quy trình chấm công của công ty TNHH Rập 7 36
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Logo của công ty TNHH Rập 7 27
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy công ty TNHH Rập 7 30
Hình 2.3: Biểu tượng phần mềm kế toán 35
Hình 2.4: Bảng chấm công tháng 9/2023 của nhân sự Rập CMT8 37
Hình 2.5: Mức đạt thưởng doanh số tháng 9 của nhân viên cửa hàng 38
Hình 2.6: Bảng lương cửa hàng chi nhánh CMT8 39
Hình 2.7: Bảng chấm công các bộ phận Rập 7 41
Hình 2.8: Phiếu Chi của công ty TNHH RẬP 7 42
Hình 2.9: Ủy nhiệm chi của công ty TNHH RẬP 7 42
Hình 2.10: Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 8 của Rập 43
Hình 2.11: Nghiệp vụ hạch toán lương trên phần mềm 44
Hình 2.12: Sổ chứng từ gốc chi lương năm 2023 45
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU i Sự cần thiết của đề tài
Để một công ty có thể duy trì hoạt động và không ngừng phát triển thì cần đi từ quá trình có nguồn vốn để chi trả, đầu tư và làm ra thành phẩm để tạo ra lợi nhuận Chung quy lại trong xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty, yếu tố để thực hiện toàn bộ các khâu là con người – là nguồn lực lao động chính giúp vận hành và thúc đẩy sự phát triển của công ty Đối với người lao động, yếu tố tiền lương và phúc lợi là mối quan tâm lớn nhất vì khoản tiền lương sẽ giúp cho họ chi trả được các khoản phí và phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống của họ Nhằm thúc đẩy sự tiến bộ, sự cống hiến của nhân viên cho công ty và giữ các nhân viên tiềm năng hợp tác lâu dài, các doanh nghiệp luôn đề ra các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất có thể cho nhân viên, thông qua đó có thể nâng cao được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Mặt khác khoản tiền lương vô tình cũng được mặc định là thước đo đánh giá hiệu suất làm việc của một người Các doanh nghiệp cần phải trả khoản lương đúng và đủ với công sức của người lao Chính vì vậy, bộ phận kế toán tiền lương là bộ phận then chốt, dung hòa giữa doanh nghiệp và nguồn nhân sự, đảm bảo quyền lợi về tiền và chế độ cho người lao động Bộ phận kế toán tiền lương cần phải đảm bảo việc hạch toán chính xác và đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương Điều này sẽ góp phần tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
Tuy nhiên qua các nghiên cứu trước đó tại các công ty vừa và nhỏ nhìn chung đều có thể thấy công tác kế toán tiền lương còn thiếu sự chặt chẽ, tối ưu và vẫn chưa thực sự được quan tâm so với các bộ phận kế toán khác vì có những mặt hạn chế như thiếu kinh phí, doanh nghiệp đề cao đầu tư vào các công tác liên quan trực tiếp đến bộ phận sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm thu được lợi nhuận tối ưu mà quên rằng công tác kế toán tiền lương cũng rất cần được chú trọng trong doanh nghiệp
Trang 13Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương đối với doanh nghiệp và nhân sự, đồng thời qua thời gian thực tập tại công ty THNN Rập 7, được tiếp xúc với công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương, nhận thấy được một số vấn đề tồn đọng cần được làm mới và đưa ra đề xuất giải pháp, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7”
ii Mục tiêu nghiên cứu
a Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu về kế toán tiền lương và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7
b Mục tiêu cụ thể
- Nêu cơ sở lý thuyết của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Nêu thực trạng quy trình công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại công ty TNHH Rập 7
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7
iii Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là gì?
- Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7 hiện nay như thế nào?
- Thông qua phân tích và đánh giá, những đề xuất nào có thể khắc phục hệ thống chưa hoàn chỉnh trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7?
iv Đối tƣợng nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác tổ chức kế toán lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Rập 7
Trang 14b Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Công ty TNHH Rập 7
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu, thực tập trong giai đoạn Tháng 08/2022 đến tháng 05/2023
v Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Trong đó kết hợp đa dạng các phương thức khác nhau để phục vụ cho nghiên cứu của bài viết Một số phương pháp được sử dụng bao gồm:
+ Phương pháp Thu nhập dữ liệu: Tổng hợp các tài liệu về công ty, các số liệu, chứng từ cần thiết trong quá trình làm việc tại đơn vị và các tài liệu tham khảo khác nhằm làm cơ sở lý thuyết cho bài viết
+ Phương pháp Quan sát: Quan sát quá trình hạch toán, lên sổ sách, xuất hóa đơn … nhằm làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu và rút ra được kết luận
+ Phân tích và đánh giá: Từ các nguồn dữ liệu được lấy từ phương pháp thu nhập dữ liệu, quan sát, phỏng vấn, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá sau cùng nhằm đưa ra những nhận định, thực trạng và đề xuất biện pháp cho công tác kế toán tiền lương của doanh nghiệp
vi Nội dung nghiên cứu
Bài nghiên cứu theo bố cục nêu cơ sở lý thuyết về tiền lương và các khoản trích theo lương và dựa theo đó nêu rõ các thực trạng công tác kế toán hiện nay của công ty Thông quá đó có thể đánh giá, phân tích quy trình nhằm rút ra được những mặt cần khắc phục, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương Bài nghiên cứu bao gồm 3 chương chính:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp
Trang 15+ Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7
+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7
vii Đóng góp của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và đưa ra giải pháp, khắc phục nhược điểm, chung quy là để góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Rập 7
viii Tổng quan của nghiên cứu trước
Theo Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2019) trong bài viết “ Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH phát triển và dịch vụ du lịch Hướng Dương”, thông qua các cơ sở lý luận về tiền lương, làm rõ các khoản trích theo lương và tìm hiểu tình trạng thực tế của đơn vị, đánh giá các ưu nhược điểm đã nêu ra được các giải pháp xây dựng chế độ tiền thưởng, sử dụng phần mềm tối ưu hóa công tác kế toán và kiến nghị thêm quỹ đoàn Tuy nhiên tác giả đưa ra giải pháp chế độ tiền thưởng chưa hợp lý và không mang tính khả thi dựa trên môi trường của đơn vị
Trong bài viết “ Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng Tín Đức” của tác giả Nguyễn Thị Kim Yến (2011), tác giả đã trình bày rất chi tiết các lý luận về tiền lương, hình thức tính lương và trả lương trong bài và đồng thời nêu rất rõ thực trạng đơn vị tác giả thực hiện bài nghiên cứu Công ty có quy chế rõ ràng, làm đúng theo quy định của nhà nước tuy nhiên các khâu trong quy trình vẫn còn nhiều công đoạn chưa được chặt chẽ, còn nhiều thiếu sót như một số chứng từ không đủ chữ ký, hình thức tính lương theo hệ số cấp bậc trong một vài trường hợp vẫn chưa đánh giá đúng năng lực của nhân viên và tác giả đã đưa ra những kiến nghị giải quyết hợp lý nhằm nâng cao tính chặt
Trang 16chẽ, kỉ luật trong công tác kế toán tiền lương tại đơn vị và nâng cao nghiệp vụ nhân viên
Trong “Kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng – bất động sản Hodeco” của tác giả Nguyễn Đỗ Minh Tâm (2023) đã trình bày và cập nhật các quy định hiện hành về kế toán lương và khoản trích theo lương một cách đầy đủ và đề cập đến quá trình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Bài viết đã chỉ ra được mặt thuận lợi về khâu tổ chức kế toán tối giản, phù hợp với quy mô doanh nghiệp và nêu ra những điểm còn hạn chế về bộ máy kế toán tuy tối giản nhưng vẫn còn sơ sài, phân bổ nhân lực chưa hợp lý dẫn đến dễ xảy ra rủi ro gian lận trong kiểm toán
Thông qua các bài viết, các nghiên cứu trước đó có thể thấy được các tác giả đều nhận định được những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán lương tại đơn vị nghiên cứu và đưa ra những đề xuất giải pháp để củng cố công tác kế toán tại đơn vị Nhìn chung các doanh nghiệp được nêu trên đều gặp phải những hạn chế về quy trình và bộ máy kế toán chưa thật sự chặt chẽ, chưa đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đối với nhà nước cũng như của doanh nghiệp đối với nhà nước, ví dụ như việc tính thuế thu nhập cá nhân và các khoản chi tiêu liên quan đến hợp đồng lao động giữa hai bên Điều này là một phần cần được chú ý trong quá trình kế toán tiền lương
Các bài nghiên cứu trước tại đơn vị các tác giả công tác là tiền đề, cơ sở tham khảo để em có thể thực hiện đánh giá công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và từ đó có thể nghiên cứu và phân tích thêm một số vấn đề mới trong công tác kế toán tiền lương tại đơn vị đang làm công ty TNHH Rập 7
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1 Khái quát về tiền lương
Tiền lương là khoản tiền người lao động nhận được khi sử dụng sức lao động của mình tham gia vào quá trình tạo ra giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp, người dùng lao động bằng các cách thức như trí tuệ hay thể chất Theo Bộ luật lao động (
năm 2019) , bộ luật nhận định về tiền lương “ Tiền lương là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Theo Bộ luật lao động (2019), chương VI Tiền lương đã đề cập “ Mức lương
theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu” Cụ thể,
trong Nghị định số 38/2022/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/07/2022 đến hết ngày 30/12/2023 đối với người lao động trong doanh nghiệp ( ngoài khu vực nhà nước) ghi nhận mức lương tối thiểu vùng cho đến thời điểm hiện tại theo Bảng 1.1: Mức lương tối thiểu của vùng như sau:
Bảng 1.1: Mức lương tối thiểu của vùng
Được nhận định là “ Giá cả sức lao động” trong văn kiện Đại hội XI của Đảng, Tiền lương đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc
Trang 18của người lao động và cả doanh nghiệp Với một mức lương phù hợp chính là động lực tích cực để hoàn thành công việc, cài thiện năng suất và hiệu suất làm việc tại doanh nghiệp Ngược lại, nếu không được trả đúng mức lương xứng đáng với thực lực, động lực làm việc của họ sẽ giảm Việc giảm năng suất làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ty
Dựa theo quy định của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 về Nguyên tắc trả lương và kỳ hạn trả lương :
+ Người dùng lao động có nghĩa vụ trả lương trực tiếp , đầy đủ và đúng thời hạn quy định cho NLĐ Trong trường hợp NLĐ không nhận tiền lương trực tiếp, người sử dụng lao động sẽ chuyển lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp để tất toán lương
+ Đối với phương thức trả lương của người lao động dựa trên thời gian làm việc, sản phẩm hoặc khoán sẽ được thống nhất trong hợp đồng lao động Người sử dụng lao động phải thanh toán cho NLĐ ngay sau khi hoàn thành công việc hoặc thanh toán gộp tùy thuộc vào doanh nghiệp và thỏa thuận với người lao động Nếu thỏa thuận trả lương gộp, thì tối đa chỉ được thực hiện một lần mỗi 15 ngày
+ Người sử dụng lao động không được phép can thiệp vào việc chi tiêu lương của NLĐ; không bắt ép, chèo kéo NLĐ sử dụng tiền lương của họ vào việc mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc đơn vị mà người sử dụng lao động yêu cầu
1.1.2 Khái quát về các khoản trích theo lương
1.1.2.1 Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương là khoản tiền mà người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho các quỹ bảo hiểm được nhà nước quy định Với mục đích đảm bảo quyền lợi cho người lao động , nhà nước đã ban hành quy định về các khoản khấu trừ trên lương trong đó bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và Kinh phí công đoàn Cụ thể:
Trang 19- Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là khoản tiền được hình thành từ các khoản đóng
của người lao động và người sử dụng lao động, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước BHXH được tạo ra nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động khi gặp các biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, bao gồm: thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
- Bảo hiểm y tế (BHYT): Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng cho các
đối tượng theo quy định của Luật này nhằm cung cấp các chính sách chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ một phần chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh cho đối tượng, không vì mục đích lợi nhuận, được tổ chức và thực hiện bởi Nhà nước dựa trên khoản 1 điều 2 của Luật Bảo Hiểm Y tế số 25/2008/Q12 ban hành ngày 14/11/2008
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là quỹ tài chính được lập ra để hỗ trợ cho NLĐ
một phần gánh nặng tài chính trong khoảng thời gian không có việc làm và đang trong quá trình tìm công việc mới Để nhận được khoản tiền thất nghiệp, NLĐ phải đăng kí thất nghiệp với tổ chức BHXH, đảm bảo đóng đúng và đầy đủ từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi đăng kí thất nghiệp
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ): được lập ra nhằm phục vụ cho các hoạt động
đoàn đội trong doanh nghiệp với mục đính bảo vệ quyền lợi và nâng cao chất lượng sống của người lao động
Đối tượng có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong doanh nghiệp, khi đáp ứng điều kiện theo khoản 1 điều 2 Bộ luật bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 143/2018/NĐ-CP bao gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng
- Người làm việc theo HĐLĐ từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
Trang 20- Đối với những người lao động bán thời gian để kiếm thêm thu nhập thường là đối tượng học sinh, sinh viên… , theo quy định của pháp luật sẽ được xác định là người lao động không trọn thời gian – là người có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc tuần được quy định trong pháp luật về lao động theo điều 32 Bộ Luật Lao động 2019 Đối tượng này có quyền được đảm bảo những quyền lợi nhất định tương tự như công nhân viên bình thường Chính vì thế, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện ký kết hợp đồng dưới sự đồng thuận cả bên công ty và cá nhân người lao động, đảm bảo các mặt quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định Tuy nhiên vì tính chất công việc, có những trường hợp cá nhân lao động làm việc không đủ thời gian trong 1 tháng nên nhà nước đã quy định theo khoản 3 điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “ Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội đó.”
1.1.2.2 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, là khoản tiền được trích từ tiền lương của người lao động và các khoản thu nhập khác và đóng góp vào ngân sách nhà nước Mục đích chính của việc thu thuế thu nhập cá nhân là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng và xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước Các khoản thuế thu nhập cá nhân được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông và phát triển kinh tế
Có hai hình thức nộp thuế thu nhập cá nhân là người lao động phải tự nộp lên cơ quan thuế hoặc người lao động ủy quyền cho doanh nghiệp trích ra từ lương và nộp lên cơ quan nhà nước Tuy nhiên hiện nay việc đóng góp thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam được nhà nước cho phép doanh nghiệp khấu trừ khoản thuế thu nhập trước khi chi trả lương cho nhân viên nhằm đảm bảo được tính công bằng và minh bạch, đóng góp đầy đủ số tiền thuế phù hợp với thu nhập từng nhân viên
Đối tượng nộp thuế TNCN dựa theo quy định tại Điều 2, Luật Thuế TNCN 2007 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đến thời điểm hiện tại được nêu như sau:
Trang 21- Cá nhân cư trú: là người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục Đối với cá nhân cư trú, có 2 trường hợp cần thực hiện đóng thuế TNCN: (1) Cá nhân kí hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên; (2) Cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
- Cá nhân không cư trú : là cá nhân không nằm trong các điều kiện cá nhân cư trú, thường là những người nước ngoài đến Việt Nam sống và làm việc
Thời gian kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định tại điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng, thời gian nộp chậm nhất vào 20 ngày của tháng tiếp theo
- Đối với doanh nghiệp kê khai theo quý, thời gian nộp chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo Ví dụ nếu kê khai và nộp thuế TNCH cho quý 3, doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn tất và nộp lên cơ quan thuế trước ngày
Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019, điều 96 khoản 1 quy định về hình thức trả lương như sau:
- Hình thức trả lương được tính theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên người sử dụng lao động và người lao động
- Người sử dụng lao động trả lương bằng phương thức tiền mặt hoặc qua số tài cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng Đối với trường hợp sử dụng chuyển lương qua tài khoản ngân hàng thì các loại phí dịch vụ liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển lương sẽ do người sử dụng lao động chịu phí
Trang 22Dựa theo quy định được nhà nước ban hành, có các hình thức trả lương:
- Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương phổ biến nhất hiện nay được
hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn, có thể tính theo lương giờ, ngày, tuần, tháng, áp dụng cho các vị trí công việc toàn thời gian, ổn định Trả lương theo thời gian dựa vào số thời gian làm việc thực tế, căn cứ vào cấp bậc lương và thang lương theo quy định nhà nước và mức lương thỏa thuận giữa hai bên NLĐ và Doanh nghiệp Tùy theo tính chất ngành nghề và đặc thù công việc sẽ có thang lương khác nhau
Hình thức trả lương theo thời gian sẽ đảm bảo cho nhân viên có một nguồn tiền cố định mỗi tháng để chi trả các chi phí sinh hoạt của NLĐ, không phải lo về vấn đề chạy theo doanh số, mà sẽ có thời gian đầu tư vào chất lượng công việc hơn
- Trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương dựa trên số lượng, sản phẩm
và chất lượng sản phẩm, công việc mà người lao động đã hoàn thành Tùy vào quy định và tính chất đặc thù của doanh nghiệp, tính lương theo sản phẩm có những hình thức như sau: trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả lương theo sản phẩm gián tiếp, trả lương theo sản phẩm có thưởng phạt, trả lương theo sản phẩm có lũy tiến
Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: phương pháp tính lương dựa trên số lượng sản phẩm mà nhân viên trực tiếp thực hiện trong quá trình sản xuất Đơn giá của mỗi sản phẩm không có sự đổi ngay cả khi vượt mức lao động
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: phương thức trả tiền lương cho những công nhân không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm, ví dụ như vận chuyển vật liệu, bảo trì máy móc thiết bị hoặc giám sát Mặc dù nhóm lao động này không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tuy nhiên họ có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất lao động của các nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm có thưởng (doanh thu) : Hình thức trả lương dựa trên chất lượng và hiệu quả trong quá trình sản xuất Nếu trong quá trình sản
Trang 23xuất, chất lượng của sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn so với chỉ tiêu đã đề ra hoặc nhân viên giúp tiết kiệm được nguyên vật liệu, nhiên liệu và giảm tỷ lệ sản phẩm bị hư hỏng, thì sẽ được trả lương theo sản phẩm cộng thêm với chế độ tiền thưởng theo quy định Tuy nhiên, nếu nhân viên gây lãng phí nguyên liệu hoặc không đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra, tỉ lệ hư hỏng cao sẽ bị phạt
Trả lương theo sản phẩm có lũy tiến: Hình thức này áp dụng cho những công việc mang tính chất đột xuất, không ổn định, sản xuất khẩn trương hoặc đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất
Việc tính lương theo giá trị sản phẩm khuyến khích các nhân viên nỗ lực, tăng năng suất lao động, góp phần hoàn thiện công tác quản lí và nâng cao trình độ Tuy nhiên hình thức có thể xảy ra tình trạng chạy theo số lượng nhưng không đảm bảo số lượng
- Trả lương theo khoán: là hình thức dựa trên khối lượng công việc, chất lượng
công việc và thời gian hoàn thành, áp dụng cho các công việc ngắn hạn, được giao trong thời gian nhất định với số tiền lương đã được ấn định trước đó như công việc vận chuyển, bốc vác…điểm đặc biệt của hình thức này là tính tiện lợi, dễ thỏa thuận giữa hai bên, người thuê không cần phải theo dõi ngày công làm việc của NLĐ Tuy nhiên với phương thức trả lương theo khoán, DN thường phải ứng trước một khoản cho nhân viên nếu yêu cầu nhân viên thực hiện công việc trong một khoảng thời gian dài
1.1.3.2 Các phương pháp tính lương trong doanh nghiệp
Phương pháp tính lương theo thời gian: Dựa vào thời gian làm việc thực tế của NLĐ và mức lương cố định được thỏa thuận giữa hai bên, lương theo tháng được tính như sau:
Lương tháng = Mức lương thỏa thuận + Phụ cấpNgày công chuẩn x Số ngày công thực tế
Tiền phụ cấp: là khoản tiền doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động nhằm bù đắp cho những yếu tố bất lợi trong môi trường làm việc hoặc tính chất đặc thù của công việc mà mức lương cố định không đề cập đến ví dụ như hỗ trợ tiền phụ cấp
Trang 24cơm trưa, tiền xe đi lại, phụ cấp nặng nhọc, độc hại…Khoản tiền phụ cấp được quyết định trong hợp đồng lao động của NLĐ và người dùng lao động
Lương ngày = Số ngày làm việc trong thángTiền lương cơ bản của tháng Lương tuần = Tiền lương tháng x 12
52 tuần
Lương giờ = Số giờ làm việc bình thườngTiền lương ngày
Ngoài ra, trong môi trường làm việc, do số lượng công việc nhiều hoặc mong muốn tiến độ và chất lượng công việc được đảm bảo, nguời lao động được yêu cầu làm thêm việc ngoài thời gian quy định Người sử dụng LĐ phải có nghĩa vụ trả lương thêm giờ cho NLĐ với các mức % theo quy định hiện hành điều 98 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 của nhà nước
+ Đối với giờ làm thêm vào ngày thường: Mức ít nhất bằng 150% so với giờ lương bình thường
+ Đối với làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần: Ít nhất bằng 200% so với giờ lương
+ Đối với làm thêm giờ vào các dịp nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Mức ít nhất bằng 300% so với giờ lương
Tiền lương tăng ca= Tiền lương giờ bình thường x mức lương % phù hợp Số giờ thực tế làm thêm
Tính lương theo sản phẩm
Tính lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
Lương theo sản phẩm = Số lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương Tính lương theo sản phẩm gián tiếp
Lương theo sản phẩm = đơn giá sản phẩm phục vụ x Số sản phẩm mà công nhân chính đạt được
Tính lương theo sản phẩm có thưởng
Lương =
Trang 25
Tính lương theo khoán: Lương = Đơn giá khoán x Khối lượng công việc Kết hợp tính lương theo thời gian và sản phẩm có thưởng: mặc dù không nằm trong cách tính lương được văn bản quy định, nhưng cách tính này được sử dụng phổ biến, phù hợp với các vị trí nhân viên bán hàng, không cố định lương cơ bản, hoặc giờ làm cố định vì tính đơn giản và đảm bảo được tính thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên Cụ thể, lương được tính theo tiền công trong 1 giờ được quy định khi kí kết hợp đồng giữa bên sử dụng lao động và người lao động nhân với số giờ công làm được trong tháng khi tổng kết lại vào cuối tháng Sau đó cộng với số tiền thưởng mà nhân viên đạt được khi hoàn thành doanh số theo quy định của công ty
Lương =
1.1.3.3 Tính khoản trích theo lương
Dựa trên Quyết định số 595/QĐ-BHXH và Công văn 2159/BHXH-BT áp dụng từ ngày 01/06/2017, tỉ lệ trích lập các khoản trích theo lương được nêu ở Bảng
Trang 26- Bảo hiểm xã hội ( BHXH): Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH và Công văn
2159/BHXH-BT quy định tỉ lệ trích BHXH là 25,5%, trong đó người sử dụng lao động chịu trách nhiệm trích nộp 17,5% trên tổng quỹ lương và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh Cụ thể 17,5% được chia thành các khoản: 14% cho quỹ hưu trí và tử tuất, 3% cho quỹ ốm đau và thai sản và 0,5% cho quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Đối với người lao động sẽ khấu trừ trực tiếp 8% vào lương của NLĐ và được tính là đóng góp cho quỹ hưu trí và tử tuất
- Bảo hiểm y tế (BHYT): Mức trích lập BHYT được đưa ra là 4,5% trong đó
người sử dụng lao động đóng góp 3% vào quỹ BHYT, người lao động chịu tỉ lệ 1% còn lại cho quỹ BHYT
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Theo Quyết định số 959/QĐ-BXH, trách nhiệm
đóng BHXH được chia đều cho 1% đối với Người sử dụng Lao động và NLĐ
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Kinh phí công đoàn có tỉ lệ trích theo lương 2%
theo chế độ hiện hành, do doanh nghiệp chi trả
1.1.3.4 Tính thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng là cá nhân cư trú ký HĐLĐ trên 3 tháng và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Các khoản giảm trừ được quy định: Giảm trừ gia cảnh, giảm trừ phụ thuộc, giảm trừ những khoản đóng tiền tự nguyện,…
- Thu nhập phải chịu thuế: Số tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương
Trang 27Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng tính nhanh thông qua bảng tính thuế dựa theo thông tư 111/2013/TT-BTC Tùy vào mức thu nhập mỗi cá nhân khác nhau, sẽ có các thuế suất khác nhau dựa theo Bảng 1.3 Cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phương pháp tối giản
Bảng 1.3: Cách tính số thuế TNCN phải nộp theo phương pháp tối giản
Bậc Thu nhập tính thuế Thuế
Trang 28trên 80triệu
(Nguồn: Phụ lục 01/PL-TNCN, theo Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Đối tượng là cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký dưới 3 tháng
Đối với đối tượng cá nhân cư trú có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng thì không phải chịu thuế TNCN Nhưng từ mức thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng thì số thuế khấu trừ là 10%
Thuế TNCN phải nộp = Đối tượng là cá nhân không cư trú
Về các khoản giảm trừ của đối tượng này sẽ không áp dụng khoản giảm trừ gia cảnh, nhưng các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện sẽ được chấp nhận là các khoản giảm trừ
Thuế TNCN phải nộp =
1.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1 Nguyên tắc kế toán và các quy định có liên quan
Kế toán tiền lương là nghiệp vụ hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương dựa trên các bảng chấm lương, các chứng từ có liên quan, là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong doanh nghiệp Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán tiền lương là phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, kiểm soát dòng tiền Việc này giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về số tiền đã trả cho lương của nhân viên, từ đó đưa ra các quyết định kinh tế hiệu quả hơn Ngoài ra, bộ phận kế toán tiền lương phải thực hiện công việc kiểm tra và xác nhận tính chính xác của các khoản chi tiêu liên quan đến lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản thuế và các khoản khấu trừ khác nhằm phát hiện ra những sai phạm kịp thời và đồng thời đề xuất những biện pháp cải thiện quỹ lương
Kế toán tiền lương có nghĩa vụ nắm rõ, bám sát và cập nhật các quy định mới nhất của pháp luật, đảm bảo thực hiện công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương một cách chính xác và hiệu quả
Trang 29Kế toán tiền lương có nghĩa vụ trả lương theo đúng chức vụ, công việc và công sức của người lao động Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, đảm bảo điều kiện công bằng xã hội và công bằng trong môi trường làm việc
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 khoản 1 điều 33, người lao động làm việc đủ 12 tháng sẽ được 12 ngày nghỉ phép năm có lương đối với người làm việc trong điều kiện bình thường, 14 ngày phép hưởng nguyên lương đối với người khuyết tật hoặc điều kiện làm việc nặng nhọc, nguy hiểm và 16 ngày phép hưởng nguyên lương đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại Đối với người lao động sử dụng chưa làm đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép năm có lương tương ứng với số tháng làm việc Trong trường hợp người lao động chưa sử dụng hết ngày nghỉ phép năm, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải quy ra thanh toán tiền lương các ngày nghỉ phép chưa sử dụng cho người lao động vào cuối mỗi niên độ kế toán
Vào cuối kì kế toán, DN sẽ trích trước tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm Vì tính chất công việc của Doanh nghiệp sản xuất, thông thường người lao động sẽ ít sử dụng ngày nghỉ phép nên nếu số lượng NLĐ lớn thì khoản chi trả lương nghỉ phép chưa sử dụng cũng rất lớn và nhằm đảm bảo giá thành không bị biến động quá lớn Vào cuối kì kế toán, Dn phải trích trước tiền lương nghỉ phép, điều chỉnh phần lương này cho phù hợp với số tiền thực tế của tiền lương
Tỷ lệ trích tiền lương nghỉ phép = Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm =
1.2.2 Quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tùy thuộc vào mô hình kế toán của mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình kế toán lương khác nhau phù hợp với bộ máy doanh nghiệp nhưng nhìn chung, quá trình được diễn ra theo khung quy trình theo Bảng 1.4:
Trang 30Bảng 1.4: Quy trình kế toán tiền lương
(Nguồn: Dựa trên quy trình kế toán Misa)
Bước 1: Tiếp nhận các hồ sơ, chứng từ được gửi bởi phòng nhân sự
Bộ phận nhân sự sẽ gửi bảng chấm công, các chứng từ thay đổi về tình hình nhân sự trong tháng, hợp đồng lao động của nhân viên, thay đổi đóng góp an sinh xã hội đến bộ phận kế toán tiền lương… thông qua văn bản phần mềm, email trong hệ thống công ty Bộ phận kế toán sẽ không tiếp nhận thông tin qua các phương tiện không thuộc hệ thống của công ty như qua truyền miệng, các trang mạng xã hội, mail cá nhân Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ, kế toán tiền lương cũng bao gồm công việc của bộ phận nhân sự về vấn đề theo dõi bảng chấm công, soạn hợp đồng lao động của nhân viên…
Bước 2: Tính lương và các khoản trích theo lương, Thuế TNCN
Tập hợp bảng chấm công, hợp đồng lao động, văn bản thay đổi nhân sự và các chứng từ liên quan khác, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng tính lương và bảng tính trích lập BHXH,BHYT theo từng loại lương, tính các khoản thu nhập hay giảm trừ lương cuối kì, Tính và khấu trừ thuế TNCN
Bước 3: Trình ký kế toán trưởng và Giám đốc
Sau khi hoàn tất bảng lương tổng hợp và các khoản trích theo lương, thuế thu nhập cá nhân đầy đủ, bộ phận kế toán lương trình lên kế toán trưởng xét duyệt và kế toán trưởng trình lên Giám đốc duyệt và thông qua Trong trường hợp Giám đốc
Trang 31không phê duyệt, bảng lương sẽ được chuyển lại cho kế toán tiền lương chỉnh sửa đến khi phù hợp
Bước 4: Trả lương cho nhân viên, hạch toán phân bổ các chi phí
Được Kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt, Kế toán tiền lương tiến hành trả lương cho nhân viên và hạch toán phân bổ các chi phí vào từng đối tượng tài khoản trong sổ kế toán Kế toán tiền lương lập phiếu chi lương hoặc ủy nhiệm chi gửi cho Thủ quỹ và ngân hàng
Đối với NLĐ nhận lương bằng tiền mặt, Thủ quỹ sẽ nhận phiếu chi từ Kế toán và chuẩn bị tiền lương bằng tiền mặt cho NLĐ NLĐ khi nhận được lương cần phải kí xác nhận đã nhận được lương cho Thủ quỹ
Đối với NLĐ nhận thông qua hình thức chuyển khoản, Kế toán gửi phiếu ủy nhiệm chi cho phía Ngân hàng và thực hiện thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng của NLĐ
1.2.3 Chứng từ kế toán
Các chứng từ cần thiết phục vụ công tác kế toán tiền lương bao gồm: - Bảng chấm công (mẫu 01a – LĐTL)
- Bảng chấm công làm thêm giờ ( mẫu 01b – LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu 02 – LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( mẫu 05 – LĐTL): trong trường hợp tính lương theo sản phẩm
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ( mẫu 06 – LĐTL) - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ( mẫu 10 – LĐTL) - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu 11 – LĐTL) - Phiếu thu – phiếu chi
- Tờ khai thuế TNCN - Chứng từ nộp thuế TNCN
1.2.4 Tài khoản kế toán có liên quan
Trang 32Sử dụng thông tư 200/2014 –TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính về công tác hạch toán tiền lương:
TK 334 – phải trả người lao động: Phản ánh tình hình tất toán tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, BHXH và các khoản thu nhập khác với NLĐ TK 334 có 2 tài khoản cấp 2 là TK 3341 (Phải trả công nhân viên) và TK 3348 (Phải trả NLĐ khác)
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 334:
+ Bên Nợ: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng trước cho người lao động; Các khoản khấu trừ vào tiền lương của NLĐ
+ Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động
Phản ánh số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho NLĐ
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh tình hình các khoản phải trả, phải nộp khác nằm trong nhóm từ TK 331 đến 337 Hạch toán các doanh thu nhận trước về các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, các khoản chênh lệch giá trong giao dịch cũng được phản ánh qua tài khoản này
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 338:
+ Bên Nợ: BHXH phải trả người lao động; chi KPCĐ tại đơn vị; các khoản trích theo lương đã nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước; các khoản đã trả khác
+ Bên Có: Trích các khoản trích theo lương ( BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương NLĐ; Số BHXH đã chi trả cho NLĐ khi được cơ quan BHXH thanh toán; được cấp bù KPCĐ vượt chi
Phản ánh số dư bên Có: Các khoản Bảo hiểm đã trích nhưng chưa nộp; KPCĐ được để lại nhưng chưa hết