1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 7 34 02 01 HÀ NGỌC ANH T

Trang 1

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 7 34 02 01

HÀ NGỌC ANH THƯ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Trang 3

TÓM TẮT

Với mục tiêu tìm “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP tại Việt Nam”, tác giả đã sử dụng dữ liệu dựa trên 264 quan sát trong phạm vi 24 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 Đây là những số liệu được thống kê một cách kĩ càng và chọn lọc từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các BCTC hợp nhất trên các chuyên trang uy tín đã được kiểm toán qua Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế Giới (World Bank)

Dựa trên tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan được công nhận trước đây, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý thuyết của tăng trưởng tiền gửi và quyết định các biến

như sau: tác giả sử dụng biến phụ thuộc: tăng trưởng tiền gửi (DG) Các biến độc

lập được chia thành 3 nhóm chính: biến nội bộ liên quan đến ngân hàng (tỉ lệ trung

gian tài chính (DOFI), tỉ lệ nợ xấu (NPL), tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (ETA), tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)) , biến thị trường hoạt động (tỉ lệ nợ (LS), tỉ lệ thanh khoản (LQD)) và biến kinh tế vĩ mô (tỉ lệ lạm phát (INF), tỉ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)) Ngoài ra để tìm ra được mô hình hoàn chỉnh nhất về mặt thống kê

và ý nghĩa, phương pháp xử lý dữ liệu FGLS, Pooled OLS, REM, FEM, Hausman

Test đã được áp dụng trong bài Kết quả cho thấy DOFI và LS có ảnh hưởng cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi Ngược lại, ROE, LQD, ETA, INF có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP Các biến GDP, NPL không

có ý nghĩa thống kê

Chính vì vậy, bài nghiên cứu đề xuất một số chính sách, khuyến nghị giúp các NHTMCP quản lí rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như tăng trưởng tiền gửi một cách hiệu quả hơn, đồng thời góp phần duy trì, ổn định nền kinh tế

Từ khóa: tăng trưởng tiền gửi, NHTMCP, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi

Trang 4

ABSTRACT

The aim of this research is to identify "Factors affecting deposit growth of joint stock commercial banks in Vietnam" The author uses data based on 264 observations within 24 joint stock commercial banks in Vietnam from 2012 to 2022 These data are carefully selected from secondary data sources from consolidated financial reports on reputable websites of the General Statistics Office & the World Bank

Based on the previous study of related research, the author has proposed the theoretical basis of deposit growth & decided on the following variables: the

dependent variable is deposit growth (DG) Independent variables include: Degree of financial intermediation (DOFI), equity to total assets (ETA), return on equity (ROE), inflation rate (INF), economical growth (GDP), liquidity (LQD), loan size

(LS), & non-performing loan (NPL) By applying reseach method like FGLS

(Feasible Generalized Least Squares), Pooled OLS (Pooled Ordinary Least Square),

Random Effects Model (REM), Fixed Effects Model (FEM), Hausman Test, the

author find the most statistically & meaningfully complete model Results show that

degree of financial intermediation (DOFI) and loan size (LS) have positive impacts However, return on equity ratio (ROE), inflation rate (INF), liquidity ratio (LQD), and equity to total assets (ETA) have negative impacts Economical growth (GDP) and non-performing loans (NPL) are not statistically significant

Therefore, the study proposes some policies & recommendations to help joint stock commercial banks in Viet Nam improve the ability to mobilize deposits

Keywords: deposit growth, joint stock commercial banks, factors affecting deposit growth

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của TS Trần Hồng Hà Kết quả nghiên cứu của bài viết dựa trên phân tích số liệu được trình bày mang tính trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trên các chuyên trang tài chính và các bài nghiên cứu khác Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về chính bài nghiên cứu của mình

Tác giả

Hà Ngọc Anh Thƣ

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP tại Việt Nam” là nội dung em đã nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp sau thời gian theo học tại khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Để khóa luận thành công nhất, em xin gửi lời tri ân chân thành đến Ban Giám hiệu và toàn thể Quý Thầy Cô, cán bộ công nhân viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo cơ hội cho em được học tập, rèn luyện cũng như tích lũy kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bài nghiên cứu này

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn TS Trần Hồng Hà đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp em giải quyết được tốt nhất các khúc mắc gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài

Vì kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên em khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá và nhận xét từ Quý Thầy Cô để em có điều kiện bổ sung, rút kinh nghiệm cho hành trang phía trước của mình

Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khoẻ và đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp trồng người của mình

Trân trọng

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ix

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

Trang 8

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN GỬI TẠI NHTM 7

2.1.1 Khái niệm tiền gửi ngân hàng 7

2.1.2 Khái niệm tăng trưởng tiền gửi 7

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI CỦA NHTM 8

2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 24

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25

3.1.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN NGHIÊN CỨU 26

3.1.1 Mô hình nghiên cứu 26

3.1.2 Biến nghiên cứu 27

3.2 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 29

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU: 32

3.4 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU: 33

3.5 QUY TRÌNH: 33

3.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.6.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết 35

3.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 40

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

4.2.1 Phân tích ma trận tương quan 43

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 45

4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 47

4.3.1 So sánh sự phù hợp hai mô hình Pooled OLS và FEM 48

Trang 9

4.3.2 So sánh sự phù hợp hai mô hình FEM và REM 49

4.3.3 So sánh sự phù hợp mô hình Pooled OLS và mô hình REM 50

4.3.4 Kiểm tra khuyết tật mô hình 51

4.3.5 Mô hình chính thức 53

4.4 THẢO LUẬN 55

4.4.1 Tỉ lệ thanh khoản (LQD) 56

4.4.2 Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (LS) 56

4.4.3 Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 57

4.4.4 Tỉ lệ trung gian tài chính (DOFI) 57

5.3 HẠN CHẾ CỦA KHÓA LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 65

MỤC LỤC THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 69

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

BCTC Báo cáo tài chính

GTLN Giá trị lớn nhất

GTNN Giá trị nhỏ nhất

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 29

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2023), tính đến thời điểm Quý I, tức 31/03/2023, tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt khoảng 18.275.903 tỷ đồng, tương đương 55% tổng tài sản quốc nội Trong đó, NHTMCP chiếm 8.000.502 tỷ đồng, tỷ trọng tiền gửi trong tổng tài sản của họ thường dao động từ 70% đến 90% Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng đáng kể của tiền gửi đối với sự tăng trưởng chung của toàn ngành

Có thể thấy, tiền gửi không chỉ là một trong các nguồn vốn chính yếu mà nó còn mang những lợi ích nhất định đối với ngân hàng như: cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh, cung cấp nhiều khoản vay giúp tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng tính thanh khoản cho phép ngân hàng có khả năng chi trả nhanh chóng khi khách hàng yêu cầu rút tiền Hơn thế nữa, mọi yếu tố ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tiền gửi đều có thể được xem như báo động đỏ của toàn nền kinh tế Như chúng ta đã biết, Mỹ có một nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng USD của họ đã giữ vị trí “vua” trong thương mại toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng suốt nhiều thập kỷ Điển hình vào khoảng đầu năm 2023, các công ty tài chính và ngân hàng đầu tư bao gồm những cái tên như Bank of America, TD Securities, UBS Group… đã cảnh báo về nền kinh tế Mỹ: “Người Mỹ đang rút những khoản tiết kiệm mà họ tích luỹ được trong thời gian đại dịch để tiêu” Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ và gián tiếp đến các nền kinh tế chịu sự chi phối của đất nước này, Việt Nam vì thế không nằm ngoài ngoại lệ

Do đó, hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu về tăng trưởng tiền gửi tại các nước trên thế giới ở giai đoạn phục hồi sau đại dịch như: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ” (Ibrahim and Aziza 2020) “Các yếu tố cụ thể của ngân hàng có thúc đẩy tiền gửi ngân hàng ở Ghana

Trang 16

không?” (Yuksel and Ibrahim 2020); “Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi ở các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” (Nguyễn Chí Đức 2021);… Nhìn chung, các tác giả thường áp dụng phương pháp xử lý dữ liệu như nghiên cứu FGLS, Pooled OLS, REM, FEM Và kết quả nhận thấy sẽ có các nhóm yếu tố quan trọng như sau: quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng kinh tế (GDP), tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (LS), cung tiền mở rộng (M2), tỉ lệ lạm phát (INF),… Thông thường, các nhóm yếu tố cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi sẽ là: quy mô ngân hàng (SIZE); tăng trưởng kinh tế (GDP); tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (LS),… Ngược lại, các nhóm yếu tố ngược chiều với tăng trưởng tiền gửi sẽ là: cung tiền mở rộng (M2); tỉ lệ lạm phát (INF),…

Tuy nhiên, những nghiên cứu này sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu khác nhau và đưa ra kết quả ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều khác nhau trên cùng một biến, thiếu tính thống nhất Bên cạnh đó, dữ liệu được sử dụng là số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2021, chưa phải số liệu mới nhất

Vì lý do này, đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP tại Việt Nam" đã được tác giả chọn lựa để thực hiện khóa luận để xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi tại các NHTMCP ở Việt Nam giai đoạn từ 2012-2022, nhằm đề ra các hàm ý quản trị hữu ích thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đồng thời giúp đất nước phát triển ngày một hưng thịnh hơn, phù hợp với bối cảnh thời đại kinh tế mới

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của đề tài là giúp xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTM cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022 và đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng tiền gửi tại các ngân hàng trong tương lai

Trang 17

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Các mục tiêu như sau:

(i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi tại các NHTMCP

(ii) Đo lường chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng tiền gửi tại các NHTMCP ở Việt Nam giai đoạn 2012-2022

(iii) Đề xuất các hàm ý quản trị giúp gia tăng tiền gửi tại các NHTMCP ở Việt Nam

1.3 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để giải quyết được những vấn đề trên nghiên cứu tập trung vào các câu hỏi sau:

(i) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi tại các NHTMCP?

(ii) Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như thế nào đến tăng trưởng tiền gửi tại các NHTMCP ở Việt Nam giai đoạn 2012-2022?

(iii) Có những đề xuất nào về hàm ý quản trị giúp gia tăng tiền gửi tại các NHTMCP ở Việt Nam?

1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP tại Việt Nam

Trang 18

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu ở phạm vi 24 NHTM cổ phần tại Việt Nam

Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo năm trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2022

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Phương pháp tổng hợp lý thuyết: tác giả sẽ chọn lọc tất cả thông tin có liên

quan đến bài nghiên cứu bằng những tài liệu có độ tin cậy cao từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như các trang báo có uy tín trong nước lẫn ngoài nước đã qua sự kiểm duyệt của các cơ quan ban ngành chính thống

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả áp dụng phương pháp xử lý

dữ liệu như nghiên cứu Pooled OLS, REM, FEM, FGLS,

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi tại các NHTMCP tại Việt Nam” là cung cấp kết quả thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi và hàm ý quản trị giúp gia tăng tiền gửi tại các NHTMCP ở Việt Nam

1.8 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Giới thiệu

Giới thiệu tổng quan về đề tài: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 19

Chương 2: Cơ sở lý thuyết vàcác nghiên cứu có liên quan

Đưa ra các lý thuyết có liên quan về tăng trưởng tiền gửi và tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan trước đây

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Đưa ra phương pháp nghiên cứu bao gồm: quy trình, cách thức thu thập dữ liệu, yếu tố được lựa chọn, mô hình được sử dụng trong nghiên cứu để kiểm định các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP ở Việt Nam giai đoạn 2012-2022, tác giả thực hiện các phương pháp xử lý dữ liệu như Pooled, FEM, REM, phân tích hồi quy… và chọn ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất

Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị

Đưa ra kết luận và đề suất hàm ý quản trị, kiến nghị của đề tài

Trang 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu rõ lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu tổng quát, câu hỏi đặt ra, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và bố cục của bài để làm rõ mục tiêu xác định “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP tại Việt Nam”

Qua đó, chương 2 tác giả sẽ đưa ra các cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan về những yếu tố mà bài hướng đến

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN GỬI VÀ TĂNG TRƯỞNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm tiền gửi ngân hàng

Theo Baye & Jansen (2002), TG ngân hàng là số tiền hoặc quỹ đưa vào tài khoản ngân hàng và do ngân hàng quản lý TG ngân hàng là một khái niệm tổng quát chỉ đến số tiền mà cá nhân, tổ chức gửi hoặc đặt vào tài khoản hoặc một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tương tự, bao gồm: tiền mặt, tiền gửi thông qua các hình thức tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, hoặc các sản phẩm tài chính khác mà ngân hàng cung cấp Thông thường, TG ngân hàng có thể được phân loại dựa trên một số tiêu chí như thời hạn, mục đích và tính linh hoạt, nổi bật nhất sẽ là phân loại theo mục đích:

Theo Trầm Thị Xuân Hương (2012), tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tiền gửi giao dịch (transaction deposit, demand deposit) hoặc tiền gửi thanh toán (payment deposit) Đây là hình thức tiền gửi mà khách hàng gửi vào NHTM với mục đích để được ngân hàng thanh toán và thu chi hộ theo yêu cầu của khách hàng Hình thức này đã xuất hiện từ rất lâu và gắn kết với NHTM thời sơ khai, xuất phát từ nhu cầu thanh toán, chuyển tiền và phát triển cho đến ngày nay Đây là nguồn vốn tiềm năng có quy mô lớn và chi phí huy động vốn thấp nhất, gắn liền và liên quan đến hầu hết mọi hoạt động giao dịch của ngân hàng

Tiền gửi định kỳ (forward deposit, term deposit) hay còn gọi là tiền gửi có kỳ hạn là hình thức tiền gửi huy động các khoản tiền để dành tạm thời chưa sử dụng mà khi gửi vào khách hàng chỉ được rút ra theo một khoản thời gian nhất định

Trang 22

Tiền gửi tiết kiệm (saving deposit, thrift deposit) là hình thức huy động vốn chủ yếu là khoản tiền để dành của các cá nhân, tổ chức được gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản

Ngoài những hình thức tiền gửi nêu trên hiện nay các NHTM còn phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi Đây là công cụ nợ do NHTM phát hành để huy động vốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nhất định theo nhu cầu kinh doanh của ngân hàng Lãi suất của hình thức này phụ thuộc vào yêu cầu cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường

Trong bài khóa luận, tác giả sử dụng định nghĩa cũng như các số liệu về tiền gửi ngân hàng theo nghĩa hẹp là tiền gửi tiết kiệm (saving deposit, thrift deposit) phân loại theo thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Thời hạn gửi tiền cụ thể và các tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định)

Bảng 2.1 Phân loại các loại tiền gửi

Tiền gửi tiết

kiệm Tiền gửi có kỳ hạn

Dùng tiền trong tài khoản thanh toán để

gửi tiền online qua

Trang 23

Cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm khoản

Cao hơn lãi suất tiền gửi

Trang 24

2.1.2 Khái niệm tăng trưởng tiền gửi

Tăng trưởng TG là mức độ mở rộng về quy mô TG huy động được từ phía khách hàng đối với ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn TG biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn tiền gửi huy động Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của ngân hàng.Tăng trưởng tiền gửi được tính bằng:

Công thức:

𝐃𝐆 = 𝚺(𝐓𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐜ủ𝐚 𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠)𝐭 − 𝚺(𝐓𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐜ủ𝐚 𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠)𝐭 − 𝟏 𝚺(𝐓𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐜ủ𝐚 𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠)𝐭 − 𝟏

Việc tăng trưởng TG có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM như: cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh, cung cấp nhiều khoản vay giúp tăng doanh thu và lợi nhuận, đảm bảo ổn định tài chính,

Mặc dù trên thực tế, các NHTM đang tập trung nhiều nỗ lực hơn vào các hoạt động kinh doanh khác nhưng về mặt lý thuyết họ vẫn phụ thuộc vào tiền gửi

Trang 25

như một nguồn vốn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam Theo thuyết tiền tệ Keynes, hay còn gọi là lí thuyết về sự ưa thích tiền mặt, 3 lí do khiến người ta thích giữ tiền đó là: do động cơ giao dịch, động cơ dự phòng, động cơ đầu cơ Hiểu rõ điều này, các ngân hàng thương mại đã cung cấp các loại tiền gửi khác nhau như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC:

Các nghiên cứu ngoài nước:

 Nghiên cứu Terefe (2019) đã lựa chọn 6 ngân hàng thương mại có chủ đích Tập dữ liệu hội thảo cho nghiên cứu sử dụng bao gồm dữ liệu hàng năm kéo dài từ năm 2001 đến năm 2017 được thu thập từ Ngân hàng Quốc gia Ethiopia và báo cáo hàng năm của các ngân hàng thương mại, phương pháp xử lý dữ liệu OLS Kết quả cho thấy chi nhánh ngân hàng, tỉ giá hối đoái, cho vay và ứng trước, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đáng kể đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTM Tuy nhiên, lạm phát và cung tiền được phát hiện có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến tăng trưởng tiền gửi ngân hàng Tác động của quảng cáo là cùng chiều và không đáng kể

 Nghiên cứu Nahidul & Mohammed (2019) xem xét tác động của các biến số doanh nghiệp cụ thể và các biến số kinh tế vĩ mô đối với huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại tư nhân ở Bangladesh 14 ngân hàng thương mại tư nhân thông thường đã được quan sát trong hơn mười năm (2007-2016) bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Kết quả cung cấp bằng chứng rằng tổng tiền gửi (được đo lường theo quy mô công ty) có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng tiền gửi (được đo bằng tốc độ tăng tiền gửi ngân hàng) và tăng trưởng cung tiền trên diện rộng có ảnh hưởng cùng chiều đáng kể đến tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi ngân hàng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỉ lệ lạm phát (INF) không có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng tiền gửi ngân hàng của khối tư nhân các ngân hàng thương mại ở Bangladesh

Trang 26

 Nghiên cứu Sundin & Wan (2006) xác định yếu tố quyết định tiền gửi của các NHTM ở Malaysia Số liệu được lấy từ bản thống kê hàng tháng của ngân hàng Negara Malaysia trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 12 năm 2003 với phương pháp xử lý dữ liệu VECM Kết quả đã cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, khách hàng hành xử phù hợp với các lý thuyết về hành vi tiết kiệm Đồng thời các yếu tố như tỉ suất lợi nhuận của ngân hàng Hồi giáo, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay cơ bản, chỉ số tổng hợp Kuala Lumpur, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền và tổng sản phẩm quốc nội là các yếu tố quyết định có ảnh hưởng đáng kể đến tiền gửi Trong đó, tỷ lệ lạm phát (INF) được cho là có mối quan hệ ngược chiều, cung tiền mở rộng có mối quan hệ cùng chiều với tiền gửi

 Nghiên cứu Out & Peter (2022) xác định các yếu tố quyết định tiền gửi ngân hàng ở Ghana Dữ liệu đã được sử dụng là chuỗi thời gian về tài chính (cấp ngân hàng) và các biến kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2000 đến 2013 với phương pháp xử lý dữ liệu FEM,REM Kết quả đã chỉ ra những tác động của tăng trưởng cung tiền (M2) đối với tiền gửi Theo đó, trong dài hạn của việc tăng cung tiền đối với tiền gửi ngân hàng đã vượt xa tác động ngược chiều trong ngắn hạn Lý do có thể được hiểu rằng, trong dài hạn tăng trưởng cung tiền cũng có thể ảnh hưởng cùng chiều đến tiền gửi ngân hàng vì nó cung cấp thêm tiền để các ngân hàng cho vay Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tăng trưởng cung tiền có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tiền gửi ngân hàng bởi vì nó làm giảm giá trị của tiền gửi do lạm phát tăng Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát (INF) trong ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiều với tiền gửi ngân hàng Có thể hiểu vì khi lạm phát tăng, giá trị của tiền mặt giảm Do đó, đồng tiền được gửi vào các tài khoản tiết kiệm có thể giữ được giá trị hơn so với tiền mặt Chính vì vậy, trong ngắn hạn, một số người dân có thể tăng nhu cầu gửi tiết kiệm để bảo vệ giá trị tiền của họ trong bối cảnh lạm phát

 Nghiên cứu Ibrahim & Aziza (2020) xác định các yếu tố quyết định tăng trưởng tiền gửi ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu hàng quý trong khoảng thời gian 2000–2016 của Ngân hàng Thế giới với phương pháp

Trang 27

xử lý dữ liệu ARDL Kết quả đã chỉ ra rằng trong thời gian dài hạn thì việc tăng lãi suất sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với tiền gửi Thay vào đó, tăng lãi suất trong ngắn hạn dễ dẫn đến việc các ngân hàng sẽ phải quy mô lại ngân hàng (SIZE) Ngoài ra, ảnh hưởng của cung tiền mở rộng (M2) đối với tiền gửi là ngược chiều và có ý nghĩa trong ngắn hạn Điều này ngụ ý rằng trong ngắn hạn, cung tiền mở rộng dẫn đến chi phí vay thấp hơn, làm tăng nhu cầu tín dụng và tiêu dùng, sự gia tăng tiêu dùng làm giảm tiết kiệm và do đó làm giảm tiền gửi ngân hàng

 Nghiên cứu Yuksel & Ibrahim (2020) kiểm tra các yếu tố thúc đẩy tiền gửi ngân hàng ở Ghana, dữ liệu được lấy từ 4 Ngân hàng nội địa và 7 Ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn 2008–2017 với phương pháp xử lý dữ liệu OLS Tác giả cho rằng quy mô ngân hàng (SIZE) và thanh khoản (LQD) có ảnh hưởng cùng chiều với gia tăng tiền gửi Điều này được minh chứng rằng các ngân hàng lớn với quy mô kinh tế và mạng lưới chi nhánh lớn hay tính thanh khoản trong ngân hàng cao sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc huy động tiền gửi so với các ngân hàng nhỏ Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ số lạm phát (INF) và mức an toàn vốn (CAP) ảnh hưởng ngược chiều đối với tăng trưởng tiền gửi Điều này có hàm ý rằng vốn hóa cao các ngân hàng ít phụ thuộc vào tiền gửi ngân hàng cho các hoạt động của họ và có thể từ bỏ nỗ lực huy động tiền gửi Ngoài ra, lạm phát cao không khuyến khích các ngân hàng tăng khối lượng tiền gửi

 Nghiên cứu Habtamu & Anwar (2021) kiểm tra các nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng tiền gửi tại các NHTM ở Ethiopia Dữ liệu được dùng là dữ liệu thứ cấp từ năm 2010-2019 của 8 ngân hàng thương mại với phương pháp xử lý dữ liệu OLS Trong đó, tỉ lệ lạm phát (INF) hàng năm có ảnh hưởng cùng chiều đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTM ở Ethiopia Để chứng minh ảnh hưởng cùng chiều tác giả đưa ra các lý thuyết như: Lý thuyết tiết kiệm phòng ngừa (Precautionary theory of saving) và lý thuyết lãi suất cổ điển (Classical interest rate theory) trong nghiên cứu của mình Nếu khách hàng cố gắng duy trì mức độ giàu có

Trang 28

hoặc tài sản lưu động mục tiêu so với thu nhập của họ, họ sẽ tăng tiết kiệm, đồng thời tiền gửi của các NHTM sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng lạm phát

 Nghiên cứu Beenish & Muhammad (2017) để xác định các yếu tố quyết định tiền gửi trong ngân hàng thông thường và ngân hàng Hồi giáo Dữ liệu dã được lấy hàng quý trong sáu năm (2006-2011) từ 30 ngân hàng, bao gồm 25 ngân hàng thông thường và 5 ngân hàng Hồi giáo với phương pháp xử lý dữ liệu ARIMA Kết quả đã cho thấy sự đóng góp từ 40 đến 50 phần trăm của các ngân hàng vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các nước đang phát triển Điều này thể hiện ở việc ngân hàng giúp tăng trưởng kinh tế bằng cách cho cho vay các lĩnh vực đang phát triển của nền kinh tế với chi phí rẻ hơn đồng thời cũng tạo ra các nguồn tài chính thông qua việc nâng cao mức tiết kiệm Trong đó, kết quả thực nghiệm cho thấy các biến số như lãi suất của các ngân hàng thông thường, lợi nhuận của các ngân hàng Hồi giáo, giá tiêu dùng, M3 và BLR có ảnh hưởng khác nhau đến tiền gửi ngân hàng thông thường và ngân hàng Hồi giáo Người gửi tiền của các ngân hàng truyền thống và ngân hàng Hồi giáo rất nhạy cảm với lợi nhuận nhận được từ tiền gửi Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng lượng tiền gửi của các ngân hàng thông thường nhưng lại làm giảm lượng tiền gửi của các ngân hàng Hồi giáo

 Ngoài các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến TG, các nghiên cứu liên quan gián tiếp khác cũng cho ra kết quả như:

Nghiên cứu của Saeed (2014) về “Các yếu tố liên quan đến ngân hàng, liên quan đến ngành và kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng” và nghiên cứu Sivalingam (2018) “Cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính: Nghiên cứu về các ngân hàng thương mại ở Sri Lanka” đều đồng chứng minh rằng ROE có ảnh hưởng cùng chiều với tăng trưởng TG vì sự gia tăng huy động tiền gửi sẽ giúp cho ngân hàng giảm được chi phí vốn và thông qua đó làm tăng mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Trang 29

Tuy nhiên, Molyneux & Thornton (1992) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng Châu Âu: Một lưu ý.” cho rằng: “Hầu hết các ngân hàng không thích nắm giữ nhiều vốn huy động vì sẽ làm giảm đi chi phí cơ hội đầu tư “

Nghiên cứu của Vu & Nahm (2013) về “Các yếu tố quyết định hiệu quả lợi nhuận của các ngân hàng ở Việt Nam.”; Nghiên cứu của Bonner (2015) về “Bộ đệm thanh khoản của ngân hàng và vai trò của quy định thanh khoản” và nghiên cứu của Singh & Sharma (2016) về “Các yếu tố kinh tế vĩ mô và ngân hàng cụ thể ảnh hưởng đến thanh khoản của 59 ngân hàng Ấn Độ” đều đồng chứng minh tính thanh khoản ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng tiền gửi vì tính thanh khoản càng cao, ngân hàng sẽ có uy tín càng cao do khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng trong việc rút tiền hoặc chuyển khoản

Nghiên cứu của Finger & Hesse (2009) cho rằng “mức độ trung gian cao hơn có thể báo hiệu sự thành công của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập cũng như giúp tăng trưởng tiền gửi để hỗ trợ các hoạt động cho vay ngày càng tăng của mình”

Các nghiên cứu ở trong nước:

 Nghiên cứu Nguyễn Chí Đức (2021) trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019, số liệu thu thập tại 26 NHTM VN với phương pháp xử lý dữ liệu OLS, FEM, REM kết quả cho thấy lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều, còn lãi suất tái cấp vốn có ảnh hưởng cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi ở các NHTM tại Việt Nam và có ý nghĩa thống kê

 Nghiên cứu Vũ Thị Phương Thảo (2021) dựa vào dữ liệu của 40 ngân hàng trong giai đoạn 2006- 2019 với phương pháp xử lý dữ liệu OLS Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 2 yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tiền gửi ngân hàng là GDP, INF và 3 yếu tố cụ thể đến từ ngân hàng: ROA, NPL, SIZE Trong đó, ROA, CAP và

Trang 30

GDP ảnh hưởng cùng chiều đến tiền gửi ngân hàng Trong khi các yếu tố còn lại không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiền gửi

 Ngoài các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến TG, các nghiên cứu khác cũng đồng cho ra kết quả như: Trương Quang Thông (2019) “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” đã cho rằng vốn tự có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng tiền gửi của các NHTMCP Phạm Dương Phương Thảo (2018) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại” cho rằng tỉ lệ nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là TG do sự suy giảm tài sản và thu nhập khi phần lớn các khoản nợ không được thu hồi ngày càng nhiều

Khoảng trống nghiên cứu:

Hiện nay đã có rất nhiều những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền gửi ở ngoài nước và trong nước Mẫu nghiên cứu thường được chọn lọc số liệu dựa trên các chuyên trang có uy tín trong khoảng từ 1 đến 40 ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định Có thể thấy các tác giả thường áp dụng phương pháp xử lý dữ liệu phổ biến và có độ tin cậy cao như nghiên cứu FGLS, Pooled OLS, REM, FEM Từ đó, các yếu tố được đưa vào mối quan hệ xem xét như sau: tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (LS), cung tiền mở rộng (M2), tỉ lệ lạm phát (INF),…

Tuy nhiên, những nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu và phương pháp xử lý khác nhau dẫn đến những kết quả thiếu tính thống nhất Ví dụ: Nghiên cứu Yuksel & Ibrahim (2020) cho rằng quy mô ngân hàng (SIZE) có ảnh hưởng cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi nhưng nghiên cứu Nahidul & Mohammed (2019) lại cho rằng ảnh hưởng này là ngược chiều Ngoài ra, dữ liệu được sử dụng là số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2021, chưa phải nguồn mới nhất phù hợp với bối cảnh thời đại

kinh tế mới Chính vì vậy, bài nghiên cứu về "Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng

Trang 31

trưởng tiền gửi của các NHTMCP tại Việt Nam" là một đề tài rất cấp thiết, mang

tính ứng dụng cao

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước

Tên tác giả Mẫu nghiên cứu

(+) Quy mô ngân hàng (SIZE); Tỷ giá hối đoái; Tăng trưởng

Trang 32

Nahidul & Mohammed

Trang 33

Yuksel & Ibrahim

Trang 34

(+) Khả năng sinh lời (ROA), Tăng trưởng

Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng cách lấy lợi nhuận

sau thuế / Vốn chủ sở hữu Thông thường, NHTM hoạt động kinh doanh tốt thì thì

ROE sẽ ngày càng tăng, đặc biệt là tăng trưởng tiền gửi với những ngân hàng lấy

đây là nguồn vốn chính yếu Ngoài một số nghiên cứu liên quan trực tiếp đến tăng

trưởng tiền gửi, một số nghiên cứu khác như Saeed (2014); Sivalingam (2018) đã gián tiếp cho thấy ROE có ảnh hưởng cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi và vốn

Trang 35

của ngân hàng Bên cạnh đó, Molyneux & Thornton (1992) cũng đã chứng minh ảnh hưởng cùng chiều giữa ROE và tăng trưởng tiền gửi Tác giả kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều giữa tăng trưởng tiền gửi và ROE

Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (LS)

Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (LS) được tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản Theo nghiên cứu Saeed (2014) chứng minh tỉ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao có thể dẫn đến việc giảm khả năng thanh khoản, đồng thời thông tin này dễ khiến khách hàng đắn đo khi gửi tiền vào các NHTM Theo Phạm Dương Phương Thảo (2018) cho rằng: “Tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cao dẫn đến ngân hàng dễ gặp rủi ro hệ thống, từ đó ảnh hưởng đến quy mô tăng trưởng tiền gửi.” Tuy nhiên, nghiên cứu Terefe (2019) lại cho ra kết quả tỉ lệ nợ có ảnh hưởng cùng chiều với tăng trưởng tiền gửi Tác giả kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều giữa LS và tiền gửi ngân hàng

Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (ETA)

Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (ETA) được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản nhằm mục đích giúp cho NHTM dễ dàng đưa ra quyết định huy động thêm tiền gửi Ngoài một số nghiên cứu liên quan trực tiếp, một số nghiên cứu khác như Vu & Nahm (2013) và Trương Quang Thông (2013) đã đưa ra nhận định rằng ETA có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng tiền gửi Có thể hiểu việc huy động tiền gửi là cần thiết với những ngân hàng có vốn tự có nhỏ, vì vốn tự có càng nhỏ dẫn đến rủi ro thanh khoản càng cao Trái lại khi ETA cao thì

Trang 36

việc tăng trưởng khối lượng tiền gửi chưa cần thiết Tác giả kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều giữa ETA và tiền gửi ngân hàng

Tỉ lệ trung gian tài chính (DOFI)

Tỉ lệ trung gian tài chính (DOFI) được tính bằng cách lấy tỉ lệ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản Ngoài một số nghiên cứu liên quan trực tiếp, một số nghiên cứu khác như Finger & Hesse (2009) đưa ra nhận định: “mức độ trung gian cao hơn có thể báo hiệu sự thành công của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập cũng như nhu cầu thu hút thêm tiền gửi để hỗ trợ các hoạt động cho vay ngày càng tăng của mình” Thông thường, tỉ lệ trung gian tài chính của các NHTM lớn thì các nghiên cứu được kì vọng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều giữa DOFI và tiền gửi tiết kiệm Nghiên cứu của Finger & Hesse (2009) đã chứng minh điều này Tác giả kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều giữa tỉ lệ trung gian tài chính (DOFI) và gia tăng tiền gửi

Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng (NPL)

Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng được tính bằng: “Tổng nợ nhóm 3,4,5 chia cho tổng dư nợ” Thông thường, một số chuyên gia và khách hàng sẽ đánh giá hoạt động kinh doanh của các NHTM qua việc theo dõi chất lượng tài chính của người vay Ngoài một số nghiên cứu liên quan trực tiếp, một số nghiên cứu khác như Baral (2007), tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng có thể làm đại diện cho tín dụng Vì tín dụng giảm sút khi NPL tăng khiến khách hàng không cảm thấy an toàn và lượng tiền gửi cũng sẽ bị ảnh hưởng suy giảm Thêm vào đó nghiên cứu Vũ Thị Phương Thảo (2021) cũng đã chứng minh được mối quan hệ ngược chiều nhưng không đáng kể giữa tỉ lệ nợ xấu và tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Qua đó, tác giả kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều giữa NPL và tiền gửi

Tỉ lệ thanh khoản của ngân hàng (LQD)

Trang 37

Tỉ lệ thanh khoản của ngân hàng (LQD) được đo lường bằng “((Tiền mặt và số dư tại các ngân hàng trung ương + số dư và tiền gửi của các ngân hàng và tổ chức ngân hàng + chứng khoán khả mại) / Tổng tài sản)” Đây thường là một trong những yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tăng trưởng tiền gửi ngân hàng vì thanh khoản cao giúp ngân hàng giải quyết được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động tiền gửi của ngân hàng Trong nghiên cứu Singh & Sharma (2016) cho rằng khi ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ tạo ra sự tin tưởng giúp dễ dàng thu hút một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng Kỳ vọng này phù hợp với kết quả nghiên cứu (Bonner 2015); (Yuksel and Ibrahim 2020)

Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tăng trưởng kinh tế (GDP) được lấy dữ liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam Đa số các nghiên cứu trước đây đều cho rằng tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tiền gửi Trong đó Terefe (2019) và Vũ Thị Phương Thảo (2021) đã chứng minh được thông qua kết quả phân tích rằng khi có sự tăng trưởng trong nền kinh tế thì thường đồng nghĩa với tiền gửi ngân hàng cũng tăng Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế thì người dân hạn chế đầu tư vào các khoản tiết kiệm mà phần lớn là giữ tiền cho bản thân Tác giả kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều giữa tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và khối lượng tiền gửi tiết kiệm

Tỉ lệ lạm phát (INF)

Tỉ lệ lạm phát (INF) được lấy dữ liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiền gửi tiết kiệm của các NHTM Đa số các chuyên gia cho rằng: “Khi lạm phát tăng cao, tiền và tài sản giảm khiến việc gửi tiền vào ngân hàng trở nên kém hấp dẫn.” Theo Nguyễn Chí Đức (2021): “Lạm phát thường có ảnh hưởng ngược chiều đến tiền gửi tiết kiệm do các khách hàng bị thiệt hại trực tiếp một phần thu nhập bởi lạm phát và tài sản của họ giảm tỉ lệ thuận

Trang 38

với sự giảm giá trị đồng tiền” Tác giả kì vọng ảnh hưởng ngược chiều giữa tăng trưởng tiền gửi và lạm phát Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu (Sundin and Wan 2006); (Terafa 2019); (Ibrahim and Aziza 2020)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, nhằm xem xét và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, tác giả đã đưa ra các khái niệm, lý thuyết có liên quan về tăng trưởng tiền gửi ở NHTM Đồng thời, đưa ra định nghĩa về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiền gửi ở các NHTM, trình bày một số các nghiên cứu ở trong nước lẫn ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài

Trang 39

Tiếp đến, Chương 3, tác giả đề xuất giả thuyết và mô hình phù hợp sẽ áp dụng vào bài khóa luận

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa vào cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tiền gửi đã trình bày trước đó, ở Chương 3, tác giả phân tích mô hình thực nghiệm và các giả thuyết và bằng các

phương pháp xử lý dữ liệu khác nhau Với mục đích chính yếu là đưa ra các mô hình, biến nghiên cứu, công cụ, dữ liệu,giả thuyết, cách lựa chọn mô hình, phương

pháp cũng như quy trình nghiên cúu phù hợp cho mục tiêu của khóa luận

Trang 40

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ BIẾN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Mô hình nghiên cứu

Xem xét các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng biến phụ thuộc: tăng trưởng

tiền gửi (DG) Các biến độc lập được chia thành 2 nhóm chính: biến nội bộ liên quan đến ngân hàng (tỉ lệ trung gian tài chính (DOFI), tỉ lệ nợ xấu (NPL), tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (ETA), tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ lệ nợ (LS), tỉ lệ thanh khoản (LQD)) và biến kinh tế vĩ mô (tỉ lệ lạm phát (INF), tỉ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)) Từ đó, có mô hình đề xuất là:

DGit = β0 + β1*ROEit + β2*NPLit + β3* DOFIit + β4 *ETAit + β5*LSit + β6*LQDit

 DOFI: Tỉ lệ trung gian tài chính  ETA: Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản  LS: Tỉ lệ nợ trên tổng tài sản

 LQD: Tỉ lệ thanh khoản  GDP: Tăng trưởng kinh tế  INF: Tỉ lệ lạm phát

 : Sai số của mô hình

 i và t là số năm khảo sát thực hiện dữ liệu nghiên cứu

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w