1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề gia đình trong tiểu thuyết phố của nhà văn chu lai từ góc nhìn văn hóa

100 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ đề gia đình trong tiểu thuyết phố của nhà văn Chu Lai từ góc nhìn văn hóa
Tác giả Trần Thị Liên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Diệu Linh
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học
Chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Bắt kịp với hơi thở của cuộc sống, yêu cầu đổi mới văn học, nhiều tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã đi sâu khai thác về đề tài gia đình ở những góc độ khác nhau, với nhiều

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

–––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ LIÊN

CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ

CỦA NHÀ VĂN CHU LAI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 2

–––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ LIÊN

CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ

CỦA NHÀ VĂN CHU LAI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 82 20 121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN DIỆU LINH

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022

Tác giả luận văn

Trần Thị Liên

Trang 4

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Diệu Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn

đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn được hoàn chỉnh hơn Trong quá trình viết luận văn, khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và bạn đọc

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2022

Tác giả luận văn

Trần Thị Liên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Cấu trúc luận văn 10

NỘI DUNG 12

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU 1975 12

1.1 Vài nét khái quát về gia đình và văn hóa gia đình Việt 12

1.1.1 Gia đình và các hình thức tồn tại của gia đình 12

1.1.2 Văn hóa gia đình người Việt truyền thống và hiện đại 15

1.1.3 Văn hóa gia đình trong đời sống tâm hồn người Việt 20

1.2 Chủ đề gia đình trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 23

1.2.1 Chủ đề gia đình qua một số tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu giai đoạn sau 1975 23

1.2.2 Chủ đề gia đình trong tiểu thuyết của Chu Lai 26

Chương 2VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA NHÀ VĂN CHU LAI 30

2.1 Gia đình với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp 30

2.1.1 Nét đẹp trong lối sống 30

2.1.2 Nét đẹp trong văn hóa ứng xử 40

2.2 Những đổi thay của văn hóa gia đình trong thời kỳ mở cửa 51

Trang 6

2.2.1 Sự rạn nứt, tan vỡ của văn hóa gia đình trước tác động tiêu cực của nền

kinh tế thị trường 51

2.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai đến gia đình hiện đại 55

2.2.3 Hạnh phúc gia đình bị lung lay bởi sự thủ cựu, lạc hậu 60

Chương 3NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA GIA ĐÌNH 66

TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ CỦA NHÀ VĂN CHU LAI 66

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật lưỡng diện - đa tính cách với nội tâm phong phú 66

3.1.1 Nhân vật lưỡng diện - đa tính cách 66

3.1.2 Nhân vật với đời sống nội tâm phong phú 70

3.2 Cách xây dựng cốt truyện, nhân vật mang tính xung đột văn hóa 75

3.2.1 Cốt truyện với nhiều xung đột kịch tính 75

3.2.2 Hệ thống nhân vật mang tính xung đột 78

3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật đa dạng, phong phú 79

3.3.1 Ngôn ngữ gần gũi sống động, gắn với đời sống sinh hoạt gia đình 80

3.3.2 Giọng điệu giàu cảm xúc và mang tính triết lí 82

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và xã hội Gia đình là nơi con người được sinh ra và lớn lên, được yêu thương chở che, là chỗ dựa vững chắc, là bến neo đậu tâm tâm hồn, là chiếc nôi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con người Gia đình chính là nơi lưu giữ và phát triển các giá trị truyền thống qua các thế hệ nối tiếp Thật may mắn khi có một gia đình hạnh phúc, nhưng cũng thật bất hạnh khi tan vỡ gia đình Gia đình còn là tế bào của xã hội, là mắt xích không thể thiếu góp phần tạo nên một xã hội văn minh, giàu đẹp Từ sau 1975, sự giao lưu hội nhập quốc tế đã giúp cho gia đình Việt Nam nhiều có nhiều thay đổi, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần Song, bên cạnh những mặt tích cực, gia đình Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đáng lo ngại

1.2 Văn hóa gia đình là một yếu tố không thể thiếu góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam Đó cũng chính là nền tảng tạo nên văn hóa trong mỗi con người Việt Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống Do đó, những vấn đề về gia đình cũng đã trở thành một đề tài lớn và xuyên suốt của Văn học Việt Nam, nhất là trong thời kì văn học hiện đại và đương đại Bắt kịp với hơi thở của cuộc sống, yêu cầu đổi mới văn học, nhiều tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã đi sâu khai thác về đề tài gia đình ở những góc độ khác nhau, với nhiều vấn đề nảy sinh trong gia đình thời kì hội nhập Các tác phẩm đã thể hiện rõ sự quan tâm đối với cá nhân trong cuộc sống đời thường (con người cá nhân, con người đời tư), trong đó có quan hệ gia đình, mang đậm cảm hứng thế sự

1.3 Chu Lai là nhà văn có vị trí, vai trò khá quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhất là ở thể loại văn xuôi Ông đã để lại một dấu ấn riêng, một phong cách độc đáo, một bông hoa lạ trong tiến trình đổi mới nền văn học dân tộc Với một vốn sống phong phú, sự trải nghiệm sâu sắc của người lính trở về sau chiến tranh, bằng sự nhạy cảm của một tài năng văn học và hòa chung vào tinh thần đổi mới văn học, nhà văn đã rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhân cách, nhân phẩm của con người Chu Lai đã viết rất thành công về chiến tranh và đề tài người lính Sau 1975, tác giả vẫn tiếp tục viết về người lính nhưng là người lính thời hậu chiến, trở về với cuộc sống đời thường, trong nhiều mối quan hệ khác nhau (quan hệ gia đình, quan hệ xã hội phức tạp…)

Trang 8

1.4 Phố là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu của nhà văn Chu

Lai nói riêng và của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới nói chung Tiểu thuyết

này được nhà văn phát triển từ truyện ngắn Phố nhà binh (1991) Ngay sau khi ra mắt, Phố đã được bạn đọc đón nhận, ngợi ca Tác phẩm cũng đã được đạo diễn

Hoàng Tích Chỉ và Đoàn Lê tiếp tục khơi lửa, xây dựng thành công bộ phim truyền

hình Người Hà Nội vào năm 1996, được công chiếu trên Văn nghệ chủ nhật của

VTV3 Bộ phim đã được đông đảo khán giả theo dõi và yêu thích Hơn thế, tác phẩm còn vượt ra khỏi địa giới Việt Nam để đến với độc giả nước ngoài (Pháp) với

nhan đề Phố lính Phố cũng đang trong quá trình thai nghén để chuẩn bị được lên

màn ảnh của một hang phim tư nhân Pháp… Ở tác phẩm này, Chu Lai đã rất thành công khi viết về đề tài người lính sau chiến tranh, đề tài chủ đạo, xuyên suốt trong sáng tác của nhà văn Trên chiến trường, họ là những dũng tướng Nhưng sau khi giã từ vũ khí, trận mạc, trở về với cuộc sống đời thường, không ít trong số những dũng tướng ấy đã rơi vào bi kịch Vì vậy, bên cạnh hình tượng người lính trở về sau chiến tranh, nhà văn còn đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa vô cùng thiết thực Đó là vấn đề gia đình trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và văn hóa ngoại lai Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa thời sự mà còn là vấn đề nóng hổi, nhức nhối của ngày hôm nay

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Chủ đề gia đình trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai từ góc nhìn văn hóa làm đối tượng nghiên cứu

cho luận văn của mình với mong muốn tìm hiểu những giá trị nhân văn sâu sắc về hiện thực gia đình xã hội thời hiện đại, sự nhìn nhận và lí giải riêng của nhà văn Đồng thời thấy được những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của nhà văn trong việc thể hiện đề tài này và những đóng góp của nhà văn Chu Lai cho tiểu thuyết đương đại Việt Nam

Trang 9

1975 Theo đó, tác phẩm viết về vấn đề gia đình cũng đã thu hút không ít các nhà nghiên cứu

Trước tiên phải kể đến bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Thanh đăng

trên Tạp chí khoa học tập 36, số 2b - 2007, Đại học Vinh Trong đó, tác giả đã khảo

sát vấn đề gia đình trong trong các tác phẩm văn xuôi của một số nhà văn giai đoạn sau 1975 để thấy được những vấn đề của gia đình hiện đại: “Các tác phẩm viết về

đề tài gia đinh trong văn học Việt Nam sau 1975 đã đi sâu khai thác các mối quan

hệ phức tạp, đa chiều của gia đình Việt Nam trong thời mở cửa Nhà văn tập trung phản ánh cuộc sống cá nhân trong mối quan hệ với gia đinh và xã hội Vấn đề cá tính được tôn trọng, được đề cao…” [44, 60]

Lê Thị Huệ cũng nghiên cứu Đề tài gia đình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Y Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ [15] Trong công trình nghiên cứu này, tác giả

đã phát hiện ra cái nhìn mang màu sắc nữ quyền về gia đình hiện đại trong truyện ngắn của ba tác giả và làm rõ vị trí, ý nghĩa của từng cá nhân trong gia đình: người phụ nữ, người đàn ông, những đứa trẻ… Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiều một số phương thức thể hiện đề tài gia đình trong tác phẩm của ba tác giả trên hai phương diện ngôn ngữ và giọng điệu

Tiếp đó, phải kể đến Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn

của Phạm Thị Thúy [51] Trong đó, tác giả đã chỉ ra góc nhìn mới của Nguyễn Bắc Sơn về gia đình Đó là những tác nhân xâm hại gia đình hiện đại, những nguy cơ rạn nứt từ thực trạng xã hội và từ nội tại gia đình Bên cạnh đó, người viết cũng chỉ

ra những giá trị bền vững của gia đình trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn và những phương thức thể hiện đề tài này của nhà văn

Cùng tìm hiểu về gia đình, Lý Thị Kim Dung có Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Dạ Ngân và Bắc Sơn Trong luận văn này, tác giả đã

khẳng định “gia đình là một trong những chủ đề chính trong các sáng tác của Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn Bên cạnh những khác biệt, cả ba nhà văn đều có những gặp gỡ tương đồng trong cách nhìn nhận và giải quyết những vấn đề

gia đình trong các tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Luật đời và cha con, Gã tép

Trang 10

riu, Vỡ vụn (Nguyễn Bắc Sơn) Thông qua những tiểu thuyết về gia đình của ba nhà

văn mà thấy được quá trinh đổi thay, phát triển của gia đình Việt Nam theo thời gian từ truyền thống đến hiện đại” Từ đó, thấy được những đóng góp của nhà văn cho sự phát triển và đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” [6]

Góp phần làm sáng tỏ vấn đề văn hóa gia đình trong Văn học Việt Nam hiện

đại, Nguyễn Thị Hồng Liên có Đề tài gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa Trong đó, tác giả tập trung làm rõ đời sống văn hóa

trong gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sau 1975: “những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình”; “nét đẹp trong văn hóa ứng xử và những đổi thay trong văn hóa gia đình Việt và phương thức thể hiện của nhà văn” [38]

Văn học Việt Nam đương đại thiên về cảm hứng thế sự, quan tâm đến những vấn

đề của con người cá nhân trong cuộc sống đời thường, khác hẳn so với văn học giai đoạn trước 1975 Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề gia đình và văn hóa gia đình, các tác giả đã góp phần quan trọng làm rõ thành tựu của truyện ngắn, tiểu thuyết đương đại Việt Nam Gia đình và văn hóa gia đình chính là một trong những vấn đề của đời thường Song, đó là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến cá nhân mỗi con người Các công trình nghiên cứu đã cho thấy những đặc điểm của gia đình hiện đại Trong đó, có cả những giá trị vững bền và có cả những mặt trái, những nguy cơ rạn vỡ của gia đình, mà tác nhân có

cả từ nội tại và những tác động từ bên ngoài Để thể hiện nội dung này, các tác giả của các công trình nghiên cứu đồng thời cũng đã làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật thể hiện gắn với các tác phẩm tương ứng

2.2 Những công trình nghiên cứu về sáng tác của Chu Lai và tiểu thuyết Phố

2.2.1 Về sáng tác của Chu Lai

Nói đến Văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta không thể quên nhà văn đậm chất lính thời khói bom lửa đạn - Chu Lai Từ khi xuất hiện trên văn đàn, nhà văn đã gây ấn tượng độc đáo với bạn đọc Trong hành trình sáng tác, Chu Lai đã thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch bản sân khấu, kịch bản phim… Nhưng tiểu thuyết là thể loại gặt hái được nhiều thành công nhất, góp phần khẳng định tên tuổi của Chu Lai Không chỉ có độc giả yêu mến, tác phẩm của Chu Lai, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình

Trang 11

Tập hợp, tìm hiểu các công trình nghiên cứu về sáng tác của Chu Lai, chúng tôi thấy một số vấn đề nổi bật sau đây:

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai của Nguyễn Đức Hạnh Trong đó, tác giả đã thể hiện sự

nhìn nhận, đánh giá bao quát về toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai Người viết đã khái quát toàn bộ “hành trình sáng tác tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của Chu Lai” Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu đã khái quát được “cảm hứng nghệ thuật song hành - hô ứng với kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Chu Lai” Ngoài ra, vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai cũng được làm rõ [12]

Nổi bật trong sáng tác của Chu Lai là đề tài chiến tranh và hình tượng người lính Chiến tranh và hình tượng người lính trong sáng tác của Chu lai được thể hiện, khám phá ở nhiều phương diện khác nhau qua cái nhìn sử thi và thế sự Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Doãn Thị Thủy đã dẫn lời nhận xét của Bùi Việt

Thắng in trong Tạp chí tác phẩm mới: “Viết về chiến tranh còn có nghĩa là viết về

hậu quả của nó - bởi vì một cuộc chiến tranh ba chục năm đánh bại mấy đế quốc lớn, dù chiến thắng lẫy lừng, to lớn nhưng hậu quả của nó chắc phải dai dẳng và

phức tạp Vòng tròn bội bạc của Chu Lai xoáy vào những vết thương chiến tranh

trong lòng người và cách thức con người chữa trị những vết thương đó” [50, 3]

Tác giả Hồng Diệu cho rằng: “Chu Lai là nhà văn thủy chung với đề tài chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính trên cả ba mặt trận: Văn học - Sân khấu- Điện ảnh” [5, 6]

Nguyễn Thanh Tú trong Cuộc đời dài lắm - một tiểu thuyết có sức hấp dẫn

đã đề cập đến những đổi mới trong sáng tác của Chu Lai về đề tài người lính: “Ngòi bút tiểu thuyết Chu Lai vẫn cách xây dựng nhân vật đẩy đến tận cùng của bi kịch, con người của những mâu thuẫn, có khi thật quyết liệt dữ dội, có số phận tận cùng ngang trái, có nhân cách vô cùng cao thượng, lại có loại người tận cùng của sự gian xảo… Nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai là kiểu nhân vật vừa có cả chiều sâu lại vừa có cá tính và dường như thân phận của các nhân vật đó ngoài đời vốn cũng

đã đầy những bi kịch” [53, 103]

Trang 12

Trong các tác phẩm của mình, Chu Lai đặc biệt quân tâm đến người lính trở

về sau chiến tranh và đã thể hiện một cái nhìn mới về một đề tài quen thuộc Vấn đề này cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều tác giả nghiên cứu Trong bài viết về tiểu

thuyết Vòng tròn bội bạc, tác giả Hồng Diệu đã nhận xét: “Tiểu thuyết Chu Lai đề

cập đến nhiều vấn đề Nhưng bao trùm lên tất cả là những người lính sau chiến tranh, rời chiến trường trở về, người thì tha hóa, người thì bước vào cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương Mà thật trớ trêu: có những người trước kia là đồng đội của nhau bây giờ đứng trên hai mặt trận đối lập nhau” [5, 13]

Viết về người lính, thời kì đổi mới, Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Sự thật

về chiến tranh hôm nay được nhìn lại là một sự thật đã trải qua những năm tháng day dứt, trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai Hơn thế, nó thực sự là nếm trải của người chịu trận, người trong cuộc” [10, 10]

Lý Hoài Thu đã nhận định về tập truyện Phố nhà binh của Chu Lai: “Nếu

như trước kia, các nhân vật của anh được mô tả chủ yếu ở cốt cách anh hùng trận mạc thì hiện nay (…) Chu Lai tập trung khai thác quãng đời thứ 2: quãng đời phía

sau chiến trận của người lính” [48, 11]

Về phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết Chu Lai, Phan Cự Đệ cho rằng: tiểu thuyết Chu lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định” [8, 10]

Tác giả Hồng Diệu sau khi nghiên cứu tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc đã đánh

giá cao về “nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, xung đột, đặc biệt là cách nhìn khá mạnh dạn của Chu Lai” Tác phẩm này “có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng” [5, 9]

Trong bài viết Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi

mới, Bích Thu đã nhận xét: “Với Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai muốn gửi đến

người đọc thông điệp đừng lãng quên quá khứ Nhân vật Hùng với tư cách người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm đã từ một sự việc cụ thể của hiện tại, gợi lại trong

kí ức của anh những kỉ niệm đã qua Nhân vật chìm trong hồi tưởng Trạng thái cảm

Trang 13

xúc, suy nghĩ, liên tưởng bất chợt như những dòng chảy, thay thế nhau, đan xen nhau một cách lạnh lùng, phi logic Đó là dòng chảy tự nhiên của ý thức con người, trong dòng chảy đó bộc lộ những bí mật nội tâm của nhân vật” [39, 5] Ở đoạn khác, Bích Thu đề cập đến một khía cạnh của thi pháp trong tiểu thuyết sau 1975, trong

đó có tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai: “Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đến nay đã sử dụng mô típ giấc mơ, giấc mơ chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người Thủ pháp này thể hiện rõ trong

các tiểu thuyết Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)” [39, 5] Tác

giả cũng đề cập đến đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết sau 1975, trong đó có tiểu thuyết Chu Lai: “Dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu khẩu ngữ (…) Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết biểu hiện cá tính mạnh mẽ, tính cách

nào, lời lẽ ấy Cách nói trần trụi dân dã của người lính (Ăn mày dĩ vãng), cách nói thẳng thắn bạo dạn của cánh nhà báo (Dấn thân, Một ngày và một đời) …” [55]

2.2.2 Về tiểu thuyết Phố và đề tài gia đình trong tiểu thuyết Phố

Trong gia tài tiểu thuyết của Chu Lai, Phố là một tác phẩm đặc sắc Phố thể

hiện rõ sự phản ánh của Chu Lai về hình tượng người lính thời hậu chiến, cũng cho thấy sự thay đổi trong cái nhìn của nhà văn về hiện thực cuộc sống, cái nhìn thế sự

sâu sắc, đa chiều Yêu Phố, một số tác giả nghiên cứu đã đi sâu khám phá đứa con

tinh thần này của nhà văn

Thứ nhất phải kể đến một số công trình nghiên cứu về hình tượng người lính,

cuộc sống của người lính sau chiến tranh trong Phố Tác giả Nguyễn Diệu Linh đã

đi sâu làm rõ Cuộc sống người lính trở về sau chiến tranh trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai Ở luận văn này, người viết đã khám phá thấy những thay đổi của người

lính hậu chiến: có người lính luôn hoài niệm về quá khứ “Cuộc sống khó khăn với những lo toan bộn bề nhưng họ vẫn lui về thăm lại những kỉ niệm cũ, mong cho nó luôn trọn vẹn để tìm nơi níu kéo tâm hồn, thanh lọc những bụi bặm đời thường” [39, 19]; có người lính tha hóa biến chất, cô đơn, lạc lõng: “Hiện thực thời bình với

sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường dã hình thành một loại kẻ thù mới Trước sự

Trang 14

cám dỗ của tiền tài, địa vị, quyền lực, một số người lính đã trở thành kẻ cơ hội, thủ đoạn, toan tính” [39, 23]; lại có những người không gặp may mắn trong cuộc sống…

Doãn Thị Thủy cũng nghiên cứu về Nhân vật người lính thời hậu chiến trong

tiểu thuyết Phố của Chu Lai Trong đề tài này, tác giả đã tìm hiểu người lính với bi

kịch ngày trở về; người lính cô đơn, lạc thời; người lính với tâm hồn bị tổn thương; lại có người lính với những phẩm chất tốt đẹp, biết trân trọng quá khứ, biết vượt lên hoàn cảnh [50]

Thứ hai là công trình nghiên cứu về vấn đề Chuyển thể cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Phố và phim truyền hình Người Hà Nội của Nông Thị Bích

Phượng Trong đó, tác giả đã tìm hiểu, đánh giá và đối chiếu để làm rõ sự tiếp thu

và sáng tạo đường dây cốt truyện, sự chuyển thể nhân vật từ tiểu thuyết Phố đến

phim Người Hà Nội của đạo diễn Hoàng Tích Chỉ, Đoàn Lê… Người viết cho thấy

những sự kiện, tình tiết, nhân vật được bảo lưu và những tình tiết, sự kiện, nhân vật

được cải biên, sáng tạo Như thế đủ thấy Phố của Chu Lai có sức hấp dẫn lớn như

thế nào Nó không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu phê bình mà còn là mảnh đất hấp dẫn với các nhà điện ảnh [43]

Thứ ba là những công trình có đề cập đến vấn đề gia đình, văn hóa gia đình

trong tiểu thuyết Phố Nguyễn Công Thanh trong Đề tài gia đình trong văn học Việt

Nam sau 1975, từ việc phân tích một số tác phẩm văn học tiêu biểu viết về đề tài gia

đình trong văn học Việt Nam sau 1975, tác giả đã đi dến khẳng định đây là một đề tài lớn đã và đang được các nhà văn quan tâm khai thác và gặt hái nhiều thành công Các tác phẩm thời kì này đã đi sâu phản ánh các mối quan hệ phức tạp của gia đình Việt Nam trong thời kì mở cửa, trước những tác động tiêu cực nền kinh tế thị trường: “Liệu quan niệm một túp lều tranh, hai trái tim vàng một thời được coi là lí tưởng có còn đứng vững trước lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi trọng vật chất đang từng ngày, từng giờ luồn lách khắp hang cùng ngõ hẻm của xã hội Việt Nam?” [44, 61] Khi lý giải nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ,

tác giả bài viết đã đề cập đến gia đình của Nam - Thảo trong tiểu thuyết Phố:

“Nhiều người đã nói đến lối sống Âu - Mỹ, ảo vọng giàu sang, những dục vọng thấp

hèn… đã tiêm nhiễm vào con người Thảo…” [44, 61]

Trang 15

Nguyễn Hương Giang cũng nhận xét: “Phố của Chu lai là một cuốn tiểu

thuyết trong tiểu thuyết; một cuốn về gia đình Thảo - Nam với sự phá vỡ và làm tan nát những giá trị truyền thống, một cuốn khác về cuộc đời Lãm, một người lính từ hai bàn tay trắng đi lên, bảo vệ và tha thiết giữ gìn những giá trị ấy” [10, 10]

Qua khảo sát, chúng tôi thấy vấn đề gia đình là một đề tài lớn và xuyên suốt trong nền văn học hiện đại Việt Nam và đã trở thành đối tượng của các nhà nghiên cứu phê bình Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề gia đình từ góc nhìn văn hóa thì còn rất ít Đáng lưu ý là cũng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này

trong sáng tác của Chu Lai Về tiểu thuyết Phố, một số ít tác giả mới chỉ tập trung

khai thác về đề tài người lính, cuộc sống của người lính sau chiến tranh Cũng có số

ít chạm đến vấn đề gia đình trong tác phẩm này nhưng mới chỉ thoáng qua, chưa được tập trung tìm hiểu khám phá một cách đầy đủ, sâu sắc Có thể nói, đề tài gia

đình, văn hóa gia đình trong sáng tác của Chu Lai, trong đó có tiểu thuyết Phố còn

bỏ ngỏ Dó cũng chính là tiền đề tạo điều kiện để chúng tôi đi sâu tìm hiểu, khai

thác Chủ đề gia đình trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai từ góc nhìn văn hóa

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là những vấn đề của gia đình hiện đại trong tiểu

thuyết Phố của nhà văn Chu Lai từ góc nhìn văn hóa

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ khảo sát tiểu thuyết Phố của Chu Lai (Nxb Thanh niên, 2019)

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

- Thấy được những vấn đề của gia đình, văn hóa gia đình trong thời kỳ hiện đại Góp phần lí giải những nhân tố tác động làm đổ vỡ những giá trị căn cốt, đẹp đẽ của gia đình truyền thống

- Thấy được tài năng, nét mới mẻ của nhà văn Chu Lai trong việc thể hiện các vấn đề về văn hóa gia đình

- Qua đó, hiểu thêm về những đóng góp to lớn của nhà văn đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

Trang 16

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát những vấn đề chung về gia đình, văn hóa gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại

- Đưa ra một cái nhìn cụ thể, có nét riêng về đời sống gia đình, văn hóa gia

đình trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai

- Chỉ ra một số phương diện nổi bật trong nghệ thuật thể hiện văn hóa gia đình của nhà văn trong tiểu thuyết này

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tìm hiểu hoàn cảnh văn hóa - lịch

sử ảnh hưởng đến nhà văn và tác phẩm Phố

5.2 Phương pháp loại hình: Xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại

hình thể tài, loại hình văn xuôi nghệ thuật

5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những quan niệm, lí giải

và cách thể hiện của nhà văn về văn hóa gia đình, từ đó tổng hợp, khái quát nâng

lên thành vấn đề

5.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh cách nhìn nhận, lí giải của nhà văn Chu Lai về chủ đề gia đình trong tiểu thuyết Phố với những tác phẩm của một số nhà văn khác cùng viết về vấn đề này

6 Đóng góp của luận văn

- Đề tài góp phần làm rõ những cảm nhận, lí giải riêng của Chu Lai về vấn đề văn hóa gia đình thời kì đổi mới Đồng thời, tạo nên một cái nhìn mới về tiểu thuyết

Phố của nhà văn Bên cạnh đó, có những đánh giá về quá trình đổi mới và cá tính

sáng tạo nghệ thuật của nhà văn ở cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật

- Hi vọng đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho cho việc nghiên cứu

và giảng dạy các tác phẩm văn học thời kì đổi mới trong các nhà trường nói riêng; đồng thời dành cho những ai yêu thích nhà văn Chu Lai và văn chương nói chung

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận

văn được triển khai thành 3 chương:

Trang 17

Chương 1 Khái quát về văn hóa gia đình và chủ đề gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại

Chương 2 Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai Chương 3 Nghệ thuật thể hiện văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Phố của

Chu Lai

Trang 18

NỘI DUNG

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ

CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU 1975

1.1 Vài nét khái quát về gia đình và văn hóa gia đình Việt

1.1.1 Gia đình và các hình thức tồn tại của gia đình

Gia đình có một vị trí, ý nghĩa đặc biệt không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với cả xã hội Gia đình cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học

Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về gia đình và dưới nhiều góc

độ: Luật học, Tâm lí học, Xã hội học, Văn hóa học, Kinh tế học… Theo Từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong

xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ

chồng, cha mẹ và con cái” [42, 381] Từ điển tâm lí học cho rằng: “Gia đình là cộng

đồng người cùng chung sống sinh hoạt chung dưới một mái nhà, làm thành đơn vị nhỏ nhất của xã hội (còn được gọi là tế bào của xã hội), gắn bó với nhau bằng quan

hệ hôn nhân và dòng máu… Gia đình là một xã hội thu nhỏ bao gồm một hay nhiều thế hệ khác nhau sống và hoạt động bên nhau một cách có tổ chức, nguyên tắc thành văn hay bất thành văn Sự hòa thuận được đảm bảo bởi sự ấm cúng, cảm giác

an toàn và tình yêu thương” [7, 205] Trong Luật hôn nhân và gia đình (Điều 8

Giải thích từ ngữ), khái niệm gia đình mang tính pháp lí: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này” [76] Dưới góc nhìn của xã hội học, gia đình mang diện mạo của một thiết chế xã hội

Đáng lưu ý là quan niệm về gia đình từ góc nhìn văn hóa học Trong bài

nghiên cứu về Văn hóa gia đình Việt Nam: Các giá trị truyền thống và hiện đại, tác

giả Đào Thị Mai Ngọc đã định nghĩa: “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại…) cùng chung sống, là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người; là môi trường văn hóa đầu tiên giáo dục nếp sống

Trang 19

và hình thành nhân cách; là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo văn hóa của con người

và xã hội loài người” [41,120] Ở góc nhìn này, gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, thực hiện chức năng sinh sản, kinh

tế, xã hội hóa, đặc biệt coi trọng chức năng giáo dục, từ đó hình thành văn hóa gia đình Chủ tịch Hồ chí Minh từng nói: gia đình là tế bào của xã hội, hạt nhân của xã hội là gia đình… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Từng gia đình khỏe mạnh thì xã hội sẽ khỏe mạnh, bao gồm cả sự khỏe mạnh về văn hóa

Gia đình là một khái niệm có tính lịch sử Nó vừa có tính bền vững vừa có sự thay đổi Gia đình cũng tồn tại với nhiều hình thức khác nhau tương ứng với các thời

kì khác nhau Theo Ăng-ghen, gia đình đã tồn tại và phát triển dưới các hình thức: gia

đình huyết tộc, gia đình punalua, gia đình đối ngẫu, gia đình cá thể Trong đó, gia đình huyết tộc là hình thức tồn tại đầu tiên “Lúc này, các tập đoàn hôn nhân đã tách

ra theo các thế hệ: tất cả ông bà trong phạm vi gia đình đều là vợ chồng của nhau; con của họ, tức là tất cả bố mẹ, cũng thế; con của đời thứ hai, tức là các cháu, lập thành nhóm vợ chồng chung thứ ba; rồi con của họ, tức là đời thứ tư, lập thành nhóm thứ

tư Vì thế, trong kiểu hôn nhân này, chỉ có tổ tiên và con cháu, cha mẹ và con cái là không có quyền hay nghĩa vụ vợ chồng (như ta vẫn nói) đối với nhau Còn anh chị

em ruột, anh chị em họ ở bậc nào đi nữa thì đều là anh chị em, chính vì thế nên đều là

vợ chồng của nhau” [57]

Bước phát triển thứ hai của tổ chức gia đình là gia đình punalua Ở giai đoạn

này, trong gia đình đã “hủy bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em với nhau…Nó được thực hiện dần dần, bắt đầu với việc hủy bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em cùng mẹ; …và cuối cùng là cấm kết hôn giữa các anh chị em họ đời thứ nhất, thứ hai và thứ ba” [57]

Hình thức tồn tại thứ ba là kiểu gia đình đối ngẫu Đó là “hình thức kết hôn

theo từng cặp nhất định, trong thời gian ngắn hoặc dài, đã tồn tại trong chế độ quần hôn (…) Khi đó, người đàn ông có một vợ chính (nhưng chưa thể nói đó là vợ yêu nhất) trong số rất nhiều vợ của mình; và đối với người vợ chính đó, thì anh ta là người chồng chính trong số nhiều người chồng (…) Nhưng việc kết hôn từng cặp

Trang 20

đó hẳn là đã ngày càng lớn mạnh và vững chắc; khi mà thị tộc ngày càng phát triển, các nhóm “anh em trai” và “chị em gái” không thể lấy nhau ngày càng nhiều (…)

Ở giai đoạn này, một người đàn ông sống với một người đàn bà, nhưng việc có nhiều vợ và đôi khi ngoại tình vẫn là quyền của đàn ông (…); nhưng người đàn bà lại phải triệt để chung thủy trong thời gian sống với chồng, và sẽ bị trừng trị tàn khốc nếu ngoại tình Tuy thế, mối liên hệ hôn nhân có thể dễ dàng bị một trong hai bên cắt đứt; sau khi li dị, con cái chỉ thuộc về mẹ” [57]

Ăng -ghen còn cho rằng, từ gia đình đối ngẫu nảy sinh gia đình cá thể “Gia đình ấy dựa trên sự thống trị của đàn ông, với chủ đích rõ ràng là con cái phải có cha đẻ xác thực Người ta đòi hỏi điều đó, vì những đứa con ấy sau này sẽ nhận được tài sản của cha, với tư cách người thừa kế đương nhiên Nó khác gia đình đối ngẫu ở chỗ quan hệ vợ chồng đã chặt chẽ hơn rất nhiều, hai bên không thể tùy ý bỏ nhau nữa Theo lệ thường, chỉ người chồng mới có thể chấm dứt hôn nhân và bỏ vợ

Vả lại, anh ta vẫn có quyền ngoại tình”… [57]

Như vậy, theo Ăng-ghen, trong thời kì đầu tiên của lịch sử nhân loại đã “tồn tại những hình thức khác nhau của gia đình quần hôn, tiếp đó là gia đình đối ngẫu

và cuối cùng là gia đình cá thể với hôn nhân một vợ một chồng Đó cũng là dấu hiệu buổi đầu của thời đại văn minh và tồn tại cho đến ngày nay Đúng như Mooc-gan khẳng định: “gia đình là yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng yên một chỗ

mà chuyển từ hình thức thấp lên một hình thức cao, như xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao” [57]

Các mô hình gia đình thường gắn với phương thức sản xuất và chế độ xã hội nhất định Sự vận động, biến đổi của gia đình cũng phụ thuộc vào sự vận động biến đổi của xã hội Mỗi hình thức sẽ phản ánh sự phát triển của chế độ xã hội tương ứng Sự phát triển của các hình thái gia đình là do sự tác động của quy luật đào thải

tự nhiên và do yếu tố kinh tế, xã hội, tâm lí, tình cảm, đạo đức chi phối…Song, điều kiện kinh tế vẫn là yếu tố quyết định

Đáng lưu ý là trong gia đình hiện đại cũng hình thành các hình thái gia đình khác nhau: thứ nhất là gia đình hạt nhân với hai thế hệ và ba quan hệ cơ bản: vợ - chồng, cha mẹ - con cái và quan hệ giữa anh chị em ruột Thứ hai là gia đình mở

Trang 21

rộng với nhiều mối quan hệ khác nhau và nhiều thế hệ cùng chung sống Ở gia đình hạt nhân, mối liên hệ giữa các thành viên gần gũi, chặt chẽ hơn Mỗi người cũng sẽ

có khoảng không gian tự do hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân tốt hơn Song, do có sự ngăn cách không gian giữa các gia đình nên sự tương trợ nhau sẽ bị hạn chế và các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình cũng khó bảo lưu Còn trong gia đình mở rộng, các thành viên dễ dàng giúp đỡ, chia sẻ về cả vật chất lẫn tinh thần Nhưng cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ, gia đình cũng vì thế

mà sẽ có những rạn nứt khó tránh khỏi

Có thể nói, gia đình là một vấn đề được nghiên cứu khá nhiều Qua các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, ta thấy có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình Gia đình cũng tồn tại với nhiều hình thức tương ứng với từng giai đoạn lịch sử xã hội loài người nhưng theo hướng ngày càng tiến bộ văn minh hơn

1.1.2 Văn hóa gia đình người Việt truyền thống và hiện đại

Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng, với nhiều cách hiểu Nó có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người

UNESCO định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong qúa khứ và hiện tại Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [76] Từ khái niệm này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn, cụ thể và đầy đủ hơn về văn hóa

Văn hóa được thể hiện đầy đủ, phong phú trong mọi mặt của đời sống con người và ở từng cấp độ: văn hóa của mỗi người, văn hóa gia đình, văn hóa làng xã, văn hóa dân tộc Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì vấn đề văn hóa dân tộc ngày càng được đề cao và quan tâm Bởi lẽ còn giữ gìn được văn hóa thì đất nước còn tồn tại, khi văn hóa bị đồng hóa thì nước cũng dễ mất Vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và đặt mục tiêu “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” Song, muốn có nền văn hóa dân tộc vững chắc thì trước tiên cần quan tâm đến văn hóa gia đình Đúng như lời khẳng định của tác giả Đào Thị Mai Ngọc: “Nói đến văn hóa của một dân tộc cần phải nói tới văn hóa gia đình của dân tộc đó” [41,11]

Trang 22

Văn hóa gia đình là một thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam Đó là

“một dạng đặc thù của văn hóa xã hội, bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử mà các thành viên trong gia đình tiếp nhận, ứng xử với nhau trong gia đình

và xã hội” [75]

Có thể nói, gia đình Việt Nam là nơi lưu giữ và chuyển giao các giá trị văn hóa giữa các thế hệ đi trước với các thế hệ sau Văn hóa nói chung và văn hóa gia đình nói riêng cũng không phải bất biến mà có sự vận động, phát triển theo quy luật riêng Vì thế, văn hóa gia đình Việt Nam ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng có đặc điểm khác biệt

Trước tiên, ta cần hiểu về văn hóa gia đình người Việt truyền thống “Văn hóa gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa nền văn hóa bản địa nảy sinh từ xã hội sản xuất nông nghiệp lúa nước với hệ thống tư tưởng Nho giáo Trung Quốc với triết lí đạo phật về gia đình” [75] Ở Việt Nam, văn hóa gia đình truyền thống còn được gọi là gia phong - nếp nhà Nó được thể hiện ở

“thuần phong mĩ tục, nếp sống, tác phong của từng thành viên gia đình (…), biểu hiện ở sự hiếu thuận của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên; biểu hiện ở sự nêu gương về nhân cách văn hóa trong gia đình và ở truyền thống gia phong của gia đình, dòng họ” [42,155]

Nhìn chung, văn hóa gia đình người Việt truyền thống có mang những đặc điểm chung của văn hóa phương Đông và nét đặc thù của Á Đông Nổi bật là tính chất gia tộc, dòng họ Mỗi gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống: “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường”, “ngũ đại đồng đường” Các thành viên trong gia đình gắn bó, yêu thương, đùm bọc nhau, hỗ trợ nhau cả về vật chất và tinh thần, tạo nên

sức mạnh gia tộc Những câu thành ngữ, tục ngữ như: “Sảy cha còn chú - sảy mẹ bú

dì, Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Một người làm quan cả họ được nhờ”… đã

thể hiện rõ điều đó

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gia đình Việt Nam truyền thống là kiểu gia đình phụ quyền Nghĩa là người đàn ông trong nhà có quyền lớn nhất Từ đó hình thành tư tưởng trọng nam Con cái mang họ bố Người đàn ông giữ vai trò trụ cột, có trách nhiệm thờ tự tổ tiên, giữ gìn gia phong, gia phả dòng họ Còn người

Trang 23

phụ nữ có trách nhiệm lo toan những công việc nội trợ, chăm sóc con cái, thu vén gia đình Tất nhiên, vai trò của người phụ nữ là thấp hơn đàn ông Về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ có quyền uy rất lớn với con Thường thì cha mẹ nói gì con nghe đấy, “gọi dạ bảo vâng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” Con cái luôn tôn kính, vâng lời cha mẹ Trong gia đình việt Nam truyền thống, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng khá nhạy cảm Mẹ chồng thường khắt khe và cũng có uy rất lớn với con dâu Và các nàng dâu vừa kính nể, vừa sợ mẹ chồng Vì thế, từ việc làm, lời nói, các nàng dâu xưa thường phải để ý, cẩn trọng hơn

Xuất phát từ những đặc điểm trên mà nét đẹp văn hóa của gia đình Việt truyền thống đã được hình thành Trước hết, đó là sự gắn bó, tình cảm gần gũi bền chặt giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong gia đình Các mối quan hệ tình cảm được coi trọng và đề cao: tình anh em - “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần, Chị ngã em nâng…; tình họ hàng dòng tộc - “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”; tình làng xóm - “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”… Không chỉ vậy, các gia đình đều coi trọng nề nếp, nghi lễ, gia đạo Dần dần, những nét phong tục, tập quán đẹp của làng xã cũng được hình thành từ văn hóa gia đình: “Đất

có lề, quê có thói, Phép vua thua lệ làng… Đó là những nét văn hóa đẹp mà ngày nay chúng ta cần trân trọng và phát huy

Tuy nhiên, kiểu gia đình truyền thống của người Việt cũng còn tồn tại những quan niệm, tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu và lỗi thời Đó là sự bất bình đẳng giới, là mâu thuẫn giữa các thế hệ, sự tự do cá nhân cũng khó phát triển Những hạn chế này sẽ dần được thay đổi và khắc phục ở gia đình thời hiện đại Và sự thay đổi

đó là phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội

Cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, văn hóa gia đình Việt cũng đã đổi thay, từ truyền thống đến hiện đại Một trong những biểu hiện đổi thay rõ nhất của văn hóa gia đình hiện đại là ở văn hóa ứng xử Trước hết là ứng xử trong quan hệ

vợ chồng Trong các gia đình hiện đại, sự bình đẳng giữa vợ - chồng đã thể hiện rõ: bình đẳng về vai trò, quyền lợi, trách nhiệm Nhiều vợ chồng ngang hàng, biết tôn trọng nhau, cùng gánh vác, chia sẻ công việc gia đình Đa số trong các gia đình hiện đại, người chồng không còn gia trưởng, cổ hủ, lạc hậu với tư tưởng trọng nam khinh

Trang 24

nữ như xưa Họ không chỉ biết lo việc lớn, là trụ cột kinh tế mà còn biết chia sẻ việc nhà, chăm lo nuôi dạy con cái cùng vợ Từ đó mà tạo nên những giá trị tinh thần tốt đẹp cho gia đình Bên cạnh đó, những người vợ, người phụ nữ hiện đại cũng khác trước Họ cũng được học tập, có trình độ văn hóa cao hơn, chủ động hơn trong cuộc sống gia đình Không chỉ chăm lo gia đình, phụ nữ hiện đại còn tham gia làm kinh

tế, thậm chí có những người có đóng góp, cống hiến lớn cho xã hội, vừa đảm việc nhà vừa giỏi việc nước Rõ ràng, người phụ nữ Việt Nam một mặt vẫn kế thừa những nét đẹp văn hóa của phụ nữ truyền thống nhưng họ cũng đã biết thay đổi để bắt kịp với xã hội và thời đại theo hướng tích cực Vì vậy mà họ càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình và cũng được trân trọng, đề cao hơn Nhưng

dù thế nào thì cũng không thể phủ nhận được vai trò trụ cột của người đàn ông và những thiên chức không thể thay thế của người phụ nữ trong gia đình

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng có nhiều thay đổi Nếu xưa kia, cha mẹ

có quyền uy, chi phối lớn với con và con cái chỉ biết nghe lời cha mẹ thì ngày nay con cái có quyền được bày tỏ, chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ, tình cảm và chính kiến của mình Cha mẹ cũng tôn trọng và biết lắng nghe con Đặc biệt, trong nhiều gia đình, cha mẹ và các con đã biết làm bạn của nhau Vì thế mà sự chia sẻ, thấu hiểu cũng trở nên sâu sắc hơn, tình cảm bền chặt hơn

Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng không còn phức tạp như trước Mẹ chồng không còn khắt khe nhiều với con dâu Thậm chí, trong nhiều gia đình, mẹ chồng coi con dâu, chiều con dâu như con gái Nàng dâu cũng gần gũi, dễ chia sẻ với mẹ chồng hơn Sự thay đổi tích cực này là xuất phát từ quan niệm, nhận thức của xã hội và cũng vì ngày nay, con dâu - mẹ chồng cũng ít sống chung với nhau, những va chạm, mâu thuẫn cũng sẽ ít xảy ra hơn

Trong gia đình hiện đại, quan niệm về hôn nhân cũng đã khác nhiều so với xưa Nếu trước kia “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, cha mẹ có quyền quyết định việc hôn nhân của con cái, lựa chọn sự môn đăng hộ đối thì cha mẹ hiện đại biết tôn trọng quyền lựa chọn và quyết định của con dựa trên tình cảm và sự tâm đầu ý hợp Cũng vì thế mà hạnh phúc gia đình cũng có cơ sở vững chắc hơn, hôn nhân cũng bền chặt hơn

Trang 25

Ngoài ra, quan niệm về con cái cũng không còn như trước Người xưa quan niệm: trời sinh voi trời sinh cỏ, đông con là nhiều của Vì thế, các gia đình đều sinh nhiều con Cuộc sống cũng trở nên khó khăn, vất vả Trái lại, ngày nay, các ông bố

bà mẹ đã suy nghĩ khác hơn Đa phần chỉ sinh 1 đến 2 con để nuôi dạy con cho tốt Con cái cũng được chăm sóc chu đáo hơn, đời sống vật chất cũng khá hơn xưa Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng không còn ảnh hưởng nặng nề Các gia đình không nhất thiết phải sinh con trai Con gái cũng được coi trọng, đánh giá cao Đây cũng là biểu hiện của sự bình đẳng giới, cũng là tư tưởng tiến bộ của xã hội hiện đại

Những giá trị văn hóa tốt đẹp trong gia đình hiện đại được hình thành là điều tất yếu, phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội Đời sống vật chất, tinh thần đã tốt hơn trước, nhận thức cũng thay đổi tích cực Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao lưu toàn cầu trong đó có sự giao lưu văn hóa, người Việt, các gia đình Việt cũng đã tiếp thu, học hỏi những nét đẹp văn hóa tích cực để thay đổi bản thân, thay đổi gia đình

Tuy vậy, văn hóa gia đình hiện đại của người Việt cũng có những biến động theo chiều hướng tiêu cực Đó là ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường Đạo đức con người hiện đại xuống cấp Nhiều người sống ích kỉ, thực dụng hơn, coi trọng lợi ích kinh tế, chạy theo những dục vọng tầm thường Vì vậy, các giá trị đạo đức, văn hóa gia đình tốt đẹp cũng bị mai một Đó còn là ảnh hưởng từ mặt trái của

sự phát triển công nghệ, internet Con người mải mê với không gian mạng, với thế giới ảo, ít quay về quan tâm đến thế giới thực Người người online, nhà nhà online, nhất là giới trẻ Do đó, con người hiện đại cũng ít quan tâm đến nhau, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng trở nên lỏng lẻo Từ đó dẫn đến sự xa cách giữa anh em, họ hàng, làng xóm Ngoài ra, văn hóa ngoại lai cũng có ảnh hưởng không ít đến nhận thức, tư tưởng và lối sống của các cá nhân, gia đình Ngày càng

có nhiều bạn trẻ thích sống như nhiều người phương Tây, sống độc thân để được tự

do thoải mái, không bị ràng buộc, không cần trách nhiệm Hiện tượng sống thử trước hôn nhân, ly hôn ngày càng nhiều, nạn bạo hành gia đình gia tăng Phải chăng

đó là sự xuống dốc của những giá trị đạo đức truyền thống? Phải chăng đó là sự mai một, sự mất mát của văn hóa gia đình hiện đại?

Trang 26

Vì vậy, đứng trước những khó khăn thử thách trên, mỗi người, mỗi nhà cần ý thức sâu sắc về việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa gia đình truyền thống

và hiện đại tốt đẹp Để mỗi người sống “người” hơn, để xã hội và nhân loại ngày càng tiến bộ thì gia đình là yếu tố then chốt cần được quan tâm chăm lo và giữ gìn

Chính vì thế mà có ngày Quốc tế gia đình (15/5) do Liên Hợp Quốc đặt ra để nâng cao nhận thức về những vấn đề gia đình trên toàn thế giới Việt Nam cũng có Ngày Gia đình 28/6

1.1.3 Văn hóa gia đình trong đời sống tâm hồn người Việt

Như chúng ta đã biết, gia đình và văn hóa gia đình có một vị trí, vai trò vô cùng cao cả, thiêng liêng không chỉ với xã hội mà còn đối với mỗi con người Hai tiếng “gia đình” luôn đi sâu vào tâm thức mỗi con người nói chung và với tâm hồn người Việt nói riêng

Một gia đình tốt đẹp sẽ là nơi hội tụ đầy đủ những tình cảm nhân văn: tình phụ tử, tình mẫu tử, tình anh em, chồng vợ, lòng vị tha, đức hi sinh…Vì thế, gia đình không chỉ là nơi nuôi dưỡng con người lớn khôn mà còn là môi trường đầu tiên giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho con người Văn hóa gia đình cũng góp phần quan trọng hình thành lối sống tốt đẹp cho mỗi người Ngay từ khi sinh ra, mỗi người đều được tắm mình trong bầu văn hóa gia đình qua những lời hát ru, những câu chuyện dân gian của bà, của mẹ Để rồi “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không

đi hết mấy lời mẹ ru” Chính những lời ăn tiếng nói, cách hành xử của gia đình cũng

sẽ in dấu lên tâm hồn thơ bé của mỗi đứa trẻ Nếu gia đình ấm êm, thuận hòa, cách hành xử trong gia đình chuẩn mực sẽ tạo môi trường thuận lợi để gieo mầm những hạt giống tốt đẹp cho mỗi thành viên Đó là hạt giống yêu thương, lòng nhân ái, vị tha, sự đùm bọc chở che… tạo nền tảng cho nhân cách tốt đẹp Ngược lại, những gia đình khiếm khuyết, thiếu tình thương, sự quan tâm chăm sóc thì những đứa con cũng sẽ chịu thiệt thòi và cũng dễ bị khiếm khuyết về tâm hồn, nhân cách, thậm chí

là hư hỏng Nếu thiếu đi môi trường giáo dục gia đình thuận lợi thì con người khó hình thành phát triển nhân cách tốt đẹp; hoặc không có gia đình thì con người cũng khó trưởng thành theo đúng nghĩa một con người Vì vậy, môi trường sống - môi

Trang 27

trường văn hóa, cách giáo dục của mỗi gia đình đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc đứa trẻ sẽ lớn lên ra sao và trở thành người như thế nào

Xã hội Việt Nam từ thời phong kiến đã rất coi trọng, quan tâm đến giáo dục gia đình và văn hóa gia đình Mỗi nhà đều chú trọng răn dạy con cháu, thế hệ trước giáo dục thế hệ sau để có và giữ được nếp nhà, gia đạo Điều này còn được mở rộng đến cả dòng họ, gia tộc Đó cũng là quy luật tất yếu Bởi con người thường phải bước chân từ nhà ra ngoài; muốn trị quốc, bình thiên hạ thì trước hết phải biết tu thân, tề gia Con người phải rèn luyện phẩm chất đạo đức nhân cách từ cội nguồn gia đình rồi mới lan tỏa ra ngoài xã hội Điều này đã trở thành triết lí giáo dục thời phong kiến và nó đã tạo nên thế mạnh không thể phủ nhận của văn hóa gia đình thời

kì này Đồng thời nó cũng ăn rất sâu vào tâm thức con người Việt Và cho đến nay, chúng ta cần trân trọng phát huy những giá trị tốt đẹp ấy

Khi xã hội Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến, dưới sự

đô hộ của Pháp thì tư tưởng Nho giáo không còn ảnh hưởng, chi phối đến cuộc sống, văn hóa gia đình như trước Hôn nhân một vợ một chồng được coi trọng Các mối quan hệ trong gia đình không còn một chiều Vợ chồng bình đẳng hơn, cùng chia sẻ trách nhiệm với con cái, gia đình Con cái với cha mẹ cũng gần gũi hơn Đặc biệt là người phụ nữ không còn bị trói buộc bởi những luật “tam tòng, tứ đức” Họ

đã dần có vị thế quan trọng hơn trong gia đình và xã hội Nhất là ở các gia đình thành thị thuộc tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, sự thay đổi này càng thể hiện rõ Còn ở các làng quê, trong các gia đình vẫn còn tồn tại những quan niệm, phong tục bị coi

là cổ hủ và lạc hậu Điều này cũng phần nào được phản ánh trong các tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX Nhiều cây bút đã cất tiếng nói phản phong, chống lại những tập tục, lễ giáo đi ngược với tính nhân văn và sự phát triển tiến bộ của xã hội

Thời kì Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước bước sang kỉ nguyên mới: độc lập tự do Gia đình và văn hóa gia đình vẫn giữ một vai trò đặc biệt trong tâm hồn người Việt Quan niệm về vai trò của gia đình cũng được xác lập rõ ràng hơn, được quan tâm nhiều hơn: gia đình là tế bào, là hạt nhân của xã hội Cần chú trọng xây dựng văn hóa gia đình để làm đẹp cho văn hóa xã hội Song, ở thời kì này, gia đình Việt Nam đã có một phen nổi sóng bởi cơn cuồng phong cải cách

Trang 28

ruộng đất Nó khiến bao gia đình Việt bị chao đảo, rạn nứt vì lục đục, mâu thuẫn đã xảy ra Nhiều giá trị văn hóa gia đình đã đổ vỡ, cương thường đạo lí bị hủy hoại

“Vì nhiều lí do, cuộc cải cách ruộng đất đã vô hình chung nã phát đại bác dữ dội, công phá thành trì gia đình Trong các cuộc đấu tố, truy vấn, truy bức kẻ thù giai cấp, chúng ta đã khiến cho mối quan hệ gia đình - dòng họ bị đảo lộn, tráo trở Vợ đấu chồng, con tố cha, anh em họ hàng vạch mặt chỉ trán nhau, đạp lên nhau để giành quả thực” [38, 27]

Theo dòng chảy của lịch sử, khi đất nước bước vào công cuộc trường chinh chống Mỹ ở miền Nam và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thì văn hóa gia đình Việt về cơ bản không có nhiều sự thay đổi Người ta dường như ít đề cập đến gia đình hơn Vì lúc này tất cả cho tiền tuyến, vận mệnh đất nước được đặt lên hàng đầu Tình yêu gia đình hòa chung với tình yêu đất nước, truyền thống văn hóa gia đình cũng được phát huy khi mỗi con người Việt Nam biết sống vì lí tưởng cao đẹp: sẵn sàng gác lại tình riêng, rời xa tổ ấm để lên đường chiến đấu Những

khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, vui duyên mới không quên nhiệm vụ” cũng được

tuyên truyền sâu rộng và hưởng ứng nhiệt tình Như thế, vấn đề riêng tư của cá nhân, gia đình bị mờ đi trước những đòi hỏi cấp bách của quốc gia, dân tộc

Thời hậu chiến, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, văn hóa gia đình Việt lại có nhiều biến động Những hậu quả chiến tranh để lại còn rất nặng nề, nền kinh

tế còn khó khăn, đất nước vẫn trong quá trình tìm đường lối đổi mới, đi lên, cùng đó

là mối quan hệ quốc tế phức tạp Tất cả đã tác động, ảnh hưởng đến văn hóa gia đình Khi đất nước chuyển mình theo nền kinh tế thị trường thì xã hội, cuộc sống con người cũng bị cuốn theo Những giá trị đạo đức truyền thống bị lung lay bởi nhiều người mải chạy theo lợi ích kinh tế, coi trọng vật chất và những dục vọng tầm thường Trong nhiều gia đình, nếp nhà đứng trước nguy cơ đổ vỡ, khiến cho không ít những người tha thiết, trân trọng giữ gìn nó phải trăn trở, đau lòng Hiện thực này cũng được các nhà văn phản ánh trong tác phẩm đương thời như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai…

Nho giáo đã khẳng định rằng: “Gốc của thiên hạ ở nước, gốc của nước ở nhà, gốc của nhà ở mỗi người; gia đình là cái nhà nhỏ, nước là cái nhà to, gia đình là xã

Trang 29

hội thu nhỏ, là gốc của quốc gia” [71] Cho đến thời đại ngày nay, đất nước đã hội nhập toàn cầu, công nghệ thông tin bùng nổ, vấn đề gia đình và văn hóa gia đình vẫn được Đảng và nhà nước quan tâm Nhiều người vẫn ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng giữ gìn văn hóa gia đình Nhưng làm thế nào để giữ gìn, phát huy thì cần phải có sự nhận thức sâu sắc và những việc làm thiết thực

1.2 Chủ đề gia đình trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975

1.2.1 Chủ đề gia đình qua một số tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu giai đoạn sau 1975

Cuộc chiến tranh chống Mỹ kết thúc thắng lợi năm 1975 Sau chiến tranh, đất nước bước vào công cuộc đổi mới Văn học cũng trăn trở tìm đường đổi mới để phù hợp với quy luật và yêu cầu của độc giả Khác với giai đoạn trước, văn học thời

kì này đã vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc Nét mới nổi bật của văn học sau 1975 chính là tính hướng nội, mang cảm hứng thế sự, quan tâm sâu sắc đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường Vì thế, chủ đề gia đình, văn hóa gia đình tiếp tục được phản ánh Và đã có không ít tác

phẩm thành công khi viết về vấn đề này như: Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng của Lê Lựu, Nếp nhà, Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư…Các tác phẩm viết về gia đình thời kì này chủ

yếu xoay quanh những biến động, đổi thay của những giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình trước sự tác động của đời sống xã hội thời mở cửa, con người chạy theo lợi ích cá nhân, dục vọng tầm thường và sự chi phối của sức mạnh đồng tiền

Viết về văn hóa gia đình thời kì này, chúng ta không thể không nói đến Mùa

lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu

cho cảm hứng thế sự, khám phá con người trong cuộc sống đời thường của văn học sau 1975 Toàn bộ tiểu thuyết lấy bối cảnh gia đình ông Bằng, một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống con người ở cả hai

Trang 30

hướng tích cực và tiêu cực, đặc biệt là ảnh hưởng đến gia đình - tế bào của xã hội Gia đình ông Bằng từng có nền nếp gia phong, nhưng gia đình ấy dần bị chao đảo, rạn nứt và rơi vào bi kịch từ khi cậu con trai thứ tư là Cừ hư hỏng: bỏ việc ở xí nghiệp trốn ra nước ngoài bỏ lại vợ và hai con nhỏ, sau đó lại tự tử khi nhận ra lỗi lầm Đây là một cú sốc lớn với ông Bằng, một người cha vốn nghiêm khắc và luôn coi trọng những giá trị đạo đức truyền thống Chưa hết, cô con dâu là Lý, vợ của Đông, con trai thứ hai của ông Bằng cũng chê chồng, rồi bỏ nhà theo người đàn ông khác sống cuộc sống ăn chơi hưởng lạc Những đạo đức, luân lí gia đình tốt đẹp được gìn giữ bao năm dần đổ vỡ Một số thành viên trong gia đình đã mải chạy theo dục vọng tầm thường Vì thế, tác phẩm là tiếng chuông cảnh tỉnh về thực trạng gia đình, xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực của cơn lốc thị trường

Viết về gia đình, ta cũng không thể không kể đến tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Qua tác phẩm, nhà văn cho chúng ta

thấy rõ đời sống nông thôn Việt Nam đương thời (những năm 90 của thế kỉ XX) với nhiều mâu thuẫn phức tạp Con người sống theo lợi ích cá nhân, tư thù, chèn ép lẫn nhau, tìm cách hãm hại nhau Đằng sau đó, bi kịch sâu bên trong gia đình cũng nổi lên Tiêu biểu là gia đình bà Son – ông Hàm Cuộc hôn nhân của bà Son theo sự sắp đặt của gia đình Trước khi lấy chồng, bà đã yêu ông Phúc (đã có vợ) và đã đánh mất đời con gái Sau khi về sống chung, ông Hàm đã phát hiện ra sự thật Ông vô cùng cay nghiệt khi đưa ra mọi yêu sách bắt vợ thực hiện Đổi lại, bà Son phải chấp nhận sống phận tôi đòi, như cái bóng trong nhà để được yên chuyện Mâu thuẫn, ghen tuông xảy ra giữa chồng bà Son và người tình cũ của bà là ông Phúc, bà bị liên lụy, bị dồn đẩy vào bế tắc Cuối cùng bà đã nhẩy xuống sông tự vẫn viết tiểu thuyết này, Nguyễn Khắc Trường đã phơi bày hiện thực đời sống nông thôn những năm đầu đổi mới Đó là một cuộc sống đầy ngột ngạt với sự ngự trị của tư tưởng bảo thủ, thói gia trưởng Con người sống ích kỉ, thực dụng và tàn nhẫn Bên cạnh đó, nhà văn cũng cho ta thấy những số phận bất hạnh đáng thương khi phải sống trong gia đình không hạnh phúc Con người không được sống thật với mình, thậm chí còn bị đẩy vào bi kịch Làm thế nào để đời sống con người tốt đẹp hơn, con người sống có

Trang 31

tình người hơn, hạnh phúc hơn? Đó chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc

Đến với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, ta lại gặp một câu

chuyện buồn khác về một gia đình làng chài vùng biển Trong chuyến đi về vùng biển miền trung để săn ảnh, nghệ sĩ Phùng đã gặp hình ảnh con thuyền lưới vó Từ

xa nó là “một cảnh đắt trời cho, đẹp như bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ” Song, khi đến gần, vẫn là con thuyền ấy nhưng lại là một cảnh tượng khủng khiếp xảy ra, cảnh bạo hành gia đình: chồng đánh vợ, cha con đánh nhau Cảnh tượng ấy khiến Phùng vô cùng sửng sốt Sau cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, Phùng đã vỡ lẽ ra nhiều điều, về người đàn ông, người đàn bà, thằng Phác, về cuộc sống của người dân chài…Gia đình hàng chài kia vì đông con, nghèo túng mà thành bi kịch Lão chồng hễ cứ khi nào thấy khổ quá là lão lại xách vợ ra đánh, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” Sau này con lớn, bà vợ mới xin chồng được mang lên bờ đánh Cuộc sống của gia đình ấy quanh năm suốt tháng lênh đênh trên biển mà vẫn đói nghèo Những ngày tháng “ông trời làm động biển

thì cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối” Song, điều

bất ngờ là người đàn bà hàng chài với vẻ ngoài tăm tối thất học kia lại ẩn giấu bên trong là hạt ngọc tâm hồn Đó là một người mẹ thương con, sống cho con với đức hi sinh cao cả Một người vợ hiểu bản chất của chồng và cảm thông với sự tha hóa của chồng Một người phụ nữ luôn nhẫn nhục cam chịu và rất thấu hiểu lẽ đời Viết tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy mảng hiện thực tối trong đời sống gia đình làng chài vùng biển, cũng là hiện thực đời sống thời hậu chiến với bao lam

lũ đói nghèo, với nạn bạo hành gia đình Nhưng chúng ta cũng tin, với hạt ngọc trong tâm hồn, người mẹ kia sẽ cố chống chịu, giữ gia đình, che chở cho đàn con để

hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn Và điều nhà văn muốn nói không chỉ là bài học

về cách nhìn nhận cuộc sống, con người mà còn là: hãy quan tâm hơn đến số phận con người, đến gia đình của đời thường Đây cũng chính là chiều sâu trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng nhất” của nền văn học mới

Ở phương diện khác, Nguyễn Huy Thiệp lại đề cập đến sự lỏng lẻo, rạn nứt

trong mối quan hệ gia đình qua truyện ngắn Tướng về hưu Một ông tướng từng

Trang 32

xông pha trận mạc, khí phách hiên ngang nhưng khi về hưu sống với gia đình lại rơi vào bi kịch, lạc lõng cô đơn, thất vọng Cuối cùng ông đã quyết định quay lại chiến trường và không bao giờ trở về nữa

Không giống như Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu với bao trăn trở, lo âu

khi viết về gia đình thời nổi gió, Nguyễn Khải qua truyện ngắn Một người Hà Nội,

lại bày tỏ niềm tin yêu vào vẻ đẹp của văn hóa truyền thống đất kinh kì bởi đã có những người tha thiết xây dựng, giữ gìn văn hóa gia đình để từ đó làm cho văn hóa kinh kì chói sáng Nhân vật chính của tác phẩm là bà Hiền, một người Hà Nội gốc, yêu và gắn bó với chốn kinh kì qua nhiều thời đoạn lịch sử Bà là người có hiểu biết, thông minh và đầu óc thực tế Điều này được thể hiện qua việc bà chọn chồng, sinh con, tính toán việc nhà, tham gia làm kinh tế Nhưng điều đáng trân trọng nhất

ở bà Hiền chính là: bà là người luôn có ý thức xây dựng, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống Bà chú ý xây dựng nếp nhà, văn hóa gia đình, từ cách bài trí phòng khách, bàn ăn, uốn nắn các con cách ăn uống, cách đi đứng nói năng phải đúng chuẩn Và bà đã tạo nên một lối sống rất sang trọng, lịch sự, có văn hóa không chỉ cho mình mà cho cả gia đình Bà tin những giá trị văn hóa truyền thống có thể bị chao đảo nhưng nó vẫn đứng vững, bất biến: “Hà Nội thời nào cũng đẹp, một vẻ

đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi” [20, 98] Vẻ đẹp của bà, của văn hóa gia đình bà Hiền

đã góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa đất kinh kì

Có thể nói, gia đình và văn hóa gia đình đã trở thành chủ đề xuyên suốt các giai đoạn của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học sau 1975 nói riêng Mỗi nhà văn có góc nhìn và cách khám phá riêng Nhưng điểm chung là tất

cả họ đều quan tâm đến số phận con người trong mái ấm gia đình và luôn trăn trở tha thiết với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình cũng là của văn hóa dân tộc

1.2.2 Chủ đề gia đình trong tiểu thuyết của Chu Lai

Chu Lai là nhà văn quân đội có vị trí, vai trò khá quan trọng trong nền văn học Việt Nam đương đại Ông sinh năm 1946, quê ở Hưng Yên Nhà văn đồng thời cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam

từ năm 1980 Đại tá, nhà văn chu Lai là con trai của nhà viết kịch Học Phi Trong

Trang 33

thời gian tham gia kháng chiến, Chu Lai làm ở đoàn kịch nói tổng cục chính trị, sau

đó trở thành lính đặc công hoạt động ở vùng ven đô Sài Gòn Nhà văn tham dự trại sáng tác Tổng cục Chính trị tại trường viết văn Nguyễn Du vào cuối năm 1974 Sau khi tốt nghiệp, Chu Lai làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, vừa biên tập, vừa sáng tác Ngoài viết truyện ngắn, tiểu thuyết, nhà văn còn viết kịch bản sân khấu, phim Sáng tác của Chu Lai xoay quanh đề tài chiến tranh và người lính ở cả hai giai đoạn trước và sau chiến tranh với cảm hứng sử thi và thế sự Các tác phẩm tiêu

biểu của Chu Lai phải kể đến: Nắng đồng bằng, Ba lần và một lần, Sông xa, Cuộc đời dài lắm, Ăn mày dĩ vãng, Phố… Qua các tác phẩm của mình, nhà văn đã đề cập

đến nhiều vấn đề của cuộc sống con người, đặc biệt là người lính ở cả hai giai đoạn trong và sau chiến tranh Người có bản lĩnh, thành công trở thành anh hùng chiến thắng Kẻ thiếu bản lĩnh, không vượt thoát được những cám dỗ trở thành thất bại Với số lượng tác phẩm lớn, thể loại phong phú và có giá trị cao, Chu Lai đã khẳng định được tài năng và phong cách độc đáo của mình trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại

Viết về người lính sau chiến tranh bằng cảm hứng thế sự, Chu Lai đã tập trung phản ánh những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống đời thường của người lính Trong chiến tranh, họ trực tiếp cầm súng chiến đấu với một lí tưởng cao đẹp là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh Họ đã trở thành những anh hùng chiến thắng, có bản lĩnh vững vàng trước kẻ thù Mối quan hệ chủ yếu của họ là lính với lính, gắn với tình đồng chí đồng đội giản đơn mà ấm áp, thiêng liêng Nhưng sau khi rời chiến trường, trở về với cuộc sống đời thường, họ phải sống trong nhiều mối quan

hệ gia đình, xã hội phức tạp Nhiều người lính hậu chiến về với gia đình, lại va đập với cuộc sống thời mở của, cơn bão thị trường xô tới nên khó trụ vững Đã có không ít người bị cám dỗ, sa ngã và tha hóa và rơi vào bi kịch Niềm tin, lí tưởng của họ bị sụp đổ trước thực tại phũ phàng Những anh hùng một thời trận mạc đã rơi vào bi kịch gia đình, cô đơn và bế tắc Sự đổ vỡ ở gia đình lính có lẽ cũng vì thế mà mau chóng hơn, đau đớn hơn những gia đình dân sự

Trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm, Chu Lai đã viết về nhân vật chính là Vũ

Hà Nguyên, một người lính hậu chiến Anh là một người lính đẹp ở nhiều phương

Trang 34

diện nhưng lại có một tình yêu trắc trở Sau chiến tranh, trở về với đời thường, anh được nhận chức giám đốc một công ty cao su đang trên đà đi xuống Nhưng với tài năng, nhân cách đẹp đẽ của mình, anh đã được mọi người cảm phục Tuy nhiên, cũng có những kẻ ganh ghét, tìm cách hãm hại Nguyên, khiến cuộc đời anh không ít thăng trầm Cuộc sống đời thường không giản đơn, xuôi chiều nên nó khiến người lính gặp không ít khốn đốn và chao đảo Nó khiến ta có cảm giác “cuộc đời dài

lắm” nhưng cũng thật chóng vánh Ba lần và một lần kể về nhân vật chính có tên

Sáu Nguyện, một người lính quân báo phải đối mặt với bao thử thách của cuộc sống đời thường Anh đã giữ vững bản chất lính giữa cuộc sống xô bồ thời mở cửa Sáu Nguyện đã theo đuổi lí tưởng của mình và chấp nhận tuyên chiến đến cùng với kẻ xấu cũng từng là lính, đồng đội của anh hiện là đại diện cho một tập đoàn, nhưng là một hình thái kinh tế biến tướng Cuộc chiến này cũng khốc liệt không kém thời chiến tranh Nó cũng phơi bày những góc khuất trong đời thường của người lính

Ăn mày dĩ vãng là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của Chu Lai viết về

người lính và của văn học Việt Nam đươn đại Tác phẩm kể về câu chuyện cuộc đời của nhân vật chính là Hai Hùng Đó là một người lính vùng ven đô Sài Gòn Thời còn cầm súng, anh là mẫu hình lí tưởng: đẹp trai, khỏe mạnh, dung cảm, chiến đấu giỏi Anh cũng có một tình yêu đẹp và lãng mạn với Ba sương, một cô gái xinh đẹp, nhỏ nhắn dễ thương Rời chiến trường, Hai Hùng luôn day dứt vì đã không cứu được Ba Sương, khiến cô phải chết dưới bàn tay kẻ thù Anh cũng không tìm được hạnh phúc giữa cuộc đời thực tại Thân hình trở nên gầy gò, tiều tụy Hai Hùng đã lăn lộn với hành trình ngược dòng tìm lại quá khứ, tìm thăm lại chiến trường và đồng đội Và thật bất ngờ anh đã gặp lại Ba Sương trong dáng hình khác lạ, một bà giám đốc xinh đẹp, giàu có và lạnh lùng Ba Sương đã thay đổi Cô cũng kiên quyết không nhận Hai Hùng Sau nhiều lần tìm cách tiếp cận và muốn làm rõ thực hư, Hai Hùng đã chứng minh mình đúng, rằng Ba Sương còn sống và vì sao cô không chết Nhưng anh cũng cay đắng nhận ra Ba Sương hôm nay đã không còn là Ba Sương ngày trước Cô cũng không còn là của anh mà thuộc về kẻ khác Hai Hùng vô cùng đau đớn, khổ sở và tuyệt vọng Anh hoàn toàn thất bại khi về cuộc sống đời thường Anh không thể thích nghi với cuộc sống mới, không chấp nhận sự thay đổi của con

Trang 35

người và thời cuộc, cũng không thay đổi chính mình Vì vậy, bi kịch đến với Hai Hùng là tất yếu Anh rơi vào cô đơn và thảm bại thực sự khi đón nhận cái chết thật của Ba Sương Bi kịch của Hai Hùng là bi kịch của kẻ chỉ biết ăn mày dĩ vãng Kết thúc tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc bao suy tư trăn trở về thế sự, niềm thương cảm với người lính hậu chiến Họ không thể có một cuộc sống gia đình bình yên và hạnh phúc Trái lại, luôn gặp bao sóng gió và trắc trở

Tiểu kết chương 1

Qua chương 1, chúng tôi đã trình bày những nét khái quát nhất về gia đình, văn hóa gia đình người Việt, đồng thời điểm qua chủ đề gia đình trong văn học hiện đại Việt Nam và trong tiểu thuyết của Chu Lai Có thể khẳng định rằng, trong tâm thức người Việt, gia đình có một vị trí và vai trò đặc biệt mà không có một tổ chức

xã hội nào có thể thay thế Đó là nơi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng, được giáo dục để khôn lớn và trưởng thành Đó là môi trường đầu tiên giúp con người hình thành, hoàn thiện nhân cách tâm hồn, là nơi con người được yêu thương chở che, là tấm khiên bảo vệ con người trước những hiểm nguy và sẵn sàng bao dung với những lầm lạc của mỗi người Vì vậy, để xây dựng một xã hội công bằng văn minh, chúng ta không thể không quan tâm đến những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình Và lẽ tất nhiên, gia đình cũng trở thành một chủ đề được phản ánh qua từng chặng đường phát triển của văn học, đặc biệt là ở văn học hiện đại Mỗi nhà văn lại có cách nhìn, lý giải riêng Song tất cả đều phản ánh chân thực mọi vấn đề của gia đình, đồng thời đều khẳng định: gia đình, văn hóa gia đình

ở mỗi thời đoạn đều có những biến động, đổi thay, nhưng vai trò quan trọng của nó với mỗi cá nhân là bất biến

Trang 36

Chương 2

VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT PHỐ

CỦA NHÀ VĂN CHU LAI

2.1 Gia đình với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

2.1.1 Nét đẹp trong lối sống

2.1.1.1 Sự trân trọng giữ gìn nền nếp gia phong, gia đạo

Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 cũng trăn trở tìm đường đổi mới Các nhà văn thời kì này đã bám sát hiện thực với cảm hứng thế sự, phản ánh con người đời tư, con người cá nhân trong cuộc sống đời thường Song mỗi nhà văn lại có góc nhìn và cách khám phá riêng Nét đặc sắc của nhà văn

Chu Lai trong tiểu thuyết Phố là vẫn viết về người lính nhưng là người lính thời hậu

chiến, trở về với cuộc sống gia đình Có điều, thử thách của họ là phải sống trong gia đình khi nền kinh tế thị trường mở ra Trước những ảnh hưởng tiêu cực của nó, không ít gia đình người lính cũng bị chao đảo, lung lay Tuy nhiên, có những người vẫn giữ được những giá trị đạo đức văn hóa của gia đình truyền thống

Có thể nói, toàn bộ tác phẩm xoay quanh câu chuyện về gia đình Nam và gia đình Lãm, những người lính thời hậu chiến Ở đó, ta thấy nổi lên những con người với ý thức giữ gìn nền nếp gia phong, gia đạo Đây cũng là điều căn cốt giúp mỗi gia đình trụ vững trước những biến thiên của đời sống

Trước hết phải kể đến nhân vật người cha của Thảo Ông là một người luôn trân trọng và tha thiết giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống Đó là là một vị tướng về hưu Trước đây, ông đã từng hi sinh cả tuổi trẻ, hạnh phúc riêng để xông pha trận mạc, tham gia cuộc chiến gian khổ cho đến ngày chiến thắng Trở về với đời thường, sống với gia đình, ông vẫn là người mẫu mực, là tấm gương sáng về nhân cách cho vợ con dù cuộc sống có đổi thay, có xô bồ tráo trở Khi Thảo quyết định xuất khẩu lao động sang Đức, ông đã không đồng tình Nhưng vì tôn trọng quyết định của con nên ông cũng không phản đối gay gắt Về hưu, ông không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, cùng với sự xuống cấp của đạo đức con người Ông không thể chấp nhận sự vô lễ, thiếu đạo đức của một bộ phận người trẻ Mở quán cà phê cốt chỉ mong “kiếm được ba triệu đủ tiền để

Trang 37

làm ma cho hai ông bà”, ông chấp nhận bưng bê cho khách cho đến một ngày gặp phải một gã thanh niên ăn nói thiếu lễ độ, xúc phạm ông, đến tư cách người lính:

“chắc ngày xưa bố là lính hả? Lính thì mới có cái lối căng cứng ngớ ngẩn như thế

Bố không biết, đằng này bảo cho mà biết, bố lại cứ gân giọng, chỉ có mà chết đói…” [26, 316] Ông đã nổi giận đuổi gã thanh niên và gọi hắn là “loại thanh niên

hư hỏng” Ông “choáng váng lặng người đi” bởi cơn đau tim hành hạ Sau hôm ấy,

vị tướng hưu không bao giờ ra phía ngoài quán nữa dù khách có đông, bà vợ có tất tưởi thế nào chăng nữa Ông quyết định thôi hẳn việc bán cà phê với lí lẽ gay gắt:

“Dứt khoát là tôi thôi Tôi không còn đủ sức để nghe bọn mất dạy nó so sánh tôi với mấy con đĩ ở quán bên kia Không có ba triệu đồng ma chay như dự kiến, bỏ Không đủ ăn đủ mặc, cũng bỏ Ít nhất mấy năm cuối đời cũng còn giữ lại cái danh dự làm thằng người chứ không phải làm con chó suốt ngày chạy nhông đi đú với thiên hạ” [26, 322] Không coi trọng, giữ gìn đạo đức truyền thống, hẳn là ông không thể thất vọng, đau khổ đến mức ấy

Điều làm ông khổ tâm hơn nữa, sốc hơn nữa là khi nghe bà vợ kháng cự lời ông, kiên quyết không đóng quán Bà đã làm ông trố mắt ngạc nhiên “Thế đấy, đến ngay cái bà vợ quê ngày đầu lên đây chỉ ngồi nhổ bã trầu đỏ lòe chân tường mà bây giờ cũng đổi khác, cũng bắt đầu chì chiết, cãi lại ông thì thử hỏi cái gì là không thay đổi nữa?” [26, 322] Rồi ông tự thấy mình dại, mình hớ to và tuyệt vọng nhận ra

“Dột từ trong nhà dột ra rồi không ngờ sự biến động tưởng là vớ vẩn của khu phố lính này đã tác động vào ngay bếp nước nhà ông, vào ngay nề nếp gia phong gia đình ông” [26, 322] Và ông thấy mình đã già, đã mệt, đã chán ngán lắm rồi nên

đành buông xuôi Giống như ông tướng Thuấn trong Tướng về hưu (Nguyễn Huy

Thiệp), vị tướng này cũng rơi vào bi kịch, trở nên lạc lõng giữa đời thường và lạc thời khi từng ngày phải chứng kiến nhân cách, đạo đức con người lao dốc Muốn giữ nề nếp, gia phong chỉ là trong gia đình nhỏ mà cũng không được

Tiếp đến là nhân vật người cha của Lãm Ông là một thầy giáo, từng giữ chức hiệu trưởng trường Đảng Là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống, của tư tưởng Nho giáo, cha Lãm cũng luôn coi trọng nề nếp đạo đức gia phong của gia đình “Ông cụ đã già lắm, tóc bạc trắng, gợi lên hình ảnh ông đồ vẽ

Trang 38

tranh Tết ở bờ hồ đang nằm nghỉ trưa” [26, 428] Ngoại hình của ông đã phần nào nói lên điều đó Ông luôn muốn con cái phải biết kính trọng, nghe lời cha mẹ, chuyên tâm tu chí, học hành để có kiến thức, có hiểu biết, coi trọng đạo lí Mong muốn đó của ông cũng chính là di nguyện của vợ ông trước khi nhắm mắt: “Nhà ta

ba đời làm nghề giáo Các con sau này lớn lên không biết thời thế thay đổi thế nào nhưng ông đừng để chúng ham mê vào những thói đời trần tục, bỏ nghĩa trọng tài, không coi kiến thức và đạo lí là điều làm trọng…” [26, 269] Nhưng thực tế, các con đã không được như kì vọng Ông đã rất ngậm ngùi khi “Thằng cả đi học ở Ba Lan rồi lấy vợ ở lại luôn Con bé thứ hai bỏ đại học, chạy theo một đứa làm nghề lái

xe quá cảnh đã đùm đề vợ con” [26, 269] Niềm hi vọng cuối cùng ông đặt ở Lãm Rồi anh cũng lại làm bố thất vọng khi quyết định lấy cô gái người dân tộc lang chạ làm vợ Với ông, thế là không còn kỉ cương nề nếp gia phong, là có lỗi với ông bà

tổ tiên Sau này, khi đã ăn nên làm ra, Lãm đề nghị cha chuyển đến căn nhà anh mới mua để tiện việc chăm sóc, ông đã chối từ chỉ vì lí do không muốn xa căn nhà đã sống và gắn bó bao năm, hơn thế là muốn ở lại để chăm lo hương khói tổ tiên: “Các con cứ để thầy ở đây Quen rồi, nhiều kỉ niệm lắm, vả lại còn bàn thờ ông bà tổ tiên

mà không chắc là không dưới năm đời, các cụ đã đi ra đi vào căn nhà này…thầy không thể bỏ đi, dẫu rằng tới đây nó có thay hình đổi dạng thế nào” [26, 432] Ý thức giữ gìn nề nếp gia đạo của ông còn được thể hiện thấm thía qua lời dặn dò với các con: “Tới đây rồi cuộc sống chắc có biến động nhiều, làm gì thì làm, các con cũng đừng để rơi rụng mất cái nề nếp, đạo lí của gia đình, dòng họ, của cái nơi chốn ven sông nhị này” [26, 433] Những lời nói của cha Lãm khiến chúng ta nhớ tới

nhân vật ông Bằng trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Đó là một mẫu người trí thức chân chính luôn coi trọng đạo lí, luôn cố gắng giữ gìn đạo lí truyền thống và răn dạy các con biết giữ gìn đạo đức, nề nếp truyền thống của gia đình Ông đã tin rằng: “Gia đình với hàng nghìn năm tồn tại có cơ sở bền vững lắm Mỗi gia đình có một nền nếp văn hóa riêng… Một gia đình có cái bề dày lịch

sử trong một xã hội tốt đẹp như bây giờ, thật đáng yên tâm” [18, 86] Đây cũng chính

là điều quan trọng thiêng liêng không chỉ với gia đình ông mà còn của bao gia đình khác Muốn có gia đình ấm êm, hạnh phúc thì nề nếp gia phong phải vững vàng

Trang 39

Tiếp nối cha, Lãm cũng là người luôn biết trân trọng đạo lí Dù bị rơi vào hoàn cảnh trái ngang, anh vẫn giữ trọn đạo làm con, vẫn báo hiếu cho cha và là gương sáng cho các con nhỏ Ngày quyết định lấy cô vợ miền sơn cước, anh đã bị

bố cấm cửa Đã mấy lần anh nhẫn nại dẫn vợ con về nhưng cha anh vẫn một mực từ chối Anh chấp nhận cuộc sống lang thang, đầu đường xó chợ, ngậm ngùi để hai đứa con lần lượt phải sinh ra trên hè phố Cuộc sống đói khổ, cơ cực Dẫu vậy, anh cũng không cất tiếng oán trách cha mình Chính điều này đã khiến cha Lãm day dứt:

“Thà nó cứ trách, cứ chửi, cứ oán than tôi lại thấy đỡ nặng lòng… Không phàn nàn, không đổ tại, trái ngang quá thì cắn răng chịu Nó cắn răng cả với bố nó” [26, 271] Ngày giỗ Tết, anh vẫn cho vợ về thăm để giữ trọn đạo dâu con Đặc biệt, khi đã ăn nên làm ra, trở thành giám đốc nhà máy đường, có cuộc sống khá giả, anh đã trở về cùng vợ thăm cha, mời cha đến ở ngôi nhà mới mua tiện nghi hơn và để tiện bề chăm sóc Có hiếu với mẹ cha chính là cái gốc của đạo lí con người Trong dòng chảy của cuộc sống xô bồ vội vã cùng với sự xói mòn về đạo đức con người, Lãm chính là biểu tượng cho con người không đổi thay về nhân cách, đạo đức Điều đó

đã góp phần khẳng định giá trị thiêng liêng của đạo lí truyền thống trong gia đình, cũng là của xã hội

Những người như cha Thảo hay cha của Lãm có vai trò vô cùng quan trọng

góp phần giữ gìn phát huy gia đạo, gia phong Có thể nói, qua Phố, nhà văn Chu Lai

đã khẳng định và thể hiện niềm tin vào nhân cách đáng trọng Vượt lên trên sự cám dỗ của đời thường, họ biết đấu tranh với hoàn cảnh để giữ mình không bị tha hóa, giữ gìn nhân cách đạo đức cũng là để giữ gìn truyền thống văn hóa cho gia đình

2.1.1.2 Sự trân trọng quá khứ, coi trọng tình nghĩa

Trân trọng quá khứ, coi trọng tình nghĩa cũng là một khía cạnh của đạo lí con người Những người biết trân trọng quá khứ, sống nghĩa tình sẽ góp phần làm nên truyền thống văn hóa tốt đẹp trong gia đình

Trong Phố, Chu Lai đã xây dựng hình tượng những người lính dù đã về với

gia đình, sống giữa đời thường nhưng họ không quên quá khứ Trái lại, đó là một phần thiêng liêng không thể thiếu trong tâm thức của những người lính đã qua trận mạc Trong gia đình, cha Thảo cũng là người luôn sống với quá khứ và trân trọng

Trang 40

quá khứ Ông đã thổ lộ nỗi lòng sâu kín của mình: “Về hưu bắt đầu thấy buồn quá! Ngày trước mỗi buổi sáng dậy là bốc điện thoại gọi đi hàng chục nơi (…) Thế là nảy ý muốn làm một cái gì đó chứ không ngày nào cũng ngồi nhìn nhau thì chán ốm” [26, 65] Vì vậy, ông đã đồng ý với bà vợ mở quán cà phê tại nhà “Nếu bà vợ đứng bán thì ông lụi cụi đập đá, chế nước sôi Nếu khách đông ông sẽ tự tay bưng

bê cho thiên hạ luôn” [26, 64] Bán cà phê để thực hiện dự định có ba triệu sau này

lo ma cho hai ông bà Bán cà phê còn là để ông vơi bớt nỗi cô đơn buồn chán, lạc lõng vì chẳng còn người cùng thế hệ Hơn nữa là để đỡ nhớ chiến trường xưa Trân trọng quá khứ, ông luôn giữ tự trọng và danh dự của người lính cùng những mất mát hi sinh của đồng đội Đó cũng là lí do ông từ chối không nhận tiền bạc quà biếu của con gái Thảo gửi về từ nước Đức tư bản: “Có thể bố lạc hậu, bố lạc lõng với thời cuộc nhưng phải nhận những thứ đồ tư bản này, quả thật… bố thấy như đang phản bội lại anh em đồng chí mình” [26, 250] Bởi lẽ, chính vì lòng tham của những nước tư bản đó mà ông và đồng đội đã phải bỏ lại sau lưng tât cả để lên đường chiến đấu, và không ít đồng đội ông đã hi sinh nằm lại chiến trường Với ông, nhận tiền bạc, quà cáp từ những quốc gia ấy là phản bội đồng chí đồng đội Trong mắt cô con gái út là Loan, ông lạc hậu, lỗi thời: “Bố dại rồi Hàng hóa nó có tội vạ gì gì đâu

mà bố tẩy chay nó? (…) Dại gì mà bố không nhận?” [26, 250] Nhưng đó là một tư tưởng cao cả, đáng trọng Ông kiên quyết không bán cà phê nữa cũng là vì không muốn có thêm kẻ nào xúc phạm đến danh dự của người lính, cũng là không muốn bán đứng bạn bè đồng đội để kiếm những đồng bạc xấu xa Dường như, lẽ sống cao đẹp ấy của ông đã ảnh hưởng tích cực đến cô con gái út là Loan Đó là cô gái dù trẻ trung, hiện đại, nhận thức rất rõ sự thay đổi của thời thế cùng lối sống Âu hóa nhưng vẫn có đủ bản lĩnh để giữ gìn những điều tốt đẹp, phát huy truyền thống văn hóa đẹp đẽ của gia đình Cô yêu thương chị gái, thay chị chăm sóc cháu như con mình, dì cũng là mẹ Bên cạnh đó, Loan còn là cô gái luôn biết trân trọng những thế

hệ đi trước như cha mình, như anh rể Nam Sự sắc sảo, tinh nhạy đã khiến cô nhận

ra những người như Nam trong thời hiện tại là của hiếm Cô còn nhắc nhở chị gái mình cần biết trân quý anh rể Khi cái cuộc sống ngổn ngang bên ngoài thọc gậy

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w