TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA KẾ TOÁN
NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH 2 MÔN HỌC: KIỂM TOÁN NỘI BỘ
KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VỀ QUY TRÌNH SẢNXUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Sang Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 01_N04_Ca2_Thứ 3Danh sách sinh viên thực hiện:
4 Nguyễn Nam Anh 221H0004 5 Phạm Hoàng Châu Anh 221H0249 6 Phạm Trần Quỳnh Anh 221H0250
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11/2022
Trang 2DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 01
Trang 3MỤC LỤ
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN 1
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn 1
1.1.1Sơ lược về công ty cổ phần Vĩnh Hoàn 1
1.1.2Thông tin chung về công ty 2
1.1.3Lịch sử hình thành của công ty 3
1.1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết ký kinh doanh 4
1.1.5.Các ngành nghề kinh doanh chính 51.1.6Mô hình quản trị tập đoàn (cơ cấu tổ chức công ty) 5
1.2 Hoạt động của công ty .7
1.2.1 Vùng nuôi cá: 7
1.2.2 Địa bàn kinh doanh: 7
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 8
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬPĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ 9
2.1Kiểm toán hoạt động 9
2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của kiểm toán hoạt động 9
2.1.2 Vai trò của kiểm toán hoạt động 9
2.2Kiểm toán hoạt động sản xuất 10
2.2.1Khái niệm và bản chất – vai trò của sản xuất 10
2.2.2Quy trình hoạt động sản xuất và chế biến cá fillet tại Công ty Vĩnh Hoàn 11
2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất và chế biến cá tra fillet của Công ty Vĩnh Hoàn 13
2.3.1Tiêu chuẩn chất lượng 132.3.2Tính tiêu chuẩn cần tuân thủ trong quy trình sản xuất tôm đông block 14CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN VĨNH HOÀN 16
3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 16
Trang 43.1.1Nguyên tắc khi lập kế hoạch kiểm toán 16
3.1.2 Nhận dạng những lĩnh vực có khả năng yếu kém 17
3.1.3 Nhận dạng những lĩnh vực có khả năng yếu kém 18
3.1.4 Quy trình và nội dung chương trình kiểm toán 19
3.2 Xây dựng chương trình kiểm toán 20
3.3 Thực hiện kiểm toán 22
3.3.1 Mục tiêu và nguyên tắc trong việc thực hiện khi kiểm toán 22
3.3.2 Các kỹ thuật thực hiện kiểm toán 23
3.3.3 Hồ sơ kiểm toán 23
3.4 Quá trình thực hiện kiểm toán 24
3.4.Lập báo cáo kiểm toán và theo dõi sau kiểm toán 25
3.4.1 Lập báo cáo kiểm toán 25
Trang 5DANH SÁCH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN.
Hình 1 1 Logo Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn 1 Hình 1 2 Mô hình quản trị của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn 6 Hình 1 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vĩnh Hoàn 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Hình 2 1 Quy trình hoạt động sản xuất và chế biến cá fillet 11
DANH SÁCH BẢNG
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN.
Bảng 3 1 Đánh giá và kiến nghị 29 Bảng 3 2 Theo dõi kiến nghị sau kiểm toán 30 Bảng 3 3 Báo cáo theo dõi sau kiểm toán 33
DANH MỤC VIẾT TẮT
VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
Trang 6CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
1.1.1 Sơ lược về công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.
Hình 1 1 Logo Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
Nguồn: https://www.vinhhoan.com/ Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty hàng đầu trong ngành chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa tại Việt Nam Tiền thân của công ty là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn, được thành lập vào ngày 19/12/1997 Năm 2007, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn
Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa của cả nước Công ty có quy mô thuộc hàng doanh nghiệp lớn trong chế độ xuất khẩu lớn của Việt Nam, với tổng công suất hiện tại lên tới 250 tấn cá nguyên liệu mỗi ngày Công ty có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu từ tỉnh Đồng Tháp, thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Các sản phẩm của Vĩnh Hoàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc,
Trang 81.1.2 Thông tin chung về công ty
Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): Vinh Hoan Corporation.
Người đại diện theo pháp luật: Bà TRƯƠNG THỊ LỆ KHANH – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc.
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 VNĐ (Ba trăm tỷ đồng).
Trụ sở chính: Quốc lộ 30, Phường 11, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Nuôi trồng thủy sản nội địa;
- Mua bán nông sản nguyên liệu và sơ chế, mua bán nguyên vật liệu phụcvụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;
- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;
- Mua bán thủy hải sản, mua bán nông sản thực phẩm, súc sản phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;
Trang 9- Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo, mua bán, xuất nhập khẩu gạo; - Chiết xuất, sản xuất và xuất nhập khẩu Gelatin, Collagen thủy phân;
- Mua bán hóa chất phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y thủy sản.
1.1.3 Lịch sử hình thành của công ty
Vĩnh Hoàn được thành lập năm 1997 tại tỉnh Đồng Tháp thuộc đồng bằng sông Cửu Long, chuyên nuôi trồng và chế biến các sản phẩm cá tra đông lạnh Hiện nay, Vĩnh Hoàn đã vươn lên dẫn đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu Để đạt được vị thế đó, Công ty đã trải qua hành trình hơn 20 năm hình thành và phát triển với nhiều mốc son đáng nhớ:
Năm 1997: Bà Trương Thị Lệ Khanh sáng lập Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Hoàn Năm 1998: Chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sang công ty TNHH Vĩnh Hoàn Năm 1999: Xí nghiệp chế biến thủy sản đầu tiên đi vào hoạt động.
Năm 2007: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ 2 đi vào hoạt động; Chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2008: Xí nghiệp chế biến thủy sản thứ 3 đi vào hoạt động
Năm 2010: Vươn lên đứng đầu ngành cá tra Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (“VASEP”).
Năm 2015: Nhà máy Collagen và Gelatin đi vào hoạt động từ tháng 03/2015 và nhanh chóng đạt các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, GMP-WHO và Halal.
Năm 2016: Nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% giúp Công ty tăng khả năng thu hút nhà đầu tư chiến lược trong tương lai.
Năm 2017: Mua lại 100% cổ phần tại Công ty Cổ phần Thủy sản Thanh Bình Đồng Tháp, một bước đi quan trọng trong chiến lược gia tăng năng lực sản xuất.
Trang 10 Năm 2018: Góp 100% vốn (300 tỷ đồng) thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Vĩnh Phước với công suất chế biến fillet đạt 150 tấn cá nguyên liệu/ngày.
Năm 2019: Công ty TNHH Sản xuất Giống Cá tra Vĩnh Hoàn được thành lập Khu cá giống mới này sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, cải thiện quy trình nhằm sản xuất ra con giống chất lượng cao.
Năm 2020:
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Vĩnh Hoàn Collagen được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhằm tập trung phát triển các sản phẩm mới cho Vinh Wellness;
Hội đồng Quản trị Vĩnh Hoàn thống nhất thông qua mua cổ phần của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Sa Giang, chiếm 49,89% vốn điều lệ.
Hội đồng Quản trị Vĩnh Hoàn thống nhất thông qua việc thành lập Công ty Vinh Technology tại Singapore.
1.1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết ký kinh doanh
Nhằm đạt được mục tiêu duy trì lợi thế phát triển bền vững, Vĩnh Hoàn luôn nỗ lực không ngừng đầu tư vào các công nghệ hiện đại, cải tiến quá trình sản xuất và kinh doanh Đồng thời đó, Vĩnh Hoàn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các giá trị cốt lõi của công ty trong mọi hoạt động, luôn đặt chất lượng và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng lên hàng đầu nhằm xây dựng một tương lai rộng mở cho ngành chế biến xuất khẩu cá tra Sứ mệnh: Khẳng định vị thế và phát triển tiềm năng của nuôi trồng thủy sản bền vững
trên thế giới thông qua cải tiến liên tục, bảo vệ môi trường và cải thiện hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tầm nhìn: Trở thành Công ty dẫn đầu về sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững, góp
phần xây dựng một thế giới thực phẩm an toàn, ngon, tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Trang 11• CAM KẾT: Nói đúng và hành động đúng
• CẢI TIẾN: Không ngừng khác biệt để phát triển
• CỐNG HIẾN: Làm việc bằng cả tấm lòng, không vì lợi ích cá nhân • CHIA SẺ: Sẵn lòng cho đi cũng là hạnh phúc nhận về
• CHUYÊN NGHIỆP: Tuân thủ và tốc độ trong mọi hành động
Triết lý kinh doanh: Đáp ứng hơn sự mong đợi của khách hàng, trung thực trong kinh
doanh và tuân thủ luật pháp
1.1.5 Các ngành nghề kinh doanh chính
Nuôi trồng thủy sản nội địa;
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
Mua bán nông sản nguyên liệu và sơ chế, mua bán nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;
Mua bán thủy hải sản, mua bán nông sản thực phẩm, súc sản phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản;
Mua bán hóa chất phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản;
Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn thủy sản;
Sản xuất bột cá;
Sản xuất dầu mỡ, động thực vật;
Chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen thủy phân;
Xuất nhập khẩu gelatin, collagen thủy phân, hóa dược phẩm; nhập khẩu hóa chất, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Gelatin, Collagen thủy phân, hóa dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
Trang 121.1.6 Mô hình quản trị tập đoàn (cơ cấu tổ chức công ty).
Vĩnh Hoàn là một tập đoàn thủy sản lớn với hoạt động sản xuất và xuất khẩu trên trên quy mô quốc tế Để quản lý và điều hành hiệu quả các hoạt động đa dạng và phức tạp như sản xuất, chế biến, tiếp thị và xuất khẩu, mô hình quản trị tập đoàn giúp việc thiết lập một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, phân chia trách nhiệm rõ ràng Từ đó thúc đẩy Vĩnh Hoàn có thể đảm bảo được việc quản lí đạt hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hình 1 2 Mô hình quản trị của công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.
Nguồn: https://www.vinhhoan.com/
Đại hội đồng cổ đông: các cổ đông có quyền tham gia, biểu quyết và đưa ra ý kiến tại đại hội
đồng cổ đông Các vấn đề quan trọng phải được quyết định thông qua biểu quyết của cổ đông, với một số quy định về ngưỡng biểu quyết và quyền biểu quyết của từng cổ đông.
Trang 13Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản Trị được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông, từ đó chỉ định
Chủ tịch Hội đồng Quản Trị trong số các thành viên Hội Đồng Quản trị Các thành viên chịu trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện chức năng của Hội Đồng Quản Trị Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm đưa ra các chỉ đạo chiến lược trong hoạt động của toàn Công ty, bao gồm Công ty mẹ và các công ty thành viên, là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và định hướng chiến lược tổng thể cho công ty Hội đồng quản trị thường bao gồm các thành viên đại diện cho các cổ đông, cấp cao nhất của công ty và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản Hội đồng quản trị hiện có 5 thành viên.
Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát của công ty Vĩnh Hoàn có chức năng giám sát và đảm bảo
tuân thủ quy định pháp luật, quyền lợi của cổ đông và quy trình quản trị, có quyền truy cập vào thông tin và tài liệu của công ty, bao gồm báo cáo tài chính, hợp đồng, hồ sơ hoạt động để thực hiện nhiệm vụ giám sát và báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị hoặc cổ đông về các phát hiện, đề xuất và tiến trình giám sát
Phòng kiểm toán nội bộ: là một phần quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ của một
công ty Nhiệm vụ chính của Ban Kiểm toán nội bộ là đánh giá và giám sát hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình kế toán và báo cáo tài chính của công ty.
Ban tổng giám đốc: là người tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty theo định hướng và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
1.2 Hoạt động của công ty.
1.2.1 Vùng nuôi cá:
Hiện nay, Vĩnh Hoàn đã sở hữu vùng nuôi cá tra lớn nhất cả nước với tổng diện tích lớn hơn 600 ha tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An và Bến Tre Ngoài ra, Vĩnh Hoàn cũng đang dẫn đầu các vùng nuôi đạt chứng nhận quốc tế như: ASC, BAP, Global GAP tại Việt Nam.
1.2.2 Địa bàn kinh doanh:
Trong nước:
Trang 14Trụ sở chính tại Thành phố Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp với 2 nhà máy sản xuất cá tra và 1 nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng
• Nhà máy chế biến bột cá và mỡ cá tại Huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp.
• Công ty con - Vạn Đức Tiền Giang với 2 nhà máy sản xuất cá tra, 1 nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng và 2 nhà máy bột mỡ cá tại Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
• Công ty con - Công ty Thanh Bình Đồng Tháp với 2 nhà máy sản xuất cá tra – tại Huyện Thanh Bình – tỉnh Đồng Tháp.
• Các vùng nuôi cá tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre và Long An.
Nước ngoài:
• Vĩnh Hoàn là nhà đầu tư chiến lược của Công ty Vinh Hoan (USA) Inc tại bang California -Hoa Kỳ với hoạt động dịch vụ và giao nhận tại thị trường -Hoa Kỳ;
• Công ty con - Octogone Holdings Pte Ltd tại Singapore với hoạt động chính là mở rộng hoạt động bán hàng sang khu vực châu Á;
• Công ty con - Octogone (Guangzhou) Trading Co., Ltd được thành lập tại Quảng Châu - Trung Quốc thuộc sở hữu của Octogone Holdings Pte Ltd với hoạt động chính là mở rộng hoạt động bán hàng tại thị trường Trung Quốc.
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022.
Vĩnh Hoàn ghi nhận KQKD năm 2022, kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh với lợi nhuận 1,977 tỷ đồng và doanh thu đạt 13,239 tỷ đồng chủ yếu do kết quả kinh doanh đột biến đầu năm nhờ sản lượng xuất khẩu tăng và lợi nhuận gộp cải thiện do giá bán tăng Trong đó, phi lê đông lạnh đạt 8.451 tỷ đồng, phụ phẩm 2,319 tỷ đồng, Collagen & gelatin 886 tỷ đồng.
Trang 15Hình 1 3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vĩnh Hoàn.
Nguồn: https://www.vinhhoan.com/
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNTẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ.
2.1 Kiểm toán hoạt động.
2.1.1 Khái niệm và mục tiêu của kiểm toán hoạt động.
Khái niệm.
Quá trình kiểm toán hoạt động là một quá trình cấp bách để đánh giá tính hiệu quả, tính hữu ích và tính kinh tế của mọi hoạt động được quản lý, và thông báo kết quả cho các bên liên quan Đồng thời, nó cũng đề xuất những cải tiến cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mục tiêu của kiểm toán hoạt động.
Tính kinh tế (Economy): Tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực để giảm thiểu chi phí, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đạt yêu cầu cần thiết.
Tính hiệu quả (Efficiency): Sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, đạt được mục tiêu của tổ chức với mức độ tối ưu và ít lãng phí nhất.
Tính hữu hiệu (Effectiveness): Đánh giá mức độ hoạt động đã được xác định trước,
đảm bảo rằng việc sử dụng nguồn lực và các hoạt động của tổ chức đạt được kết quả
như kỳ vọng và đáp ứng được yêu cầu cụ thể.
2.1.2 Vai trò của kiểm toán hoạt động.
Đối với cộng đồng:
- Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên quốc gia, tránh lãng phí và đảm bảo hiệu quả
trong việc quản lý các nguồn lực.
- Hỗ trợ chính phủ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, hiệu quả và minh bạch.- Đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của quỹ công và chi tiêu công quỹ để tạo sự
tin tưởng và sự ủng hộ từ cộng đồng Đối với tổ chức được kiểm toán:
Trang 17- Phát hiện và đánh giá các vấn đề cần được khắc phục trong hoạt động kinh doanh.- Xác định những vấn đề còn mơ hồ trong việc lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu và
triển khai quy trình, cũng như việc đánh giá các tiêu chuẩn.
- Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hoặc quy định trong tổ chức.
- Tạo kênh thông tin liên lạc hiệu quả giữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp dưới
để đảm bảo rằng mọi thông tin được truyền đạt một cách chính xác và hiệu quả.
2.2 Kiểm toán hoạt động sản xuất.
2.2.1 Khái niệm và bản chất – vai trò của sản xuất.
Khái niệm.
Kiểm toán hoạt động sản xuất (kiểm toán sản xuất) là quá trình đánh giá và kiểm tra các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của một doanh nghiệp Mục tiêu chính của kiểm toán này là đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, tuân thủ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn ngành nghề và các quy trình nội bộ của doanh nghiệp
Bản chất của kiểm toán trong sản xuất.
Quản lý Chi Phí và Hiệu Quả: Kiểm toán sản xuất giúp đánh giá cách doanh nghiệp quản
lý chi phí sản xuất, từ nguyên vật liệu đến lao động và các yếu tố khác Điều này liên quan đến việc đảm bảo rằng chi phí được ghi nhận đúng cách và rằng quá trình sản xuất là hiệu quả.
Kiểm Soát Chất Lượng và Tuân Thủ Tiêu Chuẩn: Kiểm toán giúp đảm bảo rằng hệ thống
kiểm soát chất lượng được thực hiện đúng cách Điều này bao gồm việc kiểm tra xem sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được đặt ra.
Quản Lý Rủi Ro và An Toàn Lao Động: Kiểm toán kiểm tra cách doanh nghiệp quản lý
rủi ro trong quá trình sản xuất, đặc biệt là về an toàn lao động và các nguy cơ tiềm ẩn Vai trò của kiểm toán trong sản xuất
Trang 18 Kiểm Tra Quy Trình Sản Xuất: Kiểm toán kiểm tra các quy trình sản xuất để đảm bảo
rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định ngành nghề.
Đánh Giá Hiệu Suất và Năng Lực Sản Xuất: Kiểm toán giúp đánh giá hiệu suất của quá
trình sản xuất và năng lực của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xác Nhận Tính Chính Xác của Báo Cáo Tài Chính: Sản xuất có ảnh hưởng đáng kể đến
báo cáo tài chính, và kiểm toán đảm bảo rằng các thông tin liên quan đến sản xuất được ghi nhận đúng và đầy đủ trong báo cáo này.
2.2.2 Quy trình hoạt động sản xuất và chế biến cá fillet tại Công ty Vĩnh Hoàn.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra fillet Dưới đây là một tóm tắt về quy trình hoạt động sản xuất và chế biến cá tra fillet tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Hình 2 1 Quy trình hoạt động sản xuất và chế biến cá fillet.
Nguồn: https://www.vinhhoan.com/ Bước 1: Chọn lựa nguyên liệu:
Vĩnh Hoàn đang xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển nguồn con giống và quy trình nhân giống hoàn chỉnh giúp đảm bảo nguồn cá tra chất lượng cao và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả và chất lượng con giống Với dự án cá giống công nghệ
Trang 19cao này, Vĩnh Hoàn có cơ hội để cải thiện hiệu suất vùng nuôi và đi đầu trong công nghệ nuôi cá tra.
Công ty thường xuyên kiểm tra các trại nuôi cá tra này để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm, và quản lý môi trường Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, Công ty còn áp dụng các phương pháp nuôi cá hiện đại và bền vững, từ đó tạo ra sự cân đối giữa hiệu suất kinh tế và bảo vệ môi trường.
Bước 2: Kiểm soát chất lượng:
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn thực hiện quá trình kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt từ lúc nhận nguyên liệu cho đến khi sản phẩm hoàn thành Cụ thể, công ty thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng chặt chẽ tại mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất và chế biến.
Khi nhận nguyên liệu, đội ngũ chuyên gia của công ty tiến hành kiểm tra đa chiều về chất lượng, màu sắc, mùi vị và kích thước của cá tra Các tiêu chí kiểm tra bao gồm đánh giá về tình trạng da, mắt, vảy và chất lượng thịt để đảm bảo rằng chỉ có những con cá tra tươi ngon và không bị nhiễm bệnh được chọn lựa cho quá trình chế biến.
Bước 3: Chế biến cá tra
Tại nhà máy chế biến của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, quá trình chế biến cá tra fillet được thực hiện bằng sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và kỹ thuật truyền thống, nhằm đảm bảo rằng từng miếng cá đều đạt được chất lượng tốt nhất trước khi đưa ra thị trường.
Đầu tiên, sau khi vận chuyển đến nhà máy chế biến, cá tra sẽ trải qua quá trình tách ổ tỉ mỉ và cắt lát một cách chính xác bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại, đảm bảo kích thước và hình dáng phù hợp theo yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sau đó, sản phẩm sẽ được chuyển sang khu vực sơ chế, nơi mà công nhân tay nghề cao sẽ thực hiện các bước làm sạch cẩn thận, rửa kỹ và ngâm trong nước lạnh để giữ được độ tươi ngon tự nhiên cũng như đảm bảo sự sạch sẽ tối đa của sản phẩm.
Trang 20Qua các quy trình chế biến và sơ chế tinh tế này, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm cá tra fillet tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất của thị trường quốc tế.
Bước 4: Bảo quản và đóng gói
Sau khi hoàn tất quá trình sơ chế, sản phẩm cá tra fillet sẽ được đóng gói một cách cẩn thận theo các tiêu chuẩn chất lượng cao và yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng cũng như các quy định xuất khẩu Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn áp dụng các quy trình đóng gói hiện đại để đảm bảo rằng sản phẩm được bảo quản và vận chuyển một cách an toàn và hiệu quả.
Cụ thể, các miếng cá tra fillet sẽ được đóng gói theo từng đơn vị phù hợp, bao gồm các bao bì chuyên dụng để đảm bảo tính chất tươi ngon và chất lượng của sản phẩm không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình vận chuyển từ nhà máy đến điểm đến cuối cùng.
Sau khi đóng gói, sản phẩm cá tra fillet sẽ được bảo quản trong các điều kiện nhiệt độ thích hợp, được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng chúng duy trì được chất lượng tốt nhất từ khi xuất xưởng cho đến khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng Điều này đảm bảo rằng sản phẩm sẽ luôn tươi ngon và an toàn khi đến tay người tiêu dùng, đồng thời củng cố uy tín và danh tiếng của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn trên thị trường quốc tế
Bước 5: Kiểm tra chất lượng:
Công ty thực hiện kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt từ việc chọn lựa nguyên liệu cho đến khi sản phẩm hoàn thành, đảm bảo rằng chúng đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm và chất lượng quốc tế.
Bước 6: Xuất khẩu
Sản phẩm sau khi hoàn tất tất cả các bước kiểm soát chất lượng sẽ được đóng gói và vận chuyển đến các thị trường xuất khẩu khác nhau trên thế giới, như Châu Âu, Mỹ, và Châu Á, theo các quy định và yêu cầu của từng thị trường.
Trang 21Tóm lại, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và bền vững môi trường, đồng thời giữ vững vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành chế biến cá tra tại Việt Nam.
2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất và chế biến cá tra fillet của Công ty Vĩnh Hoàn.
2.3.1 Tiêu chuẩn chất lượng.
Dưới đây là một phân tích chi tiết về từng đặc điểm của hoạt động sản xuất và chế biến cá tra fillet của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, bao gồm các số liệu cụ thể nếu có sẵn:
Chất lượng nguyên liệu ưu tú:
Tỷ lệ lựa chọn nguyên liệu chất lượng: Ví dụ, 90% nguyên liệu được chọn lựa từ những trại nuôi có chứng nhận GlobalGAP và ASC.
Thời gian kiểm tra chất lượng nguyên liệu trung bình: Ví dụ, mỗi lô nguyên liệu sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng kéo dài khoảng 2 giờ.
Quy trình chế biến hiện đại:
Đầu tư vào thiết bị chế biến hiện đại: Ví dụ, công ty đã đầu tư 5 triệu USD cho việc nâng cấp dây chuyền chế biến bao gồm máy móc tự động và hệ thống kiểm soát chất lượng Sức chứa sản xuất hàng năm: Ví dụ, nhà máy có khả năng chế biến hơn 50.000 tấn cá tra fillet mỗi năm.
Cam kết với an toàn thực phẩm:
Số lượng kiểm tra chất lượng hàng ngày: Ví dụ, công ty thực hiện ít nhất 5 lần kiểm tra chất lượng hàng ngày trên các dây chuyền sản xuất.
Số lượng kiểm tra chất lượng hàng ngày: Ví dụ, công ty đạt được chứng nhận HACCP và BRC trong suốt 5 năm liên tiếp.
2.3.2 Tính tiêu chuẩn cần tuân thủ trong quy trình sản xuất tôm đông block.
Trang 22Dưới đây là chi tiết về các tiêu chuẩn cụ thể mà Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tuân thủ trong quá trình sản xuất và chế biến cá tra fillet:
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (IFS, BRC, HACCP):
Công ty thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng tiên tiến như Hệ thống Phân tích Mối nguy Hiểm và Điểm Kiểm soát (HACCP) để đảm bảo an toàn thực phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm ra khỏi nhà máy.
Công ty cũng đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất như IFS và BRC, chú trọng đến quản lý rủi ro và chất lượng sản phẩm, từ khâu nhập nguyên liệu cho đến sản phẩm hoàn thiện.
Tiêu chuẩn vệ sinh và quản lý môi trường:
Công ty thực hiện các quy định về vệ sinh và an toàn lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên và không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Họ tuân thủ các quy định về quản lý môi trường, bao gồm việc giám sát và giảm thiểu tác động đến môi trường từ quá trình sản xuất cá tra fillet.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm địa phương và quốc tế:
Công ty đảm bảo rằng quy trình sản xuất tuân thủ các quy định chất lượng địa phương, cũng như đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế như ISO 22000 và GlobalGAP.
Tiêu chuẩn bền vững trong nuôi trồng cá:
Công ty áp dụng các phương pháp nuôi trồng cá bền vững, bao gồm việc giảm thiểu sử dụng hóa chất và thuốc tăng trưởng, giảm thiểu lượng thải ra môi trường, và duy trì cân bằng sinh thái trong các khu vực nuôi trồng cá.
Từ đó, thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàncam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm cá tra fillet chất lượng cao, an toàn và bềnvững, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
.
Trang 23CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ BÁO CÁOHOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN
VĨNH HOÀN.Tình huống giả định.
Trong năm 2023, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu giảm mạnh so với cùng kỳ nămtrước Trong giai đoạn khi lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu lớn, cộng với kinh tế tăngtrưởng chậm lại dẫn tới nhu cầu tiêu thụ thấp, làm cho giá cá tra fillet sụt giảm và nhu cầu suy giảm,dẫn tới hoạt động xuất khẩu và kinh doanh cá tra gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2023 Chính vìvậy, Giám đốc Công ty nhận thấy điều này đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất chế biến cátra fillet và yêu cầu bộ phận kiểm toán tiến hành một cuộc kiểm toán hoạt động quy trình sản xuất thủysản của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.
3.1.1 Nguyên tắc khi lập kế hoạch kiểm toán
Việc thu thập thông tin phải đảm bảo nhanh chóng và đầy đủ cho mục tiêu và lập chương trình kiểm toán.
Kiểm toán viên luôn phải đánh giá về tầm quan trọng của vấn đề được xem xét để lựa chọn đối tượng kiểm tra trong chương trình kiểm toán.
Sử dụng phối hợp nhiều thông tin và kỹ thuật khác nhau, có thông tin nhiều chiều để từ đó phân tích và nhận dạng các vấn kế yếu kém sẽ giúp kiểm toán viên đạt được đầy đủ các hiểu biết để nhận dạng vấn đề và thu thập đầy đủ thông tin.Văn bản pháp lý và các quy định hiện hành.
Trang 24- Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường
Các thông tin cơ bản về đối tượng kiểm toán: Mục tiêu hoạt động, phương thức hoạt động, quy mô, cơ cấu bộ phận sản xuất, số lượng nhân viên trong quá trình hoạt động sản xuất, quy trình và công nghệ dây chuyền sản xuất, thuận lợi và khó khăn trong quy trình sản xuất Thông tin tài chính về đối tượng kiểm toán.
Quy trình, phương pháp và chính sách hoạt động của đối tượng kiểm toán: Do kiểm toán viên thu thập, phân tích và ghi chép có hệ thống.
Thông tin quản trị và báo cáo quản trị: Biên bản họp thường niên và cơ cấu của Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, báo cáo doanh thu và chi phí, báo cáo doanh số…
Thông tin về các lĩnh vực rủi ro: Những thông tin yếu kém và sai sót trong hoạt động sản xuất mà kiểm toán viên cần xác định và đánh giá.