1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội (nghiên cứu trường hợp hiệu ứng đám đông về bạo lực gia đình

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội (nghiên cứu trường hợp hiệu ứng đám đông về bạo lực gia đình)
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trường học Học viện Phụ nữ Việt Nam
Chuyên ngành Truyền thông
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Theo Howe 2008, bằng sự giúp đỡ của các phương tiện công nghệ thông tin, tác động của đám đông lên một vấn đề hoặc một sự kiện có thể lớn hơn rất nhiều so với ảnh hưởng từ một hoặc một v

Trang 1

Mẫu HPN.HĐKH-11A Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

TÊN ĐỀ TÀI: HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG TRÊN TRUYỀN THÔNG

XÃ HỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG

VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH)

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Thanh Thủy

Đơn vị thực hiện: Học viện Phụ nữ Việt Nam

Hà Nội, tháng 03 năm 2023

Trang 3

I Thông tin chung về nhiệm vụ KH&CN

1 Tên nhiệm vụ KH&CN: Hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội

(nghiên cứu trường hợp hiệu ứng đám đông về bạo lực gia đình)

2 Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2023 đến tháng 12/2023

3 Dự kiến kinh phí (có phụ lục kèm theo sau): 200.000.000đ

Bằng chữ: Hai trăm triệu đồng

4 Thuộc Chương trình cấp Bộ

5 Chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN: Nguyễn Thị Thanh Thủy

Học hàm, học vị chuyên môn: Tiến sỹ

Chức vụ: Phó trưởng Khoa Truyền thông đa phương tiện

Địa chỉ cơ quan: Học viện Phụ nữ Việt Nam

Điện thoại: 0982.726.788

Email: thanhthuy@vwa.edu.vn

6 Đơn vị chủ trì nhiệm vụ KH&CN: Học viện Phụ nữ Việt Nam

Địa chỉ: 68 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.Điện thoại: Fax:

II Nội dung Khoa học của nhiệm vụ KH&CN:

7 Tính cấp thiết của nhiệm vụ KH&CN:

Đám đông và hiệu ứng đám đông là một vấn đề lớn, phức tạp, xuyênsuốt và tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Trongbối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự phát triển mạnhcủa các nền tảng mạng xã hội, thì đây là điều kiện thuận lợi để các vấn đềcủa đám đông và hiệu ứng đám đông trở nên khó lường, dẫn tới các cơ quanquản lý nhà nước về thông tin truyền thông phải đương đầu trước nhữngthách thức về biện pháp ứng phó Ngoài những hiệu ứng tích cực, đáng ghinhận, thời gian qua, truyền thông xã hội cũng xuất hiện nhiều đám đông vớicác hiệu ứng tiêu cực, gây bất ổn tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hộitrong nước

Bên cạnh định nghĩa về đám đông (crowd) từ cuối thế kỷ XIX củaGustave le Bon, viết trong cuốn sách nổi tiếng “Tâm lý học đám

đông”:“Thờiđạimàchúngtađangbướcvàosẽlàthờiđạicủanhữngđám

đông”; nhiều định nghĩa về đám đông trước những “xung lực” của cuộc cách

mạng công nghệ đã được các học giả đưa ra vào những năm đầu tiên của thế

kỷ XXI Theo mô tả của Surowiecki (2024), đám đông là tập hợp của những

1

Trang 4

cá nhân đa dạng, độc lập và phi trung tâm Theo Howe (2008), bằng sự giúp

đỡ của các phương tiện công nghệ thông tin, tác động của đám đông lên mộtvấn đề hoặc một sự kiện có thể lớn hơn rất nhiều so với ảnh hưởng từ mộthoặc một vài cá nhân đơn lẻ, bởi những hành vi có tính tập thể hoặc xã hộicủa đám đông đã được khuếch đại bởi các phương tiện kĩ thuật - những công

cụ có khả năng cộng hưởng từ các cá nhân đơn lẻ thành một khối thống nhất,đồng thời, nhân cấp hiệu ứng tác động của đám đông một cách mạnh mẽ hơntới công chúng truyền thông, lan truyền và dẫn dắt, kích động dư luận xã hội

“Hiệu ứng đám đông” (crowd e ect) ff thường được nhắc đến trongcác bản tin hay các bài xã luận với những đặc trưng như “giận dữ”, “némđá”, “bạo lực” nhằm mô tả sự quá khích của người dùng mạng xã hội.Những diễn giải như vậy chịu ảnh hưởng của Lý thuyết Tâm lý học đámđông của nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp Gustave Le Bon (1841-1931) Theo Gustave Le Bon, “crowd” (đám đông) là một tập thể thiếu tổchức cùng tụ tập lại với nhau để chia sẻ những cảm xúc cũng như nhữngmục tiêu Trong một đám đông, một cá nhân không hành xử một cách độclập và lý tính, thay vào đó cùng chia sẻ với nhau một trạng thái vô thức bởi

sự khó kìm nén, sự lây nhiễm cũng như sự gợi ý

Hiện tượng chia sẻ chung một trạng thái này được Le Bon gọi là

“Hiệu ứng đám đông”, theo đó người tham gia bị thao túng bởi một cá nhân

có sức hút về cả mặt ngôn từ lẫn cảm xúc (Le Bon, 2008) Khái niệm này đã

mô tả được một hiệu ứng xảy ra giữa quần chúng trong thời đại thiếu hụtthông tin, khi họ chỉ có một nguồn tin duy nhất từ cá nhân đưa ra lời hiệutriệu mà không có luồng dư luận khác thay thế

Hiệu ứng đám đông là một hiện tượng có tính hai mặt Nó có thể giúp

cá nhân, thương hiệu, tổ chức trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm Nhưngngược lại, nó cũng giống như một cơn sóng thần, có thể ập đến rất nhanh vàcuốn phăng tất cả những gì mà cá nhân hay thương hiệu, tổ chức đang sởhữu và nỗ lực gây dựng Những tác động ấy có thể đến với bất kì cơ quan/tổchức hay cá nhân nào, với bất kì ngành nghề/lĩnh vực nào trong cuộc sống.Hiệu ứng đám đông thường dễ nhận biết và diễn ra trong thời gian ngắn;nhưng hiệu ứng đám đông cũng có thể diễn ra trong một thời gian dài và dầndần thay đổi nhận thức, hành vi con người một cách sâu sắc, giống như cáchcác mạng xã hội đã và đang làm với cuộc sống con người

2

Trang 5

Trong những năm qua, truyền thông mạng xã hội tại Việt Nam có sựphát triển vượt bậc, mang đến vô vàn các tiện ích bất ngờ cho người sử dụng.Với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối với internet, chúng ta hoàntoàn có thể kết nối với cả thế giới thông qua các trang mạng xã hội nhưFacebook, Instagram, Twitter,… Truyền thông xã hội là cách thức truyềnthông “kiểu mới”, “thay thế” dần những cách thức truyền thống, đây là sựthay thế tất yếu trong bối cảnh công nghệ số Với tốc độ phát triển vượt bậccủa truyền thông mạng xã hội hiện nay, với số người sử dụng tại Việt Namtăng mạnh mỗi năm, mạng xã hội trở thành “không gian công” cho tất cảmọi người, đồng thời là mảnh đất màu mỡ để những “đám đông” online xuấthiện, với các “hiệu ứng” ở cả hai dạng thức tích cực và tiêu cực Đây là môitrường “hoàn hảo” để hiệu ứng đám đông phát triển nhanh, mạnh, đa dạng,khôn lường, tác động mạnh mẽ tới nhiều chủ thể, nhiều mặt của đời sống -

xã hội: trong quảng cáo, tiếp thị, thương mại điện tử, các hoạt động văn hóa

-xã hội, y tế, giáo dục, thậm chí cả trong đời sống chính trị,…

Trong thời gian qua, với vai trò là tổ chức chính trị- xã hội đại diện choquyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam đã chủ động và tích cực trong việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp trướchiệu ứng đám đông liên quan tới phụ nữ, tác động mạnh đến đời sống cánhân và xã hội theo chiều hướng tích cực; luôn phát huy vai trò, chức năngnhiệm vụ trong việc hỗ trợ, lên tiếng và bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước các vụviệc đã và đang diễn ra, nhất là về bạo lực gia đình, bởi hàng triệu người tiếptục hướng sự chú ý về nó, bên kia là dư luận xã hội với đủ khía cạnh, đủ sắcthái Sự hỗ trợ, lên tiếng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dưới nhiềuhình thức, trong đó có truyền thông xã hội, mang lại cho người trong cuộccũng như công chúng nhiều cảm nhận, cảm xúc, bất kể khoảng cách về địa líhay sự chênh lệch tuổi tác, cùng hướng đến hành động tập thể một cách hiệuquả

Thực trạng hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội hiện nay vànhững tác động của nó tới mọi mặt đời sống đã đưa tới những yêu cầu và đòihỏi cấp bách trong công tác quản lý nhà nước và quản lý thông tin về truyềnthông Là cơ sở đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện, với gần 1.000sinh viên hiện nay, Học viện Phụ nữ Việt Nam xác định việc nghiên cứu cơ

sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp chính sách, pháp lý cũng như định

3

Trang 6

hướng, điều chỉnh, cập nhật nội dung giảng dạy phù hợp với sự vận động vàphát triển của ngành Truyền thông là việc làm cần thiết và có ý nghĩa Nhấnmạnh thực trạng Hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội có thể gây nênnhững tác động lớn tới toàn xã hội, tới nhiều chủ thể khác nhau, người làmtruyền thông cần có kiến thức và kĩ năng quản trị thông tin trên truyền thông

xã hội, biết cách tạo ra những hiệu ứng đám đông tích cực, giảm thiểu/ngănchặn những hiệu ứng đám đông tiêu cực Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn

nghiên cứu đề tài “Hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội (nghiên cứu trường hợp hiệu ứng đám đông về bạo lực gia đình)” với mong muốn

xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề trên, từ đó đề ra các giải pháp

về chính sách, về đào tạo

8 Mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN:

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hiệu ứng đám đông trên truyềnthông mạng xã hội; phân tích thực trạng hiệu ứng đám đông trên truyềnthông mạng xã hội tại Việt Nam và các yếu tố tác động tới hiệu ứng đámđông; từ đó xây dựng những giải pháp trong công tác quản trị thông tin trêntruyền thông mạng xã hội, trong đó có giải pháp, khuyến nghị cho Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam và giải pháp cho công tác đào tạo ngành Truyền thông

đa phương tiện tại Học viện Phụ nữ Việt Nam

9 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước:

Theo sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu đến nay chưa có công trìnhnào trực tiếp nghiên cứu về hiệu ứng đám đông trên truyền thông xã hội, đặcbiệt gắn với sự hỗ trợ, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Một sốnghiên cứu tiếp cận ở các góc độ khác nhau như sau:

(1) Nghiên cứu về hiệu ứng đám đông, hiện tượng tâm lý đám đông:

Nghiêncứubanđầuvềhiệuứngđámđông: Trong khi các giải pháp để

tạo ra hiệu ứng đám đông chỉ mới xuất hiện và phổ biến gần đây, sức ảnhhưởng của hiệu ứng đám đông đã được nghiên cứu từ hơn nửa thế kỷ trước.Năm 1935, nhà tâm lý xã hội học Muzafer Sherif đã chứng minh ảnh hưởngcủa nhóm lên hành vi của một cá nhân bằng một thí nghiệm với tên gọi “hiệuứng động học tự động” Và Sherif phát hiện ra rằng, trong hầu hết trườnghợp, nhóm sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể đối với câu trả lời của ngườitham gia

4

Trang 7

Nghiêncứugầnđâyvềhiệuứngđámđông: Trong một thử nghiệm

vào năm 2008, Mathew Salganik - Giáo sư xã hội học tại Đại học Princeton

đã nghiên cứu tác động của hiệu ứng đám đông đối với sở thích cá nhân Một

số bài hát, bao gồm cả những bài hát ít nổi tiếng nhất đã được tăng thứ hạngmột cách có chủ đích Đáng chú ý, Salganik nhận ra rằng các bài hát có độnổi tiếng được nâng lên có chủ đích đó đã trở thành “bài tủ” của một vài

người tham gia Salganik kết luận rằng: “…hầuhếtnhữngdựđoándành

chocácbảnnhạcđềutrởthànhsựthật…nhậnthứcvềmứcđộnổitiếng,dù banđầusaihoàntoàn,đãtrởthànhsựthậttheothờigian…”.

Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Vấnđềhiệuứngđámđôngtrong

quảnlýpháttriểnxãhộiởViệtNamhiệnnay” của Nguyễn Mạnh Dũng và

cộng sự, Đại học Quốc gia Hà Nội (2020) đã làm rõ bản chất của đám đông

hệ thống và đánh giá thực trạng vấn đề hiệu ứng đám đông ở Việt Namthông qua các lĩnh vực kinh tế - xã hội (trong đó có truyền thông) Đề tài sửdụng phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu để đánh giá thực trạnghiệu ứng đám đông cũng như quản lý xã hội tại các địa phương Trên cơ sở

đó, đề tài đã làm rõ và phân tích những khía cạnh tâm lý - xã hội của ngườidân tham gia vào các đám đông; những thuận lợi, khó khăn của lực lượngtham gia giải quyết đám đông Đề tài dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế của ViệtNam kết hợp kinh nghiệm thông qua khảo sát nước ngoài và nghiên cứuquốc tế để đưa ra những đề xuất phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.Một số bài viết thể hiện góc nhìn đa chiều nhưng đã bộc lộ mộtkhoảng trống đáng kể: chưa có nhiều nghiên cứu xem xét trực tiếp về hiệuứng đám đông trên truyền thông mạng xã hội:

Bài viết “Hiệuứngmạng”vànhậnthứccủađámđông của Bảo Trân(2022) đã cho rằng: Trong mọi thời đại, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp nhữngtình huống thuận theo hiệu ứng đám đông Và khi internet phát triển trongthế giới hiện nay, con người có thể dễ dàng giao tiếp và truyền đạt thông tinmột cách nhanh chóng Điều này cho thấy việc tập hợp đám đông ngày càng

dễ thực hiện hóa hơn Tuy nhiên, hiệu ứng mạng như một dao 2 lưỡi, có mặttích cực và cả tiêu cực và hiệu ứng đám đông diễn ra trên mạng xã hội ảo cónguy cơ ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và nhận thức của mọi người Do đó,mỗi người cần phải học cách sử dụng mạng xã hội văn minh hơn, có chọnlọc và tìm đọc, chia sẻ thông tin một cách chính thống, có tính xác thực hơn

5

Trang 8

Bài viết “Hiệuứngđámđônglàgì?Hiệntượngtâmlýđámđông?”

của Đinh Thùy Dung (2023) đã trả lời các câu hỏi xung quanh chủ đề nàynhư: Hiệu ứng đám đông là gì? Hiện tượng tâm lý đám đông? Tác động tíchcực và tiêu cực của hiện tượng tâm lý đám đông? Nguyên nhân gây ra hiệntượng tâm lý đám đông? Giải quyết những vấn đề xấu liên quan đến hiệntượng tâm lý đám đông? Đồng thời đưa ra các phân tích, ví dụ cụ thể cho cácluận điểm và khẳng định trong việc truyền thông thì những thông tin chưađược kiểm chứng cộng hưởng với hiệu ứng đám đông sẽ có tác động tiêu cựcđối với cộng đồng, ảnh hưởng xấu tới chính trị, gây hậu quả nghiêm trọng.Tuy nhiên, hiệu ứng đám đông cũng lan tỏa những thông điệp tốt trong xã

hội, những hành động đẹp có ích cho xã hội Bài viết “Hiệuứngđámđông

làgìvà3vídụphổbiến” của Quyền Vũ (2022) khẳng định hiệu ứng đám

đông hiện diện ở khắp mọi nơi (bao gồm cả truyền thông) và đưa ra 3 ví đụđiển hình về hiệu ứng đám đông: trong tiếp thị trực tuyến, trong thương mạiđiện tử và trong cuộc sống hàng ngày Bài viết kết luận rằng: Internet vàmạng xã hội cung cấp cho người dùng một lượng lớn sự lựa chọn và thôngtin Vì vậy, người tiêu dùng đang phải sử dụng “lối tắt tinh thần” để giúp xử

lý khối lượng thông tin đó Những lối tắt đó lại được định hình bằng hiệuứng đám đông - thứ tồn tại trong mọi cộng đồng Các lối tắt giúp mọi ngườiquyết định nên mua sản phẩm nào hoặc có nên tin tưởng một trang web haykhông Bằng cách tìm hiểu những hiệu ứng tâm lý này, các thương hiệu cóthể tạo ra những trang web có trải nghiệm tốt và thuyết phục hơn Tuy nhiên,cần lưu ý, hiệu ứng đám đông là một hiện tượng có tính hai mặt Hiệu ứngđám đông có thể giúp thương hiệu trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm Nhưngngược lại, hiệu ứng đám đông cũng giống như một cơn sóng thần, nó có thể

ập đến rất nhanh và cuốn phăng những gì mà thương hiệu đang sở hữu.Những thương hiệu nhỏ đang tìm chỗ đứng trên thị trường hoặc nhữngthương hiệu phải cạnh tranh trong một môi trường khốc liệt cần phải cânnhắc kỹ khi muốn ứng dụng hiệu ứng đám đông trong việc kinh doanh củamình

(2) Nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của đám đông:

Sách  “Những  đòn  tâm  lý  trong  thuyết  phục”  của  tác  giả Robert Cialdini(1984).Trong cuốn sách này, thuật ngữ “Hiệu ứng đám đông” lần

đầu tiên được sử dụng Cialdini đã mô tả “hiệu ứng đám đông” như một kiểu

6

Trang 9

“lối tắt” trong quá trình ra quyết định của con người Một cá nhân khi ởtrong đám đông thường có xu hướng bắt chước hành động mà không dànhnhiều thời gian để suy nghĩ về tính đúng đắn của vấn đề, họ mặc nhiên chorằng hành động của tập thể là đúng Hiệu ứng đám đông khiến con người đôikhi hành động thiếu sáng suốt, thiếu khách quan Nguyên tắc này được ápdụng nhiều nhất khi mà cá nhân chưa có đáp án và đang còn phân vânthường sẽ xem người khác làm gì rồi làm theo Việc bắt chước này thườngphụ thuộc vào mức độ tương đồng về mối quan hệ, giới tính, địa vị, độ tuổi,

Sách“TâmlýđámđôngvàPhântíchcáitôi”của SigmundFreud (2006) Sigmund Freud cho rằng đám đông tạo cho cá nhân cảm giác có sức

mạnh vô hạn và mối nguy không cùng Mỗi một cá thể là thành viên củanhiều đám đông khác nhau; họ phải chịu những mối ràng buộc được sinh ra

do đồng nhất hóa, từ đó mỗi cá nhân hình thành cho mình những cái “Tôi”

-lý tưởng theo những nguyên mẫu hoàn toàn khác nhau Khi ở ngoài một đámđông vô danh, cá nhân từng là người có những đặc trưng riêng về tính cách,lối suy nghĩ, phong cách sống,… Nhưng khi tham gia vào đám đông thì họmất hết những tính đặc thù của bản thân để làm theo những gì mà đám đôngcho là đúng đắn Tác giả cho rằng cá nhân đã từ bỏ lí tưởng của mình vàchấp nhận lý tưởng của đám đông, thể hiện trong người cầm đầu Cách đểchọn người cầm đầu là người đó có tính cách điển hình nhưng mang tính đạidiện cho các cá nhân hợp thành đám đông, đặc biệt người đó có cảm giác uy

và không bị ràng buộc về mặt tình cảm

Sách“Tâmlýhọcđámđông”củatácgiảGustaveLeBon(2008).

Thông qua quan sát, Le Bon chỉ ra rằng khi các cá nhân sát nhập lại nhauthành một đám đông để hành động thì các cá nhân đó sẽ sinh ra một số tínhcách tâm lý mới, chồng lên tính cách của chủng tộc và thậm chí là khác biệt

so với tính cách chủng tộc Ở những năm cuối thế kỉ XIX, đặc điểm chínhcủa đám đông thời bấy giờ là thay thế cho hoạt động có ý thức của cá nhân.Điều đáng nói là “não trạng” của đám đông thường bị thụt lùi so với củatừng cá nhân, cho dù tất cả cá nhân trong nhóm đều là người ưu tú, lúc nàynhững tính chất vô thức chiếm ưu thế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việcxuất hiện tính chất đặc thù của đám đông mà cá nhân tách riêng không có.Thứ nhất là khi ở trong đám đông, đặc biệt là đám đông vô danh, cá nhân sẽ

7

Trang 10

“nương nhờ” vào bản năng - thứ mà khi ở một mình sẽ được kìm nén Bởikhi ở trong một đám đông, tinh thần trách nhiệm cá nhân thường ngăn giữbản năng đó lúc hành động một mình, đã giảm khá lớn, thậm chí biến mấthoàn toàn Thứ hai là sự gợi ý Dưới sự ảnh hưởng của sự gợi ý từ đám đông,

cá nhân gần như mất đi khả năng tư duy độc lập vốn có và tiến hành thựchiện các hành động được gợi ý Điều này được ví như tình trạng thôi miên,mất hết ý thức, chỉ thực hiện theo sự điều hướng nhất định Thậm chí tác giảcòn cho rằng khi cá nhân tham gia vào tập thể (đám đông) thì còn bị “thôimiên” mạnh hơn bởi sự gợi ý giống nhau đến từ mọi cá nhân sẽ trở nênkhuếch đại Đương nhiên trong đám đông sẽ có những người cá tính mạnh,dám đưa ra những gợi ý khác làm chệch hướng gợi ý từ đám đông, nhưng sốlượng này không nhiều Nguyên nhân thứ ba cũng chính là hệ quả của sự gợi

ý, đó là việc lây nhiễm giữa các cá nhân với nhau từ tình cảm cho đến hànhđộng Tuy thiếu khả năng suy luận một cách đa dạng và độc lập, đám đônglại có khả năng hành động cao, sức mạnh vô cùng to lớn Theo Gustave LeBon, đám đông thường rất nhẹ dạ, dễ bốc đồng, dễ thay đổi và dễ bị kíchđộng, quá khích tình cảm Bên cạnh đó, theo nghiên cứu đám đông của cácnhà khoa học tâm lí mà tác giả tổng hợp, các đám đông thường được cho là

có đạo đức thấp kém Ưu điểm của nghiên cứu này là đã xem xét nhiều khíacạnh của đám đông, nêu rõ cách phân loại đoám đông và tâm lý, hành vitừng loại Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu của Le Bon chủ yếu là quansát tổng hợp và thuần lý thuyết, còn ít các ví dụ thực tiễn khách quan Cáckết luận về đặc điểm đám đông của Le Bon được đánh giá là có phần cựcđoan và quá phóng đại về nguy cơ bạo lực của đám đông Hơn nữa bối cảnhhiện tại so với bối cảnh trong nghiên cứu đã thay đổi khá lớn, do đó một sốnhận định của tác giả không còn phù hợp với thực tiễn ngày nay Nghiên cứuchỉ mới phân tích tâm lí của đám đông ngoại tuyến thời bấy giờ, trong khi ởthời điểm hiện tại chúng ta còn có thêm một nhóm đám đông mới là đámđông trực tuyến Như vậy, định hướng nghiên cứu mới có thể phân tích khíacạnh tâm lý đám đông trực tuyến và so sánh sự khác nhau về tâm lý hành vicủa hai loại đám đông

(3) Nghiên cứu về ảnh hưởng của xã hội tới tâm lý đám đông:

Nghiên cứu “Hànhvitrênmạngxãhội:tiềnđềcủasựhìnhthành

niềmtinbanđầu” của Muhmud A.Shareef và cộng sự (2020) xem xét và xác

8

Trang 11

định cách hình thành niềm tin ban đầu xảy ra giữa những người dùng nghiệptrên mạng xã hội Phạm vi nghiên cứu là nhóm truyền thông ở Bangladesh -một đất nước đang phát triển Nhóm tác giả tổng hợp thông tin tài liệu vềhành vi của các thành viên trong một nhóm truyền thông xã hội và tiến hànhđiều tra bảng hỏi với cỡ mẫu là 282 người Đồng thời tiến hành nghiên cứuthực nghiệm trên nhóm mạng xã hội với 1174 thành viên Kết quả nghiêncứu cho thấy: Sự tin tưởng như vậy vào nội dung được chia sẻ mà không cầnxác minh là một đặc điểm nổi bật của các đồng nghiệp trên mạng xã hội(Habibi et al., 2014) Nghiên cứu về tiếp thị truyền thông xã hội khẳng địnhrằng các thành viên trong bất kỳ nhóm truyền thông xã hội nào có nhận thứcđồng bộ về nội dung được chia sẻ, vì họ có chung sở thích và tính cáchtương thích (Eltantawy & Wiest, 2011; Ems, 2014; Haciyakupoglu & Zhang,2015; Shareref et al., 2018a; Shin, 2013) Vì thế, khi họ tìm thấy một đồngnghiệp trong nhóm truyền thông xã hội của họ có cùng quan điểm và cam kết

xã hội, họ trở nên quan tâm đến việc chia sẻ và hỗ trợ nội dung của đồngnghiệp mà không có bất kỳ nhận thức nào sự bất hòa Có một cảm giác thânthuộc và nhân từ tự phát giữa các thành viên của những nhóm Lý thuyết sosánh xã hội (Festinger, 1954) thừa nhận rằng mọi người mang những cảmxúc kết nối họ với một nhóm có cùng tâm lý và hành vi tâm lý Tương táctrên mạng xã hội không phải là một hiện tượng mang phong cách riêng haychủ nghĩa cá nhân; đúng hơn, nó phản ánh mong muốn về hành vi tập thể,dần dần đoàn kết các đồng nghiệp trong nhóm để đại diện cho một bản sắc

xã hội Thành viên của phương tiện truyền thông xã hội các nhóm chứa đựngniềm tin mạnh mẽ và vĩnh cửu rằng bất cứ điều gì họ chia sẻ giữa các đồngnghiệp đều đại diện cho đặc điểm nhóm của họ Các phát hiện cho thấy rằng

sự thiếu hụt xã hội dựa trên kỳ vọng được đáp ứng là yếu tố đóng góp đáng

kể nhất cho sự phát triển niềm tin ban đầu giữa các thành viên trong mộtnhóm truyền thông xã hội Xét về tầm quan trọng tương đối, khả năng dựđoán dựa trên tính cách, sự quen thuộc dựa trên tri thức, giám sát và chuẩnmực dựa trên sự hiện diện xã hội góp phần đáng kể vào sự phát triển củalòng tin vô điều kiện Có năm yếu tố ảnh hưởng tới mức độ niềm tin của một

cá nhân đối với nhóm của họ được chỉ ra: kỳ vọng được đáp ứng (kỳ vọngđược đáp ứng là sự đảm bảo rằng một thành viên của nhóm truyền thông xãhội có năng lực, tính chính trực và khả năng khắc phục những thiếu sót xã

9

Trang 12

hội thông qua những đóng góp của họ trên mạng xã hội), khả năng dự đoán(là sự đảm bảo về mặt tâm lý rằng các thành viên của một nhóm truyềnthông xã hội sẽ hành xử như mong đợi), mức độ quen thuộc (là kết quả của

sự đánh giá và thiết lập nhận thức về các thành viên trong cùng một nhómtruyền thông xã hội, dựa trên các mối quan hệ được phát triển thông qua cáctương tác truyền thông xã hội theo thời gian), giám sát (khả năng kết nốithông qua sự hiện diện xã hội trên các nhóm truyền thông xã hội, giúp pháttriển nhận thức về sự đảm bảo thông qua liên kết và gắn bó) và chuẩn mực.Trong đó yếu tố kỳ vọng đáp ứng là có mức độ ảnh hưởng lớn nhất Nghiêncứu xây dựng được mô hình niềm tin của các cá nhân trong một nhóm truyềnthông xã hội trong việc tương tác các thông tin nhưng nghiên cứu này không

đề cập tới các tác động của bất kỳ biến kiểm soát nào, ở đây là các đặc điểmnhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, thu nhập,… Các yếu tố nhân khẩu họccũng có thể là yếu tố có tác động đáng kể trong qua trình tạo dựng niềm tincủa thành viên nhóm xã hội Ngoài ra, với mục đích khái quát hóa, cácnghiên cứu tiếp theo có thể thực nghiệm nghiên cứu tại các quốc gia pháttriển để so sánh sự khác nhau về văn hóa trong phản ứng với cùng một chủđề

Lê Ngọc Sơn (2016) đã nghiên cứu““Đámđôngthụđộng”vànghệ

thuậttuyêntruyền:TừlýthuyếtđếnthựctiễnTây-Ta”nhằm mục đích phân

tích nguyên nhân vì sao trong xã hội phương Đông và phương Tây thì đámđông/công chúng bị xem là thể bị động khi đón nhận thông tin, thông quaphương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu tình huống Từ việcphân tích từ gốc của “đại chúng” (mass), tác giả cho rằng đại chúng từ lâu đãđược xem là một nhóm người vô danh với đặc tính thiếu thông minh, thiếu

óc suy xét và thô lỗ Do vậy họ dễ bị chi phối, lôi kéo, thao túng Ở các nướcđộc tài, toàn trị và rải rác một số nước phương Tây, quan điểm đámđông/công chúng thụ động (nhóm người tiếp nhận thông tin truyền thôngmột cách thụ động và mặc nhiên chấp nhận thông tin được đưa ra) chịu ảnhhưởng rất lớn của truyền thông và xu hướng này lại rất “thịnh hành” Do đó,các nhà lãnh đạo của các tổ chức thường sử dụng truyền thông như một loạiphương tiện để làm công tác định hướng tư tưởng cho đám đông/côngchúng Ngày nay, bên cạnh công chúng thụ động, theo tác giả còn có hainhóm đám đông khác là công chúng chủ động và công chúng thông tuệ, đối

10

Trang 13

lập với công chúng thụ động Khi Internet và mạng xã hội ngày càng pháttriển, nguồn cung thông tin càng phong phú, thì sự lệ thuộc của công chúngchủ động vào truyền thông càng giảm đi Nói cách khác, mỗi cá nhân đượclựa chọn thông tin họ muốn đọc/xem/nhìn/nghe Công chúng chủ động sửdụng truyền thông với mong muốn thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, xã hội vàtâm lý Công chúng thông tuệ là nhóm người có học thức cao, thường là giớinghiên cứu và thực hành truyền thông - báo chí Cũng như công chúng chủđộng, họ sàng lọc và lựa chọn những thông tin mình muốn tiêu thụ Sâu hơnnữa, những người này hiểu được thông tin nào mang tính “định hướng”,thông tin nào là nên tin, bởi họ có nhiều nguồn dữ liệu để đối soát, xác minh.Như vậy, để không bị “dắt mũi” bởi truyền thông, mỗi cá nhân cần phải rènluyện cho mình kỹ năng lựa chọn nguồn thông tin uy tín, sàng lọc thông tin,

tư duy phản biện và biết hoài nghi những thông tin mình tiếp nhận Nghiêncứu đã tổng hợp và phân tích được những hướng tác động của truyền thôngtới công chúng thụ động với những ví dụ thực tiễn, khách quan ở phươngĐông và phương Tây Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở phân tíchcác nghiên cứu đi trước và đưa ra ví dụ tình huống thực tiễn, tính mới chưacao Cần tiến hành nghiên cứu định tính để có nhận định khách quan hơn vềđặc điểm hành vi đại chúng trong thời đại mới

Nghiên cứu “Tiếpcậnđámđôngcủangànhnghiêncứutruyềnthông”

của Vũ Hoàng Long, Phan Văn Kiền (2020) nhằm mục đích xem xét cáccách tiếp cận đám đông - “cộng đồng mạng” của môi trường truyền thôngViệt Nam bằng cách tổng hợp thông tin tài liệu về đặc điểm hành vi củakhán giả đại chúng trên các phương tiện truyền thông Kết quả nghiên cứucho thấy: Ở không gian bán công trực tuyến như Youtube, Facebook,Instagram,… các thông điệp truyền thông thường được truyền qua các thủlĩnh ý kiến, rồi từ trung tâm thủ lĩnh đó khán giả tập trung lại thành nhữngcụm Những cụm này có thể có vài cây cầu nối qua nhau nhưng cũng có thểhình thành một cách độc lập, khiến cách dư luận nhìn về một vấn đề xã hội

vô cùng đa dạng, thậm chí là đối lập nhau Cũng chính vì thế, các công cụtruyền thông cần được phân nhỏ để tiện nghiên cứu và phù hợp với các đốitượng kênh truyền Mỗi cá nhân đều được trao quyền tự chủ ở các phươngtiện truyền thông hiện đại nói chung và mạng xã hội nói riêng Khi một đámđông được hình thành, các quyền tự chủ cấp độ cá nhân sẽ trở thành những

11

Trang 14

công cụ tạo ra hành động mang tính tập thể một cách có hệ thống, có chiếnlược, nhất quán và vô cùng duy lý Phong trào xã hội trực tuyến là một trongnhững dạng thức thực hành tập thể trên mạng xã hội đã thúc đẩy quả trìnhthay đổi xã hội cả về mặt tích cực và tiêu cực Ngày nay, khi truyền thônghiện tại không thể được truyền đi một cách đơn tuyến, mà thay vào đó ýnghĩa của nó phụ thuộc vào sự diễn giải của người tiếp nhận, các hành độngtập thể ngày càng có tính thiết chế phức tạp hơn, thì các học giả truyền thôngcần hiểu thêm về hệ thống lí thuyết mới để ứng dụng trong các chiến lượctiếp cận tâm lí khán giả: Lý thuyết cảm giác (Affect theory) Các khán giảcủa kênh nên được xem xét là cá nhân có khả năng tự chủ trước vô vànthông tin, họ mang nhiều cảm xúc - yếu tố được xem là kênh truyền thôngtin có tính logic và duy lý Nghiên cứu đã chỉ ra được cách tiếp cận khán giảmới trên phương tiện truyền thông là sự kết hợp thêm Lý thuyết cảm giáctrong quá trình phân tích hành vi của họ Hơn nữa, điểm mới trong nghiêncứu của nhóm tác giả là dựa vào các thông tin thực tế trong xã hội thế kỉ XXI

để củng cố và làm mới các nhận định về tâm lí đám đông đã được đưa ra vàocuối thế kỉ XIX Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu chủ yếu chỉ là phântích thông tin từ tài liệu thứ cấp nên tính mới chưa cao Bên cạnh đó, các tàiliệu tham khảo chủ yếu là của tác giả nước ngoài nên chưa khẳng định đượcmức độ phù hợp đối với môi trường mạng xã hội tại Việt Nam

(4) Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành đám đông:

Nghiên cứu của Nguyễn Quý Thanh, Trịnh Ngọc Hà (2009) “Không

gianbáncôngcộngvàsựhìnhthànhdưluậnxãhội:nghiêncứutrườnghợp quáncàphêởHàNội” chỉ ra được hành vi của công chúng trong một không

gian bán công cộng tại Việt Nam có những đặc trưng như thế nào, đây là mộtbước đệm quan trọng trong việc phát triển nghiên cứu hành vi của đám đôngtrên mạng xã hội - một dạng không gian bán công cộng trực tuyến Tuynhiên, nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính nên lượng mẫu nghiên cứucòn nhỏ và đánh giá mang nhiều tính chủ quan, khó khái quát hóa tổng thểnghiên cứu Thời điểm nghiên cứu là vào năm 2008, khi mà Internet chưaphổ biến tại Việt Nam, nên có ít liên hệ với không gian bán công cộng trựctuyến

Luận văn thạc sỹ “Nhậndạng,đolườnghiệuứngđámđôngtrênthị

12

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w