1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi a5 trường

24 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Trường Mầm Non Ngọc Sơn
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Báo cáo thực tiễn
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 50,93 MB

Nội dung

Học sinhTrẻ chưa có hiểu biết nhiều về vấn đề vệ sinh môi trường hay những hành động tích cực để bảo vệ môi trường.Nhận thức của trẻ trong lớp chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh

Trang 1

PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết, môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với sựtồn tại của mỗi cá thể sống trên trái đất Môi trường là nơi nuôi dưỡng conngười cả về thể chất lẫn tinh thần Nhưng trong quá trình tồn tại và phát triểncon người đã khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, làm mấtcân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống

Mỗi năm trên thế giới có rất nhiều người chết vì các loại dịch bệnh do ônhiễm môi trường gây ra Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ýthức của con người

Thực tế tại địa phương, ở các hộ gia đình tình trạng rác thải trong sinhhoạt vẫn chưa được trú trọng phân loại và xử lý đúng nơi qui định Bên cạnh

đó còn có những người dân thiếu hiểu biết, thiếu ý thức bảo vệ môi trường.Một bộ phận người dân còn dùng nước sạch lãng phí trong khi một số nơi vẫncòn tình trạng thiếu nước Ở trường học phụ huynh khi đưa trẻ đi học, vệ sinhmặt mũi, tay chân còn chưa sạch sẽ, rác vứt ra cổng trường, sân trường hay bồncây mà không bỏ vào thùng rác

Tất cả những hành động trên đều ảnh hưởng tới môi trường sống, đến chấtlượng chăm sóc, giáo dục và sức khỏe của trẻ Do vậy việc giáo dục bảo vệ môitrường cho trẻ trong trường mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ có hiểu biết vềbản thân, môi trường xung quanh gần gũi với con người Góp phần nâng cao nhậnthức của giáo viên, học sinh và phụ huynh trong việc bảo vệ môi trường

Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn đưa biện pháp

“Nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A5 trường vào thực hiện.

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường là nhiệm

vụ cần thiết nên tôi đã tìm hiểu thực trạng cụ thể của lớp như sau

Trang 2

Trẻ đã có nề nếp, mạnh dạn tự tin, biết phối hợp cùng cô trong các hoạt động Trẻ

đi học với tỉ lệ chuyên cần cao

Hình thức giáo dục bảo vệ môi trường chưa đa dạng phong phú

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường chưa cụ thể chưa khoa học

Trang 3

Kết quả theo dõi trẻ, đánh giá trẻ trước khi sử dụng biện pháp

STT Nội dung tiêu chí khảo sát Tổng số trẻ

Từ thực tế trên tôi đã đưa ra biện pháp “Nâng cao chất lượng giáo dục bảo

vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A5 trường mầm non Ngọc Sơn”.

2 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Xuất phát từ đặc điểm chung của trường, của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ vàtầm quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục trẻ có ý thứcbảo vệ môi trường để từng bước góp phần đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của nămhọc, tôi đã tìm hiểu và thực hiện biện pháp như sau:

2.1 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức hiểu biết bản thân

về bảo vệ môi trường- Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường

2.1.1 Nội dung biện pháp:

Học tập nâng cao nhận thức hiểu biết của bản thân về công tác giáo dục bảo

vệ môi trường

Xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong cácchủ đề

2.1.2 Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp:

Trang 4

* Học tập nâng cao nhận thức hiểu biết của bản thân về công tác giáo dục

bảo vệ môi trường:

Bản thân tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua tài liệu,sách báo, internet, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và kinh nghiệm thực tế từbạn bè, đồng nghiệp để từ đó nâng cao sự hiểu biết của mình trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục

ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ

Cung cấp kiến thức cho trẻ về tầm quan trọng của môi trường đối với conngười và hướng dẫn trẻ các kĩ năng về bảo vệ môi trường, ý thức vệ sinh môitrường để hình thành cho trẻ thói quen bảo vệ môi trường

Tích cực sưu tầm các bài thơ, truyện kể, bài hát có nội dung giáo dục bảo

vệ môi trường để giáo dục trẻ, củng cố kiến thức, kỹ năng, thói quen vệ sinh cánhân, vệ sinh môi trường

* Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các chủ đề:Tôi tiến hành lựa chọn các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường phù hợpvới chủ đề, với lứa tuổi và tình hình nhận thức của trẻ Vì thế mà đã mang lại sựhứng thú, tích cực và thích tham gia vào hoạt động một cách tự nguyện

Dưới đây là bảng xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tôi lồngvào một số chủ đề mà tôi đã áp dụng trong lớp tôi

STT Nội dung chủ đề Nội dung lồng ghép giáo dục bảo về môi trường

1 Chủ đề trường mầm

non

Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong

hoạt động học “KPXH Tìm hiểu về trường mầm

non

“ Trẻ biết giữ sạch trường, lớp, bỏ rác đúng nơiqui định Sử dụng tiết kiệm nước khi rửa tay,uống nước

2 Trong chủ đề Bản

Thân

Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong

hoạt động học “KPKH: Khám phá các giác quan

trên cơ thể bé”

Trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể,

Trang 5

vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.Nhận biết được kí hiệu nhà vệ sinh nam nữ, kíhiệu thùng đựng rác.

3 Trong chủ đề Gia đình

Lồng ghép nội dung giáo dục vào hoạt động học KNXH: Bé gọn gàng ngăn nắp

Giáo dục trẻ giúp bố, mẹ dọn dẹp nhà cửa, quần áo

đồ chơi cất gọn gàng đúng nơi quy định

4 Trong chủ đề Nghề

nghiệp

Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

vào hoạt động Âm Nhạc “Dạy hát: Cháu yêu cô

chú công nhân”

Trẻ biết đến nghề nghiệp của các cô chú côngnhân, bác lao công và có những hành vi đẹp giúpbác: không vứt rác bừa bãi…

5 Trong chủ đề Động

Vật

Lồng ghép hoạt động giáo dục vào tiết dạy

“KPKH: Đặc điểm, ích lợi của các con vật sống

trong gia đình” Từ đó trẻ biết yêu quí các con vậtnuôi, mong muốn và thực hiện những hành độngtốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi

6 Trong chủ đề Tết –

Mùa xuân

Lồng ghép vào trong hoạt động “Tạo hình: Cắt

dán hoa mùa xuân” Từ đó giáo dục trẻ không háilộc đầu xuân như: ngắt lá, bẻ cành, đi du xuân có ýthức giữ gìn vệ sinh chung không vứt rác bừa bãi

7

Trong chủ đề Thực

vật

Lồng ghép vào hoạt động học “GDAN: Hát: Em

yêu cây xanh

Cung cấp cho trẻ ích lợi của cây đối với đời sốngcon người: cây làm cảnh, cho bóng mát, làm chokhông khí trong lành Từ đó giáo dục trẻ cáchchăm sóc và bảo vệ cây xanh

8 Trong chủ đề Phương

tiện giao thông

Lồng ghép vào hoạt động học “KPKH: Phân loại

1 số phương tiện giao thông theo 2- 3 dấu hiệu”Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông

Trang 6

Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, bố mẹđưa đến trường phải để xe đúng quy định, khôngcho xe đi vào sân trường.

9 Trong chủ đề Nước -

hiện tượng tự nhiên

Lồng ghép vào tiết học “KNXH: Dạy trẻ tiết kiệm nước”. Qua đó trẻ ích lợi của nước sạch,biết tiết kiệm nước

10

Trong chủ đề Quê

hương- Đất nước-

Bác Hồ

Thông qua hoạt động “Tạo hình: Vẽ cảnh đẹp

quê hương em Giáo dục trẻ biết yêu quý giữ gìnnhững danh lam thắng cảnh của quê hương đấtnước

2.1.3 Kết quả áp dụng biện pháp:

Trước khi thực hiện chưa có kế hoạch cụ thể rõ ràng lồng ghép vào các chủ

đề dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường truyền tải đến trẻ chưa rõ ràng, cụ thể được.Sau khi xây dựng kế hoạch cụ thể lồng ghép vào các chủ đề nhận thức củabản thân về giáo dục bảo vệ môi trường được nâng lên, từ đó đổi mới hình thức, tổchức giờ học, giờ chơi sinh động hấp dẫn hơn theo đúng quan điểm giáo dục lấy trẻlàm trung tâm Nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng cácphương pháp phù hợp gắn với cuộc sống hàng ngày của trẻ Từ đó hình thành chotrẻ những hành vi, thái độ bảo vệ môi trường, công tác phối hợp với phụ huynhđược nhà trường đánh giá cao Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nâng lên rõ rệt

2.2 Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong ngày.

2.2.1 Nội dung biện pháp:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học

+ Giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi

Trang 7

2.2.2 Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp:

Tôi đã lồng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua cáchoạt động học và mọi lúc, mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ thói quen giáo dụcbảo vệ môi trường

* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học:

Căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ tại lớp tôi đã lồng ghép việc giáodục ý thức bảo vệ môi trường vào các hoạt động học cụ thể:

- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua hoạt động khám phá khoa học,

Ví dụ: +“Tìm hiểu một số động vật ”: Trẻ nắm được tác dụng của môi

trường đối với đời sống của con vật, ích lợi của các con vật đối với con người

Video trẻ xem động vật dưới nước

Ví dụ 2: Hoạt động khám phá khoa học ở chủ đề ‘‘Nước’’ Tôi cho trẻquan sát video 2 dòng sông, cho trẻ so sánh và tôi đặt ra các câu hỏi:

Các con thấy dòng sông này như thế nào? (dòng sông rất đẹp)

Nước ở dòng sông ra sao? (Nước trong xanh)

Còn dòng sông này như thế nào? (Rất nhiều rác thải ạ.)

Trang 8

Con người đã làm gì với dòng sông này? (Vứt rác thải, xác động vậtxuống dòng sông…)

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta xả rác xuống dòng sông này?

Các con phải làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch? (không vứt rác xuống

hồ, không làm ô nhiễm nguồn nước)

Qua đó giáo dục trẻ: do con người không có ý thức bảo vệ nguồn nước nhưvứt rác thải, xác động vật chết xuống nguồn nước, nước thải chưa được xử lý từnhà máy, khu công nghiệp…làm cho nguồn nước bị ô nhiễm Người dân sốnggần nguồn nước ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày nhất làsức khỏe

Video khám phá khoa học về nước

- Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động làm quen văn học

Trẻ được làm quen với tác phẩm văn học,những bài thơ, ca dao, đồng dao

về thiên nhiên tươi đẹp, về con người và những việc làm có lợi, có hại tới môitrường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác hại của môi trường đến sứckhỏe của con người

Trang 9

Ví dụ: + Câu chuyện “Cóc kiện trời” giáo dục trẻ biết thời tiết khắc nhiệt,tác động đến môi trường dẫn đến thiên tai sảy ra Đồng thời cung cấp cho trẻ tácdụng của nước với con người và các loài sinh vật, sử dụng nước tiết kiệm.

+ Bài thơ “Hoa kết trái” giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ các loài cây,không hái hoa, bẻ cành, hái lá Từ đó trẻ có những hành vi, thói quen tốt để bảo

- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tạo hình.

Khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi cũng thường chú ý đến việc khaithác nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường để dạy trẻ.Trong quá trình trẻthực hiện tôi luôn nhắc trẻ không làm rơi đất nặn, giấy màu ra lớp mà phải thudọn gọn gàng để giữ gìn vệ sinh chung của lớp học, góp phần bảo vệ môi trườngtrường lớp

Trang 10

Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong hoạt độngphát triển kỹ năng xã hội

* Giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi:

* Trò chuyện trong giờ đón trả trẻ:

Khi trẻ đến lớp tôi thường nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân, giày dép gọngàng đúng nơi quy định

Ảnh cô hướng dẫn trẻ cất giày dép đúng nơi quy định

Trang 11

Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên trò chuyện gợi hỏi trẻ, thông qua tròchuyện để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường:

Khi cho trẻ xem tranh ảnh, cô trò chuyện trao đổi với trẻ về môi trườngcác nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như: Nhiều phương tiện giao thônghoạt động chạy trên đường xả ra khí thải, khói, làm cho không khí bị ô nhiễm,mọi người vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định làm môi trường xung quanh

bị ô nhiễm…Từ đó giáo dục nhẹ nhàng ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhưkhông vứt rác bừa bãi, không ngắt lá bẻ cành và trồng nhiều cây xanh cho môitrường xanh mát…

Hoạt động ngoài trời

Thông qua hoạt động chơi ngoài trời trẻ được: Dạo chơi, quan sát bầu trời,cây cối, các loại hoa, vườn rau, nhặt lá rụng… Trẻ được trải nghiệm với thiênnhiên từ đó trẻ biết chăm sóc, nhổ cỏ tưới cây , hoa và bảo vệ cây, không ngắt

lá bẻ cành, có ý thức tự lao động quét dọn vệ sinh nhặt lá rụng ngoài sân trường

bỏ vào thùng rác, giữ gìn môi trường trong lành và sạch đẹp

Trang 12

Hình ảnh: Trẻ nhặt trẻ quan sát ngoài trời

Như vậy, khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời kiến thức sẽ được khắcsâu, trẻ học mà không biết mình đang học Qua đó, giúp trẻ có ý thức và cáchành vi bảo vệ cây xanh, cũng như giúp môi trường xung quanh ngày một

‘‘xanh – sạch đẹp’’ hơn

Hoạt động góc

Hoạt động góc giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhâncách cho trẻ sau này Trong hoạt động góc trẻ phản ánh lại cuộc sống hàng ngàytrẻ thấy xung quanh, trẻ đóng vai lại những hành động quen thuộc của người lớn

mà trẻ đã thấy Chính vì vậy, khi cho trẻ hoạt động góc giáo viên cần gợi mởcho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt động tích cực và luôn chuẩn bị đồ dùng đồchơi phong phú, đa dạng nhằm thu hút trẻ chơi Đặc biệt giáo viên cần đóng vaigiao lưu với trẻ động viên trẻ trong các nhóm chơi giúp trẻ mạnh dạn Thôngqua đó giáo dục tính ngăn nắp gọn gàng, ý thức sắp xếp gọn gàng đồ chơi, giữgìn môi trường sạch đẹp, biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và những người xungquanh có phản ứng đúng với các hành vi khi tham gia bảo vệ môi trường

Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát bảo vệ môi trường bài hát:“Em yêu

cây xanh”, “Trái đất này là của chúng mình”

Góc thư viện: Chuẩn bị những câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục

bảo vệ môi trường phù hợp với chủ đề

Trang 13

Góc khám phá, trải nghiệm: Tổ chức cho trẻ trồng và chăm sóc cây, từ đó

trẻ có ý thức chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường

Góc xây dựng: Trẻ xây ngôi trường của bé, khu vườn bác nông dân, Đồng

thời giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trường lớp, gia đình và nơi công cộng,

Hình ảnh góc xây dựng

Hình ảnh: Trẻ vui chơi góc khám phá thiên nhiên

Trang 14

Giờ ăn: Trước khi ăn hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ Trong quá trình thực hiện

cô thường xuyên nhắc nhở trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nguồn nước sạch

Hình ảnh: Rửa tay trước khi ăn

Trong giờ ăn, động viên trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi cơm nếu có rơi, vãithì nhặt để vào đĩa đựng cơm rơi…giúp giữ gìn vệ sinh lớp học

Trang 15

Hình ảnh trẻ ăn bữa trưa tai trường

Thông qua hoạt động lao động

Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng, đồ chơi, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơigọn gàng đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh, Từ đó trẻ yêu thiênnhiên, yêu lao động và có ý thức bảo vệ môi trường

Trang 16

Hình ảnh: Trẻ lao động lau đồ chơi tại các góc

Trẻ chăm sóc vườn rau

Trang 17

Hoạt động nêu gương:

Lồng vào hoạt động buổi chiều trẻ mẫu giáo rất thích được cô khen ngợi, nênviệc lấy hành động của mình, của bạn để làm gương cho bạn khác sẽ làm cho trẻphấn khích hơn, nhớ lâu hơn Chính vì vậy, tôi thường xuyên chụp lại những hìnhảnh mà trẻ hoạt động trong ngày để đưa vào buổi nêu gương Tuyên dương, khích

lệ trẻ kịp thời khi trẻ có thái độ và hành vi bảo vệ môi trường như: nhặt rác ở sântrường bỏ vào thùng rác, trong khi vệ sinh cá nhân sau khi chơi hoặc trước giờ

ăn khen những bé biết tiết kiệm nước khi rửa tay; trong giờ ăn khen những bé đã

ăn hết xuất, không để cơm rơi vãi, không nói chuyện riêng trong giờ ăn Đồngthời có nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường, phươngpháp này có thể dùng ở mọi lúc mọi nơi

Hình ảnh nêu gương cuối ngày 2.2.3 Kết quả áp dụng biện pháp:

Trẻ có kỹ năng, ý thức, thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường biết bỏrác, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm nước, giữ vệ sinh lớp, sắp xếp

Trang 18

đồ dùng đồ chơi gọn gàng Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, trường, lớp,gia đình và ở nơi công cộng.

Ngoài ra trẻ còn biết nhắc nhở bạn khi nhìn thấy bạn xả rác bừa bãi, biết nhắcngười lớn việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường

So sánh trước và sau khi sử dụng biện pháp

Đầu năm trẻ chưa có ý thức bảo vệ

môi trường, chưa biết giữ gìn vệ sinh

trường lớp 1 số vẫn còn vứt rác chưng

đúng nơi quy định

77442169714300263 59.mp4

Sau khi áp dụng trẻ biết bỏ rácđúng nơi quy định giũ môi trườnglớp học trường lớp và môi trườngchung được sạch sẽ

36124383428531801 56.mp4

2.3 Biện pháp 3: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu tái chế.

2.3.1 Nội dung biện pháp : Sử dụng nguyên vật mở, nguyên vật liệu tái

chế làm đồ dùng qua đó giáo dục trẻ bảo vệ môi trường

2.3.2 Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp:

Với sự phát triển hiện đại của xã hội ngày nay, việc chọn mua một đồchơi cho trẻ là việc quá dễ dàng, nhưng việc sưu tầm các “Nguyên vật liệu mở”,thu thập lại các phế liệu để tái chế, sử dụng trở lại phục vụ cho cuộc sống khôngnhững góp phần vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra được những món đồchơi độc đáo, đẹp, có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non Từnhững nguyên vật liệu phế thải tưởng như đã vứt đi như các loại vỏ chai nước giảikhát, các lọ dầu gội đầu, lọ comfor, vỏ chai nước mắm, vỏ chai nước rửa chén,nút chai nhựa Tôi đã sưu tầm cùng trẻ để làm sạch, đảm bảo vệ sinh và khônggây độc hại cho các trẻ, có thể tái sử dụng để sáng tạo ra các đồ dùng, đồ chơi thậtngộ nghĩnh phục vụ cho chính các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả Để thỏa mãnđược nhu cầu đó của trẻ thì tôi luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợpvới nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w