Biện pháp giúp phát triển năng lực cho học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả cây cối

11 10 0
Biện pháp giúp phát triển năng lực cho học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả cây cối

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với mong muốn giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, học tốtvăn miêu tả dạng bài miêu tả cây cối, tôi đưa ra: Biện pháp giúp phát triểnnăng lực cho học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn biện pháp

Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định Tập làm văn là một trong những phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt Văn miêu tả cây cối góp một phần tạo điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên Việc giúp các em hiểu và vận dụng luyện tập thành thạo bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực viết, cảm thụ văn học, giúp các em khám phá được những cái hay cái đẹp; yêu thiên nhiên, yêu đất nước với những biểu hiện phong phú của cuộc sống phát triển năng lực ngôn ngữ, chính xác, độc đáo, diễn đạt câu rõ ràng, gãy gọn có hình ảnh, cảm xúc.

Để thực hiện được mục tiêu giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực Thông qua việc triển khai thực hiện giáo dục theo chương trình GDPT 2018 ở các khối lớp 1,2,3 nơi tôi đang công tác đã có những bước chuyển tích cực; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đã được khẳng định, tạo niềm tin trong giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội Với mong muốn giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, học tốt

văn miêu tả dạng bài miêu tả cây cối, tôi đưa ra: Biện pháp giúp phát triểnnăng lực cho học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả cây cối

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng dạy và học phân môn tập làm văn dạng bài miêu tả cây cối lớp 4.

Từ thực trạng đã tìm hiểu, đưa ra được biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực học sinh,

Trang 2

nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh cách làm bài văn miêu tả cây cối sinh động, sáng tạo, có hiệu quả nhất.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng của học sinh học phân môn tập làm văn dạng bài văn miêu tả cây cối ở khối lớp 4 nói chung và lớp tôi nói riêng

Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên áp dụng một số phương pháp vào dạy để học sinh làm tốt văn miêu tả cây cối từ đó phát triển được các năng lực cho học sinh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4 các tiết Tập làm văn kiểu bài văn miêu tả cây cối tại lớp 4A1, năm học 2022-2023 của đơn vị nơi tôi làm việc

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra thực tế Phương pháp quan sát, đàm thoại Thu thập thông tin, tài liệu.

Phương pháp nêu vấn đề Dạy thực hành – luyện tập.

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1 Cơ sở lý luận

Môn Tiếng Việt lớp 4 được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết- Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn Mỗi phân môn bên cạnh chức năng chung của môn học thường đảm nhận một mục đích chính Phân môn Tập đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc - hiểu; phân môn Tập viết - Chính tả hình thành kỹ năng viết chính tả (viết đúng chính tả, đúng tốc độ); phân môn Luyện từ và câu trên cơ sở cung cấp kiến thức sơ giản về từ và câu nhằm giúp học sinh dùng từ, viết câu, đoạn văn đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt; phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp nhằm rèn luyện kỹ năng tạo văn bản nói và viết cho học sinh Trong đó văn miêu tả cây cối là kiểu bài tái hiện thế giới thực vật tự nhiên, bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận

Trang 3

xét, đánh giá của học sinh, đây chắc chắn là “mảnh đất” để các em rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, bày tỏ những tình cảm chân thực, sinh động, khơi gợi niềm yêu thích môn học, nâng cao trách nhiệm bảo về môi trường.

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng: Qua thực tế dạy lớp 4, dự giờ thăm lớp, qua trao đổi, chuyện

trò, tâm sự, tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra viết, kiểm tra định kì tôi thấy nhiều học sinh rất ngại học Tập làm văn, viết văn còn lúng túng, trong đó kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh còn bọc lộ những hạn chế nhất định Số học sinh làm bài văn hoàn thành tốt không cao Số học sinh chưa hoàn thành cần phải suy ngẫm và vấn đề cần quan tâm đáng kể là chất lượng bài viết của số học sinh hoàn thành

Bài văn miêu tả cây cối của học sinh cũng có bộc lộ cảm xúc nhưng chưa tả được đặc điểm nổi bật của cây đã chọn Câu văn còn hụt hẫng về ý, bài văn chưa sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc Câu văn mang tính liệt kê, kể lể các bộ phận

Viết lặp lại từ, sắp sếp ý lộn xộn không theo một trình tự nào Một số em chỉ viết được từ 8 câu đến 10 câu có khi câu chưa đủ thành phần hoặc nghĩa của câu

Các em đã nắm được yêu cầu và làm được bài văn tả cây cối bố cục rõ ràng nhưng việc kết nối câu văn, tạo đoạn, liên kết đoạn để viết thành bài văn hoàn chỉnh chưa thể hiện được qua câu văn, bài văn.

* Năm học 2022-2023, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 4A1có tổng số 34 em Trong quá trình dạy học Tập làm văn dạng bài văn miêu tả cây cối, tôi đã quan sát và nhận thấy một số nội dung cần đạt về làm văn tả cây cối của học sinh còn hạn chế như sau:

Trang 4

cây cối

Quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi

quan sát, tìm được đặc điểm đặc sắc của cây khi quan sát 13 38.3% Bài văn viết theo dàn ý, biết bám vào các hình ảnh, kết hợp sự

sáng tạo và sử dụng các biện phá tu từ cho câu văn sinh động,hấp dẫn.

* Nguyên nhân: Khác với học sinh lớp 2-3, học sinh lớp 4 phải biết gắn

liền quan sát với nhận xét và lựa chọn, nhằm tìm ra các chi tiết tiêu biểu, có ý nghĩa tức là học sinh thiếu kĩ năng quan sát trải nghiệm thực tế đối tượng miêu tả

Học sinh hiểu chưa rõ về dàn bài chung, chưa lập dàn ý chi tiết cho bài văn Sắp xếp các ý chính cho đoạn, bố cục thiếu sự khoa học Thói quen sử dụng các biện pháp nhân hóa và so sánh khi viết văn chưa được thường xuyên

Học sinh chưa biết lựa chọn lọc chi tiết nổi bật, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng miêu tả hay nói đơn giản là học sinh “thấy gì tả nấy”

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt sơ lược không có cảm xúc chân thực

3 Các biện pháp

3.1 Biện pháp quan sát trải nghiệm thực tế

Đặc thù lứa tuổi tiểu học chủ yếu tiếp thu kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động Vì vậy, việc cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế là hết sức quan trọng Để các em phát triển được vốn từ thì nên tạo cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế Các em sẽ có những trải nghiệm học tập sâu sắc hơn Tạo cơ hội cho học sinh phát hiện tìm kiếm, thu thập được nhiều dữ liệu, nhiều vốn sống từ việc quan sát này Nhằm thực hiện tốt những yêu cầu trên, tôi sử dụng các thao tác rèn kĩ năng như sau:

a) Quan sát tỉ mỉ các bộ phận của cây theo một trình tự hợp lý

Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:

* Quan sát theo trình tự không gian (quan sát cây từ cao xuống thấp hay

từ thấp lên cao từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa, )

Ví dụ: Quan sát cây bàng Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự sau:

Trang 5

 Quan sát từ xa: hình dáng của cây khi nhìn từ xa  Quan sát khi đến gần: gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả

 Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, con người )

* Quan sát theo trình tự thời gian: là quan sát cây từ khi bé đến lúc trưởng

thành, từ mùa này sang mùa khác hoặc quan sát từ sáng đến tối, Trong khoảng thời gian ấy, cây có sự thay đổi rõ nét ở một hay một số bộ phận về độ lớn, màu sắc, đặc điểm, trang thái do tác động của thời gian, thời tiết Cây phát triển theo từng thời kì, lại cũng biến đổi theo mùa, theo mưa nắng; có khi biến đổi theo ngày, giờ Vì vậy, đối với hình thức quan sát này, tôi lưu ý học sinh về cách ghi chép những điều quan sát được theo đúng trật tự thời gian, làm nổi bật sự thay đổi và biết bày tỏ cảm xúc của bản thân với đối tượng miêu tả theo từng thời điểm nhất định.

Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh.

b) Phối hợp các giác quan để quan sát

Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác.

Để giúp học sinh quan sát tốt, tôi đã làm như sau: hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng bằng cách huy động tất cả các giác quan: thị giác (mắt), thính giác (tai), khứu giác (nghe), xúc giác (sờ, nắm), vị giác (nếm) nhưng cần đảm bảo các em phối hợp nhịp nhàng các giác quan.

Ví dụ: Quan sát cây bàng.

Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? Trông giống cái gì?

Các em dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào? (sần sùi, hơi thô giáp, )

Trang 6

Trong quá trình quan sát trải nghiệm học sinh đã có thói quen ghi chép những chi tiết cụ thể đã quan sát và cả những cảm nhận của mình về đối tượng Từ đó các em sẽ phát triển được kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp suy nghĩ Hình thành thành năng lực tự chủ, năng lực hợp tác, giao tiếp, triển năng lực viết một bài văn miêu tả cây cối đối với các em đã trở nên thật dễ dàng Qua đó cũng bồi dưỡng cho các em năng lực khám phá tự nhiên, hiểu về thế giới tự nhiên Hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh: tình yêu thiên nhiên, biết ích lợi, tác dụng và cách trồng, chăm sóc và bảo vệ các loài cây, bảo vệ môi trường.

Học sinh đã biết vận dụng bài học để quan sát trải nghiệm các loài cây chính khu vườn ở nhà Qua đó học sinh thích được khám phá thế giới tự nhiên xung quanh mình, phát triển năng lực tự học, thích khám phá kiến thức.

3.2 Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối bằngsơ đồ tư duy.

Làm thế nào để học sinh hiểu và lập dàn ý một bài văn miêu tả sau đó vận dụng chúng thật hiệu quả Nên tôi đã hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả bằng sơ đồ tư duy Đặc biệt đây là sơ đồ mở, là phương tiện giúp học sinh quan sát và ghi chép lại kết quả quan sát và lập được dàn ý cho bài văn đạt hiệu quả cao Sau khi học sinh đã được trải nghiệm quan sát cây cối thực tế ngay tại sân trường, tôi tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:

Việc 1: Thảo luận nhóm, trao đổi ý kiến, chia sẻ và so sánh các quan sát vừa ghi chép được

Việc 2 Học sinh thực hành

Học sinh vẽ cá nhân vào giấy ý tưởng thể hiện Học sinh chia sẻ theo nhóm.

Việc 3: Học sinh trình bày, chia sẻ, trao đổi cả lớp GV tổng hợp ý kiến chung Việc 4: Hoàn thiện sơ đồ tư duy

Trang 7

Giáo viên tổ chức cho học sinh chỉnh sửa lại sơ đồ tư duy nếu thiếu hoặc còn nhầm lẫn Củng cố kiến thức để hoàn thiện dàn ý về sơ đồ tư duy cho học sinh

Qua việc vận dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, triển khai ý đầy đủ, chi tiết một cách dễ hiểu, dễ nhớ Đồng thời kích thích được năng lực tư duy, sáng tạo, phát triển năng lực thẩm mĩ Như vậy, học sinh dễ viết thành bài văn miêu tả cây cối sinh động, hấp dẫn với những liên tưởng phong phú, độc đáo.

3.3 Phát triển năng lực tư duy sáng tạo trong bài văn miêu tả cây cốithông qua các biện pháp tu từ.

Việc đưa các biện pháp tu từ vào văn miêu tả có vai trò cực kì quan trọng bởi nó không những giúp người học biết cách sử dụng ngôn từ có hiệu quả cao mà nó còn giúp người học cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong văn bản nghệ thuật và ham muốn tạo ra cái hay, cái đẹp bằng ngôn từ Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, học sinh chỉ được cung cấp các biện pháp tu từ: so sánh và nhân hoá Việc sử dụng biện pháp so sánh là một trong những cách thức tạo nên những hình ảnh sinh động, là phương tiện quan trọng kích thích sự liên tưởng của học sinh về sự vật này với sự vật khác tương đồng nhau Để học sinh phát triển được năng lực tư duy sáng tạo thông qua các biện pháp tu từ này tôi đã làm như sau:

Việc 1: Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm kiếm các câu có các hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hóa từ trong nội dung các bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 mà em đã học.

Việc 2: Giáo viên cung cấp ví dụ có các hình ảnh nhân hóa và soa sánh để học sinh luyện tập hiểu thêm về tác dụng của hai biện pháp tu từ này.

Từ đó, giúp học sinh hình thành sự hiểu biết: Khi so sánh muốn làm cho một sự vật đẹp hơn phải so sánh với sự vật khác giống nó nhưng đẹp hơn, có những nét độc đáo, nổi bật hơn nó.

Trang 8

Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp so sánh rồi, tôi giới thiệu cho các em cách nhân hoá sự vật để học sinh hiểu và có thể vận dụng khi viết văn.

+ Gọi cây cối như gọi người.

+ Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào cây cối.

+ Tâm sự, trò chuyện với cây như tâm sự với người.

Việc 3: Khi học sinh đã hiểu thì tôi tổ chức cho học sinh vận dụng viết các câu văn, đoạn văn tả cây cối và trong đó sẽ sử dụng những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích.

Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hoá và so sánh vào bài viết của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt Học sinh biết chắt lọc, lựa chọn và sử dụng từ ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó Câu văn diễn đạt thêm phần sinh động hấp dẫn khiến cho người đọc và người nghe cùng thấy và cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối.

3.4 Hướng dẫn học sinh đánh giá, tự đánh giá bài văn miêu tả cây cối.

Cùng với năng lực tư duy sáng tạo thì năng lực đánh giá, tự đánh giá cũng góp phần hình thành các kĩ năng, thói quen trong học tập, nhận thức vấn đề, từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các hoạt động thực tiễn nhận ra được ưu và hạn chế để tiến tới phát huy thế mạnh, khắc phục những thiếu sót Để học sinh tự đề xuất được biện pháp điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh tiến bộ hơn tôi làm như sau:

+ Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem lại cấu tạo của bài văn miêu tả (được trình chiếu ở trên bảng)

+ Bước 2: Yêu cầu học sinh so sánh, đối chiếu bài làm của mình đã viết đúng cấu tạo của bài văn miêu tả hay chưa Nếu chưa thì mính cần phải bổ sung phần gì? Học sinh tự rà soát các lỗi sai, tìm điểm chưa hợp lí hay những câu, những đoạn có thể phát triển thêm.

Trang 9

Sau khi học sinh tự cá nhân rà soát các em thực hiện nhờ bạn và giúp bạn kiểm tra lại bài viết một lần để có thêm những phát hiện mới cần điều chỉnh trong bài văn của mình

+ Bước 3: Cho học sinh chia sẻ những đánh giá và tự đánh giá bài của mình, của bạn Đây cũng là một cơ hội học hỏi từ bạn bè những ý văn hay, cách triển khai bài văn thêm hấp dẫn hơn Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin

+ Bước 4: Học sinh viết lại bài văn hoặc đoạn văn cần điều chỉnh, bổ sung Những nhận xét, đánh giá này không chỉ giúp học sinh tự nhận ra và sửa chữa sai sót, tìm hiểu khả năng viết văn của bản thân mà còn giúp giáo viên thấy được khả năng tự nhìn nhận của học sinh để góp ý, định hướng các em trong những bài viết tiếp theo Tiết “Trả bài văn miêu tả cây cối” sẽ không còn nhàm chán, nặng nề mà trở nên thú vị, sôi nổi và thực sự hiệu quả Với kĩ năng này giúp học sinh có thể đánh giá đúng về thực lực của mình xác định được mục tiêu để phấn đấu cho tương lai phát triển năng lực tự hoàn thiện bản thân, năng lực giao tiếp và hợp tác.

III KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG

* Kết quả: Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng biện pháp vào dạy học

dạng bài văn miêu tả cây cối lớp của tôi có được những kết quả đáng khích lệ Tôi thấy áp dụng phương pháp này phù hợp với mục tiêu của giáo dục tiểu học, phát triển các năng lực và phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh Mọi học sinh đều có tiến bộ, tự tin hơn trước Chất lượng học tập được nâng lên

Nắm chắc trình tự miêu tả trong bài

Quan sát cây cối theo trình tự hợp lí,kết hợp các giác quan khi quan sát, tìm

13 38.3% 15 44.1% 19 55.9%

Trang 10

được đặc điểm đặc sắc của cây khi

Thành công bước đầu đã được đồng nghiệp của tôi ghi nhận và tiếp tục thực hiện ở năm học sau Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về các phương pháp đổi mới dạy học, tạo niềm yêu thích viết văn cho học sinh lớp 4A1 nói riêng và cho học sinh đơn vị tôi nói chung.

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1 Kết luận

Bài làm của nhiều em đã tiến bộ rõ rệt, học sinh đã biết khi viết cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng một cách sáng tạo Câu văn tả cây cối giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt nhiều em đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để bài làm sinh động có cảm xúc chân thật Từ đó, tôi thấy được học sinh đã phát triển tư duy, các năng lực và phẩm chất cần thiết để các em sẵn sàng bước vào CTGDPT 2018

Kết quả tuy vẫn còn khiêm tốn nhưng cũng là bước chuyển biến tiến bộ, tích cực của học sinh để giáo viên có động lực và cảm hứng để tổ chức các giờ học Tập làm văn thú vị, sôi động, hấp dẫn Đặc biệt người giáo viên cũng chính là một hình mẫu chuẩn mực để hướng dẫn, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ năng và kiến thức mới

Phát triển năng lực trong dạy học văn miêu tả cây cối kích thích nhu cầu khẳng định thế mạnh bản thân, tạo nên sự hứng thú, niềm yêu thích, say mê môn học; đặc biệt, thúc đẩy khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo cũng như dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu rộng những kiến thức xoay quanh miêu tả cây cối để tìm ra những cách viết, cách tiếp cận, liên tưởng mới mẻ cho bài văn.

2 Kiến nghị

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan