1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của logistics xanh tới năng lực xuất khẩu nông sản chủ lực của việt nam thông qua mô hình trọng lực mở rộng

137 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

- Phạm vi về nội dung: Đánh giá tác động của hiệu quả logistics xanh đến xuất khẩu nông sản chủ lực Việt Nam sang các nước đối tác, tiếp cận từ mô hình trọng lực trong thương mại quốc t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS XANH

ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC MỞ RỘNG

Hà Nội, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS XANH

ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC MỞ RỘNG

Sinh viên thực hiện: Đoàn Ngọc Mai Linh - K57E2 Dương Thị Ngọc Liên - K57E1

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trương Quang Minh

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học do nhóm tác giả tự tìm hiểu, phân tích một các trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác ngoài các sản phẩm liên quan tới nghiên cứu khoa học này

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2024

Nhóm tác giả

Đoàn Ngọc Mai Linh Dương Thị Ngọc Liên

Lê Thị Liên Nguyễn Thị Vui

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học, tập thể nhóm sinh viên thực hiện đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là sự quan tâm, động viên rất kịp thời để hoàn thành đề tài này Vì vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xin dành lời cảm tạ sâu sắc tới:

Trước tiên, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn ThS Trương Quang Minh- người thầy trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu, dành nhiều thời gian, công sức, tạo điều kiện cũng như luôn động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Đồng thời, nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại, ban cán bộ và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cùng các thầy cô ngoài khoa đã hỗ trợ tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng nhóm trong quá trình học tập và nghiên cứu để từ đó chúng nhóm nghiên cứu tích lũy được những tri thức để thực hiện đề tài này

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã tạo điều kiện và luôn ủng hộ, động viên tinh thần tiếp thêm động lực để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi kính mong thầy cô, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, những người quan tâm đến đề tài cảm thông và tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện một cách hoàn chỉnh hơn và định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2024

Nhóm tác giả

Đoàn Ngọc Mai Linh Dương Thị Ngọc Liên

Lê Thị Liên Nguyễn Thị Vui

Trang 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu về hoạt động logistics và logistics xanh 6

1.2 Tổng quan nghiên cứu về logistics và logistic xanh liên quan đến thương mại

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA LOGISTICS XANH

2.2 Ảnh hưởng của logistic và logistics xanh đến xuất khẩu hàng hóa 23

Trang 6

2.3.2 Một số mô hình lý thuyết trong thương mại quốc tế 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS XANH ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU

3.2.1.1 Cơ sở lý thuyết: hiệu quả sinh thái “eco-effeciency” 39

3.1.1.3 The Environmental Performance Index (EPI) 42

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LOGISTICS XANH ĐẾN NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA

4.1 Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam 52

4.1.1.1 Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 52 4.1.1.2 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam 54 4.1.1.3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng, thị trường 56 4.1.1.4 Phân tích thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam 57

Trang 7

4.1.2 Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 59

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI LOGISTICS XANH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC Ở

5.3 Những hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai 93

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific

Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

DEA Data Envelopment Analysis Phương pháp phân tích bao dữ liệu

EVFTA European Union-Vietnam Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU

EPI Environmental Performance

Index Chỉ số Hiệu suất Môi trường

FAO

Food and Agriculture Organization of the United

Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

FTA free-trade agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GLPI Green Logistic Performance Descriptions and Coding System

Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại

Quốc tế

Trang 9

ISO International Organization for

WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương Mại Thế

giới

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu tác động của logistics xanh tới xuất khẩu nông sản chủ lực

của Việt Nam 37

Hình 3.1 Mối quan hệ giữa LPI và EPI 43

Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2023 53

Hình 4.2 Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo của Việt Nam 55

Hình 4.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam 57

các năm 2010, 2018, 2023 57

Hình 4.4 Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 – 2023 60

Hình 4.5 Xuất khẩu Cà phê của Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 – 2022 64

Hình 4.6 Xuất khẩu điều của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2023 68

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê khái niệm về logistics trên thế giới 19

Bảng 3.1 Các chỉ số cấu thành nên LPI 40

Bảng 3.2 Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu 46

Bảng 4.1 Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP chung của Việt Nam 52

Bảng 4.2 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2010-2023 54

Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam 56

Bảng 4.4 Thị phần các thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam 57

Bảng 4.5 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số nước đối tác 66

giai đoạn 2010 - 2022 66

Bảng 4.6 Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam đến một số đối tác 70

giai đoạn 2010 - 2023 70

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy nông sản chung của Việt Nam bằng các 72

phương pháp ước lượng khác nhau 72

Bảng 4.8 Kết quả ước tính mô hình trọng lực mở rộng tác động của logistics xanh tới xuất khẩu nông sản chung Việt Nam theo phương pháp FGLS 72

Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mặt hàng gạo bằng các phương pháp ước lượng khác nhau 74

Bảng 4.10 Kết quả ước tính mô hình trọng lực mở rộng tác động của logistics xanh tới xuất khẩu mặt hàng gạo Việt Nam theo phương pháp FGLS 74

Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mặt hàng cà phê bằng các phương pháp ước lượng khác nhau 75

Bảng 4.12 Kết quả ước tính mô hình trọng lực mở rộng tác động của logistics xanh tới xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam theo phương pháp FGLS 76

Bảng 4.13 Kết quả hồi quy mặt hàng điều bằng các phương pháp ước lượng 78

khác nhau 78

Bảng 4.14 Kết quả ước tính mô hình trọng lực mở rộng tác động của logistics xanh tới xuất khẩu điều Việt Nam theo phương pháp FGLS 78

Trang 12

Bảng 4.15 Kết quả ước tính mô hình trọng lực mở rộng tác động của logistics xanh tới từng mặt hàng nông sản chủ lực và nông sản chung của Việt Nam 2010-2018 79

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay, quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia và khu vực ngày càng mở rộng Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, cho phép các quốc gia tiếp cận với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hơn, tạo cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, đã nhận thức được tầm quan trọng của thương mại quốc tế, đặc biệt vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế Đây cũng là lí do Việt Nam tích cực phát triển để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng/ngành hàng lợi thế của quốc gia Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (Tổng cục thống kê, 2023) Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam đã có 11 nhóm mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Bên cạnh đó, logistics được coi là yếu tố quan trọng quyết định việc thúc đẩy dòng chảy của toàn bộ các giao dịch kinh tế đặc biệt là hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên, sự phát triển của các hoạt động logistics gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, hoạt động logistics nói chung gây ra khoảng 5,5% lượng khí nhà kính Doherty và Hoyle (2009) Do vậy, việc thực hiện các hoạt động logistics xanh là xu hướng tất yếu và cấp bách Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa và mối quan tâm về môi trường ngày càng được nâng cao, vai trò của logistics xanh trong việc tăng cường thương mại quốc tế trở nên

quan trọng hơn bao giờ hết vì một số lý do như sau: (i) logistics là lĩnh vực quan trọng trong

việc hỗ trợ, liên kết và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh và là một lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng để mang lại giá trị gia tăng Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, cải thiện hạ tầng logistics và hiệu quả vận chuyển

có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của các quốc gia trong thương mại quốc tế; (ii) sự

xuất hiện của logistics xanh đã trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc giảm khí thải carbon và thúc đẩy phát triển bền vững (Dong-Fang Wang và cộng sự, 2018) Ngày nay, khi các quốc gia ngày càng chú trọng đến các vấn đề về môi trường song song với phát triển kinh tế thì logistics xanh đã trở thành một xu hướng phát triển mới trong hệ thống logistics toàn cầu, nhằm tối đa hóa hiệu quả vận

Trang 14

chuyển và đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Theo các nghiên cứu trước đây, “tính xanh” của hoạt động kinh doanh đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua hàng của người tiêu dùng và các doanh nghiệp

Tại Việt Nam, chi phí logistics chiếm một phần lớn trong giá trị xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản Do những hạn chế về phát triển công nghệ và nguồn lực, các ngành xuất khẩu tại Việt Nam đang là nguồn phát thải cacbon lớn trong nền kinh tế và để lại dấu chân carbon tương đối lớn theo các tiêu chuẩn quốc tế Nguyên nhân là do sự yếu kém về hạ tầng, phương tiện vận tải cũng như năng lực tổ chức, điều hành và cung ứng dịch vụ vận tải Vì vậy, logistics xanh trở thành một mắt xích quan trọng góp phần giảm lượng CO2, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và tăng giá trị thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trong cả nước và trên thế giới (Nguyễn Phương Liên, 2022)

Mặt khác, hiện có rất ít các nghiên cứu Việt Nam khai thác sâu về mối quan hệ giữa logistics xanh và thương mại xuất khẩu của một mặt hàng cụ thể, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản Do đó, nhận thức được tầm quan trọng và tính ứng dụng thực tiễn cao, nhóm

nghiên cứu đã chọn đề tài “Tác động của logistics xanh đến năng lực xuất khẩu nông sản

chủ lực của Việt Nam thông qua mô hình trọng lực mở rộng”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích và đánh giá tác động của logistics xanh đến xuất khẩu nông sản nói chung và 3 mặt hàng nông sản chủ lực cụ thể là: Gạo, Cà Phê, Hạt Điều của Việt Nam đến các nước đối tác trọng yếu của từng mặt hàng thông qua mô hình trọng lực và mô hình hồi quy dữ liệu bảng Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp tăng cường hiệu quả logistics theo hướng xanh hóa logistics, để hoạt động logistics xanh ngày càng phát triển một cách bền vững, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam và mở rộng thị phần

2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt mục tiêu được nêu trên, những mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:

(1) Nghiên cứu tổng quan về logistics, logistics xanh, vai trò của logistics xanh với năng lực xuất khẩu nông sản chủ lực và nghiên cứu đo lường hiệu quả logistics xanh

(2) Nghiên cứu mô hình trọng lực, mô hình hồi quy dữ liệu bảng, các ước lượng và các kiểm định về tính hợp lệ của mô hình, cũng như tổng quan về áp dụng mô hình hồi quy dữ

Trang 15

liệu bảng trong đánh giá tác động của logistics xanh đến xuất khẩu 3 nông sản chính nói riêng nông sản chủ lực Việt Nam nói chung sang các quốc gia đối tác

(3) Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện hệ thống logistics Việt Nam hướng đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bền vững

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác động của logistics xanh đến năng lực xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sang một số quốc gia đối tác trên thế giới

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian:

+ Nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2010-2018

(Do những hạn chế về số liệu của chỉ số LPI của World Bank bị gián đoạn trong khoảng từ 2019-2022, nên để đảm bảo tính liên tục của dữ liệu, nhóm tác giả quyết định giới hạn phạm vi nghiên cứu định lượng chỉ từ 2010-2018)

+ Nghiên cứu định tính sử dụng dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2010-2023 + Các kiến nghị và giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2040

- Phạm vi không gian: 21 quốc gia đối tác của Việt Nam, bao gồm: Trung Quốc,

Hàn Quốc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Úc, Philippines, Singapore, Malaysia, Ghana, Indonesia, Bờ Biển Ngà, Đức, Hoa Kỳ, Cộng Hòa Liên Bang Nga, Ý, Belgium, Pháp, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Canada, Ả Rập Xê-Út

- Phạm vi về nội dung: Đánh giá tác động của hiệu quả logistics xanh đến xuất khẩu

nông sản chủ lực Việt Nam sang các nước đối tác, tiếp cận từ mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế Trong đó hiệu quả logistics xanh tiếp cận từ chỉ số hiệu quả logistics LPI (do World Bank khảo sát và công bố) và chỉ số hiệu quả môi trường EPI

- Phạm vi mặt hàng: Sản phẩm nông sản chung, mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều của

Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp, được cung cấp từ website của các tổ chức đáng tin cậy như World Bank, International Trade Centre (ITC), Tổng cục thống kê, …

Trang 16

Tổng hợp các tài liệu tham khảo để viết tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, gồm các xuất bản là các bài báo, báo cáo, sách tham khảo từ các nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Phân tích thống kê mô tả: được sử dụng trong phân tích, đánh giá chỉ số hiệu quả logistics của các mặt hàng nông sản chủ lực và nông sản chung với 90 quan sát trong giai đoạn 2010-2018, đồng thời thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm Phân tích hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng, do dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu dạng bảng (panel data) theo không gian và thời gian Theo không gian, các quan sát của mỗi mặt hàng nông sản liên quan đến xuất khẩu hàng hóa từ Việt nam đến 10 nước đối tác chủ yếu, theo thời gian, giai đoạn 2010-2018

4.3 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng quy trình nghiên cứu định lượng kết hợp định tính phân tích thực trạng Các bước như sau: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết; (2) Thiết lập mô hình; (3) Thu thập số liệu; (4) Ước lượng tham số; (5) Phân tích kết quả; (6) Đề xuất các kiến nghị, giải pháp

5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Tác động của logistics xanh đến năng lực xuất khẩu nông sản chủ

lực của việt nam thông qua mô hình trọng lực mở rộng” là một đề tài mang tính mới, có ý

nghĩa thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, đồng thời việc phát triển nền kinh tế xanh cũng đang được quan tâm tại hầu khắp các quốc gia, các lĩnh vực ngành, nghề trên phạm vi toàn cầu

Về lý luận, nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về logistics và logistics xanh, tác động của logistics xanh đến xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là mặt hàng nông sản và 3 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam Trên cơ sở mô hình trọng lực trong lý thuyết thương mại quốc tế, nghiên cứu đã đề xuất các mô hình hồi quy số liệu bảng trong kinh tế lượng nhằm kiểm định các giả thuyết về tác động tích cực của hiệu quả logistics xanh đến xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sang các quốc gia đối tác

Về thực tiễn, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau: (i) phân tích thực trạng về hiệu quả logistics xanh của Việt Nam trong việc xuất khẩu nông sản sang các nước đối tác; (ii) áp dụng các kiến thức về lý thuyết thương mại quốc tế để xây dựng hệ thống các mô hình thực nghiệm nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động tích cực của

Trang 17

logistics xanh đến xuất khẩu nông sản; (iii) đề xuất các kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả logistics và logistics xanh, qua đó thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ lực Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thương mại quốc tế của Việt Nam

6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu khoa học

Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương gồm 95 trang như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích và xử lý dữ liệu Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu về hoạt động logistics và logistics xanh

Vào đầu thế kỷ 20, thuật ngữ logistics bắt đầu được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và trong văn học kinh tế Vào đầu những năm 70, các chuyên gia đã bắt đầu áp dụng lý thuyết

logistics vào thực tiễn Trong cuốn sách “Logistics and Supply Chain Management, 4th

edition” (Christopher, 2011, tr.2), thuật ngữ này được định nghĩa là “Quá trình quản lý

chiến lược việc mua sắm, vận chuyển và lưu trữ vật tư, linh kiện, thành phẩm hoàn chỉnh và luồng thông tin có liên quan đi kèm giữa các doanh nghiệp thông qua tổ chức và các kênh tiếp thị của họ theo cách tôi đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua chi phí” Logistics là tóm tắt của tất cả các hoạt động cho quản lý và thực hiện toàn diện các dòng vật liệu trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Để đạt được hiệu suất cao nhất với tối đa hóa năng suất sản xuất, logistics, từ các cấp độ chiến lược, chiến thuật và hoạt động, đề xuất các hành động tương ứng nhằm đạt được kết quả yêu cầu bằng cách sử dụng tất cả các phương tiện khoa học và công nghệ, kinh tế và khoa học máy tính có sẵn Mục đích của logistics là tạo ra một dòng vật liệu thống nhất, tích hợp, tối ưu hóa, được tạo ra từ các phần khác nhau của hệ thống theo cách đảm bảo một sự trao đổi liên tục của hàng hóa và dịch vụ

Hiện nay Logistics đã trở thành một phần thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Logistics hiệu quả đề cập đến việc giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ và chuyển nhượng sản phẩm đến người tiêu dùng từ các công ty Đặc biệt những năm gần đây, trọng tâm của các ngành là giảm thiểu lượng khí thải carbon và điều chỉnh các hoạt động Logistics nhằm thúc đẩy sự bền vững và giảm tác động lâu dài Dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả nhận thấy một số hướng nghiên cứu chính mà các nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước đang triển khai như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu về mối quan hệ giữa logistics với các yếu tố môi trường:

Bằng mô hình GMM, Liu Jie, Qi Yuan và các cộng sự (2018) đã nghiên cứu mối liên

hệ giữa hiệu quả hoạt động logistics và lượng khí thải CO2 ở 42 quốc gia châu Á “The

relationship between environment and logistics performance: Evidence from Asian countries” Sử dụng dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2007–2016, nhóm tác giả đã đưa ra

bằng chứng cho thấy hiệu quả hoạt động logistics và các chỉ số môi trường có liên quan chặt chẽ với nhau ở các quốc gia châu Á Tần suất vận chuyển hàng đến người nhận hàng trong thời gian giao hàng theo lịch trình không hiệu quả sẽ làm tăng lượng khí thải CO2,

Trang 19

mặt khác cải thiện chỉ số LPI của lô hàng quốc tế giúp giảm đáng kể ô nhiễm môi trường Điều này chứng thực vai trò của các yếu tố cấu thành nên LPI (theo dõi và truy tìm, chất lượng và năng lực dịch vụ, chất lượng cơ sở hạ tầng và hiệu quả của hải quan) có tác động giảm thiểu ô nhiễm mạnh mẽ

Cũng thông qua mô hình GMM, bài nghiên cứu "Green supply chain management,

economic growth and environment: a GMM based evidence" của Khan S.A.R và các cộng

sự đã xây dựng một mẫu không đồng nhất gồm 43 nền kinh tế (các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình và cao) Kết quả của mô hình nhấn mạnh rằng các hoạt động logistics tạo ra một lượng phát thải carbon đáng kể, cho thấy lĩnh vực logistics vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch Việc tiêu thụ năng lượng không tái tạo tăng cao này dẫn đến những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Ngược lại, việc chuyển đổi từ nguồn năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng tái tạo tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng kinh

tế

Hasan Ağan Karaduman và cộng sự (2020) đã sử dụng mô hình dữ liệu bảng tác động cố định để loại bỏ nguồn nội sinh có thể có bằng cách kiểm soát các yếu tố không thể quan sát được và không thay đổi theo thời gian, qua đó phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động logistics và lượng khí thải carbon dioxide ở các nước Balkan, kết quả chỉ ra rằng, nếu chỉ số LPI càng cao thì lượng khí thải cacbon càng ít, nói cách khác, có mối quan hệ tích cực giữa hiệu suất hậu cần và hiệu suất carbon của các quốc gia Balkan được lấy mẫu

Thứ hai, nghiên cứu về cách tiếp cận đo lường hiệu quả logistics xanh

Hiện nay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động logistics xanh góp phần tích cực vào hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc quản lý nó một cách hiệu quả và năng suất Là một công cụ hữu ích để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành logistics từ góc độ bền vững, sự kết hợp giữa LPI và các yếu tố môi trường đã được một số nhà nghiên cứu sử dụng, đặc biệt trong đó GLPI được đề xuất là một chỉ số tốt về hiệu quả hậu cần xanh của một quốc gia, cho thấy tác động của khả năng cạnh tranh logistics của quốc gia đó đối với môi trường

Các nghiên cứu lý thuyết về tác động của Logistics đến các hoạt động kinh tế nói chung khá đa dạng, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này phần lớn dựa vào chỉ số LPI (Logistics Performance Index) được tính toán bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) (Chakraborty & Mukherjee, 2016; Marti et al., 2014; Puertas et al., 2014; Uca et al., 2016)

Trang 20

Do đó, mới chỉ phản ánh các hoạt động logistics đơn thuần mà chưa tính đến các yếu tố nền tảng như phát thải khí nhà kính và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch Trong khi logistics xanh ngày càng được quan tâm hơn trong thời gian gần đây, các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố này đối với thương mại khu vực còn rất hạn chế trên thế giới, chủ yếu đến từ những khó khăn trong việc đo lường hiệu quả logistics xanh Trên cơ sở 6 chỉ số thành phần của chỉ số LPI truyền thống, một số tác giả đã nỗ lực xây dựng chỉ số GLPI (Green Logistics Performance Index) bằng việc tích hợp thêm vào chỉ số LPI truyền thống với các chỉ số về môi trường như chỉ số CO2 (Le và cộng sự, 2022; Wang và cộng sự, 2018) hay nhóm chỉ số N20, CH4, Fgas, Fossil (Fan và cộng sự, 2022) để chỉ ra tác động tích cực của logistics xanh đến khối lượng xuất khẩu của nhóm nước thuộc cùng một khu vực thương mại

Một số nghiên cứu trước đây về logistics xanh được lấy cảm hứng từ việc mở rộng lưu lượng xe tải trong thời kỳ xe tải gây ra mức độ ô nhiễm ở mức, từ đó McKinnon và các công sự vào năm 2015 đã đề xuất một phương pháp nghiên cứu logistics xanh (GL) để nắm bắt mối liên hệ giữa hoạt động logistics và chất lượng môi trường Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn ở lĩnh vực vận tải hàng hóa và chưa mở rộng ra những lĩnh vực khác

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu "Measuring supply chain efficiency from a green

perspective" nhóm tác giả Hokey Min và Ilsuk Kim năm 2011 cũng đã xây dựng chỉ số

hiệu suất hậu cần xanh (green logistics performance index) (GLPI) Đây là một phân tích vĩ mô đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng xanh của một quốc gia bằng cách kết hợp chỉ số hiệu suất logistics (LPI) và chỉ số hiệu quả môi trường (EPI), bài viết này sử dụng dữ liệu thứ cấp do Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng của một quốc gia từ góc độ xanh bằng cách đề xuất GLPI kết hợp LPI và EPI và cũng là tài liệu đầu tiên trong giới học thuật quản lý chuỗi cung ứng sử dụng cả LPI và EPI

1.2 Tổng quan nghiên cứu về logistics và logistic xanh liên quan đến thương mại quốc tế

Sự cạnh tranh ngày càng tăng trong môi trường kinh doanh toàn cầu đã làm cho logistics trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả cạnh tranh của một quốc gia (Martí & cộng sự, 2014) Tầm quan trọng của logistics và tác động của nó đối với thương mại quốc tế đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu (Behar & Manners, 2008; Puertas & cộng sự, 2014) Behar & Manners (2008) đánh giá tác động của hiệu suất logistics (LPI) đến xuất khẩu của hơn 100 quốc gia Các tác giả này kết luận LPI có tác động tích cực đến thương mại quốc tế của các nước này Đặc biệt, xuất khẩu

Trang 21

của các quốc gia không giáp biển phụ thuộc vào logistics của các nước láng giềng Các tác giả này cũng chỉ ra rằng việc nâng cao chất lượng hoạt động logistics có thể làm giảm tác động của khoảng cách đến thương mại quốc tế, nhưng không loại bỏ chúng

Korinek & Sourdin (2011) sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để đánh giá tác động của logistics đến thương mại quốc tế của những hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không Tác động khác nhau của cơ sở hạ tầng logistics đối với các nước có thu nhập thấp, trung bình và cao hơn cũng được phân tích Các tác giả này kết luận logistics thúc đẩy gia tăng ngoại thương, đặc biệt là đối với các quốc gia gặp bất lợi do ở xa các thị trường chính Kết quả ước lượng cho thấy việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics sẽ làm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và sau đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của một quốc gia Kết quả nghiên cứu của họ cũng khẳng định rằng logistics có ảnh hưởng đến cả khối lượng và giá trị xuất khẩu

Gani (2017) phân tích tác động của hoạt động logistics đến xuất nhập khẩu của 60 quốc gia từ 2007 đến 2014 Nghiên cứu này mô hình hóa thương mại quốc tế là một hàm của GDP, tỷ giá, tự do hóa thương mại, khoảng cách và chỉ số hiệu suất logistics Kết quả ước lượng từ phương trình xuất nhập khẩu tiêu chuẩn cho thấy hoạt động logistics tổng thể có tương quan tích cực và có ý nghĩa thống kê với cả xuất khẩu và nhập khẩu Phân tích cũng được mở rộng bằng cách ước lượng xem các thành phần của chỉ số hiệu suất logistics có quan trọng đối với thương mại quốc tế hay không Các phát hiện cho thấy trong khi tất cả sáu tiêu chí trong hoạt động logistics có tác động tích cực và đáng kể về mặt thống kê đối với xuất khẩu, thì chỉ có hai trong sáu tiêu chí này là tiêu chí về hải quan và tiêu chí về gửi hàng quốc tế là có tác động tích cực và đáng kể đến nhập khẩu

Trong mối quan hệ giữa logistics xanh với thương mại quốc tế, Qian và các cộng sự (2012) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra hiệu quả logistics xanh của các nước xuất khẩu có tác động tích cực đến xuất khẩu trên toàn bộ mẫu của 113 quốc gia và khu vực cho thấy việc giảm lượng khí thải CO2 và tăng năng suất CO2 của ngành logistics có thể làm tăng khối lượng xuất khẩu Đối với dòng chảy thương mại giữa các nước đang phát triển – đang phát triển, các nước phát triển – phát triển và các nước đang phát triển – đang phát triển, hiệu quả hoạt động logistics xanh của các nước nhập khẩu có tác động tiêu cực đến khối lượng xuất khẩu của các nhà xuất khẩu nước ngoài Xét về dòng chảy thương mại giữa các nước đang phát triển – đang phát triển, hiệu quả hoạt động logistics xanh có tác động tiêu cực đến khả năng xuất khẩu và tác động tích cực đến khối lượng xuất khẩu

Trang 22

Nghiên cứu về“The green logistics impact on international trade: Evidence from

developed and developing countries”, Dong-Fang Wang và cộng sự (2018) đã đưa ra kết

quả có tính thiết thực trong việc hỗ trợ chính phủ và các nhà xuất khẩu hiểu để từ đó điều chỉnh chính sách phù hợp liên quan đến logistics và thương mại hướng tới phát triển bền vững Thông qua việc sử dụng Quy trình hai giai đoạn của Heckman để ước tính mô hình trọng lực tăng cường với các biến liên quan đến logistics xanh và dữ liệu của 113 quốc gia và khu vực trong giai đoạn 2007 - 2014, nhóm đã phát hiện hiệu quả logistics xanh của quốc gia xuất khẩu tác động tích cực đến khả năng và khối lượng xuất khẩu Đối với dòng chảy thương mại giữa các quốc gia đang phát triển với nhau, các quốc gia phát triển với nhau và các quốc gia phát triển với các quốc gia đang phát triển, hiệu quả logistics xanh của nước nhập khẩu có tác động tiêu cực đến khối lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu Xét về dòng chảy thương mại của các quốc gia đang phát triển với quốc gia phát triển, hiệu quả logistics xanh của nước nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xuất khẩu và tác động tích cực đến khối lượng xuất khẩu

Nghiên cứu “Impact of green logistics performance on China's export trade to

regional comprehensive economic partnership countries” do nhóm tác giả Mingyue Fan

và cộng sự (2022) đã sử dụng phương pháp Entropy để xây dựng chỉ số hiệu quả hoạt động logistics xanh (GLPI) và phân tích thực nghiệm bằng cách sử dụng mô hình trọng lực thương mại mở rộng Bài nghiên cứu chỉ ra hiệu quả hoạt động logistics xanh của các nước RCEP có thể thúc đẩy đáng kể thương mại xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia đó và các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động logistics xanh cũng tác động khác nhau đến thương mại xuất khẩu của Trung Quốc Cụ thể thì mức độ ảnh hưởng của các biến liên quan đến thương mại xuất khẩu của Trung Quốc theo bài nghiên cứu chỉ ra được xếp theo thứ tự: (1) Hiệu quả của thủ tục thông quan, (2) Sự thuận tiện trong việc sắp xếp vận chuyển hàng hóa với giá cả cạnh tranh, (3) Tính kịp thời của việc vận chuyển hàng hóa, (4) Khả năng và chất lượng dịch vụ logistics, (5) Cường độ phát thải CO2 và N2O Với biến (1), (2), (3), (4) có tác động tích cực đến thương mại xuất khẩu của Trung Quốc và biến (5) cản trở sự gia tăng khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu thì khả năng theo dõi và truy vấn hàng hóa, chất lượng cơ sở hạ tầng, cường độ phát thải CH4 và mức tiêu thụ khí thải Fgas từ nhiên liệu hóa thạch không có tác động đáng kể đến thương mại xuất khẩu của Trung Quốc

Trong một nghiên cứu gần đây của AlBrakat và các cộng sự (2023) về “The effect

of green supply chain on the export performance of the Jordanian pharmaceutical industry” nhằm kiểm tra ảnh hưởng của thực tiễn chuỗi cung ứng xanh đến hiệu quả xuất

Trang 23

khẩu Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu có mục đích để thu thập dữ liệu sơ cấp Các bảng câu hỏi được thiết kế thông qua Google Forms và được phân phát qua e-mail Dữ liệu được phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc dựa trên hiệp phương sai (CB-SEM) bằng phiên bản 24 của phần mềm AMOS Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố của chuỗi cung ứng xanh bao gồm thiết kế xanh, mua hàng xanh, sản xuất xanh, phân phối xanh, hậu cần ngược có ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của ngành dược phẩm ở Jordan Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khuyến nghị các nhà quản lý và người ra quyết định của các tổ chức dược phẩm nên tạo ra một chính sách nêu rõ cam kết của tổ chức về tính bền vững và vạch ra các mục đích và mục tiêu của tổ chức để giảm tác động đến môi trường

Ở một nghiên cứu khác, “Green logistics and environment, economic growth in the

context of the Belt and Road Initiative” của Mohsin và cộng sự (2022) đã sử dụng mô hình

GMM, dữ liệu bảng của 23 quốc gia dọc theo sáng kiến BRI từ 2007-2018 Qua đó phân tích và kết luận rằng chất lượng cơ sở hạ tầng hậu cần kém, chất lượng dịch vụ hậu cần và tính kịp thời của việc vận chuyển hàng hóa sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn và tăng lượng khí thải carbon, không chỉ dẫn đến suy thoái môi trường mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người Đồng thời, cải thiện thủ tục hải quan và tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa có thể mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu hơn và thu nhập quốc dân bình quân đầu người cao hơn

Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về logistics xanh Hầu hết các nghiên cứu này sử dụng các phương pháp định tính và chưa được sâu rộng trong mối liên hệ giữa logistics xanh và thương mại quốc tế Năm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistics ở Việt Nam bao gồm khung pháp lý và thủ tục hành chính; nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng; các doanh nghiệp logistics; công nghệ và hàng hoá được trao đổi (Nga, 2021) Việt Nam có tiềm năng để phát triển logistics xanh và trở thành trung tâm logistics khu vực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô doanh nghiệp nhỏ, thiếu vốn, thiếu nhân lực chất lượng cao; dịch vụ cung ứng bán lẻ yếu; điều kiện cơ sở hạ tầng kém (Bac, 2015) Phát triển logistics xanh là một xu hướng không thể tránh khỏi; và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đóng góp rất lớn cho logistics và mức độ xanh hóa của logistics (Anh, 2020)

Nhóm tác giả Lương Nguyễn Hoàng Anh và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ của chỉ số LPI với biên độ xuất khẩu và khẳng định: Logistics xanh hỗ trợ thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu bằng cách tích hợp và điều tiết luồng đầu tạo ra hàng hóa và dịch vụ và phân phối chúng cho các nhà nhập khẩu, giúp tái đầu

Trang 24

tư vào việc phát triển các sản phẩm mới và nghiên cứu thị trường giúp mở rộng dòng sản phẩm của mình và sau đó tăng cường những nỗ lực làm đa dạng hóa xuất khẩu

Các nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa logistics xanh và thương mại quốc tế đã dần xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây Thu Hien Le và các cộng sự (2022)

đã tiến hành nghiên cứu:“Tác động của logistics xanh đến thương mại quốc tế: Nghiên cứu

thực nghiệm về hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương” trong phạm vi thời gian 2010 -

2015 Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: cụ thể là sử dụng phương pháp Bình phương tối thiểu thông thường (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát hóa khả thi (FGLS) Để đánh giá tác động của logistics đến thương mại quốc tế, nhóm nghiên cứu sử dụng chi số hiệu suất logistics đối với môi trường (ELPI) được xử lý bằng mô hình trọng lực và chỉ số LPI truyền thống Kết quả nghiên cứu cho thấy các nước xuất khẩu áp dụng logistics xanh đã tăng khối lượng xuất khẩu sang các thành viên khác của APEC và các nước nhập khẩu tham gia logistics xanh sẽ tăng khối lượng thương mại với các nước logistics xanh trong APEC

Nghiên cứu “Tác động của logistics xanh đến xuất khẩu của Việt Nam tới các quốc

gia RCEP” Trần Ngọc Mai và các cộng sự (2023) trong giai đoạn từ 2012 - 2018, đã chứng

minh vai trò của logistics xanh trong việc tăng cường thương mại quốc tế và thúc đẩy phát triển bền vững Nhóm tác giả sử dụng mô hình trọng lực làm cơ sở phân tích dữ liệu và chỉ số GLPI được phát triển từ chỉ số LPI truyền thống gồm 6 yếu tố là thông quan, cơ sở hạ tầng, chuyển hàng quốc tế, năng lực, truy xuất, thời gian tích hợp với các các chỉ số môi trường (Co2, N20, Ch4, Fgas) để đo lường hiệu quả logistics xanh Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phần mềm Stata 11.0 thông qua kiểm định Lagrange (LM) và Husman Kết quả nghiên cứu cho thấy: GLPI (chỉ số hiệu quả logistics xanh) có tác động tích cực và đáng kể đến thương mại xuất khẩu của Việt Nam sang các nước RCEP Bên cạnh đó, GDP cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam với mức độ ảnh hưởng chỉ đứng sau biến GLPI

1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu liên quan

Thứ nhất, về bối cảnh nghiên cứu, tài liệu hiện có về nghiên cứu hiệu quả hoạt động

logistics về tác động của thương mại quốc tế rất phong phú Tuy nhiên, trong phương pháp nghiên cứu, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu sử dụng chỉ số LPI để đo lường hiệu quả hoạt động logistics mà bỏ qua bối cảnh thời đại, trong việc phát thải khí nhà kính carbon thấp và ảnh hưởng của tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch đến hiệu quả hoạt động logistics Đồng thời, từ góc độ quốc gia, không có tài liệu nào về hiệu quả hoạt động

Trang 25

logistics xanh ở các nước đối tác và tác động của nó đối với thương mại xuất khẩu của Việt Nam Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích lấy hiệu quả hoạt động logistics xanh làm điểm khởi đầu và phân tích thực nghiệm tác động của hiệu quả hoạt động logistics xanh ở các nước đối tác đối với thương mại xuất khẩu của Việt Nam bằng cách xây dựng chỉ số GLPI dựa trên lý thuyết đã có (bài nghiên cứu sẽ đi vào cụ thể ở các mục sau) Mục đích là cung cấp hỗ trợ ra quyết định nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động logistics xanh và mở rộng quy mô thương mại xuất khẩu của Việt Nam

Thứ hai, về nội dung, nghiên cứu cụ thể về tác động của logistics xanh đến năng lực

thương mại tại Việt Nam một cách có hệ thống đến nay còn tương đối hạn chế về mặt số lượng Trong số những nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của Logistics xanh, các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá tác động Logistics xanh đến xuất khẩu nói

chung Dưới góc nhìn tổng thể, điển hình là trong nghiên cứu “Tác động của logistics xanh

đến xuất khẩu của Việt Nam tới các quốc gia RCEP” do nhóm tác giả Trần Ngọc Mai và

các cộng sự (2023) hay như trong “Tác động của logistics xanh đến hiệu suất thương mại

xuất khẩu của Trung Quốc với các quốc gia thuộc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực” Mingyue Fan (2022), việc nghiên cứu đi sâu một cách có hệ thống về từng mặt

hàng hay từng nhóm mặt hàng cụ thể vẫn còn khá hạn chế Trong số ít có thể kể đến như ngoài ra cũng có những nghiên cứu về tác động của logistics đến một mặt hàng nông sản

cụ thể "Tác động của Hiệu suất Logistics đối với Xuất khẩu Đậu nành của Argentina, Brazil

và Hoa Kỳ” của Mendes dos Reis và cộng sự (2020), tuy nhiên bài nghiên cứu này lại chỉ

đề cập về "Logistics" mà thiếu đi yếu tố "Xanh" yếu tố quan trọng nhất mà nghiên cứu mà

chúng tôi đang hướng đến Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Việt Nam “Tác động

của tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến sự đổi mới của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam",

Lương Tuấn Anh và các cộng sự (2023) đã tiếp cận mối quan hệ giữa logistics xanh và nông nghiệp theo cách tiếp cận dưới góc độ doanh nghiệp nông nghiệp về sự đổi mới, yếu tố xuất nhập khẩu có đề cập nhưng không đi sâu, không phải trọng tâm của nghiên cứu

Hơn nữa, các công trình trước đây chủ yếu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia nói chung, có ít nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về tác động của logistics xanh đến xuất khẩu một hay một số mặt hàng cụ thể theo cách tiếp cận phân tích nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là tại Việt Nam

Trong khi đó, xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có vị thế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của nước ta, lĩnh vực này hiện đang được quan tâm và tạo mọi điều kiện để đẩy mạnh phát triển, gia tăng kim ngạch, song hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát

Trang 26

về thực trạng, triển vọng, giá trị gia tăng, và đề xuất giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hoặc xuất khẩu nông sản nói chung Đồng thời, đứng ở góc độ quản lý kinh tế, góc nhìn vĩ mô thì hiện nay có rất ít các nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá tác động của hiệu quả logistics xanh đến xuất khẩu nông sản chủ lực ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị chủ quản liên quan nhằm nâng cao hiệu xuất của logistics xanh từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, tạo ra sự phát triển bền vững cho lĩnh vực này, gắn liền với bảo vệ môi trường, dẫn đến góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam

Trang 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA LOGISTICS XANH VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm liên quan về nông sản và xuất khẩu nông sản

2.1.1.1 Nông sản

Trong lịch sử nhân loại, không có hoạt động nào tác động tới xã hội và môi trường bằng nông nghiệp Nền nông nghiệp chính là cơ sở để hình thành những nền văn minh đầu tiên của con người

Từ nông nghiệp - agriculture là một biến thể của Tiếng Anh trung đại từ Latin

agricultūra, từ ager “đồng cỏ” và cultūra “canh tác” hoặc “nuôi trồng” Trong ý nghĩa rộng

nhất nông nghiệp được dùng để chỉ các hoạt động sử dụng tài nguyên tự nhiên để sản xuất các hàng hóa duy trì cuộc sống, bao gồm thực phẩm, sợi, sản phẩm rừng, cây trồng vườn, và các dịch vụ liên quan

Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, nông sản được quy định là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp

Theo ấn phẩm Codex Alimentarius - Organically Produced Foods (2006) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nông sản/sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hoặc hàng hóa nào, dù ở dạng thô hay đã qua chế biến, được bán trên thị trường để tiêu dùng của con người (không bao gồm nước, muối và chất phụ gia) hoặc thức ăn gia súc

Nông sản được xác định trong Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế) không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (tại Phụ lục 1)

Với cách hiểu theo WTO trên, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; Các sản phẩm được chế biến từ

Trang 28

sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA đã thay đổi cách định nghĩa "sản phẩm nông nghiệp" khi xuất bản báo cáo về thương mại quốc tế (2021) USDA sẽ áp dụng định nghĩa nông sản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cộng thêm ethanol, rượu chưng cất và các sản phẩm thuốc lá sản xuất, ba nhóm sản phẩm không có trong định nghĩa của USDA trước đó Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2 nhóm, gồm: nhóm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác (như đay, lanh), những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới Như vậy, các khái niệm về nông sản là tương

đối rộng và phức tạp, nghiên cứu này tiếp cận quan điểm nông sản theo hướng “Nông sản

là sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi (không bao gồm sản phẩm của ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp)”

2.1.1.2 Nông sản chủ lực

Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển

Qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế về xác định và phát triển sản phẩm chủ lực, có bốn nhóm tiêu chí chính mà hầu hết các nước đều sử dụng để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, bao gồm: Nhóm tiêu chí về kinh tế; Nhóm tiêu chí về xã hội; Nhóm tiêu chí về môi trường; Nhóm tiêu chí về sản phẩm ưu tiên phát triển

Đối với Việt Nam, năm 2018, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT: Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, bao gồm 13 sản phẩm: 1- Lúa gạo; 2- Cà phê; 3- Cao su; 4- Điều; 5- Hồ tiêu; 6- Chè; 7- Rau, quả; 8- Sắn và sản phẩm từ sắn; 9- Thịt lợn; 10- Thịt và trứng gia cầm; 11- Cá tra; 12- Tôm; 13- Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, yêu cầu của sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia được chia thành hai loại: Một là, thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia; Hai

Trang 29

là, đối với những sản phẩm không nằm trong Danh mục sản phẩm quốc gia, cần đáp ứng những điều kiện sau:

1 Phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

2 Có lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh vượt trội so với các sản phẩm nông nghiệp khác

3 Có tiềm năng về quy mô và tốc độ tăng trưởng 4 Thu hút được các nguồn lực đầu tư

5 Thu hút lao động, tạo việc làm

6 Có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

Từ các quan điểm trên có thể đưa ra khái niệm về nông sản chủ lực như sau: “Nông

sản chủ lực là những sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, có lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh vượt trội so với các sản phẩm nông nghiệp khác, có khả năng tác động đến kinh tế xã hội của đất nước như: thu hút đầu tư, tạo việc làm, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao và có tiềm năng tăng trưởng lớn.”

2.1.1.3 Xuất khẩu nông sản chủ lực

Xuất khẩu và nhập khẩu (export and import) là hai thành tố quan trọng nhất cấu tạo nên "thương mại quốc tế"("international trade") của một quốc gia Định nghĩa về xuất khẩu

được Paul Krugman & Maurice Obstfeld đề cập đến trong cuốn sách "International Trade:

Theory and Policy" là việc “hàng hoặc dịch vụ mà một quốc gia sản xuất và bán cho các

quốc gia khác, góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó”

Theo khoản 1, Điều 28, Chương 2 Luật Thương mại Việt Nam (2005), xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Trên cơ sở về thương mại hàng hóa, xuất khẩu nông sản chủ lực có thể hiểu là hoạt động trao đổi các nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh của một quốc gia với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế sẵn có của đất nước trong phân công lao động quốc tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh đem lại lợi ích cho quốc gia đó Khi một quốc gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung, mặt hàng nông sản chủ lực nói riêng có các đặc điểm cần chú ý: (i) Có tính chất thời vụ cao; (ii) phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; (iii) giá cả không ổn định; (iv) cần được sự quan tâm của Nhà nước (Nguyễn Thị Đường, 2012)

Trang 30

Hoạt động xuất khẩu nông sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Tầm quan trọng của xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các mặt hàng nông sản chủ lực đối với các quốc gia đang phát triển thể hiện qua tác động của hoạt động này trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập cho các doanh nghiệp nông sản trong nước và thương nhân buôn bán trong lĩnh vực này, nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu sản xuất, lưu kho và vận chuyển hàng nông sản; Tăng trưởng thu nhập ngoại hối, tạo ra một nguồn lớn về thu nhập và là thành phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm (Kuzminov, 2017)

Tại quốc gia có truyền thống nông nghiệp như Việt Nam, xuất khẩu nông sản có vai

trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, thể hiện qua những mặt sau đây: Thứ nhất, việc

xuất khẩu nông sản tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập khẩu và tích lũy phát triển

sản xuất nông nghiệp; hai là, xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực

và lợi thế của quốc gia; ba là, xuất khẩu nông sản có tác động tích cực và có hiệu quả đến

việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là cư dân nông thôn;

bốn là, xuất khẩu nông sản góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước; năm là, xuất

khẩu nông sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa

vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới; sáu là, xuất khẩu nông sản góp phần thúc

đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá

trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới; bảy là, xuất

khẩu nông sản góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc (Đinh Văn Đãn và Nguyễn Việt Đăng, 2009; Nguyễn Thị Đường, 2012)

2.1.2 Khái niệm về Logistics và Logistics xanh

2.1.2.1 Khái niệm về logistics

Logistics được hiểu là một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ sự di chuyển vật chất của hàng hóa, thương mại xuyên biên giới và thương mại trong phạm vi biên giới Nó bao gồm một loạt các hoạt động ngoài vận tải, bao gồm kho bãi, môi giới, chuyển phát nhanh, vận hành thiết bị đầu cuối và quản lý thông tin và dữ liệu liên quan (Ngân hàng Thế giới, 2018) Logistics hay với nghĩa gần nhất là “hậu cần” - là tất cả các hoạt động quản lý và thực hiện toàn diện các dòng hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông Logistics không

Trang 31

dừng lại ở việc xử lý hay vận chuyển, mà còn bao gồm tổ hợp các hoạt động như truyền thông, dịch vụ khách hàng, nội địa hóa, hậu cần (Stock và Lambert, 2001) và lập kế hoạch có liên quan mật thiết đến thương mại và sản xuất (Grant và cộng sự, 2006) Trên thế giới, hiện nay Logistics được phát triển dần dần và nhiều định nghĩa đã được phát triển cùng với nó:

Bảng 2.1 Thống kê khái niệm về logistics trên thế giới

Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan, từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng

Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng

Logistics là quá trình quản lý chiến lược mua sắm, vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, các bộ phận và hàng tồn kho thành phẩm cùng luồng thông tin có liên quan thông qua tiến trình tổ chức và thực hiện các kênh tiếp thị

World Maritime

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các

Logistics được định nghĩa là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trang 32

M Straka 2013

Logistics là một hệ thống trong đó tác động đến các yếu tố nhằm thiết lập luồng vật liệu, thông tin và tài chính được phối hợp, dẫn đến sự hài hòa giữa chúng với mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tạo ra hiệu quả kinh tế tương ứng

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Tại Việt Nam, Nguyễn Quốc Tuấn (2015) đưa ra khái niệm: “Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện các hoạt động, bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan, Tào Thị Hải (2020) lại cho rằng “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”,

Như vậy, có thể thấy khái niệm logistics được nhìn nhận và hiểu theo từng cách tiếp cận khác nhau của từng chủ thể, từng lĩnh vực trong nền kinh tế Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về logistics, tuy nhiên, tựu chung lại thì đây một quy trình tối ưu về địa điểm, dự trữ và giao nhận nguyên vật liệu, hàng hóa cũng như bao gồm luồng thông tin và tài chính giữa các đơn vị có liên quan (theo Rushton & các cộng sự, 2014), trong đó toàn bộ quá trình cần được xem xét thông qua nhiều thực thể là nhà cung cấp, nhà sản xuất, người gửi hàng, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng, có vai trò to lớn đối với nền kinh tế Việc phát triển logistics là một yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa Tại cấp độ vi mô, logistics giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho, phân phối, xử lý thông tin nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và tăng năng lực cạnh tranh Tại cấp độ vĩ mô, logistics giúp tối ưu hóa quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực của nền kinh tế, góp phần duy trì hiệu quả các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp các quốc gia và nhân loại phát triển bền vững

Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiếp cận logistics dưới góc nhìn vĩ mô Từ đó có thể thấy được vai trò xuyên quốc gia của hoạt động logistics: Liên kết các hoạt động của các mắt xích khác nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu, giúp các doanh nghiệp tận

Trang 33

dụng tối đa các lợi thế của chuỗi giá trị; Giúp các quốc gia có điều kiện thuận lợi để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia; Mở rộng thị trường thương mại quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Tăng cường quyền lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quốc tế, giúp các quốc gia nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro trong bối cảnh toàn cầu hóa; Giúp các nhà hoạch định chính sách, nhất là các chính sách kinh tế vĩ mô, đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn

2.1.2.2 Logistics xanh

Hoạt động logistics hiện nay ngày càng mạnh mẽ trên thế giới đồng nghĩa với việc nó cũng góp phần đáng kể vào việc phát thải khí nhà kính (GHG), và có tác động đến môi trường Sự nóng lên toàn cầu là sự gia tăng nhiệt độ trung bình do phát thải khí nhà kính (GHG) như carbon dioxide (CO2), metan (CH4) và oxit nitơ (N2O) Vì carbon dioxide (CO2) đại diện cho loại khí nhà kính phổ biến nhất xét về số lượng được giải phóng và tổng tác động lên sự nóng lên toàn cầu, những khí nhà kính này thường được đo bằng lượng carbon dioxide tương đương (CO2-e), trong những nghiên cứu này thuật ngữ “carbon” và “carbon dioxide (CO2)” được sử dụng thay thế cho “GHG” (Matthew Brander, 2012), (Skayannis, P.D và Skyrgiannis, H 2002) Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhấn mạnh rằng hoạt

động logistics trên toàn thế giới đóng góp 5,5% lượng khí thải trên toàn thế giới (McKinnon 2010) Trên thực tế, sự thiếu hiệu quả của hoạt động logistics gây ra nhiều thách thức môi

trường làm giảm phát thải khí nhà kính quá mức, tiếng ồn, chất thải và đốt cháy nhiên liệu lớn, do đó các tác động môi trường của lĩnh vực logistics ngày càng nhận được sự quan tâm, không chỉ đến từ giới học thuật mà còn từ các đơn vị chính phủ của các quốc gia

Trong những thập niên trở lại đây, “Logistics xanh”, “Logistics bền vững”, một lĩnh vực, một thuật ngữ mới mới được các học giả và các nhà nghiên cứu nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 1980 và dần phát triển và trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990, đặc biệt là khi các quốc gia chú trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, các vấn đề kinh tế có tác động đến môi trường ngày càng nhận được sự quan tâm Khác với hoạt động Logistics truyền thống có mục đích chính là giảm thiểu chi phí, logistics xanh còn có một mục tiêu khác là giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng Logistics xanh mở rộng phạm vi của logistics truyền thống, cả về mặt chiến lược và hoạt động, có thể được hiểu là một hình thức hiện đại hóa cách tiếp cận truyền thống vì nó bổ sung các nguyên tắc môi trường vào một hệ thống hiện có thay vì thay thế hoàn toàn Trước bối cảnh này, logistics xanh được đề xuất như một giải pháp nhằm tối

Trang 34

thiểu hóa các tác động tiêu cực đến môi trường sản sinh ra từ hoạt động logistics trong thương mại quốc tế Logistics xanh có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ xã hội và tăng trưởng kinh tế (Khan và các cộng sự, 2019)

Hiện nay có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau liên quan đến Logistics xanh, hay Logistics môi trường Năm 2001, trong “Hậu cần Tiêu chuẩn Quốc gia” được Cục Quản lý Nhà nước về Điều tiết Thị trường & Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc, (GB/T 18354-2001) đề cập rằng logistics xanh, (được gọi là “logistics environmental” trong tiếng Anh) là “một hoạt động logistics nhằm tránh gây tổn hại đến môi trường từ hậu cần, làm sạch môi trường hậu cần và tận dụng tốt nhất các nguồn lực hậu cần”

Nhật Bản đưa ra định nghĩa về logistics xanh trong “Cẩm nang Doanh nghiệp Thúc đẩy Logistics Xanh từ góc nhìn CRS” do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch nước này xây dựng năm 2006 theo nghĩa rộng và hẹp Theo nghĩa hẹp, logistics xanh đề cập đến việc hoạt động logistics có thể giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là carbon dioxide, từ góc độ tuân thủ Nghị định thư Kyoto Theo nghĩa rộng, các đối tượng của yếu tố “xanh” bao gồm NOX, SOX và PM Đối với yếu tố “logistics”, nó được coi là một hệ thống phân phối hàng hóa tổng thể, bao gồm các phản ứng có hệ thống, nỗ lực của doanh nghiệp và sự cộng sinh với cộng đồng địa phương

Ngoài ra, có rất nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về logistics xanh từ nhiều cách tiếp cận khác nhau Tại Việt Nam, khái niệm logistics xanh vẫn còn tương đối mới nên hiện chưa có một cách hiểu thống nhất và rõ ràng Theo

Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 thì “Logistics xanh là hoạt động logistics hướng tới các

mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường”, về cơ bản, định nghĩa này có phần tương đồng với định nghĩa do Trung Quốc đưa

ra

Trong nhiều nghiên cứu, một số học giả gọi là Logistics Môi trường, Logistics Sinh thái hay Logistics Xanh nhưng cốt lõi vẫn là logistics liên quan đến môi trường Theo

(Sbihi & Eglese, 2010), Logistics xanh nhấn mạnh vào những nỗ lực và biện pháp nhằm

giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững

giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường Theo Alan McKinnon (2017) thì Logistics

xanh được hiểu là “việc tích hợp các yếu tố môi trường vào tất cả các khía cạnh quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, mua sắm, vận chuyển, lưu trữ, phân phối, tiêu thụ và quản lý cuối đời, đồng thời cải thiện hiệu suất và giảm chi phí." Tóm lại, mặc dù có

Trang 35

nhiều quan điểm khác nhau, nhưng sẽ không sai khi nói rằng hiệu quả hoạt động của ngành logistics xét về mặt bền vững, bao gồm phát triển kinh tế, môi trường và xã hội đồng thời có thể hiểu rằng logistics xanh là tích hợp các yếu tố môi trường vào quá trình logistics nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất tiếp cận về logistics xanh

theo khái niệm được Bộ Công Thương đưa ra (2022) đó là: “Logistics xanh là hoạt động

logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường”

2.2 Ảnh hưởng của logistic và logistics xanh đến xuất khẩu hàng hóa

2.2.1 Ảnh hưởng của Logistics đến xuất khẩu

Logistics từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu Nó đảm bảo rằng hàng hoá được vận chuyển đúng thời gian, địa điểm và điều kiện để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu Sự hiệu quả và khả năng linh hoạt của hệ thống logistics có thể có tác động đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia và cả hệ thống kinh tế toàn cầu, tác động trực tiếp của logistics thông quan các khía cạnh sau:

Logistics tăng hiệu quả cơ cấu chi phí hàng hóa xuất khẩu: Trong cơ cấu chi phí xuất

khẩu hàng hóa, chi phí logistics chiếm một tỷ trọng đáng kể và tác động rất lớn đến khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, các chi phí thương mại trên thế giới đang ngày càng gia tăng (Arvis và các cộng sự, 2013) Theo nghiên cứu của Hội đồng Logistics toàn cầu, chi phí logistics trung bình chiếm khoảng 10-15% tổng giá trị của một sản phẩm xuất khẩu Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý và tối ưu hóa chi phí logistics để giảm thiểu chi phí xuất khẩu Logistics đóng một vai trò quan trọng trong thương mại giúp giảm chi phí vận chuyển và kích thích tăng trưởng (Bugarčić và cộng sự, 2020) Mặt khác, các giao dịch quốc tế cần phải sử dụng nhiều loại giấy tờ, chứng thực rườm rà, làm tiêu tốn chi phí Do đó, sự phát triển của Logistics sẽ tạo ra cuộc cách mạng về vận tải và dịch vụ, đồng thời chi phí, giấy tờ tài liệu trong quá trình luân chuyển hàng hóa cũng được giảm thiểu, các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông (Diễm, 2021)

Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu Hệ thống logistics đóng vai trò quan trọng trong

việc kết nối các đối tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu Theo báo cáo Global Supply Chain Report 2021 của DHL, hơn 70% các công ty vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu đã tích hợp

Trang 36

các công nghệ số vào hệ thống logistics của mình để tăng cường tính linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các công ty này cho thấy rằng việc quản lý và tối ưu hóa hệ thống logistics là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của chuỗi cung ứng toàn cầu

Logistics và năng lực cạnh tranh quốc gia: Một hệ thống logistics hiệu quả cũng ảnh

hưởng đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế Theo báo cáo Logistics Performance Index 2021 của Ngân hàng Thế giới, các quốc gia có hệ thống logistics tốt nhất là Singapore, Đan Mạch, Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ Trong khi đó, các quốc gia có hệ thống logistics kém hiệu quả thường gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế Rajesh và Senthilkumar (2014) cho thấy hiệu suất logistics được liên kết tích cực với năng lực cạnh tranh xuất khẩu Nghiên cứu phân tích hiệu suất logistics của một số quốc gia và nhận thấy rằng những quốc gia có điểm hiệu suất logistics cao cũng có điểm cạnh tranh xuất khẩu cao hơn Điều này cho thấy rằng cải thiện quản lý logistics có thể dẫn đến tăng cường khả năng cạnh tranh trong các thị trường quốc tế và nâng cao khả năng gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu Như vậy, thông qua các nghiên cứu, việc quản lý logistics hiệu quả có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh của một quốc gia Đồng thời cải thiện hiệu suất logistics có thể dẫn đến sự cạnh tranh xuất khẩu tăng cao và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia

Logistics tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hóa: Hệ thống logistics hiệu quả có

thể giúp của một quốc gia Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong năm 2020, các quốc gia đạt mức hiệu quả cao trong lĩnh vực logistics đều có xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng Ví dụ, Singapore, Đan Mạch và Đức đều có tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt trên 80%, trong khi tỷ lệ này của các quốc gia có hiệu quả logistics kém hơn là khoảng 20-30% Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cải thiện hệ thống logistics có thể giúp tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia Theo báo cáo Logistics Performance Index 2021 của Ngân hàng Thế giới, việc nâng cao hiệu quả hệ thống logistics của các quốc gia đang phát triển có thể giúp tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa lên đến 2%, trong khi ở các quốc gia phát triển, tăng cường hiệu quả logistics có thể giúp tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa lên đến 1,5% Ở chiều ngược lại, năng lực logistics yếu kém sẽ làm gia tăng tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu hư hỏng và tổn thất, đẩy giá thành xuất khẩu lên cao và làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xuất khẩu hàng hóa ở thị trường nước ngoài (Wiederer & Straube, 2019)

Trang 37

Kim và Choi (2019) cho rằng: việc quản lý logistics hiệu quả có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia Họ nhấn mạnh về trường hợp của Hàn Quốc, đã đầu tư nhiều vào cải thiện cơ sở hạ tầng logistics trong vài thập kỷ qua Điều này đã đóng góp vào sự tăng trưởng ngoạn mục của Hàn Quốc trong xuất khẩu, từ 9,9 tỷ USD vào năm 1970 lên 604 tỷ USD vào năm 2017, khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 6 trên thế giới (Ngân hàng Thế giới, 2020) Thành công của Hàn Quốc trong lĩnh vực logistics cũng dẫn đến sự phát triển của một số công ty logistics hàng đầu thế giới, như Hanjin và Hyundai Glovis, đã mở rộng hoạt động của mình toàn cầu Tương tự, một nghiên cứu của Song và Li (2008) đã phát hiện ra rằng logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu tại Trung Quốc Các tác giả đã lưu ý rằng lợi thế so sánh của Trung Quốc trong các ngành sản xuất lao động cường độ cao, chẳng hạn như dệt may và điện tử, kết hợp với hệ thống logistics hiệu quả, đã giúp đất nước này trở thành một nhà cung cấp hàng hóa quan trọng trên thị trường xuất khẩu toàn cầu Những nghiên cứu này và những nghiên cứu khác cho thấy rằng logistics có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia và tận dụng được lợi thế so sánh của họ Bằng cách thúc đẩy vận chuyển và phân phối hàng hóa, logistics có thể giúp các quốc gia tối đa hóa tiềm năng của các ngành công nghiệp chuyên môn của họ và tăng cường sự tham gia của họ trong thương mại toàn cầu

Như vậy, thông qua các nghiên cứu, có thể thấy rằng, việc quản lý logistics hiệu quả có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và nâng cao khả năng cạnh tranh của một quốc gia Đồng thời cải thiện hiệu suất logistics có thể dẫn đến sự cạnh tranh xuất khẩu tăng cao và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia

2.2.2 Ảnh hưởng của Logistics xanh đến xuất khẩu

Trong các nghiên cứu của mình, các tác giả đã chỉ ra logistics xanh và sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thương mại quốc tế hay xuất khẩu hàng hóa nói riêng có liên kết chặt chẽ với nhau (Arvis và cộng sự, 2007; Marti và cộng sự, 2014; Bensassi và cộng sự, 2015; Aldakhil và cộng sự, 2018) Đồng thời, logistics xanh cũng có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ môi trường, tiến bộ xã hội và tăng trưởng kinh tế thông qua việc đạt được những lợi ích từ xuất nhập khẩu (Khan và cộng sự, 2019):

Logistics xanh ảnh hưởng đến cơ hội xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là đến các thị trường có yêu cầu cao về môi trường:

Trang 38

Hiện nay, đã và đang tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa các quy định về môi trường và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung (Núñez-Sánchez, R.; Coto-Millán, 2012; Zhu và các cộng sự, 2005) Lý do là do các quy định về môi trường của các nước nhập khẩu, chẳng hạn như Chỉ thị về Phương tiện hết hạn sử dụng (ELV), Hạn chế các chất độc hại (RoHS), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) (2023) hình thành các rào cản thương mại xanh mới, làm tăng ngưỡng công nghệ, gia tăng các điều kiện về ngưỡng CO2 phát thải và ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu giảm đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài Trong số những nghiên cứu này, nghiên cứu của Van Beers và Van den Bergh là tiêu biểu nhất Dựa trên dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và sử dụng mô hình trọng lực, họ nhận thấy rằng các quy định nghiêm ngặt về môi trường của các nước nhập khẩu ảnh hưởng đáng kể và tiêu cực đến xuất khẩu của nước OECD Khối lượng nhập khẩu của các nước nhập khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các quy định về môi trường của các nước nhập khẩu Với tầm quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu, một quá trình logistics "không xanh" sẽ giới hạn cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu và thông quan hải quan (Werikhe và Jin, 2016) Những giải pháp logistics xanh giảm bớt các vấn đề xã hội và có mối liên hệ thuận lợi với các chỉ số kinh tế và bền vững môi trường (Khan và Qianli, 2017; Wang và cộng sự, 2018)

Trình độ logistics xanh của các nước xuất khẩu càng cao thì khối lượng xuất khẩu càng lớn:

Lý do có thể dẫn đến những kết quả này là do các nhà xuất khẩu thực hiện một số đổi mới trong lĩnh vực logistics xanh hoặc thực hiện các hoạt động xanh để giảm tác động tiêu cực từ bên ngoài của logistics trước áp lực từ các quy định về môi trường của chính phủ

hoặc các yếu tố khác (Lai và các cộng sự, 2012, Tseng, M.L.; Chiu, 2013; Jayaram, J.; Avittathur, 2015) Những đổi mới này có thể thúc đẩy hiệu quả kinh tế, môi trường, hoạt động và xã hội (Wong, C.W.Y, 2012) Nhờ đó, khả năng cạnh tranh được tăng cường hoặc

lợi thế cạnh tranh mới được phát huy, tạo điều kiện để kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng Trong khi đó, bằng cách thực hiện các hoạt động logistics xanh, các nhà xuất khẩu có thể tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường của nước nhập khẩu, điều này cũng có thể

làm tăng khối lượng xuất khẩu (Wang, 2015) Logistics xanh đạt hiệu quả càng cao thì

cường độ CO2 của nước nhập khẩu càng thấp và khối lượng xuất khẩu của nước xuất khẩu càng nhỏ (Qian, 2018) Nguyên nhân là do các quy định về môi trường của nước nhập khẩu làm giảm lượng khí thải CO 2 một cách hiệu quả và tăng năng suất carbon của nước nhập khẩu (Kuei, C.; Chow, 2013 , Zhang, 2022 ), nhưng những quy định này có thể trở thành

Trang 39

rào cản thương mại xanh mới đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, trong thời gian ngắn lượng xuất khẩu giảm nhưng về lâu dài lượng xuất khẩu tăng (De, S.R, 2012)

Vì vậy, dưới áp lực từ các quy định về môi trường, khách hàng, các bên liên quan khác và quản lý nội bộ, các nhà xuất khẩu phải thực hiện các hoạt động logistics xanh, chẳng hạn như mua hàng xanh, vận chuyển xanh, đóng gói xanh, đạt được chứng nhận ISO 14000 và logistics ngược, để giảm thiểu tác hại đối với môi trường và phát huy hiệu quả kinh tế, hoạt động, môi trường và xã hội của họ (Mathiyazhagan, K.; Govindan, K.; Noorul, H.A (2014)) Ngoài ra, các hoạt động logistics xanh tuân thủ các quy định về môi trường trong nước hoặc nước ngoài có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và tăng khối lượng xuất khẩu Các kết quả nghiên cứu hiện tại sẽ hỗ trợ chính phủ và các nhà xuất khẩu hiểu được mối quan hệ giữa logistics xanh và thương mại quốc tế, đồng thời giúp cải thiện chính sách và hoạt động xanh của họ hướng tới phát triển bền vững, tác động sâu rộng một cách tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia cả về chất lẫn về lượng

2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Lý thuyết về mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế

Mô hình trọng lực là một mô hình áp dụng cho lý thuyết về thương mại quốc tế, xuất phát từ lý thuyết vật lý của Newton mà trong vật lý, lực hút của 2 vật tỷ lệ thuận với tích khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 vật Tiền đề cơ bản của mô hình này là khối lượng thương mại song phương tỷ lệ thuận với sản phẩm GDP của cả 2 quốc gia và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 quốc gia, dựa trên giả định rằng mô hình thương mại giữa các quốc gia được xác định bởi quy mô kinh tế và khoảng cách (Deardorff, 1998)

Mô hình trọng lực có thể được hiểu là lực hấp dẫn (𝐺𝐹𝑖𝑗) giữa 2 vật thể (𝑖 và 𝑗) sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng (𝑀𝑖 và 𝑀𝑗) của một vật thể và tỷ lệ nghịch với khoảng cách (𝐷𝑖𝑗)

Trong thương mại quốc tế, mô hình trọng lực có thể được thực hiện theo công thức (2) và xuất khẩu (𝐸𝑖𝑗) từ quốc gia 𝑖 sang quốc gia 𝑗 có thể được sử dụng thay cho trọng lực (𝐺𝐹𝑖𝑗)

Trang 40

Phương trình (3) có thể thu được bằng cách sửa đổi phương trình (2), sử dụng một biến thay thế cho khối lượng (𝑀)

𝑙𝑛𝐸𝑖𝑗 = 𝛼 + 𝛽1𝑙𝑛𝐺𝐷𝑃𝑖 + 𝛽2𝑙𝑛𝐺𝐷𝑃𝑗 + 𝛽3𝑙𝑛𝐷𝑖𝑗 (3) Trong đó: (𝛽1 > 0, 𝛽2 > 0, 𝛽3 < 0)

Phương trình (3) nhận được sau khi áp dụng phương trình (2) với GDP đại diện cho khối lượng (M) trong mô hình trọng lực Việc áp dụng thu nhập về mặt lý thuyết có thể là nền tảng vững chắc như một biến số có tác động tích cực đến thương mại Khoảng cách (D) giữa hai quốc gia là một trở ngại điển hình đến thương mại song phương giữa hai quốc gia Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) là những nhà nghiên cứu đầu tiên ứng dụng mô hình trọng lực trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô dòng thương mại quốc tế Bằng cách ứng dụng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton (1687), mô hình này phản

ánh rằng: quy mô thương mại giữa 2 quốc gia tỷ lệ thuận với GDP của các quốc gia và

tỷ lệ nghịch với khoảng cách địa lý giữa chúng Anderson (1979) đã áp dụng sự khác biệt

hóa sản phẩm để giải thích sự tồn tại của biến thu nhập trong mô hình trọng lực, giải thích mối quan hệ giữa khối lượng thương mại và sự nhân lên của thu nhập

Ban đầu, mô hình trọng lực bị phê phán là thiếu nền tảng lý thuyết Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này không chỉ cung cấp nền tảng lý thuyết mà còn bổ sung nhiều biến độc lập mới cho mô hình này Một số yếu tố phổ biến là: GDP bình quân đầu người (đại diện cho thu nhập của người tiêu dùng hoặc quy mô nền kinh tế của một quốc gia), tỷ giá hối đoái (đại diện cho giá bán sản phẩm), độ mở của nền kinh tế (hoặc độ mở thương mại), khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia có mối quan hệ thương mại với nhau

Đặc biệt, nhiều tác giả đã nghiên cứu phân tích tập trung về các yếu tố tác động đến xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển Chẳng hạn, như Eyayu (2014) phân tích số lượng đầu vào sản xuất và chất lượng thể chế nước xuất khẩu; hay Filippini và cộng sự (2003) phân tích tác động của “khoảng cách công nghệ” đến xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia, hoặc giữa nước xuất khẩu với một nhóm nước nhập khẩu

Trong bài Nghiên cứu Determinants of Egyptian Agricultural Exports: A Gravity

Model Approach của Hatab và các cộng sự (2010) cho thấy, mô hình trọng lực có dạng tổng

quát của như sau:

Trong đó: Xij: Kim ngạch xuất khẩu từ nước i sang nước j; Yi và Yj: GDP của nước i và j; Dij là khoảng cách địa lý giữa 2 quốc gia i và j

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w