1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của fdi và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại việt nam giai đoạn 1990 – 2022 kết quả từ phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Dựa trên kết quả hồi quy, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất và kiến nghị để phát huy tác động tích cực của FDI và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong thời gian

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ẢNH HƯỞNG CỦA FDI VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2022:

KẾT QUẢ TỪ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐA HỢP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ẢNH HƯỞNG CỦA FDI VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2022:

KẾT QUẢ TỪ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐA HỢP

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích và dẫn dắt đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác nhau và được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên dưới các bảng biểu Các kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Tất cả các số liệu trong bài nghiên cứu dưới đây đảm bảo trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây

Nhóm tác giả

Lý Thị Chinh, Nguyễn Đại Đức, Nguyễn Minh Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học: “Ảnh hưởng của đầu

tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990-2022: Kết quả từ phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp”,

nhóm đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ cơ quan, cá nhân và tổ chức Đồng thời, đề tài nghiên cứu hoàn thành dựa trên các sự tham khảo, học tập từ các nghiên cứu liên quan

Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên TS Trịnh Thị Hường và ThS Trương Quang Minh, hai thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ

nhóm trong quá trình thực hiện đề tài Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Thương mại và thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này

Do năng lực còn hạn chế, đề tài nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bài nghiên cứu của nhóm được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2024

Nhóm tác giả

Lý Thị Chinh, Nguyễn Đại Đức, Nguyễn Minh Đức

Trang 5

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu xem xét và làm rõ ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại trong giai đoạn 1990 - 2022 tại Việt Nam Dựa trên kết quả hồi quy, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất và kiến nghị để phát huy tác động tích cực của FDI và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong thời gian tới Tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam tăng qua các năm, đặc biệt khí CO2 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu gồm 3 khí CO2, CH4 và N2O Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa hợp để đánh giá tác động của 5 biến độc lập: Thu nhập bình quân đầu người (LGDP), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), độ mở thương mại (OPEN), sản xuất điện từ nguồn than (EPNR), năng lượng tái tạo (LREN), nhập khẩu năng lượng ròng (EI) đến phát thải khí nhà kính (GHGE) và các khí thành phần

Thông qua mô hình hồi quy đa hợp, đầu tư trực tiếp nước ngoài làm giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng tỷ lệ khí CO2 trong cơ cấu của phát thải khí nhà kính Ngược lại, độ mở thương mại có tác động tăng phát thải khí và giảm tỷ lệ khí CO2 Kết quả nghiên cứu cho thấy phát thải khí nhà kính bị tác động của nhiều nhân tố và có chiều tác động khác nhau Do đó, chính sách phát triển kinh tế bền vững cần tính đến tổng lượng khí phát thải và tỷ lệ các khí cấu thành, đặc biệt là CO2

Thông qua kết quả thu được, một số kiến nghị đã được nhóm tác giả đề xuất nhằm đưa ra hướng cải thiện, giúp gia tăng thêm các tác động tích cực của FDI và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG BIỂU viii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 3

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 3

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu 3

1.6.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

1.7 Bố cục nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 5

2.1.1 Cơ sở lý thuyết về biến đổi khí hậu 5

2.1.2 Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại 6

2.2 Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2023 8

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 8

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 8

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 10

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu 11

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

Trang 7

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 13

3.2 Phương pháp nghiên cứu 14

3.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp và mô hình hồi quy đa hợp 14

3.2.2 Các lý thuyết kiểm định 17

3.3 Các yếu tố tác động đến phát thải khí nhà kính 20

3.4 Mô hình hồi quy thực nghiệm 22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU 25

4.1.Thực trạng vấn đề nghiên cứu 25

4.1.1 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2022 25

4.1.2 Thực trạng độ mở thương mại tại Việt Nam 30

4.1.3 Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam 33

4.2 Kết quả các phân tích các nhân tố ảnh hưởng 37

4.2.1 Thống kê mô tả các biến quan sát 37

4.2.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 40

4.2.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 41

4.2.4 Kết quả mô hình hồi quy 42

4.3 Đánh giá kết quả 44

4.3.1 Tác động của thu hút FDI tới phát thải khí nhà kính 44

4.3.2 Tác động của sản xuất điện từ nguồn than tới phát thải khí nhà kính 45

4.3.3 Tác động của GDP bình quân đầu người tới phát thải khí nhà kính 46

4.3.4 Tác động của độ mở thương mại tới phát thải khí nhà kính 46

4.3.5 Tác động của sử dụng năng lượng tái tạo tới phát thải khí nhà kính 46

4.3.6 Tác động của nhập khẩu năng lượng ròng tới phát thải khí nhà kính 47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

5.1 Kết luận và kiến nghị 48

5.1.1 Kết luận 48

5.1.2 Kiến nghị 49

5.2 Hạn chế của nghiên cứu 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC: BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

STT Kí hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

1 ARDL Autoregressive Distributed Lag Phân phối trễ tự hồi quy 2 CoDa Compositional data analysis Phương pháp phân tích dữ

5 OECD Organisation for Economic

Co-operation and Development

8 EVFTA EU–Vietnam free trade

agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu –

Việt Nam

9 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

10 FMOLS Fully modified ordinary least

square

Phương pháp bình phương nhỏ nhất được hiệu chỉnh

hoàn toàn

11 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội 12 GHGE Greenhouse gas emissions Phát thải khí nhà kính

15 LULUCF Land use, land-use change, and

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 3.1 Mô hình đề xuất các yếu tố kinh tế và yếu tố năng lượng tác động đến phát thải khí nhà kính 23 Hình 4.1 Tổng vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1990 – 2022 25 Hình 4.2 Biểu đồ tròn tổng vốn đăng ký và số dự án của các quốc gia có vốn FDI cao nhất vào Việt Nam lũy kế đến năm 2022 27 Hình 4.3 Độ mở thương mại tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2022 30 Hình 4.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2022 Đơn vị: Triệu USD 32 Hình 4.5 Biểu đồ về lượng khí phát thải nhà kính qua các năm (trái) và biểu đồ tam giác về cơ cấu khí phát thải 39

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu 13

Bảng 4.1 FDI vào Việt Nam theo khu vực lũy kế đến 31/12/2022 28

Bảng 4.2 Phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1994-2014 (Đơn vị: Triệu tấn CO2 tđ) 33

Bảng 4.3 Lượng phát thải KNK giai đoạn 2015-2020 (Đơn vị: Triệu tấn CO2 tđ) 36 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến quan sát 38

Bảng 4.5 Mô hình hồi quy với kiểm định Glejser 40

Bảng 4.6 Mô hình hồi quy dựa trên biến phụ thuộc 41

Bảng 4.7 Bảng hệ số VIF 41

Bảng 4.8 Mô hình hồi quy dựa trên biến phụ thuộc 42

Bảng 4.9 Hệ số hồi quy 44

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới Sau hơn 35 năm mở cửa, Việt Nam đã thu hút 524 tỷ USD vốn đăng ký FDI Đết hết năm 2022, có hơn 36.000 dự án FDI đang hoạt động, với số vốn đạt 441 tỷ USD Bên cạnh đó, hoạt động thương mại cũng phát triển mạnh Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2022 tăng hơn 100 lần, đạt 678,5 tỷ USD vào năm 2022 Đi kèm với các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, chúng ta đang hướng tới sự phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh tế xanh nói riêng (General 2015) Do đó, vấn đề biến đổi khí hậu luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu và người làm chính sách mà còn thu hút sự chú ý của cộng đồng và các doanh nghiệp

Phát thải khí nhà kính (Greenhouse gas emissions, GHGE) là một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng phát thải GHGE của Việt Nam đã tăng gấp 3,5 lần trong giai đoạn 1990-2020 (Nguyễn Văn Hiếu & Nguyễn Hoàng Nam, 2021) Việt Nam là quốc gia đứng đầu về tăng trưởng thương mại và thu hút đầu tư, nhưng cũng là quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế gây ra Việt Nam luôn nằm trong top 25 quốc gia có lượng phát thải cao nhất thế giới trong những năm gần đây (World Bank, 2023) Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, cũng như tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam Do vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững cần gắn với phát triển kinh tế đồng thời giảm tác hại đến môi trường Nghiên cứu tác động của phát thải khí nhà kính do các hoạt động kinh tế thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và nhà quản lý Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính ở Việt Nam (Nguyễn Hà Linh, 2023; Thành & Khương, 2017) Tuy nhiên, do phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là các khái niệm phức tạp nên cần thêm các đánh giá đa chiều Vì vậy, việc đánh giá các yếu tố tác động tới phát thải khí nhà kính thường xuyên và toàn diện đóng vai trò cần thiết nhằm đưa ra các chính sách thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2022: Kết quả từ phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp” xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại đến lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2022 thông qua dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức kinh tế Nhóm tác giả đề xuất sử dụng

Trang 12

mô hình hồi quy đa biến kết hợp mô hình phân tích dữ liệu đa hợp để có đánh giá toàn diện về tổng lượng phát thải GHGE và cơ cấu của lượng phát thải từ 3 khí chính là CO2, CH4 và N2O

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định mức độ và chiều tác động của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2022; từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện ảnh hưởng tiêu cực của phát triển kinh tế đến lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Từ mục tiêu tổng quát của đề tài, có 3 mục tiêu cụ thể được xác định cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung là:

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát thải khí nhà kính, đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại và tác động của đầu tư nước ngoài, độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế và phát thải khí nhà kính của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2022 Sử dụng mô hình phân tích dữ liệu đa hợp để đánh giá và đo lường chiều tác động của các nhân tố đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp và chính sách để thúc đẩy tác động tích cực của FDI, độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Có các nhân tố ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam?

- Mức độ tác động của các nhân tố đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam như thế nào?

- Hệ thống kiến nghị, giải pháp để thúc đẩy tác động tích cực của các yếu tố kinh tế đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong thời gian tới?

Trang 13

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2022

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 33 năm từ năm 1990 đến năm 2022

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được giới hạn chủ yếu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các số liệu về thu hút FDI, xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp phân tích định tính phân tích thực trạng biến đổi của dòng vốn FDI, độ mở thương mại và tình hình phát thải khí nhà kính tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2022 để góp phần củng cố kết quả nghiên cứu định lượng Đồng thời, phân tích định tính giúp quá trình thu thập, tổ chức sắp xếp và giải thích ý nghĩa của dữ liệu có sự đan xen, gắn bó với nhau, góp phần giải thích rõ hơn kết quả của phân tích định lượng

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu sử dụng các thống kê mô tả và mô hình kinh tế lượng cùng các kiểm định về sự phù hợp của mô hình thông qua phần mềm Eviews 12 SV, phần mềm R

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu

1.6.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài “Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2022: Kết quả từ phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp” sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu, các bộ, ban ngành, cơ quan quản lý nhà nước có góc nhìn, đánh giá chi tiết hơn về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam; từ đó có những chính sách, quyết định phù hợp để thực hiện chiến lược tăng trưởng bền vững, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường của Việt Nam trong thời gian tới

Trang 14

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học thực nghiệm khác của sinh viên và giảng viên Mô hình phân tích đa hợp có thể được áp dụng trong các chủ đề khác

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu xác định và đánh giá rõ được nhân tố nào ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, đến từng thành phần các yếu tố trong phát thải khí nhà kính

Tăng trưởng bền vững luôn là mục tiêu lâu dài trong tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Kết quả của nghiên cứu đòi hỏi các cơ quan, bộ, ban ngành cần phối hợp để đề ra các phương án, chính sách để giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại, tăng cường thu hút đầu tư để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững của quốc gia

1.7 Bố cục nghiên cứu

Bên cạnh mục lục, tóm tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu được chia thành 5 chương:

Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi của nghiên cứu, đưa ra ý nghĩa và kết cấu bài nghiên cứu

Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu, nêu được nền tảng lý thuyết về FDI, độ mở thương mại, phát thải khí nhà kính và các lý thuyết khác có liên quan; các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố trước đó

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong Chương 3, nhóm nghiên cứu trình bày phương pháp tiếp cận, thu nhập và xử lý dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ Chương 4 trình bày tổng quan về thực trạng vấn đề nghiên cứu đồng thời đưa ra kết quả của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả xử lý

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên cơ sở kết quả và đánh giá từ Chương 4, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường phát triển kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các đóng góp, hạn chế của đề tài nghiên cứu, từ đó đề xuất hướng nghiên cứu cho những công trình nghiên cứu trong tương lai

Trang 15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Cơ sở lý thuyết về biến đổi khí hậu 2.1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu – Climate Change: Sự thay đổi của khí hậu (Định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ (Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự, 2010)

2.1.1.2 Khí thải nhà kính

a Khái niệm khí thải nhà kính

Khí thải nhà kính là các thành phần khí của khí quyển, gồm các khí trong tự nhiên và các khí sinh ra do hoạt động của con người, hấp thụ và phát xạ bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong khoảng phổ của bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra từ bề mặt trái đất, khí quyển và bởi mây Các đặc tính này gây ra hiệu ứng nhà kính, chỉ hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt trái đất ấm lên (Tổng cục thống kê, 2016)

Theo Luật Bảo vệ môi trường: Khí thải nhà kính (hay khí nhà kính) là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính (theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14) Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí thải nhà kính chính đáng lo ngại phải kể đến Cácbon Đioxit (CO2), mêtan (CH4) và Đi Nitơ oxit (N2O)

Trong đó, CO2 tồn tại trong khí quyển 1.000 năm, mêtan tồn tại trong khoảng 10 năm còn đi nitơ oxit tồn tại trong khoảng 120 năm

b Các khí nhà kính, nguồn gốc và đặc điểm

Khí Cacbon Điôxít - Carbon dioxide (𝐂𝐎𝟐)

Khí CO2 vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa từ những hoạt động công nghiệp đồng thời là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong bầu khí quyển chỉ sau CFC Ngoài ra, cho dù CFC chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng nó không đóng góp nhiều vào hiệu ứng nhà kính mà chủ yếu gây phá hủy tầng ozon

Trang 16

Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi ngày nay người ta tập trung quy trách nhiệm chính cho loại khí thải này đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu

Khí Mêtan – Methane (CH4)

Mêtan – Methane (CH4): Một trong sáu khí nhà kính được kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto Nó có thời gian tồn tại trong khí quyển tương đối ngắn: 10 ± 2 năm Các nguồn mêtan chủ yếu là bãi rác thải, mỏ than, ruộng lúa, các hệ thống khí tự nhiên và súc vật nuôi Mêtan được sinh ra bởi sự phân hủy yếm khí của các chất hữu cơ trong đầm lầy, ruộng lúa và trong cả dạ dày gia súc, do đó, sự phát thải mêtan liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp và chăn nuôi Vì vậy, nồng độ mêtan tăng liên tục trong vài thế kỷ qua, đi đôi với sự tăng dân số và phát triển kinh tế thế giới (Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự, 2010)

Khí Đi Nitơ Oxit - Nitrous oxide (𝑵𝟐𝟎)

Đi Nitơ Oxit là một trong những khí vi lượng góp phần làm nóng lên nhà kính cũng như làm suy giảm tầng ôzon ở tầng bình lưu Khí N2O được hình thành tự nhiên trong khí quyển, chủ yếu do quá trình phân hủy của các chất hữu cơ chứa nitơ trong đất, nước và các sinh vật Tuy nhiên, hoạt động của con người cũng là một nguồn phát thải lớn của khí N2O, bao gồm: Sản xuất phân bón, đốt cháy nhiên liệu hóa học, trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu

2.1.2 Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại 2.1.2.1 Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1997), FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2008), “FDI là một loại đầu tư phản ánh mục tiêu của việc thiết lập mối quan tâm lâu dài của một doanh nghiệp thường trú tại một nền kinh tế (đầu tư trực tiếp) trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) là cư dân trong một nền kinh tế khác hơn so với đầu tư trực tiếp Sự quan tâm lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến việc quản lý của doanh nghiệp Quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 10% quyền biểu quyết của một doanh nghiệp trong một nền kinh tế bởi một nhà đầu tư trong nền kinh tế khác là bằng chứng của một mối quan hệ như vậy”

Trang 17

Theo Luật Đầu tư năm 2005 (tại Điều 3), “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”, “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”

Như vậy, có thể hiểu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư, phản ánh sự di chuyển của các dòng vốn, công nghệ, … từ nước này sang nước khác để kinh doanh theo thời gian dài với mục tiêu lợi nhuận và người đi đầu tư là người có sở hữu vốn có quốc tịch là người nước ngoài và trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư

2.1.2.2 Cơ sở lý thuyết về độ mở thương mại

Định nghĩa của tính mở trong thương mại đã thay đổi đáng kể trong ba thập kỷ qua Krueger (1978) mô tả nền kinh tế mở là nền kinh tế sử dụng các chính sách để định hướng xuất khẩu diễn ra thuận lợi, và ta có thể thấy điển hình nhất trong chế độ tỷ giá hối đoái Ngược lại, Harrison (1996) nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung lập của các biện pháp khuyến khích giữa tiết kiệm từ thay thế nhập khẩu và thu nhập từ xuất khẩu Theo Harrison (1996), một thước đo tốt trong chính sách thương mại sẽ nắm bắt được sự khác biệt giữa chế độ trung lập, đóng cửa quốc gia và thúc đẩy xuất khẩu Anderson và Neary (1992) tin rằng sự mở cửa thể hiện mức độ thương mại của một số nền kinh tế bị bóp méo bởi các rào cản thuế quan và phi thuế quan Tác giả cũng phát triển một “chỉ số hạn chế thương mại” để đo lường sự thiếu cởi mở của một quốc gia

Có thể thấy, dù quan niệm về độ mở thương mại thay đổi trong từng thời kỳ, nhưng nhìn chung, độ mở thương mại xuất phát từ nền kinh tế mở Nền kinh tế mở là một nền kinh tế có tỷ trọng thương mại tương đối cao trong hoạt động kinh tế tổng thể và có sự tương tác và liên kết đáng kể với phần còn lại của thế giới Nói cách khác, một nền kinh tế mở phải có hoạt động thương mại mạnh mẽ và phải là nước đóng góp đáng kể cho thương mại thế giới (Squalli and Wilson, 2011) Từ đó, độ mở thương mại có thể được định nghĩa là mức độ mà một nền kinh tế duy trì định hướng hướng ngoại của mình trong thương mại Cũng theo Squalli & Wilson (2011), độ mở thương mại được tính bằng cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước cùng thời kỳ đó Công thức cụ thể được minh họa như sau:

Độ 𝑚ở 𝑡ℎươ𝑛𝑔 𝑚ạ𝑖 =𝑋𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢 + 𝑁ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢 𝐺𝐷𝑃

Trang 18

2.2 Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2023

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu về các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến khí thải nhà kính

Tác giả Reema Gh Alajmi (2021) đã sử dụng phương pháp LMDI (Logarithmic mean Divisia index) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính từ năm 1990 đến năm 2016 Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hai lĩnh vực tác động mạnh nhất đến phát thải khí nhà kính là lĩnh vực ngành điện và giao thông Trong đó, tác động của việc thực hiện các hoạt động, sử dụng năng lượng và dân số trong ngành điện lớn hơn so với ngành giao thông Ngoài ra, Ansuategi và Escapa (2002) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ số về suy thoái môi trường và thu nhập Nghiên cứu đưa ra kết quả về sự tương tác giữa mối quan hệ giữa kinh tế - khí hậu: Tầm quan trọng của không gian và thời gian mức độ ô nhiễm để xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường; Các chất ô nhiễm xuyên biên giới hoặc tăng lên đơn điệu hoặc có những bước ngoặt ở mức cao thu nhập bình quân đầu người trừ khi họ phải chịu đến một sáng kiến chính sách đa phương Một kết quả khác, Neequaye và Oladi (2015) sử dụng phương pháp dữ liệu bảng cho một số quốc gia đang phát triển và sử dụng mô hình tác động cố định đã cho thấy tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người có tác động làm giảm phát thải khí nhà kính Xu hướng này cũng đã được chứng minh tại 27 quốc gia đang phát triển Cùng nghiên cứu về các quốc gia đang phát triển, Kastratović (2019) đã phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp của các nước đang phát triển bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 63 quốc gia đang phát triển từ năm 2005 – 2014 Nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp đến cường độ phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển

Các nghiên cứu về tác động của yếu tố năng lượng đến phát thải khí nhà kính

Nana Yaw Amponsah và các cộng sự (2014) nhấn mạnh rằng: “Sản xuất điện và nhiệt là những nguyên nhân chính gây ra phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu” Bài nghiên cứu đặc biệt chú ý đến các công nghệ năng lượng điện và nhiệt tái tạo (RET) và đánh giá sự hiểu biết hiện tại cũng như ước tính về lượng phát thải khí nhà kính trong vòng đời từ một loạt công nghệ sản xuất điện và nhiệt tái tạo Tổng hợp từ 79 bài nghiên cứu liên quan đến vòng đời của năng lượng tái tạo, nhóm tác giả đưa ra kết luận: Ước tính lượng khí thải nhà kính bằng nhiệt và điện từ nhiên liệu hóa thạch cho thấy lượng phát thải KNK trong vòng đời tương đối cao hơn ở các nguồn

Trang 19

thông thường so với các nguồn tái tạo, ngoại trừ sản xuất điện bằng năng lượng hạt nhân Tại Hoa Kỳ, Hankey và Marshall (2010) tìm hiểu hình thức đô thị tác động như thế nào đến lượng phát thải khí nhà kính từ phương tiện chở khách, nguồn phát thải khí nhà kính giao thông đô thị lớn nhất Bài nghiên cứu sử dụng và phát triển phương pháp tiếp cận Monte Carlo mô tả số liệu thống kê tổng hợp cho hàng chục khu vực đô thị và đưa ra ba kịch bản về phương tiện và công nghệ nhiên liệu Kết quả cho thấy, để giảm thiểu biến đổi khí hậu đối với lượng khí thải xe cộ đô thị của Hoa Kỳ sẽ có thể cần phải kết hợp các thành phần từ cả ba chiến lược: (i) nâng cao hiệu suất của phương tiện, (ii) giảm hàm lượng carbon nhiên liệu và (iii) giảm tốc độ tăng trưởng VKT (vehicle-kilometers traveled) Tại Úc, Yasir Khan và Fang Liu (2023) lại tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa CO2 khí thải, nhập khẩu năng lượng, cường độ năng lượng và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và không tái tạo từ năm 1990 đến năm 2021 Dựa trên mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag), các phát hiện cho thấy nhập khẩu năng lượng và sản xuất điện từ các nguồn năng lượng không tái tạo cho thấy tác động xấu đến môi trường xanh; cường độ năng lượng thấp hơn và sản xuất điện từ các nguồn tái tạo cho thấy tác động tích cực đến chất lượng môi trường; Cuối cùng, sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đóng một vai trò tất yếu mà cuối cùng giúp bền vững môi trường ở Úc

Các nghiên cứu toàn diện về tác động của cả yếu tố kinh tế và năng lượng đối với phát thải khí nhà kính

Woraphon Yamaka (2021) đã nghiên cứu tác động của kinh tế và năng lượng đối với phát thải khí nhà kính từ hai cường quốc lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc bằng mô hình nghiên cứu hồi quy truyền thống Tác giả cung cấp minh chứng về các yếu tố kinh tế tác động làm tăng lượng khí thải nhà kính và một giải pháp giảm phát thải khí nhà kính là sản xuất năng lượng tái tạo Trong đó, tác động của các yếu tố kinh tế đối với Trung Quốc và Mỹ lại có sự khác nhau Các yếu tố kinh tế của Trung Quốc được cho là làm tăng lượng phát thải khí nhà kính, trong khi lượng phát thải khí nhà kính ở Mỹ lại giảm Tuy nhiên, việc sản xuất năng lượng tái tạo dẫn đến sự phát triển bền vững ở cả Hoa Kỳ và Trung Quốc Ngoài ra, Gulzar Tariq và các cộng sự (2022) đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất được hiệu chỉnh hoàn toàn (FMOLS) và bình phương nhỏ nhất động (DOLS) để nghiên cứu các yếu tố tác động đến biến đổi khí hậu Kết quả cho thấy thương mại, tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu làm tăng đáng kể lượng phát thải khí nhà kính Hiện tượng rò rỉ carbon cũng được đưa vào xem xét trong nghiên cứu này Kết quả cũng chứng minh rằng phát triển công nghệ xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, hiệu quả sử dụng năng lượng và nhập khẩu đều có mối tương quan nghịch đáng kể với phát thải khí nhà kính Do đó, nhập khẩu, quy

Trang 20

trình kỹ thuật tiên tiến, quá trình chuyển đổi từ năng lượng không xanh sang tiêu thụ năng lượng xanh và hiệu quả sử dụng năng lượng là những yếu tố quan trọng trong việc thực thi luật về biến đổi khí hậu Tương tự, Radosław Miskiewicz (2021) tìm thấy kết quả thực nghiệm của yếu tố sáng chế, chi tiêu nghiên cứu và phát triển đều có tác động tích cực trong việc giảm phát thải khí nhà kính ở các quốc gia Visegrád (Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Check, Slovakia) bằng phương pháp luận FMOLS và DOLS

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Các bài nghiên cứu về phát thải khí nhà kính tại một số quốc gia ở Châu Á

Đào Thị Bích Ngọc và các cộng sự (2022) đã dùng phương pháp FMOLS, hồi quy phân vị để nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tố kinh tế và xã hội đến phát thải CO2 từ năm 1995 – 2015 tại 57 quốc gia (14 quốc gia phát triển và 43 quốc gia đang phát triển) Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội đến phát thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển là không giống nhau Nghiên cứu kết luận rằng: (i) tăng trưởng kinh tế, độ phức tạp của nền kinh tế có tác động hai chiều đến CO2 trong dài hạn ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển; (ii) dân số làm tăng phát thải CO2 Đặc biệt tác động của dân số đến các nước đang phát triển mạnh mẽ so với các nước phát triển; (iii) tiêu thụ năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích đối với các quốc gia phát triển hơn các quốc gia đang phát triển; (iv) tại một số quốc gia phát triển, mở cửa thương mại có tác động tích cực đáng kể trong khi ở một số ít quốc gia khác lại có tác động tiêu cực; (v) vốn đầu tư FDI được nhận định là không có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường; (vi) tác động của chất lượng thể chế tại các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển ngược chiều nhau Một nghiên cứu khác, Nguyễn Ngọc Đạt và các cộng sự (2017) đã sử dụng phương pháp moment tổng quát hóa (Generalized method of moments – GMM) từ dữ liệu bảng từ năm 1990 đến năm 2014 để nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn vốn FDI và vấn đề phát thải khí CO2 tới tăng trưởng kinh tế tại một số nước Châu Á Kết quả cho thấy, các nước có mức phát thải CO2 đầu người ổn định, tuy nhiên con số này ở với Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Indonesia CO2 lại có xu hướng tăng Đối với Việt Nam: Việt Nam đang xu hướng nhập khẩu ngành nghề sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (nhiệt điện…), với công nghệ sử dụng lỗi thời Điều này cho thấy Việt Nam có mức phát thải khí CO2 cao hơn so với một số nước và mức độ sử dụng năng lượng sạch cũng kém hiệu quả hơn so với một số nước trong khu vực Bằng phương pháp tác động cố định (Fixed Effect - FE) và áp dụng dữ liệu bảng (Panel data), Ngô Ngân Hà và Phan Thế Công (2023) đã phân tích ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế và năng lượng đến phát thải CO2 tại các quốc gia Đông

Trang 21

Á từ năm 2000 – 2021 Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tăng trưởng kinh tế và tuân thủ pháp luật có ảnh hưởng làm tăng phát thải CO2 Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng lượng tái tạo và kiểm soát tham nhũng có ảnh hưởng làm giảm phát thải CO2 tại các quốc gia này

Các bài nghiên cứu về khí thải nhà kính tại Việt Nam

Nguyễn Thị Hoài Thu (2023) đã sử dụng dữ liệu hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2021 để kiểm định tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát thải khí nhà kính ở Việt Nam Kết quả cho thấy, sự gia tăng FDI vào Việt Nam thời gian qua có tác động làm giảm phát thải khí nhà kính Cùng với đó là các nghiên cứu của Lê Trung Thành và Nguyễn Đức Khương (2017) đã chỉ ra rằng khi tăng GDP sẽ làm giảm lượng khí thải trong ngắn hạn nhưng trong tăng trong dài hạn Một kết quả đáng chú ý khác là tác động của độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính, cụ thể khi độ mở thương mại tăng thì lượng CO2 phát thải và phát thải khí nhà kính cũng tăng lên Hơn nữa, Nguyễn Hà Linh (2023) chỉ ra tác động của độ mở thương mại đến phát thải khí nhà kính tại Việt Nam Bằng cách sử dụng số liệu cấp tỉnh thông qua phương pháp GMM trong giai đoạn 2011 – 2019, tác giả đã thu được kết quả, độ mở thương mại tăng thì lượng CO2 phát thải cũng tăng lên Năm 2021, Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Hoàng Nam (2021) đã phân tích về phát thải khí nhà kính của Việt Nam từ năm 2000 – 2030, trong năm lĩnh vực: nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp, lâm nghiệp, đất đai và chất thải Bài nghiên cứu đã chỉ rõ các thách thức và cơ hội giảm thiểu phát thải khí nhà kính tại Việt Nam Trong đó nổi bật nhất là 2 thách thức: (i) Thiếu các kế hoạch, hướng dẫn cụ thể để thực hiện giảm phát thải KNK theo NDC ở cấp địa phương, (ii) Thiếu cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu

Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu các tác động đến phát thải khí nhà kính và các thành phần cấu thành của khí nhà kính, trong khi phát thải khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây lên hiện tượng nóng lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường Các nghiên cứu đa phần tập trung vào phân tích mối quan hệ cũng như sự tác động của một hoặc một vài yếu tố đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam Tuy nhiên, những bài nghiên cứu đó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng và hữu ích đối với những nhà nghiên cứu về chủ đề trên Và hơn hết, theo thời gian, sự tác động của các yếu tố đến phát thải khí nhà kính được mọi người ngày càng quan tâm, vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề này với phạm vi nghiên cứu khác nhau, với mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau cũng đã có những kết quả nghiên cứu mới về các góc nhìn khác nhau về vấn đề nghiên cứu

Trang 22

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và tìm hiểu các bài nghiên cứu về chủ đề sự tác động của các yếu tố đến khí thải nhà kính và đã đưa ra một số khoảng trống sau:

Thứ nhất, hiện nay vấn đề về môi trường và hiện tượng nóng lên toàn cầu đang

được sự quan tâm rất lớn từ thế giới, và hơn hết những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên cũng được mọi người quan tâm Trong đó, khí thải nhà kính là nguyên nhân chủ yếu tạo lên hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra những chính sách phù hợp để giảm thiểu lượng khí thải nhà kính của quốc gia là điều cần được chú trọng tại nước ta Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trong nước về khí thải nhà kính chỉ được thực hiện nhiều trong một vài năm gần đây và mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận còn hạn chế

Thứ hai, các yếu tố tác động đến khí nhà kính đến từ rất nhiều nguồn khác nhau

trong cuộc sống Có thể kể đến như: Các yếu tố kinh tế, các yếu tố xã hội, các yếu tố đến từ chính tự nhiên, các yếu tố đến từ các hoạt động sử dụng năng lượng, … Tuy nhiên, hiện nay các bài nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung vào nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác động đến khí nhà kính mà bỏ quên đi các yếu tố khác

Thứ ba, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại đến phát

thải khí nhà kính ở một số bài nghiên cứu có kết quả khác biệt Một số nghiên cứu đưa ra kết quả “đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại có tác động làm tăng lượng khí thải nhà kính”, nhưng lại có một số bài nghiên cứu lại đưa ra kết quả “đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại có tác động làm giảm phát thải khí nhà kính” Do đó, nghiên cứu sẽ phân tích và nhận định lại kết quả tác động của các biến này đến phát thải khí nhà kính

Thứ tư, hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh rằng “Khí thải nhà kính bao

gồm rất nhiều khí như: CO2, CH4, N2O, …” và những khí này đều có tác động rất lớn đến sự nóng lên toàn cầu Trong đó, CO2 có tỷ lệ lớn nhất và có tác động lớn nhất đến môi trường, tiếp đó là khí CH4 và N2O Tuy nhiên, tại Việt Nam các bài nghiên cứu có thiên hướng tập trung vào nghiên cứu phát thải khí CO2 là chủ yếu, thiếu nghiên cứu vào các khí thành phần như CH4 và N2O

Trang 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng, tức xem xét trong sự thay đổi về cả thời gian và không gian Các biến được xem xét trong khoảng thời gian 33 năm từ 1990-2022 trong phạm vi tại Việt Nam Tổng cộng 33 quan sát được thu thập để chạy mô hình định lượng

Số liệu định tính được sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các nguồn Tổng cục thống kê (GSO) (https://www.gso.gov.vn/en/px-web/), The World Bank Development Indicators Database (WDI) (https://data.worldbank.org/), Bộ Tài Nguyên và Môi trường (https://www.monre.gov.vn/) và các nguồn dữ liệu về công bố khoa học

Số liệu định lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu là số liệu được lấy từ các nguồn: World Bank (WB) (https://data.worldbank.org/), The World Bank Development Indicators Database (WDI) (https://data.worldbank.org/), Our World in Data (OWD) (https://ourworldindata.org/), Energy Institute (EI) (https://www.energyinst.org/), TCTK Việt Nam, trong giai đoạn 1990 – 2022 Các biến quan sát, kí hiệu, giai đoạn thu thập và nguồn được tổng hợp ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu Viết

GHGE Tổng phát thải khí nhà kính (bao gồm carbon

dioxide, metan và nitơ oxit)

Trang 24

OPEN

Độ mở cửa thương mại được tính theo công thức tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu chia cho tổng

sản phẩm quốc nội

Tự tính toán

LREN Năng lượng tái tạo tính theo % trên tổng tiêu thụ

năng lượng cuối cùng, được lấy logarit OWD

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp và mô hình hồi quy đa hợp

Trong phương pháp phân tích dữ liệu đa hợp (CoDa), dữ liệu đa hợp được biểu diễn bởi một vectơ đa hợp S gồm D thành phần đơn hình 𝑆𝐷 Trong đó, đơn hình (simplex) 𝑆𝐷 là không gian bao gồm các vectơ đa hợp gồm D thành phần, cụ thể:

𝑆𝐷 = { 𝑥 = (𝑥1, 𝑥2, … , 𝑥𝐷): 𝑥𝑗 > 0, 𝑗 = 1, 2, … , 𝐷; ∑𝐷𝑗=1𝑥𝑗 = 𝐾} (1) Cụ thể: Tổng các các thành phần của một vectơ 𝑥 bằng 𝐾 và 𝐾 là một hằng số dương tùy ý, thường được chọn 𝐾 = 1 hoặc 𝐾 = 100(%)

Mỗi véctơ 𝑥 ∈ 𝑆𝐷 có thể được chuẩn hóa, kí hiệu 𝐶(𝑥), bằng cách đưa về vectơ có tổng các thành phần bằng 1 (hoặc 100%) qua phép chuẩn hóa sau:

𝐶(𝑥) = 𝐶(𝑥1, 𝑥2, … , 𝑥𝐷) = ( 𝐾.𝑥1

∑𝐷𝑗=1𝑥𝑗, 𝐾.𝑥2

∑𝐷𝑗=1𝑥𝑗, … , 𝐾.𝑥𝐷

∑𝐷𝑗=1𝑥𝑗) (2) Trong đó: 𝑥 = (𝑥1, 𝑥2, … , 𝑥𝐷) là n véctơ dương bất kỳ

Do các thành phần của các vectơ phụ thuộc lẫn nhau, nên các tính toán thông thường không phù hợp (ví dụ khoảng cách Euclide) Do đó các phép toán được định nghĩa lại trên đơn hình 𝑆𝐷 Trong đó, các phép toán phải đảm bảo các nguyên tắc của độ đo Aichison (Aichison, 1986), cụ thể là Tỷ lệ bất biến (scale invariance), Hoán vị bất biến (permutation invariance) và Véctơ con nhất quán

 Phép cộng hai vectơ (Perturbation)

Với 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑆𝐷 thì tổng của 𝑥 và 𝑦 cũng là một vectơ đa hợp được ký hiệu 𝑥 ⊕ 𝑦, và

𝑥 ⊕ 𝑦 = 𝐶(𝑥1𝑦1, 𝑥2𝑦2, … , 𝑥𝐷𝑦𝐷) (3)

Trang 25

Phép cộng hai vectơ là một phép toán giao hoán, tức là nó có tính kết hợp và giao hoán; phần tử trung hòa là 𝑛𝐷 = 𝐶[1,1, … 1] và phần tử đối diện của 𝑥 = (𝑥1, 𝑥2, … , 𝑥𝐷) là ⊖ 𝑥 = 𝐶[1/𝑥1, 1/𝑥2, … 1/𝑥𝐷]

 Phép nhân với một số thực (Power transformation)

Với 𝑥 ∈ 𝑆𝐷, 𝛼 ∈ ℝ thì tích giữa 𝑥 và 𝛼 được kí hiệu 𝛼 ⊙ 𝑥, và 𝛼 ⊙ 𝑥 = 𝐶(𝑥1𝛼, 𝑥2𝛼, … , 𝑥𝐷𝛼) (4)

Đơn hình 𝑆𝐷 cùng với hai phép toán trên, tức (𝑆𝐷,⊕,⊙) lập thành một không gian véctơ

Bên cạnh đó, vectơ đa hợp trong đơn hình 𝑆𝐷 thường được chuyển đổi về không gian các số thực ℝ, tức không gian Euclide, để thuận lợi tính toán và giải thích thông qua một số phép biến đổi dựa trên phép toán logarit

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng một số phép biến đổi và tuân theo các bước sau:

Bước 1: Tạo tọa độ cân bằng đầu tiên

Phép biến đổi logarit đẳng cự (isometric log-ratio, ILR) chuyển đổi D tỉ trọng trong đơn hình về vectơ gồm D – 1 tọa độ trong không gian Euclide thông thường (Egozcue et al.,2003) ILR được thực hiện dựa trên sự phân nhóm không giao giữa các khoản mục trong vectơ đa hợp

Cụ thể: để tạo tọa độ cân bằng đầu tiên, D tỷ trọng được chia làm 2 nhóm: một nhóm cho tử số và một nhóm cho mẫu số

Bước 2: Tạo tọa độ cân bằng thứ hai

Một trong hai nhóm được chia trong bước thứ nhất lại được tách ra để tạo ra tọa độ cân bằng thứ hai Để tạo bảng phân tổ, mỗi bước, nhóm ở tử số đánh số là 1, nhóm ở mẫu số đánh số là -1, còn lại đánh số là 0

Bước k: Tạo tọa độ cân bằng thứ k

ILRk (tọa độ cân bằng thứ k) được tạo ra từ nhóm có rk+tk phần tử trong đó: rk

phần tử 𝑠𝑛1… 𝑠𝑛𝑟 ở tử số (các tỉ trọng thuộc phân tổ {1}), tk phần tử 𝑠𝑑1… 𝑠𝑑𝑡 ở mẫu số (các tỉ trọng thuộc phân tổ {−1}) Công thức tính ILRk là:

Trang 26

Với các phép chuyển đổi logarit đẳng cự (ILR) được nói ở trên, các mô hình hồi quy đa hợp được chuyển đổi về không gian Euclide thông thường và có thể ước lượng thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) Có nhiều loại mô hình hồi quy đa hợp và mô hình có thể cho phép cả vectơ đa hợp và tổng của các thành phần, tuy nhiên hệ số hồi quy khi đó không được phân tích trực quan mà phải dựa vào các phép biến đổi và tính toán thêm Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả quan tâm và nghiên cứu mô hình có vectơ đa hợp là biến phụ thuộc

Với mô hình nghiên cứu tổng quát như trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về nhiều lĩnh vực đã kiểm định và bổ sung vào mô hình những biến số phù hợp với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu cụ thể Theo Weise và cộng sự, dữ liệu phát thải là dữ liệu thành phần do chúng mô tả các bộ phận của một số tổng thể Thành phần đo được của khói gỗ bằng nhựa không khác biệt đáng kể so với thành phần của khói gỗ Việc sử dụng LDPE trong thực hành silviculture không đưa ra các chất ô nhiễm ngoài những gì được tạo ra bằng cách đốt gỗ một mình Nhóm tác giả đã đưa ra lời khuyên, các kỹ thuật phân tích dữ liệu thành phần được sử dụng trong nghiên cứu nên được áp dụng cho các dữ liệu phát thải khói khác và có thể áp dụng cho bất kỳ dữ liệu phát thải nào mô tả thành phần (Weise và cộng sự, 2020)

Khí phát thải nhà kính được tính từ ba loại khí chính là CO2, CH4, N2O, trong đó, CO2 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khí nhà kính Giảm lượng phát thải khí nhà kính cần giảm cả lượng và cả tỷ lệ khí không phải CO2, tức là CH4, N2O trong cơ cấu các loại khí phát thải nhà kính (Rao & Riahi, 2006) Bản chất tương đối của dữ liệu phát thải đã định nghĩa dữ liệu phát thải là dữ liệu thành phần và được phân tích bằng mô hình dữ liệu đa hợp (Compositional Data Analysis, CoDa) (Aitchison, 1986) Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất sử dụng mô hình phân tích dữ liệu đa hợp nhằm xem xét tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở kinh tế tới cơ cấu các khí của phát thải khí nhà kính Phương pháp CoDa cũng được đề xuất trong nghiên cứu tác động của khí phát thải nhà kính từ hoạt động khai thác mỏ và được khuyến khích sử dụng trong các chủ đề tương tự (Greenacre, 2021) CoDa là một lĩnh vực thống kê lâu đời với các lĩnh vực ứng dụng đa dạng, chẳng hạn như địa chất hoặc kinh tế (Pawlowsky-Glahn & cộng sự, 2015) Phương pháp này gần đây đã được áp dụng trong y tế và nghiên cứu dịch tễ học dinh dưỡng (Dumuid & cộng sự, 2018; Trịnh Thị Hường & cộng sự, 2018)

Mô hình hồi quy đa hợp trong trường hợp biến độc lập có dạng véctơ đa hợp được tiến hành ước lượng thông quan các chuyển đổi ILR Cụ thể, các bước tiến hành và mô hình hồi quy đa hợp như sau:

Bước 1: Xây dựng các chuyển đổi ILR

Trang 27

Bước 2: Thiết lập mô hình hồi quy tổng thể trên đơn hình và mô hình hồi quy

với các chuyển đổi ILR

Mô hình hồi quy với các chuyển đổi ILR được xem là mô hình hồi quy đa biến và ước lượng thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS Các kiểm định về độ phù hợp của mô hình được tiến hành tương tự như đối với mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển

Bước 3: Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy và kết luận 3.2.2 Các lý thuyết kiểm định

3.2.2.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển cũng như các mô hình hồi quy khác có thể xuất hiện các yếu tố nhiễu 𝑢𝑖 xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai không thay đổi (homoscedasticity, còn gọi là phương sai có điều kiện không đổi); tức là chúng có cùng phương sai Trong đó, 𝛽̂ và 𝛽2∗ ̂ đều là các ước lượng (tuyến tính) 2 không chệch: trong việc lấy mẫu lặp lại, tính một cách trung bình, 𝛽̂ và 𝛽2∗ ̂ sẽ bằng 2 với giá trị đúng của 𝛽2 tức là, cả hai là các ước lượng không chệch Tuy nhiên nếu xuất hiện của phương sai sai số thay đổi và chúng ta tiếp tục sử dụng các thủ tục khác thì những kết luận hay sự suy diễn có thể dẫn tới kết quả sai lầm

Một thực nghiệm được nghiên cứu năm 1969, H Glejser (H Glejser, 1969) đã rút ra kết quả các giá trị tuyệt đối của phần dư thu được bởi các bình phương nhỏ nhất thông thường trên một số biến Biểu thị dư OLS bằng |𝑢̂|, ví dụ, người ta thu được hồi quy như |𝑢̂| = 𝑎 + 𝑏𝑧 + 𝜀̂ trong đó z là một biến, hệ số hồi quy a và b và 𝜀̂ phần dư của hồi quy mới Theo tác giả, việc chấp nhận một giá trị khác không cho cả a và b là một trường hợp "dị hợp hỗn hợp"

Một số phương pháp kiểm định thường được sử dụng là:

a Kiểm định Glejser

Glejser (1969) giả thiết rằng việc hồi quy giá trị tuyệt đối của ei theo biến giải thích Xi cũng có thể kết luận về khuyết tật trong mô hình Glejser đưa ra một số dạng Các bước kiểm định Glejser:

Bước 1: Hồi quy gốc để thu được các phần dư 𝑒𝑖

Bước 2: Ước lượng các hệ số trong MHHQ Glejser

Trang 28

Bước 3: Kiểm định giả thuyết

{𝐻0: 𝛼2 = 0 𝐻1: 𝛼2 ≠ 0  {

𝐻0 ∶ 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố 𝑘ℎô𝑛𝑔 đổ𝑖 𝐻1: 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖

Nếu bác bỏ 𝐻0 kết luận mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi

b Kiểm định dựa trên biến phụ thuộc

Một phương pháp khác để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kiểm định này dựa trên giả thuyết: Nếu Var (Ui) phụ thuộc vào bình phương của biến độc lập thì mô hình có phương sai sai số thay đổi Do mô hình có nhiều biến độc lập nên ta không thể biết đó là biến nào, do đó, có thể sử dụng kỳ vọng của Yi để thay thế

Để đơn giản khi tiến hành hồi quy, xét mô hình: Yi = β1 + β2X2i + β3X3i + Ui

Giả sử 𝜎𝑖2 = 𝛼1+ 𝛼2[E(Yi)]2

Trong đó: 𝜎𝑖2, [E(Yi)]2 đều chưa biết nên thay thế bởi 𝑒𝑖2, 𝑌̂𝑖2

Bước 1: Hồi quy mô hình gốc để thu được ei, 𝑌̂𝑖

Bước 2: Hồi quy mô hình: 𝑒𝑖2 = 𝛼1+ 𝛼2𝑌̂𝑖2+ 𝑣𝑖 Trong đó: 𝑣𝑖 là sai số ngẫu nhiên

Bước 3: Kiểm định giả thuyết: {𝐻0: 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố 𝑘ℎô𝑛𝑔 đổ𝑖 𝐻1: 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑖 𝑠ố 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖

Nếu bác bỏ 𝐻0 kết luận mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi

3.2.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập (dự đoán) trong mô hình có tương quan tuyến tính lẫn nhau dẫn đến sự ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính thiếu chính xác

Trong mô hình OLS, khi các biến giải thích không tương quan với nhau, mỗi biến chứa đựng những thông tin riêng về biến phụ thuộc, không liên quan đến các biến giải thích khác Khi đó hệ số hồi quy riêng của mỗi biến giải thích cho biết ảnh hưởng của biến này đối với biến phụ thuộc khi các biến khác không đổi Điều này nói rõ, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến Tuy vậy, khi tồn tại các hằng số không đồng thời bằng 0: 𝜆1, 𝜆2, 𝜆3, … , 𝜆𝑘−1 và biến ngẫu nhiên 𝜀 sao cho:

𝜆1 𝑋1+ 𝜆2 𝑋2+ … + 𝜆𝑘−1 𝑋𝑘−1 = 𝜀

Khi đó, xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Và lúc này tính chính xác của mô hình trở lên kém đi và không được tin cậy cao Điều này đi trái ngược với giả thuyết đặt ra khi xây dựng

Một số phương pháp kiểm định đa cộng tuyến thường được sử dụng là:

Trang 29

a Kiểm định dựa trên nhân tử phóng đại VIF

Hệ số nhân tử phóng đại phương sai thường được sử dụng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

Hệ số VIF(Xi) được thiết lập trên cơ sở của hệ thống xác định 𝑅𝑖2 trong hồi quy của biến 𝑋𝑖 theo các biến khác như sau:

𝑉𝐼𝐹(𝑋𝑖) = 1 1 − 𝑅𝑖2

Thông thường khi hệ số VIF có giá trị lớn hơn 10, mô hình có nhiều khả năng đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

b Theo phương pháp mô hình hồi quy phụ

Một cách có thể tin cậy được để đánh giá mức độ của đa cộng tuyến là hồi quy phụ Hồi quy phụ là hồi quy mỗi một biến độc lập theo các biến còn lại Nếu hồi quy biến độc lập Xi theo các biến độc lập còn lại thì hệ số xác định bội thu được kí hiệu R2i Theo quy tắc “ ngón tay cái” (Rule of Thumb) của Klein, hiện tượng đa cộng tuyến là nghiêm trọng chỉ nếu có hệ số xác định 𝑅𝑗2 của hồi quy phụ nào đó vượt quá hệ số xác định R² của mô hình hồi quy chính của biến phụ thuộc

Mối liên hệ giữa Fi và R2

i: 𝐹𝑖 = 𝑅𝑖2/(𝑘−2)(1− 𝑅𝑖2)/(𝑛−𝑘+1)

Fi tuân theo phân phối F với k-2 và n-k+1 bậc tự do Trong đó n cỡ mẫu, k là biến số giải thích kể cả hệ số chặn trong mô hình R2

i là hệ số xác định trong hồi quy của biến Xi theo các biến khác Nếu Fi tính được vượt điểm tới hạn Fi(k-2, n-k+1) ở mức ý nghĩa đã cho thì có nghĩa là Xi có liên hệ tuyến tính với các biến X khác Nếu Fi có nghĩa về mặt thống kê thì vẫn phải quyết định liệu biến Xi nào sẽ bị loại khỏi mô hình

Trang 30

3.3 Các yếu tố tác động đến phát thải khí nhà kính

Dựa trên tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, nhóm tác giả đề xuất các yếu tố tác động đến phát thải khí nhà kính như sau:

Thứ nhất, các yếu tố kinh tế tác động đến phát thải khí nhà kính (1) Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư nước ngoài là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế cũng như định hướng về vấn đề môi trường của mỗi quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, tác động của FDI đến khí nhà kính lại được nhiều bài nghiên cứu cho ra kết quả trái chiều Thứ nhất, kết quả FDI tác động cùng chiều đến khí nhà kính, làm tăng lượng khí nhà kính Nhà nghiên cứu Kivyiro (2014) đưa ra kết quả phân tích từ cuộc nghiên cứu tại 6 quốc gia Châu Phi cận Sahara từ năm 1971 đến năm 2009 Kết quả cho thấy lượng khí thải CO2 và FDI có quan hệ cùng chiều Thứ hai, một số nghiên cứu chỉ ra FDI tác động ngược chiều đến khí nhà kính, làm giảm lượng khí thải nhà kính Tại Việt Nam, Ngô Ngân Hà và Phan Thế Công (2023) đã chỉ ra kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng làm giảm phát thải CO2 tại một số quốc gia Đông Á từ phân tích dữ liệu bảng và phương pháp tác động cố định trong giai đoạn 2000 – 2021 Tương tự đó, nghiên cứu của Nguyễn Hoài Thu (2023), Lê Trung Thành và Nguyễn Đức Khương (2017) đều chỉ ra kết quả tương tự khi nghiên cứu tại Việt Nam

(2) Độ mở cửa thương mại

Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở cửa thương mại là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến khí thải nhà kính ở mỗi quốc gia Theo Lê Trung Thành và Nguyễn Đức Khương (2017) độ mở thương mại có ảnh hưởng cùng chiều lên lượng phát thải CO2 khi nghiên cứu tại Việt Nam bằng mô hình tự hồi quy trung bình trượt (ARDL) theo giả thuyết Kuzets (EKC) và giả thuyết nơi trú ẩn ô nhiễm (PHH) trong thời gian từ 1990 đến năm 2011 Cùng kết quả độ mở thương mại tác động thuận chiều lên khí thải CO2, Anthony O Onoja và các cộng sự (2014) đã ước tính tác động của độ mở thương mại và mức độ dân số đô thị đối với việc đạt được nền kinh tế xanh hơn ở Châu Phi thông qua phương pháp kiểm tra ràng buộc và cả hai biến đều thể hiện tác động ngắn hạn như nhau đối với mức phát thải CO2 trên lục địa Hơn thế nữa, Yue Dou và các cộng sự (2021) đã phân tích tác động của độ mở thương mại và đưa ra kết quả: (i) Độ mở thương mại ảnh hưởng tích cực đến hiệu ứng nhà kính và việc ký kết hiệp định có thể làm giảm tác động thúc đẩy của độ mở thương mại đối với khí thải CO2; (ii) nhập khẩu góp phần làm tăng lượng khí thải carbon trong khi xuất khẩu làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon ở một quốc gia; và (iii) mở rộng độ mở thương mại không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khí thải

Trang 31

carbon mà còn có tác động gián tiếp bằng cách ảnh hưởng đến ba tác động chính (tức là hiệu ứng quy mô, hiệu quả kỹ thuật và hiệu ứng cấu trúc)

(3) Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 phần lớn được nghiên cứu nhằm kiểm chứng giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC) Giả thuyết EKC được phát triển để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường và được bắt nguồn từ giả thuyết chữ U ngược do Kuznets phát triển năm 1955 Giả thuyết giải thích rằng trong thời gian đầu, tăng trưởng kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa sẽ làm tăng phát thải CO2 Do đó, giả thuyết EKC đặt ra mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ phát triển kinh tế và áp lực môi trường Alberto Ansuategi (2002) đã xem xét mối quan hệ giữa một số chỉ số về suy thoái môi trường và thu nhập, kết luận rằng trong một số trường hợp, tồn tại mối quan hệ hình chữ U ngược, được gọi là đường cong Kuznets môi trường (EKC), tồn tại giữa các biến này và mối quan hệ hình chữ U ngược này không đúng với phát thải khí nhà kính Một số nghiên cứu thực nghiệm khác như Tiba (2017), Moutinho (2017), Mrabet (2017) đã cho thấy hiệu lực của giả thuyết EKC có thể thay đổi tùy theo quốc gia

Thứ hai, các yếu tố năng lượng tác động đến phát thải khí nhà kính (4) Năng lượng tái tạo

Là một phần quan trọng của hệ thống năng lượng toàn cầu, năng lượng tái tạo cung cấp động lực mới cho sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của nhiều quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cải thiện bảo vệ môi trường và tăng việc làm ở các quốc gia (Khan và Liu, 2023) Năng lượng có thể được phân loại thành năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo Trong đó, một số nguồn năng lượng như nhiên liệu hóa thạch, than đá làm ô nhiễm môi trường Trong khi đó, năng lượng tái tạo giúp làm sạch môi trường (Bennett, 2001) Đồng quan điểm với Bennett (2001), Bekun (2019) cũng cho rằng tiêu thụ năng lượng tái tạo có thể giúp cải thiện chất lượng môi trường và nhiên liệu hóa thạch có thể dẫn đến sự suy giảm môi trường của một quốc gia Tuy nhiên, Bilgili (2016) với dữ liệu bảng của 17 quốc gia OECD trong giai đoạn 1977- 2010, thông qua phương pháp FMOLS, DOLS, đã kết luận rằng tiêu thụ năng lượng tái tạo mang lại tác động tiêu cực đến phát thải CO2 Như vậy, các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lượng tái tạo và phát thải CO2 cho thấy các kết quả khá mâu thuẫn nhau

(5) Sản xuất nguồn điện từ than

Năng lượng than là nguồn điện quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Shafullah và các cộng sự (2012) đã đưa ra kết quả các hệ thống điện

Trang 32

hiện tại tạo ra các tác động môi trường cũng như góp phần vào sự nóng lên toàn cầu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá, làm tăng lượng phát thải khí CO2 vào khí quyển Hơn nữa Yasir Khan và Fang Liu (2023) cũng cho thấy việc tiêu thụ năng lượng thông thường như than đá, khí tự nhiên và dầu là nguyên nhân làm suy giảm tính bền vững của môi trường cũng như là thách thức nghiêm trọng đối với môi trường xanh Kết quả đưa ra, sản xuất điện từ các nguồn năng lượng không tái tạo, đặc biệt là than đá có tác động tiêu cực đến môi trường xanh và gây ra lượng lớn khí thải CO2 đến môi trường ở Australia

(6) Nhập khẩu năng lượng ròng

Phần lớn nền kinh tế thế giới phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch Mối liên hệ giữa nhập khẩu năng lượng, tiêu thụ năng lượng và phát thải CO2 đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả Bouznit và Pablo Romero (2016) phân tích mối quan hệ giữa CO2 phát thải và tăng trưởng kinh tế ở Algeria, có tính đến việc sử dụng năng lượng, tiêu thụ điện và nhập khẩu năng lượng Họ phát hiện ra rằng việc tăng cường sử dụng năng lượng và tiêu thụ điện sẽ làm tăng lượng khí thải CO2 và việc nhập khẩu năng lượng cũng ảnh hưởng tích cực đến lượng khí thải CO2 Trong khi đó, Anwar (2016) đã sử dụng mô hình hệ thống năng lượng tích hợp dài hạn để phân tích tác động của việc giảm nhập khẩu năng lượng đối với nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp, chi phí nhiên liệu nhập khẩu, an ninh năng lượng và lượng khí thải CO2 trong trường hợp của Pakistan Cũng với xu hướng giảm nhập khẩu năng lượng, Dowling và Russ (2012) đã đánh giá vai trò của các nền kinh tế lớn ở châu Á trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải CO2 và định lượng tác động của việc giảm nhập khẩu năng lượng Kết quả của họ cho thấy chi phí để đạt được các mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng được bù đắp bằng việc giảm hóa đơn nhập khẩu năng lượng Cuối cùng, Aimin Pan và các cộng sự (2024) đã xem xét tác động của nhập khẩu năng lượng dòng và thu nhập tài nguyên thiên nhiên đến suy thoái môi trường ở các nước Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ năm 1990 đến năm 2020 bằng phương pháp mômen tổng quát và bình phương tối thiểu ổn định Kết quả cho thấy, nhập khẩu năng lượng từ các quốc gia chuyên về năng lượng tái tạo có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và sự đa dạng hóa các nguồn năng lượng này làm giảm lượng khí thải carbon tổng thể và góp phần tạo ra một môi trường sạch hơn

3.4 Mô hình hồi quy thực nghiệm

Dựa trên các nghiên cứu của Boogaart và Tolosana-Delgado (2013), trên nền tảng về độ đo Aitchison (1986) và nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu này sử dụng mô

Trang 33

hình về phân tích số liệu đa hợp CoDa để ước lượng tác động của các yếu tố kinh tế và năng lượng lên phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích dữ liệu đa hợp trong đơn hình 3 chiều 𝑆3 được sử dụng Chi tiết về phân tích mô hình được tìm thấy trong nghiên cứu của Egozcue và cộng sự (2003) Mô hình hồi quy đa hợp đơn hình thể hiện tác động của các yếu tố kinh tế và yếu tố năng lượng đến phát thải khí nhà kính có dạng (Hình 3.1):

Hình 3.1 Mô hình đề xuất các yếu tố kinh tế và yếu tố năng lượng tác động đến phát thải khí nhà kính

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Với các biến được xác định cụ thể như trên, mô hình hồi quy đa hợp đơn hình được đề xuất như sau:

𝑠𝑖 = 𝑎 ⊕𝑘=1𝐾 𝑋𝑘𝑖⊙ 𝑏𝑘 ⊕∈𝑖, 𝑖 = 1,2, … , 𝑛 (1)

Với 𝑠𝑖 = (𝐶𝑂2𝑖, 𝐶𝐻4𝑖, 𝑁2𝑂𝑖)′ và ký hiệu 𝑖 là năm thứ 𝑖, vectơ đa hợp 𝑠 ∈ 𝑆3 và 𝑋𝑘 là biến giải thích, gồm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại, nhập khẩu năng lượng ròng, sản xuất điện từ nguồn than và năng lượng tái tạo; 𝑏𝑘 là hệ số hồi quy trong đơn hình, 𝜖 là sai số của mô hình Mô hình (1) được ước lượng trên không gian chuyển đổi thông qua chuyển đổi logarit đẳng cự (isometric log-ratio) (Egozcue và cộng sự, 2003; Đàm Thị Thu Trang & Trịnh Thị Hường, 2020) Cụ thể:

Trang 34

Tọa độ 𝐼𝐿𝑅1 chứa thông tin so sánh sự thay đổi giữa 𝐶𝑂2 và 𝐶𝐻4, 𝑁2𝑂 Tọa độ 𝐼𝐿𝑅2 chứa thông tin so sánh tỷ trọng 𝐶𝐻4, 𝑁2𝑂

Mô hình (1) được biểu diễn qua các chuyển đổi ILR như sau 𝑗 = 1, 2 và 𝑖 = 1, 2, … , 𝑛:

𝐼𝐿𝑅𝑗,𝑖 = 𝑎𝑗∗+ ∑Kk=1𝑏𝑗,𝑘∗ X𝑘𝑖+ ϵj,i∗ (2)

Các hệ số hồi quy của mô hình được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) Các biến được lựa chọn vào mô hình dựa trên các nghiên cứu trước đó đã tiến hành về các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải khí nhà kính (Ngô Ngân Hà & Phan Thế Công, 2023; Nguyễn Hà Linh, 2023) Sau đó, thủ tục lùi từng bước (stepwise backward elimination) được thực hiện để lựa chọn các biến đưa vào mô hình Với từng mô hình được thử nghiệm, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định về đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor, VIF)

Giải thích các hệ số ước lượng của mô hình hồi quy (2) tương tự như mô hình hồi quy tuyến tính thông thường Một yếu tố 𝑋𝑗 có tác động dương đến 𝐼𝐿𝑅1 và có tác động âm đến 𝐼𝐿𝑅2, có nghĩa là khi 𝑋𝑗 tăng 1 đơn vị sẽ làm tăng tỉ lệ của CO2 so với trung bình (hình học) hai thành phần CH4 và N2O, đồng thời làm giảm tỉ lệ của CH4 so với tỷ lệ của N2O

Mô hình hồi quy đa biến tương ứng mô hình (2) được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố đến tổng lượng phát thải khí nhà kính:

ln (𝐺𝐻𝐺𝐸𝑖) = 𝛽0+ ∑ 𝛽𝑘 K

X𝑘𝑖 + 𝜖 (3)

Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm Eviews 12 SV; phần mềm

R, phiên bản 4.0.2 và các gói lệnh Tidyverse, Tableone, Compositions

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:36

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w