1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Đất đai - Trần Quang Huy chủ biên (Phần 2)

220 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Đất đai - Phần 2
Tác giả Trần Quang Huy
Chuyên ngành Luật Đất đai
Thể loại Giáo trình
Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 36,23 MB

Nội dung

Trang 1

Điều 188 Luật đất dai năm 2013 còn quy định người sử dung đất phải có các điều kiện khác gồm: đất không có tranh chấp, QSDD không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và phải có thời hạn sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 thì việc thế chấp QSDD phải đăng kí tại cơ quan đăng kí đất đai và có hiệu lực ké từ thời điểm đăng kí vào số địa chính

Khác với các tổ chức sử dụng đất ở trong nước, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài, đối tượng được nhận thế chấp QSDD của hộ gia đình, cá nhân được quy định rộng hơn: không chi là các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam mà còn có các tô chức kinh tế hoặc các cá nhân Từ đó cho thay Nhà nước đã thực sự cố gắng đảm bảo quyền và lợi ích thiết thực cho người sử dụng đất, đặc biệt là hộ gia đình và cá nhân, tạo cho họ có nhiều cơ hội hơn trong việc khai thác các nguồn vốn từ những chủ thể khác nhau để đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Cũng giống như những quy định về các hệ chuyên QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân, quyền được thế chấp bằng giá trị QSDĐ ghi nhận xu hướng tất yêu trong việc mở rộng quyên, trong việc đảm bảo sự chủ động sử dụng vốn vay từ thé chấp hóa cho hộ gia đình, cá nhân của Luật đất đai năm 2013 so với Luật đất đai năm 2003 về việc đưa ra những quy định xuất phát từ chính những yêu cầu nội tại của thực tiễn cuộc sống chứ không đơn thuần là sự áp đặt ý chí của các nhà làm luật.

Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo bằng thế chấp, bằng QSDĐ mà bên thé chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thi QSDĐ dé thé chấp được xử lí như sau:

+ Theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp

+ Trường hợp không xử lí được theo thoả thuận dé ghi trong hợp đồng thì bên nhận thế chấp có quyền chuyền nhượng QSDĐ

Trang 2

đã được thế chấp, có thâm quyền bán đấu giá QSDĐ hoặc khởi kiện tại toà án nhân dân theo quy định của pháp luật Người nhận QSDD từ quan hệ xử lyi quyền sử dung dat đã thế chấp dé thu hồi nợ được cấp giấy chứng nhận QSDD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liền với đất; được sử dụng đất theo mục đích đã được xác định và có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai trong thời hạn sử dụng đất còn lại; đối với đất ở thì được sử dụng 6n định lâu dai.

- Quyền góp vốn băng QSDD dé hợp tác sản xuất, kinh doanh

Góp vốn băng QSDĐ được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên

theo đó hộ gia đình, cá nhân có QSDĐ hợp pháp, có quyền góp vốn bằng QSDD dé hop tac san xuất, kinh doanh với tổ chức, hộ

gia đình, cá nhân trong nước hoặc với người Việt Nam định cư ở

nước ngoai.

Đặc điểm của việc góp vốn.

+ Hộ gia đình, cá nhân phải có QSDD hợp pháp;

+ Giá trị góp vốn không chỉ bao gồm giá trị QSDĐ mà gồm cả giá trị tài sản có trên đất;

+ Việc góp vốn bang giá trị QSDĐ phải phù hợp với thời han được giao đất hoặc cho thuê đất;

+ Việc góp vôn được thực hiện đôi với tô chức, hộ gia đình, cánhân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đối tượng được góp vốn bằng OSDP là:

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp

trong hạn mức;

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyên sử

Trang 3

dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê theo hình thức trả tiền cho cả thời gian thuê trong khu công nghiệp.

Riêng đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tô chức, hộ gia đình, cá nhân không phải là đất trong khu công nghiệp thì có quyền theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, Luật đất đai năm 2013 đã có quy định đảm bảo về khả năng góp vốn bằng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân để sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sự cho phép chủ thể này được quyền góp vốn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất, khuyến khích liên doanh liên kết và thu hút nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Cham ditt việc góp vốn bằng OSDP

Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã đưa ra những cơ sở pháp li để xử lí QSDĐ khi cham dứt góp vốn QSDD do các nguyên nhân khác nhau:

+ Hết thời hạn góp vốn bằng QSDĐ;

+ Một bên hoặc các bên đề nghị theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn;

+ Bị thu hồi đất theo quy định của Luật dat dai;

+ Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cam hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải có cá nhân đó thực hiện;

+ Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng phải do pháp nhân đó thực hiện;

Trang 4

+ Bên góp vốn bằng QSDD trong hợp đồng hop tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản.

Việc xử lí chấm đứt việc góp vốn bằng QSDD được thực hiện

như sau:

+ Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thoả thuận giữa các bên về việc cham đứt góp vén thì bên góp vốn được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại Nếu thời han sử dụng đất đã hết hoặc bên góp vốn bằng QSDD không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước cho bên góp vốn tiếp tục thuê đất nếu có nhu cầu.

+ Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó.

+ Trường hợp bên nhận góp hoặc bên góp vốn bằng QSDD là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lí theo quyết định tuyên bố phá sản của tòa án nhân dân.

Người nhận QSDĐ và tài sản gắn liền với đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liền với dat.

Trường hợp không có người nhận QSDĐ và tài sản gắn liền với đất thì nhà nước thu hồi đất và tài sản đó.

+ Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì

QSDD đã góp vốn được dé thừa kế theo quy định của pháp luật về

dân sự

+ Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự

Trang 5

+ Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng QSDĐ là tô chức giải thé thì QSDD đã góp vốn được xử lí theo thoả thuận giữa các bên phù hợp với quy định của Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.4 Quyên và nghĩa vụ của hộ gia đình, nhân sử dụng đất thuê Nếu như hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được thực hiện các quyền về chuyên đổi, chuyên nhượng, cho thuê, thừa ké, tang cho, thé chap, gop von bang QSDD thi hộ gia đình, cá nhân sử dung đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm chỉ được thực hiện các quyền đó đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất thuê Sự phân biệt này của pháp luật cho thấy QSDĐ của chủ thể thuê đất trả tiền hàng năm không phải là tài sản thuộc sở hữu của người thuê dat.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 168 và Điều 170 Luật đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sử dụng còn có các quyền sau:

- Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với đất thuê: người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

- Đề thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gan lién voi dat thué; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

- Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gan lién voi dat thué theo quy định của pháp luật về dân su;

- Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

Trang 6

- Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tô chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người được nhận góp vốn băng tài sản được Nhà nước tiếp tục theo mục đích đã được xác định.

Đối với hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; nếu thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyền và nghĩa vụ như trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất (trừ quyền chuyên đổi QSDĐ nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trần với hộ gia đình, cá nhân khác); trường hợp thuê lại đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

Bên cạnh việc xác định các quyền và nghĩa vụ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất dựa trên sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với người nông dân khi sử dụng đất nông nghiệp theo hình thức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức, dựa trên sự ngang bằng về việc thụ hưởng các quyền năng trong quá trình sử dụng đất với các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ quá trình thuê, Luật đất đai cũng đã thê hiện

được những chính sách xã hội và sự chú trọng của Nhà nước trong

quá trình phát triển nền kinh tế đối với một số lĩnh vực cụ thê, đối với từng khu vực, từng vùng miền nhất định Điều này đã được nhấn mạnh qua quy định: hộ gia đình, cá nhân được Nha nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Trang 7

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vu theo quy định của pháp luật về dân sự.

1.5 Quyên và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại dat có thu tiền sử dụng dat hoặc thuê đất

Hộ gia đình, cá nhân chuyên mục đích sử dụng đất từ loại đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất quy định tại Điều 166 và Điều 170.

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất được thực hiện như sau:

- Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì có các quyên và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với hộ gia đình, cá nhân được Nha nước giao đất có thu tiền sử dung đất (khoản 1 Điều 179 Luật đất đai năm 2013)

- Trường hợp được Nhà nước cho thê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì có các quyền và nghĩa quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 179 Luật đất đai.

2 Địa vị pháp lí của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử

dụng đất

2.1 Khái niệm

Cùng với việc xác định cụ thể, rõ ràng những đối tượng sử

dụng đất theo quy định của luật đất đai, hai chủ thé sử dụng dat là cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được thừa nhận là hai chủ thể

Trang 8

độc lập trong quan hệ pháp luật đất đai và có địa vị pháp lí phù hợp với tư cách chủ thể của họ.

Cộng đồng dân cư sử dụng đất gồm: cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ, được Nhà nước giao đất hoặc công nhận QSDĐ để sử dụng vào mục đích chung của cộng đồng dân cư đó.

Việc sử dụng đất vào mục đích này thường được thực hiện thông

qua những người đại diện Với tư cách đó, người đại diện phải đảm bảo sự tuân thủ những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất Quy định về giao đất hoặc công nhận QSDĐ của cộng đồng dân cư là cơ sở quan trọng để khôi phục và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời đảm bảo sự gắn kết của tình làng nghĩa xóm, tạo nên sức mạnh cho mỗi người trong cộng đồng xã hội Việt Nam.

Cơ sở tôn giáo sử dụng đất là những cơ sở được Nhà nước cho phép hoạt động bao gồm: các đền, chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tô chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận QSDD hoặc giao đất.

Chủ thể sử dụng đất tôn giáo có thê là: - Đại diện của các tổ chức tôn giáo; - Các cơ sở thờ tự tôn giáo;

- Cộng đồng dân cư nơi có cơ sở thờ tự mà không có chức sắc tôn giáo ở đó là đại diện.

Tôn tại với tư cách là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất

đai, việc sử dụng đất của cơ sở tôn giáo thé hiện chính sách đại

đoàn kết dân tộc, chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của Nhà nước ta.

Trang 9

2.2 Quyên và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đông dán cưsử dụng đát

- Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều

166 và Điều 170 Luật đất đai năm 2013.

- Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được

chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho QSDD, không

được thế chấp, góp vốn bang QSDĐ.

Như vậy, với đặc thù là QSDD của một cộng đồng được đảm thực hiện trên cơ sở những tôn trọng phong tục, tập quán, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, Nhà nước không cho phép loại hình chủ thé này được thực hiện việc định đoạt QSDD thông qua các giao dịch về chuyên QSDĐ, nhằm đảm bảo loại đất này được sử dụng một cách phù hợp với mục đích tôn trọng và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền, văn hoá tín ngưỡng trong nhân dân.

II ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI, TO CHỨC NƯỚC NGOÀI CÓ CHỨC NANG

NGOẠI GIAO, DOANH NGHIỆP CÓ VON ĐẦU TƯ NƯỚC

NGOÀI SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM 1 Các chủ thể sử dụng đất

1.1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong số 7 nhóm chủ thể sử dụng đất ở Việt Nam và được quy định tại Điều 5 Luật đất đai năm 2013 Trong quan hệ sử dụng đất tại Việt Nam, chủ thê này có vị trí khá đặc biệt, bởi lẽ, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuy không nhiều so với các chủ thể khác, song lại

chiếm số lượng đáng kê so với tổng dân số Việt Nam và khả năng

đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế của nước nhà ngày càng nhiều xét trên phương diện nguồn vốn và chất xám, đồng thời

Trang 10

người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện sinh sống ở nhiều nước khác nhau, do vậy còn là cầu nối quan trọng trong quan hệ quốc tế của Việt Nam Điều này có thé thay được qua số liệu thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy lượng kiều hối luôn gia tăng qua các năm bình quân từ 10% tới 15% đạt mức 11 ty USD vào năm 2014 và thuộc top 10 quốc gia có lượng kiều hối nhiều nhất; cũng theo báo cáo này, dự án của bà con kiều bào đang triển khai tại Việt Nam là trên 3.200 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 5,7 tỷ USD những thành quả này là kết quả của sự nỗ lực hoàn thiện pháp luật về đầu tư cũng như pháp luật về đất đai để hướng tới thu hút sự tham gia của chủ thé này đầu tư về Việt Nam.

Với quan điểm nhất quán luôn nhìn nhận chủ thể người Việt Nam định của ở nước ngoài là phần không thê tách rời khỏi dân tộc Việt Nam, là nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn chất xám quan trọng trong phát triển kinh tế nước nhà Vì vậy, trong quan hệ sử dụng đất tại Việt Nam, chính sách và pháp luật đất đai liên quan đến đối tượng này “/à yếu t6 ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân”,t) “phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tỉnh thân của người Việt Nam 2Ø) của “mọi thành viên trong

đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài”? nhằm thực hiện “nhiém vụ trung tâm ”6 là phát triển kinh tẾ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Dé thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề cao quan điểm “xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt doi xử về quá khứ, giai cấp, thành phan, xây dung tinh than cởi mở, tin cậy lan nhau, hướng tới tương lai” (1).Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia,

Trang 11

Với ý nghĩa là một trong những lĩnh vực pháp luật có ảnh hưởng

trực tiếp đến việc thực hiện chủ trương, chính sách trên của Nhà nước, pháp luật về đất đai phải đáp ứng được yêu cầu trên.

Mặc dù khá nhiều văn bản pháp luật về quốc tịch đã được ban hành ké từ ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như Sắc lệnh số 53/SL ngày 20/10/1945; Sắc lệnh số 73/SL ngày 7/12/1945; Sắc lệnh số 215/SL ngày 20/8/1948; Sắc lệnh số 51/SL ngày 14/12/1959; Nghị quyết số 1043 NQ/TVQH ngày 8/2/1971 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ngay cả Luật quốc tịch đầu tiên

được ban hành năm 1988 cũng chưa xác định rõ người Việt Nam

định cư ở nước ngoài bao gồm những người nào Mãi đến năm 1998 Luật quốc tịch lần thứ hai được ban hành thay thế cho Luật quốc tịch năm 1988 mới xác định rõ người Việt Nam định cư ở nước ngoài là “công dan Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dai ở nước ngoài” Trên cơ sở đó, khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tư cách là một chủ thé sử dụng đất được đề cập lần đầu tiên tại Nghị định của Chính phủ số 81/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam Khái niệm này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 và pháp luật về đầu tư Cụ thể, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong trường hợp này được hiểu là: “công dan Việt Nam và người gốc Việt Nam cư tri, làm ăn sinh sống lâu dai ở nước ngoài” (Điều 3) về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sông 6n định tại Việt Nam Như vậy, không những là công dân Việt Nam —

người có quốc tịch Việt Nam — đang cư trú, sinh song lam viéc tai

nước ngoài mà ngay cả người gốc Việt Nam không có quốc tịch Việt Nam, không còn mang quốc tịch Việt Nam cũng được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài Nội hàm của khái niệm“người Việt Nam định cu ở nước ngoài” có phạm vi rộng, qua đó tạo điều kiện cho mọi công dân Việt Nam đang sinh sống làm ăn

Trang 12

lâu dai tại nước ngoài cũng như người gốc Việt Nam cơ hội đầu tư về nước thực hiện các dự án có sử dụng đất với những quyền năng ngang bằng các chủ thể trong nước sử dụng đất và có quyền mua nhà ở tại Việt Nam theo các điều kiện được quy định trong Luật đất đai năm 2013

1.2 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất

ở Việt Nam

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước

ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tô chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tô chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.

1.3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dung đất ở Việt Nam

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cô phan, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Các chính sách và pháp luật đất đai đối với loại chủ thể này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở quy mô lớn hơn, trình độ cao hơn để tạo thế mới trên trường quốc tế, nhằm tranh thủ nhiều hơn nguồn vốn và kĩ thuật tiên tiến Vi vậy, yêu

cầu đặt ra đối với pháp luật đất đai trong việc điều chỉnh quan hệ sử dung đất có liên quan đến đối tượng này là: Thi? nhát, pháp luật về đất đai cùng với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, đặc biệt là

pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tạo thành môi trường pháp lí đồng bộ theo hướng thông thoáng, 6n định cho các hoạt

Trang 13

động đầu tư nước ngoài để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam so với các nước khu vực và trên thế giới; Thứ hai, việc cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài thông qua việc mở rộng quyền năng trong quá trình khai thác, sử dụng đất cho các tô chức, cá nhân nước ngoài theo hướng “thong nhất từng bước chính sách đối với dau tư trong nước và dau tư nước ngoài”) không chỉ nhằm thực hiện chủ trương thuc hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguôn lực bên ngoài,” mà còn phải được tiến hành một cách thận trọng, phù hợp với trình độ quản lí đất đai của Nhà nước ta.

2 Hình thức sử dụng đât của người Việt Nam định cư ở nước

ngoài, doanh nghiệp có von dau tư nước ngoài, tô chức nước ngoài

có chức năng ngoại giao ở Việt Nam

Kế từ Đại hội Dang lần thứ VI, Việt Nam thực hiện chuyên đổi cơ cấu nên kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện thống nhất quản lí về đất đai theo pháp luật thực hiện việc chuyển giao QSDD cho các chủ thể tham gia trong nền kinh tế bằng các hình thức khác nhau Trừ một số trường hợp thuộc diện chính sách xã hội hoặc những trường hợp sử dụng đất không nhằm mục đích sinh lời hoặc vì mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đối với các trường hợp sử dụng đất còn lại, dé có được

QSDĐ, người sử dụng đất phải trả tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê

đất khi được Nhà nước giao có thu tiền hoặc được cho thuê dat.

Việc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính này hay không sẽ là căn cứ

chính dé Nha nước quy định các quyền chuyển QSDD cho người (1).Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội1996, tr 240.

(2).Xem: Nghị quyết Hội nghị trung ương lan thứ 4, Ban chấp hành trung ương

Dang cộng sản Việt Nam khoá VIII.

Trang 14

sử dụng, đảm bảo sự công bằng trong phân phối đất đai Vì vậy, hiện nay việc ấn định hình thức sử dụng đất cho một loại chủ thể nhất định sẽ là một trong những tiền đề quan trọng cho việc mở rộng hay thu hẹp quyền khai thác sử dụng đất cho họ nhằm thực hiện các chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta.

2.1 Hình thức sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở

Hước ngoài

Ké từ Luật đất dai năm 1993, các chủ thể mang yếu tố nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất tại Việt Nam đề thực hiện dự án đầu

tư chỉ được Nhà nước cho thuê mà không được tiếp cận tới hình

thức giao đất Do vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam dé thực hiện dự án đầu tư chỉ có duy nhất một hình thức sử dụng đất - thuê đất - giống các chủ thê mang yếu tố nước ngoài khác sử dụng đất tại Việt Nam Quy định này của pháp luật đất đai đã trở nên lạc hậu so với các quy định của pháp luật về đầu tư đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Theo Nghị định của Chính phủ số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật khuyến khích đầu tư trong nước cho dự án đầu tư của mình tại Việt Nam Khi lựa chọn đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoai đầu tu được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã Điều đó có nghĩa, trong trường hợp này, doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư cũng thuộc một trong những loại hình tô chức trong nước sử dụng đất Mặc dù vậy, theo pháp luật đất đai thời gian này, doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư lại không được hưởng quy chế pháp lí

về sử dụng đất giống các tô chức trong nước mà chi được hưởng

các quyền năng rất hạn chế như các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử

Trang 15

dụng đất tại Việt Nam do bị áp đặt hình thức sử dụng đất giống như họ Sự phân biệt đối xử này không những không phù hợp với tỉnh thần của Văn kiện Đại hội Đảng IX là coi “ đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thé tách rời và là nguồn động lực cua cộng đồng dân tộc Việt Nam” ?) mà vô hình trung còn tạo ra rào cản tâm lí đối với những người Việt Nam định cư ở nước ngoài có ý định về nước đầu tư Do đó, để phát huy hơn nữa nguồn lực này thông qua việc tạo ra môi trường pháp lí thống nhất về đầu tư, tăng tính linh hoạt của các nhà đầu tư là người

Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc lựa chọn hình thức và

cơ hội đầu tư phù hợp với khả năng và điều kiện của họ, ké từ Luật đất đai năm 2003 đã xác định: “Người Việt Nam định cư ở

nước ngoài thực hiện các dự án đâu tư tại Việt Nam được lựa

chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả

tiền thuê dat hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần

cho cả thời gian thuế” (khoản 2 Điều 108) Đến Luật đất dai năm 2013, việc sử dụng đất của nhóm chủ thé này dựa trên mục đích sử dụng đất là căn cứ dé tiếp cận hình thức được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dung đất cho mục đích xây dựng nhà ở dé bán hoặc dé bán kết hợp cho thuê thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất còn sử dụng đất cho các dự án khác thì tiếp cận hình thức thuê đất.

2.2 Hình thức sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn dau tư

nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài — nhóm chủ thé sử dụng đất lần đầu tiên được xác định theo Luật đất đai năm 2013 trên cơ sở xác định lại nhóm chủ thể tổ chức (tô chức kinh tế), cá nhân nước ngoài như ở Luật đất đai năm 2003.

(1).Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội 2001, tr 129.

Trang 16

Theo quy định Luật đất đai năm 2003, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam chỉ được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng pháp luật đất đai thời kì này đã bộc lộ hạn chế không đáng có trong cách thức tiếp cận đất giữa các chủ thé trong nước và chủ thé nước ngoài, tao ra sự bất bình dang khi phân biệt chủ thé trong nước thực hiện dự án xây dựng nhà ở dé bán thì tiếp cận hình thức được giao đất có thu tiền còn tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải

thuê đất Điều này đã dẫn tới hậu quả sau khi dự án hoàn thành,

những người mua nhà ở, nhận QSDĐ ở từ chủ đầu tư trong nước thì hình thức sử dụng đất hoàn toàn phù hợp và được cấp giấy chứng nhận mà không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính là tiền sử dụng đất Trong khi đó, đối với trường hợp mua nhà ở, nhận

QSDD ở từ các chủ đầu tư nước ngoài thì không phù hợp về hình

thức sử dụng đất sau này, do vậy để được cấp giấy chứng nhận phải, họ thực hiện nghĩa vụ tài chính là tiền sử dụng đất Chính sự bất hợp lí này đã dẫn đến những tranh chấp, bất đồng giữa các bên, làm giảm năng lực cạnh tranh của chủ thê nước ngoài tham gia thị trường bất động sản, đi ngược tiến trình hội nhập, tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể tham gia nền kinh tế.

Vì vậy, để các chủ thé bình dang trong tiếp cận đất dé thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì Luật đất đai năm 2013 đã từng bước thu hẹp sự khác biệt, tiến tới hình thành một khung pháp lí bình đăng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm “không ngừng tăng năng lực cạnh tranh nâng cao hiệu quả hiệu quả hợp tác với bên ngoài ”,U) thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta khi tham gia ASEAN,” (1).Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội 2001, tr 167.

(2) Hiệp hội các nước Đông Nam A.

Trang 17

APEC,” WTO.” Theo đó, Luật đất đai năm 2013 xác định chủ thé doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài được tiếp cận đất dé thực hiện dự án đầu tư như nhóm chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tại Việt Nam, cụ thé: tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc được thuê đất.

Việc mở rộng hình thức sử dụng đất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong Luật đất đai năm 2013 là sửa đổi quan trọng tạo cơ sở cho việc “tung bước mở rộng thị trường bat dong san cho người Việt Nam ở nước ngoài va người nước ngoài tham gia dau te”; tạo cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế; không ngừng xây dựng và hoàn thiện thị trường đảm bảo từng bước tạo môi trường cạnh tranh hoàn hảo.

2.3 Hình thức sử dung dat cua tô chức nước ngoài có chức

năng ngoại giao

Với phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đông quốc tế, phan đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển ”,“) Việt Nam luôn tạo điều kiện và xây dựng hệ thống pháp luật đất đai nhằm hướng tới sự thuận lợi trong sử dụng đất dé xây dựng tru sở cơ quan ngoại giao Vì vậy, từ Luật đất đai năm 1993 cho tới nay, ở Luật đất đai năm 2013 đều nhất quán hình thức sử dụng đất mà các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được tiếp cận hình thức thuê đất với thời hạn cao nhất

lên tới 99 năm để xây dựng trụ sở cơ quan, khi hết thời hạn này

được xem xét gia hạn hoặc được cho thuê đất khác nếu có nhu cầu (1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

(2) Tổ chức thương mại thế giới.

(3).Xem: Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2001, tr 192.

(4).Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2001, tr 119, tr.189.

Trang 18

3 Các loại đất mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài,

doanh nghiệp có von dau tư nước ngoài, tô chức nước ngoài có

chức năng ngoại giao được phép sử dụng ở Việt Nam

Với tính chất là sử dụng đất thực hiện xây dựng trụ sở cơ quan

thực hiện các công việc, nhiệm vụ, sứ mệnh của các cơ quan ngoại

giao Vì vậy, các tô chức nước ngoài có chức năng ngoại giao chỉ được thuê đất xây dựng công trình sự nghiệp thuộc nhóm đất phi nông nghiệp dé xây dựng trụ sở cơ quan, đồng thời được sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất nhưng không quy định

cho chủ thé này được thực hiện các quyền về chuyền QSDD cũng

như quyền chuyền quyền sở hữu tài sản gắn liền với dat.

Còn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh

nghiệp có von đầu tư nước ngoai được sử dụng các loại đất thuộc

nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai năm 2013 cụ thể như sau:

3.1 Đối với nhóm đất nông nghiệp

- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất làm muối: Khác so với Luật đất dai năm 2003 trước đây cho phép chủ thé là người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích này được tiếp cận dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất, còn với chủ thé mang yếu tô nước ngoài khác thì chỉ tiếp cận hình thức thuê đất từ Nhà nước cho mục đích nông nghiệp Thì nay, Luật đất đai năm 2013 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất tại Việt Nam dé thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì được Nhà nước cho thuê đất mà không được giao đất Điều này cũng hoàn toàn phù hợp và hướng tới sự bình đắng giữa chủ thê

Trang 19

trong nước và nước ngoài trong quan hệ sử dụng đất tại Việt Nam, theo đó, ngoại trừ các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất trong phạm vi hạn mức được giao đất không phải trả tiền thì Luật đất đai năm 2013 cũng quy định các chủ thể cá nhân, hộ gia đình khi sử dụng đất nông nghiệp vượt han mức, tổ chức sử dung đất nông nghiệp đều phải chuyển sang hình thức thuê dat.

- Đât rừng sản xuât:

Nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có, từng bước phủ xanh dat trống, đồi núi trọc dé dam bảo cân bằng môi trường sinh thái và phát huy tiềm năng đất đai, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam và nguồn lao động tại chỗ, Nhà nước đặc biệt khuyến khích các dự án

đầu tư vào mục đích nuôi trồng, chế biến lâm sản (trừ gỗ) và có

các chính sách để đây mạnh việc chuyên giao đất rừng sản xuất cho nhà đầu tư Một trong những biểu hiện là việc Nhà nước cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê đất dé thực hiện dự án đầu tư trồng rừng (khoản 2 Điều 135 Luật đất đai năm 2013) được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng (khoản 3 Điều 135 Luật đất đai năm 2013).

- Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng:

Do tầm quan trọng đặc biệt của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đối với môi trường sinh thái và ảnh hưởng quan trọng của vị trí của chúng đến quốc phòng, an ninh mà việc sử dụng những loại đất này chủ yếu nhăm mục dich bảo vệ, phát triển rừng, duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt động, thực vật rừng quý hiếm chứ không nhằm kinh doanh Do đó, việc sử dụng những loại đất này chỉ giới hạn ở

các chủ thể trong nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không thuộc đối tượng được phép sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc

Trang 20

dụng (Điều 136, Điều 137 Luật đất đai năm 2013) - Đất có mặt nước nội địa:

Ao, hồ, dam được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp (Điều 139 Luật đất đai năm 2013).

- Đât có mặt nước ven biên, đât bãi bôi ven sông, ven biên: Vì đây là những loại đất mà sự tồn tại của nó thiếu tính 6n định nên đối với tất cả các chủ thể phải trả tiền cho Nhà nước để có được QSDD này vào mục đích kinh doanh Các tô chức, hộ gia

đình, cá nhân trong nước cũng như người Việt Nam định cư ở

nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Nhà nước chỉ áp dụng duy nhất hình thức thuê đất mà không áp dụng hình thức giao đất (Điều 140, Điều 141 Luật đất đai năm 2013).

3.2 Đối với nhóm đất phi nông nghiệp - ĐẤt ở:

Theo Nghị định của Chính phủ số 61/CP ngày 05/07/1994 về mua bán kinh doanh nhà ở thì trước đây chỉ có các đối tượng là tô chức trong nước, cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở Việt Nam mới được phép kinh doanh nhà ở (Điều 13) Nay để phát triển quỹ nhà ở, việc sử dụng đất vào mục đích xây dựng nhà ở dé ban hoặc cho thuê đã được mở rộng cho các chu thể sử dụng đất mang yếu t6 nước ngoài.

Do nhu cầu sử dụng đất ở tại nông thôn so với nhu cầu sử dụng đất ở tại đô thị là không lớn và chính sách của Nhà nước đối với đất ở thuộc khu vực này là tận dụng đất trong những khu dân cư có san dé tạo điều kiện cho những người người sống ở nông thôn có

Trang 21

chỗ ở,“ hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp Còn đối với đất ở tại thành thị thì từ Nghị định của Chính phủ số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/1/2001 về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở dé bán hoặc cho thuê, Nhà nước đã thực hiện khuyên khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nhà ở chung cư cao tầng hoặc các dự án nhà ở có cơ cấu sử dụng đất ở từ 60% tổng diện tích đất xây dựng nhà ở trở lên là nhà chung cư cao tầng tại các đô thị.” Theo đó, ké từ Luật đất đai năm 2003 quy định: “Giao dat ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện theo dự án đâu tư xây dựng nhà ở dé bán hoặc cho thuê; cho thuê đất ở thu tiền thuê đất hàng năm doi với người Việt Nam định cu ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài

thực hiện dự án đâu tư xây dựng nhà ở dé cho thuê; cho thuê đất

ở thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đâu tư xây dựng nhà ở dé bán hoặc cho thuê theo quy định của Chính phú ”®) cho tới nay, Luật dat dai năm 2013 thé hiện quan điểm nhất quán đất sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê thì các chủ thể, trong đó có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được Nhà nước giao dat có thu tiền dé thực hiện dự án đầu tư.

- Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư

nông thôn:

UBND cấp tỉnh tổ chức việc lập và giao cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư để chỉnh trang (1).Xem: Khoản 4 Điều 143 Luật đất đai năm 2013.

(2).Xem: Điều 15 Nghị định của Chính phủ số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 vềưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở dé bán hoặc cho thuê.

(3).Xem: Khoản 4 Điều 84 Luật đất dai năm 2003.

Trang 22

hoặc xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới (Điều 146 Luật đất đai năm 2013).

- Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất:

Luật đất đai năm 2003 quy định có những chủ thể được giao đất để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp nhưng ở Luật đất đai 2013 chỉ có hình thức thuê đất để thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh kết cau hạ tang khu công nghiệp đối với các chủ thé trong nước cũng như nước ngoài Cụ thể, Nhà nước thực hiện cho thuê đất đối với tô chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cau ha tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

Trường hợp đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong khu công

nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất thì được thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của các tô chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cau hạ tang khu công nghiệp.

- Đất khu công nghệ cao, khu kinh tế:

UBND cấp tỉnh giao đất cho ban quản lí khu công nghệ cao để tổ chức xây dựng, phát triển khu công nghệ cao; giao đất cho ban quản lí khu kinh tế dé tô chức xây dựng khu kinh tế.

Ban quản lí khu công nghệ cao thực hiện việc cho người Việt

Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất trong khu công nghệ cao để thực hiện mục đích sản xuất, kinh doanh sản pham công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao.

Ban quản lí khu kinh tế thực hiện giao lại đất để xây dựng nhà ở hoặc cho thuê đất đề thực hiện các dự án khác đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

Trang 23

ngoài có nhu cầu sử dụng đất trong khu kinh tế.

- Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra, người Việt Nam định cu ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp còn được thuê đất, thuê lại đất từ hộ gia đình, cá nhân.

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản:

Việc sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản thường chứa đựng tính rủi ro rất lớn Ngoài ra, đây lại là hoạt động sử dụng đất mang tính ôn định không cao, vì:

Thứ nhát, những mục dich sử dụng đất này không đòi hỏi việc phải thường xuyên, liên tục sử dụng cho đến hết thời hạn sử dụng đất những phần diện tích đất đã được đưa vào sử dụng Vì vậy, Luật khoáng sản quy định khi kết thúc từng giai đoạn phù hợp với tiến độ đã được xác định trong dé án thăm do, khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền trả lại từng phần diện tích đất thăm dò, khai thác sau khi đã thực hiện việc phục hồi môi trường sinh thái và đất đai.

Thứ hai, hoạt động đó có thé bị ngừng hoặc gián đoạn trong trường hợp khu vực đang được phép tiến hành hoạt động khoáng sản bị Chính phủ công bồ là khu vực cắm hoặc tạm thời cắm hoạt động khoáng sản vì lí do quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan hoặc vì lợi ích công cộng khác.

Thứ ba, so với thời hạn tối đa của một dự án đầu tư được quy định trong Luật đầu tư, thời hạn tối đa của một giấy phép hoạt

Trang 24

động khoáng sản ngắn hơn rất nhiều Đặc biệt, trong trường hợp sử dung đất vào mục đích thăm dò khoáng sản, giấy phép chỉ có thời

hạn không quá 48 tháng.

Do những đặc thù trên mà việc giao đất sử dụng ôn định, lâu dài sẽ không phù hợp với việc sử dụng đất vào mục đích thăm dò, khai thác khoáng sản Đối với những mục đích này, Nhà nước chỉ áp dụng hình thức cho thuê dat dé thực hiện việc chuyền giao đất và QSDĐ từ Nhà nước sang cho tất cả các chủ thể sử dụng đất, bao gom cả đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Khi không còn nhu cầu hoặc không có khả năng tiếp tục sử dụng đất vào mục đích đó nữa, họ vẫn có quyền chuyên nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản cho người khác theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010 ngày

- Đât sản xuât vật liệu xây dựng, làm đô gôm:

Đất, đất có mặt nước dé khai thác nguyên liệu được Nhà nước cho thuê đối với đối với tô chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư khai thác nguyên liệu dé sản xuất vật liệu xây dung, làm đồ gốm.

Đất dé làm mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi

nông nghiệp.

4 Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam

Khác với trường hợp quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất, khi quy định quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luật đất đai năm 2013

Trang 25

không dựa trên một tiêu chí chung thống nhất là nguồn gốc sử dụng đất mà dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, đó là:

- Mục dich sử dụng đất (nhằm mục đích ngoại giao hay dé thực hiện các dự án đầu tư);

- Nguồn gốc sử dụng đất (được Nhà nước giao, cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê dat thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, thuê lại đất, nhận chuyên nhượng QSDD từ các

chủ thê khác hay có được QSDĐ do mua nhà ở gắn liền với QSDĐ

ở tại Việt Nam);

- Phạm vi đất sử dụng (trường hợp sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế).

Theo đó, bên cạnh những quyền chung (Điều 166) và nghĩa vụ chung (Điều 170) mà tat cả các chủ thé sử dụng đất (trong đó có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đều được thực hiện và có nghĩa vụ phải thực hiện cho dù sử dụng đất dưới bất kì hình thức nào thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cu thé, quyền về chuyền QSDĐ, chuyên quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của họ còn được quy định như sau:

4.1 Quyên và nghĩa vụ của tô chức nước ngoài có chức năngHgOẠạI giao

Đối tượng này sử dụng đất nhăm mục đích xây dựng trụ sở cơ

quan với sứ mệnh thực hiện các công việc, nhiệm vụ với mục đích

ngoại giao chứ không sử dụng đất vào mục đích đầu tư, vì vậy, dù họ trả tiền thuê đất hàng năm hay trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì Luật đất đai cũng không quy định cho họ các quyền liên quan đến chuyển QSDD, chuyển quyền sở hữu tài sản gan liền với đất như đối với trường hop sử dụng dat dé thực hiện

các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Theo đó, tô chức nước ngoài có chức năng ngoại giao su dụng

Trang 26

đât tại Việt Nam có các quyên sau:

- Xây dựng các công trình trên đất theo giấy phép của cơ quan nhà nước Việt Nam có thâm quyền;

- Sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuê trong thời hạn thuê đất;

- Ngoài các quyền nói trên, trong trường hợp điều ước quốc tế

mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác thì tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao có quyền và nghĩa vụ

theo điều ước quốc tế đó.

4.2 Quyên cua người Việt Nam định cu ở nước ngoài, doanhnghiệp có von dau tu nước ngoài sử dụng dat dé thực hiện các dựán đâu tư tại Việt Nam

Một bước đột phá trong nhận thức về các chủ thể mang yếu tố nước ngoài trong thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam được thể hiện rõ nét qua Luật đất đai năm 2013 Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được tiếp cận hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất như các cá nhân, tô chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài dé thực hiện hoạt động đầu tư Điều này đã xoá bỏ được sự bất bình đăng về quyền tiếp cận hình thức sử dụng đất như ở Luật đất đai năm 2003 trước đây.

Ngoài ra, nhà làm luật Việt Nam cũng đặc biệt chú ý tới tính hợp lí của việc sử dụng đất cho các mục đích khác nhau để quy định hình thức sử dụng đất cho các chủ thể tiếp cận thực hiện dự án Theo đó, ở Luật đất đai năm 2013 xác định rất rõ các chủ thê là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi

sử dụng vào mục đích xây dựng nha ở dé bán hoặc dé bán kết hợp

cho thuê giống như tổ chức kinh tế trong nước khi sử dụng đất với cùng mục đích nhằm hướng tới sự phù hợp cho người mua nhà ở, nhận QSDD ở sẽ được cấp giấy chứng nhận không xác định thời

Trang 27

hạn, tránh được mâu thuẫn giữa hai nhóm chủ thể này theo Luật đất đai năm 2003 trong việc đầu tư xây dựng nhà ở Còn khi thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất với những mục đích khác thì chỉ tiếp cận tới hình thức thuê đất.

Như vậy, căn cứ nguồn gốc sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể về quyền cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện các quyền đối với đất và tài sản gắn liền với đất cụ thé như sau:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền:

- Chuyển nhượng QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

- Cho thuê QSDD, tài sản thuộc sở hữu cua mình gan lién voi đất đối với trường hợp được Nha nước giao đất có thu tiền sử dung đất; cho thuê lại QSDD, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

- Tặng, cho QSDD cho Nhà nước; tặng, cho QSDD cho cộng

đồng dân cư dé xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng, cho nhà tình nghĩa gan liền với đất theo quy định của pháp luật;

- Thế chấp băng QSDD, tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với dat tại các tô chức tin dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

- Góp vốn bằng QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của minh gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tô chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài theo quy định của pháp luật.

Hình thức sử dụng đất mà được Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm là một phương thức tạo điều kiện cho người sử dụng

Trang 28

đất cơ hội tiếp cận đất để thực hiện dự án mà không phải bỏ ra một khoản tiền lớn như đối với hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hay hình thức giao đất có thu tiền Tuy nhiên, do tiền thuê đất được trả hàng năm nên quyền năng của người sử dụng đất dưới hình thức này cũng bị hạn chế, người sử dụng đất chỉ sử dụng đất với đúng mục đích của dự án mà không có thêm các quyền năng về chuyên quyền như chuyên nhượng, cho thuê — quyền được xem là giá trị gia tăng khi sử dung đất thuê trả tiền một lần, hay được giao đất có thu tiền Vì vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền đối với tài sản gắn liền với đất thuê

như sau:

- Thế chấp băng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước cho thuê đất theo đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn còn lại;

- Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê nếu tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận;

- Cho thuê nhà ở trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng

kinh doanh nhà ở.

Bên cạnh hình thức thuê đất trả tiền hàng năm thì hình thức thuê đất trả tiền một lần là phương thức sử dụng đất mang tính ôn định cao hơn, mang lại giá trị gia tăng trong việc sử dụng đất, nhờ

đó quyền năng về QSDĐ được trao cho các chủ thể sử dụng đất

dưới hình thức này là nhiều hơn Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà

Trang 29

nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án có các quyền về chuyên QSDD cụ thé như sau:

- Chuyên nhượng QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của minh gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;

- Cho thuê, cho thuê lại QSDD, tài sản thuộc sở hữu cua mình

gan liền với đất trong thời hạn sử dụng đất;

- Thế chấp bằng QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền

với đất tại các tô chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam

trong thời hạn sử dụng dat;

- Góp vén bằng QSDD, tài sản thuộc sở hữu của minh gắn liền với dat dé hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn sử dụng dat.

Doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cô phần của doanh nghiệp Việt Nam nếu thuộc trường hợp hình thành do nhận chuyền nhượng cô phan là doanh nghiệp mà bên Việt Nam chiếm tỉ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc được cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp tô chức

được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả

tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Trang 30

4.3 Quyên của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn dau tu nước ngoài sử dung dat trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyên nhượng QSDĐÐ, thuê đất, thuê lại đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà trả tiền thuê đất là một lần cho cả thời gian thuê thì có quyền về chuyên QSDD như các quyền của chủ thê là tổ chức được Nhà

nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc được cho thuê đất trả

tiền một lần cho cả thời gian thuê Cụ thé như sau:

+ Được chuyên nhượng QSDĐÐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gan liền với đất;

+ Cho thuê QSDĐÐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đôi với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

+ Tặng, cho QSDD cho Nhà nước; tặng, cho QSDD cho cộng đồng dân cư dé xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng: tặng, cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định

của pháp luật;

+ Thế chap băng QSDĐ, tai sản thuộc sở hữu của minh gan liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

+ Góp vốn băng QSDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gan lién

với đất dé hợp tác sản xuất, kinh doanh với tô chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh

Trang 31

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà trả tiền thuê đất là hàng năm được thực hiện các quyền đối với đất và tài sản gắn liền với đất cụ thể như sau:

+ Thế chap tài sản thuộc sở hữu của minh gan liền với đất thuê tại các tổ chức tin dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

+ Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê nếu tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết cũng như dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

+ Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất

thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

+ Cho thuê lại QSDĐ theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép dau tư xây dựng kinh doanh kết cau hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4.4 Quyên và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước

ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài được mua nhà ở găn liên vớiQOSDĐ) ở tại Việt Nam

Vấn đề nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài là nội dung khá đặc biệt nhằm hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thé này trong quá trình đầu tư, sinh sống và làm việc tại Việt Nam Từ trước khi có Luật đất đai

sửa đôi, bổ sung năm 2001, các văn bản pháp luật về đất đai và

nhà ở chỉ quy định quyền được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài mà không dé cập đến việc người Việt Nam định

Trang 32

cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không Theo Pháp lệnh nhà ở được thông qua ngày 26/3/1991, Nghị định của Chính phủ số 60/CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và

QSDĐ ở tại đô thị, cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam đượcsở hữu một nhà ở cho bản thân và các thành viên gia đình họ trên

đất ở thuê của Nhà nước Việt Nam trong thời gian định cư tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết, tham

gia hoặc thoả thuận với Chính phủ các nước có quy định khác Tuy

nhiên, do cách dùng từ ngữ trong các văn bản pháp luật không thống nhất nên đã dẫn tới tình trạng không rõ ràng của quy định nêu trên Căn cứ vào các quy định tại Nghị định số 389/HDBT ngày 10/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định của Chính

phủ số 56/CP ngày 18/9/1995 ban hành quy chế cho người nước

ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt

Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

được gọi tắt là người nước ngoài Điều này có thê dẫn tới cách suy luận trong khái niệm người nước ngoài được đề cập tại Pháp lệnh nhà ở được thông qua ngày 26/3/1991và Nghị định số 60/ND-CP còn bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài Do sự không rõ ràng trong các văn bản nêu trên và việc chưa có văn bản nao quy định chính thức van dé sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH chưa giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư

ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia.

Luật dat đai sửa đổi, bổ sung năm 2001, Nghị định của Chính phủ số 81/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 là những văn bản pháp li

đầu tiên cho phép và quy định cụ thể về việc người Việt Nam định

cư ở nước ngoài mua nhà ở mà không phải trả tiền thuê đất gắn

liền với nhà ở đó Sự ra đời của những văn bản này không những

góp phần thực hiện chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế, trợ giúp

Trang 33

người thân và đóng góp xây dựng quê hương đất nước của Đảng và Nhà nước ta“ mà còn khai thông cho việc giải quyết các quan hệ thừa kế nhà ở có liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài vốn bị ách tắc từ Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH.

Tiếp đó, Luật đất đai năm 2003 thay thế Luật đất đai năm 1993 sửa đổi lần thứ nhất năm 1998, lần thứ hai năm 2001 đã kế thừa và bổ sung quyền cho chủ thé là người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi thoả mãn những điều kiện nhất định thì được sở hữu nhà ở gắn liền với đất tại Việt Nam, khi đó chủ thể này sẽ được

thực hiện các quyền chuyển quyền sở hữu tài sản gan lién voi dat

đó như: bán nha ở, thé chấp nhà ở, để thừa kế nhà ở, tặng cho nhà ở gắn liền với đất Nếu ở Luật nhà ở năm 2005 mới chỉ quy định cho các chủ thé là tô chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đó là những chủ thé được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê mà chưa cho các chủ thể được quyền mua nhà ở để sử dụng cho mục đích để ở Mãi đến năm 2008, bằng việc thông qua nghị quyết số 19/2008/UBTVQH ngày 03/6/2008 về việc thí điểm với thời hạn 5 năm cho người nước ngoài, tổ chức nước ngoài được mua nhà ở, sở hữu nhà ở tại Việt Nam với mục đích để ở Mặc dù việc ban hành khá nhiều văn bản pháp luật với một xu thế ngày càng thông thoáng, ngày càng tạo điều kiện cho nhóm chủ thé này trong quan hệ sử dụng đất tại Việt Nam được tiếp cận tới quỹ nhà ở cho mục

đích ở trong thời gian ở tại Việt Nam.

Đến nay, ké từ khi Luật đất đai năm 2013 được ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 và Luật nhà ở năm 2014 được ban hành

có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 thì nhóm chủ thé là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có khả năng

tiếp cận tới quỹ nhà ở không chỉ mục dich dé cho bản thân và gia (1).Xem: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, Nxb Sự

thật, Hà Nội 1991, tr.30.

Trang 34

đình ở khi vào Việt Nam mà còn có cơ hội tham gia thị trường bất động sản do những quy định thông thoáng, do xóa bỏ những rào cản vốn tồn tại ở Luật đất đai 2003, Luật nhà ở 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: việc hạn chế số lượng nhà ở được sở hữu; việc buộc chủ thé sở hữu nhà ở là người nước ngoài chỉ được bán sau khi được cấp giấy chứng nhận sở hữu ít nhất 12 tháng: việc sử dụng nhà ở chỉ được sử dụng cho mục đích để ở

Như vậy, hiện nay quyên và nghĩa vụ của người Việt Nam định

cư ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài được mua nhà ở gắn

liên với QSDD ở tại Việt Nam cụ thê như sau:

Thứ nhát, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữunha ở gan liên với QSDD ở tại Việt Nam có quyên và nghĩa vụ:

- Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật đất đai năm 2013;

- Chuyển QSDD ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tô chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dé ở; tặng, cho nhà ở gan liền với QSDD ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng, cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 Luật đất đai năm 2013 Trường hợp tặng cho, dé thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với QSDĐ ở;

- Thế chấp nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

- Cho thuê, uỷ quyền quản lí nhà ở trong thời gian không sử dụng Thứ hai, trường hợp tat cả người nhận thừa kế QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với QSDD ở tại Việt Nam thì người nhận

Trang 35

thừa kế không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyền nhượng hoặc được tặng cho QSDĐ thừa kế theo quy định sau đây:

- Trong trường hợp chuyên nhượng QSDD thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyên

nhượng QSDĐÐ;

- Trong trường hợp tặng cho QSDD thì người được tặng, cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng, cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng, cho;

- Trong trường hợp chưa chuyên nhượng hoặc chưa tặng, cho QSDD thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản uỷ quyền theo quy định nộp hỗ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng kí đất đai dé cập nhật vào số địa chính.

Thi ba, trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế QSDD theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế QSDĐ cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản uỷ quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng kí đất đai để cập nhật vào số địa chính.

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp giấy chứng nhận QSDD, quyén sở hữu nha ở và tài sản khác gan liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam thi phần thừa

kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trang 36

Thi tw, người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tai điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này được uỷ quyền bằng văn ban cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp

luật có liên quan.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Bình luận về quyền, nghĩa vụ sử dụng đất của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính?

2 So sánh quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của tô chức kinh tế

trong nước thuê đất Nhà nước trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê với của tổ chức kinh tế trong nước thuê đất Nhà nước trả tiền thuê hàng năm?

3 Bình luận về quyên, nghĩa vụ sử dụng đất của tô chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, dự án đầu tư xây dựng kết câu hạ tang dé chuyên nhượng hoặc cho thuê?

4 Bình luận các điểm mới về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật đất đai năm 2013?

5 Trình bày quy định về việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài được phép mua nhà, sở hữu nhà ở theo các quy định của Luật đất đai năm 2013 và Luật nhà ở

năm 2014?

Trang 37

CHƯƠNG V

THỦ TỤC HANH CHÍNH VE DAT DAI

I KHAI QUAT CHUNG THU TUC HANH CHINH VE DAT DAI 1 Khái niệm va đặc trưng co ban của thủ tục hành chính

về đất đai

Theo Từ dién tiếng Việt, “Thi tuc là những việc phải làm theo

một trật tự nhất định, để tiến hành một công việc có tính chát

chính thức”, còn trình tự là “sự sắp xếp lan lượt, thứ tự trước sau” Với ý nghĩa đó, “thủ tục” là cần thiết cho giải quyết bat kì công việc nao đó trên thực tế.

Trong khoa học pháp lí, "Thu fục hành chính được hiểu là cách thức, trình tự thực hiện thẩm quyên quản lí hành chính nhà

nước và cách thức tham gia vào công việc quản lí hành chính của

các tô chức, cá nhân nhằm thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật".®

Toàn bộ các quy tắc pháp lí quy định về trình tự thực hiện thâm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ Nhà nước và công việc liên quan đến cá nhân hay tô chức tạo thành hệ thống quy phạm thủ tục Hệ thống quy phạm thủ tục này là những quy tắc bắt buộc các cơ quan Nhà nước và các cán bộ có (1).Xem: Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, 2004, tr 960; 1037.

(2).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính, Nxb Công annhân dân, Hà Nội, 2012, tr 144.

Trang 38

thâm quyền phải tuân theo khi giải quyết công việc thuộc chức năng của mình Các thủ tục này không chỉ được thực hiện trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong cuộc sống (thường gọi là thủ tục lập pháp), cũng không chỉ áp dụng để giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động hay kinh tế (gọi là thủ tục tư pháp) mà thủ tục còn được sử dụng để tiến hành các công việc của quản lí hành chính mọi mặt đời sống xã hội Đó chính là thủ tục hành chính.

Khác với thủ tục lập pháp hay thủ tục tư pháp có thé chỉ được áp dụng tại một thời điểm nào đó khi cơ quan Nhà nước có thâm quyên tiến hành các hoạt động xây dựng pháp luật hay tiến hành những hoạt động liên quan đến khiếu t6, điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết tranh chấp thì thủ tục hành chính được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên và ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Các thủ tục hành chính được thực hiện bởi một hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, có thé là cơ quan hành chính có thâm quyên chung, có thé là cơ quan hành chính có thâm quyền chuyên môn hoặc là sự phối kết hợp chặt chẽ, thông nhất của hai hệ thống cơ quan này trong việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với một nhiệm vụ hoặc công việc nào đó trên thực tế.

Cho đến nay, trong khoa học pháp lí chưa có khái niệm thống nhất về thủ tục hành chính Có quan điểm cho rằng: thủ tục hành chính là trình tự mà các cơ quan quản lí hành chính giải quyết bất kì vụ việc cá biệt hoặc cụ thể nào hay đó là cách thức, lề lỗi giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, tức là quy định chung phải tuân theo khi thực hiện một công vụ Cụ thể hơn, đó là các trình tự kế tiếp nhau theo thứ tự thời gian và không gian nhăm thực hiện hoạt động quản lí hành chính Nhà nước Cũng có quan điểm khác lại cho rằng, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện hoặc hình thức hoạt động của các cơ quan quản lí hành chính Nhà nước Xuất phát từ quan niệm chung về thủ tục và những đặc điểm riêng của

Trang 39

thủ tục hành chính, có thể hiéu thủ tục hành chính như sau:

Thủ tục hành chính là cách thức, trình tự thực hiện thẩm quyên

quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công

việc quản lí hành chính của các tô chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyên và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Cũng như bắt kì lĩnh vực nào khác, quản lí và sử dụng đất đai cũng rất cần được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất

định Với tính đa dạng và phức tap của các hoạt động quản li va sử

dụng đất đai, việc thiết lập những thủ tục hành chính để thực hiện

công việc của cơ quan Nhà nước có thâm quyền trong quan lí và

sử dụng đất đai một cách khoa học sẽ là điều kiện đảm bảo cho tiễn trình quản lí được thông suốt và có hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động quản lí và sử dụng đất đai của các cơ quan quản lí nhà nước về đất đai hoặc cán bộ có thâm quyền diễn ra trong một khung khổ pháp lí, một trật tự 6n định Thủ tục hành chính về đất đai trong Luật đất đai năm 2013 được quy định nham dam bảo có một thiết chế dé Nhà nước thực hiện việc quản lí đất đai như thu hồi đất, trưng dụng đắt, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cấp, cấp đổi, đính chính, thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản trên đất; thủ tục về cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm điểm, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất, hoà giải và giải quyết tranh chấp đất đai, thanh tra và xử lí các vi phạm pháp luật đất đai Cùng với đó là các thiết chế nhằm đảm bảo cho người sử dụng đất được thực hiện các giao dịch dân sự về QSDĐ trong quá trình sử dụng như chuyên đôi, chuyên nhượng, cho thuê, thừa kế, thé chấp, góp vốn bằng QSDD va tặng, cho QSDĐ.

Với ý nghĩa đó, thi fục hành chính về đất dai được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyên ban hành, nhằm quy định trình tự, cách thức thực hiện thẩm

Trang 40

quyên của các cơ quan quan lí nhà nước về đất dai trong quá trình quản lí đất dai và những những công việc mà người sử dung đất phải thực hiện trong quá trình sử dụng đất.

Từ khái niệm trên có thể nhận thấy, thủ tục hành chính về đất đai có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhát, thủ tục hành chính được thực hiện bởi một hệ thống cơ quan nha nước có thẩm quyền quản lí nhà nước về dat đai Hệ thống cơ quan này trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính được quyền nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước và với tư cách là đại diện chủ sở hữu dé thực hiện chức năng quản lí đất đai của mình và giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng của

các tô chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.

Thứ hai, hệ thông quy phạm thủ tục hành chính về đất đai bao

gồm nhiều nội dung nhưng có hai nhóm quy phạm biểu hiện những nội dung quan trọng không thể thiếu, đó là:

- Nhóm quy phạm quy định về thấm quyền và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong quản lí đất đai cũng như thủ tục trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất (gọi là nhóm quy phạm nội dung).

- Nhóm quy phạm quy định về trình tự, cách thức thực hiện trong từng thủ tục hành chính cụ thể (gọi là nhóm quy phạm thủ tục) Nhóm quy phạm này đóng vai trò là phương tiện để đảm bảo cho các thủ tục về quản lí và sử dụng đất đai và các quyền của

người sử dụng đất được thực hiện trên thực tế.

Thứ ba, các thủ tục hành chính về đất đai mang tính bắt buộc

không chỉ đối với các cơ quan quản lí nhà nước về đất đai mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thé sử dụng đất nhăm đảm bảo

trật tự quản lí đất đai.

Ngày đăng: 04/04/2024, 04:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w