1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật đất đai (Nghề: Pháp luật Trung cấp) Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk

123 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật đất đai
Trường học Trường Trung cấp Trường Sơn
Chuyên ngành Pháp luật
Thể loại sách giáo trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,44 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1: KHÁI NIỆM LUẬT ĐẤT ĐAI (7)
    • 1. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và nhiệm vụ của luật đất đai (7)
    • 2. Định nghĩa luật đất đai, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật đất đai (9)
  • BÀI 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI (19)
    • 2. Chủ thể (19)
  • BÀI 3: QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI (21)
    • 2. Hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc (24)
    • 3. Lập, quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký QSDĐ (28)
      • 4.1. Thống kê đất đai (37)
      • 4.2. Kiểm kê đất đai (0)
    • 5. Hoạt động đánh giá đất và quản lý tài chính về đất đai (41)
  • BÀI 4: ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI (49)
    • 2.1. Khái niệm (50)
    • 2.2. Nội dung pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (50)
    • 2.3. Giao đất, cho thuê đất (51)
    • 2.4. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (Điều 59 Luật đất đai 2013) (54)
  • BÀI 5: QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (87)
    • 4. Quyền được giao khoán đất của các nông-lâm trường quốc doanh (96)
  • BÀI 6: NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (98)
    • 1. Nghĩa vụ chung (98)
  • BÀI 7 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI; XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI (108)

Nội dung

Giáo trình Luật đất đai (Nghề: Pháp luật Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản mang tính lý luận về Luật đất đai, giúp sinh viên nhận thức được chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam mang tính đặc biệt chi phối việc quản lý và sử dụng đất đai và thể... Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

KHÁI NIỆM LUẬT ĐẤT ĐAI

Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai và nhiệm vụ của luật đất đai

a.Chế độ sở hữu toàn dân:

Chế độ sở hữu toàn dân là Chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức thực hiện quyền sở hữu của toàn dân Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và tài sản khác thuộc về nhà nước – người đại diện chính thức của nhân dân

Bên cạnh đó, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt

Chế độ sở hữu toàn dân tiếng Anh là All-people ownership regime

Theo Hiến pháp năm 1980 thì Nhà nước chỉ thừa nhận sự tồn tại hình thành sở hữu duy nhất: sở hữu toàn dân về đất đai Nhưng với những quy định của Luật đất đai năm 1993 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất thuộc về người sử dụng đất, khắc phục những khuyết điểm của Luật đất đai 1993 và Luật đất đai 2013 đã sửa đổi bổ sung quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu b Thực trạng của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta hiện nay: Ở nước ta hiện nay việc thể chế hóa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong Hiến pháp và Luật Đất đai đã nhận được sự đồng tình, nhất trí cao trong nhân dân, thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã tránh được những hậu quả do chế độ sở hữu tư nhân đất đai gây ra Ta thấy, sở hữu toàn dân về đất đai không phải thuộc sở hữu của riêng ai mà toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý Việc quy định Nhà nước ở nước ta là đại diện chủ sở hữu đất đai và thống nhất quản lý xuất phát từ bản chất của Nhà nước là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân do dân và vì dân, mọi tài sản, tư liệu sản xuất do Nhà nước đại diện cho dân là chủ sở hữu đều được sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích chung của toàn thể nhân dân

Trong thời gian qua, ở nước ta tuy nảy sinh một số tiêu cực, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, song những hạn chế, tiêu cực đó một mặt, do sự yếu kém trong quản lý đất đai của Nhà nước ra, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ, đến nay, các chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ,

3 chưa phù hợp; tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai còn không ít hạn chế, yếu kém, một bộ phận còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đê trục lợi, tham nhũng, mặt khác, do nước ta trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau, đất đai có nguồn gốc rất phức tạp Từ thực trạng đó, Luật đất đai năm 2013 đã có những điều chỉnh, bổ sung để việc quản lý, sử dụng chặt chẽ, hiệu quả hơn, hạn chế nảy sinh những tiêu cực, hạn chế c Ưu điểm và nhược điểm của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai: Ở nước ta, vốn đất đai quý báu do công sức, mồ hôi, sương máu của các thế hệ người Việt Nam tạo lập nên, vì vậy nó phải thuộc về toàn dân Hơn nữa, hiện nay trong điều kiện nước ta “mở cửa”, chủ động hội nhập từng bước vững chắc vào nền kinh tế khi vực và trên thế giới, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những phương thức nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta hiện nay còn tránh được những hậu quả do chế độ sở hữu tư nhân đất đai gây ra Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, trực tiếp là địa tô trong nền kinh tế tư bản củ nghĩa, Các Mác và sau đó là V.I.Lênin đã chỉ ra tính chất vô lý của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nguồn gốc đẻ ra địa tô, làm cho giá cả nông phẩm tăng, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp Để khắc phục tình trạng này, V.I.Leenin đã chủ trương phải quốc hữu hóa đất đai, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, thay vào đó là chế độ công hữu về đất đai

Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý sẽ giúp Nhà nước có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lý chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất chưa sử dụng (hơn 4,5 triệu ha đất tự nhiên) vào khai thác, sử dụng hợp lý đi đôi với việc cải tạo, bồi bổ vốn đất đai quý giá của quốc gia Bên cạnh đó, trong giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai sẽ tạo ưu thế và thuận lợi cho Nhà nước trong việc sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích chung của toàn xã hội

Các quan hệ về quản lý và sử dụng đất đai ở mức nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý đã mang tính ổn định trong một thời gian khá dài (từ năm 1980 đến nay) Nay nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những sự xáo trộn trong lĩnh vực đất đai, làm tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai, thậm chí dẫn đến sự mất ổn định về chính trị-xã hội của đất nước

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, quy định Nhà nước là đại diện quyền sở hữu, thực tế trong nhiều trường hợp, không biết ai là “Nhà nước” thực sự, chính quyền trung ương hay chính quyền địa phương, do đó dẫn đến lạm quyền trong việc thu hồi đất, xâm hại, quyền lợi của người dân nhưng lại để đất đai rơi vào tay các nhóm lợi ích, khiến cả quyền lợi của người dân lẫn lợi ích quốc gia không được đảm bảo Hậu quả là trong một số trường hợp đất đai sẽ được chuyển từ người dân nghèo sang tay

“các đại gia” với giá thấp Đồng thời, bằng động tác đầu tư trở lại, “các đại gia” với giá cao cho người dân có nhu cầu Không ít trường hợp đất đai bị thu hồi để rồi bỏ hoang, bởi những dự án “treo” không có điểm dừng, trong khi người dân không có đất để ở hoặc canh tác Tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh tùy tiện, quy hoạch treo, thu hồi đất một cách tùy tiện của cơ quan nhà nước, tình trạng đất thu hồi bị bỏ hoang còn

4 người mất đất lâm vào tình trạng thất nghiệp, khó khăn,…cho thấy quản lý của Nhà nước cưa tương xứng với nhu cầu cần phải có trong chế độ sở hữu toàn dân

Quá trình phát triển kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu tư nhân hóa về quyền sử dụng một số bộ phận đất đai, điều này cũng tác động làm biến dạng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai Trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quá trình phát triển kinh tế thị trường, chủ thế sở hữu đất đai luôn luôn tách rời khỏi người sử dụng đất Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, cố gắng duy trì quyền sở hữu của mình bằng cách can thiệp vào quá trình sử dụng, định đoạt đất đai Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự can thiệp một cách chủ động của Nhà nước đã và đang dần dần bị hạn chế bởi chính các yếu tố thị trường, từ đó làm phá vỡ các quy hoạch và kế hoạch chủ động của Nhà nước về đất đai, buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên thay đổi các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã ban hành, làn cho chính sách về đất đai bất ổn, gây khó khăn cho các đối tượng được giao quyền sử dụng đất

Việc nhận thức và vận dụng không đúng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong thời gian qua đã dẫn đến sự lãng phí về đất đai, gây thiệt hại cho người sử dụng đất, đồng thời nảy sinh những tiêu cực, mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực này Từ đó, dẫn đến sự hoài nghi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nảy sinh ý kiến đòi hỏi phải thay đổi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai d Phương hướng hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai: Ở Việt Nam, đất đai là tài sản chung của quốc gia và Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Điều đó được thể hiện ở Điều 53 Hiến pháp năm

2013 và Điều 4 Luật đất đai năm 2013 Vì vậy, có thể coi hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân chính là việc hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đất đai Đối với việc hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay, cần đề ra một số phương hướng sau:

Thứ nhất, tiếp tục phát triển các ưu điểm của chế định sở hữu toàn dân về đất đai: Chế định sở hữu toàn dân về đất đai là sự thể chế hóa những quan điểm, đường lối chủ đạo của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề đất đai, nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Việc xác lập chế định sở hữu toàn dân về đất đai góp phần vào việc giữ ổn định quan hệ đất đai, tránh gây ra những xáo trộn không cần thiết và duy trì sự ổn định chính trị, xã hội là tiền đề rất quan trọng để phát triển đất nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, pháp luật đất đai cần phải được xây dựng, bổ sung toàn diện và ổn định

Thứ hai, công tác quy hoạch việc sử dụng đất đai phải được thực hiện có hiệu quả hơn, thiết thực hơn

Định nghĩa luật đất đai, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật đất đai

a Khái niệm luật đất đai :

Luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai, nhằm sử dụng đất đai có hiệu qủa vì lợi ích của nhà nước, người sử dụng và của toàn xã hội

– Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai

+ Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu nhà nước mà Chính phủ là đại diện chủ sở hữu;

+ Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật;

+ Nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm; cải tạo và bồi bổ đất đai;

+ Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất;

+ Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp b Đối tượng của Luật đất đai

Theo quan niệm chung, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội, do vậy Luật đất đai điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu không hề thay đổi, nhưng tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thụ hưởng các quyền của người sử dụng đất và gánh vác trách nhiệm pháp lí của họ

Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ đất đai và loại đất được quản lí sử dụng, đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai xác định thành các nhóm sau đây:

Nhóm I: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình quản lí Nhà nước đối với đất đai

Là người đại diện chủ sở hữu đồng thời là người thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền hành chính và chuyên ngành nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lí Nhà nước về đất đai Vì vậy, trong Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã được cụ thể hóa với vai trò thực hiện quyền định đoạt của người đại diện chủ sở hữu và phân công, phân cấp giữa từng hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền về chuyên môn để thực hiện vai trò người đại diện chủ sở hữu đất đai

Nhóm II: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức trong quá trình sử dụng đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Các tổ chức trong nước là một trong các chủ thể sử dụng đất được Nhà nước cho phép sử dụng đất dưới các hình thức pháp lí chủ yếu là giao đất và cho thuê đất Các tổ chức này được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp, nhưng trong quá trình khai thác, sử dụng phải trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất

Nhóm III: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

Hình thức pháp lí tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ sau Luật đất đai năm 2013 có thể lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam Việc sử dụng đó được phân chia thành các mục đích khác nhau như xây dựng các công trình ngoại giao, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đầu tư vào Việt Nam theo quy định pháp luật về đầu tư và được mua nhà, sở hữu nhà ở tại Việt Nam Như vậy, việc giao đất, cho thuê đất nhằm các mục đích khác nhau cho nên Nhà nước cần quy định một cách chặt chẽ trình tự, thủ tục cho thuê đất tại Việt Nam, đồng thời bảo hộ các quyền lợi cần thiết cho họ, đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

Nhóm IV: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai

Với hơn 12 triệu hộ nông dân, có thể khẳng định rằng đây là nhóm chủ thể đông đảo nhất tham gia vào quan hệ sử dụng đất Việc xác lập các quyền cụ thể của hộ gia đình, cá nhân trong Luật đất đai năm 2013 là nền tảng pháp lí cho việc thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai Thực tế chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng đất không chỉ nhằm mục đích khai thác tối đa các lợi ích vốn có của đất mà trong khai thác và sử dụng, việc xác lập các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh là mong đợi tất yếu của hàng triệu hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất Vì vậy, pháp luật đất đai xây dựng hành lang pháp lí cho việc mở rộng tối đa các quyền năng của hộ gia đình, cá nhân, đồng thời cho phép họ được thực hiện đầy đủ các giao dịch dân sự về đất đai theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch và tích tụ đất đai trong nền kinh tế hàng hóa có điều tiết từ phía Nhà nước

Nhóm V: Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng

Quá trình khai thác, sử dụng các loại đất nói trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện Mỗi một loại đất khác nhau trong quá trình sử dụng đều có đặc điểm riêng

Vì vậy, khi cho phép tổ chức hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất Nhà nước phân loại, quy định cụ thể từng chế độ pháp lí để thực hiện các biện pháp quản lí, công nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể của các chủ sử dụng nhằm đảm bảo một cách thống nhất hài hòa lợi ích Nhà nước và từng chủ sử dụng cụ thể c Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai phụ thuộc vào tính chất đặc điểm của các quan hệ xã hội do Luật đất đai điều chỉnh

Về nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai là cách thức mà Nhà nước dùng pháp luật tác động vào các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Các chủ thể đó rất đông đảo, bao gồm các cơ quan quản lí, những người sử dụng đất trong phạm vi cả nước

Ngành luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh, đó là phương pháp hành chính mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng thỏa thuận

* Phương pháp hành chính - mệnh lệnh

Phương pháp này rất đặc trưng cho ngành luật hằnh chính bởi nguyên tắc quyền lực phục tùng Đặc điểm của phương pháp này thể hiện ở chỗ, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng về địa vị pháp lí Một bên trong quan hệ này là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực nhà nước Vì vậy, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ được giao của các cơ quan nhân danh Nhà nước, họ không có quyền thoả thuận với cơ quan Nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía Nhà nước

Ngành luật đất đai sử dụng phương pháp hành chính mệnh lệnh trong nhiều trường hợp, song điểm khác biệt căn bản so với việc áp dụng trong ngành luật hành chính là tính linh hoạt và mềm dẻo khi áp dụng các mệnh lệnh từ phía cơ quan Nhà nước Ví dụ, khi giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, các tổ chức chính quyền và đoàn thể tại các địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm hoà giải, tìm biện pháp giáo dục, thuyết phục và tuyên truyền trong nội bộ nhân dân làm tiền đề cho việc giải quyết mọi tranh chấp và khiếu nại Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải thì các cơ quan nhà nước theo luật định mới trực tiếp giải quyết và ban hành các quyết định hành chính

QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

Chủ thể

Chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều tiết các quan hệ pháp luật đất đai Đó là các chủ thể dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật mà tham gia vào một quan hệ pháp luật đất đai để hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ đó, bao gồm có Nhà nước và người sử dụng đất Để hiểu rõ hơn về chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai, Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây

Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai là các chủ thể dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật mà tham gia vào một quan hệ pháp luật đất đai để hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong quan hệ đó Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai gồm có Nhà nước và người sử dụng đất

Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai Nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua các cơ quan nhà nước

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất Các chủ thể sử dụng đất này gồm các tổ chức trong nước; cá nhân, hộ gia đình trong nước; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (Điều 5 Luật Đất đai năm 2013)

Chủ thể đang thực tế chiếm hữu đất đai được phân chia thành: chủ thể đã có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất (đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận); và chủ thể không đủ giấy tờ theo quy định nhưng được công nhận quyền sử dụng đất a.Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai

Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai là tổng thể quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai Các quyền hạn, nghĩa vụ này được pháp luật quy định và bảo vệ b Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai

Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai là cái mà các chủ thể nhằm hướng tới, đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai c Nội dung về chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai

Khi đề cập tới vấn đề chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai tức là cần nói tới ai là chủ thể và với điều kiện nào, trên cơ sở pháp lý nào thì các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Các dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết một chủ thể là:

– Có sự tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đất đai – Có năng lực pháp lý đất đai

– Năng lực hành vi đất đai – Các quyền và nghĩa vụ pháp lý

Ngày 3/8/2015 gia đình bà Hồng ở huyện Tiền Hải, Thái Bình được Nhà nước giao 15,6 ha đất trồng nhãn, 150,0 m 2 đất làm nhà ở Cùng ngày, gia đình bà được Nhà nước cho thuê 0,8 ha đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để trồng màu;1,4 ha đất trồng lúa; 2,8 ha đất nuôi tôm và 1,5 ha đất làm muối

1 Phân tích cấu trúc của quan hệ pháp luật đất đai nêu trên

2 Nhận định cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận trong trường hợp trên theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Giải thích thời hạn sử dụng từng loại đất, hạn mức giao đất trong tình huống này

3 Vận dụng quy định để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với từng loại đất trong trường hợp này

QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

Hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc

Dựa theo quy định của pháp luật thì điều tra có thể hiểu là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm Giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra

+ Bản chất và ý nghĩa của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự:

*Bản chất của hoạt động điều tra:

Bản chất của hoạt động điều tra đó chính là quá trình thu thập và tìm ra các chứng cứ chứng minh trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra được tiến hành các hoạt động điều tra dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015 Nếu không có hoạt động điều tra, viện kiểm sát sẽ không có cợ sở để truy tố, toà án không có cơ sở để xét xử vụ án Để viện kiểm sát có thể truy tố đúng người phạm tội, toà án nhân dân có thể xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội và/hoặc chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và/hoặc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và chứng cứ xác định tình tiết khác của vụ án Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì viện kiểm sát hoặc toà án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung Cơ quan có thẩm quyền điều tra có trách nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của viện kiểm sát hoặc toà án

Như vậy, có thể thấy đối với hoạt động điều tra thì sẽ được thực hiện bằng các biện pháp điều tra khác nhau theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định như hỏi cung bị can, lấy lời khai của người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra và trưng cầu giám định Xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án

Bên cạnh đó, Khi tiến hành các hoạt động điều tra, cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định có hay không có việc phạm tội, đối chiếu với Bộ Luật hình sự xem hành vi phạm tội thuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra cần làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ và mục đích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các đặc điểm nhân thân của bị can; nếu là vụ án đồng phạm, cần xác định rõ hành vi, vai trò của từng người để làm cơ sở cho toà án xét xử được chính xác

Từ những điều chúng tôi đã nêu như trên có thể thấy được bản chất của hoạt động điều tra mang bản chất của hoạt động nhận thức Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định “về bản chất, nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn” Cấu trúc của nhận thức rất phức tạp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như nguồn gốc, trình độ, các vòng khâu hoặc theo các giai đoạn của quá trình nhận thức Phép biện chứng duy vật trở thành công cụ phổ biến của nhận thức khoa học

Theo đó, theo quy định của pháp luật đề ra thì có thể quyết định truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, viện kiểm sát và toà án phải dựa trên hồ sơ vụ án Hồ sơ điều tra hình sự tập hợp hệ thống văn bản, tài liệu được thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, được sắp xếp theo trình tự nhất định, phục vụ cho công việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài Nếu hồ sơ điều tra hình sự không đầy đủ, Viện kiểm sát sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định và yêu cầu hợp lí trong và sau quá trình điều tra như bổ sung, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, thay đổi điều tra viên và ra quyết định truy tố bị can

*Ý nghĩa của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự:

Có thể nói hoạt động điều tra có ý nghĩa to lớn trong giải quyết vụ án, bởi vì điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm

Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự Cũng theo đó ta có thể hiểu về điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội

Như vậy có thể hiểu rằng việc việc lập và củng cố hồ sơ điều tra hình sự là nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ sau khi có quyết định khởi tố vụ án Khi đã có đầy đủ chứng cứ để xác định tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra có nhiệm vụ làm bản kết luận điều tra, trình bày diễn biến hành vi phạm tội Nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, căn cứ đề nghị truy tố Theo đó có thể kết luận về bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là cơ sở pháp lí để xác định tội phạm và bị can đề nghị truy tố đã được điều tra và nó có đầy đủ chứng cứ để chứng minh Căn cứ vào bản kết luận điều tra, viện kiểm sát chỉ ra bản cáo trạng truy tố những bị can về các tội phạm đã được điều tra có đủ chứng cứ để chứng minh Những tội phạm, bị can chưa được điều tra sẽ không bị truy tố Trong trường hợp không có căn cứ để đề nghị truy tố thì ra các quyết định khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để giải quyết vụ án

+ Thẩm quyền điều tra được phân cấp Phân cấp thẩm quyền điều tra được xác định như sau:

Thứ nhất, phân cấp thẩm quyền điều tra theo cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

Thứ hai, phân cấp thẩm quyền điều tra đói với các cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều nơi, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Thứ ba, phân cấp thẩm quyền điều tra đối với các cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cuối cùng dó là phân cấp thẩm quyền điều tra đối với các cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra b Hoạt động khảo sát, đo đạc

Trong một thời gian dài, suốt từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980 qua Luật Đất đai 87 đến Luật Đất đai 93, việc "Điều tra, khảo sát đất đai" gần như luôn được xếp lên vị trí thứ nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Trong giai đoạn này, nước ta luôn chú ý đến việc điều tra, khảo sát đất đai; sau đó đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, xây dựng bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai Bởi vì, chỉ có thông qua việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai mới có thể phân chia toàn bộ quỹ đất đai trong toàn quốc thành các loại, các hạng thích hợp Việc này hết sức có ý nghĩa trong chiến lợc phát triển kinh tế xã hội nói chung Căn cứ vào kết quả này, Nhà nước và các cấp, các ngành ở địa phương mới có cơ sở để hoạch định chính sách phát triển nông lâm nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Để đánh giá đúng số lượng và chất lượng đất cần phải điều tra, đo đạc, khảo sát và phân hạng đất Điều tra, đo đạc, khảo sát là các biện pháp kỹ thuật nhằm xác định về số lượng đất như: hiện nay tổng diện tích là bao nhiêu? Từng vùng là bao nhiêu? Từng loại đất là bao nhiêu? Tất cả những câu hỏi này cấn được cơ quan quản lý đất đai phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời một cách chính xác và đầy đủ Đồng thời, phải nắm chắc về chất lượng của đất như độ màu mỡ, lý tính, hoá tính đất v.v

Lập, quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký QSDĐ

Lập hồ sơ địa chính:

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Thành phần hồ sơ địa chính

Thành phần hồ sơ địa chính được quy định cụ thể tại Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT như sau: Điều 4 Thành phần hồ sơ địa chính

1 Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây: a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; b) Sổ địa chính; c) Bản lưu Giấy chứng nhận

2 Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: a) Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); b) Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy

*Trách nhiệm chỉnh lý hồ sơ địa chính:

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất

Về trách nhiệm chỉnh lý hồ sơ địa chính:

Theo quy định của pháp luật về đất đai hiện nay, trách nhiệm chỉnh lý hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau: Điều 6

Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính

1 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: a) Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai;

24 b) Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương

2 Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: a) Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai: b) Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này; c) Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) sử dụng

3 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký

4 Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quy định như sau: a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) chủ trì tổ chức việc lập sổ địa chính; cung cấp tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện); thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này đối với các thửa đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này đối với các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng

5 Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định tại Thông tư này để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương

Như vậy, việc chỉnh lý hồ sơ địa chính được thực hiện tại nhiều cơ quan, trong đó Sở tài nguyên và Môi trường là cơ quan chỉ đạo việc thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ quan trực tiếp thực hiện việc chỉnh lý gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

*Thủ tục chỉnh lý hồ sơ địa chính: Điều 26 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về trình tự chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính như sau:

“1 Trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như sau: a) Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính số gắn với quá trình thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự:

– Cập nhật thông tin đăng ký và quét giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ;

– Cập nhật kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai đối với trường hợp phải đo đạc địa chính;

Hoạt động đánh giá đất và quản lý tài chính về đất đai

a Hoạt động đánh giá về đất đai

Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được quy định tại Khoản 1, Điều 32, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013), cụ thể như sau:

Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai bao gồm hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; thống kê, kiểm kê đất đai; điều tra, thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất và xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất

Căn cứ tại Điều 4, Thông tư 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường chia hoạt động điều tra, đánh giá đất đai thành 02 nhóm:

Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (cấp vùng)

Các hoạt động này bao gồm:

+ Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra thoái hóa đất;

Chất lượng đất là thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đối với mục đích sử dụng đất cụ thể, tiềm năng đất đai là khả năng về số lượng, chất lượng đất cho mục đích sử dụng đất, đất bị thoái hóa là đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do tác động của điều kiện tự nhiên và con người (theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 3, Thông tư 35/2014/TT-BTNMT)

Từ các định nghĩa trên, hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra thoái hóa đất là hoạt động điều tra, đánh giá về thuộc tính của đất

37 có ảnh hưởng tới tính bền vững đối với mục đích sử dụng đất cụ thể, khả năng về số lượng, chất lượng đất cho mục đích sử dụng đất, điều tra về việc đất bị thay đổi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do tác động của điều kiện tự nhiên và con người

+ Quan trắc giám sát tài nguyên đất; Đây là quá trình quá trình thu thập thông tin, lấy mẫu, phân tích đất theo các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất tại các vị trí cố định, vào thời điểm nhất định trong năm

+ Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề Đây là là hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp đối với loại đất cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương tại một thời điểm xác định

Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh)

Các hoạt động này bao gồm:

+ Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra thoái hóa đất; + Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện ở những khu vực có nguồn gây ô nhiễm ở địa phương;

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày 30/06/2014 của

Bộ tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm đất là sự gia tăng hàm lượng của một số chất, hợp chất so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn Việt Nam (QCVN) cho phép làm nhiễm bẩn đất

Theo đó, đây là hoạt động điều tra, đánh giá sự gia tăng hàm lượng của một số chất, hợp chất quá mức cho phép tại những khu vực có nguồn gây ô nhiễm

+ Điều tra, phân hạng đất nông nghiệp được thực hiện đối với nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác Đây là hoạt động nhằm phân chia đất nông nghiệp thành các hạng đất phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể

Thời gian thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày 30/06/2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường, thời gian thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được quy định như sau:

+ Các hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra thoái hóa đất; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được thực hiện ở những khu vực có nguồn gây ô nhiễm ở địa phương; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp được thực hiện đối với nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác được thực hiện định kỳ 5 năm một lần, điều tra toàn diện lần đầu và rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho những lần tiếp theo;

+ Hoạt động quan trắc giám sát tài nguyên đất được thực hiện hàng năm;

+ Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai khi có quyết; định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền

Quản lý tài chính về đất đai Tài chính đất đai : Đất đai là một trong những tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia, là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người là các sinhvật khác trên trái đất Tùy vàophương diện tiếp cận khác nhau mà đất đai đư ợc khái niệm khác nhau

ĐIỀU PHỐI ĐẤT ĐAI

Khái niệm

* Quy hoạch SDĐ (khoản 2 Điều 3 LĐĐ 2013)

Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng… trong một khoảng thời gian xác định

* Kế hoạch SDĐ (khoản 3 Điều 3 LĐĐ 2013):

*Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất

* “Quy hoạch treo”: quy hoạch không thể thực hiện trong kỳ quy hoạch đã được xét duyệt.

Nội dung pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Điều 35 – Điều 51 Luật Đất đai 2013;

- Điều 7 – 12 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014

-Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014

* Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 35 LĐĐ 2013)

* Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 36 LĐĐ 2013)

* Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 38 - 41 LĐĐ 2013)

* Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 37 LĐĐ 2013)

* Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 42 Luật đất đai

* Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 43 Luật đất đai 2013)

* Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 44 LĐĐ 2013)

* Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 45 LĐĐ 2013)

* Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 46 LĐĐ 2013)

* Tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 47 LĐĐ 2013)

* Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 48 LĐĐ 2013)

* Thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ (Điều 49 LĐĐ 2013): lưu ý trường hợp quy hoạch được duyệt nhưng chưa thực hiện

* Báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 50 LĐĐ 2013)

* Giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch SDĐ sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành (Điều 51 LĐĐ 2013)

Giao đất, cho thuê đất

2.3.1 Khái niệm (khoản 7, 8 Điều 3 LĐĐ 2013)

* Giao đất: là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất

* Cho thuê đất: là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất Điểm giống và khác nhau giữa giao đất và cho thuê đất

- Bản chất hoạt động: phân phối đất đai

- Hệ quả: xác lập QSDĐ cho người SDĐ

- Tính chất quan hệ: vừa hành chính, vừa tài sản

+ Giao đất: quyết định hành chính + Cho thuê đất: quyết định hành chính và hợp đồng

- Thời gian chuyển giao QSDĐ:

+ Giao đất: có hoặc không xác định thời hạn + Cho thuê đất: luôn xác định thời hạn

- Nghĩa vụ tài chính của người SDĐ:

+ Giao đất: có hoặc không nộp tiền SDĐ + Cho thuê đất: phải nộp tiền thuê đất

- Là hình thức phân phối đất đai

- Xác định dựa vào các yếu tố:

+ Loại chủ thể + Mục đích SDĐ + Diện tích đất sử dụng

+Hình thức giao đất không thu tiền SDĐ;

+ Hình thức giao đất có thu tiền SDĐ + Hình thức thuê đất (trả tiền hàng năm hoặc một lần) 2.3.2 Căn cứ giao đất, cho thuê đất (Điều 52 LĐĐ 2013)

- Kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Nhu cầu SDĐ thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích SDĐ

2.3.3 Đối tượng được giao đất, cho thuê đất 2.3.3.1 Đối tượng được giao đất không thu tiền SDĐ (Điều 54 LĐĐ 2013)

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 LĐĐ 2013

- Người SDĐ các trường hợp:

+ đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

+ đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh;

+ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều

- Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;

- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 LĐĐ 2013

2.3.3.2 Đối tượng được giao đất có thu tiền SDĐ (Điều 55 LĐĐ 2013)

- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

- Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

- Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng QSDĐ gắn với hạ tầng

2.3.3.3 Đối tượng được Nhà nước cho thuê đất (Điều 56 LĐĐ 2013)

* Cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê:

- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục SDĐ nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của LĐĐ 2013;

- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài SDĐ để thực hiện dự án:

+ Đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

+ Sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

+ Xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;

2.3.3.4 Đối tượng được nhà nước cho thuê đất (Điều 56 Luật đất đai 2013) + Thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;

- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài SDĐ xây dựng công trình sự nghiệp;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc

* Trường cho thuê đất chỉ thu tiền thuê đất hàng năm (xem thêm Khoản 2 Điều 2 Nghị định 46/2014/NĐ-CP):

- Đơn vị vũ trang nhân dân SDĐ để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân SDĐ sông, ngòi, kênh rạch, suối để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 163 LĐĐ 2013

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài SDĐ sông, ngòi, kênh, rạch, suối để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 163 LĐĐ 2013

2.3.3.5 Xử lý trường hợp giao đất, cho thuê đất trước ngày Luật 2013 có hiệu lực thi hành (Điều 60 LĐĐ 2013)

* Chủ thể SDĐ thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của LĐĐ 2013 đã được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ trước ngày LĐĐ 2013 có hiệu lực thi hành:

- Được tiếp tục SDĐ theo thời hạn SDĐ còn lại (không phải chuyển sang thuê đất)

- Khi hết thời hạn SDĐ, nếu được Nhà nước cho gia hạn thì phải chuyển sang thuê đất theo quy định của LĐĐ 2013

* Chủ thể SDĐ thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của LĐĐ2013 đã được Nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ trước ngày LĐĐ2013 có hiệu lực: phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày LĐĐ2013 có hiệu lực

* Chủ thể SDĐ thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của LĐĐ 2013 đã nhận chuyển QSDĐ hợp pháp trước ngày LĐĐ2013 có hiệu lực: được tiếp tục SDĐ trong thời hạn SDĐ còn lại mà không phải chuyển sang thuê đất theo quy định của LĐĐ 2013

* Tổ chức kinh tế thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của LĐĐ 2013 mà đã nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu

49 tiền SDĐ để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp trước ngày LĐĐ2013 có hiệu lực: được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại của dự án mà không phải chuyển sang thuê đất

* Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê trước ngày LĐĐ 2013 có hiệu lực thi hành: được tiếp tục thuê đất trong thời hạn SDĐ còn lại hoặc chuyển sang giao đất có thu tiền SDĐ nếu có nhu cầu.

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (Điều 59 Luật đất đai 2013)

- Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức;

- Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

- Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của LĐĐ2013;

- Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 LĐĐ 2013;

- Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

2.4.2 Thẩm quyền của UBND cấp huyện

- Giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân

-Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định

- Giao đất đối với cộng đồng dân cư

2.4.3 Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân UBND cấp xã

- Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (xem thêm Điều 132 LĐĐ 2013)

* Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất không được ủy quyền

Giao đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 150, 151 LĐĐ 2013)

2.4.4.Giao đất, cho thuê đất hàng không, sân bay dân dụng (Điều 156 LĐĐ

* Cảng vụ hàng không được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ (phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng)

* Cảng vụ hàng không được cấp GCN (là chủ thể SDĐ)

* Cảng vụ hàng không giao đất không thu tiền SDĐ, cho thuê đất

- Giao đất không thu tiền SDĐ đối với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 156 LĐĐ 2013;

- Cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 156 LĐĐ 2013

=> Chủ thể được Cảng vụ hàng không giao đất, cho thuê đất không được giao dịch QSDĐ

2.5 Hạn mức giao đất 2.5.1 Khái niệm

Là diện tích đất tối đa đối với mỗi loại đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân

- Áp dụng đối với hoạt động giao đất; không áp dụng đối với đất thuê của Nhà nước và đất nhận chuyển QSDĐ từ người SDĐ khác

- Đối tượng áp dụng: hộ gia đình, cá nhân

2.5.2 Hạn mức giao đât nông nghiệp(Điều 129 Luật đất đai 2013)

* Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:

- Không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

- Không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất đối với đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

* Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân:

- không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

- không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi

* Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất

* Lưu ý trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất (khoản 4 Điều

* Xử lý đối với đất nông nghiệp đã được giao vượt hạn mức

- Đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày LĐĐ2013 có hiệu lực thi hành: phải chuyển sang thuê đất theo quy định (khoản 8 Điều 210 LĐĐ 2013)

- Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân (khoản 7 Điều 129 LĐĐ 2013)

- Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất: gửi thông báo cho UBND cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp

- Diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất: không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp

* Về hạn mức đất nông nghiệp được phép nhận chuyển QSDĐ (chuyển nhượng, tặng cho) của hộ gia đình, cá nhân (Điều 130 Luật đất đai 2013):

- không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 LĐĐ2013;

- Xem chi tiết Điều 44 NĐ 43/2014/NĐ- CP

2.5.3 Hạn mức giao đất ở (Điều 143, 144 Luật đất đai 2013)

- Do các địa phương tự quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương

- Áp dụng khi Nhà nước giao đất và công nhận QSDĐ

- Hạn mức giao đất ở không ảnh hưởng đến việc nhận chuyển QSDĐ ở của hộ gia đình, cá nhân

2.6 Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất

- Là thứ tự các bước, các công việc cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền và người SDĐ phải thực hiện để chuyển giao đất từ Nhà nước đến người SDĐ

- Thực hiện tại cơ quan tài nguyên & Môi trường (hoặc BQL KCNC, KTT; Cảng vụ hàng không;… tùy trường hợp)

Chuyển mục đích SDĐ là việc người sử dụng đất thay đổi mục đích SDĐ theo nhu cầu, phù hợp với quy định của pháp luật

- Chuyển mục đích SDĐ là hoạt động mang tính điều chỉnh về đất đai

- Việc chuyển mục đích SDĐ có thể làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai 2013)

2.7.2.Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất Được quy định giống như căn cứ giao đất, cho thuê đất:

- Kế hoạch SDĐ hàng năm của cấp huyện;

2.7.3 Các trường hợp chuyển mục đích

* Chuyển mục đích phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013):

- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

* Chuyển mục đích không phải xin phép: (Điều 11 TT 02/2015/TT-BTNMT)

- Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

- Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

2.7.4 Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 59 Luật Đất đai

(i) UBND cấp tỉnh: cho phép chuyển mục đích đối với Tổ chức trong nước;

(ii) UBND cấp huyện: cho phép chuyển mục đích đối với hộ gia đình, cá nhân

2.7.5 Thủ tục chuyển mục đích

* Trường hợp phải xin phép: (Điều 60 - 62, 68, 69 NĐ 43/2014/NĐ-CP)

- Thời gian thực hiện: 15 ngày + Nộp đơn, GCN đến cơ quan TNMT;

+ Cơ quan TNMT thẩm tra;

+ Người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính;

+ UBND có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích SDĐ

* Trường hợp không phải xin phép:

- Khoản 2, 3 Điều 11 TT 02/2015/TT- BTNMT

- Thực hiện tại VPĐK đất đai

* Điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư ( Điều 58 Luật đất đai 2013)

A Điều kiện về việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác và việc SDĐ tại khu vực đặc biệt

A.1 Đối với dự án SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác:

- Phải được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Các trường hợp khác phải có văn bản:

+ Chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

A.2 Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển: phải được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan

B Điều kiện đối với chủ đầu tư (khoản 3 Điều 58 LĐĐ 2013): a) Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư; b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư (1-3%);

C Dự án phải áp dụng điều kiện tại khoản 3 Điều 58 LĐĐ 2013 (khoản 1 Điều 14 NĐ 43/2014/NĐ-CP):

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Dự án đầu tư kinh doanh BĐS gắn với QSDĐ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

- Dự án sản xuất, kinh doanh không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước

* Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư:

- Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên;

QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Quyền được giao khoán đất của các nông-lâm trường quốc doanh

Hiện nay, pháp luật về đất đai hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn có liên quan thì chưa có một quy định cụ thể nào nêu lên khái niệm “đất giao khoán” Tuy nhiên, có thể căn cứ vào thực tế và khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì đất giao khoán có thể hiểu là loại đất mà chủ sở hữu loại đất này thoả thuận, khoán cho một bên thứ hai thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng, sản xuất, bảo vệ đất

Việc giao khoán cho người khác sử dụng, quản lý đất phải được lập thành Hợp đồng giao khoán Khi hợp đồng được ký kết thì bên được giao khoán phải thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác theo đúng nội dung trong hợp đồng mà các bên đã thoả thuận

Theo quy định của của pháp luật hiện hành thì chủ thể giao khoán đất là:

– Ban quản lý rừng đặc dụng;

– Ban quản lý rừng phòng hộ;

– Các công ty nông, lâm nghiệp có thẩm quyền

Căn cứ theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, Luật Đất đai năm 2013 thì bên nhận khoán đất là Hộ gia đình hoặc cá nhân đang cư trú hợp pháp tại xã/ phường/ thị trấn nơi có đất giao khoán

Như vậy thì đất giao khoán được hiểu là đất được giao theo quyết định từ các tổ chức kinh tế, các cơ quan- tổ chức quản lý rừng cho cá nhân, hộ gia đình có thể nhận đất nông trường, đất lâm nghiệp như đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng b.Đất giao khoán có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 5 năm

2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã hết hiệu nhưng một phần những quy định về những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực để áp dụng Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì một số trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:

– Tổ chức hoặc cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 8 Luật Đất đai năm 2013;

– Người thuê hoặc thuê lại đất của người sử dụng đất chỉ trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu chế xuất, khu kinh tế; khu công nghệ cao;

– Không cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã/phường/thị trấn;

– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, của ban quản lý rừng phòng hộ hoặc ban quản lý rừng đặc dụng;

– Người sử dụng đất không có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Tổ chức hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng không vì mục đích kinh doanh;

– Người sử dụng đất đã có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định về việc thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Theo đó, người nhận khoán đất trong các nông trường thuộc 1 trong 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Quy định này là phù hợp với định nghĩa về việc giao khoán đất nông trường nêu trên bởi vì người nhận đất giao khoán không phải cá nhân, tổ chức được nhà nước trực tiếp giao đất

Bài 1: Ông H chuyển nhượng cho ông M lô đất 500m2 trị giá 2,5 tỷ đồng Hai bên lập hợp đồng vào ngày 15/01/2017 nhưng chưa được công chứng Ông M đã giao cho ông

H 1 tỷ đồng và ông H đã giao bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông M giữ Trong hợp đồng thỏa thuận ông M chịu trách nhiệm làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền, sau khi làm xong thủ tục ông M mới phải giao hết số tiền còn lại

Năm 2018 , do có nhu cầu nên ông H xin chuộc lại diện tích đất nói trên nhưng ông M không đồng ý Lấy lý do ông M chưa thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định ngày 16 tháng 3 năm 2019 ông H khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu

Hãy lập luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông M Bài 2:

Công ty K là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được UBND tỉnh H cho thuê 10 ha đất để thực hiện dự án văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại a Do có khó khăn về tài chính nên công ty K xin được thuê đất trả tiền thuê hàng năm, tuy nhiên UBND tỉnh H không đồng ý vì cho rằng, nếu thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì mục đích thực hiện dự án làm văn phòng cho thuê không thực hiện được bởi đất thuê trả tiền thuê hàng năm thì không được cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê Theo anh, chị, lý giải trên của UBND tỉnh H có phù hợp hay không, giải thích

93 b Xác định thời hạn công ty được sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khi sử dụng đất

Năm 1992 ông A, nhận chuyển nhượng 120m2 đất có giấy tờ chuyển nhượng của chủ cũ và xác nhận của Ủy ban nhân dân phường Hiện nay giấy tờ đó đã bị thất lạc, A đã làm lại giấy với chủ cũ và xin xác nhận lại của chính quyền hiện nay Tháng 7/2009 A muốn vay một khoản tiền tại ngân hàng nên muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vậy A có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không và thủ tục như thế nào? Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông A phải nộp những khoản tiền gì?

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

Nghĩa vụ chung

Người sử dụng đất có những quyền và nghĩa vụ

Tại điều 166 Luật đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:

"Điều 166 Quyền chung của người sử dụng đất

1 Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2 Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất

3 Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp

4 Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp

5 Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình

6 Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này

7 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai"

Nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định tại Điều 170 Luật đất đai 2013, cụ thể như sau :

"Điều 170 Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1 Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan

2 Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

3 Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

4 Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất

5 Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan

6 Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất

7 Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng" b.Những loại đất nào được sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng Điều 148 Luật đất đai 2013 quy định về đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng như sau :

"Điều 148 Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

1 Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật này

2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng

3 Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên

4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này" c Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định tại Điều 69 Luật Đất đai năm

"Điều 69 Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này

2 Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

96 b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI; XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI; GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI; XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI;

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Giới thiệu: khiếu nại là đề nghị cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành mà quyết định hành chính, hành vi hành chính đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích của bản thân người khiếu nại, thông qua việc xem xét của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của cá nhân mình thì tố cáo là việc cá nhân báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức khác

- Nắm bắt nghĩa vụ tài chính

1.Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và tố cáo về đất đai a Giải quyết khiếu nại về đất đai:

- Người khiếu nại gồm: Người sử dụng đất; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất; người được ủy quyền:

Người sử dụng đất gồm:

+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước;

+ Tổ chức sử dụng đất như: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;

+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại;

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất như:

+ Người nhận tặng cho quyền sử dụng đất;

+ Người nhận chuyển nhượng (người mua đất) quyền sử dụng đất…

Người có nhu cầu muốn khiếu nại về đất đai có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khiếu nại cụ thể như sau:

+ Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền tự mình viết đơn và thực hiện khiếu nại theo thủ tục quy định

+ Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại Đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật thực hiện khiếu nại chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

+ Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại

+ Uỷ quyền cho luật sư thực hiện khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Đối tượng khiếu nại: Đối với quy định về đối tượng khiếu nại thì tại khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai

2013 quy định cụ thể như sau:

+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

+ Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất

+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai…

*Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:

- Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;

- Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình

- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;

- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết

- Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng

- Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai Điều kiện thực hiện khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần hai

Ngoài các điều kiện theo thủ tục khiếu nại lần đầu thì khi thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần 2 thì phải có quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu

*Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai được thực hiện Khoản 2 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định rằng:

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại b.Khiếu kiện và tố cáo về đất đai

*Khiếu nại về đất đai

Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình Quyết định hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai bao gồm: quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất Hành vi hành chính trong quản lí đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên

*Tố cáo về đất đai

Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lí và sử dụng đất của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hoặc của những người khác, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất

Ví dụ: Tố cáo việc UBND xã bán đất trái phép; UBND huyện giao đất không đúng thẩm quyền; người sử dụng đất sử dụng sai mục đích, hủy hoại đất đai

*Quyền của người sử dụng đất trong việc khiếu nại, tố cáo về đất đai Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định ” Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết

106 khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.”

Ngày đăng: 05/02/2024, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN