1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong Luật Phòng, chống tham nhũng

153 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong Luật Phòng, chống tham nhũng
Tác giả S. Nguyễn Tuấn Khanh, PGS. TS. Nguyễn Văn Hương, PGS. TS. Bùi Thị Dao, TS. Phạm Mạnh Hùng, TS. Lê Đăng Doanh, TS. Lưu Hoài Báo, PGS. TS. Cao Thị Oanh, TS. Lý Văn Quyên, PGS.TS. Trần Hữu Tráng, ThS. Nguyễn Việt Khánh Hòa, TS. Lý Văn Quyên, ThS. Hoàng Thái Duy, Thượng tá Nguyễn Văn Thịnh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 41,38 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRÁCH NHIEM CUA CO QUAN, TO CHỨC VA CÁ NHÂN TRONG LUAT PHONG, CHONG THAM NHUNG

Hà Nội, Ngày 23 thang 6 năm 2021

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRÁCH NHIEM CUA CO QUAN, TO CHỨC VA CÁ NHÂN TRONG LUAT PHONG, CHONG THAM NHUNG

(Tất cả các bài đăng đều được phan biện độc lập)

Hà Nội, Ngày 23 tháng 6 năm 2021

Trang 3

MỤC LỤC

Tổng quan về trách nhiệm của cơ quan, tô chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng

1S Nguyễn Tuấn Khanh Viện Chiến lược và khoa học thanh tra, Thanh tra chính phủ Trách nhiệm của Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng

PGS TS Nguyễn Văn Hương

Trưởng Đại học Luật Hà Nội

Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong phòng, chống tham

PGS TS Bùi Thị DaoTruong Đại học Luật Ha Nội

Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong phòng, chống tham

TS Phạm Mạnh Hùng

Truong Dai học Kiểm sát Hà Nội Trách nhiệm của Toà án nhân dân trong phòng, chống tham nhũng

TS Lê Đăng DoanhTrường Đại học Luật Hà Nội

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng

TS Lưu Hoài BáoTrường Đại học Luật Hà Nội

Quy định về trách nhiệm thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong Luật Phòng chống tham nhũng: Nghiên cứu so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia

PGS TS Cao Thị OanhTruong Đại học Luật Hà Nội

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng

TS Lý Văn Quyên

Trường Đại học Luật Hà NộiTrách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành

Trang 4

Trách nhiệm của co quan báo chi trong phòng, chống tham những ThS Nguyễn Việt Khánh Hòa

Truong Đại học Luật Ha NộiVii Công KhoaTạp chi Môi trường và do thị Việt Nam

Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng

TS Lý Văn Quyên ThS Nguyễn Việt Khánh Hoa

Trường Đại học Luật Hà Nội

Pháp luật phòng, chống tham những tại Singapore và Trung Quốc và một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham

nhũng tại Việt Nam

ThS Hoàng Thái DuyTruong Đại học Luật Hà Nội

Trách nhiệm của Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống tham

nhũng ở Việt Nam hiện nay

Thượng tá Nguyễn Văn Thịnh

Trang 5

TONG QUAN VE TRÁCH NHIỆM CUA CƠ QUAN, TO CHỨC, DON VI TRONG PHONG, CHONG THAM NHUNG

TS Nguyễn Tuấn Khanh” Tóm tắt: Phòng, chống tham những là cuộc đấu tranh phức tạp, đòi hỏi nỗ lực chung của toàn bộ hệ thong chính trị, toàn xã hội Thể chế hoá quan điểm của Dang và những định hướng chủ đạo trong phòng, chống tham những, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các nghị định hướng dan thị hành đã quy định trách nhiệm chung và trách nhiệm cu thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phòng, chống tham những Việc thực hiện quy định về trách nhiệm của các chủ thé trong phòng, chong tham những đã đạt được những kết quả quan trọng Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế, bất cập và cần khắc phục kịp thời.

Từ khoá: Tham những; phòng ngừa tham những; phát hiện, xử lý tham những;

trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

I Quan điểm tiếp cận xác định trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tô chức, đơn vị

Trong nhiều văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước đã xác định tham nhũng diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn de doa sự tồn vong của Dang và chế độ ta Vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phải được thực hiện với lộ trình, bước đi vững chắc theo những quan điểm chủ đạo, những định hướng lớn.

Một trong quan điểm xuyên suốt trong phòng, chống tham nhũng được Đảng và

Nhà nước ta xác định đó là quy định và đảm đảm tăng cường trách nhiệm của các cơ

quan, tô chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng Quan điểm đầu tiên trong Chiến lược phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đến năm 2020 ban hành theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2009 cũng chỉ rõ: “Phòng, chống tham những là trách nhiệm cua cả hệ thống Chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đựng ddu các cơ quan, tổ chức, đơn vi, dé cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quân chúng nhân dân”.

Trước khi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực, trách nhiệm phòng, chống tham nhũng tập trung chủ yếu vào trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, đơn vị khu vực nhà nước Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã mở

* Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phú

Trang 6

rộng dan trách nhiệm phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước Vi vậy, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong phòng, chống tham nhũng bao gồm cả trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khu vực ngoài nhà nước' Đến nay, các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng xác định trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, đơn vị theo hai nhóm sau:

1 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước

Những quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, đơn vị khu vực nhà nước trong phòng, chống tham nhũng hiện nay được kế thừa và phát triển từ các quy định trước đây và xác định là trụ cột quan trọng nhất dé thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong một thời gian rất dài với chủ trương phòng, chống tham nhũng chủ yếu tập trung vào khu vực nhà nước Trách nhiệm này gắn trực tiếp với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện va xử lý tham nhũng theo thẳm quyên” Bên cạnh đó, các cơ quan, tô chức, đơn vị còn phải thực hiện trách nhiệm của mình dé bảo đảm sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng như trách nhiệm trong tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, báo cáo, tố cáo, tô giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

2 Trách nhiệm phòng, chong tham những trong khu vực ngoài nhà nước Trước đây, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng từ góc độ thể hiện là trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 ra đời, các doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước không chỉ tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng với vai trò là các tổ chức xã hội mà còn có trách nhiệm thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng bởi lẽ trong một số doanh

' Khoản 9, Khoản 10 Điều 2 Luật Phòng, chống tham những năm 2018 quy định: Cơ quan, t6 chức, don vị khuvực nhà nước (gọi chung là cơ quan, tô chức, don vị) bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơnvị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, doNhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà

nước và xã hội Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không thuộc trườnghợp trường hợp được xác định là cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước.

? Mặc dù số lượng các nhóm biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham những không thay đổi so với Luật Phong

chống tham nhũng năm 2005 nhưng tên gọi, cơ cau và nội dung các điều luật về các biện pháp phòng ngừa,phá hiện tham nhũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã có sự thay đôi tương đối lớn Gắn liềnvới đó là những trách nhiệm cụ thé của các chủ thé trong thực hiện các biện pháp này.

- 06 nhóm biện pháp phòng ngừa tham nhũng gồm: Công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổchức, đơn vị; Xây dựng và thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiệnquy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chuyên đổi vị trí công tác của

người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, côngnghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ,quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- 03 nhóm biện pháp phát hiện tham nhũng gồm: Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra và tự kiếmtra của cơ quan, tô chức, đơn vị; Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán;Phát hiện tham nhũng thông qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng.

Trang 7

nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, tô chức có quy mô lớn cũng có “quyền lực công” và có nguy cơ cao xảy ra những hành vi tham nhũng trong những tô chức, doanh nghiệp này Vì vậy, bên cạnh việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thấm quyền dé ngăn chan, xu ly tham nhũng, một số doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà

nước còn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

II Nội dung trách nhiệm của các chủ thé trong phòng, chống tham nhũng Trách nhiệm của các chủ thé trong phòng, chống tham những được quy định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, có thể khái quát những những nội dung chủ yếu về trách nhiệm của các chủ thể như sau:

1 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, t6 chức, don vị khu vực nhà

Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng là quy định nổi bật nhất Người đứng đầu luôn được xác định là có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng như chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị do mình phụ trách quản lý.

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được kế thừa phát triển từ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và Luật sửa đổi, bố sung năm 2012, thể hiện trên ba nội dung:

Thứ nhất, người đứng đầu phải chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kip thời phát hiện, xử lý theo thâm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thầm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chỗng tham nhũng.

Thứ hai, phải áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng.

Quy định về áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyên sang vị trí công tác khác đối với người có dau hiệu tham nhũng lần đầu tiên được quy định trong Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Theo đó, việc quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và đồng thời người đó có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc Việc lựa chọn áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công

Trang 8

tác hoặc tạm thời chuyển vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị hoặc người có thâm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ của từng vụ viéc cu thé và yêu cầu bồ trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tô chức, đơn vị đó.Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức tôi đa là 90 ngày, kề từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyên vị trí công tác khác.

Thứ ba, chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn

vị do mình quản lý, phụ trách.

Đây là quy định vừa thé hiện tính nêu gương, liêm khiết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng đồng thời cũng là biện pháp nâng cao trách nhiệm của người quản lý Quy định về người đứng đầu chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 là một trong những biện pháp phòng ngừa và được Chính phủ hướng dẫn chỉ tiết tại Nghị định số 107/2006/NĐ-CP, quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu co quan, tô chức, đơn vị khi dé xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và Nghị định số 211/2013/ND sửa đôi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tiếp tục quy định Người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi dé xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vi do mình được giao trực tiếp phụ trách; người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn

vị phải chịu trách nhiệm liên đới.

2 Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Xã hội có vai trò và trách nhiệm rất lớn trong phòng, chống tham nhũng Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã xác chỉ rõ quan điểm trong phòng, chống tham nhũng là phát huy sức mạnh tổng hợp của ca hệ thống chính trị và của toàn dân Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tục phát triển quan điểm này và ghi rõ: “Phòng, chống tham những là trách nhiệm của cả hệ thống Chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tong hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng dau các cơ quan, tổ chức, don VỊ, dé cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thé và quần

chúng nhân dan’.

Trang 9

Thẻ chế hóa các quan điểm của Đảng về phòng, chống tham nhũng nói chung và kế thừa các quan điểm trước đây về phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng thông qua quy định về trách nhiệm của các thiết chế xã hội, bao gồm: Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; trách

nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo; trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh

nghiệp, hiệp hội ngành nghề; trách nhiệm của công dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng Trách nhiệm của các chủ thé này chủ yếu được thé hiện với vai trò tham gia giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, cung cấp thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo về hành vi tham nhũng đến các cơ quan, tô chức, đơn vị dé kip thời phát hiện va xử lý tham nhũng.

3 Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong lĩnh vực phòng, chỗng tham những

Điều 12 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng quy định: “Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ tiền hành các biện pháp để phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư và, khi thích hợp, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự hiệu quả tương xứng và có tính răn đe đối với những hành vi không tuân thủ các biện pháp này” và đưa ra một số khuyến nghị cụ thé đối với các quốc gia thành viên như: “7c đẩy xây dựng các chuẩn mực và thủ tục nhằm bảo vệ sự liêm khiết của các tổ chức tư nhân tương ứng, trong đó có quy tắc ứng xử về tính chính xác, tính chính trực và tính đúng đắn trong hoạt động kinh doanh và tat cả các nghề nghiệp liên quan, đông thời thúc day công tác phòng ngừa xung đột lợi ích, thúc day nhân rộng các thực tiễn thương mai tốt trong hoạt động kinh doanh và trong quan hệ hợp đồng với quốc gia đó”.

Trước yêu cầu của thực thi công ước Liên Hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, các doanh nghiệp, tổ chức không chỉ tham gia vào phòng, chống tham nhũng từ góc độ là các thiết chế xã hội mà còn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống tham những trong chính các doanh nghiệp, tổ chức đó Vì vậy Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã thể hiện một bước hoàn thiện của pháp luật về phòng, chống tham nhũng khi dần mở rộng phạm vi phòng, chống tham những ra khu vực tư Hiện nay, pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

tập trung vào hai trụ cột chính sau:

Trang 10

Thứ nhất, về xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; xây dựng và thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ.

Thứ hai, thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước.

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước không phải là trách nhiệm của tat cả các t6 chức, doanh nghiệp mà chỉ quy định đối với công ty đại chúng, tô chức tín dụng và đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện Các doanh nghiệp, tổ chức này cũng không phải bắt buộc thực hiện hết các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 mà chi bắt buộc thực hiện 3 nhóm biện pháp

- Thuc hién nguyén tac công khai, minh bach, nội dung công khai, minh bach,

hình thức công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bach quy định tai

Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích quy định tại Điều 23 của Luật Phòng, chống tham nhũng:

- Thực hiện trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu quy định tại Điều 72, các điểm a, b va d khoản 3 Điều 73 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tô chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm tự kiêm tra dé kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thâm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tô chức mình; khi phát hiện hành vi tham những trong doanh nghiệp, t6 chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định”.

4 Quản lý nhà nước và trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chong tham nhũng

Một trong những điểm nỗi bật trong phòng, chống tham nhũng thời gian qua là những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước và việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng.

3 Điều 82 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Trang 11

Bên cạnh những quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chong

tham nhũng của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, pháp luật còn quy định trách nhiệm

của các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng Hiện nay, trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống

tham nhũng.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng Các cơ quan chức năng như cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của minh, có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tô chức, đơn vị khác trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; phối hợp trong việc tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng; kiến nghị chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định thêm nhiệm vụ và trách nhiệm cho một số cơ quan dé bảo đảm thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, phát

hiện và xử lý tham nhũng.

HI Một số vấn đề đặt ra đối với trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, don vị trong phòng, chống tham nhũng và kiến nghị

Trong khuôn khổ một chuyên dé, khó có thé đánh giá tat cả những ưu điểm, hạn chế đối với việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng thời gian qua Tuy nhiên, qua các báo cáo tổng kết về công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan có thầm quyền có thé thay rằng việc quy định trách nhiệm cu thé của các cơ quan, tổ chức, đơn vi trong phòng, chống tham nhũng và thực hiện các quy định này đã mang lại những kết quả quan trọng, góp phan kiềm chế và từng bước đây lùi tham nhũng, điều này được thé hiện trên từng kết quả trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Chính phủ đã đánh giá: Các biện pháp phòng ngừa tham những được day mạnh thực hiện, thường xuyên được rà soát, đánh giá, điều chỉnh phù hợp hơn đã ngày càng phát huy hiệu quả Việc tự phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiêm tra và nhất là qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo tăng nhiều so với trước Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, điều tra, xử lý với những bản án nghiêm minh đã có tác dụng ran đe, ngăn chặn hành vi tham nhũng Hiệu quả thu hồi tài san qua công tác thanh tra, điều tra tội phạm tham những đã có chuyên biến Vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, báo chí trong PCTN

Trang 12

được đề cao; cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng được xây dựng và tổ chức thực hiện".

Gần đây nhất, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 cũng cho thay những nỗ lực của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ của mình Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 cho thấy những chuyên biến tích cực trong phòng, chống tham nhũng, từ quản lý công tác phòng, chống tham nhũng đến tô chức thực hiện các quy định cụ thé Ví dụ, riêng với quy định về trách nhiệm của người đứng đầu , các cấp, các ngành đều chú trọng thực hiện nghiêm các quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng; đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kip thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị co quan có thâm quyên xử lý các hành vi tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị mình; tiếp nhận, xử lý các phản ánh, báo cáo, tố cáo, tô giác, tin báo về hành vi tham nhũng; kip thời tạm đình chỉ công tác nhiều cán bộ dé phục vụ điều tra các vụ án, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan lý”) Những người đứng dau, cấp phó của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đều được xem xét để xử lý theo quy định Trong năm có 82 người đứng dau, cấp phó của người đứng dau bị kết luận thiếu trách nhiệm dé xảy ra tham nhũng, trong đó có 69 người đã bị xử lý kỷ luật”) (tăng 39 người so với năm 2019) và 12 người bị xử lý hình sự”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tô chức, don vị vẫn còn một số van dé đặt ra như sau:

Thứ nhất, việc xác định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay van còn một số điểm chưa hợp lý, vi dụ như việc phân định trách nhiệm, thâm quyền giữa các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng trong một số lĩnh vực như hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyên hạn

Thứ hai, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định bắt buộc một số doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng và việc thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp tổ chức này Tuy

* Chính phủ: Báo cáo số 330 /BC-CP ngày 22 tháng 9 năm 2016 tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng,chống tham nhũng.

°? Chủ tịch UBND TP Ha Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND Thành phố HCM Trần Vĩnh

) hộ Tài chính: 4 người; Bộ Xây dựng: 4 người; BHXH: I người; Sơn La: 2 người; Cao Bang: 2 người;

Thái Nguyên: 5 người; Hai Phong: | người; Hòa Bình: 3 người; Thái Binh: 1 người; Gia Lai: 1 người; Bình

Thuận: 23 người; Khánh Hòa: 6 người; Đồng Nai: 1 người; Tây Ninh: 3 người; Tiền Giang: 3 người; Đồng

Tháp: | người; An Giang: 6 người; Kiên Giang: 2 người.

7 Chính phủ: Báo cáo số 525/BC-CPngày 14 tháng 10 năm 2020 về công tác phòng, chống tham nhũng

năm 2020.

Trang 13

nhiên, với hệ thống cơ quan có chức năng thanh tra hiện nay, việc tô chức thực hiện các cuộc thanh tra đối với các doanh nghiệp, tô chức này vẫn còn hạn chế, nhất là trong phát hiện và xử lý đối với các vi phạm của doanh nghiệp, tổ chức trong thực

hiện các biện pháp phòng ngừa tham những theo quy định.

Thứ ba, năng lực của các cơ quan, tổ chức, don vi và trách nhiệm của người đứng đầu của một số cơ quan, tô chức, đơn vi trong phòng, chống tham nhũng cùn hạn chế Đây là hạn chế đã được chi trong nhiều báo cáo tông kết chuyên dé qua nhiều năm nhưng chưa được khắc phục Báo cáo tông kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 cũng tiếp tục chỉ ra: Năng lực, sức chiến đấu của một số cơ quan, tô chức đơn vị còn hạn chế, chưa đủ sức để tự phát hiện tham nhũng Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tại một số cơ quan quản lý nhà nước chưa được phát huy mạnh mẽ, có nơi chưa quan tâm đúng mức tới công tác tự kiểm tra dé phát hiện hành vi tham nhũng Việc đấu tranh phê bình, tự phê bình và tính tiên phong, gương mẫu ở một số cán bộ, đảng viên còn yếu dẫn đến tình trạng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi cá nhân.

Đề khắc phục những những hạn chế hiện nay liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vi, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ: nhất, tiếp tục rà tổng thé chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là các cơ quan có chức năng và các đơn vị chuyên trách về; xác định rõ chức năng, nhiệm cụ của từng cơ quan, tô

chức, don vi.

Thứ hai, tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tô chức, đơn vị; tập trung vào thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Thứ ba, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bat cập hiện nay.

Thứ tư, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc và tăng cường sự phối hợp giữa

các cơ quan trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham

nhũng,đặc biệt là thực hiện các quy định mới trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (ví dụ như quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; quy định về kiểm soát xung đột lợi ích ) /.

Trang 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 30/7/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chap hành Trung ương Đảng (khóa X) Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

2 Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

3 Chiến lược phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đến năm 2020 (ban hành theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ).

4 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 5 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 6 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

7 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chínhg phủ quy

định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

8 Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ

chức, đơn vi.

9 Chính phủ: Báo cáo số 330/BC-CP ngày 22 tháng 9 năm 2016 tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

10 Chính phủ: Báo cáo số 525/BC-CP ngày 14 tháng 10 năm 2020 công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.

Trang 15

TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ TRONG PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG PGS.TS Nguyễn Văn Hương” Tóm tắt: Bài viết phân tích đường lỗi chính sách của Đảng, quy định của pháp luật về phòng, chống tham những Bài viết phân tích trách nhiệm của chính phủ trong việc triển khai, tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham những với những yêu cau và nhiệm vụ cu thé theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 Bài viết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chong tham nhũng của Chính phủ trong những năm gân đây qua đó khang định vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc ngăn chặn, đầy lùi tiễn tới loại bỏ tham những, góp phần xây dung Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Từ khoá: Trách nhiệm của Chính phủ; tham nhũng; luật phòng, chống tham

I Chính phủ triển khai thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do tình hình thế giới diễn biến phức tạp; chính sách bao vây cam vận của Mỹ cùng với thiên tai, lũ lụt và phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam nên kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, “tinh hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt: sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và dau tw thấp; phân phối, lưu thông có nhiễu rồi ren; đời sống nhân dân lao động còn nhiễu khó khăn; hiện tượng tiếu cực xảy ra 0 nhiều nơi và có nơi nghiêm trong’ Dai hoi lần thứ VI của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường Do cơ chế quan lý kinh tế mới mới được hình thành nên còn nhiều “lỗ hong”, bat cập dẫn đến tình trang nhiều cán bộ viên chức lợi dụng mưu lợi cá nhân, thậm chí tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại rất lớn cho tài sản của Nhà nước, của tập thé, lợi ích của nhân dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước Dé giải quyết tình trạng này, Đảng ta xác định: “kiên quyết chống tham ô, móc ngoặc, tệ tham những, loi dụng chức quyền để kiếm thu nhập không chính đáng”.ˆ Trong

* Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

' Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tại địa chỉ: https://tuliewvankien.dang

congsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vi/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-1493 (Truy cap ngay 28/4/2021).

? Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 17/12/1987, Hội nghị lần thứ tư Ban Chap hành Trung ương Dang (khoáVI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ba năm 1988-1990 và năm 1988, tại địa chỉ:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-vi/nghi-quyet-so-11

Trang 16

những năm tiếp theo, nhận thức rõ tính chất nghiêm trọng của những hành vi tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với sự tồn vong của Nhà nước và chế độ xã hội, đảng ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với trong việc nhận định, đánh giá tình hình và dé ra các biện pháp cần thiết dau tranh chong tham nhũng va các hành vi tiêu cực khác Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta nhận định: “King hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm nay: ; tham

máy nhà nước, chống tham những Nhiệm vụ này là trọng tâm của kế hoạch 5 năm 1991 — 1995” Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta nhận định: “Nan tham những, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được ”° Từ đó Đảng xác định nhiệm vụ: “Tiến hành đấu tranh kiên quyết, thường xuyên và có hiệu quả chong tệ tham những trong bộ máy nhà nước, trong các ngành, các cấp từ trung ương đến cơ sở”, “huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy ” Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Dang ta

lui và loại trừ tệ tham nhũng

nhận định: “Nạn tham những kéo dai trong bộ may của hệ thong chinh tri va trong nhiéu tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn de doa sự sống còn của chế độ ta ”.Š Nhiệm vụ được Đảng xác định là: “tiép tuc đẩy mạnh cuộc dau tranh chong tham những trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ Trung uong đến cơ sở”” Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng cũng nhận định: “Té quan liễu, tham nhũng, lãng phi vẫn nghiêm trọng ””" Nhiệm vụ được Đảng đặt

04-nghn tw-ngay-17121987-hoi-nghi-lan-thu-tu-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vi-ve-phuong-huong-nhiem-vu-phat-1105 (Truy cap ngay 28/4/2021).

3 Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, tại địa chỉ: https://tulieuvankien.

dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vii/chien-luoc-on-dinh-va-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-den-nam-2000-15 59 (Truy cập ngày 28/4/2021).

* Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, tlđd.° Chiến lược 6n định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, tldd.

° Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

của Dang, tại địa chi: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-viii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vill-cua-dang-1549

(Truy cap ngay 28/4/2021).

7 Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Dang khóa VII tại Dai hội dai biểu toàn quốc lần thứ VIII

của Đảng, tldd.

Š Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của

Dang, tại địa chỉ: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ix/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-viti-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ix-cua-dang-1545 (Truy cap ngay 28/4/2021)

? Báo cáo chính tri của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Dai hội dai biểu toàn quốc lần thứ IX của

Đảng, tldd.

'° Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của

Dang, tại địa chỉ:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-2

Trang 17

ra la: “Toàn Đảng, toàn bộ hệ thong chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chong tham những Xử lý kiên quyết, kip thời, công khai những người tham những, bat ké ở chức vu nào, đương chức hay đã nghỉ hưu ”``.

Nhằm ngăn chặn, từng bước đây lùi tham nhũng đồng thời tạo bước chuyển biến rõ rệt dé giữ vững ôn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, ngày 21 tháng 8 năm 2006, Ban chấp hành trung ương Khóa X đã ra nghị quyết riêng (Nghị quyết số 04/NQ-TW) về tăng cường sự lãnh dao của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng Quan điểm xuyên suốt được Đảng xác định là: Hoạt động phòng, chống tham nhũng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính tri, trật tự, an toàn xã hội; tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh Đầu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu đài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục.

Tổng kết 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, đánh giá những hạn chế, Nghị quyết Dai hội lần thứ XI của Đảng nhận định: “té quan liêu, tham những, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái dao đức, lối sống chưa được ngăn chặn, day lùi”.

Trên cơ sở đó Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh9914

phòng, chống tham nhiing”'* Tại Đại hội dai biéu toàn quốc lần thứ XII, Dang ta nhận định: “té quan liêu, tham những, lãng phí chưa bị đầy lùi”'Ÿ Từ đó Đảng đã

xác định các nhiệm vu trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ tiép tục “day mạnh dau9916

tranh phòng, chống tham nhiing”'® Tại Dai hội đại biéu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta nhận định công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng “chuyển biến mạnh

mế”, “có bước đột phá”, co hiệu quả, ngày càng di vào chiếu sâu ”`ˆ Tuy nhiên, débảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh,

bảo đảm thực hiện thăng lợi các mục tiêu chiến lược được Đại hội XIII của Đảng đề

x/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-ix-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-x-cua-dang-1537 (Truy cap ngay 29/4/2021).

!! Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của

Đảng, tldd.

'* Xem: Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21 tháng 8 năm 2006, Ban chấp hành trung ương Khóa X về tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

lễ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, tại địa chỉ:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-x1⁄nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xi-dang-cong-san-viet-nam- l524 (Truy cập ngày 29/4/2021).

'# Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, tldd.

! Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Dang, tại địa chỉ: https://tulieuvankien.dangcongsan.

vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-x1i-1596 (Truy cập ngày 28/4/2021).

'° Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tldd.

'7 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang, tai địa chỉ:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-3663 Truy cập ngày 28/4/2021).

lỗ

Trang 18

ra, Dang ta đã xác định: “Tiếp tục day mạnh đấu tranh phòng chồng quan liêu, tham những, ” và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm ky XIII của Đảng Š

Như vậy, bên cạnh những hành vi tiêu cực, các tệ nạn làm cản trở sự phát triển của nhà nước và xã hội (đã phát sinh nhiều năm trước), từ Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 17/12/1987 của Ban chấp hành Trung ương Dang, Dang ta xác định “tham nhũng” là một hiện tượng xã hội tiêu cực gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, làm xói mòn lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong và phát triển của Nhà nước và chế độ Vì vậy, đấu tranh chống tham nhũng luôn được đặt lên hàng đầu, được coi là nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo,

chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Thé chế hóa đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành, sửa đôi bé sung nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định xử lý nghiêm khắc hành vi tham nhũng và các tội phạm về tham nhũng Cụ thé là:

- Ngày 26 tháng 2 năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về việc chống tham nhũng Pháp lệnh về việc chống tham nhũng năm 1998 gồm 38 điều trong đó quy định khái niệm tham nhũng: những hành vi tham nhũng; các biện

pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; việc xử lý hành vi tham nhũng;

trách nhiệm của các cơ quan, t6 chức trong việc phòng ngừa và xử lý người có hành

vi tham nhũng Trong Pháp lệnh này, quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính

phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ trong việc phòng, chống tham nhũng Tại Điều 33 Pháp lệnh quy định: “Th đướng Chính phủ chỉ dao các Bộ, co quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phòng ngừa và dau tranh chống tham những; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về công tác phòng ngừa và đấu tranh chong tham những trong phạm vi cả nước ”.

Ngày 28 thang 4 năm 2000, Pháp lệnh về chống tham những năm 1998 được Uy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung trong đó thu hẹp phạm vi các hành vi tham nhũng từ 11 loại hành vi thành 07 loại hành vi (Điều 3); đồng thời bổ sung thêm nhũng hành vi “bị cấm” đối với những người có chức vụ quyền hạn dé phòng ngừa hiệu quả nhũng hành vi tham nhũng (Điều 13).

- Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tham nhũng Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 gòm 92 điều được chia thành 07 Các nội dụng của Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định khá cụ thể về nhũng vấn dé chung; phòng ngừa tham nhũng: phát hiện tham nhũng: xử lý hành vi

'S Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang tlđd.14

Trang 19

tham những và những vi phạm pháp luật khác; trách nhiệm của cơ quan Thanh tra,

Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan hữu quan trong phòng, chống tham nhũng: vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham những; hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng Khoản I Điều 73 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Ban chỉ dao trung ương về phòng, chống tham những do Thủ tướng Chính phú đứng dau có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham những trong phạm vi cả nước Giúp việc cho Ban chi đạo trung ương về phòng, chống tham những có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách ” Tại các Điều 75, 76, 78 Luật này còn quy định trách nhiệm của các co quan thuộc Chính phủ như: Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc phòng, chống tham nhũng.

Ngày 04 tháng 08 năm 2007, Luật phòng, chống tham những năm 2005 được sửa đôi, bố sung trong đó Điều 73 được bé sung thêm nội dung quy định về ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh, thành phố: “Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham những do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chong tham những trong phạm vi tỉnh, thành pho trực thuộc trung ương ” Như vậy, hoạt động phòng, chống tham nhũng được đây mạnh hơn một bước, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dé day manh viéc chi dao, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng tại các địa phương.

Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đối, bổ sung nhiều nội dung, trong đó có nội dung bãi bỏ Điều 73 Theo đó, Thủ tướng Chính phủ không còn là người đứng đầu Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng vì theo Quyết định số 162-QD/TW ngày 01/02/2013 của Bộ Chính trị, Tổng bí thư là Trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham

- Ngày 20 tháng II năm 2018, Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tham nhũng (mới) với 09 chương, 96 điều Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 có nhiều nội dung mới so với Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đôi, bổ

sung năm 2012) Đặc biệt, trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong

việc phòng, chống tham nhũng được quy định khá cụ thé Đó là co sở pháp lý quan trọng dé Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của minh trong việc phòng chống tham nhũng

'° Nội dung này chúng tôi sẽ phân tích ở mục sau.

Trang 20

- Cùng với việc ban hành các pháp lệnh và luật phòng, chống tham nhũng, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về đấu tranh chống tham nhũng, Quốc hội còn ban hành cũng như sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật khác nhau liên quan đến việc phòng, chống tham những trong đó có các Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985, BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 và các luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật hình sự Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội về tham nhũng.

Với chức năng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyén hành pháp, là co quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước Khi Nhà nước chưa ban hành pháp lệnh cũng như các

văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, với chức năng là cơ quan quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, Hội đồng bộ trưởng (trước đây) nay là Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, t6 chức thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để đấu tranh chống tội phạm và các tệ nan xã hội Tuy nhiên, “té tham những dưới nhiều hình thức không những không bị ngăn chặn mà còn có chiều hướng nghiêm trọng hơn””” Ngày 26 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 240/HĐBT - Quyết định đấu tranh chống tham nhũng Quyết định số 240/HĐBT đã thé hiện rõ quyết tâm của Chính phủ cũng

như của Nhà nước Việt Nam trong việc là ngăn chặn và xoá bỏ tệ tham nhũng, làmtrong sạch bộ máy Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong quản

lý và sử dụng tài sản nhà nước, từng bước lập lại trật tự, kỷ cương, góp phần 6n định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, tạo đà cho các bước đấu tranh chống tham nhũng tiếp theo.

Quyết định số 240/HDBT cũng thé hiện rõ yêu cầu đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở thời điểm nhũng năm 1990 và cả hiện nay là:

- Đấu tranh chống tham nhũng phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, quyết liệt, không có vùng cắm, không có ngoại lệ:

- Đấu tranh chống tham những phải được tiến hành rộng khắp trên tat cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; ở tất cả các bộ, ngành, địa phương; ở tất cả các cơ quan nhà

nước, đoàn thê chính tri, tô chức xã hội, đơn vi lực lượng vũ trang nhân dân;

'” Xem: Quyết định số 240/HĐBT ngày 26 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) —

Quyết định đâu tranh chong tham nhũng.

16

Trang 21

- Mọi cơ quan, tô chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong cơ quan, tô chức đơn vị mình;

- Thành viên các tổ chức, đoàn thé và moi công dân có trách nhiệm tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng trong tổ chức, đơn vị, địa phương mình;

- Các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phát hiện, điều tra, xử lý kịp

thời, nghiêm minh những hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật;

- Các cơ quan truyền thông, báo chí có trách nhiệm thông tin, hướng dẫn dư luận trong đấu tranh chống tham nhũng: phê phán mạnh mẽ nhũng hành vi tham nhũng: tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng: nêu gương những người ding cảm tố giác, đấu tranh chống tham nhũng;

- Các bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật; ban

hành các văn bản quản lý thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách bảo đảm căn cứ cho việcxử lý những hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Tiếp theo Quyết định số 240/HĐBT, ngày 21 tháng 11 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 114-TTg — Quyết đình về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu Theo quyết định này, hoạt động chống tham nhũng được nâng cao thêm một bước: các yêu cầu của hoạt động chống tham nhũng được xác định rõ hơn, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ quan, tô chức được xác định cụ thê hơn; mục tiêu của hoạt động chống tham nhũng hướng tới việc bài trừ tệ tham nhũng đồng thời gắn với việc kiện toàn bộ máy và nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng của đội ngũ cán bộ, viên chức.

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham những đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ) Nghị quyết của Chính phủ khang định: “Tình hình tham những van diễn biến phức tạp trên nhiễu lĩnh vực”; “Tham những trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến dau của Đảng, de dọa sự tôn vong của chế độ” Nghị quyết của Chính phủ xác định: Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhắn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vi; Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài; Sử dụng tổng thé các giải pháp phòng, chống tham nhũng nhằm “ngdn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dan các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, gop phan xây

17

Trang 22

dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chinh”.”'

Sau khi các pháp lệnh va các luật phòng, chống tham nhũng, luật sửa đôi, bé sung một số điều của luật phòng, chống tham nhũng được ban hành, Chính phủ đã khan trương ban hành các nghị định quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành dé các văn bản này được triển khai trên thực tế.

Những hoạt động trên đây thê hiện rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc triển khai thực hiện đường lỗi của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng Điều này góp phần làm cho hoạt động phòng, chống tham nhũng ở nước ta được tiễn hành thường xuyên, liên tục; được tiến hành mạnh mẽ ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương góp phần làm cho hoạt động đấu tranh chống tham nhũng đi vào nền nếp, đạt được những kết quả quan trọng; góp phan lập lại trật tự, kỷ cương xã hội tạo đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bộ máy nhà

nước trong sạch, vũng mạnh; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

II Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Theo quy định của Hién pháp Việt Nam, “Chính phủ là cơ quan hành chính nha nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”.

Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ có nhiệm vu: “7ổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước ”?; “T, hong nhat quan ly về kinh tế, van hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, doi ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ‘al

Trong Luật phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm của Chính phủ và các co quan thuộc Chính phủ cũng được quy định cụ thé Điều 84 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “J Chinh phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham những trong phạm vi cả nước; 2 Thanh tra Chính phủ là cơ quan dau mối giúp Chính phi quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham

| Xem: Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số

21/NQ-CP, ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ)

? Điều 94 Hiến pháp năm 2013.3 Điều 96 Hiến pháp năm 2013® Điều 96 Hiến pháp năm 2013

18

Trang 23

nhũng ` Điều 84 nhiều nhiệm vụ cụ thể cho Thanh tra Chính phủ trong việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng.”

Như vậy, theo quy định của Hiến pháp và Luật phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm của Chính phủ trong công tác phòng, chống tham nhũng được thé hiện trên

những nhiệm vụ chính sau đây:

* Tổ chức, hướng dẫn thực hiện pháp luật về phòng, chỗng tham nhũng Với chức năng là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cụ thê là:

- Chỉnh phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chong tham những

Xuất phát từ tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đôi mới, de dọa sự tồn vong của chế độ, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chong tham những đến năm 2020°° Trong Chiến lược này, Chính phủ đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu của hoạt động phòng, chống tham những; các nhóm giải pháp phòng, chống tham nhũng: lộ trình và cách thức tổ chức hoạt động phòng, chống tham nhũng Tiếp đó,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020'” Chương trình hành động đã xác định những yêu cầu với 08 nhóm giải pháp và các nhiệm vụ cụ thê nhăm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo chuyên biến rõ rệt để ngăn chặn, từng bước đây lùi

tham nhũng.

Ngày 21 tháng 01 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật phòng, chống tham những năm 2018 Quyết định này, xác định cụ thể mục đích, yêu cầu nội dung, lộ trình cũng như thực hiện biện pháp cụ thé dé Luật phòng, chông tham những năm 2018 sớm đi vào thực tiễn.

- Chính phủ hướng dan, chi đạo và đông đốc Bộ, ngành, Uy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh là một trong các nhiệm vụ của Chính phủ: “Chính phú, Toà án nhân dân toi cao, Viện

kiêm sát nhân dán tôi cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyên han cua mình có trách

°5 Xem thêm: Điều 84 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

°° Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP,

ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ).

? Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (Banhành kèm theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ).

19

Trang 24

nhiệm quy định chỉ tiết và hướng dan thi hành Pháp lệnh này””: “Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dan thi hành Luật này””: “Chính phủ quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành những diéu, khoản được giao trong Luật”; “Chính phủ quy định chi tiết Diéu nay”? I Thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản khác nhau dé quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cụ thé là:

+ Nghị định số 64/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 1998 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh chống tham nhũng;

+ Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;

+ Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chong tham nhũng;

+ Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;

+ Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vi do

mình quản lý, phụ trách.

Đặc biệt là, ngày Luật phòng, chống tham những năm 2018 có hiệu lực (ngày 01/7/2019), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 nam 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống

tham nhũng Trong Nghị định này, Chính phủ còn chỉ đạo các Bộ, ngành và UBND

cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các biện pháp cụ thê dé tổ chức thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng Ví du: “Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dan đánh giá công tác phòng, chong tham những nhằm dam bảo việc thực hiện thong nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham những trên phạm vi cả nước””; “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ thé danh mục các lĩnh vực tại các khoản 1, 2, 3 và 4

oA ` 33

Diéu nay”

? Điều 38 Pháp lệnh về chống tham nhũng năm 1998.”' Điều 92 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005.

*° Điều 2 Luật sửa đồi, bố sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012.3! Điều 17, 22, 23, 80, 81 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.

3 Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.* Khoản 5 Điều 22 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.

20

Trang 25

Thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động chấp hành pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, quy định đồng thời đôn đốc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh triển khai các biện pháp thực hiện Luật về phòng, chống tham nhũng như: Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 thảng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho ngưòi dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc”; Công điện số 724/CD-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng

cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

Trong đó, người đứng đầu Chính phủ đưa ra các biện pháp đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức phải tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp cần thiết nhăm ngăn chặn các hành vi tham những, tiêu cực

trong hoạt động công vụ.

Việc tô chức thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ làm cho hoạt động phòng, chống tham nhũng của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng được xúc tiễn mạnh mẽ Điều này góp phần ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam trong những năm gần đây.

* Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chỗng tham những Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm như không ban hành quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp theo quy định; có thực hiện nhưng không kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định hoặc khi có phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng Hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo thâm quyền va các quy định của pháp luật Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham những theo thẩm quyền hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ trong những trường hợp nhất định.” Hoạt động thanh tra, kiểm tra góp phần góp phần phát hiện, xử lý nghiêm nhũng hành vi tham nhũng, phát hiện những hạn chế, bất cập trong công tác tô chức thực hiện pháp luật cũng như những “kẽ hở”, hạn chế của hệ thống pháp luật để có biện pháp phòng ngừa, đấu thanh chống tham nhũng có hiệu quả.

* Thực hiện hợp tác quốc té trong hoạt động phòng, chống tham những

`* Xem: Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 thang 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

* Xem: Điều 84 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018; khoản 4 Điều 59 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.chỉ

Trang 26

Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham những là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động phòng, chống tham nhũng Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng giúp cho việc điều tra xử lý những hành vi tham nhũng, tội phạm về tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả.

Theo quy định tại khoản 3 Điều Điều 91 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh chống tham nhũng cũng thuộc nhiệm vụ

của Chính phủ và được giao cho Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao.Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan này chủ động đàm

phán, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương hợp tác trong việc đấu tranh chống tham nhũng; tiếp nhận, xử ly các yêu cầu về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc đấu tranh chống tham nhũng: thu hồi các tài sản tham nhũng.

* Báo cáo công tác phòng, chong tham nhũng

Theo quy định tại Điều 94 Hiến pháp năm 2013, Chính phủ “/a cơ quan chấp hành của Quốc hội”, “chịu trách nhiệm trước Quốc hội và bảo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” Vì vây, việc báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ nói chung, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước nói riêng là nhiệm vụ của Chính

Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018: “Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham những” Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ: “Xây dựng báo cáo hằng năm về công tác phòng, chỗng tham nhũng”.

Điều 70 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy đinh: “J Độ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về công tác phòng, chống tham những tại bộ, ngành, địa phương mình và gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham những 2 Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ quy định về chế độ thông tin, bảo cáo; hướng dân, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và xây dựng báo cáo hang năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước ” Khoản 2 Điều 71 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP

quy đỉnh: “Bộ truong, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của báo cáo về công tác phòng, chống tham những ”.

Việc xây dựng các báo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ và các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh làm cho hoạt động phòng, chống tham

s2,

Trang 27

nhũng được cơ quan có thâm quyên thực hiện liên tục; thường xuyên có những đánh giá, rút kinh nghiệm qua đó tổ chức, triển khai kịp thời các biện pháp cần thiết để hoạt động phòng, chống tham những đạt hiệu quả cao Thông qua các báo cáo hang năm, Chính phủ và các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đánh giá đúng tình hình tham nhũng, dự báo tình hình tham những và xây dựng kế hoạch với những biện pháp cụ thé cho những năm tiếp theo qua đó nâng cao hiệu qua của hoạt động nay.

Những phân tích trên cho thấy, Chính phủ có vai trò quan trọng, có trách nhiệm nặng né trong công tác phòng, chống tham nhũng Việc khẩn trương tổ chức, hướng dẫn thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng: việc đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt với các biện pháp mạnh mẽ, kịp thời; việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên kết hợp báo cáo, đánh giá, rút kinh nghiệm sâu sắc trong hoạt động hằng năm của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương làm cho hoạt động phòng, chống tham nhũng ngày càng đạt được kết quả to lớn góp phân đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thiết lập trật tự kỷ cương, khôi phục lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa trong sạch, vững mạnh /.

ĐK:

Trang 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo Chính tri của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội dai biểu toàn quốc lan thứ VII cua Dang, tai địa chi:

2 Báo cáo chính trị của Ban Chap hành Trung ương Dang khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ IX của Dang, tại địa chỉ:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ix/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-viti-ta1-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-1x-cua-dang-1545

3 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Dang khoá IX tai Đại hội dai biểu toàn quốc lan thứ X của Dang, tai địa chi:

5 Chiến lược quốc gia phòng, chéng tham nhũng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NO-CP, ngày 12 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ).

6 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham những đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 126/NO-CP ngày 29

tháng 11 năm 2017 cua Chính phủ).

7 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tại địa chỉ:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vi/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang- 1493.

8 Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 17/12/1987, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội trong ba năm 1988-1990 và năm 1988, tại địa chỉ: https://tulieuvankien.

dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-vi/nghi-quyet-so-0 4-nqhntw-ngay-17121987-hoi-nghi-lan-thu-tu-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vi-ve-phuong-huong-nhiem-vu-phat-1105.

9 Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21 tháng 8 năm 2006, Ban chap hành trung ương Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống

tham nhũng, lãng phi, tại dia chỉ:

https://noichinh.vn/van-ban-noI-chinh-va-pctn/van-ban-cua-dang/200608/04-nqtw-nghi-quyet-so-04-nqtw-ngay-2 |

-thang-8-nam-2006-24

Trang 29

cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-x-ve-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-lang-phi-29 1208/.

10 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Dang Cộng sản Việt Nam,

tại dia chỉ:

13 Quyết định số 240/HDBT ngày 26 thang 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng — Quyết định dau tranh chống tham những.

2

Trang 30

TRÁCH NHIỆM CUA UY BAN NHÂN DAN CÁC CAP TRONG PHONG, CHÓNG THAM NHŨNG

PGS.TS Bùi Thị Đào” Tóm tat: Tham nhũng là hiện tượng xã hội có nhiễu tác động xấu đến mọi mặt đời sống Phòng, chong tham những là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội Uy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phòng, chong tham những trong việc ban hành, trình cấp có thẩm quyên ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham những; tuyên truyén, pho biến, giáo dục pháp luật về phòng, chong tham nhũng; chi đạo, tô chức thực hiện công tác phòng, chồng tham những; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tô cáo về tham nhũng; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chồng tham những.

Từ khóa: trách nhiệm; tham những; phòng, chống tham nhũng; uy ban nhân

Tham nhũng là hiện tượng xã hội khá phố biến, đặc biệt ở các nước kém phát triển và dang phát triển Có rất nhiều nghiên cứu ở tam mức khác nhau về tham những nên cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về tham những Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành dé gây phiền hà, khó khăn và lẫy của dân' Theo tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng dành cho giáo viên các trường đại học, cao đăng, trung cấp “Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kì người nào có chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao dé vụ lợi Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chong tham nhũng năm 1969 định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng” Từ điển The Oxford

Unabriged Dictionary định nghĩa: “tham những là sự bóp méo hoặc phá hoại tính liém

chính trong thực hiện công vụ bởi hồi lộ hay thiên vị” Tw dién Webste’s Collegiate Dictionary định nghĩa: “tham những là sự khích lệ làm điều sai trải bởi những phương tiện không đúng dan hoặc bat hợp pháp (như hối lộ) ” OECD cho rằng: “tham những là sự lạm dụng chức vu, vai tro va nguôn lực công để trục lợi cá nhân” Khái niệm it tranh cãi nhất hiện nay do Ngân hàng Thế giới đưa ra: “tham những là việc lợi dụng quyền hạn vì vụ lợi” Theo Luật Phòng, chống tham nhũng thì “tham nhũng là hành vi

của người có chức vụ, quyên hạn đã lợi dụng chức vụ, quyên hạn đó vì vụ lợi” Tât cả

* Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội

' http://Tham_nh%C5%A9ng

* http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_ Detail.aspx?CatID=-I&Itemld=6&LVID=&CapChald=43 Dẫn theo Phạm Thị Huệ, Luận án tiến sĩ, Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư, Học viện Khoa học xã

hội, năm 2016, tr.31

Trang 31

các định nghĩa tham nhũng nói trên đều thống nhất về những đặc trưng cơ bản của tham nhũng là: Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn; hành vi tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao; mục dich của hành vi tham nhũng là vụ lợi Như vậy, có thể nói, tham nhũng là một hiện tượng xã hội tồn tại Song song với quyền lực và lợi ích, ở đâu có quyền lực và lợi ích, ở đó có khả năng có tham

Tham nhũng có rất nhiều tác động tiêu cực khác nhau Về cơ bản, các nghiên cứu về tham nhũng cho thấy tham nhũng có những tác động tiêu cực cả về chính trị, kinh tế và xã hội Bao gồm: lũng đoạn luật pháp; cản trở đầu tư nước ngoài; thất thoát vốn đầu tư trong nước; giá sản pham đắt hơn, sức cạnh tranh giảm sút; giảm tốc độ sản xuất; nhân tài không được trọng dụng dẫn đến chảy máu chất xám; tăng tệ nạn xã hội, phá hủy nền tang dao đức xã hội” Chính vì vậy, các quốc gia có tệ tham nhũng phổ biến hay ở mức độ trầm trọng thì không thê phát triển kinh tế nhanh chóng và cũng không có một xã hội lành mạnh Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay và tat cả các quốc gia đều thực thi nền kinh tế mở nên có nhiều nguy cơ xảy ra những vụ tham nhũng tinh vi, với qui mô lớn, thậm chi là tham nhũng xuyên quốc gia lôi cuỗn nhiều quan chức cấp cao tham gia Cũng vì vậy, phòng, chống tham nhũng được quan tâm ở cả tầm quốc gia và tầm quốc tế.

Ở Việt Nam, phòng, chống tham nhũng thường xuyên được Đảng và nhà nước quan tâm Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng được ban hành từ năm 1998 và sau đó là Luật Phòng, chống tham nhũng được ban hành năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012) và hiện nay là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Tuy vậy, trong Báo cáo chính tri của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Dang đã chỉ rõ: “ tinh rạng tham những, lãng phí, quan lieu chưa được ngăn chặn, day lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tap, ” Điều đó cho thay phòng, chống tham nhũng là công việc phức tap Công việc này cần có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc VỀ các cơ quan nhà nước Bên cạnh các cơ quan chuyên về phòng, chống vi phạm pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán thì các cơ quan quản lí nhà nước như Ủy ban nhân dân các cấp cũng có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong phòng, chống tham nhũng thể hiện thông qua các hoạt động sau:

1 Ủy ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thấm quyền ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng

* TS Nguyễn Ngọc Hùng, Hậu quả của tham những, http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_

Detail.aspx?CatID=- 1 &ItemId=41 &LVID=&CapChald=1;

° Văn kiện Đại hội dai biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chinh trị quốc gia - Sự that, Hà Nội, 2011, tr.173

Trang 32

Theo Điều 28 Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản qui phạm pháp luật trong ba trường hợp: (1) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn ban qui phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; (2) Qui định biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương: (3) Qui định biện pháp thực hiện chức năng quản lí nhà nước ở địa phương Điều 20 Luật này qui định “Uy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định dé qui định những vấn dé được luật giao” Trong khi đó, Điều 85 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 qui định “Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyên han của mình, có trách nhiệm sau đây: ban hành theo thẩm quyên hoặc trình cấp có thẩm quyên ban hành văn bản pháp luật về phòng, chong tham những” Như vay, đề phòng, chống tham nhũng, Ủy ban nhân dân các cấp có thể tự mình ban hành văn bản hoặc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở địa phương Chăng hạn, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết

định 23/2016/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 ban hành Qui định trách nhiệm thực hiện kỉluật, kỉ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức trên địa ban tinh Ninh

Thuận Theo Quyết định này, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh phải chấp hành các qui định của pháp luật, trong đó có qui định về phòng, chống tham nhũng,

phải công khai, minh bạch trong sử dụng tài sản, tài chính công, không sử dụng tài sản

công vào việc riêng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định 14/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 ban hành Qui định về xử lí kỉ luật cán bộ xã, phường, thị tran trên địa bàn tỉnh Dak Lak Trong đó hành vi vi phạm qui định cua pháp luật về phòng, chống tham nhũng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thé bị khiến trách, cảnh cáo hoặc cách chức Bên cạnh đó, trong thời gian qua cũng có nhiều Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã phải ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định kỉ luật cán bộ, công chức thuộc quyền về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2 Uy ban nhân dân tổ chức tuyên truyền, pho biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của mọi cá nhân, tô chức Dé tuân thu pháp luật thì các cá nhân, tổ chức phải tiếp cận được các qui định của pháp luật, phải hiểu được nội dung, mục đích, ý nghĩa của các qui định của pháp luật Vì vậy, các cá nhân, tổ chức bên cạnh trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật thì họ cũng có quyền được thông tin về pháp luật và nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền này.

Trang 33

Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học, trình độ học trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như họp báo, thông cáo báo chí, phố biến pháp luật trực tiếp, tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, Internet, đăng tải trên Công báo, niêm yết văn bản tại khu dân cư, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép vào các hoạt động van hóa Tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng không chi được lồng ghép trong tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật nói chung mà còn được thực hiện theo những chương trình, kế hoạch, đề án riêng Chang han:

Ngày 21/01/2021, Uy ban nhân dân tinh Kon Tum ban hành Kế hoạch số 241/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Dé án “Tuyên truyền, phô biến, giáo duc năm 2021 pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 18/8/2017) trên địa bàn tỉnh năm 2021 Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả kế hoạch chung của tỉnh, đảm bảo 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên, giáo viên, giảng viên các môn pháp luật, giáo dục công dân được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật chính sách pháp luật về phòng, chống tham những; 100% cán bộ, công chức, viên chức trên địa ban tỉnh được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo các hình thức khác nhau; tuyệt đại đa số người dân được tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Ngày 05/01/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND triển khai Dé án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phô biến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định 130/2020/NĐ-CP qui định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động và nhân dân thuộc địa bàn quản lí.

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật cũng thực hiện thường xuyên hoặc theo kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng Chang hạn, Sở Tư pháp Ninh Thuận ban hành Kế hoạch 1889/KH-STP ngày 16/10/2019

° https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/37 1

60/Ke-hoach-trien-khai-thuc-hien-De-an-Tuyen-truyen-pho-bien-giao-duc-phap-luat-ve-phong-chong-tham-nhung-nam-2021.html

Trang 34

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 (thực hiện trong năm 2020) Trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng gồm: ý nghĩa, tam quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính; Tư tưởng hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng; quan điểm, chủ trương, chính sách của Dang về phòng, chống tham những; Luật phòng, chống tham nhũng va các văn bản hướng dan thi hành, chủ yếu ở các quy định moi như: hành vi tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa tham những; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng bằng các hình thức khác nhau, bao gồm cả tọa đàm, tô chức sinh hoạt chuyên đề, hướng dẫn kê khai tài sản đối với các đối tượng phải kê khai.

Không chỉ ở cấp tỉnh, nhiều Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng ban hành các kế hoạch tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng dé thực

hiện trên địa bàn của mình.

3 Ủy ban nhân dân chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng

Việc phòng, chống tham nhũng được Ủy ban nhân dân các cấp xác định là nhiệm vụ chính tri thường xuyên, liên tục, lâu dài và là một trong các tiêu chi dé đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm Phòng, chống tham nhũng phải được thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp khác nhau và phải coi phòng ngừa là chính Ủy ban nhân dân nhiều tỉnh đã ban hành và tô chức thực hiện Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tập trung chủ yếu vào các hoạt động: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật; (2) Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong co quan, tổ chức, đơn vị; (3) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị; (4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra phát hiện và xử lí tham nhũng: (5) Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chồng tham nhũng: (6) Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; (7) Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bô sung các văn bản qui phạm pháp luật thuộc thâm quyền đảm bảo đồng bộ, thống nhất; (§) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống

tham nhũng.

Theo nhận định của Thanh tra Chính phủ tại Báo cáo Đánh giá công tác phường,

chống tham nhũng cấp tỉnh (đăng trên Báo Thanh tra, được đăng tải lại trên Trang

Trang 35

thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính trung ương)” thi công tác phòng, chống tham nhũng ở các địa phương tương đối đồng đều ở tất cả các lĩnh vực, đã triển khai, cụ thể hóa các văn ban cấp trên, tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng; đã thực hiện công khai,

minh bạch, phát hiện và xử lí các hành vi tham nhũng Tuy nhiên, khoảng cách giữa

các địa phương chưa đồng đều, nhiều địa phương chưa chủ động phù hợp điều kiện cụ thê của địa phương, hầu như không phát hiện tham nhũng qua tự kiểm tra mà chủ yếu qua thanh tra, điều tra, qua phát hiện của báo chí, phản ánh của dư luận xã hội Vì vậy, các địa phương cần nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ; kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng: công bố thủ tục hành chính đặc thù, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thủ tục hành chính; phối hợp với các tổ chức xã hội, động viên nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng.

4 Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tô chức thanh tra Ủy ban nhân dân không trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra ở cấp tỉnh được thực hiện bởi thanh tra tỉnh, ở cấp huyện được thực hiện bởi thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn với chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lí nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham những Thanh tra tỉnh thanh tra trách nhiệm thực hiện các qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ủy ban nhân dân cấp huyện, các doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra huyện thanh tra trách nhiệm thực hiện các qui định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ủy ban nhân dân cấp xã Nội dung thanh tra rất rộng, gồm: việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng; việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phòng, chống tham nhũng; việc công khai, minh bạch hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước, mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, quản lí dự án đầu tư xây dựng, huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, trong quản lí, sử dụng đất, trong giải quyết công việc của cơ quan, tô chức, cá nhân, trong công tác tổ chức, cán bộ; việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; việc thực hiện qui tắc ứng xử, qui

tac đạo đức nghê nghiệp; việc chuyên đôi vi trí công tác của công chức, viên chức;

7 https://noichinh

vn/nghien-cuu-trao-doi/202004/cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tiep-tuc-duoc-cac-dia-phuong-tren-toan-quoc-tich-cuc-trien-khai-thuc-hien-307953/

Trang 36

việc thực hiện qui định về tặng quà, nhận qua tặng, nộp lại quà tặng; việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập; việc thực hiện cải cách thủ tục hành chínhŸ Bên cạnh đó, thanh tra tỉnh còn có trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tô chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thầm quyền quản lí của chính quyền địa phương; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham những do người công tác tại cơ quan, tô chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lí của chính quyền địa phương thực hiện.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng Pháp luật không có qui định riêng về giải quyết khiếu nại về phòng, chống tham nhũng Theo qui định chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lí trực tiếp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thâm quyên giải quyết khiếu nại lần đầu quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng chưa được giải quyết; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thâm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và tương đương đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng chưa được giải quyết” Nếu các quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại liên quan đến pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng phải xem xét lại tính hợp pháp của các quyết định, hành vi đó, phải khôi phục quyên, lợi ích của người khiếu nại nếu quyết định, hành vi bị khiếu nại trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cũng có thâm quyền giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm cả hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng Cụ thé: Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp xã có thâm quyên giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ của công chức mà mình quản lí trực tiếp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thâm quyên giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác mà mình bô nhiệm, quản lí trực tiếp, các cơ quan, tô chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lí trực tiếp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thâm quyền giải quyết tô cáo hành vi vi phạm pháp luật trong

Š Thông tư 02/2012/TT-TTCP qui định chỉ tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực

hiện các qui định của pháp luật vê phòng, chông tham nhũng

? Xem Điều 17, 18, 21 Luật Khiếu nại năm 2011

Trang 37

thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyen môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bô nhiệm, quản lí trực tiếp, cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tinh quản lí trực tiếp'° Khi giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (cũng như các vi phạm pháp luật khác), Chủ tịch Ủy ban nhân dân kết luận hành vi bị tố cáo có phải là hành vi vi phạm pháp luật không, có thể áp dụng các biện pháp xử lí phù hợp với thẩm quyền của mình hoặc kiến nghị cơ quan, t6 chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lí đối với cơ quan, tô chức, cá nhân vi phạm pháp luật, nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan tô tụng xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết dé bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tô chức, cá nhân Một trong những khó khăn đáng kê liên quan đến phòng, chống tham nhũng là khuyến khích người dân tố cáo hành vi tham những và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng Người bị tố cáo có hành vi tham nhũng thường là người có quyền lực, có vị trí trong bộ máy nha nước nên người biết về hành vi tham những rất e ngại khi t6 cáo vì không phải lúc nào cũng đủ lòng tin tổ cáo của minh sẽ được giải quyết khách quan, vô tư, sợ hãi bị trả thù, trù đập về hành vi tố cáo trong khi vẫn chưa có các biện pháp bảo vệ người tố cáo đặc thù đối với hành vi tham nhũng, thậm chí còn dé lộ thông tin về người tô cáo”.

5 Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng

Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thường xuyên báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp Công tác phòng, chống tham nhũng phải được Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân định kì hàng năm Nội dung báo cáo gồm: đánh giá tình hình tham nhũng; kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lí tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng; đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.

Chăng hạn, Báo cáo số 105/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trình Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 Trong đó nêu kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trên 4 phương diện:

- Công tác lãnh đạo, chi đạo, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng - Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham những, gồm: việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tô chức, đơn vị

'* Xem Điều 13 Luật T6 cáo năm 2018

!' Nhật Nam, Dé những “hiệp sĩ” to cáo không còn đơn độc,

https://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/De-nhung-hiep-si-to-cao-tham-nhung-khong-con-don-doc/426922.vgp

Trang 38

UBND; việc xây dựng, ban hành và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; chuyên đôi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham những: việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản thu nhập; việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng: việc thực hiện cải cách hành chính; về triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh;

- Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tô cáo, điều tra, truy tố, xét xử, thu hồi tài sản tham nhũng;

- Công tác phối hợp trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng Báo cáo đánh giá các ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân cũng như đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 20217”.

Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng vừa là dé Ủy ban nhân dân tự nhìn lại, tự đánh giá công tác này trong năm trước và đề ra cách thức thực hiện công tác đó tốt hơn trong năm sau, vừa là tạo điều kiện thuận lợi dé Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân cùng cấp nhằm tăng hiệu lực, hiểu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng tại địa phương.

Tom lại, là cơ quan quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lí đông đảo, nguy cơ xảy ra tham nhũng rất cao, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rất lớn trong phòng, chống tham nhũng tại địa phương từ việc ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến tô chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tham nhũng trên

thực tê và chịu sự giám sát của Hội đông nhân dân cùng cap về các hoạt động này./.

l2 Cổng thông tin điện tử tinh Bắc Giang https://bac giang gov

vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/Stl DaeZNsp94/ content/bao-cao-ket-qua-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-nam-2020-nhiem-vu-giai-phap-thuc-hien-nam-2021

Trang 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm Thị Huệ, Phong, chong tham nhũng trong khu vực tu, luận án tiến sĩ

luật học, Học viện Khoa học xã hội, 2016;

2 Nhật Nam, Để những “hiệp sĩ” to cáo không còn đơn độc,

https://baochinhphu vn/Tin-noi-bat/De-nhung-hiep-si-to-cao-tham-nhung-khong-con-don-doc/426922.vgp;

3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chinh trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội, 2011, tr.173;

4 Luật Khiếu nại năm 2011; 5 Luật Tố cáo năm 2018;

6 Thông tư 02/2012/TT-TTCP qui định chỉ tiết và hướng dẫn thâm quyên, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các qui định của pháp luật về phòng, chống tham

Trang 40

TRÁCH NHIEM CUA VIEN KIEM SÁT NHÂN DAN TRONG PHONG, CHONG THAM NHUNG

TS Pham Mạnh Hùng”

Tóm tat: Phòng, chống tham những là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Với chức năng thực hành quyển công tô, kiểm sát hoạt động tư pháp VKSND có trách nhiệm đặc biệt trong phòng, chống tham những Bài viết phân tích làm rõ phạm vi trách nhiệm của VKSND trong phòng, chong tham những, những yếu tô tác động đến việc thực hiện trách nhiệm của VKSND trong phòng, chong tham những và một số giải pháp bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm

của VKSND trong phòng, chong tham nhũng.

Từ khóa: Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) trong phòng, chống tham nhũng; các tội phạm tham những; vụ án tham những; thu hồi tài sản tham những

Đặt vẫn đề

Theo quy định của Hiến pháp, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thực hành quyền công tố, kiêm sát hoạt động tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con nguoi, quyén công dân, bao vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất".

Với chức năng thực hành quyền công tố, kiêm sát hoạt động tư pháp, VKSND có trách nhiệm lớn trong cuộc dau tranh phòng, chống tham nhũng Bài viết sẽ phân tích về phạm vi trách nhiệm của VKSND trong phòng, chống tham nhũng: những yếu tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong phòng, chống tham nhũng và các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm của VKSND trong phòng, chống tham nhũng.

1 Phạm vi trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong phòng, chống tham những

Với chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm đặc biệt trong phòng, chống tham nhũng Trách nhiệm của VKSND trong phòng, chống tham nhũng thé hiện trên các mặt hoạt động chính sau đây:

Nguyên Hiệu trưởng Trường Dai học Kiếm sát Hà Nội' Xem Điều 107 Hiến pháp năm 2013.

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w