1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung, biểu hiện và vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người việt nam từ truyền thống đến hiện đại

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội Dung, Biểu Hiện Và Vai Trò Của Lễ Hội Trong Đời Sống Tinh Thần Của Người Việt Nam Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại
Tác giả Phan Phương Linh
Người hướng dẫn TS. Đào Ngọc Tuấn, TS. Trần Thị Hồng Thúy
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Văn Hóa Việt Nam Và Hội Nhập Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 697,83 KB

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAOTIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾĐỀ TÀI: Nội dung, biểu hiện và vai trò của Lễ hội trong đờisống tinh thần của người Việt Nam từ

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Nội dung, biểu hiện và vai trò của Lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

TS.Trần Thị Hồng Thúy

Sinh viên thực hiện: Phan Phương Linh

Trang 2

Hà Nội, tháng 1/2023

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Nội dung, biểu hiện và vai trò của Lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

TS.Trần Thị Hồng Thúy

Sinh viên thực hiện: Phan Phương Linh

Trang 3

Mã sinh viên: TTQT49-B3-1737

Hà Nội, tháng 1/2023

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

I Tổng quan 4

B PHẦN NỘI DUNG 4

I Khái quát về Lễ hội Việt Nam 4

1 Khái quát chung 4

2 Phân loại lễ hội 5

II Nội dung lễ hội Việt Nam 7

1 Phần Lễ và phần Hội trong lễ hội Việt Nam 7

1.1.Phần Lễ 7

1.2 Phần Hội 7

1.3 Mối quan hệ giữa phần lễ và phần hội 8

III BIỂU HIỆN CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA

NGƯỜI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 8

1 Biểu hiện của lễ hội truyền thống 8

2 Biểu hiện của lễ hội hiện đại 9

IV VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 10

V.THỰC TRẠNG LỄ HỘI VIỆT NAM 13

1 Tổng quan chung 13

2 Mặt tích cực 13

3 Mặt tiêu cực 14

4 Sự thay đổi của lễ hội trong truyền thống và hiện đại 16

VI GIẢI GIÁP VÀ THÔNG ĐIỆP 16

1 Giải giáp về mặt nội dung 16

2 Giải pháp về quản lý, tổ chức 17

C PHẦN KẾT LUẬN 18

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Tổng quan

Lễ hội mang một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam từ ngàn đời nay Đó là những di sản tốt đẹp mà ông cha ta đã đểlại; nó phản ánh quá trình hình thành đất nước, con người Việt Nam

Lễ hội là hình thức văn hóa dân gian có tính cộng đồng rất cao, được coi là

"cuộc sống thứ hai" không thể thiếu của con người, nhất là với cư dân ở vùng văn minh nông nghiệp

Cùng với sự phát triển của xã hội, một vài lễ hội cũng đã dần không còn được

tổ chức nữa; tuy nhiên, vẫn có những lễ hội tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời có những thay đổi để phù hợp với đời sống

xã hội ngày nay Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, có những lễ hội

từ nước ngoài đã du nhập vào Việt Nam và nhận được sự hưởng ứng như Giáng Sinh, Valentine,

Tuy nhiên, lễ hội vẫn là một truyền thống tốt đẹp, cần phải được bảo tồn và phát huy của dân tộc ta

B PHẦN NỘI DUNG

I Khái quát về Lễ hội Việt Nam

1 Khái quát chung

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa có tính tập thể, phản ánh tín ngưỡng

và sinh hoạt của người dân lao động sản xuất hay trong việc hình dung lại các sựkiện lịch sử Chính vì thế lễ hội là một trong các nét đẹp tâm linh không thể thiếu của người Việt Nam

Việt Nam được biết đến là một đất nước đa văn hóa, 54 dân tộc anh em với

54 nét văn hóa khác nhau, chính sự đa dạng văn hóa này đã góp phần làm phongphú và đa dạng cho lễ hội nước ta."Hầu như các làng xã nào có đình chùa, miếu mạo thì ở đó tùy thuộc quy mô mà tồn tại các loại lễ hội khác nhau” Không chỉ vậy, sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở nước ta còn là do sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng gần 8000 lễ hội được tổ chức Hầu hết các lễhội diễn ra tập trung vào 15 ngày đầu xuân (từ mùng 1- ngày 15/1 âm lịch) Bởi nước ta là nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước vì thế đây là thời điểm nông nhàn nên có điều kiện cho các sinh hoạt tâm linh, giải trí của cộng đồng

Trang 6

dân cư địa phương Đồng thời đây cũng là thời điểm để những người dân xa quê quay trở về quê hương của mình.

Thông qua Lễ hội có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hóa của một quốc gia Vì vậy, muốn đưa nền văn hóa Việt Nam ra thế giới một trong những yếu tố có thể truyền thông và quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế chính là Lễ hội

2 Phân loại lễ hội

Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt lễ hội Có thể phân loại lễ hội dựa trên tiêu chí thời gian, niên đại, mục đích tổ chức, loại hình tổ chức lễ hội,

… Dù phân loại theo tiêu chí lựa chọn nào cũng có những yếu tố hợp lý và hạn chế nhất định Đối với đề tài này, bài tiểu luận sẽ phân chia lễ hội theo tiêu chí thời gian

Dựa trên tiêu chí thời gian, lễ hội được chia thành 2 loại:

+ Lễ hội truyền thống: ra đời từ trước năm 1945

+ Lễ hội hiện đại: xuất hiện từ cuối năm 1945

2.1 Lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Những lễ hội được ra đời trước năm 1945 được gọi là lễ hội truyền thống Có nhiều cách gọi

và giải thích khác nhau về thuật ngữ lễ hội, ví dụ như hội lễ, lễ, tết, hội, hội hè,

…Tuy nhiên, dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng khái niệm lễ hội vẫn thống nhất cùng một nội dung : “Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng.”

Quy trình tổ chức lễ hội truyền thống được tiến hành theo 3 bước:

+ Chuẩn bị: Phần chuẩn bị được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau (được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi công việc đã được phân chia đế đón mùa lễ hội năm sau) và khi ngày hội đến gần (kiểm tra lại đồ tế lễ, trang.phục, dọn dẹp, mở cửa di tích, )

+ Vào lễ hội: Các hoạt động diễn ra trong phần Lễ và phần Hội

+ Kết thúc lễ hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích, địa điểm tổ chức lễ hội

2.2 Lễ hội hiện đại

Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hóa đồng thời là một sinh hoạt chính trị rộng khắp chứa đựng những giá trị hiện sinh đồng thời phản ánh trình độ điều

Trang 7

kiện và xu hướng phát triển của xã hội ở vào thời điểm diễn ra lễ hội Những lễ hội ra đời sau năm 1945 được gọi là lễ hội hiện đại

Lễ hội hiện đại thường là những hoạt động mang ý nghĩa xã hội có liên quan đến các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội như các hoạt động chào mừng những

sự kiện quan trọng gắn với một tổ chức hay rộng hơn là ở phạm vi quốc gia, dân tộc Lễ hội hiện đại gồm: Lễ hội du lịch, Lễ hội Văn hóa – Thể thao – Du lịch,

Lễ hội Du lịch – Thương Mại, Liên hoan Du lịch, Festival, Hội chợ triển lãm,

Lễ hội hiện đại thường được tổ chức theo 10 bước như sau:

+ Rước lửa truyền thống: Không chỉ có mặt ở trong những lễ hội truyền thống, lửa trong lễ hội hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là sự thúc đẩy, động viên con người vươn lên, đạt tới những đích đến mới Lửa thiêng có thể được coi là một yếu tố không thể thiếu trong lễ hội hiện đại, góp phần nâng tầm

sự trang nghiêm, hoành tráng của lễ hội

+ Rước cờ tổ quốc, cờ hội, cờ thể thao: Ngọn cờ thể hiện niềm tin, niềm

kiêu hãnh và tự hào của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia hay một dântộc Lễ thượng kỳ thường mở đầu các lễ hội hiện đại, sau đó là những hoạt động xếp hình, xếp chữ,…

+ Các nghi thức chào cờ, quốc ca, quốc tế ca: Đây là những nghi thức đầytrang nghiêm, và bắt buộc trong mỗi nghi lễ, mỗi hoạt động trong các sự kiện của lễ hội hiện đại

+ Lễ Dâng hương: Đây là một hoạt động bày tỏ sự tưởng nhớ, tôn vinh, tônkính của người dân đối với đối tượng được thờ cúng, đó có thể là tổ tiên, các vị thần linh, những người có công với địa phương, quốc gia, dân tộc

+ Diễn văn khai mạc: Diễn văn khai mạc sẽ được những người có địa vị trong xã hội đại diện đọc để bày tỏ tình cảm của tập thể đối với các nhân vật, các

sự kiện, người tham gia trong lễ hội hiện đại

+ Đại biểu phát biểu ý kiến: Đại diện đại biểu tham dự chương trình sẽ lênsân khấu phát biểu, bày tỏ ý kiến của bản thân mình và tổ chức mình

+ Diễu binh, diễu hành: Hoạt động này chỉ diễn ra khi có những lễ hội lớn,đánh dấu những dấu mốc quan trọng của đất nước hoặc địa phương

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật tập thể: Các hoạt động biểu

diễn, giao lưu văn nghệ, các trò chơi giải trí

+ Bắn pháo hoa, thả đèn trời, thả bóng, thả chim bồ câu: Tùy vào tính

chất và nội dung của sự kiện

+ Các nghi thức và các hoạt động khác.

Trang 8

II Nội dung lễ hội Việt Nam

1 Phần Lễ và phần Hội trong lễ hội Việt Nam

“Lễ hội bao gồm hai phần cơ bản là phần Lễ và phần Hội.”

Nội dung chính của phần Lễ thường là tưởng nhớ, tôn vinh đối tượng thờ cúng và cầu sự bảo trợ về mặt thần quyền cho sự thịnh vượng và yên bình Như vậy, phần Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người

1.2 Phần Hội

“Hội là phần mang tính sinh hoạt giải trí, làm sống lại các truyền thống

sinh hoạt và vui chơi đã từng ăn sâu vào lối sống của cộng đồng”

Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh” Giải thưởng của Hội thường mang tính ước lệ, không nặng về vật chất mà đề cao về mặt tinh thần

(Bắc Ninh) Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim Ngoài sân khấu chính phía trên đồi Lim còn có các chòi quan họ của các làng quan họ đến giao lưu biểu diễn Bên cạnh không khí nhộn nhịp bên ngoài, những canh hát tại gia xuyên đêm là nét văn hóa truyền thống của người quan

họ Khác với hát quan họ tại đình hoặc các lán trại thường có sự hỗ trợ của nhạc

Trang 9

cụ thì hát canh tại gia hoàn toàn là hát mộc Do đó, buổi hát canh sẽ nhẹ nhàng, gần gũi hơn và mang đậm giá trị truyền thống của quan họ cổ.

phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng Phần hội của người Việt Nam không chỉ mang tính truyền thống đậm đà bản sắc địa phương mà nó còn thể hiện tính cộng đồng và hiếu khách của người Việt Du khách thập phương hay du khách quốc tế có thể là người xem hội và cũng có thể tham gia hội

1.3 Mối quan hệ giữa phần lễ và phần hội

Mối quan hệ giữa phần lễ và phần hội là một mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời Lễ và Hội luôn đi đôi với nhau Lễ là phần đạo - phần tâm linh, còn Hội là phần đời - cuộc sống thực Hai lĩnh vực này hoà vào với nhau thì cuộc sống con người mới có thể tồn tại được Chính vì lý do đó, lễ hội được những người con đất Việt coi như một “bảo tàng sống”

III BIỂU HIỆN CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

1 Biểu hiện của lễ hội truyền thống

1.1 Thời gian

Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa

thu Hai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi Mùa xuân tiết trời ấm

áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội

1.2 Không gian

Trong lễ hội truyền thống, những nghi lễ, nghi trình quan trọng thường được tổchức tập trung tại địa điểm linh thiêng như đình, đền, miếu, chùa, cũng có thể là không gian tự nhiên như gò, đống, bãi…

Người Việt quan niệm rằng: Thánh thần là đối tượng tôn thờ, vì vậy linh hồn

của thánh thần phải luôn được trú ngụ ở địa điểm linh thiêng Lễ hội thường ra đời để tưởng nhớ tôn vinh đối tượng thờ cúng(thánh thần), vì thế nên lễ hội phải được tổ chức ở những không gian linh thiêng

1.3 Tính chất

1.3.1 Gắn với nền công nghiệp lúa nước

Trang 10

Việt Nam vốn là một đất nước có nền văn minh lúa nước từ rất lâu đời Có lẽ

cũng bởi vì vậy, lễ hội truyền thống ở Việt Nam có một phần không nhỏ hướng tới những mong ước tốt đẹp trong nông nghiệp: cầu cho mưa thuận gió hòa, ngô luá tốt tươi để đời sống người dân ấm no, sung túc

1.3.2 Tính thiêng

Lễ hội được hình thành hay không chính là do tính “thiêng” này quyết định Nhân dân bằng một niềm tin mãnh liệt vào những vị anh hùng, vị vua, người có công với địa phương, dân tộc đã tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính biết ơn, cũng như niềm mong ước được phù hộ, giúp họ vượt qua khó khăn Chính tính

"Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân, tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến

1.3.3 Tính “cộng đồng”

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước

1.3.4 Tính địa phương

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định Bởi thế lễ

hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội

mà còn ở phong cách của lễ hội nữa Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trangphục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng…

1.3.5 Tính cung đình

Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu đều

mô phỏng sinh hoạt cung đình Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân

2 Biểu hiện của lễ hội hiện đại

2.1 Thời gian

Trang 11

Hầu hết các lễ hội làng đều rút ngắn thời gian từ 3 - 5 ngày thành 1 ngày Một

số lễ hội vùng, hay liên vùng mang tính chất hành hương thì được tổ chức dài ngày, như lễ hội chùa Hương, lễ hội Quốc Mẫu Tây Thiên, các lễ hội thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu, các lễ hội gắn với du lịch…

2.2 Không gian

Trước đây, các hội làng chỉ được tổ chức ở không gian nhất định trong làng

Nhưng hiện nay, do nhiều yếu tố, quy mô của các hội làng cũng được mở rộng

cả về không gian Nhiều lễ hội không còn là lễ hội làng, mà đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ hội chung của liên vùng

Lễ hội hiện đại còn được phủ sóng truyền thông rộng rãi trên nhiều nền tảng

thông tin khác nhau: Radio, Truyền hình, Báo in, Báo điện tử, Mạng xã hội,…

2.3 Tính chất

Về cơ bản, các tính chất của các lễ hội hiện đại giống với lễ hội truyền thống.

Lễ hội hiện đại vẫn giữ được tính cộng đồng được duy trì từ xa xưa Bên cạnh

đó, cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội hiện đại cũng trở nên hội nhập và toàn cầu hóa hơn Mỗi năm, Việt Nam đã đón hàng ngàn khách du lịch nước ngoài đến thăm Không những vậy, hiện nay, đã có một số lễ hội từ phương Tây

du nhập vào Việt Nam

Tuy nhiên, ngoài những mục đích về chính trị, văn hóa xã hội, một số lễ hội

hiện đại lại mang nặng yếu tố kinh tế hơn (được thể hiện ở khâu chuẩn bị, tổ chức,…) Khác với một số lễ hội truyền thống trước kia thường nghiên về nhu cầu tâm linh nhiều hơn, thì lễ hội hiện đại thường giải quyết nhu cầu được vui chơi nhiều hơn, với một không khí tưng bừng và náo nhiệt

IV VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI

1 Thỏa mãn đời sống tâm linh

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam mang đậm màu sắc tâm linh, thiêng

liêng Đặc biệt là phần Lễ, đây là thời gian để thực hiện các nghi thức bày tỏ lòng thành kính với đối tượng được thờ cúng; cầu nguyện thần linh ban cho sự phát triển, thịnh vượng của cộng đồng “Tín ngưỡng ẩn tàng trong cả lễ hội nhưmột phần âm tính của văn hóa, một bộ phận của văn hóa Không có tín ngưỡng, không thành lễ hội, bởi lẽ, chủ nhân đích thực của lễ hội dân gian là những người nông dân Vòng quay tuần tự của thiên nhiên và mùa vụ khiến cho người nông dân có những nhu cầu tâm linh nhất định Lễ hội dân gian là

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w