1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự gia tăng vai trò cùa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa từ thực tiến của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

KHOA : TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ: SỰ GIA TĂNG VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONGBỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA TỪ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC

GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Học kỳ 1, Năm học 2022 - 2023

Hình thức: Tiểu luận

Trang 2

Giảng viên:Trần Thị Hồng Thúy, Đào Ngọc Tuấn

Trang 3

1.1 – Khái niệm: 61.2 – Các loại hình toàn cầu hóa: 7

II – Tác động của toàn cầu hóa tới văn hóa

1- Tác động tích cực 8

2- Tác động tiêu cực: 9

3- Kết luận: 10

III – Sự gia tăng vai trò cùa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa từ thực tiến của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam

1- Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị 10

2- Sự gia tăng vai trò của văn hóa đối với kinh tế 12

3- Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong các mối quan hệ hợp tác 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống ở thời kì của internet, của hội nhập quốc tế và của toàn cầu hóa Hội nhập và toàn cầu hóa lan rộng đến mọi ngóc ngách của xã hội, tạo ra những sự trao đổi, giao thoa văn hóa, tác động chồng chéo lên nhau Điều này đã tạo ra những cơ hội để chúng ta được học hỏi, tiếp thu, phát triển, đồng thời cũng xuất hiện những thách thức mới trong việc giữ gìn văn hóa riêng và bản sắc dân tộc Vì vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt được vai trò của văn hóa đối với mỗi con người, mỗi quốc gia là vô cùng bức thiết, là mục tiêu và cũng là động lực để phát triển kinh tế - xã hội

Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay yêu cầu mỗi chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về văn hóa cũng như sức ảnh hưởng của nó tới từng lĩnh vực khác nhau của đất nước Bài luận sau đây sẽ tìm hiểu kiến thức tổng quan về văn hóa và toàn cầu hóa, sự tác động lẫn

Trang 5

nhau của 2 vấn đề trên và vai trò của văn hóa tới một số khía cạnh trong tiến trình hội nhập - nhìn vào thực tiễn từ tình hình các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, đi đến những kết luận và đề ra phương hướng hành động phù hợp.

NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM VĂN HÓA, TOÀN CẦU HÓA

1 Văn hóa 1.1 Khái niệm

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm tương đối rộng với nhiều cách tiếp cận khác nhau, là hiện tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống con người Do đó, quan niệm về văn hóa cho đến nay vẫn còn rất trừu tượng và khó có một định nghĩa nào có thể bao quát hết được nội dung của nó Tuy vậy, có thể

hiểu Văn hóa là thành quả của loài người, được tạo ra và phát triển trong mối tương tác giữa con người và xã hội Thông qua quá trình xã hội hóa, văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Đồng thời, văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con người và của xã hội qua phương thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra

1.2 Đặc trưng văn hóa

Theo Tiến sĩ Phạm Thái Việt, với tư cách là một chỉnh thể, văn hóa mang trong nó những đặc trưng cố hữu sau:

- Văn hóa là cái phân biệt con người với động vật, văn hóa là đặc trưng riêng của xã hội loài người

- Văn hóa không kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà phải học tập, giao tiếp.

Trang 6

- Văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa

1.3 Vai trò của văn hóa

Văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội cũng như mục tiêu của sự phát triển xã hội Bởi lẽ, văn hóa chi phối toàn bộ hoạt động cũng như làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển thành con người Con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.

2 Toàn cầu hóa

2.1 Khái niệm

Toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt

của đời sống xã hội Toàn cầu hoá là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tảcách các quốc gia trở nên liên kết với nhau về kinh tế văn hóa đây là một quátrình quốc tế được thúc đẩy và đầu tư công nghệ thương mại và tài chính, ảnhhưởng đến môi trường, văn hóa,sự phát triển kinh tế và sức khỏe của conngười trên tất cả các nước trên thế giới.

2.2 Các loại hình toàn cầu hóa

-Toàn cầu hóa kinh tế: Quá trình liên kết của những quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học, bên cạnh quá trình liên kết này tạo nên sự tác động mạnh để nâng cao điều kiện phát triển nhiều lĩnh vực khác cho mọi quốc gia trên toàn thế giới.

-Toàn cầu hóa chính trị: Đề cập đến sự phát triển của hệ thống chính trị trên toàn thế giới cả về quy mô mức độ, hệ thống này bao gồm các chính phủ quốc gia, các tổ chức chính phủ và liên chính phủ… một trong những khía cạnh

Trang 7

quan trọng của toàn cầu hóa chính trị là tầm quan trọng ngày càng giảm của nhà nước của quốc gia và sự phát gia tăng của các chính thể khác trên trường chính trị.

- Toàn cầu hoá văn hoá: Đề cập đến việc truyền tải ý tưởng ,ý nghĩa ,giá trị trên toàn thế giới theo cách mở rộng và tăng cường quan hệ xã hội, quá trình này được đánh giá bằng sự tiêu thụ phổ biến của các nền văn hóa đã được phổ biến bởi internet phương tiện truyền thông văn hóa phổ biến và du lịch trên quy mô quốc tế.

II TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI VĂN HÓA1 Tác động tích cực

Đánh giá ở góc độ tích cực, sự lu mờ trong phân định ranh giới giữa các dân tộc trên thế giới đã góp tạo cơ hội để các nước giao lưu, tìm hiểu văn hóa của nhau, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, chia sẻ và tiếp nhận những ưu điểm của từng văn hóa Hơn nữa, mỗi dân tộc có khả năng tự xem xét và đánh giá mình, qua đó đem so sánh, đối chiếu với văn hoá thế giới, nhờ vậy lối ứng xử của con người cũng trở nên tinh tế, hài hoà và rộng mở hơn bao giờ hết Toàn cầu hoá đã có những tác động sâu sắc lên các lĩnh vực cuộc sống của con người, thông qua việc trao đổi phong tục tập quán, nghệ thuật và ngôn ngữ, nhiều phương diện của đời sống, xã hội ngày càng trở nên gần gũi và gắn kết thông qua quá trình này

2 Tác động tiêu cực

Trang 8

Sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa đã đem lại những lợi ích, bên cạnh đó cũng đi kèm nhiều tác động tiêu cực lên văn hóa của các quốc gia, dân tộc

Những nguy cơ ấy bao gồm: Thứ nhất, toàn cầu hóa có nguy cơ làm mai một văn hóa bản địa tại các quốc gia đang hoặc chậm phát triển Bởi xu hướng

toàn cầu hóa được tạo ra bởi các nhóm nước có quyền lực và vị thế cao về kinh tế, chính trị, các quốc gia này chi phối các thể chế liên chính phủ hoặc qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hoàn toàn có thể khiến văn hóa bản địa của các nước có ít quyền lực hơn bị xâm thực Một ví dụ điển hình là sự áp đặt giá trị văn hóa của các quốc gia phương Tây lên những nền văn hóa khác Lúc này, một bộ phận người dân sẽ có xu hướng chạy theo sự hào nhoáng của những văn hóa ngoại lai và đồng thời quay lưng với giá trị truyền thống Thậm chí, một số người coi toàn cầu hóa là "Mỹ hóa toàn cầu", là sự đồng nhất hóa các hệ giá trị văn hóa với nguy cơ xuất hiện của nền “văn hóa đồng phục” (cultural uniformity) đang đe dọa, làm hạn chế khả năng sáng tạo, sự đa dạng

và phong phú của các nền văn hóa khác trên thế giới Thứ hai, toàn cầu hóa khiến chiếm dụng văn hóa (cultural appropriation) khó tránh khỏi Chiếm dụng

văn hóa một cách tiêu cực là khi một hoặc một nhóm người sử dụng những yếu tố và phong tục của một quốc gia mà không hề có sự tìm hiểu văn hóa và lịch sử của dân tộc đó Điều này có thể làm dấy lên những cuộc xung đột căng thẳng hoặc tạo ra những cái nhìn biến chất về đặc trưng của một nền văn hóa.

3 Kết luận

Như vậy, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, chắc chắn khi tham gia vào quá trình này sẽ xuất hiện nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến con

Trang 9

người và nền văn hóa của mỗi quốc gia Ngoài những ảnh hưởng và tác động nêu trên, chắc chắn vẫn còn những phương diện tốt hoặc xấu mà toàn cầu hóa đem lại

III.SỰ GIA TĂNG CỦA VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH TOÀNCẦU HÓA – TỪ THỰC TIỄN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾGIỚI VÀ VIỆT NAM

1 Sự gia tăng vai trò văn hóa trong lĩnh vực chính trị

Vai trò văn hóa trong lĩnh vực chính trị là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của mô hình - con đường - thể chế phát triển của một quốc gia - dân tộc, xác lập các giá trị cốt lõi của thể chế chính trị thực sự “của dân, do dân và vì dân” Xác lập mục tiêu bao trùm của sự phát triển là vì con người; con người vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của sự phát triển Các giá trị này thường được xác định, chế định trong cương lĩnh của các Đảng cầm quyền, trong hiến pháp, pháp luật, chiến lược phát triển của quốc gia…

*Trên thế giới

Trong thế giới hậu chiến tranh lạnh, nền thế giới toàn cầu lần đầu tiên trở nên đa cực và đa văn minh, hiện đại hóa được phân biệt với phương Tây hóa Nền chính trị toàn cầu bắt đầu được tái định hình theo các xu thế văn hóa Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan hệ chặt chẽ giữa chính trị - văn hóa và ngược lại là văn hóa – chính trị cũng được thể hiện thông qua cách ứng xử trong chính trị, cách đối xử với cá nhân hay giai cấp, tầng lớp Ở các quốc gia hiện đại, quyền lực chính trị thể hiện chủ yếu ở quyền lực của đảng chính trị ;

Trang 10

của nhà nước và của nhân dân Trong đó việc thực thi các quyền lực này có yếu tố văn hóa (được định hướng bởi văn hóa).

Lấy ví dụ ở nước Mỹ theo thể chế cộng hòa tổng thống nhưng vẫn rất ổn định trong khi các nước khác, như Pháp chẳng hạn, nếu thực hiện theo chế độ này lại vô cùng rối loạn, là bởi người Mỹ rất tôn trọng quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, tính cá nhân và đề cao chủ nghĩa dân tộc Vì vậy những cuộc chiến của các đảng phái thường không gây ra ảnh hưởng, dẫn đến bạo loạn giữa những người dân theo đảng phái khác nhau.

*Đối với Việt Nam

Trong bối cảnh này, ở Việt Nam, mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị là không thể tách rời, trong đó văn hóa được xem là yếu tố cấu kết chặt chẽ với chính trị Nếu chính trị định hướng và tạo môi trường cho sự phát triển của văn hóa thì văn hóa cũng phải đi cùng, tham gia tích cực vào chính trị thông qua việc phổ nét văn hóa vào tư tưởng, tổ chức, cấu trúc và hành xử chính trị, góp phần tối ưu hóa các quyết sách chính trị, tạo nên “văn hóa chính trị” Theo đó, văn hóa chính trị là thiết yếu trong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí với nhân dân Do đó, văn hóa góp phần to lớn vào cuộc chiến đẩy lùi tham nhũng, sự phung phí và lười biếng trong bộ máy chính trị hiện thời Đó là các giá trị văn hóa chuẩn mực cần có, hình thành nên nhân cách con người và phẩm chất chính trị người cán bộ.

2 Sự gia tăng vai trò của văn hoá đối với kinh tế

Trang 11

*Trên thế giới

Trong điều kiện hiện nay, văn hoá trực tiếp trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, được gọi dưới cái tên chung “công nghiệp văn hoá” Chính quá trình phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, Internet – viễn thông đã tạo cơ hội và điều kiện phát triển mạnh công nghiệp văn hóa ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…Ví dụ ở Mỹ, giá trị sản lượng của ngành công nghiệp văn hóa và nghệ thuật ước tính đạt gần 919.7 tỷ USD, chiếm 4,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2017 Hay ở Hàn Quốc, bắt đầu từ giữa những năm 1990, chính phủ nước này đã nỗ lực đưa ngành công nghiệp văn hóa trở thành một phần của nền kinh tế quốc gia: sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm nhạc Kpop cũng đang tiếp tục hành trình quảng bá hình ảnh văn hoá, con người Hàn Quốc đến sâu rộng hơn trên thế giới.

UNESCO khẳng định rằng, nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời khỏi môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của những dân tộc ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.

*Đối với Việt Nam

Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế gắn bó sâu sắc và văn hóa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển Tại Việt Nam, văn hoá có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể kinh tế theo hướng

Trang 12

đề cao tinh thần chia sẻ, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp Với tinh thần này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đổi mới, sáng tạo, nỗ lực khẳng định được uy tín, vị thế trên thương trường, vươn ra thị trường quốc tế và khẳng định thương hiệu “Made in Việt Nam” Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế còn trực tiếp tham gia đóng góp cho nền kinh tế quốc dân tăng thêm sản phẩm và tổng thu nhập Dù ra đời muộn hơn nhiều ngành khác nhưng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây và được kỳ vọng sẽ trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân

3 Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong các mối quan hệ hợp tác

*Đối với thế giới

Giao lưu văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa và mọi xã hội từ trước đến nay Đối với các quốc gia, dân tộc, giao lưu văn hóa là nhu cầu và sự đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, trở thành nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia, đẩy lùi các cuộc xung đột, chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo; đồng thời thúc đẩy các nước tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển Bằng chứng rõ ràng nhất về sự gia tăng vai trò của văn hóa trong các mối quan hệ đó là vô số các hiệp ước quốc tế đa phương mang tính khu vực, châu lục và toàn cầu đang xuất hiện ngày một nhiều trong kỉ nguyên toàn cầu hóa; và được áp dụng cho mọi nền văn hóa Có thể kể đến đó là Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN được ký năm 1992 hay Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị và khoa học kĩ thuật Việt Nam – Lào năm 2009

*Đối với Việt Nam

Trang 13

Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa khẳng định: “đa dạng văn hóa là một nguồn trao đổi, cải tiến và sáng tạo”, sự đa dạng văn hóa đối với nhân loại cũng cần thiết như sự đa dạng sinh học trong trật tự cơ thể sống vậy Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với sự đa dạng các truyền thống, sắc thái văn hóa khác nhau Hiện nay, Việt Nam có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó có 30 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; trở thành nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với tất cả 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Hoa Kỳ) và các nước lớn.

KẾT LUẬNI Đánh giá

Toàn cầu hóa đem lại nhiều biến đổi to lớn, nơi những bản sắc, giá trị văn hóa được coi trọng và đặt lên hàng đầu, làm nền tảng cho sự phát triển phồn thịnh và bền vững của các quốc gia; là nguồn lực, sức mạnh từ bên trong của một dân tộc đoàn kết, có bề dày lịch sử Chính vì vậy, văn hóa là không thể coi nhẹ mà cần được nối tiếp, truyền bá và phát triển, đặt ngang hàng với việc phát triển các lĩnh vực trọng tâm khác như chính trị, kinh tế - xã hội, dân sinh… Cần phải hiểu hai chữ “hòa nhập” không có nghĩa là “hòa tan”, cần biết gìn giữ thay vì bị đồng hóa; vì gìn giữ và phát huy được vẻ đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống chính là gốc rễ bền vững để hội nhập và phát triển Như điều mà ông cha ta đã làm được trong lịch sử nghìn năm Bắc thuộc.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w