Tiểu luận cuối kỳ nội dung, biểu hiện và vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người việt nam từ truyền thống đến hiện đại

17 0 0
Tiểu luận cuối kỳ nội dung, biểu hiện và vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người việt nam từ truyền thống đến hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠITIỂU LUẬN CUỐI KỲCHỦ ĐỀ: NỘI DUNG, BIỂU HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜISỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CHỦ ĐỀ: NỘI DUNG, BIỂU HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI TRONG ĐỜISỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN

HIỆN ĐẠI

Môn : Văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế Giảng viên bộ môn : TS Đào Ngọc Tuấn- TS Trần Thị Hồng

Sinh viên thực hiện : Phùng Phương Linh Mã sinh viên : TTQT49- C4- 1743

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I Khái quát chung về lễ hội Việt Nam 2

1 Khái quát chung 2

2 Phân loại lễ hội 2

II Lễ hội truyền thống 2

1 Nội dung của lễ hội truyền thống 2

2 Biểu hiện của lễ hội truyền thống 4

3 Vai trò của lễ hội truyền thống 6

III Lễ hội hiện đại 6

1 Nội dung của lễ hội hiện đại 6

2 Biểu hiện của lễ hội hiện đại 7

3 Vai trò của lễ hội hiện đại 8

IV Thực trạng lễ hội Việt Nam và Giải pháp 9

1 Thực trạng 9

2 Giải pháp 12

PHẦN KẾT LUẬN 14

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam sở hữu kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó tiêu biểu và đặc sắc nhất phải kể đến loại hình lễ hội Lễ hội là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở nước ta từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống tinh thần con người Việt Nam ta, hơn thế lễ hội còn góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam

Những năm gần đây trong thời đại toàn cầu hóa việc ngoại giao văn hóa hay triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế là việc làm hết sức cần thiết để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhằm lan tỏa hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế Việc xuất hiện thêm những lễ hội được du nhập từ nước ngoài vào nước ta là điều tất yếu thì việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời mà bao nhiêu năm qua ông cha ta để lại là điều vô cùng cấp thiết.

Và để có thể thực hiện tốt, hiệu quả việc giữ gìn, bảo tồn chúng ta cần hiểu về nội dung, biểu hiện, vai trò của lễ hội đối với đời sống tinh thần người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

1

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

I.Khái quát chung về lễ hội Việt Nam 1 Khái quát chung

Lễ hội là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng Bên cạnh việc bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã và đang tạo nên những thói quen mới, lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử đương đại Lễ hội là di sản văn hóa quý giá của quốc gia, dân tộc.

Việt Nam được biết đến là một đất nước đa văn hóa, 54 dân tộc anh em là 54 nét văn hóa khác nhau, chính sự đa dạng văn hóa này đã góp phần làm phong phú và đa dạng cho lễ hội nước ta Không chỉ vậy, sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở nước ta còn là do sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài.

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng gần 8000 lễ hội được tổ chức Hầu hết các lễ hội diễn ra tập trung vào 15 ngày đầu xuân Bởi nước ta là nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước vì thế đây là thời điểm nông nhàn nên có điều kiện cho các sinh hoạt tâm linh, giải trí của cộng đồng dân cư địa phương Đồng thời đây cũng là thời điểm để những người dân xa quê quay trở về quê hương của mình.

2 Phân loại lễ hội

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại lễ hội, phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau như thời gian, không gian, mục đích tổ chức hay loại hình tổ chức lễ hội,… Tuy nhiên, để phù hợp với chủ đề tiểu luận sẽ phân chia theo tiêu chí thời gian Theo tiêu chí thời gian, lễ hội được chia thành hai loại

- Lễ hội truyền thống: ra đời trước tháng 8 năm1945 - Lễ hội hiện đại: ra đời sau tháng 8 năm 1945

II.Lễ hội truyền thống

1 Nội dung của lễ hội truyền thống

1.1 Khái niệm lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Có nhiều cách gọi và giải thích khác nhau về thuật ngữ lễ hội, ví dụ như hội lễ, lễ, tết, hội, hội hè,…Tuy nhiên, dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng khái niệm lễ hội vẫn thống nhất cùng một nội dung : “Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng.”

Trang 6

Ví dụ: Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh), lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang), lễ hội lăng ông Nam Hải (Cà Mau), lễ1

hội Ka Tê của đồng bào Chăm, lễ hội Chol Thnăm Thmây của đồng bào Khơme, lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày

1.2 Sự hình thành của lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc

1.3 Phần lễ và phần hội trong lễ hội truyền thống

“Lễ hội bao gồm hai phần cơ bản là phần Lễ và phần Hội”

- Phần lễ

Lễ là nghi thức thờ cúng mang màu sắc tâm linh, các lễ vật và quy trình tế lễ gắn liền với đặc thù của đối tượng thờ cúng.

Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng (mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm) ở tỉnh Phú Thọ Phần Lễ là nghi thức thờ cúng các vua Hùng vì vậy lễ vật thờ cúng bao gồm đầy đủ lễ mặn (vật tam sinh), lễ chay (18 chiếc bánh chưng và 18 chiếc bánh giầy – đây là sản vật gắn liền với truyền thuyết vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu).

Nội dung chính của Lễ là:

Tưởng nhớ và tôn vinh đối tượng thờ cúng.

Cầu sự bảo trợ về mặt thần quyền cho sự thịnh vượng và yên bình cho cộng

2 PGS.TS Phạm Thái Việt & TS Đào Ngọc Tuấn (2004), Đại cương về Văn hóa Việt Nam, NXB Văn Hoá -

Thông Tin, Hà Nội

3

Trang 7

“Hội là phần mang tính sinh hoạt giải trí, làm sống lại các truyền thống sinh hoạt và vui chơi đã từng ăn sâu vào lối sống của cộng đồng”.

Phần hội là cuộc vui chơi giải trí, được tổ chức đông đảo cho người dân tham gia tại một địa điểm nhất định (bãi đất trống, vạt rừng,….) vào dịp lễ, nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí và sáng tạo văn hóa thông qua nhữn hoạt động như: những trò chơi dân gian, những hoạt động biểu diễn văn Giải thưởng của Hội thường mang tính ước lệ, không nặng về vật chất mà đề cao về mặt tinh thần.Phần Hội của người Việt Nam không chỉ mang tính truyền thống đậm đà bản sắc địa phương mà nó còn thể hiện tính cộng đồng và hiếu khách của người Việt Du khách thập phương hay du khách quốc tế có thể là người xem hội và cũng có thể tham gia hội Lễ hội còn được những người con đất Việt coi như một “bảo tàng sống” Thông qua lễ hội có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hóa của một quốc gia Vì vậy, muốn đưa nền văn hóa Việt Nam ra thế giới một trong những yếu tố có thể truyền thông và quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế chính là Lễ hội

1.4 Quy trình tổ chức lễ hội

Quy trình tổ chức lễ hội được tiến hành theo 3 bước:

- Chuẩn bị: Phần chuẩn bị được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị

cho mùa lễ hội sau (được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi công việc đã được phân chia đế đón mùa lễ hội năm sau) và khi ngày hội đến gần (kiểm tra lại đồ tế lễ, trang.phục, dọn dẹp, mở cửa di tích, )

- Vào lễ hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi

thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này

- Kết thúc lễ hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng

cửa di tích, địa điểm tổ chức lễ hội

2 Biểu hiện của lễ hội truyền thống

II.1 Thời gian

Lễ hội truyền thống thường diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày, các hoạt động thời diễn ra vào ban ngày, được tổ chức định kỳ, lặp đi lặp lại theo thời gian âm lịch Cụ thể hơn, lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu Bởihai khoảng thời gian trên là lúc người dân nhàn rỗi Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội Hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội.

II.2 Không gian

Trang 8

II.3 Tính chất

- Gắn với nền nông nghiệp lúa nước

Việt Nam vốn là một đất nước có nền văn minh lúa nước từ rất lâu đời Có lẽ cũng bởi vì vậy, lễ hội truyền thống ở Việt Nam có một phần không nhỏ hướng tới những mong ước tốt đẹp trong nông nghiệp: cầu cho mưa thuận gió hòa, ngô luá tốt tươi để đời sống người dân ấm no, sung túc.

- Tính thiêng

Lễ hội được hình thành hay không chính là do tính “thiêng” này quyết định Nhân dân bằng một niềm tin mãnh liệt vào những vị anh hùng, vị vua, người có công với địa phương, dân tộc đã tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính biết ơn, cũng như niềm mong ước được phù hộ, giúp họ vượt qua khó khăn Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân, tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.

- Tính "cộng đồng"

Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.

- Tính địa phương

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng…

- Tính cung đình

Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu đều mô phỏng sinh hoạt cung đình Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn Mặt khác lễ nghi

2Lễ hội nông nghiệp và văn hóa ứng xử của con người với thiên nhiên, từ

Trang 9

cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân.

3 Vai trò của lễ hội truyền thống

Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc.

Mỗi lễ hội truyền thống đều có những giá trị nhất định đối với đời sống tinh thần Nó là nền tảng gắn kết cộng đồng với nhau Lễ hội truyền thống mang lại giá trị hướng về nguồn cội Hướng về cội nguồn xa xưa của mình, nhằm tỏ lòng tri ân, tôn vinh và tưởng nhớ những gì ông cha ta ngày xưa để lại.

Ngoài ra, lễ hội truyền thống còn có giá trị cân bằng đời sống tâm linh Đó là hướng về cái cao cả, thiêng liêng Hướng về ước vọng may mắn, bình an, tài lộc 3trong niềm tin tôn giáo Như là nơi giải tỏa phiền muộn, mong được thần linh giúp đỡ, chở che

Lễ hội truyền thống còn có giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa của dân tộc mà còn có giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị truyền thống của ông cha ta

Lễ hội đáp ứng những nhu cầu của đời sống tâm linh, tinh thần Đây là cơ hội để những người dân bày tỏ những khát khao, ước mong của mình về cuộc sống đời thực thông qua những hoạt động trong lễ hội Từ đó, con người trở nên vui vẻ, lạc quan, yêu đời, hiểu được những vẻ đẹp chân - thiện - mỹ, và cuộc sống trở nên có ý nghĩa, tốt đẹp hơn.

III.Lễ hội hiện đại

1 Nội dung của lễ hội hiện đại

1.1 Sự hình thành của lễ hội hiện đại

Lễ hội hiện đại được hình thành trong khoảng thời gian cách mạnh tháng 8-1945 Chủ yếu gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến cách mạng: Ngày quốc khánh 2 - 9, ngày 30 - 4 ngày giải phóng miền nam Lễ hội văn hoá thể thao, liên hoan du lịch, hội chợ, Festival, Canival là những hình thức của lễ hội hiện đại,

Ví dụ: Festival Huế, Festival Hoa Đà Lạt, Canival Hạ Long, Lễ hội pháo hoa Đà

Nẵng

Đây là những hoạt động mang tính quảng bá hình ảnh du lịch gắn với việc phát triển kinh tế của vùng miền hay ngành nghề mục đích chủ yếu là tuyên truyền 3 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/823109/xu-huong-bien-doi-cua-le-hoi-truyen-thong-hien-nay.aspx

Trang 10

quảng bá sản phẩm, hình ảnh, thương hiện và tôn vinh những giá trị của địa phương, những lễ hội này phản ánh nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại mới.Qua đó lễ hội tạo ra những cơ hội mới, hợp đồng kinh tế và nhận biết được xu thế phát triển từ đó định hướng phát triển cho phù hợp, qua lễ hội các doanh nghiệp, công ty kiểm nghiệm sự thành công của hoạt động kinh doanh và tìm chỗ đứng cho doanh nghiệp mình.

1.2 Trình tự và nội dung khái quát trong lễ hội hiện đại Lễ hội hiện đại thường được tổ chức theo 10 bước như sau:

- Rước lửa truyền thống: Không chỉ có mặt ở trong những lễ hội truyền thống, lửa trong lễ hội hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là sự thúc đẩy, động viên con người vươn lên, đạt tới những đích đến mới Lửa thiêng có thể được coi là một yếu tố không thể thiếu trong lễ hội hiện đại, góp phần nâng tầm sự trang nghiêm, hoành tráng của lễ hội

- Rước cờ tổ quốc, cờ hội, cờ thể thao: Ngọn cờ thể hiện niềm tin, niềm kiêu hãnh và tự hào của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia hay một dân tộc Lễ thượng kỳ thường mở đầu các lễ hội hiện đại, sau đó là những hoạt động xếp hình, xếp chữ,….

- Các nghi thức chào cờ, quốc ca, quốc tế ca: Đây là những nghi thức đầy

trang nghiêm, và bắt buộc trong mỗi nghi lễ, mỗi hoạt động trong các sự kiện của lễ hội hiện đại.

- Lễ Dâng hương: Đây là một hoạt động bày tỏ sự tưởng nhớ, tôn vinh, tôn kính của người dân đối với đối tượng được thờ cúng, đó có thể là tổ tiên, các vị thần linh, những người có công với địa phương, quốc gia, dân tộc - Diễn văn khai mạc: Diễn văn khai mạc sẽ được những người có địa vị trong

xã hội đại diện đọc để bày tỏ tình cảm của tập thể đối với các nhân vật, các sự kiện, người tham gia trong lễ hội hiện đại

- Đại biểu phát biểu ý kiến: Đại diện đại biểu tham dự chương trình sẽ lên sân khấu phát biểu, bày tỏ ý kiến của bản thân mình và tổ chức mình.

- Diễu binh, diễu hành: Hoạt động này chỉ diễn ra khi có những lễ hội lớn,

đánh dấu những dấu mốc quan trọng của đất nước hoặc địa phương - Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật tập thể: Các hoạt động biểu

diễn, giao lưu văn nghệ, các trò chơi giải trí

- Bắn pháo hoa, thả đèn trời, thả bóng, thả chim bồ câu: Tùy vào tính chất

và nội dung của sự kiện

- Các nghi thức và các hoạt động khác

2 Biểu hiện của lễ hội hiện đại

2.1 Thời gian

Lễ hội hiện đại thường được tổ chức theo thời gian dương lịch, diễn ra định kỳ ngày tháng trong năm, hoặc theo năm chẵn, năm lẻ Lễ hội hiện đại có thể diễn ra

7

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:12

Tài liệu liên quan