KHÁI QUÁT VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Thực trạng người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam định cư tại 98 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới Đây là một lực lượng Kiều bào không nhỏ Khi trở về Việt Nam, Kiều bào sẽ tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật.
Trong các văn bản pháp quy trước năm 1982, người ta dùng thuật ngữ “Việt kiều”, “người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài”, một số văn bản sử dụng thuật ngữ “người Việt Nam ở nước ngoài” để chỉ khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.Quyết định số 84 – HĐBT ngày28/07/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Việt Kiều Trung ương là văn bản đầu tiên sử dụng thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” Từ đó đến nay thuật ngữ này được sử dụng thống nhất ở các văn bản pháp luật khác Tuy nhiên, lại có sự không thống nhất ở một số văn bản khi đưa ra định nghĩa “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”
Theo pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ V thông qua ngày 22/06/1994, tại Điều 2 Điểm 6 thì: “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài Ngay sau đó, các quy định hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998 đưa ra khái niệm “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài” chưa thật thống nhất với văn bản nói trên Ví dụ : Nghị định số 07/1998/NĐ – CP ngày15/01/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/051998, tại Điều 5 có định nghĩa: “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là người Việt Nam ở nước ngoài) bao gồm người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác” Như vậy, Nghị định này đã đồng nhất hai khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” và khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” Mặt khác, Nghị định này còn loại bỏ một trường hợp là người gốc Việt Nam chưa nhập quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nghị đín số 51/1999/NĐ – CP của Chính phủ ngày 08/07/1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10 tại Điều 3 cũng đưa ra định nghĩa “người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc
Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Có thể thấy cả hai Nghị định trên đều hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) thì đều đưa ra khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” song lại gọi tắt khái niệm này là “ người Việt Nam ở nước ngoài” Đây là sự đồng nhất hai khái niệm khác nhau.
Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/05/1998 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 thay thế Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 28/06/1988, tại Đièu 2 Khoản 4 định nghĩa “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn,sinh sống lâu dài ở nước ngoài”, để phân biệt với khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 2 là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài Mặc dù hai khái niệm này cùng chỉ một đối tượng là công dân ViệtNam và người gốc Việt Nam ở nước ngoài nhưng khác nhau ở chỗ: thời gian mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài sinh sống, cư trú ở nước ngoài nhìn chung thường dài hơn khoảng thời gian mà người Việt Nam ở nước ngoài sống ở quốc gia sở tại Người Việt Nam ở nước ngoài là những người không định cư ở nước sở tại mà chỉ sang nước đó để học tập hoặc đi công tác…
Tuy nhiên, theo thông tư liên tịch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tư pháp – Bộ Ngoại giao - Bộ Công an số 10/2000/TTLT/BKH – BTP – BNG – BCA ngày 15/08/2000 hướng dẫn việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo Nghị định số 51/1999/NĐCP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10 thì khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” còn dùng để chỉ “người có quan hệ huyết thống Việt Nam” bao gồm: người có cha đẻ, mẹ đẻ, hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, hiện nay hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam Ngoài ra Thông tư này còn quy định thủ tục xác nhận người có quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam, xác nhận người gốc Việt Nam, người có quan hệ huyết thống Việt Nam.
Khi Nghị định số 81/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/11/2001 về việc nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam ra đời thì khái niệm
“người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được ghi nhận tại Điều 2 của Nghị định. Nghị định này đã định nghĩa khái niêm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” theo tinh thần của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 01/01/1999: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Nghị định này là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn , sinh sống lâu dài ở nước ngoài đã được quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 01 tháng 01 năm 1999”. Để hiểu khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” một cách thông nhất, đầy đủ trên tinh thần của các văn bản kể trên, chúng ta có thể chia người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo các nhóm sau:
Nhóm 1: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam cư trú, làm ăn ,sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là những người Việt Nam ở nước ngoài vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Trong quá trình cư trú, sinh sống, làm ăn ở nước ngoài họ có thể nhập quốc tịch của một nước khác hoặc chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào.
Nhóm 2 : Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là nhóm người đã thôi quốc tịch Việt Nam Hiện nay họ có thể đã có quốc tịch của các quốc gia khác hoặc chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào (người không quốc tịch) song họ vẫn là “người gốc Việt Nam”.
Thuật ngữ “người gốc Việt Nam” hiện nay có nhiều văn bản giải thích không thông nhất Ví dụ: Theo Thông tư số 2461/2001/TT-BNG ngày 05/10/2001 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Điều 1 Quyết định số 114/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì
“người gốc Việt Nam” được hiểu là: “người hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam, nguời có cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam” Cũng cách giải thích như vậy nhưng Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT – BKH – BTP – BNG -BCA ngày 15/08/2000 lại sử dụng cho thuật ngữ “người có quan hệ huyết thống Việt Nam.
Dù được giải thích như thế nào, dù họ không còn mang quốc tịch Việt Nam thì “người gốc Việt Nam” vẫn là một bộ phận của cộng đồng người Việt Vì vậy, Luật Quốc tịch Việt Nam đã ghi nhận chính sách đối với người gốc Việt Nam tại Điều 6 (xem Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 01/01/1999).
Với sự phân tích trên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không nhỏ Chúng ta cần phải đánh giá đúng vai trò của họ Thứ trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ Trương Văn Đoan khẳng định: “Cộng đồng Việt kiều là một động lực lớn phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước Với họ,dân tộc là trên hết Do vậy chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bộ phận dân cư Việt Nam này”
1.1.2 Về đặc điểm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Cũng theo đánh giá của Uỷ ban về người Việt Nam ở nưứoc ngoài (UBNVNONN) Trong những năm gần đây , xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng ổn định, hội nhập vào xã hội và đất nước sở tại, tiếp thu các giá trị văn hoá nước sở tại đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, từng bước có vị trí nhất định trong việc làm cầu nối cho quan hệ giữa nước ta với các nước này Hiện nay, đời sống của phần lớn của Kiều bào ta ở mức trung bình so với người dân sơ tại Số người giàu có theo tiêu chuẩn của các nước này càng tăng Các doanh nghiệp của Kiều bào ta ngày càng lớn mạnh Sau hơn 1/4 thế kỷ hội nhập, vừa tích luỹ vừa mở rộng quan hệ làm ăn, bà con đã bước đầu xây dựng được cơ sở cho cuộc sống ổn định lâu dài ở hầu hết các nước và lãnh thổ.
Chính sách có liên quan đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Trong Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân” Quả thực như vậy, bởi chính sách đại đoàn kết dân tộc là vấn đề to lớn của cách mạng Việt Nam, nó phản ánh bản chất của chế độ chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đất nước, chính sách đại đoàn kết luôn được chú trọng hàng đầu Đại đoàn kết là sức mạnh to lớn, là động lực mạnh mẽ để tập trung sức mạnh toàn dân vào công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu “Dân giầu - nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ - văn minh” Văn kiện Đại hội IX còn khẳng định: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hữu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay nước ngoài” Do đó, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người ViệtNam định cư ở nước ngoài, bởi họ là một bộ phận không thể tách rơi của cộng đồng Viêt Cụ thể, Đảng và Nhà nước đã triển khai rất nhiều các chương trình, kế hoạch phục vụ công tác vận động Kiều bào theo hướng đoàn kết, hoà hợp dân tộc.Các cuộc toạ đàm tìm hiểu chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với Kiều bào thường xuyên được tổ chức Nhà nước còn khuyến khích các tỉnh trong cả nước thành lập các Hội liên lạc thân nhân Kiều bào Đây là tổ chức gắn kết Kiều bào với người dân trong nước Tính đến năm 2002 đã có trên 20 tỉnh thành phố thành lậpHội liên lạc thân nhân Kiều bào Tháng 1/2002 Hội liên lạc người Viêt Nam ở nước ngoài được thành lập Hoạt động của các Hội đã làm cho Kiều bào càng tha thiết yêu quê hương đất nước, càng muốn trở về sinh sống ở Việt Nam Mong muốn đó xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, từ ước muốn trở về nơi “chôn rau cắt rốn”, trở về với đại gia đình Việt Nam Ông Nguyễn Viết Thuân – Phó Chủ nhiệm
Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Chúng tôi đang cố gắng tạo mọi điều kiện để Việt kiều có thể hồi hương một cách dễ dàng” Ông khẳng định: “Chính phủ cũng coi đó là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam”.
Trên thực tế, sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã và đang khích thích những thay đổi của nền kinh tế trong nước một cách rõ rệt Có thể thấy, thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước có một phần góp tiền và trí lực không nhỏ của Kiều bảo Do đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách phù hợp cho nhóm đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài, khuyến khích họ tham gia vào khối Đại đoàn kết toàn dân Trongbài viết “ Cần đánh giá vai trò của Việt kiều trong khối Đại đoàn kết dân tộc” đăng trên Tạp chí Quê hương số 10 năm 2003( trang 25) có lời của Thử trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình: “Bà con người Việt Nam ở nước ngoài rất quan tâm đến tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc, vì đối với họ Mặt trận Tổ quốc là ngôi nhà chung và có thể đứng ra bệnh vực họ” Do vậy, Thứ trưởng cho rằng, trong Văn kiện Đại hội VI của Mặt trận Tổ quốc cần phải dành riêng một phần lớn đánh giá vai trò của bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối Đại đoàn kết dân tộc Cho nên,Văn kiện Đại hội VI một lần nữa khẳng định: “… đồng bào định cư ở nứoc ngoài là một bộ phận không thể tách rơi và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn coi trọng và đánh giá cao sự đóng góp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước Từ đó, đã có nhiều chủ trương, chính sách cởi mở đối với Kiều bảo - thể hiện đúng chính sách Đại đoàn kết dân tộc, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng trong đó không thể không đề cập tới chính sách đầu tư và chính sách đất đai.
1.2.2 Chính sách thu hút đầu tư
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và mở cửa, cho nên Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến các khuynh hướng mới của thời đại trên thế giới Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế chính trị có tác động không nhỏ tới sự phát triển của mỗi quốc gia Việt Nam đã khẳng định ngay trong chính sách đối ngoại tại Văn kiện Đại hội IX là cần phải “đa dạng hoá – đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại” trong đó coi việc thu hút đầu tư trực tiếp vào Việt Nam là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chính sách thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng Nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ: xoá bỏ hệ thống hai giá vé máy bay, xe lửa đối với họ; cho họ hưởng nhiều ưu đãi mua sắm theo giá như người dân trong nước; được hưởng một số ưư đãi về tài chính và được cấp giấy phép nhanh hơn trước rất nhiều.
Trước yêu cầu của quá trình hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực thì việc tạo ra một môi trường đầu tư an toàn và sinh động là điều cần thiết quá trình ban hành các văn bản pháp luật của Nhà nước góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế ở Việt Nam Phải thấy rằng, sự ra đời của luật Đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam1987, sau đó là Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, đã tạo ra một hành làng pháp lý khá thuận lơị cho việc thu hút đầu tư vào Việt Nam Tuy nhiên, trên thực tế thành tựu thu được từ hoạt động đầu tư còn thấp Đó là do nhận thức và quan điểm về đầu tư của các cấp, các ngành chưa thực sự thông suốt và thống nhất, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý, các điều kiện pháp lý của hoạt động đầu tư còn nhiều khắt khoe và hạn chế…Tất cả những nguyên nhân đó làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam còn thiếu hấp dẫn, khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm khi rót vốn vào Việt Nam Vì vậy, Nhà nước không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước Ngày 09/06/2000 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài, kèm theo nó là Nghị định số 24/NĐ – CP ngày 31/07/2000 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 đã đưa ra những biện pháp khá cụ thể để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài ( trong đó là nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài ): “…trong trường hợp do những thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã quy định trong Giấy phép đầu tư và Luật này hoặc được Nhà nước giải quyết thoả đáng ”(Khoản 1 Điều 21a ).Theo khoản 1 Điều 21a
Luật Đầu tư nước ngoài thì “Các quy định mới ưu đãi hơn được ban hành sau khi được cấp Giấy phép đầu tư sẽ được áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh” Những quy định này cũng được Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 thừa nhận để áp dụng với các chủ thể đầu tư trong đó có ngưòi Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.
Hiện nay, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể tự do lựa chọn hình thức đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư trong nước hoặc Luật đầu tư nước ngoài họ có thể tự bản thân hoặc liên kết với ngoài trong nước thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp vốn, cổ phần vào các doanh nghiệp sẵn có trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân hay Nhà nước Theo thống kê chưa đầy đủ, người ViẹtNam định cư ở nước ngoài đã thành lập 9 doanh nghiệp trong năm 2003 theo Luật Đầu tư nước ngoài tai Việt Nam với 32 triệu USD vốn đăng ký( tăng 50% so với năm 2002) Cũng trong năm 2003, họ cũng mới thành lập 200 doanh nghiệp theoLuật Khuyến khích đầu tư trong nước với tổng vốn 1.200 tỉ VND được đăng ký,đưa tổng số doanh nghiệp theo luật này đến nay lên tới 1.200 doanh nghiệp với tổng số đăng ký là 2.200 tỉ VND Lĩnh vực đầu tư của Kiều bào khá rộng như: công nghiệp, nông - lâm nghiệp,du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, tin học, sản xuất, lắp ráp, phát triển công nghệ…Nhiều dự án lớn giá trị hàng trăm tỷ đồng do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã thực hiện Ví dụ: khu khách sạn và nhà nghỉ dưỡng cao cấp Vinperl Resort & SPA (5 sao)tại đảo Hon Tre, Nha Trang vừa mới khánh thành ngày 18/12/2003 với đầu tư ban đầu gần 500 tỷ đồng của Tập đoàn Technocom do anh Phạm Nhật Vượng và anh Vũ Viết Lam đứng đầu Tập đoàn này cũng đang đầu tư khoảng 500 tỷ đồng nữa xây dựng khu trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội, dự định sẽ khánh thành vào giữa năm 2004.
Cùng với việc đầu tư tăng lên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã mang về nước nhiều công nghệ và cách làm ăn mới mẻ, hiệu quả, đem về các kỹ thuật và công nghệ phù hợp với điều kiện công nghệ của Việt Nam Nhu cầu đuợc trở về đầu tư vào Việt Nam của họ càng ngày gia tăng Nếu năm 1987 mới chỉ có 8.000 Việt kiều trở về thăm quê thì 10 năm sau (1997) con số ấy tăng lên 20 lần – 160.000 người Năm 2002 là 380.000 người.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi trở về quê hương không chỉ nặng tình cảm, tâm tư mà còn mang cả chất xám và những ấp ủ được làm giàu ngay trên chính quê hương mình Trong suốt 10 năm qua, với chính sách thông thoáng về kiều hối của Nhà nước, lượng kiều hối năm sau boa giờ cũng cao hơn năm trước Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì riêng năm 2003 lượng kiều hối đạt hơn 2,58 tỉ USD (tăng đột biến tới 20% so với 2,45 tỉ USD của năm 2002) Ông Nguyễn Văn Thuận – Phó chỉ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh cho biết :“số tiền mà
Kiều bào gưỉ về nước tăng thêm hàng năm, con số 2,58 tỉ USD chỉ bao gồm lượng tiền chuyển về kênh chính thức Dựa vào một vài thống kê khác con số đó có thể lên đến 4 tỉ USD” Đây là một lượng kiều hối không nhỏ Kiều hối đã giúp thân nhân Kiều bào trong nước cải thiện đời sống, có vốn để mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập… Mặt khác, lượng Kiều hối này còn giúp ngân hàng ổn định tỷ giá hối đoái trong nước, góp phần cân đối nguồn ngoại tệ trong thanh toán thương mại, kích thích cầu thương mại và đầu tư: Vì vậy, chúng ta cần có những chính sách thu hút đầu tư hay hơn nữa để Kiều bào có thêm cơ hội góp phần xây dựng đất nước Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện hơn trước rất nhiều để Kiều bào gửi tiền về cho họ hàng thân thuộc Tiền gửi về không còn bị đánh thuế thu nhập nữa Ngoài ra, Chính phủ còn co những hoạt động thúc đẩy sự hợp tác phát triển mô hình kinh doanh hiện đại Ví dụ: ở Cộng hoà Séc hiện nay có gần 30.000 người Việt Nam buôn bán nhỏ và gần 200 doanh nghiệp của người Việt Nam Cộng đồng người Việt nam đã thiết lập mạng lưới kinh doanh dầy đặc khắp Cộng hoà Séc Ngoài ra,Chính phủ còn triển khai chương trình chuyển giao tri thức qua Kiều dân (TOKTEN) từ năm 1989 Từ đó đến nay đã mời được khoảng 40 tri thức về nước làm việc.
Những kết quả trên là thành công của việc triển khai chính sách thu hút đầu tư của Đảng và Nhà nước Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng sự đóng góp sức lực và trí tuệ của Kiều bào trong sự nghiệp xây dựng đất nước Chính phủ Việt Nam tha thiết kêu gọi sự trở về của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vì đó là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam Chắc chắn rằng cùng với sự phát triển của đất nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đầu tư vàoViệt Nam sẽ còn được hưởng ưu đãi nhiều hơn thế.
Quy chế pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Uỷ ban về người Việt Nam ở nước (UBVNONN) đã có bài đánh giá chung về cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài trong đó có đoạn viết về “quá trình hình thành người Việt Nam ở nước ngoài”như sau; Cách đây hàng trăm năm đã có ngưòi Việt Nam ra nước ngoài sinh sống Lịch sử còn ghi lại vào thế kỷ 12 con cháu họ Lý đã sang Hàn Quốc lập nghiệp Thế kỷ 17 có người Việt Nam sang làm ăn tại Cămpuchia Thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ 19 người Việt sang lánh nạn và làm ăn tại Cămpuchia, Lào, Thái lan, Trung Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai,một số người Việt đi du học, làm công chức tại Pháp hoặc bị động viên đi lính, đi phu tại một số thuộc địa của Pháp. Trong thời kỳ chiến tranh, có thêm một số người ra đi lánh nạn, kiếm sống, theo chồng hồi hương hoặc đi tu nghiệp, du học ở nước ngoài Tuy nhiên, trước năm
1975 số lương người Việt Nam ở nước ngoài không lớn khoảng 16 -20 vạn người, phần đông số này có tư tưởng sinh số tạm thời,chờ điều kiện thuận lợi trở về nước và chủ yếu là ở các nước láng giềng Lào , Căm pu chia, Thái lan.
Từ sau năm 1975, đã có sự thay đổi sâu sắc về số lượng, thành phần, tính chất cũng như địa bàn sinh sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Số người ra đi (di tản trước 4/1975, vượt biên trong các năm 1978 – 1980, theo chương trình ra đi có trật tự và nhân đạo 1980 – 1996) đã lên tới khoang 2 triệu người tới Mỹ, Canada, Nhật Bản, các nước Tây và Tây Bắc Âu…Thêm vào đó sau năm 1980, một số khá đông sinh viên,thực tập sinh và lao động Việt Nam ở các nước XHCN Liên xô, Đông Âu cũ ở lại làm ăn. Đến nay,theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển (Hoà Kỳ khoảng 1,3 triệu người; Pháp, Ôt-xtrây-lia mỗi nước khoảng 250 nghìn; Canada 200 nghìn; Cămpuchia Thái Lan, Đức, Nga mỗi nước khoảng 100 nghìn người; Đài Loan 65 nghìn; Anh 35 nghìn;Séc 25 nghìn; Lào 18 nghìn; Trung Quốc, Ba Lan, Bỉ, Thuỷ Điện mỗi nước trên dưới 10 nghìn…) Phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hoà nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mỗi quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam.Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng ViẹtNam tại một số địa bàn mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia…
Như vậy có thể thấy những người Việt Nam đầu tư đặt nền móng cho quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài cách đây đã hàng trăm năm, trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử cho đến trước năm 1975 cộng đồng nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài không có nhiều biến động với số lượng ít ỏi vài trăm ngàn người Sau sự kiện lịch sử năm 1975 vì nhiều lý do cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài tăng lên nhanh chóng, nếu như trước năm
1975 chỉ có khoảng 200.000 người thì sau năm 1975 con số đã lên tới hơn 2 triệu người Cho tới nay cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đi vào ổn định, ngày càng gây được tiếng vang nơi xứ người và vẫn giữ được những đặc trưng, những nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt.
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LÀO)
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LÀO)
2.1 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người Việt Nam ở nước ngoài 2.1.1 Năng lực pháp luật
- Theo pháp luật Việt Nam
Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Cá nhân – con người là trung tâm của chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện với mục đích phục vụ con người, vì con người Trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự Đây là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” ( Khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2005) Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể. Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân bao gồm:
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế - xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của các nhân, như là một thực thể trong các quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hoá ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận, mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó Vì vậy, ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được quy định khác nhau.
Trong cùng hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng khác nhau ( năng lực pháp luật dân sự của công dân Cộng hoà Pháp khác với năng lực pháp luật dân sự của công dân vương quốc Anh…)
Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 14 BLDS quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…) Mọi cá nhân công dân điều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác Điều
16 BLDS quy định: “Nămg lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định” Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật Có hai dụnh bị hạn chế sau: + Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sựcụ thể Ví dụ: Người nước ngoài không có quyền sở hữu nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 125 Luật nhà ở.
+ Quyết định đơn hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Ví dụ: Toà án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian xác định.
Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng này - khả năng biến quyền khách quan thành quyền chủ quan của chủ thể riêng biệt Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực pháp luật dân sự nói chung Việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự không đồng nghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (kê biên tài sản, tịch thu tài sản…).
Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ nhân sự. Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luật dân sự cá nhân Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc và điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hoá trong BLDS năm 2005. Điều 15 BLDS quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân một cách vắn tắt, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS.
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định tại mục 2 – Chương III -Phần thứ nhất của BLDS và quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định ở phần thứ sáu của BLDS Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định về quyền nhân thân trong BLDS là xác nhận lại các quyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó ( quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín…) và các quyền nhân thân lần đầu tiên được ghi nhận ( các quyền đối với họ tên, thay đổi họ tên - Điều 26,27; Quyền xác định dân tộc- Điều 28; quyền khai sinh, khai tử - Điều
29, 30; quyền với hình ảnh - Điều 31; quyền bảo đảm về an toàn về tính mạng, sức khoẻ - Điều 32; quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể, nhận bộ phận cơ thể - Điều
33, 34, 35; quyền xác định lại giới tính - Điều 36; Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín - Điều 37; quyền bí mật đời tư - Điều 38…) Ngoài ra, bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS (Điều 9 BLDS).