Diễn biến sự việcVụ việc bắt đầu từ năm 2010, khi Công ty Cổ phần Vincom Retail phát hiện Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon sử dụng tên thương mại "Vincon" trùng với tên t
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2
1 Khái niệm về sở hữu trí tuệ 2
2 Luật về điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại 2
CHƯƠNG 2: TRANH CHẤP NHÃN HIỆU GIỮA VINCOM VÀ VINCON 3
Giới thiệu 3
1 Diễn biến sự việc 3
2 Nội dung vi phạm bản quyền 6
3 Căn cứ pháp lý của sự việc 8
3.1 Căn cứ pháp lý về quy định đặt tên doanh nghiệp trong vụ kiện giữa
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay Xã hội ngày càng phát triển các sản phẩm trí tuệ cũng ngày càng được phát triển và thể hiện được giá trị cũng như vai trò của nó Đặc biệt là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học có một vị thế quan trọng trong việc góp phần tạo dựng nên những giá trị to lớn trong xuyên suốt quá trình phát triển và hình thành của lịch sử xã hội loài người Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm lớn tới việc đảm bảo quyền lợi của người sáng tạo ra các sản phẩm ấy - một vấn đề được quan tâm xuyên suốt trong lĩnh vực SHTT Thích nghi với xu hướng của thời đại, pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận sự bảo hộ đối với loại tài sản đặc biệt này thông qua Văn bản hợp nhất (VBHN) Luật SHTT.
Trang 3CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ1 Khái niệm về sở hữu trí tuệ
Trí tuệ được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, là năng lực riêng có của con người Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ như là tác phẩm văn học, sáng tác âm nhạc, các phát minh, sáng chế, phần mềm công nghệ… Sở hữu trí tuệ được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ như trên của tổ chức, cá nhân Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân với tài sản trí tuệ.
2 Luật về điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại
Điều 76 Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Điều 77 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Điều 78 Khả năng phân biệt của tên thương mại
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; 2 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3 Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Trang 4CHƯƠNG 2: TRANH CHẤP NHÃN HIỆU GIỮA VINCOM VÀ VINCONGiới thiệu
Vincom: Công ty Vincom Retail được thành lập ban đầu vào ngày 11/04/2012
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Trước đó, Tập đoàn Vingroup bắt đầu phát triển các trung tâm thương mại (TTTM) thương hiệu “Vincom” từ năm 2004 Đây là Công ty con của Tập đoàn Vingroup Ngay từ khi thành lập, Công ty được định hướng là đơn vị phát triển và vận hành hệ thống trung tâm thương mại mang thương hiệu Vincom của Tập đoàn Hiện nay, Vincom Retail sở hữu bốn dòng sản phẩm là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza và Vincom+.
Vincon: Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon được thành
lập vào năm 2007, có tên ban đầu là Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính BDL Đến tháng 9/2007, công ty này đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon, có cùng loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và cũng có trụ sở chính tại Hà Nội Vincon chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thi công các công trình xây dựng.
1 Diễn biến sự việc
Vụ việc bắt đầu từ năm 2010, khi Công ty Cổ phần Vincom Retail phát hiện Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon sử dụng tên thương mại "Vincon" trùng với tên thương mại "Vincom" mà Vincom Retail đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Vincom cho rằng, tên doanh nghiệp của Vincon tương tự với Vincom đã gây ra sự nhầm lẫn nhãn hiệu và tên thương mại đối với công chúng Vincom và Vincon khác nhau duy nhất ở hai chữ "n" và "m" và đọc tương tự nhau dễ gây hiểu lầm cho công chúng Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vincom cho hay, đỉnh điểm là sự việc “bắt quả tang Phó tổng giám đốc Vincon đánh bạc ngay trong phòng họp” cũng khiến dư luận hiểu lầm thành Phó tổng giám đốc của Vincom Vincom đã phải chịu những thiệt hại khá nghiêm trọng về uy tín thương hiệu từ sự nhầm lẫn nêu trên Vincom Retail đã có văn bản yêu cầu Vincon chấm dứt hành vi xâm
Trang 5phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng Vincon không chấp thuận Chính vì vậy dẫn đến vụ kiện giữa hai công ty cổ phần Vincom và Vincon.
Ngày 23/11/2010, văn phòng luật sư Trần Vũ Hải đại diện cho Công ty cổ phần
Vincom đã tiến hành thủ tục để kiện Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon lên Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Những cơ sở pháp lý và tài liệu, chứng cứ cơ bản để VINCOM yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với VINCON bao gồm:
Về thời điểm và địa điểm thành lập doanh nghiệp: VINCOM có trụ sở chính tại Hà Nội, giấy chứng nhận ĐKKD số 0103001016 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 3/5/2002 Trong khi đó, VINCON được thành lập sau 5 năm (vào ngày 5/6/2007, tên ban đầu là Công ty CP Đầu tư tài chính BDL; đến tháng 9/2007 đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Bất động sản Vincon), có cùng loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và cũng có trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội, nhưng lại đặt tên thương mại/doanh nghiệp là VINCON tương tự gây nhầm lẫn với VINCOM, và hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh giống nhau, đặc biệt là kinh doanh "bất động sản" và hoạt động "đầu tư tài chính"
Về thời điểm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: VINCOM đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với tên "VINCOM và hình" từ ngày 26/1/2005 tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) -Bộ Khoa học và Công nghệ Nhãn hiệu VINCOM đã được đăng ký bảo hộ độc lập hoặc cùng với các yếu tố khác theo 7 văn bằng bảo hộ được cấp bởi Cục SHTT Tất cả các văn bằng này đều bảo hộ cho các dịch vụ "bất động sản" thuộc nhóm 36 Nhãn hiệu VINCOM đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam Thêm nữa, nhãn hiệu VINCOM còn được đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid dưới số 975445 và đã được chấp nhận bảo hộ tại 20 nước EU và Singapore, Nga; đồng thời sẽ được bảo hộ tại Trung Quốc và Belarus Nhãn hiệu VINCOM cũng đã được đăng ký ở Hong Kong và sắp tới là ở Thái Lan.
Trang 6Trong khi đó, nhãn hiệu VINCON mới chỉ được nộp một đơn duy nhất tại Cục SHTT vào ngày 10/2/2010 và cũng đã bị VINCOM nộp đơn phản đối vào tháng 8/2010 Khả năng nhãn hiệu này được cấp Văn bằng bảo hộ là rất thấp.
Ngày 9/12/2010, Bô | Khoa học và Công nghê | có kết luận về vụ việc, đồng thời
ban hành Quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đối với Công ty Vincon Theo đó, Vincon phải chịu mức xử phạt hành chính là 14 triệu đồng và bị yêu cầu loại b} yếu tố vi phạm “Vincon” trên biển hiê |u, giấy tờ giao dịch, phương tiê |n kinh doanh, phương tiê |n quảng cáo và trên tên Công ty, tên chi nhánh của Công ty tại Đà N~ng và Thừa Thiên Huế.
Ngày 13/12/2010,Viện Khoa học SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ) ra Bản
kết luận giám định (số NH228-10YC/KLGĐ) khẳng định: “Dấu hiê |u “VINCON” trên đối tượng giám định là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Nhãn hiê |u “VINCOM” đã được bảo hô | theo GCN ĐKNH số 103940 của Công ty Cổ phần VINCOM”.
Ngày 21/1/2011, Phòng Đăng ký kinh doanh số 2 - Sở KH & ĐT Hà Nội đã ra
Thông báo yêu cầu Vincon làm thủ tục đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày thông báo.
Sáng ngày 23/6/2011, Công ty Cổ phần đầu tư Tài chính và Bất động sản
Vincon đã tổ chức họp báo công bố về việc chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland Theo ông Bùi Đức Long, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vicoland, thương hiệu mới Vicoland đã được kiểm tra kỹ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, để tránh trùng lặp với các thương hiệu đã đăng ký cả ở trong và ngoài nước Bên cạnh việc đổi tên doanh nghiệp, Vicoland Group công bố logo mới và việc thay đổi tên miền của công ty này tại Trung tâm internet Việt Nam.
Ý kiến về việc đổi tên của Vicoland Group, ông Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Vincom hoan nghênh quyết định này của Vicoland “Có thể nói, đây là một quyết định đúng đắn, thể hiện tinh thần cầu thị, tôn trọng pháp luật của Vicoland Chúng tôi xin
Trang 7chúc cho Vicoland sẽ ngày một phát triển và trở thành một tập đoàn lớn mạnh”, ông Hiệp nói.
2 Nội dung vi phạm bản quyền
Trong vụ việc của Vincon và Vincom, nội dung vi phạm bản quyền được xác định là việc Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon (Vincon) sử dụng tên thương mại "Vincon" để kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản Vincom Retail cho rằng hành vi của Vincon đã xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với nhãn hiệu "Vincom"
Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu bao gồm quyền sử dụng, quyền chuyển giao quyền sử dụng, quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tên thương mại là dấu hiệu dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh mang nhãn hiệu đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt được chủ thể kinh doanh mang nhãn hiệu đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại VINCON của Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon có cấu tạo gồm 2 tiếng "Vin" và "Con" Trong đó, "Vin" là từ ngữ đã được sử dụng trong tên thương mại VINCOM của Công ty Cổ phần Vincom từ năm 2005.
Về mặt chủ thể vi phạm
Chủ thể vi phạm là Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon Theo kết luận của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), dấu hiệu "Vincon" là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu "Vincom" đã được bảo hộ cho các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản Do đó, việc Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon (là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân) sử dụng tên thương mại VINCON là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu VINCOM của Công ty Cổ phần Vincom.
Trang 8Về mặt khách thể vi phạm
Trong vụ việc này, Nhãn hiệu VINCOM của Công ty Cổ phần Vincom đã bị Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon xâm phạm quyền sở hữu.
Nhãn hiệu VINCOM đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với tên "VINCOM và hình" từ ngày 26/1/2005 tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ Nhãn hiệu này được bảo hộ cho các dịch vụ kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ,
Về mặt hành vi vi phạm
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, việc sử dụng tên thương mại tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Vincon đã sử dụng tên thương mại "Vincon" trùng với nhãn hiệu "Vincom" của Vincom Retail trong các hoạt động, giấy tờ giao dịch của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon (Vincon) trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Cụ thể, Vincon đã sử dụng tên thương mại "Vincon" để đặt tên cho công ty, tên website, tên bảng hiệu, của mình Ví dụ các tài liệu sử dụng chỉ dẫn "Vincon":
Tên công ty, tên chi nhánh: Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon, Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon tại Đà N~ng và Huế.
Biển hiệu: Biển hiệu tại trụ sở chính, chi nhánh của Vincon Giấy tờ giao dịch: Hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, Phương tiện kinh doanh: Xe ô tô, biển quảng cáo,
Về mặt hậu quả vi phạm
Việc Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon sử dụng tên thương mại VINCON có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc, chủ sở hữu, tính chất, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ của hai doanh nghiệp, ví dụ như hiểu nhầm rằng Vincon là công ty con hoặc liên kết của Vincom Điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu của Vincom Bởi lẽ, hai doanh nghiệp này đều hoạt động trong
Trang 9cùng lĩnh vực bất động sản và có phạm vi hoạt động tương đối rộng Điều này có thể gây thiệt hại cho Vincom Retail, bao gồm:
Mất doanh thu: Khách hàng có thể nhầm lẫn và mua sản phẩm, dịch vụ của
Vincon thay vì sản phẩm, dịch vụ của Vincom Retail.
Giảm uy tín: Hành vi vi phạm của Vincon có thể làm giảm uy tín của Vincom
Retail trong mắt khách hàng.
Vụ việc của Vincon và Vincom đã tạo ra tiền lệ cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình Các doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng các dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ để tránh vi phạm pháp luật.
3 Căn cứ pháp lý của sự việc
3.1 Căn cứ pháp lý về quy định đặt tên doanh nghiệp trong vụ kiện giữaVincon và Vincom
NGHỊ ĐỊNH 88/2006
Điều 12 Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1 Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2 Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; ký hiệu "-" ; chữ "và";
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ
Trang 10cái tiếng Việt (A, B, C, ) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc "mới" ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ "miền Bắc", "miền Nam", "miền Trung", "miền Tây", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
→ Điều 12 Nghị định 88/2006 quy định trường hợp trùng tên là khi tên của
doanh nghiệp đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký Tên được coi gây nhầm lẫn khi tên tiếng Việt của doanh nghiệp đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
NGHỊ ĐỊNH 43/2010
Điều 14 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1 Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 16 Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
1 Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này không bắt buộc phải đăng ký đổi tên Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để