Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia quy định cụ thể như sau:- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử d
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
BÁO CÁO CUỐI HỌC KỲ I
MÔN: PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀNTRUYỀN THÔNG
Hà Nội - 2023
MỤC LỤC Giảng viên hướng dẫn : TS Lê Vũ Điệp
Sinh viên thực hiện : Lê Quỳnh Anh - TTQT49B11532 Nguyễn Thị Thu Hà - TTQT49B11623 Trịnh Kim Ngân - TTQT49B11787 Trương Đặng Thái An - TTQT49B11508 Nguyễn Yến Nhi - TTQT49B11815 Lăng Đình Lâm - TTQT49A51694
Trang 2II Lý do chọn rượu Vodka Grey Goose 8
III Quy định hiện hành về quảng cáo rượu 8
IV Khó khăn khi truyền thông rượu Vodka Grey Goose tại Việt Nam 10
V Giải pháp truyền thông rượu Vodka Grey Goose 15
VI Bài học chung cho những người làm truyền thông sản phẩm rượu 19
Câu 2: Nêu ví dụ và phân tích các tình huống cụ thể liên quan đến đạo đức của người làm báo chí truyền thông? 20
I Case 1: Đạo đức nghề báo trong thời kì tin giả dịch Covid-19 20
II Case 2: Nhà báo tống tiền doanh nghiệp (70.000 USD) 24
III Bài học nâng cao đạo đức người làm báo chí truyền thông 29
MỤC LỤC THAM KHẢO 34
Trang 3BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC truyền thông rượu Vodka Grey Goose tại Việt Nam, bài học nâng cao đạo thông rượu Vodka Grey Goose câu 1,
Hoàn thành tốt
công việc
Trang 4khăn khi truyền thông rượu Vodka Grey Goose tại Việt Nam - Làm slide phần phần khó khăn khi truyền thông rượu Vodka Grey Goose
Hoàn thành tốt
công việc
Trang 5tại Việt Nam 5 Nguyễn Yến Nhi TTQT49B11815 - Làm nội dung
Trang 6ĐỀ BÀI
Câu 1: Giả định bạn là trưởng phòng truyền thông Marketing tại một doanh
nghiệp Doanh nghiệp của bạn kinh doanh 1 sản phẩm nằm trong danh mục cấm không được quảng cáo (theo quy định của Luật Quảng cáo tại Việt Nam) Phân tích sự ảnh hưởng của luật pháp tới kế hoạch truyền thông cho sản phẩm này
Câu 2: Hãy nêu ví dụ và phân tích tình huống cụ thể liên quan đến đạo đức của
người làm báo chí truyền thông?
Trang 71.1 Công ty TNHH đầu tư Nga Hoàng
Công ty TNHH & Đầu tư Nga Hoàng chuyên cung cấp các dòng sản phẩm như rượu, bia, quà tết,
Địa chỉ:
Miền Bắc: Số 93 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Miền Nam: Số 62 Nguyễn Cư Trinh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
1.2 Rượu Vodka Grey Goose
Rượu Vodka Grey Goose được sản xuất từ vùng Cognac Pháp, được làm 100% từ lúa mì vụ đông tại Picardy, Pháp Quá trình chưng cất qua 5 công đoạn và được sự giám sát chặt chẽ sau đó được kết hợp với nguồn nước suối tinh khiết của vùng Champagne nổi tiếng của Pháp để tạo ra dòng rượu Vodka số 1 của thế giới Rượu Vodka Grey Goose là một loại rượu mạnh được sản xuất và tiêu thụ phổ biến trên khắp thế giới Với đặc trưng là rượu có độ cồn cao, vị đậm đà và được sử dụng trong nhiều món cocktail nổi tiếng, Vodka Grey Goose đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và giải trí của nhiều quốc gia.
Trang 8II Lý do chọn rượu Vodka Grey Goose
Tại Việt Nam, Vodka Grey Goose – một loại đồ uống mang trong mình hương vị đặc trưng, đã trở thành một biểu tượng của thú vui Và người Việt, không chỉ tận hưởng mà còn tạo nên những hương vị riêng, độc đáo từ loại rượu này Với sự kết hợp tinh tế giữa nguyên liệu tự nhiên và phương pháp chưng cất cổ điển, những chai Vodka Grey Goose mang đến hương vị mượt mà, êm dịu nhưng không kém phần mạnh mẽ Bên cạnh đó Vodka Grey Goose còn có thể coi là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong các gia đình người Việt vào các dịp lễ Tết hay những cuộc gặp mặt quan trọng
Tuy nhiên, Việt Nam xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành khiến nhà nước siết chặt hơn hoạt động quảng bá sản phẩm rượu Phương thức quảng cáo rượu Vodka nói chung và Vodka Grey Goose nói riêng cũng cần có lối đi riêng để phù hợp với quy định của pháp luật
Những yếu tố trên là lí do chúng em lựa chọn thương hiệu rượu Vodka Grey Goose để nghiên cứu sâu hơn về mặt hàng này
III Quy định hiện hành về quảng cáo rượu
Theo quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, quảng cáo rượu, bia có nồng độ cồn dưới 5,5 độ phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn
Trang 9lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia quy định cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây:
Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.
Quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Quảng cáo trên phương tiện giao thông.
Quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo trên phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật.
Trang 10Quảng cáo không có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên sau đây:
Quảng cáo trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao Quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.
Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động quảng cáo rượu, bia có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều này.
IV Khó khăn khi truyền thông rượu Vodka Grey Goose tại Việt Nam
Khái niệm về quảng cáo: Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định về khái niệm quảng cáo cụ thể như sau: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Căn cứ tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo cụ thể như sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật - Thuốc lá.
Trang 11- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo - Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
Như vậy, căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 thì rượu Vodka Grey Goose (có nồng độ cồn 40%) sẽ bị cấm quảng cáo
Các sản phẩm rượu Vodka Grey Goose có nồng độ cồn trên 15% không được phép quảng cáo rộng rãi, chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được Đây là quy định của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Những yếu tố trên trở thành một trong những vấn đề gây cản trở hoạt động marketing cho sản phẩm đặc biệt này Các hình thức quảng cáo sản phẩm rượu Vodka chỉ dừng lại ở quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường, showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG
Luật cấm quảng cáo rượu ở Việt Nam có thể hạn chế hoặc cấm việc quảng cáo rượu Vodka Grey Goose trực tiếp trên các phương tiện truyền thông như TV, radio, báo chí, và các nền tảng trực tuyến Đồng thời luật cũng có thể thể yêu cầu các
Trang 12quảng cáo rượu phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về nội dung, không được khuyến khích uống quá mức hoặc liên quan đến hành vi không an toàn Với hạn chế về quảng cáo, rượu Vodka Grey Goose có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là trong việc thu hút nhóm đối tượng trẻ.
Truyền thông rượu luôn là một thử thách đối với các nhà sản xuất Rượu là một mặt hàng xa xỉ, tuy bị đánh thuế cao nhưng lợi nhuận lại rất lớn Là mặt hàng bị nhà nước hạn chế quảng cáo dưới mọi hình thức, song các nhà sản xuất vẫn luôn tìm cách “lách luật” để tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam Trong siêu thị, rượu cũng là gian hàng được bố trí, trưng bày sao cho đẹp mắt nhất, sang trọng nhất để thu hút người tiêu dùng Đây cũng là chiến lược cơ bản và chủ chốt để quảng bá sản phẩm của tất cả các nhãn rượu tại Việt Nam.
Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc điều hành công ty Luật TNHH Inteco) lưu ý các nhà truyền thông dù áp dụng hình thức nào cũng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo rượu Trong đó, một lỗi sai mà các nhà quảng cáo thường mắc phải là đặt các cảnh báo phòng, chống tác hại của rượu quá nhỏ, khiến khán giả khó tiếp cận và nhìn thấy.
“Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 24/2020/NĐ-CP, quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và bia phải có một trong các nội dung cảnh báo: “uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông”, “uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi”, “người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia” Quảng cáo rượu, bia trên báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, đài phát thanh có hình, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác có hình ảnh, sản phẩm quảng cáo rượu, bia ghi hình phải thể hiện nội dung cảnh báo bằng chữ viết có màu tương phản với màu nền bảo đảm dễ nhìn, chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo Trường hợp quảng cáo rượu, bia trên truyền hình thì phải cảnh báo bằng chữ viết phải thể hiện theo hết chiều ngang của màn hình” - luật sư Hà Huy Phong cho biết.
Trang 13Như vậy, quảng cáo rượu Vodka Grey Goose phải bao gồm các nội dung cảnh báo: “uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông”, “uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi”, “người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia” Và nội dung này chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo, được thể hiện bằng chữ dễ nhìn, có màu tương phản với màu nền hình ảnh.
Tác hại của rượu Vodka Grey Goose đối với các vấn đề xã hội như an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế là không phải bàn cãi Tuy vậy, để thực sự kiểm soát lại không hề đơn giản Nhất là với thời bùng nổ của các gian hàng thương mại điện tử, bày bán, quảng cáo trên các nền tảng truyền thông số Một số chính sách đã được đưa ra đối với một số nền tảng truyền thông số như Youtube, Facebook, Tiktok,
Đối với Youtube: Bởi luật quy định nền tảng quảng cáo phải được áp dụng công
nghệ chặn lọc, kiểm soát độ tuổi để hạn chế người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận thông tin, đơn vị nhận quảng cáo cần hết sức lưu ý khi thực hiện quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến Trước khi thực hiện quảng cáo, đơn vị nhận quảng cần đảm bảo có thể áp dụng những biện pháp hạn chế người dưới 18 tuổi truy cập Hiện tại, YouTube là nền tảng đã áp dụng chính sách giới hạn độ tuổi người xem.
Đối với Tiktok: Trong chính sách hàng hóa và các hoạt động thương mại về kiểm
soát có đưa ra một số chính sách đối với các nội dung đăng tải có liên quan tới sản phẩm rượu Chính sách không cho phép:
Hiển thị hoặc cổ xúy việc trẻ em sở hữu hoặc tiêu thụ rượu, các sản phẩm thuốc lá, ma túy hoặc các chất bị kiểm soát khác.
Hiển thị hoặc cổ xúy việc người lớn sử dụng ma túy hoặc các chất bị kiểm soát khác cho mục đích giải trí.
Trang 14Hiển thị việc lạm dụng các đồ gia dụng phổ biến hoặc các sản phẩm không kê đơn với mục đích hướng thần, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, hạt nhục đậu khấu, hộp oxit nitơ và keo hít.
Cung cấp hướng dẫn về cách pha chế rượu tự chế, ma túy hoặc các chất bị kiểm soát khác.
Tạo điều kiện cho việc mua bán rượu, sản phẩm thuốc lá, ma túy hoặc các chất bị kiểm soát khác.
Bên cạnh đó, Tiktok cũng có chính sách giới hạn độ tuổi (18 tuổi trở lên) và hạn chế sự xuất hiện của các nội dung đăng tải đối với nhóm người lớn lạm dụng đồ uống có cồn.
Đối với Facebook:
Quảng cáo rượu không được phép:
- Bao gồm nội dung nhằm hấp dẫn bất kỳ ai trẻ hơn nhóm tuổi đã nhắm mục tiêu được cho phép hoặc mặt khác được liên kết với văn hóa thanh niên (ví dụ: ám chỉ rằng sử dụng rượu là sang trọng hoặc là hành vi được chấp nhận cho những người không đủ tuổi).
- Sai sự thật hoặc lừa dối về rượu, việc sử dụng, ảnh hưởng hoặc đặc tính của rượu - Mô tả mọi người đang uống hoặc khuyến khích mọi người uống rượu nhanh, quá giới hạn hoặc vô trách nhiệm.
- Mô tả hoặc nhắm mục tiêu vào phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Mô tả hoặc quảng cáo sự say rượu hoặc các tác động gây say hoặc kích thích của rượu.
- Mô tả tiêu cực việc kiêng rượu hoặc giảm sử dụng rượu - Mô tả tích cực sức mạnh của đồ uống có cồn.
Trang 15- Mô tả rượu có lợi cho sức khỏe, nêu các lợi ích về mặt y học hoặc trị liệu, giúp giảm căng thẳng, làm nhẹ các vấn đề cá nhân hoặc vấn đề chung, góp phần vào hoặc là dấu hiệu của sự trưởng thành hoặc có các lợi ích khác.
- Mô tả sử dụng rượu là nguyên nhân hoặc yếu tố góp phần vào việc đạt được thành công cá nhân, trí tuệ, kinh doanh, xã hội, thể thao, cơ thể, tình dục hoặc thành công khác.
- Liên kết việc vận hành bất kỳ phương tiện nào hoặc tham gia bất kỳ môn thể thao nào hoặc hoạt động nguy hiểm tiềm ẩn là diễn ra trong khi hoặc sau khi sử dụng rượu.
- Liên kết hành vi bạo lực, nguy hiểm hoặc vô văn hóa với việc sử dụng rượu Những quy định quảng cáo nghiêm ngặt trên đã trở thành thách thức và khó khăn lớn trong quá trình truyền thông, quảng cáo rượu Vodka Grey Goose Điều đó đòi hỏi người làm marketing phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra những giải pháp hiệu quả để tăng doanh số
V Giải pháp truyền thông rượu Vodka Grey Goose
Theo Khoản 3 Điều 7 Luật quảng cáo năm 2018 quy định: Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên bị cấm quảng cáo Theo quy định các hành vi sau đây bị cấm:
- Hành vi quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm rượu trái quy định của pháp luật - Hành vi tài trợ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, các
hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu.
- Hành vi dùng sản phẩm rượu làm giải thưởng cho các cuộc thi, trừ các cuộc thi về sản phẩm rượu.
Trang 16Những yếu tố trên trở thành một trong những vấn đề gây cản trở hoạt động marketing cho việc quảng cáo rượu Vodka Grey Goose
Tuy bị cấm quảng cáo công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng các loại rượu mạnh và rượu Vodka Grey Goose nói riêng vẫn luôn có cách xuất hiện trên các kênh truyền thông mà không hề vi phạm luật
Ví dụ: Tại trận chung kết AFF Cup 2008, trong niềm vui vỡ òa của cả khán giả và cầu thủ trên sân, ai cũng dán mắt vào màn hình để theo dõi phút giây đăng quang của tuyển Việt Nam Và trong khoảnh khắc quý báu đó, nghi lễ khui rượu là không thể thiếu
Sau đây là một số giải pháp truyền thông có thể áp dụng cho rượu Vodka Grey Goose không vi phạm luật pháp quảng cáo hiện hành:
Trưng bày sản phẩm ở những sự kiện lớn, có nhiều người tham dự:
Rượu Vodka Grey Goose có thể xuất hiện tại các sự kiện khai trương, khánh thành lễ kỷ niệm, trình diễn thời trang, giải đấu thể thao với tư cách là một thức đồng chủ đạo nhằm tăng tính trang trọng và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân và sự kiện Vì luật không đề cập đến các hoạt động này, nên chỉ cần nhiếp ảnh gia có kỹ xảo là có thể chụp được những hình ảnh hiệu quả có tiền cảnh là chai rượu, ly rượu hoặc nhãn hiệu nằm ở góc bức hình để gây ấn tượng mạnh với người đọc…
Tổ chức sự kiện và tài trợ mạnh tay:
Rượu Vodka Grey Goose hoàn toàn có thể trở thành nhà tài trợ chính cho nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật mà không hề bị nhà chức trách “sờ gáy” như: hòa nhạc cổ điển, trình diễn thời trang… Tiêu biểu nhất là giải golf nơi tập trung rất nhiều khách hàng thân thiết và tiềm năng của các nhãn rượu Không một giải golf nào mà không có một nhãn rượu, bên cạnh đó, các nhãn rượu cũng không quên điều phối
Trang 17lực lượng nhân viên tiếp thị rất hấp dẫn, nhằm gây ấn tượng mạnh nhất với khách hàng, phần lớn là các quý ông.
Một sự kiện nữa mà rượu có thể đường đường chính chính xuất hiện được công chúng, đó là tổ chức các giải thưởng về rượu Nhà nước không cấp phép cho các cuộc thi uống rượu nhưng nếm rượu thì hoàn toàn có thể Nhân sự kiện những chuyên gia pha chế nổi tiếng thế giới ghé thăm, các nhãn rượu có thể vô tư khuyếch trương thành những cuộc thi nếm rượu và pha chế rượu nghiệp dư Phần thưởng chỉ là cái cớ, quan trọng nhất vẫn là thu hút thêm nhiều khách hàng và quảng cáo tự nguyện đến những đối tượng thích uống rượu và cả những đối tượng thích thể hiện đẳng cấp bằng rượu.
Truyền thông trên một số tờ báo giấy:
Mặc dù các hình ảnh về rượu xuất hiện rất ít trên truyền thông và bị hạn chế, nhưng việc PR trên báo giấy vẫn là một cách xuất hiện rất hiệu quả đối với rượu Vodka Tuy báo chí hiểu rất rõ những điều luật liên quan đến quảng cáo nhưng cũng khó để từ chối khách hàng “thân thiết” bậc nhất như các nhãn hiệu rượu Vì thế, thời gian qua, một số tạp chí đã bị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phạt rất nặng, thậm chí đình bản vì đăng bài PR cho các nhãn hiệu rượu Nhưng nếu khéo léo, bài PR vẫn có thể được đăng nếu tuân thủ đúng “công thức” sau:
Không viết trực tiếp nhãn hiệu rượu mà chỉ đưa tên gốc rượu thay cho nhãn hiệu như: cognac, whisky, brandy, vodka…
Trong trường hợp sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh trong cùng một bài viết, khổ chữ tiếng Anh nên nhỏ bằng 3/2 khổ chữ tiếng Việt Đối với quảng cáo, quy định này là bắt buộc chứ không được uyển chuyển như trong bài PR.
Không quảng cáo lợi ích của sản phẩm rượu, chỉ được quảng cáo về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng và những lưu ý về sản phẩm.