Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tàiViệc nắm rõ yếu tố bản quyền nhãn hiệu là một phần quan trọng của chiến lược quản lý thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.. Tro
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI
TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ BẢN QUYỀNTRUYỀN THÔNG
Đề tài: Case study vi phạm bản quyền giữa ASANZO và ASANO
Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Vũ Điệp
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài 1
1 2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1
1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1 4 Phương pháp nghiên cứu 2
3.4 Bài học dành cho doanh nghiệp và người làm truyền thông, Marketing 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Việc nắm rõ yếu tố bản quyền nhãn hiệu là một phần quan trọng của chiến lược quản lý thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu, tính cấp thiết của đề tài này không chỉ nằm trong việc giữ vững uy tín thương hiệu mà còn ở khía cạnh ngăn chặn các hành vi làm giả mạo và đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh.
Quá trình phân tích vi phạm bản quyền nhãn hiệu giữa hai thương hiệu ASANO và ASANZO mang lại góc nhìn chuyên sâu về Luật Sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của bản quyền nhãn hiệu Đầu tiên, đề tài này giúp chúng em hiểu được quyền lợi sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu - biểu tượng đặc trưng cho giá trị và danh tiếng của doanh nghiệp Thứ hai, thông qua quá trình phân tích, chúng em có thể biết thêm nhiều cách để duy trì và củng cố uy tín thương hiệu, giữ cho người tiêu dùng và đối tác tin tưởng vào chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ.
1 2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Tập trung vào việc nghiên cứu và nắm rõ những thách thức và cơ hội mà bản quyền nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp Nghiên cứu này nhằm mục đích đặt ra các biện pháp bảo vệ hiệu quả hơn, từ việc giữ vững quyền sở hữu trí tuệ đến việc duy trì và phát triển uy tín thương hiệu Chúng em sẽ phân tích cụ thể về ảnh hưởng của vi phạm nhãn hiệu đến 02 thương hiệu ASANO và ASANZO và định rõ những hậu quả khiến cho việc này trở nên cấp thiết trong môi trường kinh doanh toàn cầu Mục tiêu cuối cùng là mang lại những hướng dẫn cụ thể và thực tiễn để doanh nghiệp có thể ứng phó và bảo vệ nhãn hiệu của mình hiệu quả trong bối cảnh ngày nay.
1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vụ việc vi phạm bản quyền nhãn hiệu “ASANO” và “ASANZO”.
Trang 4- Phạm vi nghiên cứu: Giữa 02 công ty Công ty TNHH TM và sản xuất Đông Phương (gọi tắt là công ty Đ) và Công ty TNHH Đầu tư Phương Nguyên Asanzo và Công ty TNHH Đầu tư thương mại Việt Tài (gọi tắt là công ty A)
1 4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, khái quát, thống nhất logic, hệ thống hóa.
Trang 5PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm về nhãn hiệu
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khái niệm nhãn hiệu cụ thể như sau: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Một vài loại nhãn hiệu cụ thể được quy định như sau:
- Nhãn hiệu tập thể: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết
đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.
2.2 Các trường hợp vi phạm nhãn hiệu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005, các hành vi xâm phạmquyềnđốivớinhãnhiệubaogồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc
Trang 6danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Hiện nay, vi phạm nhãn hiệu thường gặp phổ biến nhất có thể kể đến là “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”.
Trang 7PHẦN 3: PHÂN TÍCH CASE STUDY
3.1 Diễn biến vụ án
Nguyên đơn: CôngtyTNHHTMvàsảnxuấtĐôngPhương(gọitắtlàcôngtyĐ)Bị đơn: CôngtyTNHHĐầutưPhươngNguyênAsanzovàCôngtyTNHHĐầutư
Nguyên đơn là Công ty TNHH Thương mại và sản xuất và sản xuất Đ,
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo GCNĐKNH số
107919 được cấp ngày 25/08/2008) cho các hàng hóa Nhóm 07 (Máygiặt;máyxay
sinhtốchạyđiệnsửdụngtronggiađình;máyéptráicâychạyđiệnsửdụng trong
giađình); Nhóm 09 (Tivi;lònướng,bếpga,đầuđọcđĩaDVD;loa;amply); Nhóm11 (Tủ lạnh; điều hòa không khí; nồi cơm điện; lò vi sóng (thiết bị nấu ăn); lò
Năm 2015, Công ty Đ phát hiện trên thị trường có Công ty Cổ phần Điện tử
A Việt Nam sử dụng nhãn hiệu để gắn vào các hàng hóa và dịch vụ Công ty A Việt Nam như tivi, máy lạnh, máy xay sinh tố và nhiều hàng hóa gia dụng khác với kiểu dáng, mẫu mã nhãn hiệu giống với nhãn hiệu mà Công ty Đ đã được đăng ký bảo hộ.
Ngày 13/7/2015, Công ty Đ đã yêu cầu cơ quan thừa phát lại tiến hành lập vi bằng hành vi của Công ty A Việt Nam đã bày bán các sản phẩm của Công ty A Việt Nam như tivi led loại 32 inch, 40 inch, 23 inch.
Ngày 10/8/2015, Công ty Đ đã gửi hồ sơ cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ để giám định và đến ngày 18/8/2015, Công ty Đ nhận được kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ khẳng định dấu hiệu ASANZO là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ASANO.
Sau đó, Công ty Đ gửi văn bản yêu cầu xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty A Việt Nam tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân, Hải Quan, Quản lý thị trường … nhưng khi ấy vẫn không nhận được sự phản hồi giải quyết nào từ các cơ quan trên.
Trang 83.2 Nội dung vụ việc
Các hàng hóa, phương tiện quảng cáo mà Công ty A Việt Nam vi phạm quyền đối với nhãn hiệu, bao gồm:
Dấu hiệu gắn trên giao diện trang web có địa chỉ: http://asanzo.com.vn là yếu tố xâm phạm quyền (Điều 11 Nghị định 105/2006 sửa
đổi) đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
Dấu hiệu gắn trên sản phẩm tivi là yếu tố xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
Dấu hiệu gắn trên sản phẩm nồi cơm điện là yếu tố xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
Dấu hiệu gắn trên sản phẩm nồi áp suất là yếu tố xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
Dấu hiệu gắn trên sản phẩm bình đun siêu tốc là yếu tố xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
Trang 9Dấu hiệu gắn trên biển hiệu (Công ty A Việt Nam và các chi
nhánh) là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
Dấu hiệu gắn trên xe tải (Công ty A Việt Nam) là yếu tố xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ.
Bị đơn Công ty A Việt Nam trình bày Công ty A Việt Nam không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Công ty Đ do:
Việc sử dụng nhãn hiệu của Công ty A Việt Nam là hoàn toàn độc lập và có những khác biệt về cấu tạo, màu sắc, ấn tượng thị giác thính giác giữa hai nhãn hiệu.
Việc sử dụng nhãn hiệu của Công ty A Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp bởi Công ty A Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu này theo GCNĐKNH số 221067 của Cục S cấp ngày 07/3/2014, có hiệu lực đến ngày 09/11/2022 cho các nhóm sản phẩm dịch thuộc nhóm 7, 8, 9,11, 20, 21 và 35.
Do đó, Công ty A Việt Nam sử dụng nhãn hiệu là có cơ sở pháp lý và hoàn toàn không xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Đ Đồng thời, Công ty A Việt Nam có đơn yêu cầu phản tố là do việc khởi kiện không có căn cứ của Công ty Đ đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và vị thế của Công ty A Việt Nam trên thị trường, làm lung lay niềm tin của khách hàng mà còn làm cho Công ty A Việt Nam phải tiêu tốn thời gian công sức và chi phí Công ty Đ có văn bản gửi đến các đại lý kinh doanh của Công ty A Việt Nam nhằm thông báo rộng rãi vụ việc cũng như yêu cầu các đại lý cung cấp số liệu kinh doanh nội bộ liên quan đến Công ty A Việt Nam, việc làm này đã làm cho các đại lý, nhân viên của Công ty A Việt Nam hoang mang, lo lắng ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc Mặt khác, Công
Trang 10ty Đ yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 221067 của Cục S cấp ngày 07/3/2014 cho Công ty A Việt Nam là hoàn toàn vô lý; Nên Công ty A Việt Nam yêu cầu Công ty Đ phải xin lỗi, cải chính công khai và buộc Công ty Đ phải bồi thường thiệt hại với số tiền 300.000.000 đồng.
Vì vậy, Công ty Đông Phương đã gửi khởi kiện vụ việc ra tòa án, yêu cầu Công ty Asanzo phải bồi thường thiệt hại số tiền tạm tính là 500 triệu đồng, xin lỗi cải chính công khai và xóa bỏ toàn bộ hàng hóa đang dán nhãn hiệu.
Trong khi đó, Công ty Asanzo cho biết, năm 2014, Công ty đã đăng ký nhãn hiệu Asanzo tại Cục Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực đến năm 2022 Công ty cũng có đơn phản tố cho rằng, việc khởi kiện đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Công ty Asanzo yêu cầu Công ty Đông Phương số tiền bồi thường thiệt hại là 300 triệu đồng.
Điểm a khoản 1 - Điều 37 - Tòaánnhândâncấptỉnhcóthẩmquyềngiải
quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:Tranhchấpvềdânsự,hônnhân vàgiađình,kinhdoanh,thươngmại,laođộngquyđịnhtạicácĐiều26,28, 30 và 32củaBộluậtnày,trừnhữngtranhchấpthuộcthẩmquyềngiảiquyếtcủa Tòa án nhândâncấphuyệnquyđịnhtạikhoản1vàkhoản4Điều35củaBộluậtnày;
Điểm a khoản 3 Điều 38 - Tòa kinh tếTòaánnhândâncấptỉnhcóthẩm
quyền: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩmquyềncủaTòaánnhândâncấptỉnhquyđịnhtạiĐiều37
Trang 11Điểm a khoản 1 Điều 39 - Thẩm quyền giải quyết vụ ándânsựcủaTòaán
theo lãnh thổđượcxácđịnhnhưsau:Tòaánnơibịđơncưtrú,làmviệc,nếubịđơn làcánhânhoặcnơibịđơncó trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự,hônnhânvàgiađình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều26,28,30và32củaBộ luậtnàycủaBộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 6 - Quyền sở hữu công nghiệpđượcxáclập
như sau: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế,kiểudángcôngnghiệp,thiết kếbốtrí,nhãnhiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhànướccóthẩmquyềntheothủtụcđăngkýquyđịnhtạiLuật
từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy địnhtạikhoản2Điềunày;
Điều 90 - Trongtrườnghợpcónhiềuđơncủanhiềungườikhácnhauđăng
ký cùngmộtsángchếthìthìvănbằngbảohộchỉcóthểđượccấpchođơnhợplệcó ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ; trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đápứngcácđiềukiệnđểđượccấpvănbằngbảohộvàcùngcóngày ưu tiên hoặc ngày nộpđơnsớmnhấtthìvănbằngbảohộchỉcóthểđượccấpchomộtđơnduy
Trang 12nhấttrongsốcácđơnđótheosựthỏathuậncủatấtcảnhữngngườinộpđơn; nếu khôngthoảthuậnđượcthìtấtcảcácđơnđềubịtừchốicấpvănbằngbảohộ;
Điều 92 - Văn bằng bảo hộghinhậnchủsởhữusángchế,cácvấnđềliên
quan đến địa lý Văn bằng bảo hộ là các loại giấy tờ như: Bằng độc quyền sáng chế,Giấychứngnhậnđăngkýnhãnhiệu, ;
Điều 93 - Quyđịnhvềhiệulựccủavănbằngbảohộ;
Điều 130 - Quyđịnhvềcáchànhvicạnhtranhkhônglànhmạnh;Điều 198 - Quyđịnhvềquyềntựbảovệ;
Điều 202 - Nguyên đơn chứng minh bằng cácgiấytờvàvănbảncầnthiết
như: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyềnliênquan,vănbằngbảohộ.Đồngthờiphảicungcấpbằngchứng,chứngcứ;
Điều 203 - Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sởhữutrítuệ
củaLuật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Căn cứ Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án.
3.4 Bài học dành cho doanh nghiệp và người làm truyền thông,Marketing
Tôn trọng bản quyền là một nguyên tắc quan trọng trong kinh doanh Bản quyền là quyền sở hữu trí tuệ của tác giả đối với các tác phẩm sáng tạo của họ Việc vi phạm bản quyền là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết đầy đủ về bản quyền và cần có đội ngũ nhân viên có chuyên môn về bản quyền để tư vấn và hỗ trợ trong quá trình kinh
Trang 13doanh Để tránh vi phạm bản quyền, các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật về bản quyền.
Các doanh nghiệp cần có sự đầu tư nghiêm túc cho hoạt động sáng tạo Thay vì sử dụng các nội dung vi phạm bản quyền, các doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc cho hoạt động sáng tạo của mình Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những nội dung độc đáo và thu hút khách hàng.
Các doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt Để khẳng định quyền đối với nhãn hiệu của mình trong thiết kế logo ban đầu Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp nếu có.
Dưới đây là một số biện pháp cụ thể mà các doanh nghiệp có thể ápdụng để tránh vi phạm bản quyền:
1 Tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về bản quyền.
2 Trước khi sử dụng bất kỳ nội dung nào, hãy kiểm tra xem nội dung đó có được cấp phép sử dụng hay không.
3 Nếu nội dung không được cấp phép, hãy liên hệ với chủ sở hữu bản quyền để xin phép sử dụng.
4 Tạo ra nội dung của riêng mình.
Trang 14DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Thuvienphapluat.vn, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 số 92/2015/QH13, THƯ
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thu-tuc-to-tung/bo-luat-to-tung-dan-su-20 15-296861.aspx (Accessed: 02 November 2023).
2 Thuvienphapluat.vn, Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 Mức thu miễn giảm thu nộp quản lý sử dụng án phí lệ phí tòa án, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thue-phi-le-phi/nghi-quyet-326-2016-ubt vqh14-muc-thu-mien-giam-thu-nop-quan-ly-su-dung-an-phi-le-phi-toa-an-33 7085.aspx (Accessed: 02 November 2023).
3 Thuvienphapluat.vn, Nghị định 105/2006/NĐ-CP Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quản lý Nhà nước-HướngdẫnLuậtSởhữutrítuệ, THƯ VIỆN PHÁP
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/so-huu-tri-tue/nghi-dinh-105-2006-nd-cp-bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-quan-ly-nha-nuoc-huong-dan-luat-so-huu-tri-tu e-14289.aspx (Accessed: 02 November 2023).
4 BảnánvềtranhchấpquyềnSởhữutrí tuệ số 01/2019/KDTM-PT Available at:
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-tranh-chap-quyen-so-huu -tri-tue-so-012019kdtmpt-84292 (Accessed: 02 November 2023).
5 Thuvienphapluat.vn, Văn bản hợp nhất07/VBHN-VPQH2019LuậtSởhữu trí tuệ năm 2005, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Van-ban-hop-nhat-07-VB HN-VPQH-2019-Luat-So-huu-tri-tue-nam-2005-424231.aspx (Accessed: 02 November 2023).
6 Asano: Vì sao đăng ký bảo hộ mà vẫn trùng nhãn hiệu? Pháp luật &