1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại đầu tư hoàng long

61 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long
Tác giả Tạ Thu Phương
Người hướng dẫn Đặng Hoàng Tùng
Trường học Trường Đại học Dân lập Phương Đông
Chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 5,89 MB

Nội dung

Nếu các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tài sản của doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng vì sau mỗi chu kỳ kinh doanh tài sản ban đầu lại được bổ sung bằng một phần lợi nhuận thu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu chuyên đề 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động 4

1.1.2 Phân loại vốn lưu động 5

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 9

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả VLĐ 10

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.3 Các nhân tổ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dựng vốn lưu động của doanh nghiệp .14 1.3.1 Các nhân tố khách quan 15

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HOÀNG LONG 19

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 19

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 19

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 20

2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây 22

Trang 3

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Thương Mại

Đầu Tư Hoàng Long 25

2.2.1 Thực trạng tình hình vốn lưu động của công ty 25

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty 27

2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long 42

2.3.1 Kết quả đạt được 42

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 42

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HOÀNG LONG 45

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long đến năm 2025 45

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long 46

3.2.1 Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 46

3.2.2 Tăng cường công tác đôn đốc và thu hồi nợ 49

3.2.3 Quản lý tiền mặt hợp lý 50

3.2.4 Tăng cường công tác bán hàng nhằm giảm lượng hàng tồn kho 51

3.2.5 Mở rộng thị trường tiêu thụ 53

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 4

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

PTKH

TNDN

Phải thu khách hàngThu nhập doanh nghiệp

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại

Đầu Tư Hoàng Long giai đoạn 2020-2022 23

Bảng 2.2 Tình hình vốn lưu động và tài sản của công ty 25

Bảng 2.3: Cơ cấu VLĐ 26

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 34

Bảng 2.5 Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giai đoạn 2020-2022 39

Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu 40

Bảng 2.7 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 41

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh Trong mọi loại hình doanh nghiệp, tài sảnphản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh Trong quản lý tàichính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý tài sản, sự ảnh hưởng qua lại của các hìnhthái khác nhau của tài sản và hiệu quả tài chính Nói cách khác, tài sản cần được xemxét và quản lý trong trạng thái vận động và mục tiêu hiệu quả của vốn có ý nghĩa quantrọng nhất tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời

Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp vàbiến đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh Nếu các doanh nghiệp hoạt động có hiệuquả, tài sản của doanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng vì sau mỗi chu kỳ kinhdoanh tài sản ban đầu lại được bổ sung bằng một phần lợi nhuận thu được, phần bổsung này phụ thuộc vào mức độ sinh lời trong kinh doanh và các chính sách phát triểncủa doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải quan tâm đến sử dụng tài sảnmột cách có hiệu quả nhất Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Thương MạiĐầu Tư Hoàng Long, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các côchú, anh chị trong phòng Tài chính kế toán tại Công ty, em đã được làm quen với thực

tế công việc cũng như các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh trong Công ty

Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài sản nói chung vốn lưu động nói riêng đối với

doanh nghiệp, em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn chuyên đề với đề tài: “Giải pháp

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu

Tư Hoàng Long”

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Phân tích thực trạng quản trị VLĐ của Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư

Hoàng Long

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Cổ

Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích VLĐ nói riêng hay tài chính nói chung bao gồm một hệthống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng cácmối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính hayVLĐ, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính sửdụng VLĐ của doanh nghiệp

Trong phạm vi bài viết, em sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỉ lệ.Phương pháp so sánh:

“Là phương pháp sử dụng các báo cáo tài chính để so sánh giữa số thực hiện kỳnày với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi của VLĐ, đánh giá sự tăngtrưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh giữa số thựchiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp, so sánh giữa số liệucủa doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành của các doanh nghiệp khác nhằmđánh giá tình hình quản lý sử dụng VLĐ tốt hay xấu, được hay chưa được.”

Phương pháp phân tích tỷ số tài chính

“Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất Một tỷ số là mốiquan hệ tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản Phươngpháp phân tích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chínhtrong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ là sự biến đổi các đại lượng tài chính

Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức,

để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệcủa doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.”

5 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:

Trang 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HOÀNG LONG.

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HOÀNG LONG.

Do trình độ lý luận và kiến thức còn hạn chế, mặt khác thời gian tìm hiểu vàthực tập có hạn, nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy kính mong được sự giúp đỡ các thầy cô đóng góp ý kiến bổ sung để bài luận văncủa em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cùng tập thể các bác, cô chú,anh chị trong công ty đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề

Trang 9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động

Trong các doanh nghiệp người ta thường chia vốn lưu động thành hai loại vốnlưu động sản xuất và vốn lưu động lưu thông Vốn lưu động trong sản xuất bao gồmcác nguyên liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quátrình dự trữ sản xuất hoặc chế biến Còn vốn lưu động lưu thông bao gồm các sảnphẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại tiền mặt, các khoản chi phí chờ kết chuyển,chi phí trả trước trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động sản xuất và vốnlưu động lưu thông luôn vận động thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục

1.1.1.2 Đặc điểm

Đặc điểm của vốn lưu động là vận động không ngừng, luôn thay đổi hình tháibiểu hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịchtoàn bộ một lần vào giá trị hàng hoá khi kết thúc một vòng tiần hoàn sau mỗi chu kỳsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, tức làthời gian để vốn lưu động từ giai đoạn khởi đầu qua các giai đoạn khác nhau, đến giai

Trang 10

đoạn cuối rồi trở lại với hình thái ban đầu, phản ánh từ tình hình sử dụng vốn lưu độngcủa doanh nghiệp Trong thực tế sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn lưu độngkhông phải diễn ra một cách tuần tự mà các giai đoạn vận động được đan xen vàonhau Vì vậy, tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động của doanh nghiệp đồng thờitồn tại dưới cả hai hình thái hiện vật và giá trị Ở doanh nghiệp thương mại vốn lưuđộng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản và giữ vai trò quan trong tronng việcđảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị giánđoạn.

1.1.1.3 Vai trò

VLĐ rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp bởi đó là những tài sản được sử dụng trong cho hoạt động hàng ngày và chi trảcho các chi phí phát sinh

VLĐ được phân bố đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằm đảm bảo choquá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định

VLĐ là những tài sản có thời gian sử dụng dưới một năm nên có khả năng luânchuyển và thu hồi vốn nhanh hơn TSCĐ, đảm bảo lượng vốn hoạt động cho các chu kỳkinh doanh kế tiếp của doanh nghiệp

VLĐ cũng là yếu tố giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định về hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp Lượng tiền bị tồn đọng trong hàng tồn kho hoặc lượng tiền màkhách hàng còn đang nợ của doanh nghiệp cho dù đó vẫn là các tài sản thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp Vì vậy nếu một doanh nghiệp không hoạt động ở mức hiệu quảcao nhất định (Ví dụ: thu hồi nợ chậm) thì điều này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng sự giatăng trong VLĐ Có thể nhận thấy điều này rõ ràng hơn nếu so sánh VLĐ của doanhnghiệp qua từng thời kỳ việc thu hồi nợ chậm có thể là dấu hiệu cho thấy những nguy

cơ tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp

VLĐ thường được so sánh với nợ ngắn hạn để xác định khả năng thanh toánngắn hạn và VLĐ ròng của doanh nghiệp từ đó hoạch định các chính sách tín dụng,chính sách đầu tư và quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Sử dụng vốn lưu động hiệu quả cần phân loại vốn lưu động theo những tiêuthức khác nhau Có một số cách phân loại như sau:

Trang 11

Căn cứ vào phạm vi sử dụng: Gồm VLĐ dùng cho hoạt động kinh doanh chính,Vốn lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ, Vốn lưu động sử dụng trongcông tác quản lý doanh nghiệp, Vốn lưu động sử dụng trong công tác phúc lợi.Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của VLĐ: Tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoảnphải thu, hàng tồn kho, VLĐ khác.

Sau đây ta đi xem xét cụ thể 2 cách phân loại trên:

Căn cứ vào phạm vi sử dụng

Vốn lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh chính

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn lưu động sử dụng trong hoạt động kinhdoanh chính chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, vật liệubao bì đóng gói,

- Nguyên vật liệu chính: gồm giá trị của những loại nguyên vật liệu khi thamgia vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm

-Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nóchỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, có thể kết hợp với vật liệu chínhlàm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dạng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện choquá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầucông nghiệp, kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động

- Nhiên liệu: Thực chất là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấpnhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sảnphẩm diễn ra bình thường

- Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư sản phẩm dùng để thay thế sửa chữamáy móc, thiết bị, phương tiện vật tư công cụ, dụng cụ sản xuất,

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là những vật liệu và thiết bị được sử dụngcho công việc xây dựng cơ bản

- Công cụ, dụng cụ lao động nhỏ là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sửdụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là tàisản cố định vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn Công cụ, dụng cụ laođộng sử dụng trong doanh nghiệp được phân thành hai loại:

+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ một lần (phân bổ 100%): đây là loại công cụ,dụng cụ khi xuất kho đem sử dụng, toàn bộ giá trị của chúng được phân bổ hết vào chi

Trang 12

phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Loại công cụ này được áp dụng với cácloại công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, chúngkhông ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinhdoanh.

+ Công cụ, dụng cụ được phân bổ nhiều lần: Là loại công cụ, dụng cụ lao động

có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài và hư hỏng có thể sửa chữa được

- Bao bì, vật liệu đóng gói là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụngtrong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng sản phẩm của doanhnghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất xâydựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp, chi phí trồng trọt dởdang, chi phí chăn nuôi dở dang, súc vật nhỏ và nuôi béo,

- Bán thành phẩm tự chế: Cũng là những sản phẩm dở dang nhưng khác ở chỗ

nó đã hoàn thành giai đoạn chế biến nhất định

Vốn lưu động sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ

Để linh hoạt trong sử dụng tài sản, trên thực tế hiện nay người ta dùng vốn lưuđộng để chi cho công tác sửa chữa Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sửa chữađược phân thành hai loại: Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn vốn lưu động.Ngoài ra vốn lưu động còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ như: hoạtđộng cung cấp dịch vụ, lao vụ,

Vốn lưu động sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp

Công tác quản lý doanh nghiệp bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lý hànhchính Vốn lưu động được sử dụng bao gồm:

- Vật liệu cho văn phòng, cho phương tiện vận tải

- Công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm: Giấy, bút, mực, bàn ghế,

- Khoản tạm ứng: hội nghị, tiếp khách, đào tạo cán bộ,

Vốn lưu động sử dụng trong công tác phúc lợi

Công tác phúc lợi, chủ yếu vốn lưu động dùng để đầu tư cho câu lạc bộ, côngtrình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, cho công nhân, nhân viên đi thăm quan,nghỉ mát, các hoạt động văn hóa nghệ,

Căn cứ theo đặc điểm chu chuyển vốn lưu động

Trang 13

Tiền: Là bộ phận vốn lưu động tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm:

- Tiền mặt tại quỹ: Là số tiền mà doanh nghiệp đang giữ tại quỹ của mình baogồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, các loại chứng từ, tín phiếu có giá trị như tiền,vàng bạc, kim khí quí, đá quí đang được giữ tại quỹ,

- Tiền gửi ngân hàng: Là số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi ngân hàng củadoanh nghiệp tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, công ty tài chính (nếu có) Baogồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,

- Tiền đang chuyển: Là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hay đã gửiqua đường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi củadoanh nghiệp sang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệpchưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng

Đầu tư ngắn hạn:

Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được thực hiện dưới hìnhthức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán (trái phiếu, cổphiếu, tín phiếu, ) có thời gian sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm

Các khoản phải thu:

Là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thu từ các đối tượngkhác: Phải thu thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ,

ký cược,

Trong các doanh nghiệp, việc mua bán chịu là thường xuyên xảy ra, đôi khi đểthực hiện các điều khoản trong họp đồng kinh tế doanh nghiệp phải trả trước mộtkhoản nào đó, từ đây nó hình thành nên các khoản thu của doanh nghiệp Khi cáckhách trả nợ của doanh nghiệp gặp thất bại, rủi ro trong kinh doanh là nguyên nhânlàm phát sinh các khoản nợ khó đòi Vì vậy, việc trính lập các khoản dự phòng là cầnthiết, nó sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhbình thường và tương đối ổn định Khoản chi dự phòng này là một bộ phận trongkhoản phải thu và là một phần vốn lưu động của doanh nghiệp

Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho ở doanh nghiệp phải là những tài sản hữu hình thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện lao vụ,dịch vụ, hàng hoá để gửi bán hoặc gửi đi bán trong kỳ kinh doanh Ở doanh nghiệp sản

Trang 14

xuất, hàng tồn kho thường bao gồm: nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụlao động, vật liệu bao bì đóng gói, thành phẩm, sản phẩm dở dang,

Nguyên liệu, vật liệu chính gồm: giá trị những loại nguyên vật liệu khi tham giavào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm

Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nókhông chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, nó làm tăng chất lượngcủa nguyên vật liệu chính của sản phẩm tạo ra

Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc qua quá trình chế biến do các bộphận sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đãxong, được kiểm nghiệm phù họp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho để bán.Sản phẩm dở dang: là những sản phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuấtchưa hoàn thành, chưa bàn giao mà phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sảnphẩm

Công cụ, dụng cụ lao động: là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụngtrong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là vốn lưuđộng vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn

Bao bì, vật liệu đóng gói: là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụngtrong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng với sản phẩm của doanh nghiệptrong quá trình sản xuất và tiêu thụ

Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho bao gồm hàng hóa và hàng gửibán

- Chi phí trả trước: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụngđến kết quả hoạt động của nhiều kỳ thanh toán, cho nên chưa thể tính vào chiphí sản xuất kinh doanh một kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán.Qua cách phân loại như trên ta thấy được tình hình vốn lưu động hiện có của

Trang 15

doanh nghiệp về hình thái yật chất cũng như đặc điểm của từng loại vốn lưu động, để

có thể đánh giá việc sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp có họp lý và hiệu quảkhông, từ đó phải tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm

Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là những lợi ích về mặt kinh tế và xãhội do một hoạt động nào đó mang lại hay nói cách khác hiệu quả gồm hai mặt: hiệuquả kinh doanh và hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là những lợi ích đạt được về mặt xã hội do một hoạt động nào

đó đem lại Ví dụ như hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại tạo nên đó là việcthoả mãn những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần cho xã hội, là sự góp phần cânđối cung cầu, ổn định giá cả và thì trường, là việc mở rông giao lưu kinh tế - văn hoágiữa các vùng hoặc các nước hoặc tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngườilao động

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng cácnguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả kinh doanhcao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác: hiệu quả kinh tế đó là sự so sánhgiữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào hoặc giữa kết quả với chi phí gắn liền với hoạtđộng kinh doanh nào đó

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả/Chi phí

Hoặc: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra/Yếu tố đầu vào

Cách đánh giá này được hầu hết các nhà kinh tế công nhận và được sử dụngrộng rãi trong thực tê Nó cho phép đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đồng thời còn so sánh được hiệu quả của các năm hoặc giữacác doanh nghiệp với nhau

Về mặt lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thuđược và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu đượccàng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao

Về mặt chất, việc đạt hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý đồngthời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế và đạt đượcnhững mục tiêu xã hội Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc nâng cao hiệu quả

Trang 16

sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó là điều kiệc cơ bản để doanh nghiệp

có thể tồn tại và phát triển

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả VLĐ

1.2.2.1 Căn cứ mục đích kinh doanh của doanh nghiêp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục đích là tối đahóa giá trị doanh nghiệp Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phảiđưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính ngắn và dài hạn Quản lý và sửdụng hiệu quả VLĐ là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn

và cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.1.2.2.2 Căn cứ vai trò quan trọng của von lưu động đối với doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường

Như ta đã biết, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn hoạt độngkinh doanh thì càn phải có vốn Vốn nói chung và VLĐ nói riêng là một phần quantrọng để cấu thành nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp và nó xuất hiện trong hầu hết cáckhâu của quá tình sản xuất kinh doanh: từ dự trữ, sản xuất đến lưu thông

Trong khâu dự trữ và sản xuất, VLĐ đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệpđược tiến hành liên tục, đảm bảo quy tình công nghệ, công đoạn sản xuất không bịgián đoạn Trong lưu thông, VLĐ đảm bảo dự trữ thành phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêuthụ sản phẩm được liên tục, nhịp nhàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Thờigian luân chuyển vốn ngắn, vòng quay VLĐ cao giúp VLĐ luân chuyển hiệu quả Vớivai trò quan trọng như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lư động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu

1.2.2.3 Căn cứ ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanhnghiệp Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề caotính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sựtồn tại của doanh nghiệp Việc sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệpnâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ cũng như khả năng thanh toán củadoanh nghiệp được đảm bảo Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp có đủ năng lực đểphục vụ cho hoạt động kinh doanh

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Trang 17

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung sử dụng VLĐ

Tốc độ chu chuyển vốn lưu động, được biểu hiện qua hai chỉ tiêu:

- Số vòng quay vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh vốn lưu động của doanh

nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt,

vì khi đó VLĐ của doanh nghiệp luân chuyển nhanh và ngược lại

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần / VLĐ BQ

Trong đó VLĐ BQ = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ) / 2

- Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động: là số ngày cần thiết để vốn lưu động quayđược một vòng Chỉ tiêu ngày càng thấp thì càng tốt và ngược lại

Số ngày 1 vòng quay VLĐ = Thời gian kỳ phân tích / Số vòng quay VLĐ

Thời gian kỳ phân tích thường được lấy là 360 ngày

Hai chỉ tiêu này thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp Với một số vốn lưu động nhất định trong kỳ, nếu doanh nghiệp tăng nhanhvòng quay thì quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng hoặc tốc độ tăng của tài sảnchậm hơn tốc độ tăng của doanh thu, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốnlưu động hiện có Như vậy trong một thời gian nhất định vốn lưu động quay đượccàng nhiều vòng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

Việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ởtốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm Vốn lưu động luân chuyểncàng nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản ngắn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

Mức tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ

Mức tiết kiệm là số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốnnên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm VLĐhoặc tăng với quy mô không đáng kể Công thức tính toán như sau:

V = tk

Trang 18

Trong đó:

V : Mức tiết kiệm VLĐ tk

K0: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo

K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

M1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền

Vòng quay tiền = Doanh thu thuần/Tiền và tương đương tiền bình quân

Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm Chỉ tiêu này lớn khi tiền vàtài sản tương đương tiền nhỏ hơn doanh thu và ngược lại

Tử số được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu thuần của hoạt động sản xuấtkinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác

Mẫu số chính là tổng giá trị của các khoản tiền mặt, tiền trong quỹ, tiền gửi tạingân hàng của doanh nghiệp và các tài sản tương đương tiền, tức là có khả năng tốttrong việc chuyển đổi thành tiền như chứng khoán thanh khoản cao, các giấy tờ cógiá

Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá khả năng hoạt động của loại tài sản cótính thanh khoản cao nhất trong các tài sản là tiền trong việc tạo ra doanh thu Nó chobiết nắm giữ mỗi một đồng "tiền và tài sản tương đương tiền" thì sẽ tạo được baonhiều đồng doanh thu thuần

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho

hiệu quả như thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanhnghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp

Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoảnmục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũngkhông tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầuthị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủcạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâusản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quayhàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầukhách hàng

Trang 19

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quânTrong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuốikỳ)/2

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng

hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = Thời gian kỳ phân tích / Số vòngquay hàng tồn kho

Thời gian kỳ phân tích thường được lấy là 360 ngày

Vòng quay hàng tồn kho càng lớn thể tình hình bán ra là tốt và hàng hóa hỏnghoặc kém phẩm chất là ít hoặc không có

Số ngày chu chuyển hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt đối với doanh nghiệp,

nó chứng tỏ sự luân chuyển hàng tồn kho là nhanh

Các chỉ tiêu trên đây tuy không phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng nhưng nó cũng là những công cụ mà người quản lý tài chính cần xem xét để điềuchỉnh việc sử dụng vốn lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất

1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thuthành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bìnhquân các khoản phải thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngược lại

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân

Trong đó các khoản phải thu bình quân = (khoản phải thu đầu kỳ + khoản phảithu cuối kỳ) / 2

Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu (Kỳ thu tiền bình quân): Phản ánhmột vòng quay của các khoản phải thu của khách hàng cần bao nhiêu ngày

Thời gian 1 vòng quay khoản phải thu = Thời gian kỳ phân tích / Số vòng

quay các khoản phải thu

Thời gian kỳ phân tích thường được lấy là 360 ngày

Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày, doanh nghiệp có thể thuhồi các khoản phải thu của mình Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu

Trang 20

tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại Kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiềutrường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu vàchính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng

1.3 Các nhân tổ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dựng vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hoá không ngừng và tồntại dưới nhiều hình thái khác nhau Trong quá trình vận động đó, vốn lưu động chịutác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động củadoanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố khách quan

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi lạmphát, chiến tranh Nần kinh tế lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm sút,dẫn tới sự gia tăng giá của các loại vật tư Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có biệnpháp quản lý kịp thời giá trị các loại tài sản đó thì sẽ làm giá trị vốn lưu động giảm sútdần theo tốc độ trượt giá của đồng tiền

+ Chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về hệ thống pháp luật, thuếlàm ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và tất yếu vốn lưu độngcũng bị ảnh hưởng

+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự ổn định về chính trị

+ Khó khăn do thiên nhiên gây ra như hoả hoạn, lũ lụt thiên tai

+ Sự ổn định của nền kinh tế qua các thời kỳ Nền kinh tế đất nước phát triển ởnhững mức độ khác nhau sẽ tác động đến tình hình kinh doanh thuận lợi cho hoạt độngsản xuất kinh doanh Ngược lại khi nền kinh tế bất ổn sẽ làm cho hoạt động của doanhnghiệp gặp khó khăn

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Xuất phát từ bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnlưu động cũng như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp Trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:

+ Lựa chọn dự án đầu tư: là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngvốn lưu động Nếu dự án lựa chọn khả thi, phù hợp với điều kiện của thị trường và khảnăng doanh nghiệp thì sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ mạnh, từ đó làm tăng vòng quayvốn lưu động và ngược lại nếu sự lựa chọn là không chính xác vốn lưu động sẽ bị ứ

Trang 21

đọng và không tạo ra hiệu quả

+ Trình độ quản lý: vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một thời điểmđược phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển từ khi mua sắm vật tư dự trữ đếngiai đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nếu công tác quản lý không chặt chẽ sẽ làmthất thoát vốn lưu động và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu vốn lưu động thiếuchính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh Nếu thừavốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thì lại không đảm cho quá trình sản xuất Điềunày sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp

+ Hình thức pháp lý: tùy từng loại hình doanh nghiệp sẽ có đặc trưng riêng, từ

đó sẽ tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng tới nănglực tài chính của doanh nghiệp Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có các loạihình doanh nghiệp chủ yếu sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần Công

ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế Mỗi doanh nghiệpkhi thành lập sẽ lựa chọn theo một hình thức pháp lý nhất định Mỗi loại hình doanhnghiệp đó có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanhnghiệp Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinhdoanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Và điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới tình hình tài chính củadoanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uytín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng, khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư, tínhphức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanhnghiệp

+ Lực lượng lao động và tổ chức lao động

Lực lượng lao động là một trong các nhân tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả sử dụng VLĐ của DN thông qua việc sử dụng lao động Lao động là mộttrong các yếu tố đầu vào quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọiquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lực lượng lao động có thể sáng tạo

ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việcnâng cao hiệu quả kinh doanh Cũng chính lực lượng lao động tác động trực tiếp đến

Trang 22

năng suất, chất lượng sản phẩm, sáng tạo ra sản phẩm mới với tính năng, kiểu dángphù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp.

Tổ chức lao động bao gồm: phân công và hiệp tác lao động, định mức lao động

và áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động bao gồmnăng suất lao động của cá nhân và năng suất lao động toàn doanh nghiệp Năng suấtlao động cá nhân là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số sốlượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó.Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường đượcbiểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động

+ Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, máy mócthiết bị tốt giúp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, giúp tăng hiệu quả sửdụng VLĐ

Ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngàycàng ngắn và tính chất ngày càng hiện đại Công nghệ ngày càng đóng vai trò to lớn,quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí kinh doanh Điềunày đòi hỏi DN phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợpvới trình độ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủđược công nghệ, làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Khi DN ứng dụng những tiến bộ mới sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giảmlãng phí, tiết kiệm thời gian lao động từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng VLĐ Ngược lạinếu DN áp dụng công nghệ lạc hậu sẽ làm tăng chi phí, lãng phí vật tư, dẫn đến giảmhiệu quả sử dụng VLĐ

+ Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Mặt hàng kinh doanh luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụngVLĐ thông qua việc bán hàng Việc lựa chọn đúng đắn mặt hàng kinh doanh có ýnghĩa to lớn đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp dược DN tung ra thịtrường sản phẩm phù hợp sẽ góp phần nâng cao doanh thu, từ đó làm tăng hiệu quả sửdụng VLĐ

Bên cạnh đó, những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như: mẫu

Trang 23

mã, bao bì, nhãn hiệu… trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trởthành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được Các đặc tính của sảnphẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gópphần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụngVLĐ của doanh nghiệp Nếu kinh doanh mặt hàng đúng nhu cầu thị trường, chấtlượng tốt, giả cả phù hợp, DN sẽ bán được nhiều hàng và là cơ sở nâng cao doanh thu,lợi nhuận, hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.

+ Nhân tố quản trị tài sản

Nhân tố quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN Quản trị tác động đến việc xác định hướng đi đúng đắn cho DNtrong môi trường kinh doanh ngày càng biến động, từ đó tác động gián tiếp đến hiệuquả sử dụng VLĐ thông qua các quyết định kinh doanh Chất lượng của chiến lượckinh doanh là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công, vì nếu DN có cácquyết sách đúng đắn sẽ giúp DN tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó làm tăng hiệu quả sửdụng VLĐ

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HOÀNG LONG

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HOÀNG LONGTên giao dịch: HOANG LONG TRADING INVESTMENT JOINT STOCKCOMPANY

Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần

Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã và nhiều về sốlượng của thị trường, Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long đã khôngngừng cải tiến công tác quản lý, đầu tư chất xám, mở rộng kinh doanh.v.v nhằm nângcao uy tín, đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu của thị trường

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

Chức năng

- Kinh doanh vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

- Kinh doanh các sản phẩm vải len như:

+ Vải nhung và vải bông,

+ Lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải đan trên máy Raschel và các máy tương tự, + Các loại vải bằng đan móc khác

- Kinh doanh các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi ngangkhông có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết dính,

Trang 25

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.

- Phát triển, mở rộng các giá trị mới của sản phẩm nhằm mang lại nhiều lợi ích

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy của Công ty

(Nguồn: Phỏng Tổ chức hành chính)

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý:

Giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty; chịu

sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị vàtrước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Trang 26

Phòng kế hoạch kinh doanh

Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tháng, quý, năm.Quản lý các Hợp đồng kinh tế (quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện, thanh lý Hợpđồng)

Nghiên cứu tình hình môi trường kinh doanh: các chính sách của Đảng, Nhànước, hệ thống pháp luật Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh Xác lập định hướngchiến lược phát triển toàn diện Công ty, các chính sách phát triển, các kế hoạch dàihạn

Xây dựng chiến lược Maketing, chính sách maketting phù hợp với từng giai đoạnphát triển, từng sản phẩm, từng dịch vụ Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu,chiến lược, chiến thuật nâng cao sức mạnh canh tranh của Công ty

Trang 27

và đột xuất Quản lý tiền: Thực hiện quản lý tài khoản Công ty và giao dịch Ngânhàng, thực hiện các thủ tục đặt cọc, thế chấp của Công ty….

Tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại Công ty, bao gồm: Thu thập, xử lýthông tin, chứng từ kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán theochuẩn mực và chế độ kế toán Tổ chức ghi sổ kế toán Lập báo cáo kế toán theo chế độquy định Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước Tổ chức bộ máy kếtoán Lập báo cáo kế toán tổng hợp của Công ty Lập báo cáo đột xuất theo yêu cầucủa lãnh đạo Công ty Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán

2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây

Ta sẽ xem xét các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giaiđoạn 2020-2022

Nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của Công ty đang giảm dần Năm 2020doanh thu bán hàng là 85.596 triệu đồng, thì đến năm 2021 giảm 9.157 triệu đồng,tương ứng tốc độ giảm 10,70% và năm 2022 giảm 7.171 triệu đồng, tốc độ giảm9,38%, do đó doanh thu chỉ còn 69.268 triệu đồng Như vậy công việc kinh doanh củaCông ty không tốt, dẫn đến doanh thu bán hàng giảm đều Nguyên nhân chủ yếu là doảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2021, 2022 nên doanh thu có giảm so vớinăm 2020

Trang 28

Bảng 2.1: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương

Mại Đầu Tư Hoàng Long giai đoạn 2020-2022

10 Lợi nhuận thuần từ

17 Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: BCTC của Công ty giai đoạn 2020-2022)

Trang 29

Doanh thu giảm, nhưng khoản giảm trừ doanh thu của Công ty vẫn còn lớn, năm

2020 là 2.707 triệu đồng, hai năm tiếp theo lần lượt là 2.562 triệu đồng và 1.166 triệuđồng Trong đó đều là hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán Điều này nói lên vấnđề: sản phẩm của Công ty chưa thực sự đáp ứng được tốt nhu cầu của khách hàng Cùng với sự giảm đi của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán của Công ty cũnggiảm theo, từ 72.425 triệu đồng năm 2020 xuống 62.793 triệu đồng năm 2022 Quaxem xét thì tốc độ giảm của giá vốn hàng bán năm 2021 thấp hơn doanh thu thuần,nhưng năm 2022 lại cao hơn, cụ thể năm 2021 giá vốn hàng bán giảm 4,49% (trongkhi doanh thu thuần giảm 10,87%), năm 2022 giá vốn hàng bán giảm 9,22% (trong khidoanh thu thuần giảm 7,82%), điều này cho thấy công tác kiểm soát giá vốn của Công

ty năm 2021 không tốt

Lợi nhuận gộp của Công ty cũng có xu hướng giảm Cụ thể năm 2021, lợi nhuậngộp giảm 5.760 triệu đồng, tốc độ giảm 55,05% (trong khi doanh thu thuần giảm10,87%), đến năm 2022 lợi nhuận gộp tăng 606 triệu đồng, tốc độ tăng 12,88% (trongkhi doanh thu thuần giảm 7,82%), đạt trị số 5.310 triệu đồng vào năm 2022

Các khoản doanh thu tài chính của Công ty không đáng kể, hàng năm chỉ daođộng ở mức vài triệu đồng Chi phí tài chính của Công ty lại rất lớn, chủ yếu là lãi vayvốn, có giảm qua các năm do vay nợ của Công ty tăng Doanh thu tài chính chủ yếu làlãi tiền gửi ngân hàng và chiết khấu thanh toán nhận được

Khoản chi phí bán hàng giảm mạnh qua các năm Nếu như năm 2020 là 5.342triệu đồng, thì năm 2021 giảm mạnh 81,81% và năm 2022 giảm tiếp tục 27,94%, chỉcòn 699 triệu đồng Điều này cũng dễ hiểu do quy mô doanh thu giảm, nên có thểCông ty cắt bớt các chi phí khâu bán hàng

Khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm cùng với sự giảm đi của doanhthu thuần Năm 2021 Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1.237 triệu đồng, tốc độ giảm21,29% (trong khi doanh thu thuần giảm 10,87%), năm 2022 Chi phí quản lý doanhnghiệp tiếp tục giảm 326 triệu đồng, tốc độ giảm 7,13% (trong khi doanh thu thuầngiảm 7,82%) Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm cũng một phần thể hiện Công ty cắtbớt các chi phí khâu quản lý do quy mô doanh thu giảm

Các khoản thu nhập khác và chi phí khác của Công ty biến động thất thường.Năm 2020 và 2021 thu nhập khác rất lớn, lần lượt là 1.568 triệu đồng và 1.642 triệu

Trang 30

đồng, nhưng năm 2022 chỉ là 9 triệu đồng Chi phí khác không đáng kể Sau khi tínhđến tác động của những khoản này và nộp thuế TNDN thì Công ty giữ lại được mộtkhoản lợi nhuận sau thuế thuế khá đáng kể, tuy nhiên đang giảm mạnh Cụ thể lợinhuận sau thuế năm 2020 là 213 triệu đồng, năm 2021 còn 117 triệu đồng, giảm 96triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 45,07% và đến năm 2022 thì lợi nhuận sau thuếgiảm còn 60 triệu đồng, mức giảm là 57 triệu đồng và tốc độ giảm là 48,72% Mức độgiảm của lợi nhuận sau thuế các năm đều lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần do

đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần giảm

Nhìn chung kết quả kinh doanh của Công ty là không tốt, các chỉ tiêu doanh thu,lợi nhuận đều giảm

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Hoàng Long

2.2.1 Thực trạng tình hình vốn lưu động của công ty

* Quy mô và kết cấu TS của công ty 3 năm gần đây

Nếu tài sản cố định phản ánh quy mô, trình độ trang bị máy móc kỹ thuật củamột đơn vị thì vốn lưu động phản ánh các yếu tố đảm bảo cho quá trình kinh doanhđược liên tục, đều đặn Sự biến động của vốn lưu động và sự tăng giảm các yếu tố cấuthành có thể cho ta thấy được tình trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị Sự biến độngcủa vốn lưu động của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2 Tình hình vốn lưu động và tài sản của công ty

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w